Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

I.BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TNDN THEO PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.78 KB, 14 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp là một bộ phận của pháp luật thuế nói
riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Tại Việt Nam, pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp được xuất phát từ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật để thể chế hóa và thực hiện các chính
sách này, qua đó thực hiện chức năng điều tiết với nền kinh tế, thu nhập và tiêu dùng
xã hội. Sau đây bài viết xin được đề cập sâu đến đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp.
B. NỘI DUNG
I. BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TNDN THEO
PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH
1. Quy định chung của pháp luật về đối tượng chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp
Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp có
nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật thuế. Mỗi loại thuế cố thể có đối tượng nộp
thuế khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng tính thuế. Thực tế hoạt động lập pháp cho
thấy việc xác định rõ đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đối xử,
yêu cầu gánh chịu thuế và điều hòa thu nhập, luồng vốn đầu tư trong đời sống kinh
tế, xã hội.
Xác định đối tượng nộp thuế cũng cần phân biệt với đối tượng chịu thuế, đối
tượng không nộp thuế.
Đối tượng chịu thuế là các tổ chức, cá nhân thực tế phải gánh chịu số tiền thuế.
Họ có thể chính là đối tượng nộp thuế hoặc không phải đối tượng nộp thuế. Đối
tượng thường không được nêu rõ trong văn bản pháp luật thuế nhưng lại có mối quan
tâm trong việc điều chỉnh thu nhập của các nhà lập pháp và các cơ quan thu.
1
Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thường được pháp luật quy định rất cụ
thể rõ rang từng trường hợp. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế là các tổ chức, cá
nhân có đủ điều kiện của đối tượng nộp loại thuế đó đống thời có các điều kiện khác
đi kèm. Chính những điều kiện khác này đã loại trừ nghĩa vụ nộp một loại thuế nhất
định. Ở Việt nam, việc xác định đối tượng không thuộc diện nộp một loại thuế


thường xuất phát từ chính sách khuyến khích,ưu đãi của nhà nước hoặc do cam kết
của Việt nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế.
Luật các nước không có sự đồng nhất trong việc xác định phạm vi đối tượng
nộp thuế. Chẳng hạn, Luật thuế thu nhập công ty của Thụy Điển quy định :” các
công ty, các chủ thể kinh doanh có vốn từ 50.000 Curon trở lên và có lao động làm
thuê thì được coi là đối tượng nộp thuế thu nhập công ty”. Còn bộ luật thuế thu nhập
của Thái lan quy định :” Đối tượng nộp thuế thu nhập công ty chỉ bao gồm các công
ty và các tổ chức hùn vốn có tư cách pháp nhân”. Pháp luật Mỹ, Nhật cũng quy định
chủ thể kinh doanh là các tổ chức kinh tế thì phải nộp thuế thu nhập công ty. Còn
Pháp luật Việt Nam quy định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại điều 2
Luật TTNDN 2008 là các chủ thể sau:
“1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau
đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường
trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp như sau:
2
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp
thuế doanh nghiệp đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu
thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập
chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế doanh

nghiệp đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này
không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh
doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc
toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận
tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt
Nam;
b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm
công hay một tổ chức, cá nhân khác;
d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết
hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký
kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc
giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.”
Theo đó, việc quy định đối tượng nộp thuế TNDN thường có sự phân biệt đối
tượng thường trú và đối tượng không thường trú. Đối tượng được coi là thường trú
có nghĩa vụ nộp thuế TNDN đối với các khoản thu nhập mà không phân biệt thu
3
nhập đó phát sinh ở nước sở tại hay nước ngoài. Còn đối tượng được coi là không
thường trú chỉ phải nộp thuế đối với khoản thu nhập phát sinh ở nước sở tại. Chẳng
hạn, trong pháp luật thuế của Thái Lan quy định: các công ty, tổ chức có tư cách
pháp nhân thành lập theo Luật Thái Lan nếu có thu nhập từ nguồn Thái Lan hay từ
nguồn nước ngoài đều phải kê khai và nôp thuế thu nhập cho chính phủ Thái Lan,
không phân biệt thu nhập đó được mang vào lãnh thổ Thái Lan hay để ở nước ngoài.
Tuy nhiên, căn cứ để xác định thế nào là thường trú và không thường trú ở
mỗi nước khác nhau. Ví dụ: ở các nước Mỹ, Nhật, Thái Lan… quy định đối tượng

thường trú là đối tượng được thành lập hay hợp nhất tại nước đó. Ở một số nước
khác như Malaysia, Singapore…căn cứ để xác định đối tượng là thường trú là vai trò
quản lý, điều hành của cơ sở đặt ở nước sở tại đối với toàn bộ hoạt động của đối
tượng nộp thuế.
Ở Việt Nam, các tổ chức kinh doanh được coi là đối tượng thường trú theo các
tiêu chuẩn: hoặc thành lập hoặc đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hoặc có cơ sở đặt
tại Việt Nam đóng vai trò thực tế điều hành hoạt động kinh doanh.
Như vậy so với Luật năm 2003, Luật Thuế TNDN năm 2008 đã có điểm
mới về đối tượng nộp thuế đó là : Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008
(Luật năm 2008) không quy định đối tượng nộp thuế là cá nhân. Vì trước đó, Quốc
hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó các cá nhân, hộ kinh doanh
đang nộp thuế TNDN được chuyển sang nộp thuế theo Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Do đó, đối tượng nộp thuế TNDN theo Luật năm 2008 chỉ bao gồm các tổ chức,
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
2. Quy định cụ thể của pháp luật hiện hành liên quan đến đối tượng nộp thuế
TNDN
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 3/6/2008
chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã đặt dấu ấn quan trọng trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm đáp
ứng đòi hỏi thực tiễn phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt
4
Nam. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 ra đời là đòi hỏi tất yếu nhằm
thống nhất các quy định giữa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp với Luật thuế thu
nhập cá nhân (cũng có hiệu lực từ ngày 01/01/2009) và Luật quản lí thuế. Bên
cạnh những điểm mới quan trọng đạt được, luật thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2008 còn bỏ ngỏ những nội dung cần thiết liên quan đến việc xác định đối
tượng chịu thuế và thu nhập chịu thuế của các đối tượng chịu thuế. Một trong
những trường hợp cụ thể có thể đề cập đến là trong hoạt động chào bán cổ phần
của công ty cổ phần:
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành xác định thu nhập chịu thuế ngoài

hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau: “Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập
từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập
từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất…” Theo khái niệm này có thể
hiểu chênh lệch do mua bán chứng khoán của doanh nghiệp dưới hai góc độ:
Thứ nhất, doanh nghiệp với tư cách là nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán,
thực hiện các hành vi mua bán chứng khoán và phát sinh thu nhập chịu thuế. Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa
làm rõ tư cách chủ thể của doanh nghiệp trong trường hợp này bằng những quy định
cụ thể. Quy định này gây không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi
pháp luật. Giả định, doanh nghiệp với tư cách là tổ chức đầu tư chứng khoán, khi
thực hiện các giao dịch thành công, họ đã phải trả khoản phí giao dịch cho công ti
chứng khoán không phụ thuộc vào việc có lãi hay thua lỗ khi mua bán chứng khoán.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định một trong những thu nhập thuộc diện chịu
thuế của doanh nghiệp là thu nhập từ chênh lệnh mua bán chứng khoán. Trên thực tế,
chênh lệch này có thể là chênh lệch âm hoặc chênh lệch dương, trong trường hợp
chênh lệch âm, căn cứ nào sẽ được xác định để tính thuế thu nhập doanh nghiệp cho
các doanh nghiệp trong trường hợp này?
Thứ hai, doanh nghiệp với tư cách là tổ chức phát hành thực hiện hành vi chào
bán chứng khoán, từ đó phát sinh thu nhập chịu thuế. Thu nhập này phát sinh do
5

×