Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.04 KB, 18 trang )

Bài t ậ
p họ
c k ỳLu ậ
t th ươ
ng m ạ
i 2 – Hoàn thi ệ
n quy địn h pháp
lu ậ
t v ềqu ả
ng cáo th ươ
ng m ạ
i
SEPTEMBER 3, 2012 BY LILYNNVIETNAM
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay thì quảng cáo thương mại là một trong những hoạt động
xúc tiến thương mại quan trọng để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhằm
quảng bá sản phảm của mình, tìm kiếm đối tác cũng như đạt doanh số bán hàng
cao. Quảng cáo không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần định
hướng cho người tiêu dùng. Thông qua quảng cáo các doanh nghiệp sẽ truyền tải
đến người tiêu dùng những hình ảnh, thông tin về sản phẩm mới,từ đó kích thích
thị hiếu dần dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Ngoài ra tạo điều kiện cho
người tiêu dùng tiếp cận với nhiều sản phẩm mới, cho người tiêu dùng có nhiều sự
chọn lựa kích thích mua sắm. Nước ta đã có một số văn bản pháp luật quy định về
quảng cáo thương mại, tạo cơ sở pháp lý để hoạt động quảng cáo thương mại được
diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, qua quá trình thực tế áp dụng các quy định về
quảng cáo thương mại, nhận thấy các quy định này còn bộc lộ một số bất cập cần
phải được hoàn thiện. Nhận thức được điều này, em đã quyết định chọn đề tài:
“Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại” để hoàn thành bài luận của
mình.
Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô chỉ dẫn, góp ý thêm để bài viết của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


II/ NỘI DUNG.
1. 1.
Khái niệm “Quảng cáo thương mại”.
“Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với
khách hàng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình” (Điều 102 Luật
Thương Mại 2005)
Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tuyên truyền giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ, hay hoạt động của hãng kinh doanh về hàng hóa dịch vụ đó, nhằm tạo
sự hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm. Từ đó kích thích sức mua của người
tiêu dùng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, bán hàng và dịch vụ. Mục đích của hoạt
động quảng cáo là nhằm tăng cường sự nhận thức của người tiêu dùng về sản
phẩm, giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp, và đó cũng
là cách mà nhà sản xuất quảng bá sản phẩm. Với tác động của thông tin quảng cáo
tâm lí khách hàng dễ bị thay đổi và dễ trở thành nô lệ của hàng hóa vì sự tiêu dùng
được quảng cáo kích thích.


Trong hoạt động quảng cáo thương mại các nhà sản xuất thường sử dụng ngôn từ
phóng đại để kích thích thị hiếu của người tiêu dùng như: đệ nhất, tuyệt vời, tuyệt
hảo…cho các sản phẩm của mình. Nó tạo nên sự thay đổi nhanh chóng các nhu cầu
tiêu dùng, dẫn đến hình thành lối sống tiêu dùng.
2. Những quy định chung của pháp luật về quảng cáo thương mại
2.1 Chủ thể quảng cáo thương mại
Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với mục đích,
cách thức và mức độ khác nhau. Đó có thể là thương nhân (người quảng cáo),
thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho
thuê phương tiện quảng cáo.
* Người quảng cáo
Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về hoạt động kinh
doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình. Quảng cáo là hoạt động giới thiệu đến khách

hàng, người tiêu dùng về hàng hóa, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy
nhiên không phải ai cũng có quyền quảng cáo. Thương nhân việt Nam, Chi nhánh
của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam có
quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thuê
thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại
cho mình; Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện
hoạt động quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền,
Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện1.
Riêng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại tại
Việt Nam cần phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
Việt Nam thực hiện.
* Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động quảng cáo nhằm mục đích
sinh lời. Dịch vụ quảng cáo là một loại dịch vụ thương mại mà thương nhân được
khai thác để kinh doanh. Do đó thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo
thương mại phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung sản phẩm quảng
cáo của mình vi phạm các nội dung quảng cáo bị cấm tại Luật Thương mại và các
nội dung về sản phẩm quảng cáo được quy định tại Nghị định này; phải chấp hành
đúng các quy định về sử dụng phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật
hiện hành.


* Người phát hành quảng cáo
Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm quảng cáo đến
người tiêu dùng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, tổ chức quản lý mạng
thông tin máy tính, người tổ chức chương trình văn hoá, thể thao, hội chợ, triển
lãm và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác2.
* Người cho thuê phương tiện quảng cáo

Người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương
tiện quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương nhân hoặc
không phải là thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng cho mình và
thu phí từ việc cho thuê phương tiện quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2.2 Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại
Hàng hóa, dịch vụ là những đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hóa,
dịch vụ đang hoặc sẽ được thương nhân cung ứng trên thị trường. Đối tượng của
quảng cáo thương mại là hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh của thương
nhân, về nguyên tắc thương nhân được quyền quảng cáo đối với mọi hàng hóa,
dịch vụ được quyền kinh doanh. Tuy nhiên nhằm thực hiện chính sách xã hội, pháp
luật có quy định cấm hoặc hạn chế đối với một số hàng hóa, dịch vụ, do đó hàng
hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại phải không thuộc hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc
hạn chế kinh doanh.
Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ được
phép lưu thông và phải thuộc phạm vi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Đối
với hàng hóa chưa nhập khẩu hay chưa lưu thông trên thị trường cũng như đối với
hàng hóa, dịch vụ chưa được thực hiện trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam
mà muốn quảng cáo thì phải là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa
cấm kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.
Thương nhân quảng cáo hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi cây trồng phải tuân
thủ theo quy định của pháp luật có liên quan và không được khẳng định về tính an
toàn, tính không độc hại nhưng không có cơ sở khoa học, sử dụng tiếng nói, chữ
viết hoặc hành vi vi phạm quy trình và phương pháp sử dụng thuốc thú y, thuốc
bảo vệ thực vật. Các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị
trường đều phải được công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Bộ Y Tế (Cục an toàn vệ
sinh thực phẩm).
Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 12 tháng tuổi đến 24 tháng
tuổi phải tuân thủ các điều kiện quy định, quảng cáo trên báo hình mà chỉ có hình



ảnh không có lời nói thì nội dung “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự
phát triển toàn diện của trẻ nhỏ” phải được thể hiện rõ ràng bằng chữ với thời
lượng đủ để người xem có thể đọc được. Nếu quảng cáo dùng cả hình ảnh và lời
nói thì nội dung ” Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn
diện của trẻ nhỏ ” phải được thể hiện bằng chữ và được nói rõ ràng, mạch lạc để
người xem có thể đọc và nghe được. Quảng cáo trênbáo nói thì phải nói rõ, mạch
lạc: ” Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ
” để người nghe có thể nghe được. Quảng cáo trên báo in, báo điện tử, xuất bản
phẩm, bảng, biển hoặc trên các phương tiện quảng cáo khác phải thể hiện rõ nội
dung ” Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ
nhỏ ” để người xem có thể đọc được.
2.3 Sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại
* Sản phẩm quảng cáo
Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành
động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội
dung quảng cáo thương mại2. Sản phẩm quảng cáo là những thông tin bằng hình
ảnh, âm thanh, màu sắc…nhằm truyền tải đến khách hàng và người tiêu dùng
thông tin về hàng hóa, hoạt động kinh doanh của họ. Thông tin này phải bảo đảm
tính chính xác, trung thực, rõ ràng không gây thiệt hại cho người sản xuất kinh
doanh và người tiêu dùng. Tùy thuộc vào đặc tính của hàng hóa, đối tượng khách
hàng mà sản phẩm phải phù hợp với nếp sống của người Việt Nam.
Hình thức thể hiện của sản phẩm quảng cáo phải có tính thẩm mỹ không trái với
truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục, phải rõ ràng dễ hiểu và phải có dấu
hiệu phân biệt những thông tin quảng cáo với những thông tin không phải là quảng
cáo để không gây nhầm lẫn cho nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng 1. Sản
phẩm quảng cáo phải sử dụng tiếng việt trừ những từ ngữ đã được quốc tế hóa,
thương hiệu hoặc từ ngữ không thay thế được bằng tiếng việt; Quảng cáo thông
qua sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt
Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc

thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Nghiêm cấm việc sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai
điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo
giao thông để quảng cáo; về nguyên tắc thương nhân không so sánh hàng hóa của
mình với hàng hóa của thương nhân khác trừ trường hợp so sánh hàng hóa của
mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo
thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về
việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh2.
* Phương tiện quảng cáo


Phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các
sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những
phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như:
- Báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử);
- Mạng thông tin máy tính;
- Xuất bản phẩm (sách, tờ gấp, tờ rời và các sản phẩm in, nhân bản, phim ảnh,
băng hình, đĩa hình, đĩa âm thanh, băng âm thanh);
- Các loại băng – rôn, bảng, biển, pa – nô, áp phích, màn hình đặt nơi công cộng;
- Vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước;
- Phương tiện giao thông, vật thể cố định và di động như biểu tượng, biển hiệu,
hàng hoá, mũ, áo, túi xách, các vật dụng khác;
- Chương trình văn hoá, thể thao, hội chợ triễn lãm;
- Các phương tiện truyền tin và phương tiện quảng cáo thương mại khác…
Nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, đảm bảo hài
hoà lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, của Nhà
nước, của công chúng, pháp luật quy định một số giới hạn về diện tích quảng cáo,
thời lượng chương trình quảng cáo, số lần quảng cáo…đòi hỏi chủ thể hoạt động
quảng cáo phải thực hiện (Điều 10, 11, 12, 13,14 Pháp lệnh quảng cáo).
2.4 Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép

Thẩm quyền
Bộ Văn hoá – Thông tin ( nay là bộ văn hóa, thể thao và du lịch) cấp giấy phép
thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, kênh, chương trình phát thanh,
kênh, chương trình truyền hình chuyên quảng cáo và đối với phụ trang, phụ bản
chuyên quảng cáo. Sở Văn hoá – Thông tin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên
bảng, biển, pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể
trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác.


Ngoài các chủ thể trên cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng, thương mại, giao
thông, quy hoạch đô thị cũng có thẩm quyền cấp giấy phép liên quan đến hoạt
động quảng cáo.
Thủ tục
Trình tự thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo thương mại trên các phương
tiện quảng cáo được quy định cụ thể tại thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16
tháng 7 năm 2003 của bộ văn hóa thông tin (nay là bộ văn hóa, thể thao và du lịch)
hướng dẫn thực hiện nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của
chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo.
2.5 Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
Việc thuê dịch vụ quảng cáo thương mại phải được xác lập trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản, có tên gọi là hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại. Hợp đồng
dịch vụ quảng cáo thương mại là sự thỏa thuận giữa bên thuê quảng cáo và bên làm
dịch vụ quảng cáo thương mại nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ về quảng cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương
mại.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại tuân thủ nguyên tắc cơ bản của hợp đồng
cung ứng dịch vụ nói chung. Ngoài điều khoản về chủ thể của hợp đồng (tên, địa
chỉ, điện thoại, FAX, số tài khoản… của các bên), nội dung của hợp đồng dịch vụ
quảng cáo thương mại bao gồm các điều khoản thỏa thuận về sản phẩm quảng cáo
thương mại, phương thức, phương tiện quảng cáo thương mại; thời gian, phạm vi

quảng cáo; phí dịch vụ và các quyền, nghĩa vụ có liên quan của các bên…
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại được ký bằng văn bản hoặc hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương.
Tùy thuộc nội dung, phạm vi sử dụng dịch vụ, dịch vụ quảng cáo thương mại có
thể là hợp đồng dịch vụ trọn gói, có thể là hợp đồng phát hành quảng cáo hay hợp
đồng cho thuê phương tiện quảng cáo. Nếu sử dụng dịch vụ trọn gói, thương nhân
kinh doanh dịch vụ sẽ tham gia vào hoạt động quảng cáo ngay từ khâu sáng tạo ra
sản phẩm quảng cáo đến phát hành sản phẩm quảng cáo, sử dụng phương tiện
quảng cáo mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn cũng như các thủ tục pháp lý cần
thiết để giới thiệu, khuyech trương về hàng hóa dịch vụ kinh doanh trong khoảng
thời gian và không gian mà các bên giao ước. Tuy nhiên, để thực hiện hợp đồng
dịch vụ trọn gói, thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể phải kí kết một


hoặc một số hợp đồng với người khác để thực hiện một số công đoạn của hoạt
động quảng cáo như phát hành sản phẩm quảng cáo, thuê phương tiện quảng cáo…
Trường hợp thương nhân tự quảng cáo mà không thuê dịch vụ, hoạt động quảng
cáo có thể được tiến hành thông qua hợp đồng phát hành quảng cáo, hợp đồng thuê
phương tiện quảng cáo được kí kết giữa thương nhân quảng cáo với người phát
hành quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo.

2.6 Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
Quảng cáo là quyền tự do cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng mọi hình
thức, biện pháp để quảng bá sản phẩm của mình. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với doanh nghiệp, nó mang lại cơ hội cho thương nhân này nhưng cũng là
thách thức cho thương nhân khác. Do dó để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng thì sự cạnh canh giữa các thương nhân là điều không thể tránh khỏi. Giữa
hoạt động quảng cáo thương mại và hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là
ranh giới mỏng manh rất khó nhận biết. Vì thế để đảm bảo trật tự trong hoạt động
quảng cáo thương mại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu

dùng pháp luật quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thương
mại.
Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh
quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Đây là hoạt động rất nhạy cảm nó tác động trực
tiếp đến ý thức con người, vì vậy nội dung thông tin truyền tải phải chính xác, ràng
không chứa đựng những thông tin xấu không rõ ràng làm ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền
thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định
của pháp luật. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử lâu đời, văn hóa đa
dạng và đa dân tộc. Vì vậy nghiêm cấm mọi hoạt dộng quảng cáo ảnh hưởng đến
lợi ích chính trị của Nhà nước, quảng cáo có tính kỳ thị dân tộc tự do tính ngưỡng
tôn giáo. Tuyệt đối nghiêm cấm hành vi sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy,
Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam,
hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo làm ảnh hưởng đến hình ảnh sự nghiêm
trang của cơ quan Nhà nước.Quảng cáo có tính chất bạo lực, kinh dị, dùng từ ngữ
không lành mạnh đều bị coi là hành vi vi phạm.


Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh
hoặc cấm quảng cáo.
Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá
chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt
Nam tại thời điểm quảng cáo.Trong lĩnh vực y tế quy định nghiêm cấm quảng cáo
thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp
đăng ký hoặc hết hạn đăng ký, đã loại ra khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng;
thuốc đã được đăng ký nhưng bị đình chỉ lưu hành; các thiết bị dụng cụ y tế chưa
được phép sử dụng, dịch vụ y tế chưa được phép thực hiện tại Việt Nam.
Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá
nhân. Pháp luật nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo,

lợi dụng hình thức quảng cáo nhằm nói xấu, gây nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến
hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác.
Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công
dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời
hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ. Các thông tin về giá, số lượng, chất lượng…là
những thông tin có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng đối với sản
phẩm mà doanh nghiệp quảng cáo. Một khi các thông tin sai lệch thì sự lựa chọn
của khách hàng cũng không chính xác. Vì vậy pháp luật yêu cầu đối với các nhà
kinh doanh phải minh bạch và trung thực về những thông tin mà họ đưa ra cho
khách hàng.
Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng
cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để
quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.
3.1. Thực tiễn quảng cáo thương mại hiện nay
3.1.1 Thực trạng ngành quảng cáo


Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam khởi sắc từ đầu thập niên 90. Khi có nền kinh
tế thị trường tức là có cạnh tranh. Có cạnh tranh thì việc phải quảng cáo và tiếp thị
là điều bắt buộc.
Tổng chi phí cho quảng cáo tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm vừa qua
với tốc độ trên dưới 25% mỗi năm. Trong năm 2005, doanh số quảng cáo báo, đài
và tivi là khoảng 320 triệu USD (theo TNS Việt Nam). Nếu tính cả các loại quảng
cáo ngoài trời sẽ đạt trên dưới 400 triệu USD. Tổng chi phí cho ngành truyền thông
tiếp thị tại Việt Nam – bao gồm cả quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng,
tiếp thị trực tiếp,… hiện đã vượt con số 1 tỷ USD . Hơn 80% ngân sách quảng cáo

tại Việt Nam hiện nay đang được thực hiện bởi khoảng 50 công ty quảng cáo đa
quốc gia.
Doanh thu của thị trường quảng cáo Việt Nam năm năm 2005 khoản 5000 tỉ đồng
và được dự đoán sẽ tăng lên 24000 tỉ đồng trong 15 năm tới. Theo tính toán của
VAA, tốc độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo Việt Nam là khá cao, từ 2030%/năm. Sự hấp dẫn của thị trường dịch vụ quảng cáo Việt Nam đã thu hút ngày
càng nhiều các công ty quảng cáo nước ngoài vào Việt Nam, Trong khi đó số
lượng các công ty trong nước được thành lập mới cũng gia tăng không ngừng.
3.1.2 Thực trạng hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp Việt Nam
Ngành quảng cáo của doanh nghiệp trong nước còn có nhiều hạn chế, yếu kém là
do doanh nghiệp quảng cáo nặng tính tự phát; nguồn nhân lực cho ngành quảng
cáo còn yếu kém, bất cập; sự bất đồng về ngôn ngữ và tính hiệu quả trong quảng
cáo; doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào vốn của các doanh
nghiệp nước ngoài.
Doanh nghiệp còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ
Hầu hết các công tyquảng cáo Việt Nam đều được hình thành bắt đầu từ một phòng
thiết kế tạo mẫu nhỏ. Do vậy, những công ty quảng cáo Việt Nam thường chỉ tiếp
cận được các khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam, hoặc trở thành nhà cung ứng
dịch vụ quảng cáo cho các công ty liên doanh thông qua những mối quan hệ cá
nhân.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh
lâu dài, chủ yếu là khai thác cái có sẵn, chạy theo việc làm trước mắt mà chưa quan
tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nhân lực, thậm chí còn có
tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ.


Sự bất đồng về ngôn ngữ và hiệu quả trong quảng cáo
Quảng cáo làm người tiêu dùng cảm nhận được linh hồn được sản phẩm, đọc ra
được thông điệp mà nhãn hiệu đó muốn gửi gắm đến khách hàng. Nhưng thực tế ít
doanh nghiệp làm được điều đó. Họ quảng cáo, lăng xê sản phẩm của mình là đảm
bảo chất lượng, tiêu chuẩn, rồi nhiều công dụng… nhưng không hoàn toàn là như

vậy.
Sự nhầm lẫn về các khái niệm, thước đo về tính hiệu quả trong quảng cáo, tiếp thị
cũng dẫn đến tình trạng bất đồng trong ngôn ngữ kinh doanh. Không ít nhân viên
bán hàng vô tư nói với khách hàng quảng cáo của chúng tôi rất nhiều người đọc,
nhưng họ lại không trả lời được sản phẩm của họ phục vụ đối tượng độc giả chính
nào.
Hoạt động quảng cáo thiếu tính chuyên nghiệp
Có một bức tường vô hình mà các công ty quảng cáo Việt Nam khó vượt qua được
đó chính là cách nghĩ và cách làm theo kiểu dựa trên các quan hệ cá nhân, quy mô
nhỏ và hoàn toàn không theo các quy trình chuyên nghiệp. Ở hầu hết các công ty
quảng cáo của Việt Nam, dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng thường các nhân
viên thiết kế sẽ tìm trong thư viện ảnh lưu trữ một hình nào đó hay hay, có vẻ phù
hợp rồi gắn sản phẩm của khách hàng vào đấy.
Nguồn nhân lực quảng cáo còn nhiều thiếu và yếu
Nguồn nhân lực quảng cáo còn nhiều bất cập đó là yếu kém về trình độ chuyên
môn, trình độ quản lý trong ngành quảng cáo.
Hiện chỉ có một số rất ít công ty quảng cáo có được những chuyên viên quảng cáo
giỏi. Đa số họ là nhân viên cũ của những công ty, những tập đoàn quảng cáo đa
quốc gia, nay đã nghỉ việc và ra mở công ty riêng. Trong chừng mực nào đó, họ có
được những kỹ năng của một người làm quảng cáo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ
không thể bù đắp được vào lỗ hổng lớn mà các công ty quảng cáo của Việt Nam
luôn thiếu: Một “Hệ thống Quản lý” chuẩn mực với các qui trình làm quảng cáo
chuyên nghiệp.
Doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào doanh nghiệp nước
ngoài
Doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào doanh nghiệp quảng cáo
nước ngoài về vốn đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cùng
doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chỉ là sự đóng góp, cộng tác về nhà xưởng, đất
đai.



3.2. Tình trạng vi phạm quảng cáo hiện nay
Mặc dù theo quy định của pháp luật, việc thực hiện quảng cáo trên các phương tiện
này phải tuân thủ các điều kiện về quảng cáo và phải được cơ quan có thẩm quyền
cấp phép. Song thời gian qua, tình trạng lách luật, vi phạm pháp luật trong hoạt
động quảng cáo có chiều hướng gia tăng: quảng cáo vi phạm về an toàn mạng lưới
điện, rất nhiều quảng cáo không có giấy phép, quảng cáo quá diện tích cho phép,
nội dung không đúng như giấy phép,quảng cáo quá thời hạn nhưng không tháo
dở, , quảng cáo kèm biển hiệu, nội dung của biển hiệu không đúng quy định của
pháp luật (chữ cửa hàng, đại lý thì viết rất nhỏ, trong khi tên, nhãn hiệu của sản
phẩm thì viết rất to).
Quảng cáo trên các phương tiện khác như dù che, xe đẩy, thùng hàng, mái hiên,
dây cờ và các vật dụng khác… để xảy ra vi phạm nhiều nhất. Theo quy định, việc
thực hiện quảng cáo trên các phương tiện này không phải xin giấy phép về quảng
cáo nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và pháp luật khác
có liên quan. Lỗi vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên các phương tiện này chủ
yếu gây mất mỹ quan đô thị và cảnh quan môi trường. Vi phạm pháp luật của hoạt
động quảng cáo trên các phương tiện này rất khó quản lý, trên thực tế, hầu như
không được xử lý.
Một loại hình quảng cáo phát triển mạnh trong mấy năm gần đây là quảng cáo trên
Iternet, đa số các trang website đều có quảng cáo, đặc biệt là một số hình thức
quảng cáo mới xuất hiện trong trò chơi điện tử, Blog. Tuy nhiên, do là loại hình
mới nên các quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, vi phạm khá phổ biến:
quảng cáo trên cả trang chủ của báo điện tử, không đăng ký sản phẩm quảng cáo
trước khi thực hiện.
3.3. Thực trạng xử lý vi phạm quảng cáo thương mại hiện nay
Hiện trạng lộn xộn trong hoạt động quảng cáo và việc triển khai tổ chức thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo chưa được thường xuyên
tiến hành là do lực lượng cán bộ Thanh tra còn mỏng, thiếu sự phối hợp giữa thanh
tra các bộ, ngành.

Thực trạng xử lý vi phạm quảng cáo thương mại hiện nay chưa thực sự quan tâm
đúng mức. Trên thực tế tình trạng vi phạm xảy ra phổ biến và rộng khắp.
4. Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại


1. Nên nghiên cứu sớm việc thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
quảng cáo và quảng cáo thương mại bằng Luật thương mại
Pháp luật hiện hành quy định hai nhóm quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh hoạt
động quảng cáo. Một là: các văn bản do Bộ văn hóa – Thông tin ban hành, bao
gồm Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành, điều chỉnh
hoạt động “quảng cáo”. Hai là: các văn bản do Bộ
Thương mại chủ trì soạn
thảo hoặc ban hành, bao gồm Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành,
điều chỉnh hoạt động “quảng cáo thương mại”. Song hành trong hai nhóm văn bản
đó là hai khái niệm: quảng cáo và quảng cáo thương mại.
Quảng cáo về hoạt động kinh doanh, về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân hay
hoạt động quảng cáo cho thương nhân khác để hưởng thù lao dịch vụ được gọi là
“quảng cáo thương mại” có mục đích sinh lời, với đặc điểm pháp lý cơ bản là: (i)
Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân; (ii) Nội dung thông tin
quảng cáo bao gồm những thông tin về hàng hóa, dịch vụ thương mại, về hoạt
động kinh doanh của thương nhân; (iii) Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương
mại là giới thiệu rộng rãi về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng
nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. “Quảng cáo” nói chung
bao gồm quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, có mục đích sinh lời và hoạt
động thông tin tuyên truyền, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức xã hội…thực hiện nhằm tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách
kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước (được gọi là quảng cáo không có mục đích
sinh lời).
Tham khảo pháp luật quốc tế, có thể nhận thấy tính thương mại của hoạt động
quảng cáo thể hiện rõ nét trong pháp luật về quảng cáo của nhiều nước trên thế

giới.
Luật quảng cáo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 27-10-1994 (có hiệu lực
từ ngày 01-2-1995) quy định tại Điều 2: “Quảng cáo” được hiểu là một quảng cáo
mang tính thương mại mà người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giới thiệu cho hàng
hóa dịch vụ của mình, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, thông qua các hình thức
thông tin công cộng”; “người quảng cáo được hiểu là một tư cách pháp nhân, dù là
tổ chức kinh tế hay pháp nhân mà mục đích của họ là bán các mặt hàng, dịch vụ
thiết kế, sản xuất hay xuất bản thuộc lĩnh vực quảng cáo” (Luật Quảng cáo Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, tài liệu do Bộ Văn hóa – Thông tin, Cục Văn hóa –
Thông tin cơ sở biên dịch, 2005).


Ở Hoa Kỳ, hoạt động quảng cáo được điều chỉnh bởi rất nhiều quy định pháp luật
của các bang và liên bang. Luật Lanham 15 U.S.C, một văn bản quan trọng trong
số đó, có nội dung quy định quảng cáo: “bao gồm phát ngôn thương mại mà một
người cạnh tranh sử dụng thể hiện mục đích gây ảnh hưởng tới người tiêu dung để
mua hàng hóa hay dịch vụ của mình”. Cơ quan liên bang có thẩm quyền điều tiết
hoạt động quảng cáo là Hội đồng thương mại liên bang.
Luật về quảng cáo và khuyến mại của Anh, Luật quảng cáo của Xingapo, Luật
quảng cáo của Philippin…đều có nội dung quy định các vấn đề liên quan đến
quảng cáo thương mại.
Như vậy, luật pháp nhiều nước trên thế giới coi quảng cáo không phải là một hoạt
động thông tin đơn thuần mà là một hoạt động thông tin mang tính thương mại.
Bản thân khái niệm “quảng cáo” khi được sử dụng trong pháp luật của các nước đã
có ý nghĩa là “quảng cáo thương mại”, vì nó được thực hiện bởi thương nhân và có
nội dung quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân. Luật pháp nhiều nước
cũng coi quảng cáo là hoạt động thương mại, được điều chỉnh bởi các quy định của
Luật thương mại. Các điều ước quốc tế song phương và đa phương cũng tiếp nhận
quảng cáo là một hoạt động thương mại và đưa vào nội dung đàm phán.
Với đặc tính này, có thể khẳng định “quảng cáo” được đồng nghĩa với “quảng cáo

thương mại”. Trong pháp luật Việt Nam, mặc dù pháp lệnh quảng cáo năm 2001 có
đưa hoạt động quảng cáo dịch vụ không có mục đích sinh lời (với tính chất là
quảng cáo phi thương mại) vào phạm vi điều chỉnh, song nội dung của Văn bản
này hầu như chỉ quy định về quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Ngay cả
định nghĩa về “quảng cáo” được quy định trong Pháp lệnh quảng cáo cũng liên
quan rất nhiều đến quảng cáo thương mại.
Khi chưa làm rõ tính chất thương mại của “quảng cáo”, chấp nhận sự phận biệt
không cần thiết hai khái niệm “quảng cáo” và “quảng cáo thương mại”, Việt Nam
chưa thể có giải pháp triệt để hoàn thiện pháp luật về quảng cáo theo xu hướng
minh bạch hóa chính sách, bảo đảm tự do thương mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh hoạt động “quảng
cáo”. Luật thương mại do Quốc hội ban hành điều chỉnh hoạt động “quảng cáo
thương mại”. Do vậy, việc thống nhất các quy định này chỉ có thể được Quốc hội
hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện, không thể giải quyết bằng một nghị
định của Chính phủ (ThS, Nguyễn Thị Dung: Khái niệm “quảng cáo” trong pháp
luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2005).


Theo kinh nghiệm của các nước và xuất phát từ bản chất kinh tế của hoạt động
quảng cáo, hoàn thiện pháp luật quảng cáo phải được bắt đầu bằng việc tiếp nhận
“quảng cáo” là một hoạt động thương mại, được phân biệt với hoạt động thông tin
tuyên truyền, cổ động vì các mục tiêu chính trị, xã hội…ở góc độ nhất thể hóa
pháp luật về quảng cáo, xác định chuẩn xác khái niệm quảng cáo sẽ là tiền đề, đề ra
các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật quảng cáo. Các nguyên tắc cơ bản đó là:
Thứ nhất, về mặt lý luận, cần xác định quảng cáo có bản chất là một hoạt động
thương mại và phải sử dụng các quy định của Luật thương mại để điều chỉnh hoạt
động quảng cáo. Điều này phù hợp với bản chất kinh tế của quảng cáo và thông lệ
quốc tế.
Thứ hai, xuất phát từ bản chất kinh tế của quảng cáo, nên phân cấp rõ thẩm quyền

quản lý hoạt động quảng cáo thuộc về Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại.
Thực tiễn quốc tế cũng cho phép học tập về kinh nghiệm về vấn đề này. Ở Trung
Quốc, các Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và công nghiệp cấp tỉnh hoặc
cấp cao hơn chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động quảng cáo. Ở Hoa Kỳ,
Cơ quan liên bang có thẩm quyền điều tiết hoạt động quảng cáo là Hội đồng
thương mại liên bang.
Thứ ba, do là một nhóm quy định thuộc lĩnh vực pháp luật thương mại nên quá
trình hoàn thiện pháp luật quảng cáo phải chịu tác động của quá trình tự do hóa
thương mại, bảo đảm tính minh bạch, phù hợp đáp ứng yêu cầu của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Như vậy, xuất phat từ (i) bản chất thương mại của hoạt động quảng cáo (ii) kinh
nghiệm quốc tế trong điều chỉnh pháp luật đối với quảng cáo (iii) thực trạng quy
định về quảng cáo trong Pháp lệnh quảng cáo hiện hành chủ yếu bao gồm quy định
về quảng cáo cho hoạt động kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời,
giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất hiện nay là cần xem xét nghiên cứu khả năng
để hủy bỏ hiệu lực của Pháp lệnh quảng cáo năm 2001. Hoạt động quảng cáo, hay
còn được gọi là quảng cáo thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Luật thương mại
hiện hành.
Giải pháp hoàn thiện này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong điều chỉnh pháp
luật đối với hoạt động quảng cáo, đó là:
Thứ nhất, chấm dứt sự tồn tại đồng thời hai loại văn bản pháp luật về quảng cáo,
xóa bỏ tình trạng trùng lặp của nhiều quy định pháp luật, như các quy định về sản
phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo, các trường hợp hạn chế, cấm trong quảng
cáo, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình quảng cáo…, xóa bỏ
tình trạng thương nhân hoạt động quảng cáo thương mại phải chịu sự điều chỉnh


của cả hai nhóm văn bản pháp luật về quảng cáo, phải tự rà soát và tuân thủ hai
loại văn bản pháp luật về quảng cáo và quảng cáo thương mại, kể cả những điều
kiện, giấy phép được coi là “rào cản” của tự do thương mại.

Thứ hai, về quản lý nhà nước, xóa bỏ được tình trạng thương nhân quảng cáo và
thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải chịu sự quản lý của cả hai Cơ
quan quản lý nhà nước về thương mại và Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa –
thông tin, với hàng loạt các quy định về trình tự, thủ tục do cả hai Cơ quan này quy
định.
Thứ ba, do được quy định là một hoạt động thương mại, cải cách khung khổ, thể
chế pháp lý nhằm thực hiện tự do hóa thương mại sẽ áp dụng trong lĩnh vực quảng
cáo như xu hướng đã và đang diễn ra trong mọi lĩnh vực thương mại và đầu tư.
2. Nghiên cứu việc sửa đổi định nghĩa về “quảng cáo thương mại” theo hướng
phân biệt rõ với hoạt động “trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ”
Quảng cáo thương mại và trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động
thông tin có định hướng tới khách hàng, được phân biệt với nhau bởi cách thức
thông tin. “Trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ” thông tin tới khách hàng thông
qua chính hàng hóa, dịch vụ được trưng bày và về cơ bản, thương nhân được trưng
bày những hàng hóa, dịch vụ mà họ được quyền kinh doanh hợp pháp, kể cả những
mặt hàng Nhà nước hạn chế kinh doanh như thuốc lá, rượu… Khác với cách thưcs
này, theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, “quảng cáo/ quảng
cáo thương mại” sử dụng cách thức thông tin là sản phẩm quảng cáo và phương
tiện quảng cáo. Việc thương nhân trưng bày hàng hóa tại nơi bán hàng, tại phòng
trưng bày giới thiệu sản phẩm, tại hội chợ thương mại… thuộc hành vi “trưng bày”
và được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về trưng bày giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ. Khi nhầm lẫn với quảng cáo, cơ quan, tổ chức thi hành pháp luật sẽ vô
tình cấm đoán, xử lý vi phạm thiếu cơ sở pháp lý, như việc thi hành quy định “cấm
quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức” đang diễn ra hiện nay.
Một trong những giải pháp tháo gỡ vướng mắc này trong quá trình thực thi pháp
luật, đó là phải định nghĩa lại khái niệm quảng cáo/quảng cáo thương mại với
những đặc thù của nó theo hướng phân biệt rõ với hoạt động “trưng bày giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ”, cụ thể là Điều 102 Luật thương mại năm 2005 cần sửa lại
thành: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân
dung sản phẩm quàng cáo và phương tiện quảng cáo để giới thiệu với khách hàng

về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Việc “dùng sản phẩm quảng
cáo và phương tiện quảng cáo để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ” trong “quảng cáo” sẽ là cơ sở để phân biệt với việc
“dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách
hàng về hàng hóa và dịch vụ đó” trong hình thức trưng bày.


3. Nghiên cứu việc sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quảng cáo
thương mại theo xu hướng cải cách hành chính
Hiện tại, hoạt động quảng cáo thương mại do Cơ quan quản lý nhà nước về văn
hóa – thông tin cấp giấy phép trên cơ sở ý kiến thẩm định của nhiều cơ quan có
liên quan như xây dựng, quy hoạch kiến trúc, giao thông công chính. Ngoài ra, nếu
quảng cáo thuốc chữa bệnh, giống cây trồng…còn phải đợi thêm ý kiến của Bộ Y
tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay một số Cơ quan quản lý khác có
liên quan.
Quảng cáo cái gì (sản phẩm quảng cáo) và quảng cáo như thế nào (phương tiện
quảng cáo) là hai nội dung mà pháp luật về quảng cáo của các nước đều quan tâm
điều chỉnh. Quy định thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thuộc về Cơ quan quản
lý nhà nước về văn hóa – thông tin cho thấy, Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến
vấn đề quảng cáo như thế nào (tức là khâu phát hành quảng cáo, phát tán thông tin
quảng cáo đến cộng đồng). Các quy định hạn chế số trang in, thời lượng, số lần
phát song… trong Pháp lệnh quảng cáo là sự chứng minh cho điều này. Trong khi
đó, quảng cáo không phải là một hoạt động thông tin đơn thuần mà nó là một hoạt
động thương mại, do thương nhân thực hiện. Cho nên, vấn đề kiểm soát thương
nhân quảng cáo cái gì (quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ và hoạt động kinh doanh đó
có nội dung cụ thể như thế nào, có ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của đối
thủ cạnh tranh và của người tiêu dùng hay không) là những vấn đề cần phải được
quan tâm hàng đầu.
Do vậy, quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quảng cáo trươc hết và quan trọng
nhất là việc kiểm soát thương nhân dự định quảng cáo những gì về hàng hóa, dịch

vụ và hoạt động kinh doanh của mình, tức là thẩm định nội dung sản phẩm quảng
cáo thương mại có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, làm lộ bí mật Nhà nước
hay có các vi phạm pháp luật khác hay không? Thực hiện mục tiêu này, pháp luật
cần quy định thương nhân phải làm thủ tục đăng ký sản phẩm quảng cáo thương
mại và cơ quan tiếp nhận việc đăng ký sản phẩm quảng cáo thương mại là Cơ quan
quản lý nhà nước về thương mại.
Đối với việc phát hành thông tin quảng cáo (quảng cáo như thế nào), phụ thuộc vào
phương tiện quảng cáo được sử dụng là băng rôn, pa nô, áp phích, biển, vật thể di
động hay báo chí, việc phát hành quảng cáo ra công chúng sẽ được thực hiện phù
hợp với các quy định về quản lý trật tự văn minh đô thị, quy định của Luật báo chí,
Luật xuất bản. Đồng thời với việc hủy bỏ hiệu lực Pháp lệnh quảng cáo, Luật báo
chí, Luật xuất bản cũng cần bổ sung những quy định liên quan đến quảng cáo trên
báo chí, trên xuất bản phẩm như quy định hạn chế số trang, thời lượng, số lần phát


sóng… Việc quảng cáo bằng các phương tiện băng rôn, pa nô, áp phích… dựa trên
quy hoạch quảng cáo và quy định về trật tự văn minh đô thị.
Cùng với việc đổi mới này, các quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt
động quảng cáo hiện hành nên nghiên cứu để sớm có thể bãi bỏ. Có nghĩa là, thủ
tục cơ bản mà thương nhân quảng cáo cần thực hiện là đăng ký sản phẩm quảng
cáo tại tại Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Sau khi được sự xác nhận của
Cơ quan này, việc phát hành sản phẩm quảng cáo thương mại sẽ thực hiện theo
pháp luật liên quan đến phương tiện quảng cáo mà thương nhân sử dụng như Luật
báo chí, Luật xuất bản…
Việc quy định mới về trình tự, thủ tục thực hiện quảng cáo theo giải pháp trên sẽ
mang lại những lợi ích to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đó là: thể hiện rõ nét sự
nhìn nhận đúng đắn bản chất kinh tế của hoạt động quảng cáo, đơn giản hóa thủ tục
hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động này, xóa bỏ những rào cản
hành chính không cần thiết nhằm thực hiện tự do hóa thương mại và thống nhất về
thẩm quyền quản lý, cách thức biện pháp quản lý đối với mọi hoạt động xúc tiến

thương mại.
III/ KẾT LUẬN
Sự tác động của quảng cáo là rất lớn, dù đó là tác động theo hướng tiêu cực hay
tích cực thì ảnh hưởng của nó đến nhà sản xuất và người tiêu dùng cũng không
nhỏ. Hiện nay nhìn chung những quy định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động
quảng cáo tương đối đầy đủ tạo hành lang pháp lý khá an toàn cho hoạt động
quảng cáo đi vào nề nếp. Tuy nhiên, thông qua quá trình nghiên cứu nhận thấy rằng
trước sự phát triển của xã hội xuất hiện ngày càng nhiều những quan hệ xã hội mới
mà một số quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh không còn phù hợp, từ đó
dẫn đến khó khăn trong việc thi hành pháp luật trên thực tế. Do đó để đảm bảo trật
tự xã hội, lợi ích của nhà sản xuất, lợi ích của người tiêu dùng thì cần phải có quy
phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động quảng cáo, làm cho hoạt động này ngày
càng hoàn thiện và có hệ thống hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình Luật thương mại, tập 2, Nxb
CAND, Hà Nội, 2007;
2. Nguyễn Thị Dung, Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam, những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội 2007;


3.
4.
5.
6.

Nghị định số 06/2008 của Chính phủ ngày 16/01/2008 quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt dộng thương mại;
Trang web : Wikipedia;
Thông tư số 19/2005/TT-BVHTT hưỡng dẫn thực hiện pháp lệnh quảng cáo

và nghị quyết 12/2000/NQ-CP của chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá.;
Thông tư số 78/2008/TT-BVHTT sửa đổi, bổ sung thông tư 19/2005/TTBVHTT.



×