Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Trên cơ sở kiến thức đã học về tình hình tội phạm, anh/chị hãy trình bày nhậnthức cá nhân về tình hình tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.27 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

1

I. Định nghĩa về tình hình tội phạm và ý nghĩa nghiên cứu tình hình tội phạm

1
1

1. Định nghĩa tình hình tội phạm

3

2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm

3

II. Nội dung của tình hình tội phạm

3

1. Thực trạng của tình hình tội phạm

6


2. Diễn biến của tình hình tội phạm

7

3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
III. Tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay - một số nguyên nhân và giải pháp
1. Tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay

11
11
13

2. Nguyên nhân của tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay

14

3. Một số giải pháp

15

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


MỞ ĐẦU
Tình hình tội phạm là một trong những nội dung quan trọng của tội phạm học bởi
việc hoạch định các chính sách phòng ngừa tội phạm nhằm kiểm soát tội phạm trước hết
phải dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện về tình hình tội phạm. Để đảm bảo

được sự phát triển ổn định của xã hội, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, mỗi chủ thể được
sống và phát triển lành mạnh thì cần thiết phải có sự nhận thức chấp hành đúng pháp luật
để làm cho “bức tranh” tình hình tội phạm được thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Chính bởi tầm quan trọng của vấn đề như vậy, nên trong bài tiểu luận này, em xin chọn
đề tài “Trên cơ sở kiến thức đã học về tình hình tội phạm, anh/chị hãy trình bày nhận
thức cá nhân về tình hình tội phạm” để nghiên cứu. Trong quá trình làm bài, do có
những hạn chế về nhận thức cũng như về mặt thời gian nghiên cứu nên bài làm không
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô!
NỘI DUNG
II.

Định nghĩa tình hình tội phạm và ý nghĩa nghiên cứu về tình hình tội phạm

3. Định nghĩa tình hình tội phạm
Xoay quanh khái niệm về tình hình tội phạm, hiện nay trong khoa học pháp lí tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau, tiêu biểu là :
- “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội pháp lý tiêu cực, được thay đổi về
mặt lịch sử,mang tính giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm
thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong khoảng thời gian nhất định”.1
- “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lí-hình sự được thay đổi về
mặt lịch sử, mang tính giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm
thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong khoảng thời gian nhất định”. 2
- “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xã hội, thường
xuyên thay đổi, giai cấp , pháp luật hình sự và được phản ánh bằng toàn bộ tình hình,
1
2

Tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1994
Tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1994


2


cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc một loại tội phạm đã xảy ra trong một
khoảng thời gian nhất định và trong một phạm vi nhất định”.3
- “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang
tính cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong khoảng thời gian nhất định”. 4
Như vậy, có thể thấy rằng các khái niệm về tình hình tội phạm ở trên ít nhiều đều có
những hạn chế nhất định. Chẳng hạn như cho rằng tình hình tội phạm mang tính chất
giai cấp nhưng không phải mọi tội phạm trong xã hội xảy ra đều do xung đột quyền lợi
giữa các giai cấp. Ngoài ra còn có sự đồng nhất giữa tội phạm và hiện tượng tội phạm,
tội phạm là hiện tượng tiêu cực của xã hội và có tính trái pháp luật hình sự trong khi đó
hiện tượng tội phạm là “bức tranh” phản ánh hiện tượng tiêu cực của xã hội. Vậy nên ở
đây chưa có sự đồng nhất giữa tội phạm và tình hình tội phạm.
Khi xây dựng khái niệm tình hình tội phạm thì vấn đề quan trọng nhất là phải nêu bật
được cái cốt lõi của nó, đó là xu thế vận động của tội phạm trong một không gian, thời
gian nhất định, bên cạnh đó khái niệm tình hình tội phạm cũng phải thể hiện các nội
dung hợp thành bao gồm cả những đặc điểm về lượng và chất của tình hình tội phạm.
Theo định nghĩa về tình hình tội phạm của Tiến sĩ Dương Tuyết Miên : “Tình hình
tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc
một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định.
Tình hình tội phạm được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của
tình hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được
biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tiễn 5”. Khái niệm này đã khắc phục
được các hạn chế nêu trên. Mặt khác còn lột tả đúng bản chất của tình hình tội phạm và
giúp ta phân biệt rõ ràng giữa tội phạm và tình hình tội phạm cũng như làm rõ cách nhìn
nhận về tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học. Như vậy, với khái niệm này, tính
pháp lý cũng như sự phù hợp trong cách hiểu và tính chất của tình hình tội phạm đã
được thể hiện rất rõ, có thể coi đây là một quan điểm chính xác về tình hình tội phạm.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm


3

Giáo trình tội phạm học, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. ĐHQG, Hà Nội năm 1999
Giáo trình Tội phạm học, Đại học Luật Hà Nội , Nxb. Công an nhân dân, Hà nội năm 2006
5
Giáo trình tội phạm học, TS. Dương Tuyết Miên, NXb Giáo Dục, Hà Nội năm 2010
4

3


Xã hội càng phát triển cao thì tội phạm ngày càng được thực hiện dưới nhiều hình
thức và phương thức tinh vi hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về tình hình tội phạm
hiện nay có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng :
- Nghiên cứu về tình hình tội phạm hiện nay sẽ giúp chúng ta hiểu và nhìn nhận được
“bức tranh” toàn cảnh về tội phạm trong xã hội. Khi nghiên cứu, sẽ có thể đưa ra được
sự tăng hay giảm của tội phạm, nhìn nhận được sức ảnh hưởng của nền kinh tế với sự
vận hành của các loại tội phạm; hoặc có thể sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được sự thay đổi
trong tính chất cũng như sự thay đổi của các loại tội phạm đặc thù gắn với sự phát triển
của nền kinh tế hiện nay.
- Nghiên cứu về tình hình tội phạm từ đó sẽ giúp đưa ra được các chính sách, biện
pháp để phòng ngừa tội phạm. Trước sự biến động, tăng hay giảm của tội phạm, nếu như
nghiên cứu được đầy đủ và nhận thức được sự nguy hiểm trong tính chất của các loại tội
phạm thì có thể đưa ra được các chính sách, các biện pháp để phòng chống các loại tội
phạm đó.
II. Nội dung của tình hình tội phạm
Nội dung của tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng tình hình tội phạm, diễn biến
của tình hình tội phạm, cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm.
4.


Thực trạng của tình hình tội phạm

Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về số vụ phạm tội đã xảy
ra, số lượng người thực hiện các tội đó và thông số về là nạn nhân trên địa bàn nhất định
và trong khoảng thời gian nhất định.
Khi nghiên cứu thực trạng của tình hình tội phạm cần phải làm sáng tỏ đồng thời cả
hai khái niệm tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Bên cạnh đó cần thiết phải nghiên cứu chỉ số
tội phạm và thông số nạn nhân.
• Tội phạm rõ:
Là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị phát hiện và xử lí về hình sự (điều tra, truy
tố, xét xử về hình sự) và có trong thống kê hình sự chính thức. Như vậy có thể thấy rõ ba
đặc điểm nổi bật của khái niệm tội phạm rõ:
- Tội phạm phải xảy ra trên thực tế. Một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền
nhận được tin báo hay thư nặc danh về tội phạm những không có dấu hiệu tội phạm hoặc
tố cáo đó là bịa đặt thì không được xác định là tội phạm rõ.
4


- Tội phạm phải bị xử lí về hình sự, tội phạm đó phải được xác định là có dấu hiệu
tội phạm, bị điều tra, bị viện kiểm sát truy tố hoặc bị tòa án xét xử.
- Có trong thống kê hình sự chính thức, tức là hàng năm được các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng thống kê và công bố. Con số đó được gọi là thống kê hình sự
chính thức.
• Tội phạm ẩn:
“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong
thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lí hoặc không được đưa vào
thống kê tội phạm”.
Theo đó tội phạm ẩn bao gồm tội phạm đã xẩy ra nhưng về nội dung chưa được
khảng định hoặc chưa được khảng định chắc chắn qua bản án kết tội có hiệu lực pháp

luật hoặc về hình thức chưa được ghi nhận chính thức trong thống kê tội phạm.
Tội phạm ẩn có hai loại như sau:
- Tội phạm ẩn khách quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng do
nguyên nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội, không có
thông tin về vụ án.
- Tội phạm ẩn chủ quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, cán bộ và cơ
quan chức năng đã nắm được vụ việc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vụ án
được thụ lí, xử lí về hình sự và dó đó không có trong số liệu thống kê chính thức.
 Mối quan hệ giữa tội phạm rõ và tội phạm ẩn
- Tội phạm rõ và tội phạm ẩn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, tội
phạm rõ và tội phạm ẩn là hai phần của tội phạm đã xảy ra, có quan hệ tỷ lệ nghịch với
nhau. Phần “rõ” càng lớn thì phần “ẩn” càng nhỏ và ngược lại. Phần rõ là phần có thể
khẳng định một cách chắc chắn vì dựa trên các con số thống kê cụ thể. Trong khi đó,
phần ẩn là phần mà không thể có được sự sự khẳng định chắc chắn vì dựa trên sự suy
đoán. Trong đó, phần rõ là một trong các cơ sở của sự suy đoán này.
- Tội phạm rõ so với tội phạm thực tế có thể đạt được các tỉ lệ khác nhau ở các
phạm vi tội danh, phạm vi không gian và phạm vi thời gian khác nhau nhưng luôn có ý
nghĩa đặc biệt vì vừa phản ánh thực trạng đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước và xã
hội vừa là cơ sở cần thiết để nghiên cứu tội phạm ẩn.
5


- Nghiên cứu về tình hình tội phạm thực bao gồm cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn.
“Bức tranh” thực trạng của tội phạm phải là “bức tranh” tổng hợp của cả tội phạm rõ
và tội phạm ẩn. Về lí thuyết, khi nghiên cứu tình hình tội phạm cụ thể, chúng ta phải bắt
đầu và chủ yếu nghiên cứu tội phạm rõ. Các mô tả, đánh giá, giải thích cũng như dữ liệu
trước hết và chủ yếu là dựa trên tội phạm rõ. Nghiên cứu tội phạm ẩn được tiến hành sau
và kết quả của nó chỉ được sử dụng có tính tham khảo thêm khi nghiên cứu tình hình tội
phạm.
Ngoài ra, khi nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm, ngoài việc làm sang tỏ

tội phạm rõ và tội phạm ẩn, còn cần phải làm sáng tỏ những vấn đề như :
• Chỉ số tội phạm: được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong
dân cư. Chỉ số được xác định theo tỉ lệ số người phạm tội hoặc số vụ phạm tội trên
100.000 dân. Chỉ số tội phạm luôn gắn với một địa bàn nhất định. Khi đánh giá về thực
trạng của tình hình tội phạm không thể bỏ qua chỉ số tội phạm nhất là khi đánh giá về
thực trạng tình hình tội phạm qua các khoảng thời gian khác nhau. Đây cũng là một chỉ
số tương đối để đánh giá mức độ an toàn của một địa bàn, một khu vực, một vùng…
• Thông số nạn nhân: đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả bức tranh về tội
phạm, tình hình tội phạm, thông số này bao gồm số liệu về số lượng nạn nhân, những
đặc điểm về nhân thân của họ, những thiệt hại mà họ phải gánh chịu và những tình
huống mà họ trở thành nạn nhân. Những thông tin này rất quan trọng đối với các cơ
quan hoạch định chính sách phòng ngừa, giúp cơ quan này đưa ra những giải pháp phù
hợp với thực tế cũng như biện pháp cảnh báo người dân để họ chủ động phòng tránh
không trở thành nạn nhân của tội phạm.
5. Diễn biến của tình hình tội phạm
Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng giảm hoặc ổn định
tương đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội hoặc một nhóm tội phạm) xảy ra trong
khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định. Nghiên cứu diễn biến của tình
hình tội phạm có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp nhận biết bức tranh về tội phạm và
tình hình tội phạm được rõ nét mà nó còn giúp cho việc dự đoán (tuy chỉ là tương đối xu
hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo). Từ đó giúp cho việc xây dựng
biện pháp phòng ngừa tội phạm của cơ quan chức năng sát với thực tiễn. Diễn biến của
6


tình hình tội phạm có thể là diễn biến của tình hình tội phạm nói chung hay diễn biến
của tình hình tội phạm một nhóm tội cụ thể hoặc một tội phạm cụ thể nào đó.
Việc đánh giá diễn biến của tình hình tội phạm có thể đặt ra trong khoảng thời gian
ngắn hay dài phụ thược vào mục đích, nhiệm vụ của người nghiên cứu. trên thực tế việc
nghiên cứu diễn biến củ tình hình tội phạm thường đặt ra trong khoảng thời gian năm

năm hoặc mười năm vì đây là khoảng thời gian tương đối dài ổn định nên nhận định về
nó có độ chính xác cao. Nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm trong thời gian dài
sẽ giúp cho việc tìm ra được quy luật vận động của tội phạm. Để tìm ra quy luật này,
trước tiên người nghiên cứu sẽ chọn ra năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu là
năm gốc và số liệu liên quan đến số vụ án và người phạm tội xảy ra trong năm này là số
liệu gốc (coi là 100%) sau đó sẽ lấy số liệu của các năm tiếp theo đối chiếu với số liệu
gốc để tìm ra xu thế tăng hay giảm của các năm tiếp theo.
Các con số phản ánh diễn biến của tình hình tội phạm cần được thực hiện trên các
bảng thống kê và đặc biệt là nên được biểu đạt bằng đồ thị, diễn biến của tình hình tội
phạm được thể hiện sinh động làm cho người đọc có thể nhận biết được ngay xu hướng
tăng giảm của tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định.
Khi nghiên cứu diễn biến tình hình tội phạm ngoài việc đánh giá xu hướng vận động
của tội phạm xét về đặc điểm định lượng còn đòi hỏi phải so sánh các số liệu phản ánh
thực trạng của tội phạm xét về tính chất. Việc nghiên cứu diễn biến của tội phạm xét về
đặc điểm định lượng chỉ cần đánh giá hai loại số liệu: tổng số tội phạm và người phạm
tội. Nhưng khi nghiên cứu diễn biến thì không đơn giản như vậy, người nghiên cứu phải
tự dự kiến các loại số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất cần được so
sánh để thấy được xu hướng vận động, đó có thể là các số liệu hàng năm trong phạm vi
nghiên cứu về loại tội, hình thức đồng phạm, nhân thân người phạm tội …
6. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm là những đặc điểm về chất của tình hình
tội phạm. Giữa cơ cấu và tình chất của tình hình tội phạm có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Trên cơ sở tìm hiểu cơ cấu của tình hình tội phạm theo những tiêu chí khác nhau
người nghiên cứu có thể rút ra những đặc điểm đặc trưng, có tính nổi bật của tình hình
7


tội phạm và những đặc điểm này được gọi là tính chất của tình hình tội phạm. Việc đánh
giá tính chất của tình hình tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng
các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm không những

phải xuất phát từ nguyên nhân của tội phạm mà còn phải bám sát vào những đặc trưng
của tình hình tội phạm – tính chất của tình hình tội phạm. Có như vậy, giải pháp phòng
ngừa tội phạm mới có tính khả thi, hiệu quả vì nó sát hợp với thực tiễn.
a. Cơ cấu của tình hình tội phạm
Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và
tổng thể của tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất
định.
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể xác định nhân tố bộ
phận cũng như tổng thể là gì để từ đó tìm ra tỷ trọng cũng như mối tương quan tương
ứng. Cũng trên cơ sở mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn, sắp xếp
theo trình tự nhất định các loại cơ cấu của tình hình tội phạm. Cơ cấu của tình hình tội
phạm có thể dược xác định theo những tiêu chí sau:
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tên chương các tội phạm cụ thể trong Bộ luật
hình sự.
Trường hợp này cơ cấu của được tính theo tỷ trọng giữa các tội phạm của từng
chương đã xảy ra (nhân tố bộ phận) với tổng số các tội phạm đã xảy ra (tổng thể). Loại
cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung.
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tội danh cụ thể của Bộ luật hình sự.
Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của nhóm
tội phạm nào đó. Ví dụ khi nghiên cứu tình hình tội phạm về nhóm tội phạm xâm phạm
sở hữu thì người nghiên cứu sẽ tìm hiểu tỉ trọng giữa từng loại tội phạm xâm phạm sở
hữu (bộ phận) so với tổng số các tội xâm phạm sở hữu (tổng thể) như thế nào. Cụ thể là
cướp tài sản chiếm bao nhiêu % trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu. Tương tự, tội
trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản… chiếm bao nhiêu % trong tổng
số tội xâm phạm sở hữu. Từ đó tìm ra tội nào hoặc một số tội nào đó nổi cộm nhất để từ
đó định hướng, tập trung tìm ra nguyên nhân của tội phạm cũng như biện pháp phòng
ngữa đối với tội đó (hoặc một số tội đó).
8



- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo phân loại tội phạm ít nghiêm trọng, tội
nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 8 Khoản 3 BLHS).
Theo cơ cấu này phải xác định tội ít nghiêm trọng, (bộ phận chiếm tỉ trọng bao nhiêu
% trong tổng số 4 loại tội phạm nói trên (tổng thể) tương tự, tội nghiêm trọng, tội rất
nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu số người phạm
từng loại tội nói trên chiếm tỉ lệ như thế nào trong tổng số người phạm 4 loại tội đó. Loại
cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội
phạm của nhóm tội phạm hoặc một tội danh cụ thể nào đó (trường hợp tình hình tội
phạm của một tội danh cụ thể nào đó phải là trường hợp điều luật có nhiều khung hình
phạt).
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo hình thức lỗi.
Theo loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định loại tội cố ý, vô ý xảy ra chiếm
tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra; cũng như số người phạm tội cố ý
hoặc vô ý chiếm tỷ bao nhiêu % trong tổng số người phạm tội của các tội với các hình
thức lỗi khác nhau.
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo hình thức phạm tội.
Theo loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định tội phạm xảy ra dưới hình thức
đồng phạm, đơn lẻ và nhất là phạm tội có tổ chức chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số
tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê chình thức thường không thông
kê hình thức phạm tội của tội phạm. Do vậy, người nghiên cứu cần tiến hành phương
pháp nghiên cứu mẫu để xác định (dù độ chính xác chỉ là tương đối) tội phạm xảy ra
dưới hình thức đồng phạm, phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội dưới hình thức đơn lẻ
chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra.
- Cơ cấu tình hình tội phạm theo địa bàn phạm tội.
Trong loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định tội phạm xảy ra ở thành phố
lớn, tội phạm xảy ra ở nông thôn chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra
trên thực tế; hoặc người nghiên cứu có thể xác định tội phạm xảy ra trong từng huyện
chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tôi phạm trên toàn bộ đơn vị tỉnh; hoặc người
nghiên cứu có thể xác định tôi phạm xảy ra trên toàn quốc.
9



- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo loại hình phạt áp dụng cho người phạm tội.
Theo loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định từng loại hình phạt được áp
dụng chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số hình phạt được áp dụng. Loại cơ cấu này
được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của
nhóm tội hoặc tội danh cụ thể nào đó.


Cơ cấu của tình hình tội phạm theo dạng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Theo loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định thiệt hại về thể chất, thiệt hại về tài
sản chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng só các vụ cán đã xảy ra. Loại cơ cấu này thường
được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung.
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm nhân thân của người bị kết án.
Những đặc điểm về nhân thân người bị kết án thường được sử dụng để xác định cơ
cấu là: tuổi, giới tính, dân tộc, có nghề nghiệp hay thất nghiệp, tái phạm hay tái phạm
nguy hiểm, trình độ văn hóa…
- Cơ cấu tình hình tội phạm theo loại động cơ phạm tội.
Ví dụ: người nghiên cứu sẽ xác định phạm tội vì động cơ đê hèn chiếm tỷ lệ bao
nhiêu % trong tổng số các vụ phạm tội. Loại cơ cấu này thường được xác định khi
nghiên cứu tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ thể.
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm của công cụ, phương tiên phạm tội
thời gian phạm tội.
Ví dụ: người nghiên cứu sẽ xác định số vụ cướp tài sản vào ban ngày, số vụ cướp tài
sản vào ban đêm chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số vụ cướp xảy ra.
- Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm mối quan hệ của nạn nhân với
người phạm tội.
Ví dụ: người nghiên cứu sẽ xác định số vụ phạm tội mà giữa nạn nhân và người
phạm tội có quan hệ gia đình, họ hàng (hoặc là quan hệ xóm giềng hoặc là quan hệ đồng

nghiệm hoặc là không quen biết) chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra.
Cơ cấu của tình hình tội phạm thể hiện trạng thái tĩnh của tình hình tội phạm và để
biểu đạt cơ cấu của tình hình tội phạm được sinh động, rõ nét, người nghiên cứu nên sử
dụng các bảng thống kê và đặc điểm là biểu đồ thống kê phù hợp. Điều này sẽ giúp cho
10


người đọc dẽ dàng nhận biết được cơ cấu của tình hình tội phạm theo từng tiêu chí đánh
giá.
b. Tính chất của tình hình tội phạm
Tính chất của tình hình tội phạm phản ánh những đặc điểm đặc trung, nổi bật nhất
trong cơ cấu của tình hình tội phạm.
Tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ sau khi đã có sự nghiên cứu cơ
cấu của của tình hình tội phạm. Chỉ khi có cấu của tình hình tội phạm được nghiên cứu
một cách kĩ lưỡng theo các tiêu chí khác nhua thì tính chất của tình hình tội phạm càng
định hình rõ nét, bức tranh về tội phạm càng được sáng tỏ. Trên cơ sở đó, cơ quan có
thẩm quyền sẽ có định hướng tập trung trong việc tìm ra nguyên nhân của tội phạm cũng
như có giải pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tế, khắc phục tình trạng biện
pháp phòng ngừa quá phân tán, tràn lan nên không thể giải quyết hiệu quả, dứt điểm vấn
đề tội phạm; tìm ra nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tập trung vào nhóm tội (hoặc
tội) với những đặc trưng phổ biến nhất, nguy hiểm nhất thể hiện trong tính chất của tình
hình tội phạm.
III. Tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay - một số nguyên nhân và giải pháp
1. Tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay
Tình hình tội phạm ở nước ta ở mức trung bình với các nước trên thế giới, mỗi tháng
xảy ra khoảng 68 vụ án/100.000 dân. “Tuy nhiên, tình hình tội phạm đang diễn biến rất
phức tạp”6.
Riêng năm 2011 cũng nảy sinh nhiều loại tội phạm mới như tội phạm công nghệ cao,
trộm cắp cáp viễn thông, tội phạm có yếu tố người nước ngoài… Năm 2011, lực lượng
công an đã bắt giữ 448 đối tượng người nước ngoài phạm tội tại nước ta, còn từ đầu năm

đến nay đã bắt giữ 168 đối tượng7.
- Về sự cấu kết giữa các loại tội phạm trong và ngoài nước ngày càng diễn biến
phức tạp. Sự cấu kết này tập trung chủ yếu tại 14 tỉnh, thành phố trọng điểm. Một số
Bộ trưởng Trần Quang Đại, “Nắm chắc tình hình tội phạm để chủ động đấu tranh ngăn chặn”,
ngày 14 tháng 6 năm 2012.
7
Thành Chung, Nắm chắc tình hình tội phạm để chủ động đấu tranh ngăn chặn,
ngày 14 tháng 6 năm 2012
6

11


băng nhóm tội phạm tại các tỉnh đông bắc và một số tỉnh tây nam câu kết với các băng
nhóm tội phạm ở khu vực biên giới Trung Quốc, Campuchia bắt giữ người trái pháp
luật, bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, buôn bán vũ khí, tổ chức các đường dây buôn bán phụ
nữ, trẻ em ra nước ngoài, đưa người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc, hình thành các
đường dây trộm cắp, đưa xe máy tang vật sang Campuchia tiêu thụ. Thống kê chưa đầy
đủ, năm 2009 xảy ra 90 vụ tội phạm dùng súng gây án, điển hình là các băng nhóm dùng
súng bắn đạn hoa cải, súng tự chế đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh đông bắc. Lực
lượng công an đã triệt phá 4.139 băng nhóm tội phạm các loại, bắt giữ 13.682 đối
tượng8.
- Về tội phạm vị thành niên : hiện nay, tội phạm vị thành niên chiếm tỷ lệ ngày càng
cao và mức độ nguy hiểm trong hành vi cũng tăng lên nhanh chóng. Đây là vấn đề đang
được cả xã hội quan tâm.
- Về các tội phạm kinh tế, ngân hàng, môi trường. Tham nhũng phức tạp nổi lên
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, tác động xấu đến an
ninh tài chính tiền tệ. Tội phạm về vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn biến phức
tạp. Đây cũng là nguyên nhân gây bức xúc trong xã hội, dẫn đến khiếu kiện ở nhiều địa
phương9. Cụ thể, trên 90% cơ sở sản xuất kinh doanh khai thác chế biến khoáng sản

được kiểm tra, thanh tra có vi phạm pháp luật và bảo vệ môi trường; 40% số mẫu có
chứa vi sinh vật liên quan đến đường ruột vượt cao hơn mức cho phép đối với rau ăn
sống10.
Tuy nhiên, một điều khả quan là trong năm 2012, tình hình tội phạm tiếp tục được
kiềm chế, số vụ phạm pháp hình sự giảm 2,57%, số vụ án kinh tế, tham nhũng phát hiện
nhiều hơn 1,2%, ma túy nhiều hơn 3%, môi trường nhiều hơn 45%, đối tượng truy nã bắt
được nhiều hơn 10% so với cùng kỳ 201111.
2. Nguyên nhân của tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay
“Tình hình tội phạm hình sự còn phức tạp”, tháng 12 năm 2009.
9
Ngọc Thành/ VOV online, “Quốc hội lo ngại về tình hình tội phạm”, ngày 26 tháng 10 năm 2012.
10
Quang Vũ (TTXVN), Đại biểu Quốc hội quan ngại tình hình tội phạm 2012,
ngày 1 tháng 11 năm 2012
11
Bảo Trung (TTXVN), Tình hình tội phạm vẫn đang diễn biến phức tạp,
ngày 16 tháng 8 năm 2012.
8

12


• Thứ nhất, nguyên nhân từ phía xã hội
Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và khu vực, đều này dẫn đến sự
biển đổi về mọi mặt của xã hội Việt Nam. Đi kèm với nhiều thuận lợi là tình hình tội
phạm gia tăng. Thời gian gần đây có nhiều ngành nghề kinh doanh ra đời mang lại lợi
nhuận lớn cho nhà đầu tư và nhà nước như: kinh doanh nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ,
dịch vụ massaage xông hơi, internet, quán bar...nhưng ẩn chứa nhiều mặt trái vì sự quản
lý không chặt chẽ của nhà nước. Quán internet trở thành nơi tụ tập của học sinh lười học,
trốn học, dịch vụ trên mạng có nội dung đồi trụy, game bạo lực…Sự buông lỏng quản lý

các loại văn hóa phẩm đồi trụy như sách, truyện, băng đĩa cũng hạn chế, ngay cả truyện
tranh thiếu nhi cũng mang những nội dung giáo dục giới tính không lành mạnh với hình
ảnh khêu gợi, phản cảm. Đối với những trẻ vị thành niên đang trong thời kỳ dậy thì đã
ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của các em một cách nghiêm trọng. Đây chính
là nguyên nhân chính làm gia tăng tình hình trẻ hóa tội phạm.
• Thứ hai, nguyên nhân từ phía gia đình
Đời sống vật chất của người dân được nâng cao, đồng nghĩa với việc người dân đều
cố gắng sử dụng quỹ thời gian của mình một cách tối đa nhất để làm việc, kiếm tiền. Suy
nghĩ của nhiều bậc cha mẹ thời nay cho rằng chỉ cho con mình được ăn ngon mặc đẹp,
đáng ứng nhu cầu vật chất mà không dành thời gian để quan tâm, chia sẻ, tâm sự với các
em những niềm vui nỗi buồn, dạy dỗ các em cách sống cách cư xử... Những giá trị tình
cảm gắn kết gia đình đã bị lãng quên, điều này cũng làm tình hình tội phạm tăng cao.
• Thứ ba, nguyên nhân kinh tế
Kinh tế của nước ta phát triển nhanh, nhưng chưa không phải là phát triển bền vững
dẫn đến tốc độ đô thị hóa quá nhanh, sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, những biến động
về kinh tế xã hội thường xuyên xảy ra như lạm phát, thất nghiệp... Tỷ lệ di dân tự do từ
nông thôn lên thành phố để làm ăn, sinh sống với nhiều ngành nghề khác nhau. Để mưu
sinh một phần lớn đã vi phạm những tội như trộm cắp, mại dâm, mua bán ma túy...
• Thứ tư, nguyên nhân lập pháp
Hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống tội phạm chưa được hoàn thiện hoặc
chưa được sửa đổi bổ sung đáp ứng với tình hình. Nước ta ký kết các điều ước quốc tế
đơn phương và song phương nhưng một số quy định nối dung của pháp luật hình sự
nước ta chưa theo kịp xu thế và thực tế tình hình như các điều khoản dẫn độ, rửa tiền,
13


quốc tịch,... Việc thực hiện cải cách tư pháp còn chưa đồng bộ với việc thực hiện cải
cách kinh tế, cải cách hành chính. Chính vì vậy chưa đưa ra được hệ thống các chính
sách về phòng ngừa vi phạm và tội phạm, chính sách xử lý các hành vi vi phạm, chính
sách xử lý các tội phạm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Tình trạng người

vi phạm pháp luật gia tăng còn có nguyên nhân từ sự vô cảm của chính những người làm
trong các cơ quan công quyền, khi giải quyết các sự vụ liên quan tới người dân.
3. Một số giải pháp
- Một là, các cấp bộ ngành, nhà trường, gia đình và toàn xã hội nên chú trọng vào
công tác tuyên truyền giáo dục, tạo sự tác động trực tiếp vào ý thức, nhân cách sống, kỹ
năng sống theo các chuẩn mực đạo đức xã hội của mọi người dân, nhất là lớp thế hệ trẻ
như học sinh, sinh viên, trẻ vị thành niên với mục tiêu ngăn chặn được tình hình tội
phạm ngày càng trẻ hóa. Nhà nước cũng phải tổ chức, đào tạo bài bản các lớp cán bộ,
công chức với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết và có đạo đức, lối sống lành mạnh.
- Hai là, tùy theo đặc trưng từng địa phương, vùng miền, các cán bộ là công tác
phòng chống tội phạm phải theo dõi sát sao tình hình tội phạm, để có những phương
pháp chống tội phạm phù hợp nhất. Ví dụ như: địa bàn tội phạm xảy ra tập trung ở đô thị
nơi tập trung nhiều sự án kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng ...sẽ khác với cách
phòng chống tội phạm ở địa bàn các tỉnh miền núi như Hà Giang, Điện Biên…
- Ba là, tạo sự ổn định kinh tế xã hội bằng cách đào tạo nghề, hướng nghiệp, gúp đỡ
tạo công ăn việc làm cho những lao động trẻ, nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa,
nông thôn nơi cuộc sống khó khăn; bố trí việc làm cho người thất nghiệp, lao động phổ
thông để họ có công việc ổn định, mức lương phù hợp để ổn định cuộc sống. Cuộc sống
người dân có ổn định, thì xã hội mới ổn định, từ đó người phạm tội sẽ giảm.
- Bốn là, Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền sớm sửa đổi bổ sung luật, để điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội mới, phòng chống và trừng phạt những tội phạm mới, bổ sung
các biện pháp cần thiết để giáo dục nhắm vào các đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội.
Tạo sự đồng bộ trong cải cách tư pháp và cải cách kinh tế, cải cách hành chính. Đưa ra
hệ thống các chính sách phòng ngừa vi phạm và tội phạm, chính sách xử lý các hành vi
vi phạm, chính sách xử lý các tội phạm phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.
- Năm là, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận Tội phạm học, đưa Tội phạm học
trở thành một trong những ngành khoa học quan trọng trong công tác nghiên cứu tội
14



phạm và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ở Việt Nam Tội phạm học được coi là một
ngành khoa học non trẻ, chưa có sự đầu tư nhiều về cả vật chất và vật lực. Đặc biệt đối
với ngành Công an, tuy đã có sự đầu tư nhưng chưa thỏa đáng, cần có chiến lược rõ ràng
trong việc xây dựng đội ngũ tri thức, các nhà khoa học, các chuyên viên trong lĩnh vực
này. Việc ra đời Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm – Học
viện Cảnh sát nhân dân cho thấy Bộ Công an đã quan tâm đến công tác nghiên cứu Tội
phạm học, gắn công tác nghiên cứu với công tác đào tạo. Tuy nhiên, trong thời gian tới
cần triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên trách về tội phạm học. Hơn nữa cần
chú trọng đào tạo chuyên sâu về Tội phạm học trong các trường học chuyên ngành Luật,
hay cảnh sát…
KẾT LUẬN
Tình hình tội phạm là nội dung quan trọng của tội phạm học bời vì việc hoạch định
các chính sách phòng ngừa tội phạm nhằm kiểm soát tội phạm trước hết phải dựa trên cơ
sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm. Trên cơ sở những đặc trưng của tình hình
tội phạm qua các thông số về thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình
tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm để từ đó có các
giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiểu quả tội phạm xảy ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà Nội,
2012.
2. Tội phạm học nhập môn - TS Dương Tuyết Miên. Nxb CAND.
3. Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2010.
4. Tội phạm học Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Phạm Hồng Hải
chủ biên, Nxb. Công an nhân dân, 2000.
5. Bàn về tình hình tội phạm - Tạp chí Toà Án Nhân Dân số 24 tháng 12/2007.
15



6. Đấu tranh chống và phong ngừa tội tham ô, cố ý làm trái và hối lộ trong cơ chế
thị trường, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện nghiên cứu khoa học, Nxb.
Chính trị quốc gia, 1993.
7. Các webside:
;
;
;
;
;

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: TỘI PHẠM HỌC

ĐỀ BÀI
Trên cơ sở kiến thức đã học về tình hình tội
phạm, anh/chị hãy trình bày nhận thức cá nhân
về tình hình tội phạm .

16


17



×