Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

so sánh quyền công dân và quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.82 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề về quyền con người và quyền công dân luôn là mối quan tâm của
toàn nhân loại ở từng thời kỳ phát triển của nó, bằng chứng là các bản tuyên ngôn
của các quốc gia phát triển nhất trên thế giới như Mỹ, Pháp đều đề cập đến vấn
đề này. Quyền con người lần đầu tiên được trang trọng ghi nhận trong Tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ:”Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm hại được ,trong những
quyền đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền nổi tiếng của nước Pháp năm
1971 cũng khẳng định:”Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn
phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Quyền con người được luật pháp
quốc tế bảo vệ .Ngày 19/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và
công bố tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Ngày 19/12/1966, Đại hội đồng
Liên hiệp quốc đã thông qua hai công ước quốc tế về quyền con người.
Quyền công dân cũng được mọi công dân của mỗi nước quan tâm và được
nhà nước bảo vệ, mà cụ thể ở Việt Nam là quyền và nghĩa vụ của công dân được
thể hiện trong bốn bản Hiến pháp và ngày càng rõ nét.
Thêm vào đó, quyền con người và quyền công dân là những vấn đề có lịch
sử lâu đời cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận, đều gắn liền và là thành
quả của cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng tư sản, phản ánh quá trình nhân loại
tự giải phóng mình. Vì vậy, chúng em xin chọn đề tài “so sánh quyền công dân
và quyền con người “ làm đề tài cho bài tập nhóm tháng 1 của mình. Trong quá
trình làm bài chúng em không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng em
kính mong các quý thầy cô góp ý sửa chữa để rút kinh nghiệm và làm bài tập sau
tốt hơn! Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
1


I.


KHÁI NIỆM QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN:
- Nhân quyền, hay quyền con người (tiếng Anh: Human rights) là

những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ
chính thể nào.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người, tuy nhiên, định nghĩa
của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên
cứu, theo đó: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal
legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những
hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự
do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.”
Bên cạnh đó, nhân quyền còn được định nghĩa một cách khái quát là những
quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta
sẽ không thể sống như một con người.
- Dân quyền, hay quyền công dân là quyền được làm công dân của một
cộng đồng xã hội, chính trị, hoặc quốc gia, là khả năng xử sự của mỗi công dân
được Nhà nước quy định trong Hiến pháp của mỗi quốc gia.
II.

SO SÁNH QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN:

1. Điểm giống nhau :
Quyền công dân và quyền con người là hai phạm trù rất gần gũi với nhau
nhưng không đồng nhất. Nhân quyền và dân quyền đều là những quyền lợi mà
mọi công dân đều được hưởng và được bảo vệ( trừ những người không có quốc
tịch). Trong đó quyền công dân có nghĩa hẹp hơn so với quyền con người, về
bản chất quyền công dân là những quyền con người được nhà nước thừa nhận
và áp dụng cho công dân nước mình. Một số quyền công dân cũng là quyền con
người như:quyền được có nhà ở, quyền tự do kinh doanh buôn bán, tự do ngôn
2



luận, quyền được học tập, quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hôi,
quyền được bảo vệ về sức khỏe…
Ở Việt Nam quyền con người và quyền công dân ra đời và phát triển gắn
liền với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lịch sử lập hiến nước
nhà. Nó đc thể hiển 1 cách nhất quán trong cả 4 bản hiến pháp,ghi nhận các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.Đất nước ngày càng phát
triển,nhân quyền và dân quyền cũng ngày 1 được mở rộng thể hiện sự tôn trọng
của nhà nước với quyền lợi của nhân dân,nâng cao niềm tin của nhân dân với
đất nước.Sự quản lí của nhà nước không nhằm hạn chế các quyền và tự do của
con người mà mong muốn phát triển hoàn thiện hơn các quyền con người mà
nhân dân Việt nam đáng được hưởng đã ghi nhận trong các công ước quốc tế.
Một cá nhân( trừ những người không quốc tịch) về danh nghĩa đều là chủ
thể của cả hai loại nhân quyền và dân quyền nếu họ sinh sống trong quốc gia
mà họ đăng kí quốc tịch.Nếu đang sinh sống tại nước ngoài thì họ sẽ chỉ được
hưởng những quyền con người cơ bản như “quyền sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc” ngoài ra một số quyền lợi đặc thù như bầu cử, ứng cử thì
họ sẽ không được thừa nhận và bảo vệ.
2. Điểm khác nhau :
a. Về mặt chủ thể:
Chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân
loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch...Chủ thể của quyền con người là mỗi
con người mà ngay từ khi họ được sinh ra thì tạo hoá đã ban cho họ cái mà được
gọi là “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Nói cách khác,
quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc
mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên
giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể.

3



Còn chủ thể của quyền công dân có thể là “các cá nhân đặt trong mối
quan hệ với nhà nước, dựa trên tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi
cá nhân được nhà nước đó quy định tạo nên địa vị pháp lý của công dân”. Mặc
dù chủ thể của quyền công dân được hiểu là các cá nhân đặt trong quan hệ với
nhà nước, được thể hiện trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi
cá nhân đó được nhà nước đó quy định, do vậy quyền công dân chỉ mang tính
chất quốc gia. Đối với những chủ thể không phải là công dân nước sở tại hoặc
không mang quốc tịch của một nhà nước nào thì họ vẫn có được những quyền
hạn chế của công dân hoặc phải thực thi những nghĩa vụ cũng hạn chế của công
dân đối với xã hội, nhà nước nơi họ sinh sống, cư trú.
b. Về cơ sở pháp lý:
- Quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi, được ghi
nhận trong các công ước quốc tế về nhân quyền như Công ước quốc tề về xoá
bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước quốc tế về quyền trẻ em,… Và trong Bộ
luật quốc tế về quyền con người, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Theo điều 7, tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của liên hợp quốc
10/12/1948, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được bảo vệ
không có bất kì sự phân biệt nào. Mọi người có quyền được bảo vệ hợp pháp để
chống lại mọi sự phân biệt vi phạm bản tuyên ngôn này và chống lại mọi lý do
của một sự phân biệt như vậy.
Còn quyền công dân gắn liền với mỗi quốc gia, được pháp luật của mỗi quốc
gia quy định và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Và do gắn với đặc thù của mỗi quốc gia mà nội dung, số lượng, chất
lượng của quyền công dân ở mỗi quốc gia thường không giống nhau. Điều 4,
Chương I của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khẳng
định vai trò "lãnh đạo Nhà nước và xã hội" của Đảng Cộng sản Việt Nam, do
4



đó không có tranh cử giữa các đảng phái. Theo đó duy nhất có một Đảng Cộng
sản hợp pháp hoạt động. Điều này đi ngược với đa số các quốc gia khác trên thế
giới, khi hầu hết các quốc gia đều có nhiều đảng phái để đảm bảo quyền tự do
lập hội.
Tuy nhiên, không có sự đối lập giữa quyền con người và quyền công dân
trong quy định của các nước. khó có thể phân định một cách thật sự rạch ròi
quyền con người, quyền công dân theo quan điểm quyền con người là quyền tự
nhiên, quyền công dân là do pháp luật quy định; hay quyền con người là do luật
quốc tế quy định, quyền công dân là do pháp luật quốc gia quy định.
c. Về mặt căn cứ phát sinh:
- Căn cứ phát sinh về quyền con người: có hai trường phái cơ bản đưa ra
quan điểm trái ngược nhau:
+ Thứ nhất, những người theo học thuyết về quyền tự nhiên thì cho rằng
quyền con người là những gì bẩm sinh vốn có mà mọi cá nhân khi sinh ra đều
được hưởng.
+ Thứ hai, theo học thuyết về pháp lí, trong đó quyền con người không
phải là bẩm sinh vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xây dựng
và pháp điển hóa thành các quy định pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống
văn hóa.
Qua đây có thể thấy được, theo thuyết tự nhiên quyền con người có tính
thống nhất trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm thì quyền con người theo thuyết
pháp lý lại mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa chính trị. Mặc dù
vậy nhưng không thể phủ nhận bất cứ học thuyết nào, bởi lẽ trong khi về hình
thức hầu hết các văn kiện pháp luật đều thể hiện quyền con người dưới hình
thức pháp lí thì trong tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con năm1948 và một
người văn kiện pháp luật ở một số quốc gia quyền con người được khẳng định
một cách rõ ràng là quyền tự nhiên vốn có không thể chuyển nhượng.
5



- Căn cứ phát sinh quyền công dân:
Khác với quyền con người, căn cứ phát sinh của quyền công dân là dựa
trên cơ sở quốc tịch.Tuy nhiên cách xác định quốc tịch của mỗi quốc gia có sự
khác nhau. Có quốc gia xác định quốc tịch theo huyết thống có quốc gia lại xác
định theo nới sinh.Như vậy để trở thành công dân của một nước cần phải đáp
ứng được đầy đủ các điều kiện do pháp luật nước đó quy định.. Quyền công dân
xuất phát từ quyền con người – giá trị trị được thừa nhận chung của nhân loại
nhưng được nâng lên thành quyền của công dân và được quy định trong hiến
pháp của quốc gia được thừa nhận chung của nhân loại nhưng được nâng lên
thành quyền của công dân và được quy định trong hiến pháp của quốc gia.
d. Về tính chất:
- Quyền con người mang tính độc lập,tính phổ biến, phổ quát và có những
giá trị chung đối với toàn thể nhân loại: Điều 50 Hiến pháp 1992 nước ta ghi
nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng , thể hiện ở các
quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật.”
- Quyền công dân mang tính quốc gia: Để trở thành công dân của một nước,
các cá nhân bao giờ cũng phải có quốc tịch của nước đó. Tư cách công dân
mang đến cho cá nhân một địa vị pháp lý đặc biệt trong quan hệ với nước mà
họ mang quốc tịch. Dựa trên những điều kiện cụ thể của mình mà nhà nước quy
định cho công dân những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.
Nhưng bất luận thế nào thì các quyền và nghĩa vụ này cũng nói lên một điều
rằng, quyền công dân cũng như quyền con người đã được ghi nhận và bảo đảm
như thế nào, tiến bộ hay lạc hậu.
Nội hàm của khái niệm quyền con người rộng hơn khái niệm quyền công
dân, hay nói cách khác, quyền công dân không thể bao quát hết được quyền con
người quyền con người là nhân phẩm, các nhu cầu (về vật chất và tinh thần), lợi
6



ích cùng với nghĩa vụ của con người được thể chế hoá trong các quy định của
pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Còn quyền công dân phản ánh, thể
hiện là quyền con người, là những giá trị gắn liền với một nhà nước nhất định
và được nhà nước đó bảo đảm thực hiện bằng pháp luật dựa trên mối liên hệ
pháp lý cơ bản giữa mỗi cá nhân công dân với một nhà nước cụ thể. Dựa trên
những điều kiện cụ thể của mình mà nhà nước quy định cho công dân những
quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.
Quyền bình đẳng giữa nam giới và nữ giới cũng thể hiện rõ trong số lượng
đại biểu nữ tham gia Quốc hội ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng.
(Ví dụ, số đại biểu nữ trong Quốc hội khoá I chiếm 2.5%; khoá II: 13.5%; khoá
VIII: 18%; khoá IX: 18.84%; khoá X: 26.22% và khoá XI là 27.31%)
e. Về cơ chế đảm bảo:
- Cơ chế đảm bảo quyền con người: Cơ chế bảo đảm là sự vận hành các
thiết chế quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ
quyền con người trên thực tế. Ngoài cơ chế chung như các ngành luật khác
(theo quy định từ điều 39-42 hiến chương LHQ) Luật quốc tế về quyền con
người có một hệ thống các cơ chế bảo đảm việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ
quyền con người khá rộng, từ cơ chế có tính toàn cầu, tính khu vực, quốc gia.
Bên cạnh cơ chế bảo đảm của Liên hợp quốc với hình thức thực hiện là báo cáo
quốc gia thành viên, tại các khu vực cũng đã ghi nhận vai trò của cơ chế bảo
đảm quyền con người, ví dụ tại châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi. Không chỉ duy trì
cơ chế bảo đảm bằng báo cáo quốc gia trong khuôn khổ Hội đồng nhân quyền
UPR. Cơ quan Thanh tra Quốc Hội với chức năng chủ yếu là giám sát sự công
bằng và hợp pháp của bộ máy hành chính công. Không chỉ giải quyết các vụ
việc khi được yêu cầu, giống như các ủy ban quyền con người quốc gia, ở nhiều
nước, cơ quan này còn có thẩm quyền chủ động tiến hành điều tra những vi
phạm quyền con người trên phạm vi rộng hoặc thu hút sự quan tâm lớn của
7



công chúng. Thêm vào đó, cơ quan này chủ yếu tập trung vào những vi phạm
quyền con người của các cơ quan và viên chức nhà nước, trong khi các ủy ban
quyền con người quốc gia quan tâm cả đến cả các vi phạm quyền con người của
các cá nhân và chủ thể tư nhân. Ngoài ra, còn có một số cơ quan khác cũng có
vai trò bảo vệ quyền con người như: Ủy ban quốc gia về trẻ em, hội phụ nữ, Ủy
ban dân tộc....
- Khác so với nhân quyền, cơ chế đảm bảo dân quyền hẹp hơn. Quyền
công dân bó hẹp trong mối quan hệ của một Nhà nước với cá nhân, được ghi
nhận trong văn bản pháp lý cao nhất. Mọi cá nhân của một nước mang quốc tịch
của nước đó đồng thời là chủ thể của quyền con người và quyền công dân. Việc
thực hiện quyền công dân hay có thể nói là quy định về quyền công dân tại các
quốc gia khác nhau thì khác nhau bởi nó phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ
phát triển kinh tế, xã hội.
III. HIẾN PHÁP VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI , QUYỀN
CÔNG DÂN:
Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đầu tiên cụ thể hóa các quyền con
người, nội dung của Hiến pháp được xuyên suốt bởi quan điểm đã được ghi ở
Điều 1: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền binh trong
nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Lần đầu tiên thừa nhận thuật ngữ “quyền con người” trong Hiến pháp
(Hiến pháp năm 1946, 1959 và Hiến pháp năm 1980 đều đồng nhất quyền con
người với quyền công dân). Hiến pháp năm 1992 với kỹ thuật lập pháp chuẩn
xác hơn. Ngôn ngữ thể hiện chặt chẽ, phản ánh đúng hiện thực khách quan, bỏ
đi một số câu chữ mang tính nhân văn nhưng không phù hợp với thực tế.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Hiến pháp 1992 đã đánh dấu một
bước phát triển mới trong nhận thức về quyền con người và quyền công dân,
8



đồng thời xác lập được những nguyên tắc cơ bản về quyền con người, quyền
công dân làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con
người, quyền công dân trên thực tế. Tuy nhiên, sau 20 năm thực hiện các quy
định của Hiến pháp năm 1992 về quyền con người và quyền công dân đã bộc lộ
một số hạn chế như: chưa làm rõ và tách bạch giữa quyền con người và quyền
công dân, giữa quyền và nghĩa vụ cơ bản với quyền và nghĩa vụ khác... cách
quy định các quyền trong Hiến pháp 1992 vẫn theo tư duy cũ, thể hiện tư tưởng,
“Nhà nước ban phát quyền” cho dân. Điều này biểu hiện ở chỗ rất nhiều quyền
trong Chương V Hiến pháp 1992 như tại các Điều 51, 53, 54, 56 – 58… được
quy định dưới dạng Nhà nước “quyết định”, “trao quyền cho” công dân, chứ
không phải công dân được hưởng các quyền ấy một cách đương nhiên. “Cách
quy định đó tiềm ẩn nguy cơ về sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước cắt xén,
giảm bớt hay xóa bỏ các quyền này bất cứ khi nào Nhà nước muốn. Hiến pháp
1992 cũng còn nhiều quy định về quyền con người chưa gắn với trách nhiệm
của Nhà nước; hoặc có những nghĩa vụ của công dân chưa gắn với quyền hạn
của Nhà nước; một số quy định về quyền con người, quyền công dân chưa phản
ánh đúng bản chất và ý nghĩa của mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước...
Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về chế định quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân:
- Kiến nghị về phương thức sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về chế định
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Kiến nghị về cơ cấu và nội dung của Chương Quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung.

KẾT LUẬN

9



Như vậy, quyền con người và quyền công dân là một chế định quan trọng
và là nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp trên thế giới nói chung, Hiến pháp
Việt Nam nói riêng. Trong một xã hội dân chủ, quyền con người ở trong quyền
công dân, quyền công dân phải thể hiện đầy đủ quyền con người . Tuy là những
khái niệm không thể đồng nhất với nhau, nhưng quyền con người và quyền
công dân lại là các khái niệm có sự thống nhất. ghi nhận quyền con người và
bảo vệ quyền ấy là mục đích cũng là nhiệm vụ của bất cứ Hiến pháp nào một
khi nó được thừa nhận là Hiến pháp văn minh. Nói cách khác tất cả các vấn đề
của Hiến pháp từ khẳng định bản chất nhà nước đến việc quy định tổ chức thực
hiện quyền lực nhà nước đều phải xuất phát và xoay quanh vấn đề bảo đảm và
bảo vệ quyền con người.
Cho đến nay, nhận thức của đời sống xã hội cho thấy cần phải cởi mở hơn
trong các quy định và thực hiện quyền con người, quyền công dân. Một bộ phận
không nhỏ người dân Việt Nam “…sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng
mình là chủ nhân của các quyền con người…” (Wolfgang Benedek). Vấn đề
giáo dục quyền con người, quyền công dân đã được Liên Hợp Quốc, các nhà
khoa học pháp lí nước ta và các nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Vì vây,
nghiên cứu giáo dục về quyền con người và quyền công dân là một vấn đề bức
thiết mà nhà nước ta phải đặt ra để công dân có thể thực hiện đầy đủ quyền của
mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


1. Quyền con người trong thế giới hiện đại (nghiên cứu và thông tin)
Phạm Khiêm Ích- Hoàng Văn Hảo
2. Quyền lực nhà nước và quyền công dân. Ts.Đinh Văn Mậu (Chủ biên).

Nhà xuất bản Tư pháp.
3. Hỏi đáp về quyền con người.Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội
4. Giáo Trình Lý Luận Và Pháp Luật Về Quyền Con Người. Khoa Luật –
ĐHQG Hà Nội.
5. Tìm cơ chế bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân trong sửa
đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
/>px?ItemID=5272
6. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Tính hiện thực và cơ chế bảo đảm quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
/>
11


BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1
Môn: Luật Hiến Pháp Việt Nam
Đề bài số 7: So sánh quyền con người và quyền công dân
MỤC LỤC

Lời mở đầu ………………………………………………………………..1
Nội dung …………………………………………………………………. 2
Phần I: Khái niệm quyền con người và quyền công dân……………... 2
Phần II: So sánh quyền con người và quyền công dân………………..3
1. Sự giống nhau…………………………………………… 3
2. Sự khác nhau …………………………………………….3
a. Về mặt chủ thể………………………………………..3
b. Về cơ sở pháp lí ……………………………………...4
c. Về căn cứ phát sinh …………………………………..5
d. Về tính chất …………………………………………..6
e. Về cơ chế đảm bảo……………………………………7
Phần III: Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền……….8

công dân.
Kết luận………………………………………………………………….. 10
12


Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………….11

13



×