Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.4 KB, 15 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong thực tế, có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống tải
điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy ... mà bản thân hoạt động của chúng
luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Mặc dù chủ sở
hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã tìm mọi cách phòng
ngừa, vận hành chúng an toàn nhưng thực tế vẫn có những thiệt hại khách quan
bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Vậy, nguồn nguy hiểm cao độ là gì ?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được xác
định như thế nào ? Và trên thực tế, việc áp dụng các quy định của pháp luật có
liên quan đến vấn đề này còn những điểm gì đáng quan tâm ?
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra :
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra :
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập đến từ rất sớm trong hệ
thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, phải đến khi BLDS 1995 ra đời, thì các
quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi
tiết. Trên cơ sở đó, BLDS 2005 đã kế thừa và phát triển, tiếp tục hoàn thiện hơn
nữa các quy phạm liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
trong đó có trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
“ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách
nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi
một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ.”
Theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệt hại cho
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ; đồng thời trong một số trường hợp

1



đặc biệt được pháp luật quy định, trách nhiệm này phát sinh cả khi không có lỗi
của người gây thiệt hại.
Từ khái niệm tổng quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ
theo khoản 2, khoản 3 Điều 623 BLDS 2005, có thể hiểu : “ Bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là trách nhiệm của chủ sở
hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của nguồn nguy hiểm cao độ và
do sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người
khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi.”
Như vậy, có thể thấy, để áp dụng quy định bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra tại Điều 623 BLDS 2005, cần làm rõ khái niệm nguồn
nguy hiểm cao độ. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ được ghi nhận tại đoạn 1
khoản 1 Điều 623 BLDS 2005; trên cơ sở này, Tòa án nhân dân tối cao ban
hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
đó có hướng dẫn về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã
xác định: “ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương giao thông vận tải cơ
giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ,
chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ
khác do pháp luật quy định.” 1
Như vậy, pháp luật không đưa ra khái niệm tổng quát về nguồn nguy hiểm
cao độ mà chỉ định nghĩa dưới dạng liệt kê các đối tượng được coi là nguồn
nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào tính chất của sự vật như mức độ
nguy hiểm cũng như khả năng kiểm soát của con người đối với sự vật đó, có thể
hiểu: “ Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất nhất định do pháp luật
quy định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người, con người không
thể kiểm soát được một cách tuyệt đối.” 2 Ví dụ phương tiện giao thông vận tải
1

(1) : Trích khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009, tr 263.

(2) : Theo TS. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2010, tr 208.
2

2


cơ giới bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng không như xe ô tô, xe gắn máy, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay,...
là nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên để xác định những phương tiện giao
thông cơ giới nào là nguồn nguy hiểm cao độ cần dựa trên các quy định cụ thể
tại các văn bản pháp luật có liên quan khác như Luật Giao thông đường bộ
2008, Luật Hàng hải 2005, Luật Đường sắt 2005,... Hệ thống tải điện cũng được
xác định là nguồn nguy hiểm cao độ. Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Điện
lực 2004: “ Hệ thống tải điện Quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện,
lưới điện, các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy
thống nhất trong phạm vi cả nước.” 3, có thể hiểu khái quát thế nào là hệ thống
tải điện để từ đó xác định những trang thiết bị điện như: máy biến áp, đường
dây tải điện, đèn cao áp, ... cũng nằm trong danh mục nguồn nguy hiểm cao độ
theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2005. Ngoài ra, cũng theo quy định
tại điều luật này, thú dữ như hổ, báo, sư tử,... các loại vũ khí quân dụng, vũ khí
thể thao; nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ; thuốc nổ, pháo, thuốc
súng; chất độc bảng A, chất phóng xạ;... đang trong quá trình vận hành cũng
được liệt kê vào danh sách nguồn nguy hiểm cao độ.
2. Đặc điểm và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra :
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng là một loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, để xác định trường
hợp nào áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại nói chung theo Điều ... ,
trường hợp nào áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm

cao độ gây ra cần căn cứ vào đặc điểm riêng, sự khác biệt cũng như điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra :
3

(5) : Theo khoản 10 Điều 3 Luật Điện lực năm 2004.

3


Trên thực tế, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được
áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau :
Một là, những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông
đang tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy
công nghiệp đang hoạt động; ... bởi chỉ trong tình trạng vận hành, hoạt động,
những đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ mới thực sự tiềm ẩn mối
đe dọa gây nguy hiểm lớn cho người, vật và môi trường xung quanh và khi đó,
con người mới không thể hoàn toàn điều khiển, chế ngự được chúng, sự cố xảy
ra gây thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái hoạt động nằm
ngoài khả năng kiểm soát của con người. Nếu thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy
hiểm cao độ đang ở trạng thái không hoạt động ( trạng thái tĩnh ) ví dụ: xe ô tô
dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng theo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại;
cột điện bị đổ trong lúc đang thi công, chưa có điện; thú dữ chết thối rữa gây
dịch bệnh thì không thể coi đó là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Hai là, có thiệt hại thực sự xảy ra. Và quan hệ giữa sự hoạt động của
nguồn nguy hiểm cao độ với thiệt hại xảy ra phải là mối quan hệ phổ biến, biện

chứng. Nghĩa là thiệt hại xảy ra này phải do chính sự tác động của bản thân
nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra mà không phải do sự tác động bởi hành vi có dấu hiệu lỗi của con người.
Đây là trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn độc lập
với ý chí, nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người. Ví dụ như: xe máy
đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt
hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ
thuật… sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra tại Điều 623 BLDS 2005. Điều kiện này đòi hỏi hoạt động nội tại của
nguồn nguy hiểm cao độ phải là nguyên nhân tất yếu, có ý nghĩa quyết định dẫn
4


đến thiệt hại. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điểm mấu chốt
quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra. Những trường
hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do “tác động của
con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc
chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra :
Xuất phát từ hai điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, có thể khẳng định, về đặc điểm, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách
nhiệm dân sự về tài sản và trách nhiệm dân sự này không cần điều kiện lỗi.
Thứ nhất, cũng giống như điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra chỉ được xác định khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Thiệt
hại theo khái niệm chung được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của cá
nhân, pháp nhân, tổ chức hoặc Nhà nước về sức khỏe, tính mạng, tài sản, uy tín,
danh dự, nhân phẩm, thi thể, mồ mả... được xác định bằng một khoản tiền và

những chi phí hợp lí, phù hợp nhằm khắc phục những tổn thất về vật chất, tinh
thần cho chủ thể bị thiệt hại. Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra chỉ mang tính chất thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe chứ không
bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay thi thể, mồ mả... Bởi xuất
phát từ chính đối tượng gây thiệt hại là nguồn nguy hiểm cao độ được xác định
theo khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 như: phương tiện giao thông cơ giới, hệ
thống tải điện, thú dữ, vũ khí,... đồng thời thiệt hại xảy ra do bản thân nội tại
nguồn nguy hiểm cao độ đang trong tình trạng hoạt động chứ không phải bởi
hành vi trái pháp luật có yếu tố lỗi của con người nên rõ ràng, nguồn nguy hiểm
cao độ chỉ có thể gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản chứ hoạt
động nội tại của các đối tượng này dẫn tới thiệt hại không thể là thiệt hại vể uy
tín, danh dự, nhân phẩm.
5


Thứ hai, nếu như lỗi là một trong bốn điều kiện cơ bản làm phát sinh
trách nhiệm trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra lại dựa trên sự
suy đoán trách nhiệm của chủ sở hữu hay người quản lý nguồn nguy hiểm cao
độ. Xuất phát từ việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra do nội tại nguồn nguy hiểm cao độ
đang trong tình trạng vận hành, nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của
người chiếm hữu, người đang sử dụng... và đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
thiệt hại thì theo khoản 3 Điều 623 BLDS 2005: “Chủ sở hữu, người được chủ
sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt
hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn
toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất
khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Như
vậy, chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không được
miễn trừ trách nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp chứng minh được họ

không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ.
Tuy nhiên, quy định này của pháp luật cũng không loại trừ khả năng thiệt
hại xảy ra do một phần lỗi của chủ sở hữu, người quản lý, trông giữ, bảo quản,
vận hành nguồn nguy hiểm cao độ; nhưng hành vi để xảy ra thiệt hại này của
người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có
tính quyết định đến việc xảy ra thiệt hại. Ví dụ như trước khi xuống dốc, lái xe
không kiểm tra lại phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe
vẫn vận hành tốt… Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể
hoàn toàn không có lỗi của con người như xe đang chạy trên đường bất ngờ nổ
lốp trước dẫn đến đổi hưởng đột ngột gây thiệt hại...
Từ những lập luận trên, có thể thấy, nếu căn cứ vào yếu tố lỗi và cho nó là
điều kiện bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra và nếu trong mọi trường hợp xảy ra thiệt hại đều buộc người
bị hại dẫn chứng lỗi từ phía gây thiệt hại thì thực sự là việc quá khó khăn, gần
6


như không thực hiện được. Từ đó không thể đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho
chủ thể bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra. Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra sẽ phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Như vậy, bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo
đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh là trách nhiệm pháp lý nâng cao không
nhất thiết đòi hỏi phải chứng minh yếu tố lỗi của chủ thể gây thiệt hại.
3. Xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra :
3.1. Trường hợp chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu,
người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ :
“ Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài
sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước,

lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” đó là nguyên tắc
thực hiện quyền sở hữu được ghi nhận tại Điều 165 BLDS 2005. Đồng thời, với
ý nghĩa luôn tiềm ẩn nguy cơ, khả năng gây thiệt hại cho con người và thế giới
xung quanh của nguồn nguy hiểm cao độ nên đoạn 2 khoản 1 Điều 623 BLDS
2005 cũng đưa ra quy định: “ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân
thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.” 4. Do đó, khi có thiệt hại xảy ra
do nguồn nguy hiểm cao độ, trước tiên phải nghĩ đến nghĩa vụ của chủ sở hữu
hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại, vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ
trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác.
Trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ nghĩa là “ ... đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của
4

(3) : Trích khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009, tr 263.

7


mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái
pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
nguồn nguy hiểm cao độ.” mà nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại về tài
sản, tính mạng, sức khỏe cho người khác, dù có lỗi của chủ sở hữu trong việc
sử dụng, quản lý, trông coi nguồn nguy hiểm cao độ hay không thì căn cứ
khoản khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 cũng như khoản a Điều 2 Mục III Nghị
quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQHĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS
2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ sở hữu hợp pháp của
nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại.

Nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao cho người khác theo ý chí của mình theo các giao dịch dân sự như
cho thuê, cho mượn hoặc chuyển giao theo nghĩa vụ lao động… thì theo quy
định tại khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 và được cụ thể hóa trong khoản b
Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, những người được
chuyển giao quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường khi nguồn nguy hiểm
cao độ gây thiệt hại, trừ khi có thỏa thuận khác ví dụ như “ thỏa thuận cùng
nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; thỏa thuận chủ sở hữu
bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ
hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; ai có điều kiện về kinh tế
hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước...”
Tuy nhiên, có thể thấy, trong một số trường hợp chủ sở hữu chuyển
giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác nhưng trên thực tế, chủ sở hữu
vẫn có quyền kiểm soát về mặt pháp lý (chiếm hữu pháp lý) đối với tài sản.
Khi đó, mặc dù không trực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng đó
cũng là một hình thức chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản, cụ thể là
khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản. Do đó, trường hợp nguồn nguy hiểm đã
8


được chủ sở hữu giao cho người khác thì cần “ phải xác định trong trường
hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai là
người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại “ theo tinh thần tại khoản đ Điều
2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ví dụ : Chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo hợp

đồng lao động thì trong trường hợp này, người được chuyển giao nguồn
nguy hiểm cao độ là những người làm công, ăn lương, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ để thực hiện nghĩa vụ lao động. Nếu thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động thì chủ
sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra. Bởi mặc dù
lúc này, người lao động là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ nhưng hoàn toàn dưới sự quản lý, điều hành của chủ sở
hữu nguồn nguy hiểm cao độ và vì lợi ích của chủ sở hữu nên phải coi đây
giống như trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang trực tiếp
chiếm hữu, sử dụng tài sản. Còn nếu, người làm công đang chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà gây tai nạn nhưng không nằm trong thời
gian thực hiện nghĩa vụ lao động thì người làm công phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 623 BLDS 2005.
Nếu chủ sở hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ đã chuyển giao
quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác nhưng
sự chuyển giao này không tuân theo đúng các quy định của pháp luật và chủ
yếu thường thông qua các giao dịch dân sự như cho thuê, cho mượn... thì khi
có thiệt hại xảy ra trên thực tế do hoạt động nội tại của bản thân nguồn nguy
hiểm cao độ thì căn cứ khoản b Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006
hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại
9


ngoài hợp đồng, thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ là người phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Bởi khi chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ,
chủ sở hữu đã biết trước tính nguy hiểm mà tài sản của mình có thể gây ra
đồng thời, về ý chí, chủ sở hữu hoàn toàn nhận thức được việc chuyển giao
là không đúng quy định của pháp luật. Ví dụ: chủ sở hữu xe máy biết người
thuê xe của mình chưa có giấy phép lái xe nhưng vẫn cho thuê và trong quá

trình bên thuê sử dụng xe máy đã mất phanh gây ra thiệt hại. Như vậy, trong
trường hợp này, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là chủ sở hữu chiếc xe máy ( bên cho thuê ).
3.2. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tình
thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi cố ý của người bị thiệt hại
:
Về nguyên tắc chung, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm
hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi. Tuy nhiên, trách nhiệm
bồi thường của các chủ thể này sẽ không phát sinh khi thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng hoặc
do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
“ Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ
đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính
đáng của mình hoặc của người khác mà không con cách nào khác là phải gây
một thiệt hại nhỏ hơn cần ngăn ngừa.”
3.3. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật :
Chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ là hành vi
chiếm hữu không có những căn cứ pháp luật quy định tại Điều 183 BLDS
2005 ví dụ như: chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản thông qua
giao dịch dân sự vi phạm các điều kiện có hiệu lực theo Điều 122 BLDS
2005; nguồn nguy hiểm cao độ có được do trộm, cướp, hoặc các hành vi
10


chiếm đoạt tài sản khác; ... Khi nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử
dụng trái pháp luật, khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 và khoản d Điều 2 Mục
III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định

của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định thành hai
trường hợp sau :
Thứ nhất, “ Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm
cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ
sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có
lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật ( đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật ).” Như vậy, nếu
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng thông qua hành vi trái pháp
luật bao gồm trộm, cướp hoặc các hình thức chiếm đoạt tài sản khác ví dụ
như xe máy có được do trộm cắp, tàu thuyền cướp được ... thì khi có thiệt hại
xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Thứ hai, “ Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm
cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường
thiệt hại.” Quy định này được hiểu là nếu chủ sở hữu hợp pháp nguồn nguy
hiểm cao độ đã không thực hiện đúng các quy định về bảo quản, trông giữ,
vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ dẫn đến việc nguồn nguy
hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật ví dụ: A là chủ gánh xiếc,
không thực hiện đúng các quy định cất giữ, trông coi thú dữ dùng để biểu
diễn xiếc dẫn đến thú dữ đã xổng mất và bị B là người cùng phố bắt giữ, sử
dụng thì khi con thú này gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu hợp pháp là A và
người trên thực tế đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái
pháp luật B phải chịu trách nhiệm liên đới. Có thể thấy, trong trường hợp
11


này, thiệt hại xảy ra ngoài nguyên nhân chính là do hoạt động nội tại của
nguồn nguy hiểm cao độ còn có lỗi của chủ sở hữu cũng như có dấu hiệu

chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật. Do đó, việc xác
định trách nhiệm pháp lý liên đới được phát sinh trong trường hợp này là
chính xác, hợp lý.

12


II
Từ khi BLDS năm 1995 ra đời cho đến nay, BLDS 2005 với những quy
định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dân sự nói chung và chế định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng
cùng với các Nghị quyết như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số
quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ... đã trở
thành hành lang pháp lí vững chắc, bao quát tương đối đầy đủ, phù hợp với các
vụ việc, tình huống phát sinh trong thực tế. Nhờ có quy phạm pháp luật trực
tiếp điều chỉnh nên khi xảy ra thiệt hại có thể giải quyết nhanh chóng và chính
xác; đảm bảo quyền lợi hợp pháp cũng như khắc phục kịp thời tổn thất về vật
chất, tinh thần của chủ thể bị thiệt hại. Việc ghi nhận chế định bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập
trật tự, kỉ cương xã hội, tăng cường việc xây dựng Nhà nước ta thành Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên việc thực hiện, áp dụng các điều khoản liên quan đến bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng còn khá nhiều vấn đề
cần khắc phục. Sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, công nghiệp
hóa đã làm cho thế giới ngày càng văn minh hiện đại nhưng thực tế nó cũng kéo
theo sự gia tăng các vụ tai nạn liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ. Bên cạnh
đó BLDS 2005 chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ
chứ không có văn bản hay nghị quyết nào định nghĩa về nguồn nguy hiểm cao
độ vì vậy không bao quát hết được những sự vật khác mà hoạt động của chúng

luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh, con người
13


không hoàn toàn kiểm soát được nguy cơ gây hại. Một nguyên nhân nữa là về
phía các chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ thường chối bỏ trách nhiệm của
mình đổ lỗi cho điều kiện khách quan bên ngoài tác động hoặc không lường
trước được sự việc còn các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đôi khi áp
dụng pháp luật một cách gò bó, máy móc, thiếu linh hoạt dẫn đến không đảm
bảo được lợi ích hợp pháp cho người bị hại.
Mặc dù pháp luật hiện hành đã có quy định chi tiết xác định chủ thể phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhưng
vẫn còn những quy định chưa đáp ứng được thực tế diễn ra. Nhóm chúng em
xin đưa ra một số ý kiến sau:
Thứ nhất, trong thực tế vẫn còn những sự vật khác mà hoạt động của
chúng luôn chứ đựng khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh, con
người không thể hoàn toàn kiểm soát được nguy cơ gây hại đó ví dụ như xe đạp
điện, xe máy dung tích dưới 50 cm3 khi đi với tốc độ cao vẫn có khả năng nguy
hiểm hay như ong vò vẽ, rắn độc mặc dù không phải thú dữ nhưng vẫn mang
tính hoang dã nên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm... vì vậy ngoài những đối tượng
được liệt kê trong khoản 1 điều 623 BLDS 2005, nên có có quy định xác định
tiêu chí chung để được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
Thứ hai, hiện nay trách nhiệm bồi thường nguồn nguy hiểm cao độ trong
tự nhiên chưa được đặt ra. Mặc dù những tài sản tự nhiên như vậy được quy
định là thuộc sở hữu của nhà nước, các bộ ngành liên quan nhưng trên thực tế
không có văn bản nào quy định cơ quan nhà nước có trách nhiệm bồi thường do
vậy quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại không được đảm bảo. Vì thế cần
phải bổ sung những văn bản pháp lí quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước hoặc các bộ ngành liên quan trong trường hợp thiệt hại
cho chủ thể do nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây ra.

Thứ ba, cần một số biện pháp giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý
thức pháp luật của người dân về nguồn nguy hiểm cao độ cũng như những thiệt
hại mà nó có thể gây ra để có biện pháp phòng tránh. Vẫn biết những thiệt hại
14


đó nằm ngoài sự kiểm soát của con người nhưng nếu mỗi người đều có trách
nhiệm với tài sản của mình như bảo quản, sử dụng cẩn thận, thường xuyên kiểm
tra… thì sẽ phần nào giảm bớt được nguy cơ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra.

Với ý nghĩa luôn tiềm ẩn nguy cơ, khả năng gây thiệt hại cho con người và thế
giới xung quanh của nguồn nguy hiểm cao độ nên BLDS quy định: “ Chủ sở
hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ,
vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp
luật.” 5
Các khoản 2, 3, 4 Điều 623 BLDS 2005 lần lượt quy định các trường hợp
xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra. Theo đó, có thể khái quát lại, “ bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của nguồn nguy hiểm cao độ và do sự hoạt động
tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi
thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp
pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi.” 6 Như vậy, bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm dân sự về tài sản. Trách
nhiệm dân sự này không cần điều kiện lỗi.

5

(3) : Trích khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009, tr 263.

(4) : Theo TS. Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính
mạng, Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2009, tr 259.
6

15



×