Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.07 KB, 11 trang )

Mục lục
Lời mở đầu…………………………………………………………………………………2
I.Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành….2
1. Kì họp của Hội đồng nhân dân …………………………………………..…3
2. Thường trực Hội đồng nhân dân…………………………………………….4
3. Các ban của Hội đồng nhân dân…………………………………………….4
4. Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân………………………….5
II.Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân……………….5
1. Mặt tích cực trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân……..5
2. Những khó khăn, hạn chế tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Hội
đồng nhân dân…………………………………………………………………7
III. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hạn chế trong tổ chức và
hoạt động của hội đồng nhân dân………………………………………………......8
1. Nguyên nhân……………………………………………………………………8
2. Biện pháp………………………………………………………………………..8
Kết luận…………………………………………………………………………………..9
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………….10

1


2


Lời mở đầu
Để tổ chức quyền lực Nhà nước tại địa phương, các quốc gia trên thế giới
đều tiến hành phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính nhất định và tổ chức
cơ quan quản lý ngay tại địa phương đó. Điều này bảo đảm mối liên hệ giữa Trung
ương và địa phương, một mặt giúp Nhà nước quản lý và thực hiện các chính sách
của Nhà nước tại địa phương, mặt khác lại thay mặt nhân dân địa phương đưa ra
những nguyện vọng, yêu cầu đối với Nhà nước. Và Nhà nước ta cũng không phải là


ngoại lệ, các cơ quan chính quyền ở địa phương được quy định theo pháp luật hiện
hành ở nước ta hiện nay là Hội đồng nhân đân và Ủy ban nhân dân.
Cụ thể hơn, “cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương” chính là Hội đồng nhân
dân. Được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm
1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay, Hội đồng nhân dân luôn luôn giữ vai trò
chủ đạo trong việc thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước tại địa phương.
Hội đồng nhân dân không chỉ quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương
như đưa ra biện pháp chính sách phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng,
không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm
tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ
trên, Hội đồng nhân dân cần được tổ chức phù hợp với hoạt động đặc thù của từng
địa phương để phát huy hết nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan này.

I. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Pháp luật hiện
hành
Theo Điều 4 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003 quy định, Hội đồng nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ và được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau:
+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
+ Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
3


+ Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Hội đồng nhân dân của các địa phương do nhân dân địa phương bầu ra theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Khác với Hiến pháp 46
quy định nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân chỉ là 2 năm thì nhiệm kỳ mỗi khoá của
Hội đồng nhân dân các cấp theo pháp luật hiện hành là năm năm, kể từ kỳ họp thứ
nhất của Hội đồng nhân dân khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân

khoá sau. Đây là khoảng thời gian hợp lý đẻ đảm bảo nhân dân có thể bổ sung
những lực lượng mới vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời
năm năm cũng không phải là khoảng thời gian quá ngắn khiến phải bầu lại nhiều
lần, gây tốn kém cho công quỹ và trở ngại cho lao động sản xuất của nhân dân địa
phương.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp và luật quy
định, hội đồng nhân dân được tổ chức và hoạt động bằng những hình thức sau:
1. Các kì họp của hội đồng nhân dân:
Các kì họp chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Hội
đồng nhân dân, bởi đó là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Hội
đồng nhân dân. Đồng thời Hội đồng nhân dân làm việc tập trung và có hiệu quả
nhất trong các kì họp của mình.
Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm hai kì, ngoài ra còn có các kì
họp chuyên đề hoặc kì họp bất thường theo đề nghị của chủ tịch Hội đồng nhân
dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại
biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp yêu cầu. Những kì họp này chỉ được tiến hành
khi và chỉ khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia.
Hội đồng nhân dân họp công khai, khi cần thiết hội đồng nhân dân quyết
định họp kín vào cuối buổi họp theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp, của chủ tịch ủy
ban nhân dân cùng cấp hoặc một phần ba tổng số đại biểu.
Kì họp thứ nhất của mỗi khóa hội đồng nhân dân có ý nghĩa quan trọng đặc
biệt vì tại kì họp này sẽ diễn ra thẩm tra tư cách đại biểu hội đồng nhân dân, bầu ra
thường trực hội đồng nhân dân, các ban của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân
cùng cấp.
4


2. Thường trực hội đồng nhân dân:
Để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng hơn nữa quyền
lực nhà nước ở địa phương, thường trực hội đồng nhân dân được thành lập để đảm

bảo việc tổ chức các hoạt động của hội đồng nhân dân cùng cấp.
Thường trực hội đồng nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong
kì họp thứ nhất của mỗi khóa hội đồng nhân dân. Ngoài đảm trách việc triệu tập và
chủ tọa các kì họp của họi đồng nhân dân thì thường trực hội đồng nhân dân còn có
nhiệm vụ và quyền hạn đôn đốc, kiểm tra ủy ban nhân dân cùng cấp, các cơ quan
nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của hội đồng nhân dân, điều
hòa phối hợp hoạt động của các ban của hội đồng nhân dân, tiếp dân, tổng hợp ý
kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kì họp….
Theo luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003 thì
thường trực hội đồng nhân dân đã được thành lập ở cả ba cấp là tỉnh, huyện, xã và
do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh và
cấp huyện bao gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên thường trực. Thường trực
hội đồng nhân dân cấp xã gồm chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân.
3. Các ban của hội đồng nhân dân:
Các ban của hội đồng nhân dân là cơ quan được lập ra để giúp Hội đồng
nhân dân hoạt động với số lượng thành viên của mỗi ban do hội đồng nhân dân
quyết định. Các ban này được thành lập theo nhu cầu công tác, và thường có các
ban sau: Ban kinh tế và ngân sách, ban văn hóa – xã hội, ban pháp chế, nới nào có
nhiều dân tộc thì có thể thành lập ban dân tộc. Để đảm bảo tính công bằng trong
công tác giám sát thì thành viên của những ban này không thể đồng thời là thành
viên của ủy ban nhân dân cùng cấp.
4. Hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân:

5


Hoạt động của Hội đồng nhân dân không chỉ bó hẹp trong hoạt động của
thường trực hội đồng nhân dân, các ban của hội đồng nhân dân mà còn bao gồm cả
hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân.
Hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc

xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác của hội đồng nhân dân. Đại biểu hội
đồng nhân dân được nhân dân địa phương tín nhiệm bầu ra là người đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Vì vậy họ phải liên hệ chặt chẽ với cử
tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, phải thu thập và phản ánh
trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử
tri….
 Như vậy, qua bốn hình thức tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân,
ta có thể thấy hoạt động của Hội đồng nhân dân là tương đối toàn diện,
có sự phân công rõ ràng trong từng hoạt động. Hội đồng nhân dân đã
hoàn thành tốt vai trò là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương và là
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

II. Thực trạng tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân
Mặc dù cách thức tổ chức hoạt động của hội đồng nhân dân đã được quy
định trong Hiến pháp và cụ thể hơn là trong Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân năm 2003 nhưng trong thực tế trong tổ chức và hoạt động của hội
đồng nhân dân không chỉ có mặt tích cực mà còn có cả những hạn chế cần khắc
phục.
1.Mặt tích cực trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
Một mặt do hội đồng nhân dân trong Nhà nước ta là những tổ chức chính
quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân,
nắm vững những đặc điểm của địa phương nên có thể nắm và quyết định mọi công
việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác Hội đồng Nhân dân các cấp
đã có những đổi mới nhất định về cơ cấu tổ chức cũng như về phương thức hoạt
động, thực hiện ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trong các kì họp của Hội đồng nhân dân ở một số địa phương như Hội
đồng nhân dân quận Hà Đông, quận Từ Liêm….thành phố Hà Nội có triển khai
chương trình phát thanh trực tiếp diễn biến cuộc họp tới toàn thể nhân dân, từ đó
6



tạo nên tính minh bạch trong kì họp, đồng thời giúp nhân dân nắm vững các
chương trình, nghị quyết của Nhà nước.
Công tác tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét giải quyết khiếu nại đặc
biệt được Hội đồng nhân dân các cấp trên cả nước chú trọng nhằm tránh trường
hợp xử sai, không đúng người đúng tội. Hoạt động giám sát việc thi hành Hiến
pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của hội
đồng nhân dân cùng cấp dối với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân được Hội đồng nhân dân đẩy mạnh trên
phạm vi toàn quốc.
Vấn để chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân có nhiều thay đổi tích cực.
Những chất vấn này được các cá nhân có thẩm quyền trả lời một cách rõ ràng, đúng
trọng tâm câu hỏi.
Thường trực hội đồng nhân dân trong các kì họp luôn luôn hoàn thành tốt
công tác triệu tập và chủ tọa các kì họp của hội dồng nhân dân một cách quy củ
nhất. Đồng thời Thường trực hội đồng nhân dân còn điều hòa, phối hợp hoạt động
các ban của hội đồng nhân dân, xem xét kĩ lưỡng những báo cáo của các ban này
khi cần thiết để báo cáo hội đồng nhân dân tại kì họp gần nhất.
Hoạt động chuyên môn của các ban của Hội đồng nhân dân ngày càng có
hiệu quả, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thực tế.
Trình độ của đại biểu hội đồng nhân dân được nâng cao, tại các kì họp của
hội đồng nhân dân, đã không còn tình trạng đại biểu hội đồng nhân dân vắng mặt
hoặc đến muộn. Trong công tác tại địa phương, đại biểu hội đồng nhân dân luôn là
những người gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật một cách hiệu quả.
 Đánh giá: Như vậy trong những năm qua, Hội đồng nhân dân đã có
những thay đổi tích cực để tự mình đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của
thời đại, từ đó ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
địa phương nói riêng và nhân dân trên cả nước nói chung.
2.Những khó khăn, hạn chế tồn tại trong tổ chức và hoạt động của

Hội đồng nhân dân:
Bên cạnh những mặt tích cực trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, những khó khăn mà chúng ta cần đối diện
7


và tìm ra những phương hướng giải quyết đúng đắn nhất. Trong hội nghị toàn quốc
về hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng thay mặt Chính phủ đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong hoạt động của
hội đồng nhân dân :
+ Công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, điều hành ở một số địa phương
hiệu lực, hiệu quả vẫn chưa cao, vẫn chưa kịp thời bám sát sự chỉ đạo điều hành
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Công tác quy hoạch, kế hoạch, triển khai các
chương trình, dự án, nhất là khâu tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế.
+ Nhiều công trình, dự án triển khai thực hiện không theo quy hoạch,
không đúng tiến độ, để kéo dài, gây lãng phí, thất thoát còn xảy ra ở nhiều địa
phương. Quản lý tài nguyên, đất đai, khoáng sản còn nhiều yếu kém; việc thực hiện
phân cấp tuy đã phát huy được tính năng động, sáng tạo của địa phương nhưng
cũng đã bộc lộ những vấn đề cần phải điều chỉnh.
+ Chất lượng hoạt động của Hội đồng Nhân dân vẫn chưa đồng đều để
tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ ở cả ba cấp. Trong từng mặt hoạt động cụ thể, có
nơi, có lúc vẫn còn thiếu và yếu. Chất lượng của đại biểu và hiệu quả hoạt động của
Hội đồng Nhân dân chưa đạt được như mong muốn của cử tri.

III. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hạn chế trong tổ
chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân:
1. Nguyên nhân
Sở dĩ trong hoạt động của Hội đồng nhân dân vẫn còn những hạn chế là do
một số những nguyên nhân sau:
+ Bộ máy nhà nước còn cồng kềnh dẫn đến công việc chồng chéo, đùn

đẩy trách nhiệm công việc, cấp trên ỷ nại việc cho cấp dưới, cấp dưới trốn tránh
trách nhiệm, dẫn đến công việc trì trệ, không hoàn thành.
+ Kinh phí cho các hoạt động của Hội đồng nhân dân còn hạn chế, đại
biểu hội đồng nhân dân chưa được tạo đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho hoạt
động của mình.

8


+ Do những điều kiện khó khăn tự nhiên của mỗi địa phương mà hoạt
động của Hội đồng nhân dân chưa được đảm bảo. Đồng thời do bối cảnh Việt Nam
gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự biến động phức tạp của kinh tế
thế giới nên hội đồng nhân dân không tránh khỏi những hạn chế tất yếu.
2. Biện pháp :
- Tăng cường kinh phí, thời gian, chú trọng đầu tư các hoạt động trọng
yếu quan trọng của Hội đồng nhân dân như hoạt động giám sát, hoạt động xây
dựng Luật pháp lệnh…
- Nâng cao trình năng lực chuyên môn của các đại biểu và đội ngũ cán
bộ của Hội đồng nhân dân bằng cách tổ chức các lớp đào tạo tại chức, đào tạo theo
chuyên ngành nhất định. Đồng hành với việc nâng cao trình độ thì phải nâng cao ý
thức trách nhiệm của đội ngũ này.
- Đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền Pháp luật cho nhân dân
- Phối hợp hoạt động có hiệu quả hơn nữa với các cơ quan nhà nước
khác tại địa phương như Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc…
- Có chế độ khen thưởng hợp lý với những đại biểu Hội đồng nhân dân
ưu tú, có năng lực chuyên môn giỏi và phẩm chất đạo đức tốt để tạo động lực phấn
đấu cho các đại biểu khác.
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội
dồng nhân dân làm cơ sở pháp lý và là những định hướng phát triển căn bản
- Tiến hành các buổi thảo luận đồng thời đổi mới nội dung trước các kì

họp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Từng bước tiến hành điện tử hóa những công tác hoạt động của Hội
đồng nhân dân bằng cổng thông tin trực tuyến.
Kết luận: Qua toàn bài phân tích, ta đã thấy được tổ chức và hoạt động của Hội
đồng nhân dân không chỉ dưới góc độ là những văn bản pháp luật khô cứng mà ta
9


còn thấy được cả trong hoạt động thực tiễn Hội đồng nhân dân có những ưu điểm
và hạn chế nào. Chỉ ra những ưu điểm không phải để chúng ta ngủ quên trên chiến
thắng mà là để nhận thức được những điểm mạnh từ đó phát huy hơn nữa. Tương
tự với khi chỉ ra những hạn chế không nhằm mục đích phê phán hay khiển trách mà
ta hướng tới mục đích cuối cùng là đề ra các biện pháp sát thực nhất, hữu hiệu nhất
nhằm xây dựng một bộ máy chính quyền thống nhất từ trung ương tới địa phương,
để Nhà nước này là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Danh mục tài liệu tham khảo :
- Giáo trình “ Luật hiến pháp Việt Nam” ( Trường Đại học Luật Hà Nội –
NXB Công an nhân dân )
- Giáo trình “ Luật hiến pháp Việt Nam” ( Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa
Luật – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2006
- - Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử ( Ủy ban thường vụ
Quốc hội – Ban công tác đại biểu )
-
- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
- Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( NXB Lao động )

10



11



×