Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.91 KB, 24 trang )

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG HIỆN NAY
1. Đội ngũ cán bộ, công chức
Theo quan điểm cơ bản về cải cách và phát triển, con người luôn được xem là
nhân tố quyết định của mọi loại hình tổ chức, kể cả tổ chức của hệ thống hành
chính. Nguồn nhân lực trong nền hành chính không chỉ được coi là nguồn lực có
giá trị nhất mà còn là động lực, nguồn hỗ trợ, thúc đẩy các nguồn lực khác nhằm
hướng tới việc đạt được các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội. Chính quyền cấp
phường là một bộ phận của nền hành chính nhà nước, do đó vai trò của đội ngũ cán
bộ, công chức phường đối với cấp chính quyền này cũng quan trọng như vai trò
của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung đối với nền hành chính. Chất lượng của
đội ngũ này là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động của
chính quyền cấp phường.
Từ những nhận định của các phần trên, ta có thể thấy rằng thực trạng yếu kém
về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay là một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả quản lý thấp của chính quyền cấp này. Thực
trạng yếu kém đó cũng là tình trạng chung của đội ngũ cán bộ, công chức cả nước
và có thể được truy nguyên về những nguyên nhân chủ yếu sau :
- Thứ nhất là lý do mang tính lịch sử. Từ năm 1945 khi chúng ta giành
được độc lập và bắt đầu xây dựng nền hành chính mới thì chúng ta cũng
bắt đầu phải đương đầu với một cuộc chiến tranh giữ nước. Một nền
hành chính phải phục vụ cho kháng chiến đã mang trong mình nhiều
tính ngoại lệ. Chúng ta đã phải hy sinh thậm chí cả những nguyên tắc
hành chính cơ bản nhất mà loài người đã tích luỹ được để thích ứng với
việc quản lý xã hội thời chiến. Sau khi giành được độc lập, tuy không
hoàn toàn sao chép rập khuôn song thể chế nhà nước Việt Nam đã chịu
ảnh hưởng khá sâu nặng của mô hình nhà nước Liên Xô cũ. Đó là mô
hình quản lý phù hợp với nền kinh tế hiện vật, tập trung quan liêu bao
cấp. Trong mô hình này, vai trò của nhà nước là thể chế hoá đường lối,
chính sách của Đảng, điều hành các hoạt động kinh tế và xã hội bằng hệ
thống pháp luật XHCN. Những yếu tố trên có tác động và ảnh hưởng


lớn đến đội ngũ cán bộ, công chức. Vì điều kiện chiến tranh nên ta
không thể đào tạo cho công chức những kiến thức cơ bản về quản lý
hành chính. Cơ chế tập trung đã tạo ra cho công chức tư tưởng thụ động,
chờ đợi cấp trên. Tóm lại, những nguyên nhân lịch sử này đã làm cho
công tác đào tạo công chức nhà nước chưa được quan tâm đúng mức và
đội ngũ công chức chưa có được những phẩm chất và năng lực cần thiết
cho vị trí công tác.
- Trong một thời gian dài ở nước ta khái niệm công chức vẫn chưa được
xác định rõ, vẫn đặt trong khái niệm " cán bộ '" nói chung, công chức
chưa là một khái niệm hoàn chỉnh và khoa học. Tất cả mọi nhân viên
đều được coi là " cán bộ nhà nước ', được quản lý và sử dụng bởi cùng
một loại chế độ, biện pháp, không có sự phân biệt, từ đó dẫn đến hiệu
quả quản lý và sử dụng không cao.
- Công việc quy hoạch cán bộ chưa được chú ý đúng mức dẫn đến tình
trạng thiếu cán bộ lãnh đạo và sự hẫng hụt về thế hệ. Cụ thể là do
không có chính sách đào tạo, bồi dữong cán bộ nên chúng ta chỉ có một
độ ngũ có trình độ sàn sàn bằng nhau, không có người xuất sắc vượt trội
để có thể làm chỉ huy tốt. Về độ tuổi, nếu tạm lấy chênh lệch độ tuổi từ
7- 10 năm để tính một thế hệ thì ở nhiều cơ quan nhà nước hiện nay chỉ
tồn tại hai thế hệ. Độ tuổi chủ yếu là từ 45 - 60, từ 35 - 45 tuổi chiếm tỷ
lệ rất ít, 30 - 35 tuổi càng ít hơn đến mức hầu như không đáng kể. Vì
vậy nhiều cơ quan quản lý nhà nước hiện nay có thể có tình trạng có 3
cấp lãnh đạo thì thủ trưởng về hưu năm trước, hai cấp phó về hưu năm
sau.
- Việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà
nước đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở chưa được chú ý thích đáng.
Chúng ta đã không chú ý đến việc phát triển, quy hoạch nguồn nhân lực
cho bộ máy hành chính, không quan tâm đến một kế hoạch phát triển
nguồn năng lực nhân sự có tính khoa học trong bộ máy hành chính nhà
nước. Cán bộ chính quyền cơ sở là bộ phận quan trọng trong đội ngũ

cán bộ, là nơi trực tiếp thi hành, thực hiện đường lối, chính sách, pháp
luật trong nhân dân, là nguồn đào tạo cán bộ cung cấp cho cấp trên. Do
vậy, đội ngũ cán bộ cơ sở chưa được chú ý thích đáng để đào tạo nhằm
có được trình độ và năng lực cần thiết cho hoạt động công tác sẽ tạo nên
những tác động tiêu cực tới hiệu lực, hiệu quả quản lý của nền hành
chính nhà nước nói chung và chính quyền cơ sở nói riêng.
- Công tác tuyển dụng công chức chưa được chú trọng đúng mức. Một
thời gian dài chúng ta tuyển dụng công chức không qua thi cử, không
căn cứ vào yêu cầu của cơ quan hay chuyên môn mà theo sự phân công
của nhà nước. Do đó đã khiến cho bộ máy hành chính phình to, nhiều
công chức, ít công việc và hiệu quả công việc thấp.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước hiện nay chưa được
quản lý chặt chẽ, chưa đảm bảo chất lượng, chưa theo kịp những yêu
cầu của thực tiễn, kiến thức trang bị cho học viên thường lạc hậu,
phương pháp đào tạo đơn điệu. Đối với việc đào tạo cán bộ chính
quyền cơ sở nói riêng, việc đào tạo chưa có hệ thống theo yêu cầu của
cơ sở mà phần nhiều chỉ là bồi dưỡng một số vấn đề về đường lối, chính
sách dẫn đến tình trạng thiếu hụt kiến thức và hiệu quả công tác và quản
lý nhà nước thấp của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở.
Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng yếu kém về chất lượng
của đội ngũ công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp
phường nói riêng. Những nhược điểm và hạn chế này của đội ngũ cán bộ, công
chức dẫn đến hai vấn đề lớn : một là nhân tài của đất nước, nhất là những người
trẻ tuổi, rất khó bộc lộ và phát huy khả năng; hai là khó tránh khỏi tác phong làm
việc không lành mạnh và một số căn bệnh " trầm kha " của công chức nhà nước
như tham nhũng, quan liêu, lãng phí, lạm dụng chức quyền, sách nhiễu nhân dân....
Và cuối cùng tất cả những điều này đều dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực khiến
cho hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền giảm sút.
2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức

phường, hiệu quả hoạt động kém của chính quyền phường hiện nay còn do những
bất cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của
chính quyền phường.
Nhìn chung, các quy định điều chỉnh hoạt động của chính quyền phường còn
chung chung thiếu cụ thể, nội dung vừa thừa lại vừa thiếu. Phần lớn các văn bản
quy định về chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp phường là tham khảo, áp
dụng các quy định cho cấp xã, chưa có sự phân định rõ ràng trong đặc trưng quản
lý của cấp phường và xã. Xã, phường tuy cùng là cấp chính quyền cơ sở nhưng do
địa bàn quản lý khác nhau với những đặc trưng rất riêng nên không thể áp dụng các
quy định, điều lệ giống nhau cho công tác quản lý. Bên cạnh đó, các quy định về
nhiệm vụ quản lý của cấp phường đòi hỏi rất cao nhưng điều kiện để thực thi
nhiệm vụ lại rất có hạn, nhất là về cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng của đội
ngũ cán bộ, công chức.
Qua tìm hiểu các tài liệu, văn bản có liên quan và khảo sát thực tế về hoạt động
thực thi nhiệm vụ của cấp phường chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều nhiệm vụ
mà chính quyền phường không thể thực hiện được hoặc nếu có thực hiện cũng chỉ
là hình thức, không có tính khả thi. Có thể nêu một số nhiệm vụ cơ bản sau :
- Về công tác quản lý kinh tế và ngân sách : phường không quản lý tư
liệu sản xuất, hầu như không quản lý các đối tượng kinh doanh vì mọi
chức năng nhiệm vụ liên quan đến quản lý kinh tế trên địa bàn hầu như
thuộc về quận và các ngành dọc. Chính quyền phường không thể quyết
định và chủ động trong việc thu chi ngân sách vì ngân sách phường
hoàn toàn do cấp trên quyết định.
- Về quản lý đất đai, đô thị : Về nguyên tắc, đất đai ở đô thị phải được
tập trung quản lý theo quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của toàn
thành phố, toàn quận nên chính quyền phường không thể lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Việc quản lý đất đai trên địa bàn
phường chỉ dừng lại ở việc đo đạc, xác định địa giới, xác nhận quyền sử
dụng đất hợp pháp và một số vấn đề đơn giản khác. Việc xây dựng, phát
triển và quản lý cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng như

điện, đường, cấp thoát nước, trường học, trạm y tế...... đều do cấp trên
đảm nhiệm, phường chỉ phối hợp với các cơ quan chuyên ngành để giải
quyết khi nảy sinh các vấn đề phức tạp có liên quan đến dân cư trên địa
bàn.
- Về văn hoá, giáo dục, y tế : Đối với công tác giáo dục và đào tạo, tất
cả các trường học đóng trên địa bàn đều do quận quản lý, việc xây dựng
cơ sở vật chất cho các trường cũng do ngân sách quận đảm nhiệm. Về y
tế, trạm y tế phường do trung tâm y tế quận quản lý toàn diện, phường
không có cán bộ chuyên môn để đảm đương việc kiểm tra các cơ sở
hành nghề y dược tư nhân, phường chỉ tham gia vận động tuyên truyền
các phong trào vệ sinh phòng dịch, tiêm chủng mở rộng... Về văn hoá,
phường chỉ làm nhiệm vụ vận động tuyên truyền là chính, còn quản lý
các hoạt động văn hoá, các cơ sở văn hoá là công việc thuộc các cơ
quan ngành dọc.
- Về các vấn đề xã hội : đối với công tác phòng chống tệ nạn xã hội,
phường không có khả năng cũng như chức năng nhiệm vụ để can thiệp
sâu mà chỉ đóng vai trò phối hợp với các cơ quan ngành dọc. Đối với
công tác và chính sách xã hội cũng vậy, phường không có khả năng tự
tổ chức các hình thức nuôi dưõng, chăm sóc các đối tượng có hoàn cảnh
khó khăn cũng như có rất ít điều kiện trong việc giải quyết việc làm cho
đội ngũ lao động thất nghiệp trên địa bàn.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy là một trong ba bộ phận cấu thành nền hành chính nhà
nước nói chung và chính quyền cấp phường nói riêng và đây cũng là một trong
những nguyên nhân cơ bản tạo nên những vướng mắc trong tổ chức và hoạt
động của chính quyền phường hiện nay.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của chính quyền phường trong cả nước về cơ bản
thống nhất theo các quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức này hiện nay còn
tồn tại một số điểm yếu cần xem xét sau đây :
- Theo quy định của luật tổ chức UBND và các văn bản của nhà nước ban

hành về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, về cơ bản là có sự thống
nhất giữa các cấp hành chính tương đương mà cụ thể ở đây là cấp xã và
cấp phường. Tuy nhiên, xã là đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn,
phường là đơn vị hành chính cơ sở ở đô thị, do đặc trưng của hai khu
vực này là khác nhau nên yêu cầu quản lý, nguyên tắc quản lý, nội
dung, khối lượng công việc quản lý không thể giống nhau. Do vậy, mô
hình quản lý không phân biệt giữa xã và phường đã gây nên nhiều khó
khăn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp cơ sở ở
các địa bàn khác nhau.
- Nhìn chung, tổ chức bộ máy hành chính của nước ta nói chung và của
chính quyền cấp phường nói riêng hiện nay còn cồng kềnh, nhiều tầng
nấc, nặng nề, vừa thiếu lại vừa thừa, thiếu những đơn vị hoặc cá nhân có
đủ chức năng quyền hạn hoặc chuyên môn, điều kiện để thực thi nhiệm
vụ, lại thừa những đơn vị, cá nhân ở mức trung gian, chồng chéo.
- Tổ dân phố là một mô hình hoạt động có hiệu quả gắn liền với chính
quyền cấp phường, được coi là cánh tay nối dài của chính quyền cơ sở ở
nội thị, tuy nhiên tổ chức và hoạt động của mô hình này hiện nay vẫn
chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng nên chất lượng vẫn còn rất hạn
chế.
- Tương tự như vậy, cụm dân cư hiện đang là một mô hình hoạt động tự
phát gây nhiều tranh cãi. Sự tồn tại của mô hình này xuất phát từ yêu
cầu thực tiễn của công tác quản lý. Thực tế cho thấy, ở những phường
lớn ( như phường Cống Vị , quận Ba Đình với hơn 30.000 dân ) nếu
không có cụm dân cư thì với một số lượng hết sức hạn chế, cán bộ
phường sẽ không thể sâu sát, nắm dân, không thể chỉ đạo, điều hành có
hiệu quả được. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng sự tồn tại của cụm
dân cư sẽ làm tăng thêm biên chế, thêm cáp trung gian khiến cán bộ
phường nắm dân không sát, dễ đùn đẩy tách nhiệm. Cho đến nay vẫn
chưa có một văn bản nào quy định về việc duy trì hay xoá bỏ mô hình
cụm dân cư, mô hình này hiện nay vẫn đang tồn tại một cách tự phát, dù

có đem lại một số những lợi ích nhất định cho hoạt động của chính
quyền phường nhưng cũng gây ra những khó khăn đáng kể trong tổ
chức bộ máy của chính quyền cấp này.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy cồng kềnh, chưa phù hợp với quy định về chế
độ lương và sinh hoạt phí cho cán bộ, công chức. Theo quy định của
Chính phủ, số cán bộ, công chức phường được hưởng lương công chức
và chế độ sinh hoạt phí là 19 – 25 người / phường, nhưng trên thực tế
con số này ở các phường hầu hết là vượt trội và phường phải hợp đồng
thêm lao động, lấy từ những khoản thu của phường để trả lương cho
những lao động này.
Tóm lại, về cơ bản có thể nói rằng cơ cấu tổ chức bộ máy của chính
quyền cấp phường hiện nay còn nhiều điểm bất cập, gây cản trở cho quá
trình hoạt động và làm giảm hiệu quả quản lý của phường. Cơ cấu tổ chức
này cần được quan tâm, nghiên cứu kiện toàn trong thời gian tới cho phù
hợp với tình hình mới, yêu cầu mới nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước cho chính quyền cấp phường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trước yêu cầu đòi hỏi phải có một nhà nước có đủ năng lực, hiệu lực, hiệu quả để
quản lý kinh tế - xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa thị trường cạnh
tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền, định hướng xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm đất nước phát triển bền vững, văn minh giàu mạnh, Đảng và Nhà
nước ta đã xây dựng chiến lược cải cách nền hành chính và coi đó là là trọng tâm của
công cuộc hoàn thiện nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Một trong những nội dung
cơ bản của công cuộc cải cách hành chính là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong đó chú trọng
chính quyền cấp cơ sở.
Chính quyền cấp phường là cấp gần dân, tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với dân, là
cấp tổ chức đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống, đồng thời thực hiện

các chức năng, nhiệm vụ quản lý chính trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, phần lớn các
hoạt động quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ của chính quyền cấp này đều có ảnh
hưởng lớn đến đời sống nhiều mặt của người dân ở đô thị.
Trên thực tế, nhiều năm nay, nhất là trong những năm đổi mới nền kinh tế từ tập
trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, chính quyền cấp
phường đã tỏ rõ sự yếu kém, đuối sức trong hoạt động quản lý, điều hành, hiệu lực,
hiệu quả quản lý hành chính giảm sút. Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền
phường hiện nay còn có nhiều hạn chế về năng lực, trình độ, chưa đáp ứng được
những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển mới; các hoạt động quản lý các mặt cụ
thể của đời sống xã hội của chính quyền phường cũng còn nhiều thiếu sót khó khăn;
quần chúng nhân dân - đối tượng quản lý của chính quyền phường - cũng chưa đánh
giá cao về hoạt động của cấp chính quyền này. Tóm lại, ta có thể nói rằng hiệu quả

×