Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Pháp luật và thi hành pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.69 KB, 13 trang )

A. Đặt vấn đề
Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, đối với
các quốc gia liên quan, được coi là gia đoạn cuối cùng khép lại toàn bộ quá trình tố
tụng dân sự quốc tế. Xét về mặt trình tự thì đây là một bước, một giai đoạn không
thể thiếu được của quá trình tố tụng, nếu kể từ thời điểm phát sinh tranh chấpđến
khởi kiện, xét xử, ra quyết định thi hành. Mặt khác, vấn đề công nhận và thi hành
quyết định của Tòa án nước ngoài còn là một nội dung quan trọng của Tư pháp
quốc tế được nhiều quốc gia quan tâm. Do đó, việc công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định của Tòa án nước ngoài còn giữ vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy giao lưu dân sự giữa các quốc gia ngày càng phát triển, góp phần tăng cường
hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực dân sự, kinh tế, văn hóa-xã hội
B. Nội dung
I. Những vấn đề lý luận chung về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của Tóa án nước ngoài
1. Khái niệm công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài
a, Khái niệm bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được biểu hiện một
cách khái quát nhất là phán quyết của cơ quan tư pháp nước ngoài trong việc giải
quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, pháp luật quốc tế và hệ
thống pháp luật của các nước trên thế giới khác nhau thì có quy định về khái niệm
nội hàm của phán quyết là khác nhau
Pháp luật Việt Nam quy định việc xác định phán quyết của Tòa án nước ngoài tại
khoản 1 Điều 342 bộ luật tố tụng dân sự, theo đó bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định dân sự về dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định dân sự,
hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài và bản án, quyết định dân sự khác của
Tòa án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định
dân sự. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài chỉ bao gồm các bản án, quyết định dân sự trong lĩnh vực dân sự hay mang
tính chất dân sự



Vậy ta có thể khái quát rằng: “ bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là
bản án, quyết định dân sự được tuyên ở ngoài lãnh thổ một quốc gia bởi co quan tài
phán có thẩm quyền và được xem xét bởi một quốc gia không ban hành bản án,
quyết định dân sự đó”
b, Khái niệm công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài
Theo định nghĩa trong từ điển luật học thì công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài là việc thừa nhận và cho phép thi hành bản án,
quyết định dân sự về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định về hình
sự, hành chính của Tòa án nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý
nhất định
Tuy nhiên để hiểu khái niệm ”công nhận và cho thi hành” được đầy đủ thì không
thể tách việc công nhận và việc “cho thi hành” ra thành hai chế định khác nhau mà
phải hiểu chúng theo hướng kết hượp cả nội dung “công nhận” và nội dung “cho
thi hành” . Bởi đối với mỗi nhà nước thì không thể thi hành bản án, quyết định dân
sự một cách cưỡng chế nếu bản án, quyết định dân sự đó chưa được công nhận.
Nếu Tóa án chỉ ra phán quyết quyết định công nhận giá trị pháp lý của bản án,
quyết định dân sự của Toàn án mà không thi hành thì việc công nhận đó không có
giá trị trên thực tiễn. Trong một số trường hợp đặc biệt, thì có những bản án, quyết
định của Tòa án nước ngoài chỉ cần công nhận mà không cần thi hành (ví dụ bản
ấn ly hôn không có tranh chấp về tài sản). Như vậy, chúng ta có thể hiểu công nhận
và cho thi hành tuy là hai giai đoạn hoàn toàn dộc lập với nhau nhưng vẫn có mối
quan hệ chặt chẽ. Trên cơ sở được công nhận thì bản án, quyết định dân sự đó có
thể được cưỡng chế thi hành và ngược lại, một bản án quyết định dan sự muốn
được thi hành thì phải được công nhận. Ta có thể khái quát khái niệm công nhận và
cho thi hành bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài như sau: “Công nhận
và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là hành vi của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia thừa nhận giá trị (hiệu lực) pháp lý
của bản án, quyết định dân sự của một quốc gia khác làm cho bản án, quyết định

dân sự đó có hiệu lực cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ quốc gia đó
c, Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài


- Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
(TANN) chỉ được đặt ra sau khi bản án, quyết định dân sự đó đã có hiệu lực pháp
luạt trừ một số trường hợp đặc biệt thì bản án, quyết định dân sựu cần được thi
hành ngay mới được xem xét co thi hành bản án khi bản án, quyết định dân sự
chưa có hiệu lực pháp luật (VD: K1 Đ53 HĐTTTP Việt Nam-Trung Quốc, …)
- Việc công nhận bản ân, quyết định dân sự của TANN là một thủ tục xem xét,
quyết định trao hiệu lực thi hành tại một quốc gia nào đó cho bản án, quyết định
dân sự được yêu cầu, vì vậy, để bản án có hiệu lực pháp luật tại một quốc gia khác
thì nó phỉa chịu sự kiểm tra của Tòa án có thẩm quyền của quốc gia đso theo
những trình tự, thủ tục nhất định
- Việc công nhận và cho thi hànhbản án, quyết định dân sự của TANN không chỉ
đặt ra khi bên phải thi hành bản án, quyết định dân sự đó không tự nguyện thi hành
mà còn đặt ra đối với những trường hợp được yêu cầu không công nhận và chỉ thi
hành bản án, quyết định dân sự đó
- Việc áp dụng pháp luật tố tụng của quốc gia nơi bản án, quyết định dân sự cần
được công nhận và thi hành theo hướng không được đặt ra các điều kiện nặng hơn
hoặc các chi phí cao hơn với việc thi hành bản án, quyết định dân sự trong nước.
Các quy định này thể hiện nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử giữa các
quốc gia với nhau
- Bản án, quyết định dân sự của TANN nếu được công nhận và cho thi hành tại một
quốc gia nào đó thì nó sẽ cố giá trị chứng cứ và chứng minh tại quốc gia đó
=> Mục đích của việc “công nhận” là thừa nhận hiệu lực của bản án, quyết định
dân sự của TANN và ngăn ngừa trường hợp một bên tranh chấp trong vụ án dân sự
tiếp tục khởi kiện về chính vụ việc mà TANN đã giải quyết. Còn “thi hành” có vai
trò là một công cụ hữu hiệu để buộc bên thua kiện phải thực hiện nghĩa vụ. Như

vậy, để hiểu được khái niệm của công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN ta
cần hiểu được bản chất của nó, đó chính là việc Nhà nước thừa nhận tính hiệu lực
của các phán quyết TANN trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng và từ đó có những
quy định pháp luật phù hợp để điều chỉnh vấn đề này
II. Pháp luật và thi hành pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài


1. Theo quy định của các nước trên thế giới
1.1 Pháp luật các nước theo hệ thống cấp phép
Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới quy định để công nhận và thi hành bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài phải dựa trên cơ sở chế độ cấp phép
của nhà nước và đây là một thủ tục tố tụng đặc biệt. Cụ thể đó là các nước theo hệ
thống pháp luật Pháp, hệ thống pháp luật Cộng hòa liên bang Đứcm hệ thống pháp
luật Nhật, Anh, một số nước châu Au, châu Mỹ-La tinh
1.2 Pháp luật các nước theo hệ thống pháp luật án lệ (Common Law)
Trong hệ thống Common Law, chế định công nhận và cho thi hành bản án của Tòa
án nước ngoài có sự khác biệt so với quy định trong hệ thông Civil Law. Cụ thể,
các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là cơ sở pháp lý để tiến hành
mở một phiên tòa mới theo thủ tục rút gọn, để từ đó mở ra cơ sở suy đoán bản án
mà Tòa án nước ngoài tuyên có lợi cho ai. Các bản án, quyết định dân sự của
TANN có khả năng bị xem xét lại kể cả những tình tiết đã được các bên chứng
minh và đã được TANN công nhận, đặc biệt là khi có kháng cáo của một hay nhiều
đương sự. Hình thức này được chủ yếu áp dụng ở Mỹ
2. Quy định của pháp luật Việt Nam
2.1. Cơ sơ pháp lý để công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sựu của
TANN tại Việt Nam
Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật quy định về chế định
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài. Trong đó đóng vai trò quan trọng là cac văn bản:

- Luật thi hành án dân sự 2004 quy định bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận thì được thi hành tại Việt Nam theo
những thủ tục thi hành án dân sự thông thường
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định rõ hơn về vấn đề này khi đưa ra định
nghĩa về bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, trên cơ sở đó đưa ra
quy định về nguyên tắc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài. Chế định này được ghi nhận tại phần thứ sau của bộ
luật TTDS 2004


- Luật tương trợ tư pháp 2007 bao gồm nhiều nội dung, trong đó có nội dung về
công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của TANN
2.2 Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN
- Nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế trong việc công nhận và thi hành bản
án của TANN
- Tòa án Việt Nam chỉ tiến hành xem xét việc công nhạn và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài khi được pháp luật Việt Nam quy định
- Nguyên tắc có đi có lại
- Bản án, quyết định dân sự của TANN chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi
được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành
- Bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và
không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt
Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập
- Tòa án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu
không công nhận
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sẽ không được công nhận và
cho thi hành nếu việc công nhận và cho thi hành đó trái với nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam và trật tự công cộng
- Nguyên tắc miễn trừ của quốc gia

2.3 Quyền yêu cầu công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của Toàn án
nước ngoài tại Việt Nam
Khoản 1 Điều 344 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định; “Người được thi hành
hoặc người đại diện hợp pháp cho họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toàn án Việt nam
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân s ự của Tòa án
nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú,
làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt
Nam hoặc liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN quyết
định của trọng tài nước ngoai có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu”.


Như vậy, để thực hiện yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài cần một số điều kiện nhất định, đó là:
- Chủ thể của quyền yêu cầu phải là người được thi hành hoặc người đại diện hợp
pháp của họ.
- Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan,tổ chức phải thi
hành có trụ sở chính tại Việt Nam
- Hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sư của Tòa án
nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài có tại Việt nam vào thời điểm gửi
đơn yêu cầu
2.4 Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
Thảm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vấn đề này được quy định tại K5 Đ26,
K6 Đ28; K2 Đ30; K1 Đ32 của BLTTDS
Thảm quyền theo cấp xét xử: Được quy định ở Điều 34 BLTTDS
Tharm quyền theo lãnh thổ: được quy định tại Điểm d khoản 2 Điều 35 BLTTDS
2.5 Các quy định của pháp luật về thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định dan sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam
a. Các giấy tờ cần thiết cho thủ tục công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được xem xét công nhận và cho

thi hành tại Việt Nam
- Đơn yêu cầu và bổ sung kèm theo đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
- Văn bản xác nhận bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu
thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết
định đó đã thể hiện rõ những điểm này
- Văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thi hành bản án bản sao bản án,
quyết định dân sự đó


Trường hợp người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng
mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài thì cần có văn bản xác nhận người đó đã
được triệu tập hợp lệ
*b.Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sựu của Tòa án nước
ngoài tại Việt Nam
Quá trình giải quyết của Tòa án Việt Nam bao gồm các bước sau:
*B1: Thụ lý hồ sơ và yêu cầu giải thích ( Đ353 BLTTDS)
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược hồ sơ do Bộ tư pháp chuyển
đến, Tòa án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp
biết
Sau khi Tòa án nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu
cầu. Tòa án có quyền yêu cầu người gửi đơn, Tòa án nước ngoài đã ra bản án,
quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ. Văn bản yêu cầu giải thích
và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam. Trong thời hạn bảy
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án Việt Nam yêu cầu giải thích, Bộ tư
pháp gửi cho người có đơn yêu cầu hoặc Tòa án nước ngoài văn bản yêu cầu giải
thích rõ. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời yêu cầu
giải thích, Bộ tu pháp gửi cho Tòa án Việt Nam đã yêu cầu văn bản trả lời đó
*B2; Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (Đ354 BLTTDS)
Theo quy định tại Đ354 BLTTDS thì trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày thụ lý,

tùy từng trường hợp mà Tòa án ra một trong những quyết định sau
- Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người gửi đơn rút đơn yeu cầu hoặc người
phải thi hành đã tự nguyện thi hành hoặc người phải thi hành là cá nhân đãchết mà
quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế hoặc nếu người phải thi hành là
cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức
đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp
không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của người phải thi hành
hoặc nơi có tài sản lien quan đến việc thi hành


- Mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong trường hợp Tòa án yêu cầu giải thiasch
theo quy định tại khoản 2 Đ353
*B3: Phiên họp xét đơn yêu cầu
Sau khi Tòa án ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu thì sau thời hạn một
tháng, Tòa án phải mở phiên họp
Tòa án chuyên hồ sơ cho VKS cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày trước
ngày mở phiên họp. Hết thời hạn này, VKS phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở
phiên họp xét đơn yêu cầu.
Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một hội đồng xét đơn yêu
cầu gồm 3 Thẩm phán, trong đó 1 thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa theo sự phân
công của Chánh án Tòa án. Kiểm sát viên-Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia
phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Phiên họp
được tiến hánh với sự có mặt của người phải thi hành hoặc người đại diện hợp
pháp của họ; nếu họ vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đấng thì phải hoãn phiên
họp. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người phải thi hành hoặc người
đại diện hợp pháp của hốc đơn yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt hoặc đã được
triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Hội đồng không xét xử lại vụ án
mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của TANN, các giấy tờ tài liệu
kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của Bộ luật TTDS, các quy định khác của

pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có liên
quan để quyết định. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo,
nghe ý kiến của người được triệu tấp, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và
quyết định theo đa số. Hội đồng cps quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài
c. Những bản án, quyết định dân sự của Toàn án nước ngoài không được công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam
Điều 356 của Bộ luật TTDS 2004 đã quy định những bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam . Theo đó,
những bán án, quyết định dân sự của TANN không được công nhận và cho thi hành
là do các nguyen nhân sau:


- Do bán án, quyết định dân sự của TANN
+chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra
bản án, quyết định đó
+Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án,
quyết định dân sựu đó hoặc theo pháp luật Việt Nam
- Do vụ án thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA Việt Nam
- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại
phiên tòa của TANN do không được triệu tập hợp lệ
- Về cùng một vụ án đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án Việt Nam hoặc của TANN đã được Tòa án Việt Nam công nhận trước khi
cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang
giải quyết vụ án
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt NAm
d.Thủ tục kháng cáo, kháng nghị và xét kháng cáo, kháng nghị
Được quy định tại Đ358 và 359 BLTTDS, theo đó đương sự, người đại diện hợp

pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày Tòa án ra quyết định theo quy định tại Đ354 và 355 của BLTTDS
VKS cùng cấp hoặc VKSNDTC có quyền kháng cáo các quyết định của Tòa án
theo quy định tại Đ 354 và 355 của Bộ luật TTDS. Thời hạn kháng nghị của VKS
cùng cấp là 15 ngày, VKSNDTC là 30 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định
Tòa án nhân dân tối cao xét quyết định của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng
nghị trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp cần phải yêu
cầu giải thích theo quy định tại Đ 353 BLTTDS thì thời hạn này được kéo dài
nhưng không quá 2 thấng
Thành phần Hội đồng xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị bao gồm 3 thẩm
phán, trong đó một Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa theo sự phân công của Chánh
tòa Toàn án Phúc thẩm TANDTC


Phiên họp xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành như phiên
họp xét đơn yêu cầu quy định tại Đ 355 BLTTDS
III Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
1. Thực tiễn công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của
Toà án nước ngoài
Thực tế ở Việt Nam có rất ít bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được
công nhận và thi hành tại Việt Nam đúng theo các quy định của pháp luật, mặc dù
số lượng đơn yêu cầu của đương sự được gửi đến Việt Nam không phải là ít. Cụ
thể theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy từ năm 1994-2004 đã nhận được
hơn 150 hồ sơ xin công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài. Các yêu cầu này chủ yêu là của công dân Việt Nam sinh
sống tại Đức, Nga, Ucraina… đã được Tòa án Đức, Nga, … xét xử cho ly hôn, nay
một trong hai bên về nước làm đơn yêu cầu công nhận để có thể kết hôn với người
khác ở Việt Nam
Từ khi có Bộ luật tố tụng dân sự, cho đến năm 2011, Bộ Tư pháp thụ lý được 50

đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài. Như vậy có thể nói trên thực tế ở Việt Nam có rất ít bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam
mặc dù số lượng đơn yêu cầu của đương sự được gửi đến Việt Nam không phải là
ít. Để khắc phục tình trạng đó, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc hiện thực
hóa các quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài
2. Nguyên nhân của thực trạng này
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc giải quyết các yêu cầu công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TANN tại Việt Nam là do:
- Các quy định của pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều thiếu xót, hệ thống pháp luật
chưa hoàn thiện, dẫn đến khi đi vào áp dụng trong thực tiễn lại gặp nhiều vướng
mắc gây khó khăn cho hoạt động công nhận và thi hành quyết định dân sự của
TANN


- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thủ tục xét đơn yêu cầu công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nước ngoài theo pháp luật hiện
nay vẫn còn lỏng lẻo
- Trình độ thẩm phán cũng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Do không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên nên nhiều Thẩm phán
không nắm vững, không thường xuyên cập nhật được chuyên môn của Tư pháp
quốc tế, đặc biệt trình độ ngoại ngữ của đội ngũ thẩm phán còn rất hạn chế
- Cùng với đó là những khó khăn trong việc ủy thác tư pháp. Thực tế khi Tòa án
Việt Nam ủy thác tư phpáp cho Tòa án nước ngoài thì kết quả trả lời thường rất
chậm thậm chí nhiều trường hợp không nhận được sự trả lơì. Chính vì vậy việc lấy
lời khai, tống đạt các văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là rất
khó thực hiện được làm cho việc xét đơn công nhận và cho thi hành kéo dài, vi
phạm thời hạn xem xét công nhận và cho thi hàn
3. Một số kiến nghị

a. Mở rộng thêm nội hàm khái niệm “bản án quyết định của Tòa án nước ngoài”
Thực tế cho thấy, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
của Tòa án nước ngoài không chỉ giới hạn là các bản án, quyết định dân sự mà còn
bao gồm cả các quyết định hành chính, tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước
ngoài. Đẻ đáp ứng được các nhu cầu chính đáng của người dân về công nhận và
cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trong mọi lĩnh vực hoặc của
cơ quan hành chính tư pháp nước ngoài , chúng ta nên mở rộng nội hàm khái niệm
bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trong quy định của Bộ luật TTDS
b. Hoàn thiện, bổ sung các Điều ước quốc tế về mới về công nhận và cho thi hành
tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
- Cần đẩy mạnh việc ký kết các Điêu ước quốc tế mới về công nhận và cho thi
hành tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
- Sửa đổi bổ sung các Điều uốc quốc tế hiện hành chưa phù hợp về công nhận và
cho thi hành tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
c. Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước


Trước hết đó là TANDTC, TAND tình, thành phố trực thuộc trung ương, vì là cơ
quan trực tiệp giải quyết các yêu cầu công nhận và cho thi hành nên qua đó Tòa án
có thể trực tiếp rút ra những kinh nghiệm, do đó phải tổng kết được thực tiễn, từ đó
rút ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật, giúp các cơ quan soạn thảo văn
ban pháp luật đánh giá đúng hiện trạng pháp luật Việt Nam hiên nay về vấn đề này
VKSNDTC cần đẩy mạnh vai trò của mình hơn trong việc giám sat, hướng dẫn áp
dụng thống nhất pháp luạt trong lĩnh vực này
Bộ tư pháp cần phải nghiên cứu, tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định của
BLTTDS, từ đó đưa ra những đề xuất với Chính phủ và Quốc hội sửa đổi, bổ sung
những điểm chưa hợp lý của pháp luật
Cùng với đó, viejc nâng cao trình độ cho đội ngũ casb bộ tòa án và cán bộ thi hành
án trong lĩnh vực công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trình độ tiêng Anh.

C. Kết luận
Có thể nhận thấy chế định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài đã có những cơ sở pháp lý khá hoàn thiện được ghi nhận trong
pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật thế giới: Cụ thể Bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài phải có hiệu lực pháp luật trên lãnh thổ nươc tuyên bản án,
quyết định đó; bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoafiphair được cơ quan
có thẩm quyền tuyên, các thủ tục tố tụng phải được đảm bảo việc công nhận và cho
thi hành quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, không trái với trậ tự công cộng


Danh mục tài liệu tham khảo







Một số vấn đề pháp lý cơ bản về công nhận và co thi hành bản án quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp-Trần Thị
Thảo, Hà Nội 2011
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế , Đỗ Thế Bình, Luận văn
thạc sĩ luật học, Hà Nội 2012
Giáo trình tư pháp quốc tế, trường Đại học luật Hà Nội
T.S Nguyễn Trung Tín, Về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Toàn án nước ngoài, trọng tài quốc tế




×