XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
MỤC LỤC
1. BÀN VỀ ĐỊNH NGHĨA.
1.1 Vật chưa ai xác lập quyền sở hữu
1.2 Vật vô chủ
1.3 Vật không xác định chủ sở hữu
1.3.1 Vật bị đánh rơi, bỏ quên
1.3.2 Vật bị chôn giấu, chìm đắm
1.3.3 Gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước đi lạc
1.3.4 Các trường hợp khác
2. XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ
HỮU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH.
2.1 Khái quát về sở hữu và quyền sở hữu
2.1.1 Khái niệm sở hữu và quan hệ sở hữu
2.1.2 Khái niệm quyền sở hữu
2.2 Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu theo
quy định của pháp luật VN hiện hành
2.2.1 Nội dung quyền sở hữu
2.2.2 Căn cứ xác lập quyền sở hữu
2.2.2.1
Đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm
2.2.2.2
Đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên
2.2.2.3
Đối với gia súc
2.2.2.4
Đối với gia cầm
2.2.2.5
Đối với vật nuôi dưới nước
2.2.2.6
Đối với các trường hợp khác
3. NHÌN RA PHÁP LUẬT THẾ GIỚI.
1. BÀN VỀ ĐỊNH NGHĨA:
Trên nguyên tắc, mọi vật đều là đối tượng của quyền sở hữu, nghĩa là mọi vật đều
có chủ sở hữu. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có các vật mà quyền sở hữu không được xác
lập. Chúng được xếp vào các nhóm sau:
-
Vật chưa ai xác định quyền sở hữu.
1
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
-
Vật vô chủ.
Vật không xác định chủ sở hữu.
Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về vật không xác định chủ sở
hữu. Vì vậy, để “khoanh vùng” một cách khoa học, ta xem vật không xác định chủ sở
hữu là những vật không phải là vật vô chủ và vật chưa ai xác định chủ sở hữu.
1.1
Vật chưa ai xác định chủ sở hữu:
Trong nhóm này chỉ có thể kể đến thú hoang (ví dụ: mèo hoang, chó hoang…);
thú hoang dã (ví dụ: sóc, khỉ trong vườn…); cá, tôm trong tự nhiên… với điều kiện phải
tuân theo các luật lệ về săn bắn và quyền sở hữu được xác lập bằng sự chiếm hữu.
1.2
Vật vô chủ:
Theo Đ139 Bộ luật Dân sự (BLDS) thì những vật mà “chủ sở hữu đã từ bỏ quyền
sở hữu đối với vật đó”, nếu là bất động sản thì thuộc về Nhà nước, chỉ riêng các động sản
được xem như vật vô chủ.
Có hai loại vật vô chủ là vật đã bị chủ sở hữu tuyên bố công khai từ bỏ quyền sở
hữu chết mà không có người thừa kế. Nhưng hai loại này có cách giải quyết khác nhau.
Một được xử lý bằng cách xác lập quyền sở hữu, một được xử lý bằng con đường nhà
nước hưởng tài sản không người thừa kế. Theo đó, một vật trở thành vật vô chủ khi có
một văn bản hoặc tuyên bố, hành động thể hiện rõ ràng sự từ bỏ quyền sở hữu một cách
có chủ ý, người chủ sở hữu phải có mong muốn, dự định từ bỏ quyền sở hữu. Như vậy
một vật cũng bị vứt bỏ có chủ ý, nhưng do chủ sở hữu nhất thời chưa suy nghĩ. Ví dụ như
khi giận, khi tự ái mà ném bọc tiền ra đường; vô tình để sót chiếc nhẫn vàng trong bọc
rác và vứt vào sọt rác… thì vật đó cũng không được xem là vật vô chủ.
1.3
Vật không xác định chủ sở hữu:
Dựa vào hai định nghĩa trên, ta có thể xác định những vật nằm ngoài phạm vi vật
chưa ai xác lập quyền sở hữu và vật vô chủ chính là vật không xác định chủ sở hữu.
Chúng có thể là các trường hợp sau:
1.3.1 Vật bị đánh rơi, bỏ quên:
2
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
Vật bị đánh rơi là vật rời khỏi sự quản lý mà chủ sở hữu không biết. Vật đánh rơi
thường được hiểu là các động sản có kích thước nhỏ, có thể cầm tay hay mang theo (tư
trang, túi xách…). Tuy vậy, nếu người chủ hoặc người quản lý đang trên phương tiện di
chuyển, thì vật đánh rơi có thể có kích cỡ lớn hơn (nhưng nếu sau khi đánh rơi, mặc dù
biết nhưng họ bỏ đi luôn mà không quay lại nhặt, thì có thể suy đoán là họ đã từ bỏ).
Vật bị bỏ quên là những vật dụng, tiền bạc mà người chủ hoặc người quản lý do
sơ suất mà bỏ quên, rời khỏi sự quản lý (trực tiếp hoặc gián tiếp) ngoài ý muốn của họ.
Kích thước của vật bị bỏ quên có thể lớn hơn như thùng hàng, máy móc… Nếu thấy một
vật bỏ lại ở khu vực công cộng nhưng không có bằng chứng cho thấy nó đã bị chủ sở hữu
từ bỏ, thì đó là “vật bị đánh rơi/ bỏ quên”. Tuy vậy cũng phải dựa vào thời gian vật đó bị
bỏ lại nơi công cộng mới có thể xác nhận đó là vật bị đánh rơi/ bỏ quên. Ví dụ: chiếc xe
đạp dựng trên vỉa hè, thuyền neo ở bờ sông mới chỉ vài tiếng đồng hồ thì không thể xem
là “vật không xác định chủ sở hữu”.
Trong nhiều trường hợp, rất khó có sự phân biệt giữa các vật bị đánh rơi, bỏ quên.
Đôi khi, vật đánh rơi và vật bỏ quên được đồng nhất, vì người ta không biết chắc đó là
vật bị bỏ quên hay bị đánh rơi. Ví dụ: hành khách để một chiếc ví trên ghế trước khi rời
khỏi xe, sau đó thì xuống xe và không mang theo – chúng ta khó có thể khẳng định chiếc
điện thoại đó là vật bị đánh rơi, hay vật bị bỏ quên. Bởi vậy, đường lối xử lý cả hai
trường hợp này là như nhau.
1.3.2 Vật bị chôn giấu, chìm đắm:
Vật bị chôn giấu là các động sản bị chôn vùi hay cất giấu một cách cố ý mà trong
tình trạng không xác định được ai là chủ sở hữu, và sự hiện hữu của nó chỉ được biết đến
khi được khám phá (trừ các trường hợp như bị chôn xuống để bỏ, tiêu hủy…). Nếu vật
3
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
không phải do cố ý chôn giấu mà bị vùi lấp thì không được xem là vật bị chôn giấu. Ví
dụ: lốc xoáy, bão, lở đất… khiến vật bị vùi sau lớp đất đá.
Vật bị chìm đắm là các vật có tình trạng tương tự vật bị chôn giấu nhưng bị chìm
đắm ở nội thủy, lãnh hải Việt Nam hoặc trôi nổi trên biển hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam,
trừ các trường hợp như: bị đắm tàu mà chưa thực hiện việc trục vớt…
1.3.3 Gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước đi lạc:
Gia súc là những vật nuôi có bốn chân, đẻ con, có lông tơ. Ví dụ: trâu, bò, chó,
heo, dê, ngựa…
Gia cầm là những vật nuôi có hai chân, đẻ trứng và có lông vũ. Ví dụ: gà, vịt,
chim…
Ngày nay, người ta nuôi thêm nhiều loại vật nuôi mới (rùa, trăn, rắn, nhện, chuột
hamster…) mà ta khó có thể xác định nó thuộc gia súc hay gia cầm. Dựa vào BLDS có
thể nhận thấy rằng tiêu chí để phân chia ranh giới giữa “gia súc” và “gia cầm” là tuổi thọ
của loài vật, bởi vì với một con vật có tuổi thọ 1 - 2 năm nếu được xếp chung với những
vật nuôi có tuổi thọ 20 – 30 năm mà sự sở hữu được xác lập sau 6 tháng thì thật không
công bằng: 6 tháng của 1 năm và 6 tháng của 20 năm rất chênh lệch. Bên cạnh đó giá trị
kinh tế cũng là một tiêu chí để phân chia: gia súc thường có giá trị kinh tế cao hơn gia
cầm. Vì vậy, những động vật có vòng đời ngắn, giá trị kinh tế thấp sẽ được xếp chung với
nhóm gia cầm và ngược lại. Ví dụ: đà điểu - mặc dù là một loài chim, nhưng chúng nên
được xếp vào nhóm gia súc thay vì gia cầm vì tuổi thọ dài, giá trị kinh tế cao.
Vật nuôi dưới nước là cá, tôm, cua, ghẹ, trai… và cả những động vật lưỡng cư
như cá sấu, ếch…
1.3.4 Các trường hợp khác:
4
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
Như trên đã đề cập, một số trường hợp như vật bị vứt bỏ, ném đi nhưng không do
chủ quan ý chí người sở hữu khi suy nghĩ kĩ quyết định, vật bị chôn vùi không do chủ ý
người sở hữu… thì được xem là vật không xác định chủ sở hữu.
Ngoài ra, cũng có những vật “không xác định được chủ sở hữu” theo nguyên tắc
chung. Tức là, các vật được phát hiện trong nhiều trường hợp khác, nhưng không phải
thuộc trường hợp bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm mà chỉ đơn thuần là
khi phát hiện không xác định được chủ sở hữu. Ví dụ: con chó của nhà A tha về một
chiếc giày da, nhưng không biết của ai. Hay như khi xảy ra chiến tranh, người dân phải
“bỏ của chạy lấy người”, thì không có nghĩa họ đã từ bỏ, bỏ quên hay đánh rơi những đồ
vật đó, mà là trong trường hợp cấp bách họ không thể mang theo. Khi được phát hiện thì
chúng là vật không xác định chủ sở hữu.
Giả sử có trường hợp chủ bãi giữ xe A phát hiện kẻ gian dùng một chiếc xe đạp cũ
của ai đó để đánh tráo chiếc xe đạp mới của khách, rồi lấy trộm xe mới. Cuối ngày, xe
mới bị mất, nhưng còn lại xe cũ không ai nhận, và xác định chắc chắn không phải là xe
đã được gửi trong bãi. Nhưng đây không phải là vật bị bỏ quên, bị đánh rơi, bị chôn giấu
hay bị chìm đắm. Đây cũng không phải là vật vô chủ (vì không có ai tuyên bố minh thị là
đã từ bỏ xe đó). Vậy, người ta xem xe này là xe không xác định được chủ sở hữu – vì
không biết ai chủ đích thực của chiếc xe. Hoặc chủ nhà thức dậy vào buổi sáng, phát hiện
trong sân nhà mình có ai đó quăng vào một túi đựng nhiều tài sản – nhưng đây không thể
vật bị đánh rơi hay bị bỏ quên, cũng không phải là vật bị từ bỏ quyền sở hữu (có thể kẻ
trộm lấy và bị rượt đuổi và quăng vào nhà để phi tang và dễ thoát thân; cũng có thể là
người buôn lậu bị cảnh sát kinh tế hoặc quản lý thị trường truy đuổi; hoặc thậm chí có
người bị kẻ cướp rượt để cướp, nên đã nhanh trí quẳng vào nhà của người chủ nọ, nhằm
tránh bị sát hại và cướp mất tài sản) 1. Nói chung là không rõ nguồn gốc cụ thể, nhưng
chắc chắn cũng không phải là bị từ bỏ quyền sở hữu. Những vật đó đều được xem như
vật không xác định chủ sở hữu.
1 Ví dụ của TS. Lê Minh Hùng, khoa Luật Dân sự - Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
5
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
Tóm lại, ta có thể định nghĩa “vật không xác định chủ sở hữu” là tài sản vốn
thuộc quyền sở hữu của công dân do người chủ sở hữu đã làm mất, thất lạc do đánh rơi,
bỏ quên, bị đánh cắp… hoặc những vật bị chôn giấu, chìm đắm, hoặc bị mất do những
trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai… cho đến lúc nhặt được, thu được,
phát hiện được vẫn không biết ai là chủ sở hữu.
2. XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ
HỮU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH:
2.1. Khái quát về sở hữu và quyền sở hữu:
Chế định sở hữu là chế định quan trọng nhất của pháp luật dân sự vì như chúng ta
biết: vấn đề quyền sở hữu mà trước hết là quyền sở hữu về tư liệu sản xuất có quan hệ
chặt chẽ tới lợi ích cơ bản của các giai cấp trong xã hội, vì vậy nó là vấn đề trung tâm của
mọi cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử. Giai cấp bị trị thì lấy việc xác lập quyền sở hữu
của mình đối với tư liệu sản xuất làm mục tiêu đấu tranh, làm yêu cầu của mọi cách
mạng. Giai cấp thống trị thì dùng pháp luật để củng cố và bảo vệ chế độ chiếm hữu tư
liệu sản xuất của giai cấp mình, coi đó là công cụ sắc bén để tiến hành đấu tranh giai cấp
chống các giai cấp đối lập.
Mặt khác trong các quyền tài sản thì quyền sở hữu là quyền quan trọng nhất. Bởi
vì thông thường thì người ta không thể đem bán, cho, trao đổi hay làm di chúc để lại tài
sản ấy và các quan hệ khác nhau như quan hệ về hợp đồng, quan hệ về thừa kế được xác
lập mục đích cũng là để có quyền sở hữu. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề sở hữu và
quyền sở hữu là rất quan trọng trong pháp luật dân sự.
2.1.1. Khái niệm sở hữu và quan hệ sở hữu:
- Sở hữu là một phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ phát sinh trong quá trình chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
- Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về tài sản. Trong đó chỉ rõ tài
sản thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
6
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
2.1.2. Khái niệm quyền sở hữu:
- Hiểu theo nghĩa khách quan: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được pháp
luật điều chỉnh.
- Hiểu theo nghĩa chủ quan: Các quyền năng cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản của chủ sử hữu đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu hộ pháp
của mình.
2.2. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu
theo quy định của pháp luật VN hiện hành:
2.2.1. Nội dung quyền sở hữu:
Gồm ba quyền được quy định trong BLDS 2005:
- Quyền chiếm hữu (Điều 182 – 191).
- Quyền sử dụng (Điều 192 – 194).
- Quyền định đoạt (Điều 195 – 199).
Người chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có cả ba quyền trên nhưng người phát
hiện, nắm giữ vật không xác định chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu mà không được
quyền sử dụng, định đoạt; trừ một số trường hợp đặc biệt đối với gia súc và gia cầm.
Muốn trở thành người sở hữu hợp pháp, người chiếm hữu cần phải tuân theo các
căn cứ theo pháp luật.
2.2.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu:
Tùy thuộc vào đối tượng mà pháp luật có các quy định khác nhau về cách xử sự
đối với vật không xác định chủ sở hữu. Dựa vào cách phân chia theo định nghĩa ở phía
trên mà ta phân thành các trường hợp sau:
2.2.2.1. Đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm (Điều 240 BLDS):
7
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
Sau khi trừ chi phí tìm kiếm và bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác
định như sau:
•
Là di tích lịch sử, văn hóa: quyền sở hữu thuộc về Nhà nước; người tìm thấy vật
đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
• Không phải là di tích lịch sử, văn hóa:
o Có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định: thuộc sở
hữu của người tìm thấy;
o Có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định: người
tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định mức lương tối thiểu
chung là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng so với mức 830.000 đồng/
tháng như trước đây. Nghị định được tính hưởng từ 01/05/2012 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/06/2012.
2.2.2.2. Đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên (Điều 241 BLDS):
Khi nhặt được vật bị đánh rơi, bỏ quên, nếu biết ai là chủ sở hữu thì phải thông
báo hoặc trả lại vật cho người đó, nếu không thì phải thông báo công khai hoặc giao nộp
cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc cho công an cơ sở gần. Lúc nhận được vật, UBND
hoặc công an cơ sở phải lập biên bản, niêm phong vật theo đúng thủ tục và dùng các biện
pháp công khai như dán thông báo, phát lên loa phát thanh để có thể thông báo cho chủ
sở hữu biết mà nhận lại.
Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, nếu vẫn không xác định được chủ
sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận:
•
Nếu vật bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử, văn hóa: vật đó thuộc Nhà nước;
người nhặt được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của
pháp luật.
• Nếu vật bị đánh rơi, bỏ quên không phải là di tích lịch sử, văn hóa:
8
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
Có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định: vật thuộc
sỡ hữu của người nhặt được.
Có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định: sau
khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt
quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại
thuộc Nhà nước.
2.2.2.3. Đối với gia súc (Điều 242 BLDS):
Tương tự như với vật bị đánh rơi, bỏ quên, nhưng sau sáu tháng, kể từ ngày thông
báo công khai mà không có người đến nhận thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt
được; nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là một năm.
Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt
được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra. Nếu gia súc bị thất lạc chỉ sinh ra
được một con thì hai bên sẽ thỏa thuận (chẳng hạn như quy đổi thành tiền). Còn nếu số
gia súc được sinh ra là số lẻ thì con bị lẻ ra được chia tương tự cách chia như trên, để đảm
bảo quyền lợi cho hai bên. Nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc, như bỏ đói, hành hạ, gia súc
bị bệnh nhưng không có biện pháp cứu chữa thì phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu.
Khi chủ sở hữu tới nhận lại thì phải trả cho người chiếm hữu tiền công nuôi giữ và
các chi phí khác (như tiền khám chữa bệnh, tiêm vắc-xin…) cho gia súc.
2.2.2.4. Đối với gia cầm (Điều 243 BLDS):
Căn cứ xác lập quyền sở hữu gia cầm đi lạc tương tự như đối với trường hợp gia
súc. Tuy nhiên do vòng đời của gia súc ngắn hơn và giá trị kinh tế thường thấp hơn gia
súc nên thời hiệu xác lập quyền sở hữu cũng sẽ ngắn hơn. Cụ thể: “Sau một tháng, kể từ
ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia cầm đó thuộc sở hữu của
người bắt được”.
Tuy nhiên khác với gia súc, trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt
được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra. Đó là bởi vì hoa lợi của gia súc
9
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
(thường là trứng) có thể được sản xuất ra hàng ngày, giá trị không cao, lại không thể bảo
quản được lâu. Nếu có cất giữ, sau một tháng chủ sở hữu tới nhận thì cũng đã bị hư hỏng
phần lớn. Nói một cách khác, đó là sự “phí phạm”.
Như vậy có thể nói rằng trường hợp chiếm hữu gia cầm đi lạc là một ngoại lệ
trong sự chiếm hữu đối với vật không xác định chủ sở hữu. Sự “nâng cấp” thêm mục
“hưởng hoa lợi” (quyền sử dụng) này là một quyền thiết thực cần phải có. Tuy nhiên, nếu
lật lại vấn đề thì mặc dù pháp luật không quy định nhưng người chiếm hữu có được
quyền hưởng hoa lợi từ gia súc đi lạc hay không? Ngoại trừ một số ít trường hợp như
lông cừu có thời gian tái phục hồi hoa lợi lâu, còn lại như: sữa dê, bò, cừu…; sức kéo của
trâu, bò, ngựa…là những thứ hồi phục nhanh, thậm chí có thể cho sản xuất hàng ngày,
cho giá trị kinh tế cao thì việc không cho khai thác những lợi ích này cũng là một sự “phí
phạm”, với điều kiện sự khai thác đó không làm ảnh hưởng xấu tới vật nuôi. Hơn nữa
việc cho phép khai thác hoa lợi còn gián tiếp bảo vệ gia súc, bảo vệ quyền lợi của cả
người chiếm hữu lẫn người sở hữu. Ví dụ: việc nuôi một con bò sữa là vô cùng đắt đỏ và
nặng nhọc: trung bình một ngày một con bò sữa ăn 18 kg thức ăn hỗn hợp và 20 kg cỏ
tươi. Nếu người chiếm hữu nuôi ròng sáu tháng thì liệu con bò có thể được chăm sóc đầy
đủ khi mà chi phí “ngất ngưởng” như thế? Lúc người sở hữu đến nhận lại một con bò gầy
mà phải trả tiền công nuôi cao cũng thật khó xử. Nếu khai thác nguồn sữa bò 20 lít/ngày
của con nó, thì người chiếm hữu có chi phí chăm nuôi con bò tốt hơn, người sở hữu lúc
nhận lại bò cũng bớt được tiền công nuôi do trừ vào khoản lợi thu được từ con bò, hơn
nữa tạo được sản phẩm cho xã hội.
Do đó nên tùy vào loại lợi tức (phục hồi nhanh hay chậm) mà có thể khai thác
nguồn lợi tức của gia cầm, gia súc thất lạc.
2.2.2.5. Đối với vật nuôi dưới nước (Điều 244 BLDS):
Vật nuôi dưới nước có đặc tính là: khó phân biệt giữa các cá thể cùng loài, vì
chúng thường ở dưới mặt nước, lại được nuôi theo đàn với số lượng lớn nên ta ít có khả
10
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
năng quan sát phân biệt. Vì vậy, khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự
nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác, ta khó có thể nhận ra đâu là của mình. Trên thực
tế, việc cá, tôm di chuyển tự nhiên thường xảy ra khi có lũ lụt nên tầm ảnh hưởng trên
một khu vực lớn, số cá, tôm theo dòng nước bơi đi khắp nơi, có thể ra sông, hồ, cũng có
thể vào ruộng, ao, hồ của nhà người khác, thế nên rất khó cho chủ sở hữu muốn tìm lại
vật nuôi của mình.
Vì vậy trong BLDS quy định: “Người có ruộng, ao, hồ mà phát hiện ra có vật nuôi
dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của
mình thì phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau một tháng không
có người đến nhận thì vật nuôi thuộc quyền sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó”. Còn
nếu không có dấu hiệu riêng biệt thì chúng sẽ thuộc quyền sở hữu của người có ruộng, ao
hồ.
2.2.2.6 Đối với các trường hợp khác:
Các trường hợp không nằm trong những diện trên thì được quy về cách xử sự theo
nguyên tắc chung đối với vật không xác định chủ sở hữu được quy định tại Đ239 BLDS.
3. NHÌN RA PHÁP LUẬT THẾ GIỚI:
Trên thế giới hiện nay, việc xác định quyền sở hữu đối với những vật không xác
định chủ sở hữu chia làm ba xu hướng chính, mà phân hóa rõ ràng nhất là đối với vật bị
chôn giấu, chìm đắm (không tính trường hợp là vật có giá trị văn hóa, kinh tế, nghệ thuật
và xã hội thì thuộc quyền sở hữu của Nhà nước – vì ở hầu hết các quốc gia đều quy định
như vậy). Đó là:
-
Xu hướng thứ 1: vật tìm được là hoàn toàn hoặc phần lớn giá trị thuộc về
-
người tìm thấy (đại diện là Việt Nam: Đ240 BLDS).
Xu hướng thứ 2: vật tìm được hoàn toàn thuộc về sở hữu Nhà nước (đại diện
là Cộng hòa Pháp: “tài sản vô chủ, vắng chủ là tài sản quốc gia” – Đ539
BLDS).
11
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
-
Xu hướng thứ 3: vật tìm thấy được chia đôi cho người phát hiện và người sở
hữu bất động sản mà trong đó vật được tìm thấy (đại diện là Nhật Bản: Đ241
BLDS và Đ13 Luật về tài sản đánh rơi).
Ở Việt Nam cũng như một số các nước khác trên thế giới, nếu muốn sở hữu vật bị
đánh rơi, bỏ quên thì phải chứng minh vật mình nhặt được là vật vô chủ hoặc mình là chủ
sở hữu của vật đó. Đương nhiên việc chứng minh đó đôi lúc rất rắc rối phức tạp. Xin
được lấy chuyện Trạng Quỳnh ăn cắp con mèo của nhà Vua ra làm ví dụ. Trạng thấy vua
suốt ngày chỉ lo chăm chút, chơi đùa với con mèo, bỏ bê chính sự nên đã trộm con mèo
về nhà và dạy nó không được ăn sơn hào hải vị mà phải ăn cơm nguội. Khi vua phát hiện
và đòi trả mèo, Trạng Quỳnh bắt vua phải chứng minh bằng cách đặt hai dĩa thức ăn, một
là sơn hào hải vị, một là cơm nguội cho con mèo chọn. Và vì đã quen và sợ đòn roi nên
con mèo đã chọn ăn cơm của Trạng Quỳnh. Vua biết con mèo là của mình nhưng không
cách gì chứng minh được nên cũng đành phải chịu mất mèo.
Rõ ràng việc chứng minh là không hề dễ. Đặt một trường hợp như sau: chị B đi
nhặt nhôm nhựa thì thấy trong vườn nhà anh A có nhiều vỏ chai vất lăn lóc nên vô lượm.
Chị B lúc nhặt vô tình thấy một cái hũ bị chon dưới đất nên đào lên thì thấy đó là hũ
vàng. Anh A trong nhà chạy ra thấy vậy thì đòi lại và nói là vàng của ông bà chôn xuống
đó để chống bị trộm. Chị B không chịu, nói là vàng của mình đào được thì thuộc sở hữu
của chị. Lúc đó, quyền sở hữu thuộc về ai chỉ dựa vào kết quả chứng minh. Cho dù nếu
như hũ vàng là của anh A thật nhưng không thể chứng minh thì cuối cùng cũng phải chịu
mất số vàng. Còn nếu có thể chứng minh thì dù hũ vàng không phải của mình nhưng anh
A nghiễm nhiên được hưởng số vàng kia. Nếu ở Việt Nam, việc chứng minh sẽ xảy ra vô
cùng gay gắt bởi kiểu “được ăn cả, ngã về không”: chứng minh được thì hưởng toàn bộ
hoặc phần lớn, còn không thì không có gì cả. Nếu là ở Pháp thì cũng tương tự, nhưng một
bên là Nhà nước, một bên là người phát hiện tài sản. Còn nếu đó là ở Nhật Bản, anh A
chứng minh được đó là vàng của mình thì sẽ trích thưởng cho chị B từ 5% - 20% giá trị,
không chứng minh được thì anh A và chị B chia đôi số vàng.
12
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
Trong cách giải quyết sự vụ trên, luật pháp cả ba nước đều trước hết bảo vệ quyền
sở hữu chính đáng của người sở hữu. Tuy nhiên nếu quá trình chứng minh không thành
công, rủi ro trong cách giải quyết của Việt Nam và Pháp rất lớn khiến sự việc gay gắt
hơn. Trong khi đó ở Nhật Bản, quyền lợi của người sở hữu bất động sản (anh A) và
người tìm thấy (chị B) được san sẻ công bằng. Do đó nên rủi ro và tính gay gắt được
giảm thiểu đáng kể. Tính nhân đạo và sự khôn khéo trong cách xử lý này của Nhật Bản
rất đáng được các nước học hỏi, đặc biệt là ở các nước đề cao sự đoàn kết, tương thân
tương ái như Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU
1. Luật Dân sự Việt Nam (lược khảo), tài sản và quyền sở hữu, quy chế đất đai và
2.
3.
4.
5.
6.
7.
quyền sở hữu nhà ở - TS. Nguyễn Mạnh Bách.
Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam – TS. Nguyễn Ngọc Điện.
Từ điển luật học – NXB Từ điển Bách khoa.
Bộ Luật dân sự Việt Nam – NXB Chính Trị Quốc Gia.
Bình luận khoa học bộ luật dân sự Nhật Bản – NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
Bộ luật Dân sự của nước Cộng Hòa Pháp – NXB Chính Trị Quốc Gia.
Tập bài giảng những vấn đề chung về luật dân sự - Trường đại học Luật TP.Hồ Chí
Minh.
8. Tập bài giảng những vấn đề chung về tài sản và thừa kế - Trường đại học Luật
TP.Hồ Chí Minh.
Cùng với sự trợ giúp, tư vấn tận tình của TS. Lê Minh Hùng khoa Luật Dân sự - Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh.
14