Chế độ tài sản chung của vợ chồng được qui định tại các Điều 27, 28
Luật HN&GĐ năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ
cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân
được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo qui định của pháp
luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng). Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn
tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt
khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; một bên vợ, chồng chết hoặc
bị Toà án tuyên bố là đã chết).
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản
lý sử dụng, định đoạt tài sản chung xuất phát từ mâu thuẫn về tình cảm, song họ
không muốn ly hôn nhưng muốn được độc lập về tài sản để tránh phát triển mâu
thuẫn và được độc lập trong cuộc sống…)
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu
chung hợp nhất.
Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ
chồng. Theo đó, việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn
gốc phát sinh tài sản. Cụ thể tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản
sau:
- Tài sản do vợ chồng làm ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất
kinh doanh trong thời kì hôn nhân;
- Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: tiền
lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài
sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
1
- Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được thu nhập bằng thu nhập nói trên;
- Tài sản mà vợ chồng được tặng, cho chung hoặc thừa kế chung;
- Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ
hoặc chồng được thừa kế riêng hay tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng
đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung theo pháp luật quy định là tài sản
chung.
Như vậy, tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng do vợ, chồng
tạo ra bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn nhân
chấm dứt và những tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy
định. Cơ sở pháp lý để xác định nhưng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu là tài
sản chung của vợ chồng chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có ghi
tên của cả vợ và chồng.
Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (khoản 2 Điều 219 Bộ
luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Như vậy, về nguyên tắc, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau
trong việc xây dựng, phát triển và duy trì khối tài sản, đồng thời họ cũng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối
với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Đảm bảo cho vợ chồng cùng nhau xây
dựng gia đình và lao động tạo ra tài sản vì lợi ích chung của gia đình. Những quy
định đó còn là cơ sở trong việc chia tài sản chung của vợ chồng.
2. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời
cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng về vấn đề tài sản, luật hôn
nhân và gia đình quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Như
2
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung của
vợ chồng khi vợ, chồng chết và chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly
hôn. Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là quy định mới của
Luật hôn nhân và gia đình 1986 và Luật hôn nhân và gia đình 2000 so với Luật
hôn nhân và gia đình năm 1959.
Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân:
“1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng,
thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có
thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn
bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
về tài sản không được pháp luật công nhận”.
Quy định này được áp dụng từ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Tuy
nhiên, cho đến nay các án kiện mà vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân không nhiều. Đó là do tính chất của quan hệ hôn nhân.
Vợ chồng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ là trường
hợp đặc biệt ngoại lệ.
1. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Một số trường hợp vì lý do kinh doanh buôn bán mà vợ chồng cần phải
“chớp thời cơ” để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, liên quan đến tài vốn
mà người vợ hoặc người chồng không đủ dùng vào công việc đầu tư kinh doanh,
buôn bán; khi sử dụng tài sản chung, phía người chồng hoặc người vợ kia lại
không đồng ý sử dụng vào công việc kinh doanh, buôn bán đó do không nhận
thức được công việc làm ăn của người vợ hoặc người chồng mình hay vì lý do
3
nào đó. Người vợ hoặc người chồng đã yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân với mục đích lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản
chung để làm vốn đầu tư kinh doanh. Mặt khác, quy định này còn nhằm bảo vệ
lợi ích gia đình, bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình
tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra.
- Trường hợp vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng (như trước
khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc người chồng đó đã vay
nợ (một khoản tiền hay tài sản) sử dụng vào nhu cầu riêng). Nếu tài sản riêng
không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được về việc lấy tài sản
chung để trả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân để người vợ, chồng lấy phần tài sản của mình
trong khối tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà mình đã vay
của người khác.
Quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn
nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng cũng như
quyền lợi của những người khác có liên quan tới tài sản của vợ chồng.
- Trường hợp có lý do chính đáng khác: Việc xác định có lý do chính đáng
để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là xuất phát từ lợi ích
của gia đình, lợi ích của vợ chồng hoặc của người thứ ba. Vì vậy, lý do chính
đáng khác để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tồn tại tùy
từng trường hợp khác nhau.
Xuất phát từ thực tế đời sống xã hội: có một số trường hợp vì lý do nào
đó, vợ chồng dù có mâu thuẫn sâu sắc, nhưng không muốn ly hôn mà chỉ muốn
ra ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung (như vợ chồng đã già, dù có mâu
thuẫn sâu sắc nhưng ly hôn sợ ảnh hưởng đến hòa khí của gia đình, con, cháu lo
buồn, hàng xóm chê cười, họ chỉ yêu cầu chia tài sản chung…). Hệ thống pháp
4
luật hôn nhân và gia đình của nước ta từ cách mạng tháng Tám đến nay hoàn
toàn không có quy định về vấn đề “ly thân”.
Ly thân là một giải pháp nhằm giải tỏa xung đột trong quan hệ vợ chồng,
mặt khác, thời hạn mà vợ chồng sống ly thân do Tòa án quyết định sẽ tạo cơ hội
để vợ chồng suy xét lại, nhằm hàn gắn mâu thuẫn giữa vợ chồng, vợ chồng
chung sống đoàn tụ không phải ly hôn; nếu không thể đoàn tụ, vợ chồng có
quyền yêu cầu Tòa án chuyển đối bản án của Tòa án đã quyết định cho vợ chồng
được ly thân trước đó thành bản án ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng
trước pháp luật.
Luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta không quy định về vấn đề “ly
thân” giữa vợ chồng. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt
phương diện, trong đó bình đẳng về quyền nhân thân của vợ chồng khi lựa chọn
nơi cư trú chung (Điều 55 BLDS 2005; Điều 20 luật HN&GĐ 2000). Vợ chồng
sống chung hay ở riêng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh nghề nghiệp và
nguyện vọng của các cặp vợ chồng. Hơn nữa, việc vợ chồng chung sống trong
quan hệ hôn nhân là quyền của vợ chồng, là một vấn đề riêng tư pháp luật không
thể can thiệp vào.
Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ hơn về các
trường hợp để vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: khi
vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do
chính đáng khác (như vấn đề tuổi già, vợ chồng mâu thuẫn nhưng không muốn
ly hôn mà chỉ muốn ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân…).
2. Quyền yêu cầu chia và hình thức chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân.
5