Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích nguyên tắc tập trung – dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.87 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay không mấy ai còn lạ lẫm với
cụm từ hành chính Nhà nước nữa. Nhưng để thật sự hiểu và biết rõ vê lĩnh
vực này thì không hẳn là dễ dàng và ai cũng biết. Từ thực tiễn như vây luật
hành chính đã được đưa vào hệ thống các môn học nghiên cứu luật với tên
gọi Luật hành chính nhà nước.
Thật vậy, Luật hành chính nhà nước không thể tách rời những quan hệ
xã hội mà nó hướng tới nhằm ổn định hay thay đổi cho nên đối tượng điều
chỉnh của luật hành chính không phải là bản thân quản lí hành chính nhà
nước mà là những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình hoạt động quản
lí hành chính nhà nước. Do đó luật hành chính gần như bao chùm toàn bộ
các lĩnh vực trong đời sống. Vì lẽ đó mà luật hành chính cần được xây dựng
một cách quy củ, hợp lí, tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong đó
phải kể đến nguyên tắc tập trung dân chủ thuộc các nguyên tắc về chính trị xã hội. Nguyên tắc này đã đem lại nhiều thuận lợi cho công tác quản lí hành
chính nhà nước. Phần nào thấy được điều đó em đã chọn đề tài: Phân tích
nguyên tắc tập trung – dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này
trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

____Trang 2____


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3



NỘI DUNG
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỂ CÁC NGUÊN TẮC CƠ BẢN
TRONG QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH:
1, Khái niệm về nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước:
Nguyên tắc được hiểu là “những điều cơ bản nhất thiết phải tuân theo
trong một loạt các việc làm”1 thì nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà
nước được hiểu là những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung để cập
tới những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lí
hành chính nhà nước.
2, Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính
nhà nước:
- Các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước mang tính chất khách
quan bởi vì chúng được đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy
luật phát triển khách quan. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tố
chủ quan bởi vì chúng được xây dựng bởi con người dựa trên những nhận
thức chủ quan để xây dựng.
- Các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước có tính ổn định cao
nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình
phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản
lí hành chính nhà nước.
- Có tính độc lập tương đối với chính trị và trong nguyên tắc quản lí
hành chính còn có những nguyên tắc riêng, đặc thù. Tuy nhiên trong chính
trị và quản lí hành chính nhà nước vẫn có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
- Mỗi nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước lại có nội dung riêng,
phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lí nhà nước nhưng nhưng
cúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.
1

Tr 162, Từ điển tiếng Việt, Nxb khoa học xã hội – trung tâm từ điển học, H.1994


____Trang 3____


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3

3, Các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước:
Các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước với nội
dung rất đa dạng và phong phú, có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với
nhau nên việc phân loại chúng là hết sức cần thiết.
Về bản chất, quản lí nhà nước biểu hiện cụ thể ở hoạt động tổ chức
nên các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước thường được chia
thành hai nhóm: Các nguyên tắc chính trị - xã hội và các nguyên tắc tổ chức
– kĩ thuật
- Các nguyên tắc chính trị - xã hội bao gồm:
+ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước
+ Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đồng đảo vào quản lí
hành chính nhà nước.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc
+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Các nguyên tắc tổ chức – ki thuật gồm:
+ Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức năng kết hợp với quản lí
theo địa phương.
+ Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức
năng và phối hợp quản lí liên ngành.
Một trong những nguyên tắc được xem là cơ bản trong tổ chức và
hoạt động của Nhà nước và của quản lí hành chính nhà nước là nguyên tắc

tập trung – dân chủ.
II/ NGUYẾN TẮC TẬP TRUNG - DÂN CHỦ TRONG CÁC NGUYÊN
TẮC VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI:
1, Khái niệm nguyên tắc tập trung – dân chủ:
____Trang 4____


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3

Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cụ thể là trong cơ quan hành chính nhà nước. Nguyên tắc
này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và
Điều 6 Hiến pháp 1992 “…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan
khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân
chủ”. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận
nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Trong quản lí hành chính nhà nước, tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm
quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lí để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện
chính sách, pháp luật một cách thống nhất. Trong khi đo, dân chủ hướng tới
việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lí nhằm phát huy trí tuệ tập thể
trong hoạt động quản lí, phát huy khả năng tiềm tang của đối tượng quản lí
trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. Như vậy cần phải có sự phối
hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ việc đảm bảo cả hai yếu tố này trong quản lí
hành chính nhà nước.
2, Nội dung của nguyên tắc tập trung – dân chủ:
a, Sự phụ thuộc của cơ quan hành chinh nhà nước và cơ quan quyền

lực nhà nước cùng cấp:
Trong điều 6, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua
Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân”. Để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội cần phải có một cơ quan hành chính nhà nước
từ trung ương đến địa phương. Trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ
____Trang 5____


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3

quan hành chính nhà nước này luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền
lực nhà nước cùng cấp
Các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong
việc thành lập, thay đổi, bãi bỏ các cơ quan hành chính cùng cấp. Cụ thể
như: Ở trung ương, Quốc hội thành lập ra chính phủ và trao cho nó quyền
hành pháp. Ở địa phương, các ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng
cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước ở địa
phương. Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan cơ quan hành chính nhà
nước (bộ, cơ quan ngang bộ,,,,) đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp
hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đổi hay bãi bỏ.
Trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ
đạo, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và chiu trách nhiệm báo cáo
hoạt động của mình với cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Tất cả sự phụ thuộc này nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân

dân lao động, bảo đảm tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực – cơ quan
do dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Bên cạnh đó yếu tố dân chủ thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền
lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ quan hành chính
trong việc chỉ đạo thực hiện hiến pháp, luật và các văn bản khác của cơ quan
quyên lực nhà nước.

b, Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đôi với
trung ương:
Cần có sự phục tùng này nhằm đảm bảo cho cấp trên và trung ương
tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của dịa
____Trang 6____


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3

phương. Nếu không có sự phục tùng này sẽ xảy ra tình trạng cục bộ địa
phương, tùy tiện, vô chính phủ.
Sự phục tùng này biểu hiện ở cả hai phương diện tổ chức và hoạt
động, là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật.
Mặt khác, trung ương phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về
công tác, tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lí hành chính
nhà nước, Ngoài ra cấp trên cần tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát
huy sự chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm
chủ động thực hiện đúng thẩm quyền của mình như vậy mới khắc phục được
tình trang quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của địa
phương cấp dưới.
c, Việc phân cấp quản lí:

Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản
lí hành chính nhà nước, Mỗi cấp quản lí có những mục tiêu, nhiệm vụ, thảm
quyền và những phương thức cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những
mục tiêu, nhiệm vụ của của cấp mình.
Phân cấp quản lí là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tuy nhiên việc phân cấp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phải đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định trong những lĩnh
vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát
triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lí tập trung và
thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
+ Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát
huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong quản lí, tích cực phát huy sức
người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống. Mạnh dạn phân cấp
cho địa phương và cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung

____Trang 7____


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3

ương và cấp trên phải ôm đồm các công việc mang tính sự vụ thuộc về chức
trách của địa phương và cơ sở.
+ Việc phân cấp quản lí phải thật cụ thể, hợp lí trên cơ sở những quy
định của pháp luật.
Việc phân cấp quản lí giữa các cấp trong bộ máy quản lí hành chính
nhà nước là công việc hết sức phức tạp nên việc ban hành các quyết định về
phân cấp quản lí cần phải có sự cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng, hợp lí, tránh
đưa ra những quyết định mang tính chung chung, tùy tiện.

d, Hướng về cơ sở:
Hướng về cơ sở chính là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở
rộng dân chủ trên cơ sở quản lí tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ
thống các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội trực thuộc. Vì các đơn vị cơ sở
này là nơi trực tiếp tạo ra của cải, vật chất, trực tiếp phục vụ đời sống vật
chất và tinh thần của con người.
+ Các đơn vị kinh tế là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất được
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong
sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về
vật chất, tinh thần.
+ Các đơn vị văn hóa – xã hội của hệ thống các đơn vị cơ sở luôn
được Nhà nước quan tâm, cung cấp những trang thiết bị cần thiết để hoạt
động, giúp đỡ về vật chất, tinh thần nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để
các đơn vị này hoạt động có hiệu quả.
Song bên canh đó, Nhà nước cũng có các biện pháp, chính sách quản
lí một cách thống nhất và chặt chẽ tổ chức và hoạt động của hệ thống các
đơn vị cơ sở.
e, Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương:
____Trang 8____


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3

Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều, được thể hiện ở cả hai mặt tổ
chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và được
pháp luật quy định một cách cụ thể, chặt chẽ.

Ở địa phương, ủy ban nhân dân các cấp trước hết phụ thuộc vào hội
đồng nhân dân cùng cấp. Đồng thời chúng còn phụ thuộc vào cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên trực tiếp. Luật tổ chức hội
đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quy định ủy dan nhân dân do hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu ra; Kết quả bầu các thành viên của ủy ban nhân dân
phải được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên phê chuẩn; Kết quả bầu các
thành viên của ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ
phê chuẩn và ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
hội đồng nhân dân cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp trên; Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cung
cấp và Chính phủ.
Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với
lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ.

III/Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG – DÂN CHỦ TRONG
QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
Điều 2 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Nhà nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên linh giai
cấp nhân dân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức”, Như vậy nhà nước
____Trang 9____


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3

ta là nhà nước chuyên chính vô sản, theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Áp dụng
nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước là

Rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Trước hết đây là nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo
xuyên suốt trong quá trình thực hiện quản lí nhà nước và quản lí xã hội.
Trong quản lí hành chính thì nguyên tắc này đảm bảo cho sự tập trung quyền
lực nhà nước vào chủ thể quản lí để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính
sách, pháp luật một cách thống nhất. Đồng thời nguyên tắc này đảm bảo việc
mở rộng quyền cho đối tượng quản lí nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong
hoạt động quản lí, pháy huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lí trong
quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. Như vậy mặc dù nguyên tắc tập
trung dân chủ là một nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước mang tính chất
chỉ đạo hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội nhưng khi vận dụng vào thực
tế, nguyên tắc này đã giúp cho công tác quản lí hành chính nhà nước đạt
được những hiệu quả rất tốt trong việc tăng hiệu quả hoạt động trong công
tác quản lí hành chính nhà nước.
Nội dung của nguyên tắc này quy định những đặc điểm chung, mang
tính quy luật khách quan trong hoạt động của hệ thống quản lí xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời nó phản ánh sự thống nhất giữa cơ sở tư tưởng, chiến lược
và tổ chức của xã hội chủ nghĩa.
Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính
nhà nước đã giúp cho việc thực hiện quyền lực làm chủ của nhân dân hoàn
thiện hơn. Người dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình một cách
hữu hiệu, tạo nên một cơ chế đảm bảo cho quần chúng tích cực tham gia vào
công tác quản lí hành chính nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý là việc áp dụng
yếu tố dân chủ nhưng không thể loại trừ trách nhiệm của tưng cá nhân cụ
thể, trong công việc nhất định, thời gian nhất định.
____Trang 10____


Bài tập học kì môn Luật hành chính


Lý Thu Thảo – N10-TL3

Đồng thời việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí
hành chính nhà nước cũng tạo nên một sự thống nhất về ý chí trong việc
quản lí hành chính nhà nước, tạo ra sự nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cơ
quan, ngành khối trong toàn xã hội mà vẫn bảo đảm cho các địa phương có
quyền tự do tương đối trong việc định ra các hính thức phát triển khác nhau
phù hợp với địa phương của mình tạo nên một sức mạnh tổng thể cho đất
nước.

KẾT LUẬN
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước tuy
là một nguyên tắc cơ bản nhưng đang ngày càng khẳng định vai trò và tầm
quan trọng của nó trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam
hiện nay.

____Trang 11____


Bài tập học kì môn Luật hành chính

Lý Thu Thảo – N10-TL3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trưởng Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb
công an nhân dân, Hà Nội năm 2008.
2,

/>
dan-chu-va-chi-ra-y-nghia-cua-nguyen-tac-nay-trong-quan-.406340.html

3, />
____Trang 12____



×