Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Hình ảnh và quyền đối với hình ảnh của cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.93 KB, 23 trang )

MỞ BÀI:
Để quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng nâng cao tính thực thi của
các văn bản pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã
chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh phản ánh tốt hơn
đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Hệ thống phát luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều ngành
luật điều chỉnh ngững quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Trong đó, mỗi ngành luật
điều chính những nhóm quan hệ xã hội nhất định. Và ngành luật dân sự là một trong
những ngành luật của pháp luật Việt Nam có đầy đủ những dấu hiệu trên của ngành
luật Việt Nam. Đối tượng điều chính của ngành luật dân sự hai nhóm quan hệ xã hội,
đó là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Quan hệ nhân thân, trong quy định tại bộ luật dân sự năm 2005 thì các quyền
nhân thân bao gồm những quyền được quy định từ Điều 24 đến Điều 51. quyền nhân
thân điều chỉnh quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân
hay các tổ chức. Đặc biệt, những quyền thể hiện sự tự do cá nhân, bí mật riêng tư cuả
mỗi người được ghi nhận một cách rất đầy đủ và chi tiết.
Vậy, đối với hình ảnh của mỗi người thì sẽ có những quy định ra sao? Hình
ảnh cá nhân và Bản thân cá nhân có quyền gì đối với hình ảnh của mình?
Trong bài tập lớn học kỳ lần này, em xin được lựa chọn câu hỏi số 3 . “ Hình
ảnh và quyền đối với hình ảnh của cá nhân” để có thể làm rõ vấn đề đã nêu trên.

1


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I.
Khái quát chung về quyền nhân thân.
1. Khái niệm quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền dân sự. Nếu như quyền dâ sự thuộc về
mọi chủ thể của quan hệ dân sự có tham gia quan hệ dân sự trong từng lĩnh vực cụ thể


thì quyền nhân thân chỉ thuộc về cá nhân mà thôi- Điều 24 BLDS quy định” quyền
nhân thân quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân”.
Khái niệm “quyền nhân thân”là một khái niệm xây dựng ghép từ hai khái niệm đó
là khái niệm “quyền” và khái niệm “nhân thân”. Hiện nay chưa có khái niệm chính
thức về “ nhân thân”. Đây là từ Hán-Việt và nếu chúng ta hiểu rõ khái niệm này thì
chúng ta cũng sẽ hiểu rõ khái niệm “ quyền nhân thân”
Tuy nhiên, theo quy định của điều 24 BLDS thì chúng ta có thể hiểu: Nhân thân là
những yếu tố gắn liền với mỗi người cụ thể, liên quan trực tiếp đến cá nhân đó như
hình dáng, khuôn mặt, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, sự hiểu biết…
Từ điều luật này, chúng ta có thể định nghĩa về quyền nhân thân như sau:
Theo nghĩa khách quan: Quyền nhân thân được hiểu là một phạm trù pháp lý
bào gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, trong đó, có nội
dung quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình.
Theo nghĩa chủ quan: Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá
nhân do nhà nước quy định cho cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này
cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đặc điểm quyền nhân thân:
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với cá nhân mà không thể chuyển giao cho
chủ thể khác. Quyền nhân thân có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Quyền nhân thân là một quyền dân sự và là một quyền dân sự đặc biệt.
Con người là vất trung tâm của xã hội và luôn là đối tượng hướng tới của các cuộc
cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người. Sở dĩ nói quyền nhân thân là một
quyền dân sự đặc biệt và những quyền này gần như chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó
các quyền khác ( quyềm tài sản ) có thể thuộc về chủ thể khác ( pháp nhân, hộ gia
đình).
Thứ hai: Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền nhân thân. Mọi người đều có
quyền nhân thân kể từ khi họ sinh ra, không phân biệt giới tính, tôn giáo, thành phần
giai cấp…chúng ta thấy quyền nhân thân có một sự khác biệt cơ bản với q uyền tà
sản vì quyền bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất cả mọi người đều có khả
năng hưởng những quyền như nhau. Nguyền tắc bình đẳng về mặt dân sự có nghĩa là

mọi cá nhân đều có quyền như nhau, đó không phải là một khả năng trừu tượng mà là
một thực tế. Lợi ích của quyền nhân thân được quy định như một thực tế chứ không
phải là một quy định mang tính hình thức.
Thứ ba: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản. Quyền nhân thân không bao giờ là
tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi. Vì
không phải là tài sản nên quyền nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền. Về
mặt pháp lý, chúng ta cần phân định rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân.
2


Thứ tư: Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ
thể khác. Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, nói cách khác, quyền nhân
thân không thể là đối tượng trong giao dịch dân sự giữa các cá nhân.. Điều này có
nghĩa rằng bản thân chủ thể hưởng quyền nhân thân chứ họ không thể ủy quyền cho ai
đó, và thông thường, không ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền này trừ
những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.
Thứ năm: quyền nhân thân là một quyền dân sự do nhà nước quy định cho cá nhân,
nhà nước không cho phép cá nhân hạn chế quyền nhân thân của mình cũng như hạn
chế quyền nhân thân của người khác. Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội
dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Pháp luật dân sự quy định cho các cá
nhân có các quyền nhân thân là một sự tuyền bố chính thức về quyền con người cụ thể
được pháp luật quy định. Việc pháp luật quy định cho cá nhân có các quyền nhân thân
khác nhau là dựa vào điều kiện kinh tế- xã hội. Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau của
lịch sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị, xã hội…
mà quyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách khác nhau.
3. Vai trò của quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là một quyền dân sự được Nhà nước ghi nhận cho các cá nhân. Việc
ghi nhận các quyền nhân thân chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố: kinh tế, chính trị,
văn hóa-xã hội. Với việc ghi nhận các quyền nhân thân trong bộ luật dân sự và các

văn bản pháp luật có liên quan. Quyền nhân thân có vai trò rất lớn, điều này được thể
hiện ở những khía cạnh sau đây.
Thứ nhất: Quyền con người nói chung, quyền nhân thân nói riêng là đối tượng được
giải quyết dưới nhiề góc độ: triết học, chính trị học, sử học, văn học, luật học…Dưới
góc độ pháp lý, việc ghi nhận các quyền nhân thân trong một văn bản pháp luật có
hiệu lức pháp lý cao của Nhà nước ta thể hiện tính ưu việt của Nhà nước công hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền của con người., khẳng định bản
chất của Nhà nước ta- đó là nhà nước của dâ, do dân, và vì dân. Qua việc quy định các
quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật, một lần nữa chúng ta lại thấy rằng, một xã
hội cành tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng được mởi rộng bao nhiêu thì con
người càng được tôn trọng bấy nhiêu, và do đó, các quyền nhân thân càng được pháp
luật quy định đầy đủ và rõ ràng hơn cùng với những biện pháp bảo vệ có hiệu quả.
Thứ hai: Các quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong hệ thống pháp luật là cơ
sở để cá nhân thực hiện các quyền của mình. Ghi nhân các quền nhân thân của cá
nhân trong hệ thống pháp luật là sự bảo đảm của nhà nước trong việc tôn vinh các giá
trị của con người. Tuy nhiên, đây cũng là sự thể hiện quan hệ giữa nhà nước và công
dân, theo đó, nhà nuo0cws bảo đàm quyền cho cá nhân và cá nhân sẽ thực hiện quyền
do nhà nước ghi nhận.
Thứ ba: Cá quy định về quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý
quan trọng để tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân khi các quyền và lợi ích đó bị xâm hại. Ngoài việc quy định nội
dung quyền nhân thân các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
3


của cá nhân khi quyền nhân thân bị xâm hại, các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân
cũng được pháp luật chú trọng.
Thứ tư: Các quy định về quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật ngoài sự thể hiện
quan điểm của nhà nước ta trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền của cá nhân còn
có tác dụng tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thứ năm: Các quy định về quyền nhân thân ngoài ý nghĩa đảm bảo các quyền của cá
nhân được thừa nhận và bảo vệ còn thể hiện sự công bằng, bình đẳng trước pháp luật
của cá nhân. Sự bình đẳng của cá nhân không chỉ thể hiện ở các quy định về quyền
nhân thân của cá nhân mà còn thể hiện trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền
này, theo đó, bất cứ ai có hành vi xâm phạm quyền này cũng phải được xử lý nghiêm
minh theo pháp luật.
4. Vị trí của quyền đối với hình ảnh của cá nhân trong hệ thống quyền nhân
thân.
Quyền đối với hình ảnh là quyền cơ bản của con người. Trong hệ thống các quyền
con người, quyền đối với hình ảnh nằm trong nhóm quyền nhân thân cá biệt hóa cá
nhân và là một trong các quyền nhân thân của cá nhân. Quyền đối với hình ảnh của cá
nhân được ghi nhận trong tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, trong
công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và nhiều công ước khác
của liên hợp quốc.
Bên cạnh những quy định trong các công ước mang tính toàn cầu, áp dụng cho mọi
đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc…một sỗ công ước quốc tế của
liên họp quốc điều chính những quan hệ trong từng lĩnh vực, đối với từng đối tượng
cụ thể cũng đề cập đến việc ghi nhận và bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân là
một bộ phận không thể thiếu của con người.
Quyền đối với hình ảnh của cá nhân cũng được đề cập trong các văn kiện nhân
quyền khu vực ở những mức độ cụ thể khác nhau. Mỗi quốc gia trên thế giới, trong
điều kiện và khả năng cho phép cũng đề cập đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân
và coi đây là quyền cơ bản không thể thiếu trong các quy định về quyền nhân thân của
cá nhân.
Quyền đối với hình ảnh của cá nhân cũng là một trong những quyền nhân thân cơ
bản của cá nhân, đây là quyền hiến định nhưng đồng thời cũng là quyền nhân thân cơ
bản được ghi nhận trong các văn bản pháp luật dân sự. Ngay từ bản hiến pháp đầu
tiên, các nguyên tắc tôn trọng quyền đối với hình ảnh của cá nhân đã được thừa nhận.
Có thể thấy, vị trí của quyền đối với hình ảnh của cá nhân có mối liên quan mật
thiết với các quyền nhân thân khác được quy định trong bộ luật dân sự cũng như được

quy định trong Hiến pháp.
II.
Hình ảnh cá nhân:
1. Khái niệm hình ảnh cá nhân.
Có thể thấy, trên thế hới hiện nay có rất nhiều ý kiến định nghĩa khác nhà về “ hình
ảnh cá nhân” . Vậy, hình ảnh cá nhân là gì?

4


Trước hết, có thể khẳng định, cá nhân chính là khái niệm “ về một con người cụ
thể, sống trong một xã hội và được phân biệt với các cá nhân khác thông qua tính đơn
nhất và phổ biến” ( Theo Mác-Lê-nin)
Nhiều người cho rằng, hình hảnh chính là những khối cụ thể của một sự vật nào
đó, được con người tiếp nhận thông qua thị giác và hệ thần kinh. Tuy nhiên, đấy chỉ là
một khái niệm “hình ảnh hẹp”. Với khái niệm “hình ảnh”, ta hiểu cơ bản đó là những
biểu hiện ra bên ngoài của một vật thể nào đó, được cảm nhận và tiếp thu thông qua
thị giác, xúc giác, thính giác…hay cảm giác của con người, Nó không chỉ đơn thuần là
hình ảnh cụ thể mà đó còn có thể là những cảm nhận, nhận xét về tính cách, học thức
hay gia đình của một cá nhân nào đó cụ thể trong xã hội
2. Lịch sử phát triển của hình ảnh.
Khi loài người chưa có chữ viết, con người đã biết dung lối vẽ làm phương tiện
thông tin. Trong các hang động cổ xưa có nhiều bức tranh động vật được khắc lên
vách đá, họ thông báo cho nhau những điều cần biết. Từ ttranh chuyển sang chữ viết
là một quá trình trừu tượng hóa, sau dần, người ta lược bỏ các chi tiết cụ thể, phức tạp,
dùng các đường nét đơn giản làm kí hiệu ghi lại ngôn ngữ, mở rộng thông tin cho con
người.
Cùng với chữ viết, tranh vẽ đàn dần được phổ biến. Điều này thật sự dễ hiểu, bới
con người cần thiết phải sử dụng giác quan để tìm hiểu thực tại và mở rộng tri thức.
Nhưng “trăm nghe không bằng một thấy” ảnh đã được ra đời để đáp ứng nhu cầu này.

Không bằng lòng với những tấm hình bình thường, con người muốn những hình ảnh
đó thực sự sống động ghi lại những hành động, sự việc, hiện tượng, sự kiện diễn ra
một cách thực tế nhất. Từ đây, hình ảnh đã ra đời, nó đáp ứng một phần không nhỏ
nhu cầu nhìn, quan sát của loài người. Như vậy, hình ảnh trở thành một loại ngôn ngữngôn ngữ hình ảnh. Nó có khả năng thông tin chính xác một nội dung manh tính vật
chất nhất định. Khả năng thông tin bằng hình ảnh đã mở rộng tầm nhìn của con mắt
người, giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn.
Lịch sử phát triển của hình ảnh đã ghi nhận: hình ảnh chuyển động lần đầu tiên mà
mọi người nhìn thấy đều hết sức ngạc nhiên. Đó là vào năm 1895 khi an hem là
Luymiê cho chiếu bộ phim “ Chuyến xe lửa đến ga”. Hình ảnh đoàn tàu chuyển động
khiến cho người xem tưởng đó là đoàn tàu thật sự hốt hoảng chạy ra khỏi chỗ ngồi.
3. Những đặc điểm của hình ảnh cá nhân.
a. Hình ảnh cá nhân không có sẵn khi con người được sinh ra, mà được hình thành
dần do ngoại hình, vóc dáng, cách ăn mặc..hoặc cách đối nhân-xử thế và những
hành vi khác của cá nhân đó đối với những người xung quanh.
b. Hình ảnh cá nhân của một cá thể được mọi người tiếp nhận và tự hình thành
riêng trong tư duy mỗi người. Vậy nên, sẽ có thể tồn tại rất nhiều những hình
ảnh cá nhân khác nhau về cùng một người.
c. Hình ảnh cá nhân có thể thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào chính ngoại hình
và tính cách của mỗi cá nhân cũng như quan điểm của những người xung quanh
hay xã hội.
4. Xây dựng hình ảnh cá nhân.
5


Xây dựng hình ảnh cá nhân là một việc lâu dài và cần đầu tư ở rất nhiều lĩnh vực.
Nên trong giới hận của đề bài, em chỉ xin phép trình bày những lĩnh vực quan trọng
nhất mà chúng ta nên để ý mỗi khi chúng ta muốn xây dựng một hình ảnh cá nhân “
đẹp” trong mắt mọi người xung quanh.
- Hình dáng, cử chỉ bên ngoài: đầu tóc, mùi cơ thể…
- Biểu cảm: biểu cảm thân thiện, không thù địch hay giả tạo,

- Động tác, cử chỉ: hòa nhã, đẹp đẽ và tự tin, đặc biệt là ở nơi đông người trong
mọi hoàn cảnh, cảm xúc.
- Quần áo, trang sức: cần lựa chọn cho phù hợp với vị trí, thích hợp với bản thân
và vị trí của bạn.
- Lời lẽ, thái độ khi nói chuyện: cần nói tiếng phổ thông, nói nhẹ nhàng, không
quá to. Lựa chọn ký nội dung khi nói và sử dụng ngôn ngữ lịch sự, lễ phép.
- Đối nhân sử thế: tôn tropngj người khác, luôn giữ chũ tín, đúng hẹn..
5. Những ảnh hưởng của hình ảnh cá nhân.
Để có thể hiểu rõ những ảnh hưởng của hình ảnh cá nhân đối với một con người cụ
thể chúng ta cùng xem xét cá ví dụ sau :
- Trong một phỏng vấn với báo Vedomosti, nhà doanh nghiệp người Nga Oleg
trinkov có nói rằng, trong các cuộc công cán nước ngoài ông thường mua vé
máy bay hạng thường, nhưng trong các chuyến bay nội địa từ Mosow đi các
thành phố thuộc Nga hoặc SNG thì ông lại mua vé hạng nhất hoặc chí ít cũng
hạng Business. Ông nói rằng tại nước Nga có quá nhiều biết đến ông và nếu
người ta nhìn thấy ông ngồi ở một khoang rẻ tiền, rất có thể người ta nghĩ đến
khả năng kinh doanh kém cỏi của ông. Và theo Oleg Trinkov thì trong rất nhiều
trường hợp, hình ảnh của một nhà doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.
- Nhân viên của Dobrovinski thường xuyên được khuyến khích nên tham gia vào
các chương trình vui chới giải trí có công chúng. “ Bạn không thể thành công
nếu không có khách hàng. Và nếu bạn không chịu lặn lội trước công chúng để
mở rộng mối quan hệ khách hàng của mình thì chắc chắn bạn sẽ thất bại” –
Dobrovinski giải thích. Và trong ngân sách công ty Dobrovinski dành hẳn một
khoản cho việc “ mở rộng các mối quan hệ”. Bản thân vị luật sư này là thành
viên của hai câu lạc bộ sân gôn.
- Tại công ty đầu tư Aton từ lâu đã hình thành một thông lệ- những nhân viên nào
dung xe hơi hạng sang sẽ được phép đỗ ngay trước cổng công ty không mất
tiền. Còn những nhân viên sử dụng Ziguli thì không được phép đỗ trước cổng
mà phải đỗ tại một nơi khác không thuận tiện lắm. Giám đốc nhân sự Mikhail
Slavno thì giải thích rằng sở dĩ có thông lệ ấy vì trước hết là do công ty không

có đủ chỗ để x echo toàn bộ nhân viên, mặt khác đó cũng là một chính sách
nhằm đánh bóng hình ảnh công ty. Tại đây, nhân viên có thể được công ty ưu
tiên cho vay tiền nếu có ý định mua nhũng loại xe hơi sang trọng.
- Boric Snhezkov một chuyên gia bất động sản của tập đoàn Konti chuyên về xây
dựng các cao ốc văn phòng cũng như các khu vực dân cư dành cho giới thượng
lưu cho rằng hình thức ngoài của các nhà doanh ngiệp đóng vai trò hết sức quan
6


trọng. Nếu một nhà doanh nghiệp thành đạt mà lại phải làm việc với một đối tác
mặc quấn áo bò bình dân, đi xe ziguli và mời mọc mình thue hoặc mua văn
phòng của họ thì quả là một sự đánh đố. Các nhà doanh nghiệp sẽ hoài nghi về
khả năng tài chính của đối tác, mặt khác, lại có cảm giác ràng đối tác đã không
tôn trọng mình.
Tuy nhiên, hãy hiểu rõ, “hình ảnh cá nhân có thể là công cụ hỗ trợ đắc lực cũng có thể
gây ảnh hưởng xấu cho bạn nếu bạn không biết cách sử dụng hiệu quả. Mỗi khi bạn
gặp một ai đó, người ta có thể đánh giá vị trí của bạn dựa trên hình thức và thái độ của
bạn. Vì vậy, cần thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp của bạn, nhất là trong những
cuộc gặp gỡ đầu tiên” ( Lynne Marks – chủ tịch viện hình ảnh London, Jeffrey JonesGiám đốc Human Factor Internetnational và Sonya Barnes- Chủ tịch công ty tư vấn
hình ảnh Harris và Baarnes).
III. Quyền đối với hình ảnh cá nhân
1. Quy định của pháp luật.
Hình ảnh của cá nhân là một vấn đề thuộc riêng tư của mỗi người là thuộc sở hữu
của mỗi cá nhân, vì vậy, khi muốn sử dụng hình ảnh của một ai đó cho mục đích riêng
của mình thì ơhair có sự đồng thuận cho phép của chính cá nhân trong bức tranh đó.
Đây là một phần của quyền hình ảnh của cá nhân được quy định trong Điều 31 BLDS
nước ta. Trong đó, điều luật này quy định:
“ 1. Cá nhân có quyền đối với hìn ảnh của mình.
2 . Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, trong trường
hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha,

mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường
hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh sự, nhân
phẩm, uy tín của người có hình ảnh..”
Như vậy, đây là một trong những quyền dân sự cơ bản gắn liền với mỗi cá nhân,
không thể chuyển giao cho người khác ( Điều 24 ) hay nói cách khác là quyền con
người về dân sự, là quy định để bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân trong lĩnh vực nhân
thân không thể tách rời. Hình ảnh nói đến ở đây là bao gồm ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh do
quay phim về một người hoặc cá nhân cụ thể. Người có hìn được lưu trong ảnh có thể
có tên hoặc khuyết danh.
Việc công bố hình ảnh cá nhân có thể bị giới hạn bởi quyền cá nhân của người
được chụp. Mỗi một con người về nguyên tắc đều có quyền tự quyết định về hình ảnh
của mình nói chung có được phép công bố hay không và trong phạm vi nào
Hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không có gì
bí mật hay cần hạn chế nhưng một khi muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất
là sử dụng khai thác vào mục đích kinh doanh ( in lịch, in bìa sách, mẫu quản cáo…),
thì đều phải hỏi ý kiến người chủ hình ảnh đó. Bỏi về nguyên tắc mọi cá nhân đều có
quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người
khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng là đã vi phạm
quyền của cá nhân đỗi với hình ảnh.
7


2. Khái niệm “hình ảnh cá nhân” trong Điều 31 BLDS.
Khái niệm “hình ảnh của cá nhân” nói trên đây bao gồm nhiều hình thức tác phẩm
nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người cụ thể như : ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh học
chép, và suy luận ra có thể là cả bức tượng của người đó.
Đứng về mặt “quyền sở hữu trí tuệ” thì bức ảnh, tấm hình, pho tượng thì đều là
loại hình tác phẩm nghệ thuật, người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin phép người
chủ bản quyền và trả cho họ một khoản lợi ích vật chất, đồng thời phải trả thù lao,

nhuận bút cho người sang tác ( người chụp, sao chép, họa hình…) Nhưng đứng về mặt
“ quyền nhân thân của con người” ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân đều phải
được sự đồng ý của người có hình ảnh đó.
Đồng thời, để tránh gặp phải các rắc rối pháp lý liên quan đến quyền hình ảnh của cá
nhâ, tổ chức, doanh nghiệp… thì phải căn cứ vào Điều 31 để hoàn tất các điều kiện để
sử dụng hình ảnh.
3. Khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh.
Nhà nước ta luôn đề cao nguyên tắc bảo vệ quyền tự do của công dân. Nhưng từ khi
Quốc hội thông qua BLDS 1995 đã quy định quyền đối với hình ảnh ( Điều 31). Đây
là dấu mốc quan trọng trong sự pháp triển pháp luật dân sự ở Việt Nam. Nếu trong bộ
luật dan sự pháp chỉ quy định quyền của cá nhân đối với đời tư( Điều 9, Bộ luật dân
sự Pháp) và sử dụng án lên trong quá trình xét xử thì trong bộ luật dân sự của Việt
Nam, quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh đã được quy định trực tiếp, cụ thể
ngay trong luật. Tiếp tục thừa kế BLDS 1995, BLDS 2005 đã bổ sung một số nọi
dung cho điều luật quy định về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh. Đó là
việc sử dụng hình ảnh của người dưới mười lăm tuổi phải được cha, mẹ hoặc người
đại diện của người đó đồng ý nhằm điều chỉnh hiện tượng một số lịch in hình trẻ em
mà không xin phép. Khái niệm nhân thân trong bộ luật dân sự năm 1995 được cụ thể
hóa thành cha, mẹ, vợ, chồng, con. Việc sử dụng hình ảnh để xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người có ảnh bị nghiêm cấm. Nếu đối chiếu với luật của nước
ngoài thì cơ chế pháp luật của Việt Nam khá hoàn chỉnh. Cá nhân được bảo vệ hình
ảnh dưới nhiều hình thức, dù là tranh vẽ, ảnh chụp hoặc quay phim. Điều quan trọng
là hình ảnh phải lấy từ một người và giống với người đó. Giống như quy định của
một số nước, quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam chỉ bảo vệ hình ảnh của cá
nhân mà người trong ảnh có thể bị nhận dạng, không phụ thuộc vào việc ảnh có khuôn
mặt hay có ghi tên của cá nhân đó. Trừ trường hợp vì lợi ích nhà nước, lợi ích công
cộng thì việc sử djungj hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó. Thực
tế hầu như mọi người chưa nhận thức rõ quyền đối với hình ảnh của chính bản thân
mình đồng thời chưa triệt để bảo vệ hình ảnh của cá nhân khi có hành vi xâm phạm
của người khác.

Theo điều 31 BLDS 2005 quy định:
“ 1. Cá nhân có quyền đối với hìn ảnh của mình.
2 . Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, trong trường
hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha,
8


mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường
hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh sự, nhân
phẩm, uy tín của người có hình ảnh..”
Qua điều 31 BLDS Việt Nam nhận thấy rằng khung pháp lý chưa đưa ra khái niệm
đối với hình ảnh. Đây được xem là một trong những khó khăn cho các cơ quan có
thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan tới
hình ảnh của cá nhân. Cũng như đối với giới luật học thì khái niệm này cũng chưa
được đề cập một cách khái quát nên việc tìm hiểu quyền nhân thân đối với hình ảnh
còn rất mơ hồ và không ai nhận thấy giá trị thật của quyền này mang lại. Quyền đối
với hình ảnh có thể là quyền của cá nhân đối với diện mạo bên ngoài của mình như
hình dáng khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ. Ngay cả hình ảnh chụp từ phía sau vẫn có thể vi
phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh nếu qua hình đó có thể nhận ra
người ra nhờ vào hình thể, cơ thể, màu tóc của họ. Hoặc quyền đối với hình ảnh của
cá nhân có thẻ hiểu là hình ảnh được tạo nên bởi sự công nhận của công chúng và gắn
liền với hình ảnh của cá nhân; như hình ảnh người đàn bà đẹp gắn liền với nữ diễn
viên Julia Robert. Bộ luật dân sự chỉ đưa ra khía cạnh của quyền nhân thân đối với
hình ảnh, quy định mọi cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình mà không quy
định rõ quyền đối với hình ảnh là như thế nào. Nhưng có thể thấy, theo bản chất pháp
lý thì cách hiểu thứ nhất về quyền đối với hình ảnh hợp lý với khái niệm quyền nhân
thân của cá nhân. Vị quyền nhân nhân của cá nhân là quyền mà mọi cá nhân đều có
quyền hưởng. Còn cách hiểu quyền đối với hình ảnh được công chúng công nhận thì
chỉ được giới hạn trong một bộ phạn cá nhân trong xã hội, ở đây chỉ gồm những người

nổi tiếng bao gồm diến viên, nhà chính trị…Quyền nhân thân đối với hình ảnh là
quyền tuyệt đối của cá nhân nên chỉ có cá nhân mới có quyền quyết định việc thay đổi
hình ảnh hay vẻ bề ngoài của mình; như cắt một kiểu tóc, trang điểm khuôn mặt,,
phong cách thời trang là sự lựa chọn của chính cá nhân đó( trừ những người chưa
thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì việc làm này phải có sự đồng ý của
người đại diện của họ là cha, mẹ, vợ, chồng, con…). Hình ảnh thường để lại dấu ấn
nhiều hơn trong trí nhớ của con người, như một học vị tiến sĩ được ghi danh thì người
ta chỉ biết tên của tiến sỹ đó mà không biết được mặt của người đó trông như thế nào,
nên thường khi đưa tên tuổi của một ai đó, cơ quan báo chí thường đăng kèm với hình
ảnh gây ảnh hưởng tới tên tuổi, danh dự, nhân phẩm của người đó thường không được
đăng tải hoặc có được đăng tải thì sẽ làm nhòe khuôn mặt để nhằm tránh sự quấy
nhiễu. làm phiềm của xã hội đối với người đó; như hình ảnh của một cô gái HIV nó về
cuộc đời của cô, hình ảnh cháu bé bị kẻ xấu xâm hại tình dục…
Từ những phân tích trên dây, em có thể hiểu quyền nhân thân đối với hình ảnh của
cá nhân “là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có liên quan đến việc tạo dựng và
cho phép cử dụng hình ảnh theo ý chí của chính cá nhân đó”.
4. Đặc điểm pháp lý của quyền nhân thân đối với hình ảnh.
Quyền đối với hình ảnh thuộc một trong những quyền nhân thân của cá nhân. Ngoài
việc mang những đặc điển của quyền nhân thân nói chung, quyền nhân thân đối với
9


hình ảnh cũng có những đặc điểm riêng biệt. Quyền nhân thân đối với hình ảnh có
những đặc điểm sau:
• Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Đặc tính không gắn với tài sản là một trong những đặc tính cơ bản để phân biệt quyền
nhân thân không gắn với tài sản( quyền đứng tên tác giả, quyền dặt tên cho tác phẩm).
Vì quyền nhân thân đối với hình ảnh luon gắn với chính hình ảnh bản thân của người
đó và mỗi một chủ thể có một hình ảnh riêng biệt. Mỗi chủ thể được công nhận một
cách vô điều kiện với quyền nhân thân đối với hình ảnh. Hình ảnh bên ngoài của cá

nhân là yếu tố nhận dạng cá nhân đó, không phải là một loại tài sản để đem ra giao
dịch. Điều này hoàn toàn khác với quyền tài sản đối với hình ảnh, vì quyền tài sản đối
với hình ảnh nghĩa là hình ảnh của cá nhân được sử dụng trong giao dịch thương mại,
quảng cáo, quyền này được phép mang ra kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận cho bản
thân cá nhân. Do đó, khi sử dụng hình ảnh của cá nhân vào mục đích quảng cáo thì
cần có sự đồng ý của cá nhân đó. Quyền nhân thân đối với hình ảnh được công nhận
đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn
cảnh kinh tế, địa vị, hay mức độ tài sản của người đó.
• Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân.
Đặc tính quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân. Đặc điểm
này nhằm phân biệt giữa quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh và quyền đối
với hình ảnh của pháp nhân, hộ gia đình và tổ họp tác được nhà nước thừa nhận thông
qua cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay nói cách khác là nhãn hiệu được bảo hộ.
Còn quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân thì chỉ thuộc duy nhất của cá nhân
đó. Xã hội rất phong phú, mỗi người có một hình dáng, đặc điểm,hình ảnh không
giống ai, mỗi người chỉ có một. Nếu có thì cũng chỉ là tương đồng chứ không có sự
hoàn toàn giống nhau. Như những cặp sinh đôi, nhìn thì tưởng hoàn toàn giống nhau
nhưng nếu xem xét kỹ thì vẫn có những đặc điểm đặc trưng chỉ thuộc về người đó. Vì
vậy, hình ảnh của cá nhân là một đặc tính không thể tách rời khỏi cá nhân đó.
• Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá biệt hóa chủ thể.
Cùng với quyền cá nhân đối với họ tên, dân tộc, quyền nhân thân đối vớ hình ảnh
thuộc quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân.Đây là những quyền nhân thân tuyệt đối,
gắn liền với bản thân cá nhân đó. Quyền nhân thaancas biệt hóa cá nhân là những
quyền nhân thân ghi nhận những đặc điểm của mỗi cá nhân, là cơ sở để xác định
những dấu hiệu cơ bản của quyền cá biệt hóa của cá nhân trong quan hệ xã hội nói
chung và trong quan hệ dân sự nói riêng. Quyền cá biệt hóa chủ thể được thể hiện
dưới hình thức các công cụ cá biệt hóa khác nhau ở mỗi chủ thể; như mỗi người có tên
gọi khác nhau, hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau. Tập hợp các công cụ cá biệt
hóa đó, ở mỗi chủ thể sẽ cho ra sự hình dung bên ngoài về chủ thế đó khác biệt với
các chủ thể khác. Quyền : “ thể hiện mình” được bảo vệ một cách tuyệt đối trước sự

xâm phạm của bất kỳ chủ thể nào khác và được bảo vệ theo yêu cầu của chủ thể có
quyền. Chính vì lý do đó, mà đại đa số các giấy tờ tùy thân hoặc các bằng cấp của cá
nhân bao giờ cũng có ảnh bên cạnh họ tên của cá nhân. Điều này lý giải tại sao hình
ảnh của cá nhân có vai trò quan trọng trong việc nhân biết, nhân dạng một cá nhân và
10


là một trong những yếu tố không thể thiếu của quyền cá biệt hóa chủ thể. Tôn trọng
tính cá biệt của một người còn có ý nghĩa là bảo vệ nhân cách của họ không bị làm sai
lệch.
• Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn
Hình ảnh là sự tái hiện lại vẻ bề ngoài của một người bằng cách thức nào đó có thể ghi
lại và gây ấn tượng thị giác cho người khác. Khi mọi người nhìn vào hình ảnh tái hiện
đó có thể nhận diện được rằng đó là ai. Cùng với các đặc điểm riêng biệt của quyền
nhân thân như không thể chuyển giao được cho các chủ thể khác, là một bộ phận của
quyền chủ thể của cá nhân…Có thể thấy rằng, hình ảnh của cá nhân không chỉ gắn
liền với cá nhân đó khi người đó đang sống mà gắn liền với người đó cá khi đã mất.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh liên quan đến dấu ấn về hình ảnh gắn liền với người
đó và không thể thay thế được. Quyền nhân thân đối với hình ảnh được bảo hộ vo thời
hạn nghĩa là thời hạn được pháp luật bảo hộ vĩnh viễn. Ngay cả khi một người đã chết
thì người thân thích ( cha, mẹ, vợ, chồn, con..) được quyền yêu cầu chấm dứt hành vi
xâm phạm tới hình ảnh của người đã khuất.
• Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền được bảo vệ khi có yêu cầu.
Hình thức vi phạm quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh có nhiều dạng. Có
trường hợp không làm thiệt hại gì cho người có hình ảnh, thậm chí còn tăng sự nổi
tiếng cho họ nhưng vẫn bị coi là vi phạm điều 31 BLDS. Tuy nhiên, một số trường
hợp pháp luật cho phép sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của
ghười đó. Ví dụ như cơ quan tư pháp đưa hình ảnh của can phạm lên báo, những nơi
công cộng với lệnh truy nã
Khi quyền về hình ảnh bị xâm phạm thì người bị xâm phạm có quyền:

- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm chấm dứt hành
vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
- Yêu cầu người vi phạm hoặc tòa án buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại về
mặt vật chất cũng như tinh thần cùng các chi phí như: Chi phí hợp lý để hạn chế
khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, tiền bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm.
Khi quyền nhân thân đối với hình ảnh bị xâm hại thì cá nhân có hình ảnh bị xâm hại
phải là người đánh giá xem quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình có bị xâm hại
hay không, tự quyết định có chấm dứt hành vi xâm phạm hay không. Nhà nước sẽ chỉ
can thiệp và bảo vệ khi có yêu cầu. Vì hiện nay, với việc phán tán hình ảnh rộng rãi
mà hầu như không có sự đồng ý của cá nhân có hình ảnh hoặc cá nhân có hình ảnh bị
phát hiện không hề biết hình ảnh của mình bị sử dụng dẫn đến nhiều vụ việc xâm
phạm đến hình ảnh của cá nhân, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng cho những người
đó. Tuy nhiên, số vụ à tòa án giải quyết thì không nhiều vì chỉ khi nào có yêu cầu của
chủ thể quyền thì tòa án mới can thiệp. Yêu cầu ở đây có thể là của chính chủ thể
quyền hay những người đại diện của chủ thể quyền. Do đó, quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh được bảo vệ khi có yêu cầu từ phía người có liên quan.
• Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm các hành vi xâm phạm tác đông
vào vật phẩm liên quan đến quyền
11


Nếu dựa vào đặc điểm của hành vi xâm phạm có thể phân loại quyền nhân thân thành
ba nhóm: Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào chính chủ thể quyền; Nhóm các
hành vi xâm phạm tác động vào các chủ thể khác; Nhóm các hành vi xâm phạm tác
động vào vật phẩm liên quan đến quyền. Đói vớ nhóm thứ nhất đó là hảnh vo tác động
tực tiếp vào chủ thể quyền gây ra những hậu quả do những tổn thất liên quan đến tính
mạng, sức khỏe, thân thể… cho chính chủ thể quyền. Nhóm thứ hai thì hành vi xâm
phạm tác động vào các chủ thể khác làm ảnh hưởng đến sự đánh giá, nhìn nhận của
các chủ thể khác đối với chính chủ thể quyền như tin tung sai sự thật nhằm xâm phạm

danh dự, uy tín của cá nhân… Nhóm thứ ba được hiểu là hành vi xâm phạm tác động
vào vật phẩm liên quan tới chính chủ thể có quyền như thư tín, chỗ ở, sách
báo….Chúng ta thấy rằng, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân gián tiếp đã xâm phạm
đến quyền nhân thân cúa cá nhân đối với hình ảnh. Khi quyền nhân thân đối với hình
ảnh bị xâm phạm dẫn tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm. Đồng
nghĩa với việc cá nhân đó phải gánh chịu những tổn thất trực tiếp do hành vi xâm
phạm đó gây ra. Khắc phục những hậu quả này, chủ thể có hành vi bị xâm phạm tác
động tới người được yêu cầu cuộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
5. Giới hạn của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là một trong nhưng quyền nhân thân tuyệt
đối của cá nhân, không thể chuyển giao. Tuy nhiên, quyền này cũng có một vài ngoại
lệ. Mực này nhằm phân tích một số giới hạn của quyền nhân thân đối với hình ảnh khi
được áp dụng trong thực tiễn.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị giới hạn trong trường họp xung đột với
quyền lợi chung, quyền lọi của bên thứ ba hoặc đương sự từ bỏ quyền của mình
đối với hình ảnh.
Trường hợp xung đột với quyền lợi chung, quyền lợi của bên thứ ba.
Bản thân quyền nhân thân đối với hình ảnh là một quyền tuyệt đối của cá nhân.
Theo BLDS năm 2005 tại điều 31 thì “ cá nhân quyền đối với hình ảnh của mình”.
Điều này dẫn đến cách hiểu là cá nhân hoàn toàn được phép định đoạt những gì mình
muốn với hình ảnh của mình, không một ai có quyền ngăn cản hay được phép xâm
hại. Điều này dẫn đến một số cá nhân có cách hành xử làm mất chuẩn mực chung.
Chính vì lẽ đó, quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh bị giới hạn trong trượng
hợp xung đột với quyền lợi chung.
Đương sự từ bỏ quyền của mình đối với hình ảnh.
Tất cả các quyền dân sự của cá nhân đều được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. khi
hành vi xâm phạm xảy ra thì hai bên có thể tự thỏa thuận. Và chỉ khi hai bên không
thống nhất được ý chí với nhau thì tranh chấp mới xảy ra và phát sinh thủ tục tố tụng.
tuy nhiên, trong một số trường họp do tâm lý e ngại, không muốn khơi ra của chính
người bị hại, không chịu viết đơn tố cáo, đề nghị cơ quan điều tra xử lý nên những vụ

việc xâm hại chỉ dừng lại ở quan hệ dân sự, các bên tự thỏa thuận và giải quyết. Do
đó, không thể nới pháp luật không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà
chính đương sự tự tước bở quyền này của mình.
6.
Mức bồi thường dành cho người vi phạm hình ảnh cá nhân.
12


Hiện nay, pháp luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ và khôi phục các quyền
nhân thân của người dân. Theo đó, người xâm phạm quyền nhân thân của người khác
thì dù cố ý hay vô ý thì đều có nghĩa vụ phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải
chính công khai, nếu xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì phải bồi thường một
khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bi xâm phạm.
Nếu chỉ xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì bồi thường thiệt hại tinh thần tối
đa bằng mười tháng lương tối thiểu( Do chính phủ quy định trong từng thời kỳ). Nếu
việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại tính mạng, nguời bị xúc phạm
lo lắng, buồn phiền sinh ra bệnh tật, tự tử… thì riêng mức bồi thường thiệt hại tinh
thần có thể đến tối đa 60 tháng lương tối thiểu.
Ngoài ra, Theo quy định tại điều 49 Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006
của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa-thông tin thì
người vi phạm sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi “ Dùng danh nghĩa, hình
ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không dược phép của tổ chức, cá nhân
đó”.
Theo luật, không nhất thiết phải gây ra thiệt hại mới bị coi là vi phạm quyền nhân
thân, mà kể cả trường hợp không có thiệt hại, thậm chí, còn làm lợi cho người có hình
ảnh đó, cũng bị coi là vi phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh nếu sử
dụng hình ảnh của họ mà không có sự đồng ý của họ.
IV. Thực trạng vấn đề sử dụng hình ảnh cá nhân và việc áp dụng quyền
hình ảnh ở Việt Nam hiện nay.
1. Những vụ việc vi phạm hình ảnh cá nhân với mục đích quảng cáo, tuyền

truyền
a.
Năm 2004, gia đình bé Minh Khôi kiện công ty Biti’s, yêu cầu bồi thường
thiệt hại 154 triệu đồng vì công ty Biti’s đã sử dụng hình ảnh của bé Minh
Khôi in trên bìa lịch, tập quảng cáo mà chưa nhận được sự đồng ý của gia
đình. Tháng 9/2004, TAND quận 6 ( TP.HCM ) đã phán quyết công ty
Biti’s phải thực hiện việc xin lỗi công khai gia đình bé Khôi, chấm dứt vô
điều kiện việc sử dụng trái phép hình ảnh của bé Minh Khôi và bồi thường
gần ba triệu đồng cho gia đình bé Khôi.
b.
Tháng 2 năm 2004, công ty điện toán và truyền số liệu VDC ( Tổng công ty
bưu chính, viễn thông Việt Nam ) sử dụng không xin phép ảnh “ Hai bà
cháu” trên thẻ gọi điện thoại 171. Đây là bức ảnh được nghệ sỹ Đan Mạch
chụp năm 1982. Sau đó, VDC phối hợp với đơn vị thiết kế mẫu đến gặp gia
đình thân nhân người được chụp ảnh đến nhận lỗi, thỏa thuận bồi thường.
c.
Tháng 1 năm 2008, người mẫu Nguyễn Kim Tiến tiến hành khởi kiện công
ty Organon về việc sử dụng hình ảnh của cô mà chưa được phép để quảng
cáo thuốc ngừa thai Mercilon. Cô yêu càu cầu Công ty Organon phải ngừng
ngay việc quản cáo trên, xin lỗi cô trên ba số báo liên tiếp và bồi thường
20.000 USD
2. Những vụ việc vi phạm hình ảnh cá nhân với mục đích xâm phạm danh
dự, uy tín và nhân phẩm của cá nhân:
13


a. Vụ phát tán Clip sex của ca sỹ Hoàng Thùy Linh.
Ngày 15/5/2008, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án
phát tán Clip sex của ca sỹ Hoàng Thùy Linh. Trong vụ án này, Hoàng Thùy Linh
được tòa triệu tập với tư cách là nhân chứng – tức là người “biết” về vụ việc. Tuy

nhiên, set ở khía cạnh cá nhân, trong vụ án này, ca sỹ Hoàng Thùy Linh chính là nạn
nhân, là người bị hại. Cô đã bị người khác lấy trộm những hình ảnh cá nhân, riêng tư
và đưa lên “ bêu xấu” trên mạng internet. Hậu quả với cô đã quá rõ: bị “ làm nhục” về
hình ảnh trong mắt mọi người, bị cắt hợp đồng phim ( Nhật ký vàng anh và rất nhiều
hợp đồng khác nữa…)
Có thể thấy, tình dục là bản năng tự nhiên của bất cứ một người bình thường
nào, và đây là một vấn đề cực kỳ riêng tư, tế nhị. Trong vụ việc này, Hoàng Thùy
Linh cơ bản không làm điều gì xấu hay phương hại đến bất kỳ ai. Nhưng những gì cô
đã phải gánh chịu từ vụ việc này thì quá lớn. Theo quy định của pháp luật, cô hoàn
toàn có quyền làm đơn tố cáo trong phiên tòa về hành vi trộm cắp tài sản ( là các đoạn
phim, hình ảnh về cá nhân mình), hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình
ảnh và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
b. Vụ phát tán ảnh sex của nghệ sỹ Hồng Kông.
Tại Hông Kông cũng đã xét xử nhiều vụ án những nữ nghệ sỹ bị tung phim, ảnh sex
trên mạng internet. “ NHân vật nam chính” là diễn viên Trần Quán Hy.
Hôm 24/4/2008, vụ án đã tiến hành phiên tòa đầu tiên nhưng không có mặt
Trần Quán Hy dù được tòa triệu tập. Phiên tóa tiếp theo diễn ra vào ngày 6/10/2008.
Trần Quán Hy bị tóa bắt buộc phải có mặt vào lần tới với tư cách là nhân chứng. tuy
nhiên, thông tin trên báo cho thấy, Trần Quán Hy bị nghi đã chủ động phát tán ảnh sex
của chính mình và các nữ diễn viên khác trên mạng để “trả thù”. Theo đó, cảnh sát
Hông Kông không loại trừ khả năng Trần Quán Hy dàn chuyện hỏng máy tính xách
tay để nhờ thợ sử chữa đưa ảnh sex lên mạng. Người thợ này bị truy tố về tội trộm cắp
và phát tán băng ảnh đồi trụy.
Nhưng dù cho Trần Quán Hy cố ý hay vô tình, thì người phát tán những bức
đoạn phim, bức ảnh này lên mạng cũng đã xâm phạm nghiêm trọng quyền của cá nhân
đối với hình ảnh cũng như nhiều quyền khác. Trong đó, mục đích lớn nhất là nhằm
bôi nhọ danh tiếng, xúc phạm đến danh dự, và uy tín của những người có mặt trong
đoạn phim cũng như những bức ảnh.
c. Ca sỹ Hàn Quốc Baek Ji Young bị đưa ảnh “ sex” lên mạng:
Năm 1998, một người đàn ông tên là Kim Seok Jin đã bí mật quay cảnh yêu đương

giữa mình và ca sỹ Ji Joung. Năm 2000, Kim đã tung lên mạng internet đoạn video
này với mục đích trả thù. Sau đó, Kim trốn sang Mỹ ssoongs và đã thừa nhận việc
phát tán ảnh sex lên mạng trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại trên truyền hình.
Mới đây, Kim Seok Jin, bị cảnh sát Mỹ bắt vì tội hiếp dâm. Hiện nay, phía Hàn
Quốc đang yêu cầu phía Mỹ dẫn độ Kim về nước để sử tội phát tán Video sex lên
internet. Sự việc này, đa gây ra cho ca sỹ Ji Joung những tổn thất lớn về tinh thần, tiền
bạc và danh dự.
14


V.

Những thắc mắc và kiến nghị về vấn đề hình ảnh cá nhân và quyền đối
với hình ảnh cá nhân.
1. Những kiến nghị về vấn đề hình ảnh cá nhân và quyền đối với hình ảnh cá
nhân.
a. Hiểu khái niệm” hình ảnh cá nhân” thế nào cho đúng Điều 31 BLDS.
Như đã phân tích về khái niệm “ hình ảnh cá nhân” trong phần I của bào tập, ta
nhận thấy rõ, khái niệm hình ảnh như điều 31 quy định có nội hàm hẹp hơn nhiều so
với nội hàm của định nghĩa” hình ảnh cá nhân”thực tế.
Trong mục 2.b của phần II ghi rõ: Khái niệm “hình ảnh cá nhân” trong Điều
31 BLDS bao gồm mọi hình thức tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng cuả con người
cụ thể ( ảnh chụp. ảnh vẽ, ảnh họa chép, và suy rộng ra có thể là bức tượng cá nhân
người đó nữa)
 Theo em, BLDS nước ta cần quy định rõ, thế nào là “hình ảnh cá nhân”, Trong
Điều 31 BLDS, hoặc sẽ có một cách dùng từ khác để nói về những “ Hình thức
tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người cụ thể” trên đây.
b. Quyền hạn khi tác nghiệp của nhà báo liên quan đến việc đăng ảnh bị can
khi bị bắt và chụp ảnh bị cáo tại phiên tòa được quy định như thế nào?
Ở các phiên tòa, thường các đương sự luôn quay hướng khác hoặc cúi đầu, lấy

tay che mặt mỗi khi có người cầm máy ảnh chĩa về phía mình. Đôi khi, ánh mắt họ
như năn nỉ với phó nháy”hãy bỏ qua” cho họ.
Nhiều người cho rằng, bài báo tường thuật phiên tòa mà thiếu ảnh của bị cáo rõ
ràng thiếu đi sự sinh động, hấp dẫn. Bởi hình ảnh là một phần không thể thiếu
trong bất cứ vụ việc “có thật” và đang “diễn ra” nào. Thậm chí, những bức ảnh
“đắc địa” về một gương mặt hối hận, một ánh mắt hung dữ, một cái nhìn xảo trá…
sẽ làm nổi bật tâm trạng, bản chất con người hay những vấn đề liên quan số phận
nạn nhân hay kẻ thủ ác.
Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến phản đối việc đưa hình ảnh của bị cáo lên báo.
Việc đưa hình ảnh bị can, bị cáo chẳng khác nào “đóng thêm dấu đen” trong cuộc
đời họ, khiến con đường hoàn lương sau này đôi lúc gặp gập ghềnh. Một thân nhân
của bị cáo than thở: “ Chồng tôi có chút sai lầm, giờ báo chí đăng hết lên. Cả dòng
họ tôi biết, chòm xóm nhìn gia đình tôi bằng ánh mắt khác. Mai mốt chắc phải …
bỏ xứ mà đi”
Không những vậy, ngay trong giai đoạn điều tra, việc đưa tin, hình ảnh liên
quan đến cá nhân, đời tư của họ cũng không bị hạn chế cấm đoán mặc dù chưa có
bản kết luận điều tra.
Thậm chí, những người ra tòa dù với vai trò bị cáo-người có nghĩa vụ, quyền lợi
liên quan hay nguyền đơn, bị đơn…đều cảm thấy “không tiện” hoặc “không hay
lắm” nếu xuất hiện hình ảnh của mình trên báo chí.
Họ sợ “vết đen” ấy sẽ ảnh hưởng đến công việc làm ăn, uy tín, danh dự của bản
thân, gia đình và dòng họ.
Lại nhớ đến câu chyện đã xảy ra cách đây hai chục năm, dư luận bị sốc khi hay
tin con gái của một cán bộ ngành công an tự tử vì không chịu nổi áp lực với tin tức
15


liên quan đến cha mình được đưa tin trên báo chí. Nhiều nguyên đơn, bị đơn buộc
phải tìm mọi cách để thay đổi chỗ ở, hoặc chuyển trường học cho con, bởi lo sợ trẻ
vị thành niên không chịu nổi áp lực khi người thân mình vướng vào vòng tố tụng.

Mới đây, khi một bi can bị bắt liên quan đến một vụ án xảy ra tại cửa khẩu sân
bay quốc tế, thân nhân của họ nói với luật sư của họ: “ Luật sư hiểu cho, việc
chồng tôi bị bắt, bị hạn chế quyền tựu do cá nhân mới chỉ là nỗi đau thể xác của
anh ấy. Mẹ con tôi, cha mẹ hai bên còn đau đớn gấp bội phần, không biết nương
tựa vào ai, không dám ra đường. Cứ sang ra, giở tờ báo lại run rẩy không biết hình
ảnh của chồng tôi có xuất hiện không?”
 Vấn đề đặt ra ở đây là quyền hạn khi tác nghiệp của nhà báo liên quan đến việc
đăng ảnh bị can khi bị bắt và chụp ảnh bị cáo tại phiên tòa được quy định như
thế nào?
Điều 15, luật báo chí quy định nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực,
phản ánh ý kiến, nguyện vộng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Hay như theo khoản 3, Điều
8 Nghị định số 51 ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ, “nhà báo được hoạt
động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm lại các phiêm tòa xét xử công
khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với thẩm phán, luật sư để
lấy thông tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật”
Tuy nhiên, theo quy định tại điều 28, 36, 37, 38 và 39 BLHS chỉ hạn chế hoặc từ
bỏ một số quyền dân sự của bị can, bị cáo như : Cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những
nghề hoặc những việc nhất định, cấm đi khỏi nơi cư trú…Không có quy định nào tước
bỏ quyền đối với hình ảnh của một người, dừ đó là kẻ phạm tội ( quy định trong Điều
31 BLDS ).
Ở nước ta, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền hiến định được
quy định trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp. Theo Hiến pháp
năm 1992, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền
cơ bản của công dân. Quyền này được quy định rõ nhất tại Điều 71 Hiến pháp 1992
( sửa đổi ) như sau:
“ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của
Tòa án nhân dân, quyết định, phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ trường hợp phạm tội
quả tang. Việc bắt giữ và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình

thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.
Cùng với Điều 71, Điều 72 và 73 Hiến pháp năm 1992 cũng nhằm bảo vệ danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Cụ thể, theo Điều 72:
“ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”
Do đó, theo quan điểm cá nhân, cung với việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ
bản của công dân, một nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 7 Bộ Luật tố tụng
hình sự năm 2003 là :
16


“ Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản”.
Vậy nên, trong giai đoạn điều tra, tại phiên tòa sơ thẩm, bị can, bị cáo vẫn chưa bị
coi là có tội và quyền của họ đối với hình ảnh cá nhân vẫn cần được tôn trọng và bảo
vệ.
c. Được hay không được phép quay và phát tán Clip, ảnh chụp hình ảnh cá
nhân gây mất danh dự và uy tín của một người khi người này bị bắt quả tang
để làm “vật chứng”
Gần đây, có một vụ việc gây xôn xao dư luận và cộng đồng dân cư mạng, đó là
một vụ việc một Clip bắt gái mại dâm với những hình ảnh và nội dung xâm phạm
nghiêm trọng đến nhân thân, danh dư, và quyền đối với hình ảnh bị tung lên mạng.
Đoạn Video Clip ngắn được phán tán lên mạng trong vài ngày qua đã quay cảnh
một số người đàn ông mặc thường phục đang lập biên bản bắt quả tang các cô gái mại
dâm. Một trong số những người này còn bắt các cô gái đang khỏa thân phải bỏ tay
đang che “ chỗ kín” ra để chụp ảnh ( những cô gái này đang trong “ không một mảnh
vải che thân” trên người ). Tổng cục phòng chống tội phạm cho biết sẽ kiểm tra nội
dung, nguồn gốc của đoạn Videoclip trên.
Công an thị xã Cẩm Phả đã xác minh vụ việc, qua đó cho thấy ngày 29 tháng 6
năm 2010 tại nhà nghỉ Quang Dũng thuộc phường Cẩm Thủy thị xã Cẩm Phả, đội

công an thị xã bất ngờ khám xét phòng trong nhà nghỉ này và phát hiện hai đôi nam
nữ đang có quan hệ tình dục.
Công an bắt giữ hai cô gái và trong quá trình lấy lời khai đã có những hành vi
nhục mạ và không cho hai cô gái này mặc quần áo để quay phim họ. Trong video clip
phát tán trên mạng sau đó có tiếng công an chửi bới, hạ nhục hai cô gái này và bắt họ
đứng trong tư thế được xem là vô đạo đức.
Hai cô gái đã thừa nhận mình là gái mại dâm trú tại khu Tân Lập 4 phường
Cẩm Thủy, thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng môi giới trong vụ này đã bị
bắt và bị truy tố về tội môi giới.
Theo tin từ AP cho biết 7 công an của tỉnh Quảng Ninh đã bị xử phạt vi tội
phát tán một video clip lên mạng, quay lại cảnh hành hung, ngược đãi hai cô gái bị
cáo buộc là gái mại dâm .
Theo kết quả ban đầu thì trong khi lấy lời khai của hai cô gái, một công an đã dung
điện thoại di động quay hết những gì đang xảy ra, tuy nhiên viên công an này từ chối
việc phát tán video clip này lên mạng. Hiện cơ quan điều tra vẫn chưa xác định được
ai là người làm việc này
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng cho biết sẽ cùng với cơ quan chức năng
làm rõ vụ việc và sẽ chính thức lên tiếng để bảo vệ nhân phẩm của phụ nữ.
 Như vậy, câu chuyện trên đây cho ta một câu hỏi, việc quay phim, chụp hình
trong trường hợp bắt quả tang để làm “bằng chứng” sẽ không sai. Nhưng, nếu
những hành vi ấy gây xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của con
người, đồng thời lại bị phát tán tràn lan trên mạng thì có phạm luật hay không?
Và pháp luật sẽ xử lý việc này như thế nào?
17


 Theo ý kiến của riêng em, việc quay phim, chụp ảnh bị cáo và phát tán những
hình ảnh đó trên mạng là hành động sai trái, xâm phạm đến quyền đối với hình
ảnh cá nhân của những người bị chụp . Pháp luật nên có những quy định cụ thể
hơn trong trường hợp này. Đồng thời, đây cũng là một hồi chuông bào động về

sự lạm quyền, tha hóa và xuống cấp trầm trọng về đạo đức ở một số cán bộ nhà
nước ta hiện nay.
d. Quyền đối với hình ảnh của cá nhân trong trường hợp là nạn nhân.
Một cá nhân, nạn nhân bị ngược đãi ( như em B, giúp việc cho quán phở ở Hà
Nội ) hoặc bị xâm hại về tình dục, khi hình ảnh, câu chuyện của họ bị công khai trên
phương tiện thông tin đại chúng, họ trở nên “ nổi tiếng” vì có nhiều người biết đến. Từ
đó, tai nạn của họ được nhiều người cảm thông, chia sẻ, thậm chí được giúp đỡ để
vượt qua. Thế nhưng, mặt trái của sự công khai hình ảnh là họ mất sự riêng tư. Họ sẽ
bị nhận diện khi xuất hiện nơi công cộng. Trong khi ranh giới giữa sự quan tâm chia
sẽ và tò mò, soi mói, gièm pha rất mong manh. Câu chuyện của họ còn được nhắc đến
rất lâu. Xếp lại quá khứ để tiếp tục vui sống với họ hình như là chuyện không dễ dàng.
 Điều này giải thích tại sao ở một số nước, khi lên các phương tiện thông tin đại
chúng, hình ảnh, thậm chí giọng nói của nạn nhân những vụ xâm phạm, hình sự
cũng như dân sự có thể bị làm nhòe đi để không còn ai nhận ra. Ngay cả khi bị
áp giải, nghi can cũng luôn đượng giấu mặt. Theo em, pháp luật nước ta cũng
nên thực hiện những biện pháp bảo vệ đời tư, hình ảnh cá nhân trong những
trường hợp như thế này.
2. Những thắc mắc về “ hình ảnh cá nhân” và quyền đối với hình ảnh cá nhân
Trong quá trình đi sâu tìm hiểu về vấn đề “ hình ảnh cá nhân” và quyền đối với
hình ảnh cá nhân, bản thân em đã thu thập được và cũng nhận thấy một số vấn đề thắc
mắc chưa hiểu rõ và mong muốn được giải đáp. Có thể do kiến thức cũng như sự hiểu
biết của em trong trường hợp này còn hạn chế, chưa giải quyết được một số câu hỏi
sau đây, nhưng em vẫn xin trình bày những câu hỏi của mình:
a. Trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không được cho phép nhưng không
gây thiệt hại cũng như không sử dụng hình ảnh để xâm hại danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người đó, thậm chí với mục đích tốt với người đó thì có bị
phạm luật hay không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?
Điều 31 Bộ luật dân sự nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xậm
phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người đó. Có trường hợp xảy ra thì phải bồi
thường thiệt hại về tinh thần. Nhưng trường hợp không gây thiệt hại thì sao?

Trong thực tế lâu nay việc sử dụng ảnh mà không xin phép của người bị hại đã
trở thành thói quen trong nhiều người. Cùng lắm, người nào biết chút ít thì cũng chỉ
hỏi ý kiến của người sáng tác ( chụp, vẽ ảnh ) chứ ít khi chịu tìm đến hỏi ý kiến của
nhân vật trong ảnh. Bởi người ta vaanx thường đinh ninh rằng người có hình ảnh được
lăng – xê”, mình trước xã hội là đã tốt lắm rồi.
Nhưng một khi chuyện vỡ lỡ rồi, người có hình ảnh đó lại tìm cách làm khó dễ,
việc xin lỗi không thôi chưa đủ. Tùy theo giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh
doanh mà người có hình ảnh đòi phải thanh toán bằng một khoản tiền vài triệu đồng,
18


có khi vài chuc triệu và vừa rồi có vụ yêu cầu phía chủ ảnh lên đến hàng trăm triệu
đồng.
Theo như tìm hiểu của em, , ở các trang wed hiện nay, đa số các bạn thường
xuyên tải các hình, ảnh của bạn gái mình lên các diễn đàn với mục đích ra vẻ ta đây,
khoe khoang về việc mình có người yêu xinh hơn giàu hơn hay mình có nhều bạn gái
hơn…mà không hề hỏi ý kiến của các bạn ấy. Tuy nhiên, Những bức ảnh ấy cũng
không gây nguy hại hay ảnh hưởng xấu gì đến các bạn nữ, thậm chí còn làm choc ho
các bạn ấy nổi tiếng hơn, được chú ý nhiều hơn ( không ít bạn còn tự động nhờ các
anh chị trong Ban quản trị diễn đàn tải ảnh của mình lên trang wed ). Nhưng vấn đề ở
đây là nếu cac bạn nữ không thích việc “ nổi tiếng hơn” hay không muốn mọi người
biết đến mình rồi kiện lên tòa án và đời người tải ảnh của mình lên wed phải bồi
thường, thì người đó sẽ phải bồi thường như thế nào?
Anh ta có phải bồi thường “nhẹ hơn” hay cũng sẽ phải bồi thường giống như
khi anh ta xâm hại quyền đối với hình ảnh cá nhân của cô ấy với mục đích xúc phạm
danh dự và uy tín?
b. Thời gian chấm dứt quyền đối với hình ảnh cá nhân.
Trong Điều 31 quy định:
“ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, trong trường hợp
người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ,

vợ, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi
ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”
Vậy, nếu một người đã mất cách đây 100 năm và tính đến thời điểm hiện tại thì
cha, mẹ, vợ, chồng , con đã thành niên của người đó cũng đều đã mất, người đó cũng
không có người đại diện, thì việc sử dụng hình ảnh của người đó se được áp dụng như
thế nào?
Ví dụ: Những hình ảnh chụp con người nghèo đói trong cách mạng trước đây, gần đây
mới được đem ra làm ảnh bìa quảng cáo cho một tạp chí ( khi chụp không hỏi trước ý
kiến của người được chụp) là một việc không hiếm hiện nay. Nhưng nếu áp dụng Điều
31, thì đây, có phải là vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh? Hay đã có một điều
luật nào khác quy định về vấn đề này?
c. Được hay không đươc phép sử dụng hình ảnh cá nhân của người đó trong
trường hợp nào?
Trong trang congdongvip.com, có một bài viết với nội dung như sau: “ Chả biết cô
này là ai. Vô tình, tìm được trên face book. Mặt mũi thì không xinh xắn lắm nhưng kết
quả là… Các đồng chí cứ từ từ mà xem, hình như em ý vẫn còn muốn uy hiếp. Khi
nào sẽ co update thêm?” Phía dưới nội dung trên là một loạt những hình ảnh của cô
gái có tên Lan Phương được tải lên cho tất cả cùng nhìn và bình phẩm. Trong đó, có
rất nhiều lời bình xét mang tính chất xúc phạm, thậm chí lăng nhục.
 Như vậy, thắc mắc của em là việc một người tải ảnh của mình lên wed một
cách rất công khai thì ta có được phép sử dụng những bức ảnh đấy để post lên
một trang wed khác? ( không nhằm mục đích kinh doanh hay quảng cáo…).
19


 Việc người đó tải ảnh công khai như vậy có đỗng nghĩa với việc đồng ý cho
ảnh của mình tràn lan trong các trang wed khác mà không cần sự đồng ý? Nếu
là không được phép, thì ta xử lý vụ việc này như thế nào? Vì rõ ràng đây không
mang tính chất kinh doanh, quảng cáo. Còn những lời phê bình thiếu văn hóa
kia chỉ là của những người xem anh?

d. Thế nào được coi là “ có sự đồng ý” trong việc sử dụng hình ảnh?
Pháp luật nước ta không hề quy định cụ thể, thế nào là” có sự đồng ý” trong trường
hợp này? Nhiều trượng hợp thì phía hai bên trực tiếp thực hiện hợp đồng, ký kết giấy
tờ…( chụp hình đối với các ca sỹ, diễn viên…để quảng cáo..), nhưng cũng có nhiều
trường hợp, chỉ là “ gật đầu đồng ý” là xong.
e. Thế nào là vì “ lợi ích công cộng?” lợi ích Nhà nước?”.
Giả sử một bạn chụp ảnh một ngươi đi trái luật, chỉ là mục đích đơn thuần lá nhằm
cảnh báo việc nên chấp hành đúng an toàn giao thông, nhưng vấn đề ở đây là một
nhân vật rất nổi tiếng và quan trọng trong giới truyền thông. Người bị chụp ảnh đã lên
tiếng kiện bạn này với lí do vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh, nhằm mục đích
hạ thấp uy tín và danh dự của người này. Vậy thì bạn ấy chụp aanhr như thế có là “ vì
lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước” hay không? Như thế nào thì được coi là “ vi lợi
ích công cộng, lợi ích Nhà nước”? Có phải xin phép cơ quan nào khi muốn thực hiện
những bức ảnh vì lợi ích chung như vậy không?

20


KẾT LUẬN:
Như vậy, trong bài tập trên, đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách hiểu rõ hơn về hình
ảnh cá nhân cúng như là quyền đói với hình ảnh của công dân.
Từ đó, ta thấy hình ảnh là một vấn đề tương đối phức tạp và khó giải quyết, đặc biệt là
trong tình hình Việt Nam hiện nay, bằng những kiến nghị đã nêu, có thể nhận thấy
pháp luật nước ta đã tiến hành việc xử lý hài hòa quyền lợi của cá nhân cũng như
quyền lọi của công cộng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc
phục để quyền về hình ảnh của cá nhân ngày càng được coi trọng, đối mới và phát
triển hơn nữa cho phù hợp với những bước đi của pháp luật và xã hội.

21



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Bộ Luật Dân Sự ,nxb Lao Động,Hà Nội 2011.
2.Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam (modul 1),Trường Đại Học Luật Hà Nội,nxb
Công An Nhân Dân,Hà Nội 2006.8
3 . Báo pháp luật và đời sống số 79 ngày 2/4/2007
4. Phùng Trung Tập,”Bí Mật Đời Tư bất khả xâm phạm”,tạp chí luật học,số 6/1996
5. Lê Đình Nghị: Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật Việt Nam- luận án
tiến sĩ luật học.
6. Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường: Quyền nhân thân của cá nhân và bảo
vệ quyền nhân thân theo pháp luật dân sự.
7. Phùng Bích Ngọc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt Nam- Luận văn thạc sỹ luật học.
8 . trang web: www.trustvn.org.vn.
9 . Trang web: .
10. Trang wed. .
11. Trang wed. />12. dantri.com.vn

22


23



×