I.
MỞ BÀI
Trong cuộc sống hàng ngày mọi người trong xã hội phải tham gia và nhiều
giao dịch khác nhau để phụ vụ cho cuộc sống của mình, mà dưới góc độ pháp luật
dân sự mà nói trong các giao dịch đó là hợp đồng là phương tiện chủ yếu để các
chủ thể đáp ứng được quyền và lợi ích của mình. Đó có thể là hợp đồng mua bán,
trao đổi…khi tham gia xác lập các hợp đồng đó các chủ thế luôn mong muốn đạt
được mục đích của mình, tuy nhiên nếu hợp đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích chính
đáng của chính các chủ thể giao kết hoặc của người khác, của xã hội, của nhà
nước. Thì pháp luật sẽ xác định hợp đồng đó sẽ vô hiệu, theo quy định của Bộ luật
Dân sự 2005 ( BLDS).
II.
1.
NỘI DUNG
Khái niệm về hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng
dân sự vô hiệu
Khi tham gia giao kết hợp đồng dân sự các chủ thể đều hướng đến một lợi ích nào
đó từ việc giao kết hợp đồng, tuy nhiên không phải bất cứ hợp đồng nào mà khi tham
gia giao kết các chủ thể cũng đạt được mục đích đã xác định. Tham gia giao kết hợp
đồng các chủ thể được tự do bày tỏ ý chí, nhằm đạt được những lợi ích nhất định, mà
lợi ích đó chỉ đạt được khi hợp đồng đó được thực hiện, hay nói một cách cụ thể là
những điều khoản các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng được thi hành. Từ đó có thể
thấy các bên đã giao kết hợp đồng nhưng không đạt được mục đích khi giao kết, do ý
chí của nhà nước thì có thể gọi đó là những hợp đồng dân sự vô hiệu. “Vô hiệu” được
hiểu theo nghĩa thông thường là không có hiệu lực, không mang lại kết quả , theo đó
hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ được hiểu là hợp đồng dân sự không có hiệu lực, không
mang lại kết quả, các bên giao kết không đạt được mục đích khi tham gia giao kết.
Việc hiểu hợp đồng dân sự theo nghĩa này cũng bộc lộ khiếm khuyết, bởi vì có những
hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều nào đó của pháp luật nhưng nếu cả hai bên tham
gia giao kết hợp đồng thừa nhận hợp đồng đó và hợp đồng đó không có nội dung
không xâm phạm tới lợi ích chung của cộng đồng, của nhà nước thì vẫn được coi là
có hiệu lực giàng buộc các bên giao kết.
1
Hiện nay pháp luật chưa xây dựng được khái niệm khái quát về hợp đồng dân sự
vô hiệu, pháp luật thực định cũng như trong khoa học pháp lí mới chỉ đi sâu làm rõ
các tiêu chí xác định vô hiệu của hợp đồng và từ đó đưa ra cách thức xử lý đối với các
trường hợp vô hiệu. do đó để có thể hiểu được khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu
phải đặt chúng trong mối quan hệ với khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu. Do vậy
khoản 1 Điều 410 BLDS quy định: “ các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều
127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng dân sự vô
hiệu”. Vậy nên khi xem xét hợp đồng dân sự vô hiệu phải đặt trong phạm vi của giao
dịch dân sự vô hiệu, vì rõ ràng có thể thấy ngay từ Điều 121 BLDS “ giao dich dân sự
là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”
Từ đó một hợp đồng dân sự có hiệu lực phải đáp ứng các quy định từ điều 122
đến điều 134 BLDS đó là các điều kiện về :
-
Điều kiện về năng lực chủ thể
Diều kiện về nội dung của hợp đồng
Điều kiện về ý chí chủ thể
Điều kiện về hình thức của hợp đồng
Ngoài ra đối với hợp đồng dân sự còn phải có đối tượng phải thực hiện được theo
quy định của Điều 411 BLDS.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng dân sự với tư cách là một
loại giao dịch dân sự cũng sẽ vô hiệu khi vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực
được quy định tại Điều 122 BLDS. Đây không được coi là một khái niệm hợp đồng
dân sự vô hiệu theo đúng nghĩa của nó vì trong khái niệm này ta vẫn chưa thấy nêu
lên được bản chất cũng như những đặc điểm của hợp đồng dân sự vô hiệu. hợp đồng
dân sự vô hiệu là một loại hợp đồng mà pháp luật không thừa nhận, không có giá trị
giàng buộc các bên giao kết sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên,
hợp đồng không có giá trị kể từ thời điểm hình thành.
Hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu: hậu quả được hiểu theo nghĩa thông
thường đó là kết quả phát sinh từ một sự kiện nhất định, và kết quả này là những kết
quả “xấu”, nên gọi đó là hậu quả. Trong hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ phát sinh hậu quả
đó là những bất lợi mà các chủ thể, hoặc một trong các bên chủ thể phải gánh chịu.
2
Theo đó hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu được xác định theo hậu quả của giao
dịch dân sự vô hiệu, được quy định tại Điều 137 BLDS.
2. Các trường hợp, hợp đồng dân sự vô hiệu
2.1.
Hợp đồng dân sự vô hiệu không đáp ứng
điều kiện về năng lực chủ
thể: người tham giao kết hợp đồng không đáp ứng về năng lực hành
vi
Để tham gia vào một quan hệ pháp luật thì chủ thể phải có được năng lực chủ
thể, theo khoa học pháp lý thì năng lực chủ thể bao gồm: năng lực pháp luật và năng
lực hành vi. Đối với năng lực chủ thể trong hợp đồng dân sự thì pháp luật đã tạo ra
những khung pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ này, do vậy năng lực
pháp luật của chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng đã có từ trước, vì vậy hợp đồng
sẽ vô hiệu khi không đáp ứng được điều kiện về năng lực hành vi. Theo quy định của
Điều 17 BLDS “ năn lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Năng lực hành vi chỉ xem xét
đối với cá nhân còn đối với pháp nhân năng lực hành vi có luôn khi có năng lực pháp
luật. Năng lực hành vi của cá nhân được xác định qua tình trạng sức khỏe về độ tuổi.
Theo quy định của điều 19 BLDS năng lực hành vi của người thành niên từ đủ 18 tuổi
trở lên có năng lực hành vi đầy đủ trừ trường hợp mất năng lực và bị han chế năng
lực hành vi.
Tại Điều 20 BLDS quy định năng lực hành vi của người từ đủ sáu tuổi đến chưa
đủ mười tám tuổi là những người có năng lực hành vi hạn chế. Tính hạn chế thể hiện
ở chỗ những cá nhân đó khi xác lập thực hiện hợp đồng dân sự đòi hỏi phải có sự
đồng ý của người giám hộ hoặc người đại diện, nếu không có sự đồng ý thì người đại
diện hoặc người giám hộ có thể yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng mà người đó xác lập
vô hiệu, trừ những giao dịch nhỏ nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt phù hợp với
lứa tuổi. Trừ trường hợp những giao dịch nhỏ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
phù hợp với lứa tuổi, có thể hiểu đây là những hợp đồng như mua bán ăn uống, vui
chơi dành cho lứa tuổi. Thì những hợp đồng này không cần sự đồng ý của người đại
diện hay người giám hộ. Trong trường hợp này có một ngoại lệ đó là người từ đủ
mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ thì có thể tự mình tham gia giao kết hợp đồng mà không cần có sự đồng ý của
3
người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của khoản 2 Điều 20 BLDS. Quy
định này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta và phù hợp với pháp luật lao
động: “ người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và giao kết
hợp đồng lao động.”.
Theo quy định của Điều 21 BLDS thì người chưa đủ sáu tuổi thì không có năng
lực hành vi nên không thể tự mình tham gia quan hệ hợp đồng, mà mọi giao dịch đều
phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.
Tiếp theo là người mất năng lực hành vi dân sự quy định tại Điều 22 BLDS: là
người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không có khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi, thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan tòa ra
quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. ngoài việc quy định những bệnh
gây cho người mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, để phù hợp
với diễn biến phức tạp trong, BLDS còn dự liệu khả năng mắc bệnh khác . Tuy nhiên
trong thực tiễn việc xác định loại bệnh nào được liệt kê vào diện mắc các bệnh khác
là rất phức tạp hiện nay Tòa án chưa có một hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Tuy nhiên theo thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp tại tòa án mắc các bệnh khác
có thể hiểu một cách khái quát như sau: Loại trừ các bệnh liên quan đến tâm thần,
đang mắc loại bệnh mà bệnh này làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của người đó. Những người này khi tham gia vào quan hệ hợp đồng có nguy cơ gây
thiệt hại đến lợi ích của chính người đó và của người khác. Vì vậy người có quyền và
lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mọi hành vi
giao kết hợp đồng phải được thực hiện thông qua người đại diện, Nếu không hợp
đồng đó vô hiệu.
Tiếp đó theo quy định của Điều 23 BLDS, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự; một người có thể bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự trong các
trường hợp sau: họ là người có khả năng tham gia giao dịch bình thường, bị nghiện
ma túy và các chất kích thích khác , có hành vi phá tán tài sản gia đình và họ hàng
thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan có thể là các thành viên trong
gia đình, hoặc cơ quan tổ chức hữu quan( trong trường hợp bảo vệ phụ nữ trẻ em vị
thành niên. Có đơn yêu cầu tòa tuyên bố hạn chế năng lực hành vi với mục đích bảo
4
vệ tài sản bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người khác. Các hợp đồng dân sự có liên
quan đến người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự làm phá tán tài sản gia đình, sẽ bị
coi là vô hiệu trừ trường hợp những giao dịch được xác lập thông qua người đại diện
và những hợp đồng nhỏ nhằm phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Từ đó dựa theo quy định của Điều 130 BLDS thì hợp đồng dân sự do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự, có thể sẽ bị vô hiệu.
2.2.
Hợp đồng dân sự vô hiệu khi không đáp ứng được yêu cầu về nội
dung của hợp đồng: nội dung của hợp đồng trái pháp luật và đạo đức
xã hội.
Hợp đồng dân sự sẽ vô hiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo
đức xã hội, dựa theo quy định của Điều 128 BLDS. Trong hợp đồng dân sự, sự tự
do và bày tỏ ý chí của các chủ thể là nguyên tắc cơ bản đặc trưng được pháp luật
thừa nhận, nhưng sự tự do đó không phải là vô tận và không bị bất kỳ hạn chế nào
của pháp luật.
Hiểu theo nghĩa thông thường nội dung là “ mặt bên trong của sự vật, cái được
hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện” trong hợp đồng dân sự thì nội dung nếu hiểu
theo nghĩa rộng là tất cả các điều kiện có liên quan đến đối tượng, phương thức
thực hiện hợp đồng. Tính trái pháp luật thể hiện ở đây là trái với hệ thống pháp
luật, bởi lẽ ngành luật dân sự cũng như các nghành luật khác như : Hình sự, Lao
động, Kinh tế điều đặt trong một hệ thống pháp luật thống nhất và có mối liên hệ
trặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau nhằm đạt được mục đích chung của nhà nước
và xã hội. Cho nên dù điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau, nhưng đều chịu sự
điều chỉnh bởi một số nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ nguyên tắc thống nhất quyền và nghĩa vụ và nguyên tắc công bằng. Vậy nếu
biểu hiện trái với pháp luật cụ thể là trái với các nguyên tắc của giao dịch dân sự,
nội dung của hợp đồng có đối tượng là tài sản phải bị nhà nước cấm lưu thông
hoặc hạn chế lưu thông. Hoặc thực hiện một công việc, hay không thực hiện một
công việc bị các nghành luật khác cấm…
5
Nội dung hợp đồng trái đạo đức xã hội: theo quy định của Điều 128 BLDS “ đạo
đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời
sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Ngoài ra có thể hiểu đạo
đức xã hội là các yếu tố phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, như tình đoàn
kết tương thân tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người mà các
giá trị đạo đức cao đẹp được xếp vào phạm trù đạo đức truyền thống. Đạo đức xã
hội là hệ thống các tiêu chuẩn, chuẩn mực được hình thành trong đời sống của
con người, đối với cộng đồng được mọi người thừa nhận là nguyên tắc chung, phù
hợp với điều kiện kinh tế đất nước. Tuy không được nghi nhận thành văn bản
nhưng có ý nghĩa trong việc duy trì trật tự xã hội chính trị của đất nước, hướng
hành vi của cá nhân, cộng đồng trong hành xử các quan hệ xã hội hướng đến cái
thiện.
Nội dung của hợp đồng vi phạm đạo đức xã hội có thể là hợp đồng có đối tượng
vi phạm đạo đức xã hội, hay làm một việc bị đạo đức xã hội cấm. Mặc dù về
nguyên tắc đạo đức xã hội không được ưu tiên áp dụng như quy phạm pháp luật,
nhưng lại đóng vai trò rất lớn trong xã hội điều chỉnh hành vi xử sự của con
người. Vậy nên nếu hợp đồng có nội dung vi phạm đạo đức xã hội cũng sẽ bị coi vô
hiệu.
2.3.
Hợp đồng dân sự vô hiệu khi không đáp ứng điều kiện về ý chí chủ thể
2.3.1. Hợp đồng dân sự vi phạm sự tự nguyện
Trong quan hệ hợp đồng dân sự các bên được tự do ý chí và bảy tỏ ý chí và các bên
hoàn toàn bình đẳng. chỉ có sự tự do không bị bất cứ một ràng buộc hay ép buộc nào
thì chủ thể mới được đích thực tự nguyện thỏa thuận. các bên phải được biểu lộ ý chí
một cách thoải mái và trung thực theo đúng mong muốn của mình. Nghĩa là phải có
sự thống nhất giữa ý chí bên trong và biểu lộ ý chí ra bên ngoài, không bị áp đặt bởi
bất kỳ một lí do nào khá như: lừa dối, khống chế, đe dọa, cưỡng ép.
Trong hợp đồng dân sự tự do ý chí nghĩa là chủ thể tham gia có quyền :
Quyền tự do ý chí về thỏa thuận ký kết hợp đồng với ai, với nội dung gì và có
các nghĩa vụ ràng buộc vào với các chủ thể tham gia.
6
Quyền tự do tổ chức thực hiện hợp đồng dân sự theo ý muốn của các bên chủ
thể như; về thời gian, địa điểm thực hiện, phương thức thực hiện và điều kiên
thực hiện hợp đồng.
Quyền tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng như bằng văn bản, bằng lời nói
hay hành vi trừ trường hợp pháp luật bắt buộc hợp đồng phải tuân theo
những hình thức nhất định.
Như vậy khi được tự do ý chí và bày tỏ ý chí thì các chủ thể mới có sự tự
nguyện khi tham gia hợp đồng dân sự. Để bảo vệ ý chí đích thực của các chủ thể pháp
luật quy định những trường hợp, hợp đồng vô hiệu khi có sự vi phạm sự tự nguyện
trong các trường hợp sau:
Thứ nhất : hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn
Trong các hoạt động hàng ngày khi tham gia vào các quan hệ xã hội các chủ
thể bị nhầm lẫn không phải là chuyện hiếm hoi, hiểu theo nghĩa thông thường nhầm
lẫn được hiểu là hành vi được thực hiện hoặc nhận thức không đúng với ý định của
người thực hiện hành vi hay nhận thức. Trong khoa học pháp lí nhầm lẫn được hiểu
là sự thể hiện không chính xác ý muốn đích thực của một bên hoặc các bên trong giao
kết hợp đồng, hay nói cách khác ở đó không có sự thống nhất giữa ý muốn thật và ý
chí bày tỏ ra bên ngoài của các bên chủ thể. Hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn, sự
nhầm lẫn có thể suất phát từ hai bên, hoặc suất phát từ một bên, tuy nhiên phải do
lỗi vô ý.
Theo khoa học pháp lý có thể chia ra các loại nhầm lẫn:
-
Nhầm lẫn chung : là trường hợp các bên cùng nhần lẫn về nội dung của hợp
-
đồng, cả hai bên cùng hiểu sai về vấn đề.
Nhầm lẫn một bên: là trường hợp một bên do vô ý không nói rõ nội dung của
-
hợp đồng làm cho bên kia hiểu sai và giao kết
Nhầm lẫn tương hỗ: là nhầm lẫn của cả hai bên xong mỗi bên nhầm lẫn một
vấn đề khác nhau, sự nhầm lẫn của hai bên dẫn đến việc giao kết hợp đồng
-
giữa họ.
Nhầm lẫn về luật: là hiểu sai luật đưa đến giao kết một hợp đồng không đúng
với mong muốn của người giao kết.
7
-
Nhầm lẫn về sự việc: là sự nhầm lẫn về nội dung của vụ việc, các biểu hiện là
sự nhầm lẫn vô thức về sự việc mang tính quan trọng đối với giao dich và tin
vào sự tồn tại của một sự việc là quan trọng đối với giao dịch nhưng thực tế
không tôn tại.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn dựa theo quy định tại Điều 131 BLDS “ khi
một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà
xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của
giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa
án tuyên bố giao dịch vô hiệu…” . BLDS không đưa ra khái niệm về nhầm lẫn mà chỉ
đưa ra sự nhầm lẫn đơn phương là yếu tố dẫn đến sự vô hiệu. Tuy nhiên hiện nay hợp
đồng dân sự được ký kết do sự nhầm lẫn của hai bên mà pháp luật nước ta lại không
điều chỉnh. Có điều này là vì tính cốt lõi của hợp đồng là sự thể hiện ý chí chung đính
thực của các bên giao kết, không có sự thống nhất đó thì không có hợp đồng . Trong
trường hợp cả hai bên nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng thì rõ ràng không có sự
trùng khớp ý chí chung đích thực của cả hai bên với những gì họ thể hiện trong nội
dung cam kết. Vì vậy không thể không coi sự nhầm lẫn song phương là yếu tố có thể
dẫn đến vô hiệu giao dịch. BLDS 2005 không quy định mức độ nhầm lẫn như thế nào
như thế nào thì sẽ dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng dân sự ( dù nhầm lẫn đó mang
tính chất quyết định hay không đến việc giao kết hợp đồng).
Thứ hai hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối
Lừa dối là dùng thủ đoạn nói dối gian lận làm cho người khác lầm tưởng mà tin
rằng đó là sự thật nên giao kết hợp đồng, hay nói cách khác lừa dối là hành vi cố ý
đưa thông tin sai lệch để người khác tin đó là sự thật. Lừa dối chỉ được coi là yếu tố
dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng khi một bên cố ý làm cho bên kia phải giao kết hợp
đồng không theo ý muốn thực. Lừa dối giống nhầm lẫn ở chỗ cả hai đều liên quan đến
việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật
hay không biết sự thật . Lừa dối khác nhầm lẫn ở chỗ, nhầm lẫn do người ký hợp
đồng không tìm hiểu sự thật hoặc tìm hiểu sai sự thật, còn lừa dối sự hiểu sai do đối
tác cố ý gây ra. Việc một bên tạo lập cho bên kia sự nhầm lẫn hoặc lạm dụng sự nhầm
lẫn đã tồn tại của bên kia để đưa đến việc giao kết hợp đồng sẽ được coi là sự lừa dối.
Sự phân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được phân biệt bởi tính chất, mục đính của
8
việc trình bày gian lận của một bên. Về nguyên tắc hành vi lừa dối phải do chính một
bên giao kết hợp đồng thực hiện, tuy nhiên dù một người ký kết hợp đồng không trực
tiếp thực hiện hành vi gian trá nhưng đã tham gia hoặc đồng lõa với hành vi gian trá
đó thì hành vi cũng được coi là sự lừa dối do chính người ký hợp đồng thực hiện. Tuy
nhiên làm thế nào để xác định được có sự lừa dối là một vấn đề phức tạp được thực
tế đặt ra, pháp luật nước ta chưa có những quy định để xác định lừa dối.
Theo quy định của BLDS Điều 132 , lừa dối được hiểu là hành vi cố ý của một bên
hoặc người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất, đối
tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã giao kết hợp đồng. Tuy nhiên trong
trường hợp người thứ ba gây ra thì cần phải hiểu người thứ ba đó phải có mối quan
hệ với một bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng và bên chủ thể đó biết rõ về hành
vi lừa dối làm cho bên đối tác hiểu sai lệch của người thứ ba, khi đó hợp đồng đã
được các bên giao kết mới bị coi là vô hiệu.
Ngoài ra hợp đồng chỉ vô hiệu khi lừa dối thuộc một trong các trường hợp sau:
-
Lừa dối về chủ thể của hợp đồng khi yếu tố chủ thể đóng vai trò quyết định
Lừa dối về tính chất của đối tượng hợp đồng
Lừa dối về nội dung của hợp đồng
Để đảm bảo quyền lợi của bên chủ thể bị lừa dối, pháp luật cũng quy định chỉ có
bên chủ thể bị lừa dối mới có quyền yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu bị
lừa dối, thời hiệu là hai năm sau hai năm hợp đồng vẫn phát sinh hiệu lực. Ví dụ về
một trường hợp hợp đồng vô hiệu do lừa dối như: A làm nhà tạm và sinh sống trên
mảnh đất của bố mình là ông C đã lâu, nhưng được biết ông C lập di chúc và cho D
mảnh đất đó. Thấy vậy A bán mảnh đất đó cho B và bảo rằng đất này đã ở từ lâu, ông
C cũng cho rồi và đang làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa xong, khi nào
xong sẽ chuyển cho B. sau đó A và B đã làm hợp đồng mua bán mảnh đất đó.
Thứ ba hợp đồng vô hiệu di bị đe dọa
Hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa được quy định tại Điều 132 BLDS: : “ Đe dọa trong
giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải
thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,danh dự, uy tín,
nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ,vợ, chồng, con của mình”
9
Trước hết cần phải hiểu khái niệm đe dọa trong giao kết hợp đồng : có thể hiểu đe
dọa là hành vi làm cho người khác phải khiếp sợ, khiến cho người này vì thế phải
giao kết hợp đồng ngoài ý muốn của họ, hợp đồng được giao kết khi có sự đe dọa sẽ
vô hiệu
Đe dọa trong giao kết hợp đồng thể hiện dưới hai hình thức : đe dọa về thể chất
như bằng hành vi bắt buộc một người phải ký hợp đồng, hoặc làm cho người khác
say rồi ký hợp đồng với mình . Đe dọa về tinh thần như đe dọa sẽ làm lộ bí mật nào đó
làm cho người nào đó hoặc của người thân của họ phải giao kết hợp đồng với mình.
Đe dọa chỉ trở thành yếu tố dấn đến sự vô hiệu của hợp đồng khi thỏa mãn hai điều
kiện: phải có hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia sơ hãi mà phải giao kết hợp
đồng . Thứ hai bên bị đe dọa phải giao kết hợp đồng nhằm tránh gây thiệt hại về mọi
mặt cho chính họ hoặc cho những người thân thích của họ. Nếu hành vi không đáp
ứng hai điều kiện này thì không bị coi là đe dọa trong giao kết hợp đồng, không dẫn
tới sự vô hiệu của hợp đồng. Ví dụ như: A trên xe khách về quê thì gặp C là người bán
bánh mỳ, C lại chỗ A bảo mua bánh mỳ với giá 50 nghìn một chiếc. A bảo không mua
nhưng C rút trong túi ra con dao nhỏ và bảo “ thằng em có muốn về nhà nữa không”.
A sợ hãi nên phải mua bành mỳ của C.
Thứ tư: Hợp đồng vô hiệu do người xác lập vào thời điểm không nhận thức và
làm chủ được hành vi.
Theo quy định của Điều 133 BLDS: “ người có năng lực hành vi dân sự nhưng lại
xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu”
“Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình
xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự” ( Điều 17 BLDS). Năng lực hành vi là thuộc tính cá
nhân tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong quan hệ dân sự. Cá nhân
đủ năng lực hành vi dân sự thì có thể tham gia vào mọi quan hệ dân sự xác lập quyền
và nghĩa vụ với tư cách chủ thế độc lập và tự chịu trách nhiệm trước hành vi của
mình , trừ trường hợp bị tuyên mất năng lực hành vi, hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự.
10
Trên thực tế vào những thời điểm nào đó người có năng lực hành vi đầy đủ lại
không thể nhận thức và điểu khiển được hành vi của chính họ, như bị say rượu hạy bi
tâm thần phân liệt... và phải xẩy ra vào thời điểm giao kết thì mới trở thành yếu tố
dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Quy định này chỉ áp dụng đối với những người có
năng lực hành vi đầy đủ, bởi vì chỉ có những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
mới có đủ điều kiện về lí trí cũng như ý chí để tham gia vào mọi quan hệ pháp luật
dân sự. Tuy nhiên trên thực tế có thể do bệnh lý hoặc từ những tác động của yếu tố
bên ngoài mà có những thời điểm họ không dủ lý trí để nhận thức và điều khiển được
hành vi của mình, lợi dụng điều này các chủ thể khác có thể giao kết hợp đồng có nội
dung gây bất lợi cho họ. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể này
khi tham gia giao kết hợp đồng, pháp luật dân sự giao cho người bị rơi vào tình
trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng có
quyền yêu cầu tòa tuyên hợp đồng đó vô hiệu.
Quy định này của BLDS có sự khác biệt cơ bản so với quy định của Bộ luật hình sự
1999 ( sửa đổi, bổ xung năm 2009)( BLHS). Theo quy định của BLHS người phạm tội
vào thời điểm say rượu mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự( Điều 14). Sở dĩ có điểm khác biệt này là vì trong Luật dân sự
bên bị thiệt hại là chính bên say rượu nên giao kết hợp đồng, nên với tinh thần bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể. BLDS quy định cho họ có quyền yêu cầu
tuyên hợp đồng đó vô hiệu. Còn trong Luật Hình sự thiệt hại từ hành vi của người say
rượu gây ra là cho xã hội, nhà nước, vì vậy pháp luật buộc họ phải chịu trách nhiệm
trước hành vi của mình.
2.3.2.
Hợp đồng dận sự vô hiệu do mâu thuẫn giữa ý chí chung và sự thể hiện
ý chí
Hợp đồng đã không có sự thống nhất giữa ý chí chung của các bên chủ thể và
sự bày tỏ ý chí chung, do đó pháp luật cũng không thừa nhận hiệu lực của hợp đồng.
Đó là trường hợp hợp đồng giao kết do giả tạo theo quy định của Điều 129 BLDS.
Hợp đồng giả tạo được chia làm hai loại: thứ nhất hợp đồng dân sự được xác
lập một cách giả tạo nhằm che dấu một giao dịch khác. Trong trường hợp này các
bên điều có sự thống nhất ý chí chung nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí bên
11
trong và bày tỏ ý chí ra bên ngoài. Các bên xác lập hợp đồng giả tạo này nhưng lại
không phát sinh những quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thể hiện trong nội dung hợp
đồng. Và các bên xác lập hợp đồng giả tạo này nhằm che dấu một một giao dịch khác,
khi đó hợp đồng giả tạo vô hiệu còn giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu lực trừ trường
hợp nó cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Thứ hai hợp đồng dân sự giả tảo nhằm chốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Hợp đồng giả tạo này được xác lập có thể không có sự vi phạm nào về mặt nội dung ,
tuy nhiên giữa ý chí đích thực của các bên và sự bày tỏ ý chí đó ra bên ngoài cũng
không có sự thống nhất. Mặt khác mục đích xác lập hợp đồng này là một bên chủ thể
không phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó với người thứ ba, mặc dù họ có điều kiện
để thực hiện. Mục đích xác lập hợp đồng giả tạo của các bên chủ thể cũng có thể xâm
hại quyền lợi của Nhà nước, do vậy để bảo vệ lợi ích của nhà nước, người thứ ba
pháp luật quy định nghiêm khắc trường hợp vô hiệu này, theo đó hợp đồng này sẽ
đương nhiên vô hiệu. Có thể ví dụ về hợp đồng vô hiệu do giả tạo như: A nợ B một
khoản tiền không trả được, sợ B sẽ đến xiết nợ chiếc ôtô của mình nên A đã làm hợp
đồng tặng cho chiếc ôtô cho C, nhưng thực chất hai bên lại thỏa thuận với nhau về
giá cả, và C đã trả cho A 500 triệu để lấy chiếc ôtô đó.
2.4.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về hình thức
của hợp đồng
Để thực hiện được chức năng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể
trong giao kết hợp đồng, thì Nhà nước đã quy định những bắt buộc đối với hình thức
của hợp đồng dân sự. Theo Điều 401 BLDS quy định “1. Hợp đồng dân sự có thể được
giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không
quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn
bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo
các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.”. Theo quy định ở đoạn hai Khoản 2 thì có thể hiểu
rằng hợp đồng không bị vô hiệu khi có sự vi phạm về hình thức, trong khi đó Khoản 2
12
Điều 122 BLDS quy định “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Như vậy có thể hiểu chỉ những hợp
đồng nào mà pháp luật quy định có sự bắt buộc về hình thức mà các chủ thể không
tuân thủ theo thì hợp đồng đó mới bị coi là vô hiệu khi có sự vi phạm về hình thức. Có
thể ví dụ về hợp đồng loại này đó là Hợp đồng mua bán nhà ở, Hợp đồng mua bán
quyền sử dụng đất, khi giao kết các loại hợp đồng này mà chủ thể không tuân thủ
những quy định về hình thức thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Trong trường hợp pháp
luật không quy định cụ thể thì các bên có thể tùy nghi lựa chọn, tuy nhiên không phải
tất cả các loại giao dịch dân sự mà pháp luật đều quy định các bên tham gia giao
dịch có thể lựa chọn bất kỳ một hình thức nào. Vì có thể thấy rằng khách thể của hợp
đồng dân sự rất phong phú và đa dạng, mỗi khách thể có đặc trưng và lợi ích khác
nhau do vậy phải có một hành lang pháp lý đảm bảo an toàn để bảo đảm quyền lợi
cho các chủ thể giao kết và lợi ích của xã hội, của nhà nước. Nên phải có những hợp
đồng tuân thủ theo một hình thức nhất định theo quy định của pháp luật dân sự.
2.5.
Hợp đồng dân sự vô hiệu có đối tượng không thể thực hiện được.
Đối tượng của hợp đồng là một điều khoản cơ bản của hợp đồng, nếu không có
điều khoản này thì không thể hình thành lên hợp đồng. Do vậy Điều 411 BLDS quy
định hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến đối tượng của hợp đồng dân sự không thể thực hiện được: do khách
quan “ trong trường hợp ngay từ khi ký kết hợp đồng đã có đối tượng không thể
thực hiện được vì lí do khách quan thì hợp đồng vô hiệu”(khoản 1 Điều 411). Hoặc do
chủ quan, do lỗi của một bên. “ Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên
biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng
không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi
thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp
đồng có đối tượng không thể thực hiện được”. ( Khoản 2)
Hợp đồng chỉ vô hiệu với lí do có đối tượng không thể thực hiện được nếu đáp
ứng đủ hai điều kiện : ngay từ khi ký kết hợp đồng đã có đối tượng không thể thực
hiện được và vì lí do khách quan. Vậy ngay từ khi ký kết phải được hiểu như nào? Đó
có phải chỉ đơn thuần là thời điểm các bên ký kết vào hợp đồng bằng văn bản không
hay phải hiểu khái quát đó chính là thời điểm giao kết hợp đồng cho đến nay vẫn
13
chưa có một hướng dẫn cụ thể nhưng theo những quan điểm trong khoa học pháp lý
hiện nay, có thể hiểu ngay từ khi ký kết là từ thời điểm giao kết hợp đồng thì sẽ hợp lý
hơn. Một vấn đề nữa cần quân tâm khi xác định một hợp đồng vô hiệu do đối tượng
không thực hiện được: đó là nguyên nhân làm cho đối tượng của hợp đồng không thể
thực hiện được phải là “ lí do khách quan”. Lí do khách quan ở đây có thể hiểu là
những tác động bên ngoài, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các
bên chủ thể: như thiên tai...Ví dụ như: ngày 20 tháng 4 năm 2010, A có con bê 10
tháng tuổi bán cho B về nuôi, hai bên tiến hành làm hợp đồng mua bán. Nhưng con
bê này A gửi nhờ bên nhà C từ một tuần trước do phải sửa lại chuồng trại, và cũng
vào ngày 20 tháng 4 năm 2010, trên đường đi ngoài đồng về con bê của A bị ôtô của
D đâm chết, ngay trước khi A bán B không lâu. Vậy nên trong ví dụ này hợp đồng
mua bán giữa A và B sẽ vô hiệu vì có đối tượng không thể thực hiện được.
3.
Phương thức vô hiệu của hợp đồng dân sự vô hiệu
Khi hợp đồng được giao kết bởi các chủ thể có sự vi phạm các điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật, thì không phải tự nhiên hợp
đồng đó bị vô hiệu chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên, mà phải dựa trên quyết
định của Tòa án tuyên hợp đồng đó vô hiệu. Theo quy định của Diều 36 BLDS thời
hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu từ Điều 130 đến Điều 134 là hai năm
kể từ ngày hợp đồng dân sự được xác lập, hợp đồng dân sự vô hiệu theo Điều
128( trái pháp luật và đạo đức xã hội) và Điều 129 ( giả tạo) thì thời hiệu là không
hạn chế. Như vậy ở đây có sự khác biệt, trong khoa học Luật dân sự, sự khác biệt này
được phân chia thành hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối ( theo quy định của Điều
128 và Điều 129) và hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối ( theo quy định của Điều 130
đến Điều 134), mặc dù sự phân chia này chỉ mang tính lý thuyết nhưng lại rất hữu
dụng trong nghiên cứu cũng như thực tiễn.
Sự khác biệt về chủ thể yêu cầu tuyền bố vô hiệu: về nguyên tắc thì bất cứ ai
cũng có quyền lợi liên quan đều có thể yêu cầu tòa tuyên bố một hợp đồng dân sự vô
hiệu tuyệt đối nhưng với một hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối thì không phải bất
cứ ai cũng có quyền yêu cầu tòa tuyên bố vô hiệu. mà chỉ những người có quyền lợi
liên quan được pháp luật bảo vệ mới có quyền yêu cầu tòa tuyền bố hợp đồng vô hiệu.
Có thể thấy phạm vi những người có quyền yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu
14
tuyệt đối rộng hơn hợp đồng vô hiệu tương đối. quan điểm này suất phát từ nguyên
tắc ưu tiên bảo vệ lợi ích công, pháp luật không bảo vệ người có lỗi. Ngoài ra còn có
một sô khác biệt sau đây:
Sự khác biệt về thời hiệu yêu cầu tòa tuyên bố vô hiệu: hợp đồng vô hiệu tương
đối thời hạn yêu cầu là 2 năm, hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không giới hạn thời
hạn
Sự khác biệt bản chất quyết định của tòa án: thông thường hợp đồng vô hiệu
tuyệt đối thì quyết định của Tòa án chỉ mang tính công nhận còn đối với hợp
4.
đồng vô hiệu tương đối mang tính phân sử trước rồi mới tuyên vô hiệu.
Hậu quả pháp lí của hợp đồng dân sự vô hiệu
Theo quy định của Điều 137 BLDS
1. “ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn
trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu
theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”.
Thứ nhất: hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
Hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ bị coi là không có hiệu lực ngay từ đầu ( thời điểm
giao kết) vậy nên sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, các bên khôi phục
lại tình trạng ban đầu ( khi chưa giao kết hợp đồng). Nếu hợp đồng chưa được thực
hiện thì các bên không được thực hiện nữa, trong trường hợp đang thực hiện thì phải
dừng việc thực hiện lại.
Thứ hai: các bên chủ thể sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng
hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
Một hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh hiệu lực của các điều khoản mà
các bên đã thỏa thuận trong nội dung hợp đồng. vì thế nếu các bên chủ thể đã thực
15
hiện hợp đồng thì họ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, bên cạnh đó họ cũng phải
hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng để hợp
đồng giữa các bên coi như chưa hề tồn tại
Thứ ba: nhà nước sẽ tiến hành tịch thu tài sản trong một số trường hợp
nhất định theo quy định của pháp luật.
Pháp luật dân sự đề cao, sự tự do, tự nguyện thỏa thuận, nếu tuy nhiên xâm hại
đến lợi ích của nhà nước của xã hội của người khác thì sẽ phải chịu chế tài. Mà chế
tài trong hợp đồng dân sự vô hiệu là tịch thu tài sản là đối tượng hợp đồng , có thể là
cả hoa lợi, lợi tức. Trong các trường hợp hợp đồng vô hiệu, thì trường hợp, hợp đồng
có đối tượng là tài sản vi phạm pháp luật, đều cấm của xã hội thì tài sản đó dễ bị tịch
thu nhất. Vì có thể thấy rằng hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này có khả năng
gây ra ảnh hưởng xấu tới lợi ích của xã hội, lợi ích của nhà nước.
do vi phạm ý chí chủ thể, hậu quả pháp lý có thể áp dụng đối với những trường hợp
hợp đồng vô hiệu do lừa dối và đe dọa. Bởi lẽ trong các trường hợp này đều có lỗi cố
ý của một hoặc cả hai bên chủ thể tham gia tham và nó xâm phạm đến lợi ích của
người thứ ba. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì tài sản là đối tượng của hợp đồng có thể
bị tịch thu, đặc biệt hơn hợp đồng vô hiệu tương đối tài sản là đối tượng của hợp
đồng được hoàn trả đa phương hoặc song phương.
Thứ tư: bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoản
trả lại cho nhau những gì đã nhận, có thể thấy rằng trong những trường hợp, các bên
chủ thể đang thực hiện hợp đồng, hoặc thực hiện xong hợp đồng mới bị tuyên vô
hiệu. Vậy nên trong những trường hợp như thế này rất dễ phát sinh thiệt hại cho các
bên chủ thể, nên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ thể thì chủ thể nào có lỗi
làm cho hợp đồng vô hiệu phải bồi thường cho chủ thể kia. Lỗi trong quan hệ dân sự
là lỗi suy đoán, chính vì vậy bên bị xác định là có lỗi phải đưa ra những căn cứ chứng
minh là mình không có lỗi làm cho giai dịch vô hiệu. Lỗi của các bên chủ thể có thể là
lỗi cố ý nhưng cũng có thể là lỗi vô ý , trong trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do
nhầm lẫn thì đòi hỏi điều kiện bắt buộc đối với lỗi của bên chủ thể gây ra sự vô hiệu
của hợp đồng đó là lỗi vô ý, nếu là lỗi cố ý sẽ là lừa dối( Điều 132 BLDS). Cũng trong
16
hợp đồng vô hiệu do giả tạo hay đe dọa lỗi của bên chủ thể dẫn đến sự vô hiệu của
hợp đồng bắt buộc phải là lỗi cố ý. Còn trong trường hợp hợp đồng dân sự xác lập
không nhận thức và làm chủ hành vi của mình Điều 133 không đề cập đến yếu tố lỗi.
như vậy trong trường hợp này ta có thể hiểu là lỗi cố ý mà cũng có thể là vô ý.
Tuy nhiên làm thế nào để xác định được thiệt hại xẩy ra trên thực tế để thực sự
đảm bảo được quyền lợi của bên bị thiệt hại cũng như đảm bảo được sự công bằng
của pháp luật. vấn đề này còn tồn tại nhiều quan điểm
Quan điểm thứ nhất cho rằng: thiệt hại xẩy ra trên thực tế do hợp đồng vô hiệu sẽ
được xác định theo cách xác định thiệt hại đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Và tổn hại trong trường hợp này là tổn thất vật chất thực tế được tính được
bằng tiền; tài sản bị mất, hủy hoại, hư hỏng.
Quan điểm thứ hai cho rằng: thiệt hại do hợp đồng vô hiệu không thể bao gồm hoa
lợi, lợi tức hay chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại được. Bởi
lẽ khi hợp đồng bị coi là vô hiệu thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể, có nghĩa sẽ không có hợp đồng , vì vậy sẽ không có căn cứ để xác định hoa lợi, lợi
tức.
Trong bài em ủng hộ quan điểm thứ nhất vì trên thực tế hậu quả của hợp đồng vô
hiệu, cũng như thiệt hại xẩy ra là nằm ngoài thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Vậy nên thiệt hại xẩy ra có thể xác định theo cách xác định thiệt hại đối với bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi hợp đồng vô hiệu mà đối với chủ thể không có
lỗi, nếu không giao kết hợp đồng đó thì họ hoàn toàn có thể thu được hoa lợi, lợi tức
từ đối tượng để thanh toán hợp đồng đó trong trường hợp này họ đã bị thiệt hại.
Pháp luật dân sự với tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể nên
hoa lợi, lợi tức vẫn là một thiệt hại trong hợp đồng vô hiệu.
Thứ năm: Ngoài ra theo quy định của khoản 2 và 3 Điều 410 BLDS
“2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các
bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không
áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
17
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp
các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng
chính.”.
Ở đây có thể thấy rằng hợp đồng phụ phát sinh từ hợp đồng chính nhằm phục
vụ cho hợp đồng chính do vậy khi hợp đồng chính vô hiệu thì đương nhiên hợp đồng
phụ vô hiệu. Tuy nhiên không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự, các biện pháp bảo đảm có thể coi đó là một hợp đồng phụ, nhưng có
những trường hợp sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm vô hiệu các biện pháp
bảo đảm ( hợp đồng phụ) theo quy định Điều 15 Nghị định 163 của Chính phủ. Những
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự về bản chất là để bảo đảm cho việc
thực hiện hợp đồng dân sự, ổn định giao lưu dân sự , bởi thực tế không phải bao giờ
người có nghĩa vụ cũng tôn trọng và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, do đó phải có
những biện pháp bảo đảm buộc bên cố nghĩa vụ khi còn khả năng phải thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình, bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Trong hợp đồng dân
sự vô hiệu có biện pháp bảo đảm về nguyên tắc phải hoàn trả lại những gì cho nhau
đã nhận, nhưng rất có thể bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả, nên
pháp luật cho phép bên có quyền ( là bên nhận bảo đảm từ bên có nghĩa vụ) được xử
lý tài sản bảo đảm để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ sáu: Người thứ ba ngay tình trong hợp đồng dân sự vô hiệu
Hợp đồng dân sự bị vô hiệu còn rất có thể gây thiệt hai cho người thứ ba, do
vậy pháp luật dân sự có những quy định để bảo vệ người thứ ba trong hợp đồng dân
sự vô hiệu. Tuy nhiên không phải người thứ ba nào cũng được pháp luật bảo vệ, mà
chỉ những người thứ ba ngay tình mới được pháp luật bảo vệ. Theo từ điển giải thích
thuật ngữ luật học người thì ba ngay tình khi tham gia hợp đồng dân sự vô hiệu
được hiểu là “ người được chuyển giao tài sản thông qua giao dịch dân sự mà họ
không biết không buộc phải biết là tài sản do người chuyển giao cho họ thu được từ
một giao dịch vô hiệu” . Vậy người thứ ba tham gia hợp đồng dân sự ngay tình là khi
tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tuân theo các quy định của
pháp luật mà không biết hợp đồng có đối tượng bất minh do chủ sở hữu được xác lập
trước đó bởi một giao dịch vô hiệu, đây có thể nói là yếu tố quan trọng nhất để xác
định người tham gia hợp đồng hoàn toàn ngay tình. Trong hợp đồng dân sự vô hiệu
18
nhưng tài sản của hợp đồng là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu được
chuyển giao qua một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với
người thứ ba ngay tình vẫn có hiệu lực ( Điều 138 BLDS). Trừ trường hợp người thứ
ba ngay tình có được động sản này thông qua một hợp đồng không có đền bù với
người không có quyền định đoạt tài sản, nếu là hợp đồng có đền bù thì người thứ ba
ngay tình chỉ phải trả lại tài sản nếu tài sản này bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở
hữu ( Điều 257). Về nguyên tắc hợp đồng sẽ vô hiệu với người thứ ba ngay tình nếu
đối tượng của hợp đồng vô hiệu là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền
sở hữu. Tuy nhiên có một ngoại lệ đó là giao dịch với người thứ ba ngay tình vẫn có
hiệu lực khi người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông quan bán đấu giá hoặc
giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do
bản án, quyết định bị hủy, sửa ( Điều 138). Có thể thấy trong trường hợp này lỗi
thuộc về Nhà nước, nên người thứ ba ngay tình vẫn được bảo vệ quyền lợi của mình.
5.
Một số bất cập của BLDS liên quan đến hợp đồng dân sự vô hiệu và một
số phương pháp hoàn thiện
Trong khoa học nghiên cứu Luật dân sự hiện nay có nhiều ý kiến của các tác
giả phản ánh tính bất cập của BLDS về vấn đề hợp đồng dân sự vô hiệu, tuy chỉ là vấn
đề mang tính lí luận, nhưng đáng để các nhà làm luật nên suy nghĩ.
Thứ nhất : vi phạm điều kiện về năng lực hành vi của người xác lập
Điều 122 khoản 1 chỉ đề cập đến điều kiện về năng lực hành vi mà không đề
cập đến điều kiện về năng lực pháp luật dân sự của chủ thể xác lập, thực hiện hợp
đồng dường như mâu thuẫn với các qui định được ghi nhận tại chế định đại diện nói
chung và chế định giám hộ nói riêng. Bởi với điều kiện “người tham gia giao dịch là
người có năng lực hành vi” thì rõ ràng người đại diện, và người giám hộ trong hầu
hết mọi trường hợp đều đáp ứng được điều kiện này, và vì thế hợp đồng mà người
đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện hoặc hợp đồng mà người
giám hộ xác lập, thực hiện có đối tượng là tài sản của người được giám hộ phải được
xem là có hiệu lực. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nêu trên thì thái độ của pháp
luật lại hòan toàn khác. Đó là: – Điều 146 khỏan 1 BLDS qui định: “Giao dịch dân sự
19
do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt
quá phạm vi đại diện, …”. Như vậy, điều rõ ràng là hợp đồng do người đại diện xác
lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện sẽ vô hiệu nhưng không phải vô hiệu do
người đó không có năng lực hành vi mà do người này không có năng lực pháp luật
đối với tài sản hoặc công việc là đối tượng của hợp đồng (không có quyền đối với tài
sản hoặc công việc đó).
Điều 69 khoản 5 BLDS cũng chỉ rõ: “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ
với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô
hiệu,…”. Đây cũng chính là trường hợp người xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
không có năng lực pháp luật (không có quyền đối với tài sản là đối tượng của hợp
đồng).
Cũng tương tự như vậy, đối với trường hợp hợp đồng được xác lập bởi những người
có năng lực hành vi đầy đủ nhưng nếu họ không phải là người có quyền (không có
năng lực pháp luật) đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng, thì đương nhiên hợp
đồng đó sẽ có hiệu lực pháp luật (nếu chỉ xét trên phương diện năng lực hành vi của
người giao kết). Tuy nhiên, nếu coi đây là hợp đồng có hiệu lực thì rõ ràng lại trái với
nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 9 khoản 1 BLDS.
Nên có ý kiến cho rằng , Điều 122 khỏan 1 BLDS cần phải được sửa lại theo hướng
“Người tham gia giao dịch dân sự phải là người có năng lực giao kết giao dịch dân
sự” bởi có như vậy thì người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải đáp
ứng được không chỉ điều kiện về năng lực hành vi mà còn phải đáp ứng được cả điều
kiện về năng lực pháp luật.
Theo Điều 18, Điều 19 BLDS năm 2005 người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị
mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người
thành niên. Những người này được toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự.
Vấn đề đặt ra là theo Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình thì độ tuổi kết hôn của nữ là bước vào tuổi 18. Do vậy,
trong trường hợp này nếu xét về năng lực hành vi dân sự thì người vợ chưa phải là
20
người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và như vậy thì liệu vị trí của người vợ và
người chồng có bình đẳng với nhau hay không trong việc xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự cũng như trách nhiệm pháp lý của họ đối với nhũng giao dịch loại này. Hơn
nữa quyền và lợi ích của người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với
người vợ trong trường hợp nói trên sẽ được bảo vệ như thế nào nếu sau khi giao kết
hợp đồng do tình hình thay đổi mà phía bên kia thấy bất lợi đã nại ra giao dịch dân
sự đó vô hiệu do không đủ năng lực hành vi dân sự. Để giải quyết vấn đề này có ý kiến
cho rằng nên bổ sung thêm vào Điều 19 BLDS qui định: “Phụ nữ bước vào tuổi 18 sau
khi kết hôn cũng được xem là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Như vậy
Điều 19 BLDS được qui định như sau: “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này. Phụ nữ bước
vào tuổi 18 sau khi kết hôn cũng được xem là người có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ” (1) …..
Thứ hai: vô hiệu do vi phạm về hình thức của hợp đồng
Về những quy định hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức của BLDS hiện nay còn có
nhiều ý kiến đánh giá tính hạn chế của nó, có ý kiến cho rằng quá chú trọng về hình
thức. Ý kiến khác thì cho rằng, hình thức của hợp đồng dân sự được ghi nhận tại
Điều 401 BLDS 2005 thực chất chỉ là sự sao chép lại Điều 124 BLDS, Điều 122, Điều
127 của Bộ luật này do vậy sự có mặt của điều khoản này là không cần thiết. Hơn
nữa, Điều 401 khoản 2 đoạn 2 còn qui định: “Hợp đồng không bị vô hiệu trong
trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Qui
định này có thể dẫn đến hiểu lầm là trừ trường hợp pháp luật có quy định một cách
minh thị một hợp đồng cụ thể nào đó vi phạm về hình thức sẽ dẫn tới giao dịch dân
sự đó là vô hiệu còn các hợp đồng khác nếu vi phạm điều kiện về hình thức cũng sẽ
không thể bị xem xét vô hiệu. Tuy nhiên các qui định của BLDS về hình thức của các
hợp đồng dân sự thông dụng, các biện pháp bảo đảm, hợp đồng chuyển quyền sử
dụng đất chỉ qui định các loại hợp đồng này phải tuân theo hình thức nào chứ không
qui định cụ thể các hợp đồng này nếu không tuân theo hình thức bắt buộc thì sẽ vô
hiệu. Do vậy có thể hiểu các loại hợp đồng nói trên nếu không tuân theo hình thức
luật định thì cũng sẽ không vô hiệu do pháp luật không có qui định cụ thể. Tuy nhiên,
cách hiểu này lại mâu thuẫn với chính Điều 122 khoản 2 BLDS: “Hình thức giao dịch
21
dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy
định”. Bởi với ngôn từ của điều luật này thì chỉ cần trong trường hợp pháp luật có
quy định giao dịch dân sự (hợp đồng) phải tuân theo hình thức thể hiện nào thì hợp
đồng phải tuân theo hình thức đó và nếu không tuân theo (vi phạm) thì hợp đồng đó
sẽ có thể bị xem xét hiệu lực của nó.
Với các lý lẽ kể trên nên có ý kiến cho rằng loại bỏ Điều 401 khoản 2 đoạn 2 BLDS
2005 ra khỏi BLDS 2005.(2)
Thứ ba : về thời điểm xác định thời hiệu và thời hiệu yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiêu.
Theo quy định của Điều 136 BLDS 2005 thì có hai điểm bất cập cần xem xét, đó
là:
Thứ nhất là: Với giao dịch dân sự được quy định tại các điều từ Điều 130 đến
Điều 134 (giao dịch dân sự vô hiệu tương đối) thời hiệu yêu cầu là hai năm bắt đầu
từ thời điểm xác lập là không phù hợp và không bảo vệ được triệt để quyền lợi chính
đáng của bên bị vi phạm, bởi trên thực tế đối với bất cứ hợp đồng nào sau khi được
xác lập, người xác lập ngay lập tức không thể biết hợp đồng mà họ xác lập không có
bất cứ một khiếm khuyết nào hoặc biết nhưng không thể khắc phục được (do năng
lực hành vi dân sự chưa đầy đủ nhận thức được quyền lợi của mình bị xâm hại mà
người đại diện của người đó không biết về điều đó, hoặc do hành vi lừa dối gian xảo,
khéo léo mà chưa biết mình bị lừa hoặc tuy biết nhưng do yếu tố đe dọa vẫn còn). Và
do vậy nếu tính thời hiệu kể từ ngày xác lập giao dịch thì quyền và lợi ích của họ có
thể không được bảo vệ vì đã hết thời hiệu khởi kiện.
Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng là vi phạm điều kiện
tự nguyện khi giao kết hợp đồng. Do đó, cơ sở để xác định thời hiệu khởi kiện để yêu
cầu pháp luật bảo vệ nên tính từ thời điểm người xác lập, thực hiện hợp đồng hoặc
người đại diện của người đó ý thức được sự không phù hợp giữa hành vi và ý chí đích
thực của mình hoặc từ khi họ có thể thể hiện được ý chí đích thực của mình. Có như
vậy quy định về thời hiệu mới có ý nghĩa. Về vấn đề này có quan điểm đưa ra các khắc
phục đó là: Điều 136 khoản 1 nên được sửa là: “Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố
22
giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ
luật này là hai năm,kể từ thời điểm: a. Người đại diện biết về giao dịch đó đối với
trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. b. Người
bị nhầm lẫn, lừa dối biết được sự nhầm lẫn hoặc lừa dối đối với trường hợp hợp
đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn hoặc lừa dối. c. Sự đe dọa chấm dứt đối với trường hợp
hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa. d. Người xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhận thức
bình thường đối với trường hợp hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức
và làm chủ được hành vi của mình. e. Kể từ thời điểm xác lập giao dịch dân sự đối với
giao dịch dân sự vi phạm điều kiện về hình thức của giao dịch”. Thứ hai là: Đối với
giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 BLDS (giao dịch dân sự vô
hiệu tuyệt đối) việc quy định thời hiệu yêu cầu là “không bị hạn chế” là không có ý
nghĩa về mặt pháp lý bởi ý nghĩa của thời hiệu không còn và cũng không có ý nghĩa
về thực tế bởi nếu thời gian dài như vậy thì liệu các chứng cứ chứng minh cho sự vi
phạm của các giao dịch nói trên có còn đủ để xem xét hiệu lực của nó hay không. Mặt
khác, nếu qui định thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp này có thể dẫn đến sự mâu
thuẫn với Điều 247 BLDS nếu vào thời điểm xác lập hợp đồng, người xác lập không
biết và không thể biết hành vi xác lập hợp đồng của mình là vi phạm pháp luật. Điều
này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho cơ quan nhà nước thẩm quyền trong việc bảo vệ
quyền lợi của các bên cũng như lợi ích của xã hội không chỉ trong việc xác định chứng
cứ mà cả trong việc lựa chọn điều khỏan áp dụng. Do vậy, theo chúng tôi, thời hiệu
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với các trường hợp qui định tại
Điều 128 và 129 BLDS cần được xác định bằng một con số chính xác, đủ lâu (30 năm)
để vẫn đảm bảo được tính nghiêm khắc của điều luật đối với các hành vi vi phạm nói
trên và có thể bảo vệ cao nhất lợi ích chung cũng như bảo đảm được trật tự, an toàn
trong giao lưu dân sự.(3)
III.
KẾT LUẬN
Ngoài việc pháp luật dận đã tạo ra được một hành lang pháp lý an toàn cho các
giao dịch dân sự, cụ thể là hợp đồng dân sự, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho
các chủ thể. Thì phải thấy một điều rằng các quy định trong BLDS nói chung và các
chế định liên quan đến hợp đồng dân sự vô hiệu nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập,
23
hạn chế và mâu thuẫn. Trong khoa học có rất nhiều ý kiến đã phản ánh về vấn đề này,
có những ý kiến phản ánh rất khách quan, đánh giá đúng những bất cập của BLDS.
Vậy nên hi vọng BLDS sớm có sự điều chỉnh để bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích
chính đáng cho các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995
Giáo trình Luật dân sự việt nam 1. Trường Đại học Luật Hà Nội
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2. Trường Đại học Luật Hà Nội
Tạp chí Luật học số 5 năm 2001. “ Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và
tuyệt đối”. TS Bùi Đăng Hiếu- Đại học Luật Hà Nội.
6. />7.
8.
9.
10.
(1), (2), ( 3)
11.
: THS. BÙI THỊ THANH HẰNG – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của BLDS. Viện nghiên cứu khoa
học pháp lý, NXB Chính trị quốc gia. 1997
24