Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện việc bảo vệ hiện trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.37 KB, 11 trang )

Mục lục
A. MỞ BÀI………………………………………………………………………..
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………….
I. Một số khái niệm cơ bản…………………………………………………...
1. Khái niệm hiện trường……………………………………………………..
2.
Khái
niệm
bảo
vệ
hiện
trường……………………………………………..
3. Khái niệm điều tra hình sự…………………………………………..........
4. Khái niệm khám nghiệm hiện trường………………………………........
II. Ý nghĩa của việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ hiện trường đối với

Trang
1
1
1
1
2
2
2
3

hoạt động điều tra hình sự nói chung và khám nghiệm hiện trường nói
riêng............................................................................................................
1. Đối với hoạt động điều tra hình sự nói

3



chung……………………………
2. Đối với công tác khám nghiệm hiện trường……………………………..
III. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện việc bảo vệ hiện trường hiện nay…..
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………….
DANH MỤC THAM KHẢO

6
8
9
10

A. MỞ ĐẦU
Hiện trường trong khoa học điều tra hình sự được hiểu là nơi xảy ra, nơi phát hiện các
vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự chính . Những phản ánh vật chất của các vụ
phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự để lại hiện trường luôn đứng trước khả năng bị các
yếu tố khác nhau làm thay đổi. Do đó, việc bảo vệ hiện trường trong mọi trường hợp là hết
sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với công tác điều tra hình sự nói chung và khám
1


nghiệm hiện trường nói riêng . Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ hiện trường, với
bài tập nhóm môn khoa học điều tra tội phạm, trên cơ sở kiến thức được học từ thầy cô,
giáo trình và tài liệu tham khảo, nhóm em xin chọn đề tài: “ phân tích ý nghĩa của việc
thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ hiện trường đối với hoạt động điều tra hình sự nói
chung, khám nghiệm hiện trường nói riêng”
B. NỘI DUNG
I. Một số khái niệm cơ bản.
Hoạt động điều tra hình sự là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự 2004

(sửa đổi, bổ sung 2009) quy định để xác định tội phạm người thực hiện hành vi phạm tội,
làm cơ sở cho việc giải quyết các vụ án.
1 .Khái niệm hiện trường.
Thuật ngữ “hiện trường” từ lâu đã dùng trong đời sống xã hội và đã trở thành một
thuật ngữ khoa học. Trong một số lĩnh vực hiện trường được hiểu là “ nơi xảy ra sự việc
hay hoạt động thực tiễn”1, như hiện trường tai nạn, hiện trường vụ cháy….
Khái niệm “hiện trường” trong TTHS được hiểu là một không gian nhất địnhnơi xảy ra quá trình gây án (nơi chuẩn bị, tiến hành, che dấu hành vi phạm tội), nơi phát
hiện ra dấu vết vật chứng liên quan tội phạm. Hiện tượng vật chất xảy ra ở địa điểm hiện
trường là hành vi phạm tội.
Hiện trường trong khoa học điều tra hình sự được hiểu là “ nơi xảy ra,
nơi phát hiện các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự ”2. Các loại hiện trường được
biết đến như: hiện trường trong nhà, hiện thường ngoài trời; hiện trường chết người không
tự nhiên, hiện trường cháy, hiện trường sự cố kỹ thuật, hiện trường tài liệu phản động, hiện
trường trộm cắp, hiện trường nổ, hiện trường cướp, hiện trường hiếp dâm…; có hiện
trường còn nguyên vẹn, hiện trường bị xáo trộn; hiện trường giả…
2. Khái niệm bảo vệ hiện trường.
Bảo vệ hiện trường là một trong số nhiều hoạt động điều tra tại hiện trường nhằm thu
thập đầy đủ dấu vết, vật chứng và những thông tin cần thiết để làm sáng tỏ những tình tiết
có liên quan đến vụ phạm tội hoặc sự việc phạm tội có tính hình sự đã xảy ra. Theo đó thì
bảo vệ hiện trường có thể được hiểu là “ việc sử dụng các lực lượng, biện pháp và các
1
2

Từ điển Tiếng Việt, 2008, tr 123.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008, tr.67.

2


phương tiện phù hợp nhằm giữ nguyên trạng của hiện trường nói chung, dấu vết, vật

chứng có ở hiện trường nói riêng cũng như phát hiện, ghi nhận những thông tin, thay đổi ở
hiện trường có liên quan đến vụ việc đã xảy ra”3. Nhiệm vụ bảo vệ hiện trường được thực
hiện bởi lực lượng bảo vệ hiện trường . Họ có thể là cán bộ công an cấp cơ sở, bảo vệ các
cơ quan, xí nghiệp, thành viên các tổ an ninh nhân dân, hay các công dân…
5. Khái niệm hoạt động điều tra hình sự.
Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào ghi nhận khái niệm điều tra hình sự.
Theo Từ điển Luật học giải thích rằng, “Điều tra là công tác trong tố tụng hình sự được
tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”4.
hay “điều tra là một dạng hoạt động phát hiện, nghiên cứu, củng cố, ghi nhận, thu giữ các
chứng cứ của điều tra viên theo quy định của luật.” 5. Như vậy, ta có thể hiểu hoạt động
điều tra hình sự là là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan điều tra
áp dụng các biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người
thực hiện hành vi phạm tội, Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động điều tra, quyết định truy tố bị
can làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.

6. Khái niệm khám nghiệm hiện trường.
Khám nghiệm hiện trường được hiểu là “ biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện
trường nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật
chứng các vụ phạm tội hoặc các vụ việc có tính chất hình sự đã xảy ra” 6 . Điều 150
BLTTHS 2003 quy định khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi khởi tố
vụ án, và do điền tra viên thực hiện.
II. Ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ hiện trường
Mục đích của công tác bảo vệ hiện trường là giữ nguyên trạng dấu vết, chứng cứ
có ở hiện trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra hình sự nói chung và
khám nghiệm hiện trường nói riêng. Để đạt được mục đích đó thì lực lượng bảo vệ hiện
trường phải thực hiện các nhiệm vụ như cứu chữa người bị nạn, lấy sinh cung của họ;
Ngăn chặn những nguy hiểm, thiệt hại đang tiếp diễn, bảo vệ đồ vật quý và hạn chế các
ảnh hưởng xấu có thể xảy ra; Truy bắt thủ phạm khi có cơ sở để nhận định thủ phạm đang
lẩn trốn trong phạm vi hiện trường hoặc các khu vực xung quanh; Xác định phạm vi hiện
trường cần bảo vệ; bảo vệ dấu vết, vật chứng; Ghi nhận những thay đổi ở hiện trường và

3

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008, tr.70.
Từ điển Luật học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999
5
Bư-cốp-xki L.E , Sự phát triển của các quy định của Luật Tố tụng hình sự về hoạt động điều tra, Hà Nội, 1992, tr. 4.
6
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008, tr 75
4

3


tin tức, tài liệu có liên quan đến sự việc xảy ra; Báo cáo với lực lượng khám nghiệm để
họ đến hiện trường.
Bảo vệ hiện trường có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động điều
tra hình sự nói chung và khám nghiệm hiện trường nói riêng thông qua việc thực hiện các
biện pháp ngăn ngừa những tác động làm thay đổi tình trạng hiện trường nói chung, dấu
vết và vật chứng nói riêng cũng như ghi nhận những thông tin và thay đổi hiện trường có
liên quan đến vụ việc xảy ra. Việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ hiện trường này sẽ đem
lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện 2 công tác trên.
1. Đối với hoạt động điều tra hình sự nói chung.
Bảo vệ hiện trường nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết cho công tác điều tra đạt kết
quả tốt, vì chính ở hiện trường tồn tại những dấu vết, vật chứng phản ảnh sự tác động qua
lại giữa nạn nhân với thủ phạm, giữa nạn nhân với môi trường xung quanh.
Trong việc thu thập chứng cứ, dấu vết thì việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ hiện
trường nói chung và bảo vệ dấu vết, vật chứng nói riêng sẽ đảm bảo cho việc thu thập vật
chứng, dấu vết thuận tiện, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra xác định, thu thập, phân
tích, đánh giá được các phương tiện, công cụ gây án của thủ phạm, các dấu vết hình sự
của vụ án, các sự việc có tính chất hình sự từ đó xác định được hướng điều tra cụ thể.

Bên cạnh đó thì thông qua việc phát hiện người bị nạn ở hiện trường, lực
lượng bảo vệ hiện trường tiến hành các biện pháp cứu chữa kịp thời, từ đó tạo điều kiện
cho cơ quan điều tra lấy lời khai của người bị nạn ( họ có thể là người tham gia vụ phạm
tội, vụ việc có tính hình sự hoăc những người bị thiệt hại do vụ phạm tội và cũng có thể
là người phạm tội). Chính vì họ là những người nắm được thông tin, biết được sự thật vụ
việc đã xảy ra có liên quan đến vụ án để từ đó nhanh chóng xác định được phương pháp,
hướng điều tra cần thiết vụ việc, nhanh chóng tiến hành bắt các nghi can khi có căn cứ
nhận định. Gần đây, xôn xao dư luận đang quan tâm đến vụ án cháy xưởng may gia công
giày của vợ chồng Bùi Thị Hiền tại Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, Hải Phòng
ngày 29/7/2011 vừa qua đã khiến 13 công nhân bị chết, 25 người khác bị thương trong
tình trạng bị bỏng nặng. Ngay sau khi nhận được tin báo thì lực lượng PCCC – Công an
thành phố đã nhanh chóng đến hiện trường khống chế ngọn lửa, đưa người bị thương đi
cấp cứu tại các bệnh viện…Sau khi cấp cứu nạn nhân khỏi vụ cháy thì cơ quan đã tiến
hành lấy lời khai nạn nhân– chị Nguyễn Thị Hảo kể lại: “Khi hai người thợ hàn trèo lên
mái nhà xưởng để hàn, lúc này vợ chồng chị Hiên bảo không được hàn nhưng một người

4


đàn ông khác nói cứ hàn đi. Được khoảng 10 phút thì tàn lửa lan ra cháy tấm lót trên
mái, lửa rớt xuống dưới nền nhà bắt vào các tấm vải, nylon dùng may giày bùng cháy dữ
dội”7. Dựa trên lời khai của các nạn nhân thì công an huyện An Lão đã quyết định khởi
tố vụ án đối với 6 bị can là chủ xưởng Bùi Thu Hiền và chồng là A Phong (người Trung
Quốc); vợ chồng chủ đất Bùi Thị Sự và Bùi Đức Lạng; Lê Văn Bảy, người xây dựng
xưởng và em rể tên Linh, người trực tiếp hàn cột chống sét dẫn đến vụ cháy vi phạm quy
định về an toàn lao động theo Điều 227 BLHS năm 1999. Như vậy, đối với những vụ án
có nạn nhân đang trong tình trạng cần được cứu chữa khẩn cấp để bảo toàn tính mạng thì
cứu chữa nạn nhân nói riêng, bảo vệ hiện trường nói chung có ý nghĩa đặc biệt trong việc
thu thập chứng cứ từ lời khai của họ. Bởi họ là nguồn nhân chứng sống có khả năng
cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho CQĐT trong quá trình điều tra phá án. Trường

hợp người bị nạn có thể là hung thủ thì hoạt động này giúp cơ quan có thẩm quyền có thể bắt
người có tội chịu trách nhiệm hình sự do hành vi mình gây ra, nhanh chóng kết thúc điều tra.
Việc bảo vệ tài sản ở hiện trường cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong trường hợp
không thể xem xét, đánh giá ngay, cần được bảo quản, giữ nguyên trạng, niêm phong đưa
về nơi tiến hành điều tra để phục vụ cho công tác điều tra, truy cứu TNHS của người
phạm tội sau này cũng như trong việc tịch thu tài sản, phát mại tài sản hay hoàn trả tài
sản cho chủ sở hữu sau này. Đặc biệt là trong các vụ trộm cắp tài sản có giá trị như tiền,
vàng, bạc, đá quý ….hay các giấy tờ có giá khác.
Hoạt động truy bắt thủ phạm cũng được coi là hoạt động bảo vệ hiện trường, được
tiến hành ngay khi lực lượng bảo vệ hiện trường có cơ sở nhận định người phạm tội đang
lẩn trốn ở trong phạm vi hiện trường hoặc khu vực xung quanh. Việc thực hiện tốt nhiệm
vụ này sẽ góp phần rút ngắn quá trình điều tra, đưa vụ án sớm ra ánh sáng, tiết kiệm công
sức, thời gian, tiền của của các cơ quan trong hoạt động điều tra hình sự. Bởi sau khi gây
án thì các cơ quan điều tra có thể tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, khoanh vùng phạm
vi hiện trường cũng như khu vực xung quanh xác định được hướng và cách thức chạy
trốn của hung thủ, nhanh chóng tiền hành bắt giữ nghi phạm, góp phần quan trọng vào
việc giải quyết vụ án nói chung. Ví dụ như vụ án giết người diễn ra vào khoảng 18 giờ
ngày 13/9/2007, nạn nhân là Dương Thị D ( ở ấp Trường Khánh, xã Trường Thành,
huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) bị hung thủ dùng búa (loại búa bổ củi) đập và chém 9 nhát
vào đầu, 7 nhát vào người, nạn nhân chết do chấn thương sọ não nặng. Trong nhà có dấu
hiệu bị cạy phá, lục lọi, đào bới để tìm tài sản. Ban đầu xác định tài sản bị mất gồm 2
7

/>
5


chiếc nhẫn vàng 24k, có trọng lượng 4,4 chỉ. Qua xác minh, sàng lọc thì CQĐT xác định
đối tượng nghi vấn là Trần Văn Tròn (SN 1966, ngụ ấp Trường Khánh, xã Trường
Thành, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ và là em chồng của nạn nhân). Sau nhiều ngày đêm

mật phục theo dõi những nơi mà tên Tròn có khả năng ẩn náu, ngày 20.9.2007, Ban
chuyên án đã tóm gọn tên Trần Văn Tròn, khi y đang lẩn trốn tại xã Thạnh An, huyện
Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Với sự kiên trì, khéo léo và sử dụng đồng bộ các biện pháp
nghiệp vụ của các điều tra viên, đến 16h ngày 22.9.2007, Tròn đã cúi đầu thừa nhận hành
vi giết người dã man của mình.
Ngăn chặn những nguy hiểm, thiệt hại đang tiếp diễn và hạn chế những ảnh hưởng
xấu có thể xảy ra: Lực lượng bảo vệ hiện trường cần tích cực cùng các lực lượng khác
(cảnh sát PCCC, quần chúng…) ngăn chặn và loại trừ những nguy hiểm đang đe dọa gây
thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhà nước, tập thể, công dân. Điều này sẽ hạn chế
tới mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi
xảy ra vụ việc đó. Riêng đối với hoạt điều tra hình sự công tác này sẽ bảo vệ, hạn chế đến
mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với những đồ vật, dấu vết có liên
quan đến vụ án, vụ việc có tính hình sự, từ đó có thể điều tra, phát hiện những tình tiết
quan trọng, giúp cho việc điều tra dược tiến hành thuận lợi, tìm ra đúng người đúng tội.
Bên cạnh đó thì hoạt động ghi nhận những thay đổi, nội dung, mức độ, nguyên
nhân, diễn biến ở hiện trường và tin tức, tài liệu có liên quan đến sự việc để xác định
người làm chứng như tên, địa chỉ nạn nhân, những ai đưa nạn nhân đi cấp cứu, nơi cấp
cứu ở đâu, tên, địa chỉ của tất cả những người có mặt tại hiện trường trước, trong và sau
khi xảy ra sự việc, đối tượng nghi vấn được thực hiện tốt thì sẽ giúp cơ quan điều tra có
những phương án, hướng điều tra phù hợp và có thể truy tìm ra thủ phạm nhanh chóng.
2. Đối với công tác khám nghiệm hiện trường
Khi tiến hành bảo vệ hiện trường thì cần tiến hành xác định phạm vi hiện trường
cần bảo vệ, giới hạn khoảng không gian cần thiết – nơi diễn ra vụ phạm tội hoặc vụ việc
có tính hình sự, có ý nghĩa cho cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường có tập trung,
trọng tâm, trọng điểm bởi thông thường càng đi xa trung tâm hiện trường, thủ phạm càng
ít chú ý tới việc xóa dấu vết. Bên cạnh đó, sau khi xác định được phạm vi cần bảo vệ, lực
lượng bảo vệ hiện trường áp dụng các biện pháp bảo vệ như bố trí người canh gác, chăng
dây, cắm biển báo… Từ đó cơ quan điều tra căn cứ vào phạm vi hiện trường, đánh giá sơ

6



bộ về các dấu vết, vật chứng để có thể đưa ra phương pháp khám nghiệm hiện trường phù
hợp, đáp ứng yêu cầu điều tra một cách nhanh chóng.
Việc báo cáo với lực lượng khám nghiệm khi họ đến khám nghiệm hiện trường thể
hiện sự hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền, bước đầu nhằm thúc đẩy nhanh chóng
hoạt động điều tra, sớm giải quyết vụ án. Lực lượng bảo vệ hiện trường cung cấp thông
tin kịp thời cho lực lượng khám nghiệm hiện trường, giúp cho việc khám nghiệm diễn ra
thuận lợi, nhanh chóng, tránh bỏ sót những chi tiết, manh mối quan trọng. Từ đó tìm ra
những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của tội phạm. Không chỉ vậy, việc nắm
bắt, trao đổi thông tin giữa hai lực lượng còn là cơ sở để không để bất cứ người lạ mặt
nào có thể tiếp cận khu vực hiện trường hay xung quanh hiện trường làm thay đổi cơ bản
hiện trường.
Hơn thế, việc bảo vệ hiện trường có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập chứng
cứ khi khám nghiệm hiện trường. Trong một vụ án, chỉ từ những chi tiết tưởng chừng nhỏ
nhặt nhất như: dấu chân, dấu vân tay, vết bầm trên thân thể nạn nhân, hoặc đôi khi chỉ là
một vài vết trầy xước trên một đồ vật, sự xê dịch bất thường của những đồ đạc trong
nhà... dưới con mắt của kỹ thuật hình sự đều có thể là "dấu vết biết nói". Mỗi dấu vết đều
mang một thông điệp và có một ý nghĩa đặc biệt riêng, nếu biết cách giải mã, chúng sẽ
"lên tiếng". Dấu vết, vật chứng tại hiện trường các vụ phạm tội, vụ việc có tính chất hình
sự tồn tại cụ thể dưới dạng vật chất và do sự vận động nội tại bên trong mà chúng ở mức
độ khác nhau, ít nhiều chỉ tổn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Cùng với những
tác nhân khách quan (công trùng, mưa..) , chủ quan ( nạn nhân, thủ phạm, người nhà nạn
nhân…) làm thay đổi hiện trường dẫn đến công tác điều tra phá án của cơ quan điều tra
lại càng gặp nhiều khó khăn. Chưa kể đến việc người phạm tội cố tình tạo nên hiện
trường giả nhằm đánh lạc hướng điều tra của cơ quan chuyên môn. Điều này đặt ra đòi
hỏi phải bảo vệ hiện trường vụ án, hạn chế tối đa những thay đổi, góp phần giúp cơ quan
điều tra thu thập được chứng cứ xác đáng nhất, nhằm nhanh chóng giải quyết vụ án. Ví
dụ như Vụ án giết người tại quán karaoke Hương Nụ (ở tổ 11, phố Vũ Xuân Thiều, thị
trấn Sài Đồng), nạn nhân là Trần Thị Nụ (SN 1948, quê ở Nhân Thắng, Gia Bình, Bắc

Ninh) CA thị trấn Sài Đồng (Gia Lâm). Hiện trường vụ án là trên chiếc ghế xa-lông cũ,
bà Nụ chết trong tư thế nằm ngửa, với con dao vẫn còn cắm ngập lưỡi ở cổ. Nạn nhân có
tới 27 vết thương khắp đầu và mặt. Công tác khám nghiệm điều tra bạn đầu gặp rất nhiều
khó khăn vì vụ án không có nhân chứng, hiện trường bị xáo trộn, dấu vết rất ít. Tuy nhiên
7


cơ quan điều tra huyện Gia Lâm thấy nổi lên đối tượng Đồng Minh Chiến, (SN 1986 ở Pả
Te, Chiến Thắng, Bắc Sơn, Lạng Sơn) vì từ ngày 2/7/2003 cho tới ngày xảy ra vụ án,
Chiến là người duy nhất giúp việc cho bà Nụ. Tuy nhiên, trước sau Chiến nhất mực khai
rằng, khi Chiến rời quán là lúc 23g30’ đêm 8/7, bà Nụ vẫn còn khỏe mạnh, còn mọi việc
sau đó thế nào anh ta không biết. Thế nhưng, Chiến không ngờ, mình vẫn sơ hở. Qua
khám nghiệm hiện trường, Phòng Kỹ thuật hình sự CA TP Hà Nội thu được một dấu bàn
chân dính máu ở cửa phòng vệ sinh với hướng mũi chân từ phòng vệ sinh ra phía ngoài.
Đây là dấu vết vô cùng "có giá" vì vân chân cũng như vân tay mỗi người một khác. Máu
dính ở bàn chân trùng với nhóm máu của bà Nụ. Kết quả giám định cho thấy dấu vân
chân đó chính là vân chân của Chiến. Đồng Minh Chiến không ngờ chính những bước
chân đã "tố cáo" hắn. "Nhờ" dấu vân chân để lại, vụ án nghiêm trọng này đã được phá chỉ
trong 30 giờ. Đồng Minh Chiến đã bị thi hành án tử hình.
Thêm nữa, nhìn một cách trực tiếp, hoạt động của lực lượng bảo vệ hiện trường có
ý nghĩa hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan khám nghiệm hiện trường có thể thực hiện công việc của
mình một cách tập trung, độc lập mà không bị cản trở hay chống đối từ phía bất kì một
đối tượng nào. Thực tế cho thấy, hiện nay có không ít các tình huống trong khi cơ quan
điều tra đang tiến hành khám nghiệm hiện trường thì bị tấn công. Chính những sự việc
như thế này đã đặt ra yêu cầu hiện trường vụ án cần thiết phải được bảo vệ, không chỉ để
giữ nguyên hiện trường, mà còn đảm bảo an ninh, an toàn cho lực lượng khám nghiệm
hiện trường đang thực hiện nhiệm vụ.
IV. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác bảo vệ hiện trường hiện nay.
1. Thực trạng công tác bảo vệ hiện trường hiện nay. .
Đối với hoạt đông bảo vệ hiện trường thì các cơ quan chức năng đã được các

cơ quan chức năng như : cơ quan điều tra, viện kiểm sát , tòa án thực hiện rất tốt . Đã có
nhiều những vụ án dù ít chứng cứ, manh mối, hiện trường bị xáo trộn nhưng nhờ thực
hiện tốt công tác bảo vệ hiện trường nên nhiều vụ án được đưa ra ánh sáng chỉ trong thời
gian ngắn như vụ cướp tiệm vàng- giết người xảy ra chiều 16/2 nạn nhân là bà Nguyễn
Thị Bắc - chủ tiệm vàng Vững Bắc (Thường Tín, Hà Nội), chỉ sau 2 ngày đã bắt được thủ
phạm là Nguyễn Hữu Dưỡng, SN 1985, trú tại xã Đông Cường, Đông Hưng, Thái Bình
hay vụ án gây chấn động dư luận trong thời gian vừa qua- Lê Văn Luyện gây ra vụ thảm
sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang) cũng chỉ sau 6 ngày đã được phơi bày….Bên
cạnh đó thì nhiều nạn nhận cũng được cứu chữa kịp thời phục vụ cho công tác điều tra

8


sau này như vụ cứu bé Bích trong vụ án Lê Văn Luyện, cứu người trong vụ cháy xưởng
giày ở Hải phòng ngày 29/7/2011 ….
Tuy việc bảo vệ hiện trường được coi là một trong những hoạt động quan
trọng của công tác phá án. Nhưng pháp luật chưa quy định một cách cụ thể và rành mạch
về hoạt động này, Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định về thành phần lực
lượng bảo vệ hiện trường, thẩm quyền, nhiệm vụ của họ.. Chính vì thế, đôi khi họ không
có khả năng ngăn cản những tác nhân từ bên ngoài tác động nên hiện trường, càng không
rõ về những hoạt động mà mình cần phải thực hiện. Bên cạnh đó thì lực lượng bảo vệ
hiện trường còn ít, ý thức của một số người còn chưa cao, đôi khi còn lơ là, chưa ý thức
rõ được nhiệm vụ của mình nên kết quả bảo vệ hiện trường không cao, hiện trường vẫn bị
chuyển biến, xê dịch đi so với lúc ban đầu, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khám nghiệm
hiện trường của cơ quan điều tra. Đơn cử như sự việc ngày 10/7/2011 tại căn nhà số 124
phố Hồng Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, do so suất trong việc bảo
vệ hiện trường nên trong khi đội cảnh sát hình sự quận đang khám nghiệm hiện trường vụ
án cố ý gây thương tích được thực hiện bởi Doãn Hồng Hải, đã bị đối tượng này và đồng
bọn tấn công (sau khi bỏ đi và gần một tiếng sau đã quay lại hiện tường gây án tấn công
lực lượng cảnh sát) làm cảnh sát Vũ Thái Sơn bị vỡ xương má trái và xương đòn vai bả,

cảnh sát Đặng Việt Quảng bị ô tô đâm thẳng làm gãy nát xương đùi trái, cảnh sát Nguyễn
Đình Phương cũng bị rạn xương cẳng tay…. Bên cạnh đó thì các thiết bị hộ trợ còn rất ít
đặc biệt là các thiết bị, dụng cụ dùng để cấp cứu người bị nạn trong các vụ phạm tội
Chính vì thế, để đảm bảo cho công tác điều tra hình sự nói chung và khám nghiệm hiện
trường nói riêng thực hiện tốt, nhanh chóng thì việc làm quan trọng đầu tiên chính là cần
có các biện pháp nhằm nâng cao hiện quả công tác bảo vệ hiện trường.
2. Giải pháp hoàn thiện công tác bảo vệ hiện trường hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả công tác này thì cần tiến hành các biện pháp
như :

+ Tăng cường lực lưỡng bảo vệ hiện trường cũng như đào tạo chuyên

môn cho họ đặc biệt là trong việc sơ cứu nạn nhân, người bị hại. Đồng thời cần chú đến
các chính sách trợ cấp, lương bổng cho đội ngũ này cũng như các cán bộ điều tra.
+ Tăng cường cơ sở kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết như các thiết
bị, dụng cụ để sơ cứu người bị nạn trong các vụ phạm tội cho công tác bảo vệ hiện trường
và khám nghiệm hiện trường

9


+Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân hiểu
rõ được ý nghĩa và những vấn đề khác có liên quan đến công tác bảo vệ hiện trường…..
C/ KẾT LUẬN
Xuất phát từ thực tiễn điều tra vụ án hình sự vì vậy cần thiết phải có biện pháp để bảo
vệ hiện trường . Có thể khẳng định rằng việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ hiện trường
đối với hoạt động điều tra hình sự nói chung, khám nghiệm hiện trường nói riêng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Công tác này được thực hiện tốt sẽ góp phần vào công tác điều
tra, phá án và các hoạt động điều tra hình sự khác sẽ nhanh chóng kết thúc nhờ, giải quyết
vụ án triệt để, đưa tội phạm ra trước pháp luật, đem lại cuộc sống bình yên cho người

dân, góp phần ổn định kinh tế xã hội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Nxb.CAND,
Hà Nội, 2008;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2008;
3. Bộ luật tố tụng hình sự 2003;
4. Từ điển pháp lý. Nxb Chính trị quốc gia, 1999
5. Pháp lệnh điều tra hình sự năm 2004 ( sửa đổi bổ sung năm 2009).
6. Bư-cốp-xki L.E , Sự phát triển của các quy định của Luật Tố tụng hình sự về hoạt
động điều tra, Hà Nội, 1992, tr. 4.
10


7. Http://phapluattp.vn/20110730123729568p0c1015/chay-xuong-may-giay-13nguoi- chet..
8. Http://www.thamtudieutra.com.vn
9. Http://phapluattp.vn/20100928032137886p1112c1114/nhung-dau-vet-hinh-sukhong-the-bi-thieu-huy.htm
TỪ VIẾT TẮT
CQĐT: Cơ quan điều tra.
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
TTHS: Tố tụng hình sự

11



×