Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.61 KB, 19 trang )

Đề bài 02:
Phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết
tật. Nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật người khuyết
tật. Liên hệ với thực tiễn.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.
1.
2.
3.
II.

Khái quát về người khuyết tật
Khái niệm người khuyết tật
Đặc điểm của người khuyết tật
Khái niệm luật người khuyết tật
Phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với

1.

người khuyết tật
Phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người

khuyết tật.
2. Biểu hiện của nguyên tắc trong luật người khuyết tật Việt Nam.
2.1.
Trong chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật.
2.2.
Trong giáo dục, dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật.
a. Đối với giáo dục


b. Đối với dạy nghề
c. Đối với việc làm
2.3.
Hoạt động xã hội đối với người khuyết tật
a. Đối với hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch.
b. Đối với việc sử dụng công trình, dịch vụ công công.
2.4.
Bảo trợ xã hội
III.
Liên hệ thực tiễn
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

LỜI NÓI DẦU
Với tư cách là đối tượng, thực thể tồn tại trong xã hội, người khuyết
tật có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tuy nhiên, do
1


những khiếm khuyết không mong muốn về cơ thể mà người khuyết tật gặp
phải nhiều trở ngại, khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng, cũng như
thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình.
Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng mở
rộng hơn cho nên các vấn đề liên quan đến người khuyết tật cũng ngày
càng được xem xét dưới góc độ quyền của con người. Tư tưởng cơ bản của
luật nhân quyền, dưới góc độ lấy nhân phẩm là vấn đề cốt lõi, dựa trên
quan điểm tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng, đặc biệt là quyền
được sống một cuộc sống đầy đủ và có phẩm giá. Điều này là một chân lý
rất đơn giản nhưng cũng rất quan trọng bởi nó công nhận người nào cũng
là con người. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Phân tích nguyên tắc bình đẳng

và không phân biệt đối xử với người khuyết tật. Nguyên tắc này được cụ thể
hóa như thế nào trong pháp luật người khuyết tật. Liên hệ với thực tiễn.”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.
1.

Khái quát về người khuyết tật
Khái niệm người khuyết tật

Có rất nhiều cách định nghĩa người khuyết tật. Cụ thể theo khoản 1
Công ước số 159 của ILO thì: “người khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân
mà khả năng có một việc làm phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và khả
năng thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một khiếm
khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận”.
Điều 1 Công ước về quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc năm
2006 thì: “ người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất,
thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua
lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu
quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người
khác.”

2


Theo pháp luật Việt Nam thì: “ người khuyết tật có một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và
lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên
cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác.”
Có thể thấy trên thế giới có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về
người khuyết tật nhưng tựu chung lại ta thấy tất cả các định nghĩa đó đều

có điểm tương đồng đó là họ bị khuyết thuyết về thể chất hoặc tinh thần.
2. Đặc điểm của người khuyết tật
2.1.
Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh tế - xã hội.

Trước hết người khuyết tật là nhóm dân cư đặc biệt phải chịu thiệt thòi
về mặt kinh tế, xã hội và nhân khẩu học: gia đình người khuyết tật thiếu
nhân lực lao động; học vấn của các thành viên trong gia đình người khuyết
tật thường không cao. Vì tình trạng khuyết tật gây ra, người khuyết tật
phải gánh chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống xã hội; xã hội còn những
quan niệm tiêu cực về người khuyết tật dẫn đến sự kì thị và phân biệt. hoạt
động hỗ trợ cho người khuyết tật còn rất hạn chế, thực tế cho thấy sự khác
biệt rất lớn giữa nhu cầu của người khuyết tật với những sự giúp đỡ mà họ
nhận được.
2.2.

Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ dạng tật

Theo điều 2 nghị định số 28/2012/NĐ – CP thì có các dạng khuyết tật
sau:
1.Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu,
cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói
hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong
giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

3


3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận

ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường
bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ,
cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành
động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư
duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật,
hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể
khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không
thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
1.

Khái niệm luật người khuyết tật

Người khuyết tật - trước hết là một con người, nhưng so với những
người bình thường họ có những điểm không bình thường. Do đó luật người
khuyết tật vừa đảm bảo cái chung đồng thời chứa đựng cái riêng. Theo đó “
luật người khuyết tật là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình đảm bảo các quyền và trách nhiệm của người khuyết tật”.
II.

Phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với

1.

người khuyết tật.
Phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người
khuyết tật.


Theo điều 2 luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 thì:
“2. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng
người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

4


3. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi,
phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do
khuyết tật của người đó.”
Nguyên tắc bình đẳng liên quan mật thiết đến khái niệm nhân phẩm.
Nguyên tắc này xuất phát từ tư tưởng cho rằng tất cả mọi người, bất kể họ
khác nhau về trí lực, thể lực và các đặc điểm khác, đều có giá trị và tầm
quan trọng ngang nhau. Mỗi một con người đều có quyền được hưởng và
cần được nhận sự quan tâm và tôn trọng như nhau hoặc theo như Điều 1
của Tuyên Bố Toàn cầu về Nhân Quyền (1948) thì: " Tất cả mọi người sinh
ra đều được tự do, bình đẳng về nhân phẩm và quyền ...". Tuyên bố của Tổ
chức Lao động Quốc tế tại Philadelphia (1944) đã khẳng định mọi con
người, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng tôn giáo, giới tính, đều có
quyền được mưu cầu sự đầy đủ về vật chất và phát triển về tinh thần trong
điều kiện tự do, bảo đảm nhân phẩm, bảo đảm kinh tế và bình đẳng về cơ
hội. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người, kể cả nam và nữ, cần được đối
xử công bằng và có cơ hội bình đẳng để tham gia các hoạt động xã hội, kể
cả thị trường lao động.
Như vậy liệu có thể không tính đến những sự khác biệt? Không thể, mà
ngược lại, nhiều người cho rằng người mang những dị biệt mà vì nó họ
phải chịu những bất lợi cần phải được đối xử theo cách riêng nhằm bù đắp
lại cho họ những bất lợi mà sự dị biệt gây ra cho họ.Nguyên tắc bình đẳng,
cũng như một sản phẩm mà nguyên tắc này đem lại là việc cấm phân biệt

đối xử, có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau trong luật pháp.
Bình đẳng trên danh nghĩa
Theo quan điểm chính thống về sự bình đẳng, những người ở trong
hoàn cảnh như nhau cần được đối xử giống nhau. Quan điểm này thường
không tính đến sự khác biệt và bất lợi của từng cá nhân và hoàn cảnh cứ
như thể những yếu tố này không có liên quan gì. Trong khi không cho phép
5


đối xử người này hơn hoặc kém người kia, người ta lại không đặt ra về quy
định phải có những điều chỉnh và cải thiện cần thiết. Do vậy, quan điểm
này không phù hợp khi phải đáp ứng nhu cầu của một số đối tượng là
người khuyết tật.
Bình đẳng về cơ hội
Bình đẳng có thể được định nghĩa theo một cách khác, đó là bình đẳng
về cơ hội. Khái niệm này quy định về sự bình đẳng trong cơ hội chứ không
nhất thiết phải là bình đẳng về kết quả. Cách nhìn này, thừa nhận vai trò
quan trọng của những khác biệt của cá nhân và tập thể đồng thời nhận
diện những rào cản bên ngoài mà người khuyết tật gặp phải có thể cản trở
họ tham gia vào xã hội. Định kiến và môi trường không tiếp cận đều được
coi là những vật cản đối sự tham gia toàn diện vào đời sống xã hội của
người khuyết tật.Theo cách nhìn nhận này, tình trạng khuyết tật không
phải là vấn đề quan trọng mà chính những định kiến mới là cơ sở cho vấn
đề cần giải quyết, và phải nhất thiết tính đến những định kiến này nếu
muốn tạo ra những thay đổi cho môi trường xã hội cũng như môi trường
vật thể để tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận và hòa nhập cùng xã
hội.
Bình đẳng về kết quả
Bình đẳng về kết quả là sự bảo đảm các kết quả là như nhau đối với tất
cả mọi người. Nếu nhìn nhận sự bình đẳng theo góc độ này, sự khác biệt

giữa các cá nhân và các nhóm đối tượng sẽ được thừa nhận. Ví dụ, phải
tính đến các chi phí thêm mà người lao động khuyết tật phải chi trả trong
khi xem xét việc họ có nhận được tiền lương bằng mọi người hay không.
Khái niệm này có một số nhược điểm. Nó không chỉ rõ trách nhiệm đáp ứng
các nhu cầu của người khuyết tật nhằm đảm bảo sự bình đẳng thực sự về
kết quả thuộc về ai - Nhà nước, khu vực tư nhân hoặc cá nhân nào đó.
Ngoài ra, còn một điểm không rõ trong cách nhìn nhận này là người ta có
6


thực sự hiểu rõ giá trị của một cá nhân hay không khi tìm cách để chứng
minh rằng anh ta đã không làm ra được kết quả như những người khác.
2. Biểu hiện của nguyên tắc trong luật người khuyết tật Việt Nam.
II.1.
Trong chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật.

Ở Việt Nam, với truyền thống nhân đạo “ thương người như thể thương
thân” Đảng, Nhà nước và toàn dân luôn tôn trọng và chăm lo bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe cho người khuyết tật. trong quy định của hiến pháp đều khẳng
định người khuyết tật được hưởng các quyền của công dân nói chung,
trong đó có quyền được chăm sóc sức khỏe. Trước khi luật người khuyết
tật có hiệu lực thì chế độ chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật được quy
định trong pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 và một số luật chuyên
ngành khác. Sau khi luật người khuyết tật có hiệu lực thì chế độ chăm sóc
sức khỏe của người khuyết tật được quy định cụ thể trong Chương III, từ
điều 21 đến điều 26. Ngoài ra trong các luật chuyên ngành khác cũng có
các điều khoản quy định về việc chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, đó là:
luật người cao tuổi (điều 12), luật khám chữa bệnh (điều 3) … Tùy từng đối
tượng và dạng tật hoặc nhu cầu của người khuyết tật mà pháp luật quy
định chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật được thể hiện khác nhau,

theo đó người khuyết tật được hưởng một hoặc nhiều chế độ trong quá
trình chăm sóc sức khỏe.
Tiếp cận dịch vụ y tế: Người khuyết tật có quyền hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn cao nhất mà không bị phân biệt đối xử vì
lý do khuyết tật. Việc hưởng dịch vụ y tế đối với người khuyết tật là thiết
yếu nhằm phục hồi chức năng, sức khỏe và khả năng lao động, học tập. Cụ
thể như:
Thứ nhất, cung cấp cho người khuyết tật các dịch vụ và chương trình y
tế cùng mức, có chất lượng, đạt tiêu chuẩn, miễn phí hoặc thu phí có thể
chấp nhận được , tương tự như cung cấp dịch vụ cho những người không
7


khuyết tật khác. Thứ hai, cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết cần theo dạng
tật của họ, bao gồm phát hiện sớm và can thiệp sớm, nếu phù hợp và các
dịch vụ được thiết kế nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa khuyết tật, bao gồm
trẻ em và người cao tuổi. Thứ ba, cung cấp các dịch vụ y tế này ở những nơi
càng gần với cộng đồng mà người khuyết tật sinh sống càng tốt, kể cả ở
vùng nông thôn. Đặc biệt cũng phải ngăn chặn sự từ chối cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe hoặc chăm sóc y tế, hoặc thực phẩm và thức uống mang
tính phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật.
Hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng: Người khuyết tật cần được hỗ
trợ và phụ hồi chức năng nhằm tăng cường khả năng hòa nhập của họ vào
đời sống xã hội
II.2.
Trong giáo dục, dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật.
a. Đối với giáo dục

Người khuyết tật cũng có nhu cầu học tập để có kiến thức như những
người bình thường khác. Nhưng vì bị khiếm khuyết nên việc học của họ trở

nên khó khăn hơn người bình thường và các khiếm khuyết này rất đa dạng
cho nên như cầu học tập của mỗi người là khác nhau. Do đó cần tạo điều
kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng
của mình. Cụ thể theo quy định của pháp luật người khuyết tật được nhập
học ở độ tuổi cao hơn so với quy định về độ tuổi của giáo dục phổ thông;
được ưu tiên trong tuyển sinh, được miễn giảm một số môn học; được
miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác…bên cạnh
đó người khuyết tật còn được cung cấp các phương tiện tài liệu trong
trường hợp cần thiết; người khuyết tật được học bằng ngôn ngữ ký hiệu;
người khuyết tật nhìn được học bằng bảng chữ nổi Braille theo tiêu chuẩn
quốc gia ( điều 27 luật ngời khuyết tật) .
b.

Đối với dạy nghề

8


Mục tiêu của dạy nghề nói chung là nâng cao năng lực thực hành nghề,
tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm được
việc làm. Tuy nhiên đối với việc dạy nghề cho người khuyết tật, do đặc điểm
đặc thù của đối tượng này nên mục tiêu của dạy nghề không chỉ dừng lại ở
việc giúp họ có năng lực thực hành nghề nghiệp phù hợp với khả năng lao
động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống
mà còn giúp họ hòa nhập vào cộng đồng. Đây là một mục tiêu quan trọng
của việc dạy nghề đối với người khuyết tật nó tránh được tình trạng kì thị
hay phân biệt đối xử của các thành viên trong xã hội, của cộng đồng đối với
người khuyết tật.( điều 32 luật người khuyết tật)
c.


Đối với việc làm

Người khuyết tật cũng là người nên họ cũng có quyền được đối xử bình
đẳng như những người khác trên mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực lao động
việc làm.(điều 33 luật người khuyết tật).
Việc ngăn cấm phân biệt đối xử không có nghĩa là quy cho mọi hình thức
phân biệt đối với người lao động và người tìm việc làm là trái pháp luật.
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động và người tìm việc
phải có những kỹ năng và trình độ cần thiết mà công việc hoặc môi trường
công việc đòi hỏi – và những yêu cầu này là chính đáng. Những yêu cầu
hoàn toàn chính đáng như vậy của công việc này có thể dẫn đến khả năng
loại trừ một số người khuyết tật khỏi danh sách người có khả năng tham
gia làm việc, nhưng những trường hợp như vậy không được coi là phân
biệt đối xử.
Ví dụ, khi một công ty taxi yêu cầu người tìm việc có bằng lái xe, thì công
ty này không thể nhận những người bị mù và những người vì lý do sức
khoẻ mà không thể có bằng lái xe. Những yêu cầu về bằng lái xe trong
trường hợp như trên là hợp pháp và vừa phải và do vậy nó được coi là một
yêu cầu đơn thuần mang tính nghề nghiệp hoặc là yêu cầu chính đáng.
9


Một hành vi chỉ bị coi là phân biệt đối xử khi người sử dụng lao động đối
xử không có lợi cho ứng viên hoặc người lao động vì lý do người này bị
khuyết tật, mặc dù việc người đó mang khuyết tật không ảnh hưởng hoặc
hầu như không ảnh hưởng đến công việc và có thể bỏ qua.
Các hình thức phân biệt đối xử khác nhau có thể được phân loại như
sau:
Phân biệt đối xử trực tiếp xảy ra khi một người bị đối xử kém hơn so
người khác có cùng hoàn cảnh vì một lý do là người đó có đặc điểm nhất

định và đặc điểm này thuộc các lĩnh vực được bảo vệ của luật pháp chống
phân biệt đối xử như khác biệt về chủng tộc và giới tính, đồng thời cũng
không tìm đươc cơ sở hợp lý nào để minh chứng cho việc phân biệt này.
Ví dụ, một doanh nghiệp quảng cáo cho một vị trí đang trống và thông
báo trên bảng quảng cáo: “không tuyển người mù”
Phân biệt đối xử gián tiếp xảy ra khi người ta đặt ra một tiêu chí lựa
chọn trung tính khiến một nhóm đối tượng được luật pháp về chống phân
biệt đối xử bảo vệ rơi vào vị trí bất lợi hơn so với những người khác, đồng
thời không có cơ sở khách quan nào cho việc phải áp dụng tiêu chí đó.
Ví dụ, khi một công ty taxi yêu cầu người tìm việc có bằng lái xe, thì công
ty này không thể nhận những người bị mù và những người vì lý do sức
khoẻ mà không thể có bằng lái xe. Những yêu cầu về bằng lái xe trong
trường hợp như trên là hợp pháp và vừa phải và do vậy nó được coi là một
yêu cầu đơn thuần mang tính nghề nghiệp hoặc là yêu cầu chính đáng.
Một hành vi chỉ bị coi là phân biệt đối xử khi người sử dụng lao động
đối xử không có lợi cho ứng viên hoặc người lao động vì lý do người này bị
khuyết tật, mặc dù việc người đó mang khuyết tật không ảnh hưởng hoặc
hầu như không ảnh hưởng đến công việc và có thể bỏ qua.
II.3.

Hoạt động xã hội đối với người khuyết tật
10


a.

Đối với hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch.

Hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch người khuyết tật có vai
trò to lớn đối với người khuyết tật song do đặc thù của các dạng khuyết tạt

khác nhau nên việc hưởng thụ và tham gia đối với họ hoàn toàn không đơn
giản. Trên cơ sở đó, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm
2006 xác định các quốc gia thành viên cam kết thực hiện các biện pháp phù
hợp nhằm khuyết khích và thúc đẩy người khuyết tật tham gia một cách
đầy đủ nhất vào các hoạt động thể thao, đảm bảo rằng người khuyết tật
tiếp cận được các địa điểm du lịch… ( điều 30 khoản 5 công ước). Là một
quốc gia thành viên đã kí kết tham gia và đang trong quá trình phê chuẩn
công ước, Việt Nam cũng có những quy định pháp luật quốc gia phù hợp để
đảm bảo thực hiện cam kết này. Điều 36 khoản 1 và 3 luật người khuyết tật
xác định nhà nước và xã hội tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng
thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch cũng như tạo điều kiện đẻ
họ phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao hoặc
tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, luyện tập và thi đấu thể thao.
b.

Đối với việc sử dụng công trình, dịch vụ công công.

Nhằm đảm bảo các công trình xây dựng nói chung nhà chung cư và công
trình công cộng nói riêng có đủ điều kiện cho người khuyết tật tiếp cân và sử
dụng , nghĩa là công trình đó tạo dựng được môi trường kiến trúc mà người
khuyết tật có thể đến và sử dụng được các không gian chức năng trong công
trình; Bộ xây dựng đã ban hành bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công
trình.Theo quy chuẩn xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành năm 2002, các loại
công trình phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng gồm: công
trình y tế, cơ quan hành chính các cấp (trụ sở Uỷ ban nhân dân, tòa án, viện
kiểm sát...), các công trình giáo dục, công trình thể thao, công trình văn hóa,
công trình dịch vụ công cộng (khách sạn, nhà ga xe lửa, bến xe, bưu điện,
trung tâm thương mại, chợ...), nhà chung cư, đường và vỉa hè. Tiêu chuẩn Việt
11



Nam :2009 cũng quy định việc xây dựng đường, hè phố đảm bảo người
khuyết tật tiếp cận sử dụng. Khi thiết kế đường và hè phố phải đảm bảo giao
thông đường bộ đơn giản, không bị vật cản và đủ rộng cho các xe lăn tránh
nhau.
Tại các nút giao thông, các lối vào công trình phải làm đường dốc để
người khuyết tật tiếp cận công trình. Lối vào và trục đường chính của đường
dạo trong công viên, khu vui chơi - giải trí, khu du lịch phải thiết kế để người
khuyết tật đi lại được và phải có biển báo, biển chỉ dẫn người khuyết tật tiếp
cận sử dụng. Tại các điểm đỗ xe và điểm chờ xe buýt có tính đến nhu cầu sử
dụng của người khuyết tật phải bố trí biển báo, biển chỉ dẫn theo quy ước
quốc tế. Các công trình được xây dựng trên đường và hè phố dành cho người
đi bộ như trạm điện thoại công cộng, trạm rút tiền bằng thẻ tự động, biển
quảng cáo, cột điện, cây trồng, các vật treo trên cao không được gây cản trở
cho người khuyết tật …
Theo quy định, tại các công trình công cộng, bất cứ nơi nào có bậc lên
xuống hoặc cầu thang thì bắt buộc phải xây kèm theo một đường dốc cho
người đi xe lăn. Lối đi cần sử dụng vật liệu chống trượt, tấm che cống phải
thẳng góc với đường đi (tránh gây nạn kẹt bánh xe lăn), có tay vịn, biển báo
chỗ nguy hiểm, đủ ánh sáng... Đường dốc dài quá phải bố trí chiếu nghỉ từng
đoạn. Nhà cao tầng sử dụng thang máy cần đủ mặt bằng cho người khuyết tật
đi xe lăn xoay trở. Mặc dù vậy nhưng điều này ít được các nhà thiết kế, chủ
công trình quan tâm, thậm chí cố tình tránh né.
Nguyên nhân là do các chủ đầu tư sợ tốn kém thêm một phần chi phí và
diện tích. Mặt khác, cơ quan quản lý xây dựng cũng chưa thật nghiêm túc
trong việc thanh tra, giám sát. Ông Nguyễn Văn Dũng - một nhà đầu tư trong
lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội thừa nhận: “Khi tham gia xây dựng một số
hạng mục công trình công cộng chúng tôi không phải không chú ý đến đối
tượng sử dụng là khuyết tật và trên thực tế tại một số công trình đã có hạng
12



mục dành riêng cho họ. Tuy vậy, có những nơi trong một thời gian dài không
có người khuyết tật nào sử dụng gây lãng phí”.
Luật người khuyết tật đã quy định, người khuyết tật có quyền được sử
dụng các công trình công cộng như những người bình thường khác một cách
bình đẳng. Đó là quyền lợi chính đáng họ được hưởng chứ không phải do sự
giúp đỡ hay ban ơn của xã hội. Việc người khuyết tật chưa được quan tâm
đúng mức là do nhận thức của xã hội nói chung về quyền lợi của người
khuyết tật chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Điều này đã khiến họ thêm mặc
cảm, khó hòa nhập với cộng đồng. Do vậy, trong thời gian tới, các cơ quan
chức năng cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân
về quyền của người khuyết tật, đồng thời, nhà nước nên có chế tài và giám sát
chặt chẽ việc thực hiện các quy định về xây dựng công trình tiếp cận người
khuyết tật của các chủ đầu tư, tránh tình trạng quy định chỉ nằm trên giấy!
II.4.

Bảo trợ xã hội

Ở Việt Nam có thể hiểu bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của nhà nước, xã hội
và cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với
các đối tượng gặp phải rủi ro, bất hạnh, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân
dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cuộc sống tối thiểu của bản
than và gia đình nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống
thường nhật, giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng
đồng.
Với Việt Nam bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật được quan tâm từ
rất sớm và thực sự được ghi nhận trong pháp lệnh người tàn tật năm 1998
và một số pháp luật chuyên ngành khác. Đặc biệt kể từ khi luật người
khuyết tật 2010 có hiệu lực thì chế độ bảo trợ đối với người khuyết tật chủ

yếu bao gồm chế độ trợ cấp, hỗ trợ cho người khuyết tật và chế độ nuôi
dưỡng người khuyết tật tại các cơ sở bảo trợ xã hội - điều này được cụ thể
hóa tại chương VIII trong luật người khuyết tật 2010.
13


III.

Liên hệ thực tiễn

Trên thực tế, có những người bị tật nhưng vẫn có thể phát triển tài
năng và trí tuệ bình thường, thậm chí có những người đã đạt được những
thành tích vượt trội so với những người lành lặn trên nhiều lĩnh vực như
âm nhạc, nghệ thuật, văn chương, tin học, thể thao, thủ công mỹ nghệ...
Trước hết, chúng ta cần thống nhất về cách gọi những người có khiếm
khuyết về thể xác và tinh thần là những người khuyết tật chứ không phải
người tàn tật. Chúng ta thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ người khuyết tật
nhưng cũng cần phải xác định rõ, người khuyết tật không phải là đối tượng
để thương hại, ban ơn và đặc biệt cần tránh kỳ thị, phân biệt đối xử đối với
người khuyết tật.
Theo đó, cản trở lớn nhất với người khuyết tật chính là sự kỳ thị. Sự kỳ
thị ở đây là vấn đề thuộc tâm lý, khi có người nghĩ người khuyết tật bị như
vậy là do số phận, gặp phải người khuyết tật là gặp vận đen, người khuyết
tật là người ỷ lại… Sự kỳ thị này có thể thể hiện ở chỗ nếu người khuyết tật
và người bình thường có thể làm tốt một công việc nào đó, khả năng nhận
được việc làm của người khuyết tật luôn thấp hơn. Lẽ ra người khuyết tập
phải được ưu tiên trong việc tiếp cận các việc làm phù hợp mà họ hoàn
toàn có thể làm tốt được. Có trường hợp người khiếm thính dù đã mua vé
vẫn bị từ chối cho lên máy bay vì lý do không nghe được những hướng dẫn
an toàn trên máy bay hay người mất một chân chống nạng khi đi máy bay

phải trả chi phí sử dụng xe lăn từ máy bay ra nhà ga khá tốn kém.
Ở Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống đồng bộ về giao thông, công
trình xây dựng, vệ sinh, … để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng dễ dàng.
Đường tiếp cận cho người dùng xe lăn, thiết bị hỗ trợ hướng dẫn bằng âm
thanh cho người khiếm thị ở các hè phố, tòa nhà, bến xe, xe buýt là không
có hoặc chỉ tính trên đầu ngón tay. Bộ Xây dựng đã ban hành bộ quy chuẩn
xây dựng công trình để người khuyết tật dễ tiếp cận nhưng vì không có chế
14


tài nên hầu hết các công trình đều không thực hiện. Rất nhiều công trình
xây dựng trong nước đều xây dựng các bậc tam cấp cao, hoành tráng mà
quên đi trách nhiệm đối với người khuyết tật.
Có thể nói, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để
tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên
khác. Bên cạnh việc quan trọng là đóng góp giải quyết việc làm để người
khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng, để người khuyết tật không cảm thấy
mình là gánh nặng của xã hội, mỗi người trong chúng ta cũng nên có nhận
thức, có văn hóa đối xử với người khuyết tật, coi đó là những thành viên
bình đẳng trong xã hội. Rõ ràng chúng ta phải công nhận những đóng góp
hiện tại và tiềm năng có giá trị mà người khuyết tật đã cống hiến cho sự
thịnh vượng và đa dạng của cộng đồng.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa:

Tiếp cận giao thông công cộng bình đẳng

Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm

15



Rất hiếm những tòa nhà có lối đi dành riêng cho NKT như thế này

Bình đẳng trong văn hóa, văn nghệ

KẾT LUẬN
Hiện nay, về cơ bản hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến người
khuyết tật tương đối phù hợp với công ước về quyền của người khuyết tật.
Tuy nhiên, Việt Nam dù dù đã ban hành luật người khuyết tật năm 2010
nhưng còn chưa được quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia.

16


Để người khuyết tật được hưởng đầy đủ và bình đẳng các quyền con
người, quyền tự do cơ bản mang tính toàn cầu và tạo điều kiện tham gia
bình đẳng vào các hoạt động xã hội; đồng thời xây dựng xã hội không rào
cản, theo cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện
Thập kỷ lần thức II về người khuyết tật và yêu cầu hội nhập, Việt Nam cần
tiếp tục nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế trên cơ sở xem xét
tiếp tục phê chuẩn các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan đến người khuyết
tật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam. NXB. Công an nhân dân.
Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006.

Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010.
17


5.

Nghị định số 28/2012/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG
DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGƯỜI KHUYẾT
TẬT
Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua

6.

hệ thống pháp luật, tài liệu hướng dẫn của ILO.
Một số web:

4.

www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS.../index.htm
www.office33.gov.vn/front.../index.php?type
vietbao.vn/Xa-hoi/Binh-dang-cho-nguoi-khuyet-tat/30061143/126
www.gslhcm.org.vn/contents/hoat_dong...nguoi...
dphanoi.org.vn/index.php?option=com_content&task...id...

18



×