Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tính kế thừa vàphát triển của căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.93 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU
Theo quan điểm của Mác – Lênin, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, nó
là mặt trái, mặt bất bình nhưng lại là mặt không thể thiếu được của quan hệ hôn nhân
và gia đình. Bởi sự quan trọng này, Ly hôn luôn được Luật hôn nhân và gia đình qua
các giai đoạn luôn chú trọng điều chỉnh. Việc nghiên cứu vấn đề “Tính kế thừa và
phát triển của căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam” cũng vì thế
mà có ý nghĩa hết sức sâu sắc cho việc nghiên cứu pháp luật.
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm làm bài, bài tiểu luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các
bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG
I. Khái quát về căn cứ ly hôn trong luật hôn nhân gia đình.
Căn cứ li hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp luật và chỉ
khi có những tình tiết điều kiện đó, tòa án mới được xử cho li hôn. Đó là điều kiện
cần và đủ được quy định một cách thống nhất trong pháp luật, dựa trên các điều kiện
đó thì Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn.
Hôn nhân là hiện tượng mang tính xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Ở mỗi chế
độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước, bằng pháp luật quy
định chế độ hôn nhân phù hợp với lợi ích của giai cấp mình nhà nước xác định rõ
những trường hợp được phép kết hôn và những trường hợp được phép ly hôn; có
nghĩa là nhà nước quy định những căn cứ để được kết hôn và những điều kiện để
được ly hôn. Ý chí của các bên đương sự không phải là điều kiện quyết định để phá
bỏ hôn nhân mà việc ly hôn phải căn cứ vào điều kiện (căn cứ pháp lý về ly hôn)
được quy đinh trong Luật hôn nhân và gia đình, nó phản ánh hôn nhân không thể tồn
tại được nữa nghĩa là hôn nhân đã chết. Việc tòa án xét xử cho ly hôn chỉ là công việc
1



công nhận một thực tế khách quan là cuộc hôn nhân đó không tồn tại nữa. Chính vì
vậy mà căn cứ ly hôn là rất khó, nó đòi hỏi phải hết sức khoa học, phù hợp với bản
chất, đạo đức Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của
đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Nghĩa là việc quy định những căn cứ ly hôn
phải phù hợp với bản chất của sự việc, phù hợp với tình trạng thực tế của hôn nhân,
phải xác định trong điều kiện nào thì cuộc hôn nhân đã không còn tồn tại.
II. Tính kế thừa và phát triển của căn cứ ly hôn qua các giai đoạn
1. Pháp luật hôn nhân và gia đình về căn cứ ly hôn thời kỳ phong kiến.
Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiền tập quyền kéo dài hàng nghìn
năm. Luật pháp chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng triết học Nho giáo, Phật giáo …
với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “ tam tòng tứ đức”, “ngũ luân”…Bên cạnh
đó, luật pháp về hôn nhân và gia đình có liên quan đến nhiều phong tục và đạo đức,
rất nhiều điều luật bắt rễ từ phong tục tập quán của Việt Nam và đi sâu vào tiềm thức
và thành thói quen ứng xử trong nhân dân.
Dưới thời Lê quan hệ hôn nhân gia đình được thiêt lập trên những nguyên tắc:
bảo đảm tôn ti trật tự, bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên, trọng nam khinh
nữ, xác lập quyền tối cao của người gia trưởng… pháp luật phong kiến đã quy định
căn cứ ly hôn phản ánh sự bất bình đẳng. Những quy định về hôn nhân chiếm vị trí
khá quan trọng trong pháp luật nhà nước phong kiến Việt Nam. Trong quan hệ ly
hôn, người chồng có quyền tự ý bỏ vợ hoặc hai bên thỏa thuận hoặc bị bắt buộc.
Người chồng có quyền bỏ vợ khi vợ phạm tội “thất xuất” bảy lỗi của người vợ. Điều
310 Bộ luật Hồng Đức quy định khi vợ phạm lỗi sau mà nếu người chồng không bỏ
sẽ bị chém đầu bao gồm:“ không có con, dâm đãng, ghen tuông, trộm cắp, bất hòa,
ác tật, không kính trọng bố mẹ chồng”… Như vậy căn cứ ly hôn của pháp luật phong
kiến là hết sức tùy tiện và có lợi cho đàn ông. Nó hoàn toàn quy định lỗi của người
vợ mà không hề quy định lỗi của người chồng. Như vậy xóa bỏ hôn nhân là hoàn
toàn theo ý muốn của người chồng, vì người chông cũng rất dễ tạo ra một trong bảy
nguyên nhân trên.
Những điều kiện quy định về ly hôn trong pháp luật của nhà nước phong kiến

nó đã không phản ánh thực chất được tình trạng cuộc hôn nhân tan vỡ hay chưa mà
nó chỉ là những cái cớ để người chồng bỏ vợ mà thôi.
Dưới triều Nguyễn tại Điều 108 Bộ luật Gia Long quy định: “Khi người vợ
không ở trong trường hợp “thất xuất” hay không làm một hành vi nào tuyệt nghĩa vợ
2


chồng, nếu người chồng tự tiện bỏ vợ sẽ bị phạt 80 trượng” những quy đinh “thất
xuất” trong bộ luật Gia Long cũng giống như trong bộ luật Hồng Đức.
Trong trường hợp người vợ phạm vào điều “thất xuất” nhưng chứng minh
được rằng ở trong tình trạng “tam bất khứ” mà người chồng vẫn bỏ thì người chồng
bị phạt trượng và buộc hai vợ chồng về đoàn tụ. Có ba trường hợp người chồng
không được bỏ vợ (tam bất khứ): “Tiền bần tận, hậu phú quý (khi lấy nhau vợ chồng
nghèo nhưng sau giàu có), giữ canh niên tam tang (khi vợ đã để tang nhà chồng 3
năm), sở thú vô sở quy (khi lấy nhau vợ còn bà con hàng xóm nhưng khi bỏ nhau, vợ
không có nơi nương tựa).
Thông qua việc nghiên cứu hai bộ luật trên ta thấy căn cứ ly hôn chia làm 3
loại:
1. Căn cứ trường hợp “thất xuất” không nằm trong hoàn cảnh “tam bất khứ”.
Căn cứ này chỉ dành cho người chồng có quyền bỏ vợ.
2. Các trường hợp” tuyệt nghĩa” căn cứ cho người chồng có quyền bỏ vợ,
người vợ có quyền bỏ chồng.
3. Thuận tình ly hôn: quy định này mang tính hình thức, trên thực tế ít khi được
áp dụng do sự trói buộc chặt chẽ của lễ giáo phong kiến kết hợp với tư tưởng trọng
nam khinh nữ hai vợ chồng ít khi có quyền tự do ly hôn.
Như vậy căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật phong kiến Việt Nam triều
Lê, Nguyễn nói chung tuân theo trật tự tự nhiên. Quan hệ vợ chồng được củng cố
bằng nhiều nghĩa vụ khác nhau và được duy trì bởi lễ giáo phong kiến. Các quy định
về căn cứ ly hôn như thuận tình ly hôn khi tình yêu vợ chồng bị sứt mẻ và không có
cơ hội hàn gắn được. Ngoài ra còn các trường hợp cưỡng bức ly hôn nếu hai vợ

chồng tuyệt nghĩa với nhau. Song chung quy lại thì lễ giáo phong kiến đã tri phối
mạnh mẽ đến quan hệ hôn nhân nói chung và căn cứ ly hôn nói riêng.
2. Căn cứ ly hôn thời kì Pháp thuộc.
Có thể khẳng định rằng ở thời kỳ này pháp luật quy định về căn cứ ly hôn có
nhiều tiến bộ hơn.
Tại Điều 118 Bộ dân luật Bắc kỳ(1931), Điều 155 Bộ dân luật Trung kỳ
(1936), quy định: Ly hôn phải do tòa án xét xử, phải có những lý do đã được quy
định trong luật. Cả Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ đã chia căn cứ ly
hôn ra làm 3 loại:
2.1 Những căn cứ để người chồng có thể ly dị vợ:
3


- vợ ngoại tình.
- người vợ thứ đánh chửi, hành hạ vợ chính.
- Vợ tự ý bỏ về nhà mẹ đẻ mặc dù đã được chồng đến gọi về nhà chồng.
Tuy nhiên hai bộ luật này cũng quy định cụ thể trường hợp việc bỏ nhà ra đi của
vợ là do chồng có thái độ, cách xử xự khiến cuộc sống chung trở nên bức bối hoặc
không thể chấp nhận được nữa thì không được coi là căn cứ ly hôn.
2.2 Những căn cứ để vợ xin ly hôn:
- Người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Chồng bỏ nhà hơn hai năm ( Bộ dân luật bắc kỳ) và hơn một năm (bộ
dân luật Trung kỳ) mà không có lý do chính đáng.
- Chồng đuổi vợ ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng.
- Chồng làm rối loan trật tự thê thiếp
2.3 Những căn cứ chung cho vợ chồng xin ly hôn:
- Vợ hay chồng phạm tội đại hình (trừ tội chính trị)
- Vợ hoặc chồng thiếu đaọ đức khiến cuộc sống chung không thể tiếp tục
được.
- Vợ hoặc chồng ngược đãi, hành hạ, sỉ nhục bản thân hoặc ông bà, cha

mẹ người kia.
- Một người bị bệnh điên hoặc bị bệnh kinh niên ở vĩnh viễn trong bệnh
viện.
Trong dân Luật giản yếu (1883), căn cứ chung để cả hai vợ chồng đều có thể
xin ly hôn là sự ngược đãi, hành hạ một người bị tội gia nhục, hoặc bị tuyên án mất
tích cũng trong bộ luật này quy định người chồng có thể bỏ vợ nếu vợ ngoại tình
hoặc bỏ nhà ra đi giống như Bộ luật Bắc và Trung kỳ Bộ luật này cũng dành sự ưu
đãi cho người chồng bằng việc có những căn cứ ly hôn dành cho người chồng. Khác
với hai Bộ luật Bắc kỳ và Trung kỳ, luật này không coi sự sỉ nhục thậm tệ là cần ly
hôn như một người phạm tội gia nhục hay đại hình, phải được Tòa án tuyên và có
hiệu lực pháp luật sau khi vợ chồng đã kết hôn.
3. Căn cứ ly hôn từ cách mạng tháng 8 đến nay.
Cách mạng thành công đã giải phóng dân tộc Việt Nam nói chung và phụ nữ
Việt Nam nói riêng thoát khỏi ách thống trị hết sức hà khắc và đối xử thậm tệ của chế
độ thực dân phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử hôn nhân và gia đình
Việt Nam.
4


3.2 Căn cứ ly hôn của luật hôn nhân gia đình giai đoạn từ 1945- 1954
Năm 1950 nhà nước ta ban hành hai sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ
hôn nhân và gia đình. Đó là sắc lệnh 97- SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ
và chế định trong dân luật và sắc lệnh 159- SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề
ly hôn.
Sắc lệnh 97- ngày 22/5/1950 có 15 điều trong đó có 8 điều quy định về hôn
nhân và gia đình.
Sắc lệnh 159-SL 17/11/1950 quy định vấn đề ly hôn gồm 9 điều chia thành 3
mục: duyên cớ ly hôn, thủ tục ly hôn và hiệu lực của việc ly hôn. Sắc lệnh thực hiện
nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó công nhận quyền tự do giá thú (kết hôn) và tự do
ly hôn, xóa bỏ sự phân biệt không bình đẳng về các duyên cơ ly hôn cho vợ và chồng

trong các bộ dân luật cũ, đồng thời quy định duyên cớ ly hôn cho cả hai vợ chồng:
vợ, chồng, có quyền ly hôn nếu một bên ngoại tình, một bên can án phạt giam, một
bên mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chữa; một bên bỏ nhà đi không có duyên cớ chính
đáng; vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xủ với nhau đến nỗi không thể sống
chung được (điều 2). Sắc lệnh quy định đơn giản thủ tục ly hôn (điều 3). Sắc lệnh
thực hiện nguyên tắc bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi khi ly hôn. Trường hợp mà
người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử
việc ly hôn ( điều 5).
Có thể thấy hai sắc lệnh đã góp phần đáng kể trong việc xóa bỏ chế độ hôn
nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ
thoát khỏi chế độ đó. Nội dung của hai sắc lệnh đã thể hiện tính dân chủ và tiến bộ
của một nền pháp chế mới.
3.2 Căn cứ ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình giai đoạn 1954-1975
Đây là giai đoạn nước ta bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc.
Ở miền Bắc, Luật hôn nhân gia đình 1959 (còn gọi là đạo luật số 13 về hôn
nhân và gia đình ) là công cụ pháp lý của nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với
hai nhiệm vụ cơ bản; xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình thời
phong kiến lạc hậu; xây dưng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Và
đặc biệt trong vấn đề căn cứ ly hôn luật hôn nhân gia đình năm 1959 Điều 26 quy
định: “Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và
hòa giải. Hòa giải không được, Tòa án nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình trạng trầm

5


trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì
Tòa án nhân dân sẽ cho ly hôn.”
Ở Miền Nam, năm 1959 Luật hôn nhân gia đình của Ngô Đình Diệm ra đời, căn
cứ ly hôn cũng như chế định về ly hôn đều bị bãi bỏ. Luật này là chủ trương cấm vợ
chồng ruồng bỏ và ly hôn. Những trường hợp đặc biệt muốn được ly hôn phải do

tổng thống xem xét (điều 55 luật này). Vì vậy trong trường hợp đặc biệt được ly hôn
là trường hợp nào? Do tính chất phản động “chống cộng” điên cuồng của chính
quyền Ngô Đình Diệm, nên trong nội san đặc biệt của Quốc hội Nước Việt Nam
Cộng hòa về Luật hôn nhân gia đình năm 1959 nhấn mạnh đến trường hợp lấy nhầm
phải đầu sỏ cộng sản giết người. Căn cứ này thể hiện ý chí của chính quyền Diệm
một chính quyền chống “cộng sản” điên cuồng.
Khác với Bộ luật trước tại điều 170 Bộ dân luật 1972 coi ngoại tình bất kể của
vợ hay chồng đều là căn cứ ly hôn. Song sự bình đẳng giữa vợ hoặc chồng mà chế độ
Việt Nam cộng hòa vẽ nên chỉ mạng tính mị dân. Thực chất của việc quy định về thủ
tục ly hôn khi một bên có ngoại tình cho thấy sự bất bình đẳng giữa vợ hoặc chồng
bởi theo luật của Nguyễn Văn Thiệu, Bộ hình luật định tội ngoại tình của vợ sẽ bị
trừng phạt (điều 336, điều 338) còn chồng ngoại tình thì không bị trừng phạt. Trong
khi theo Bộ dân luật 1972 muốn có chứng cứ về việc ngoại tình thì nguyên đơn phải
có bản án do tòa án hình sự xét xử. Người vợ không thể có bản án đó vì người chồng
không được coi là phạm tội, muốn chứng minh chồng có ngoại tình vợ phải dùng các
biện pháp khác được pháp luật chấp nhận nhưng khó khăn hơn nhiều.
Những căn cứ ly hôn do chế độ cũ quy định nhìn chung đều mang tính hình thức
và thể hiện quan điểm giáo lý về hôn nhân và gia đình, nó thể hiện sự không bình
đẳng trong xã hội. Tóm lại pháp luật giai cấp bóc lột không thừa nhận việc ly hôn,
cho phép ly hôn dựa trên căn cứ này, thì chung quy lại cũng thể hiện chế độ hôn
nhân có lợi cho giai cấp thống trị góp phần tăng cường sự bọc lột đối với giai cấp
thống trị mà thôi.
3.3 Căn cứ ly hôn của luật hôn nhân gia đình từ năm 1975 đến nay.
3.3.1. Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam 1986.
Quá trình thực hiện luật hôn nhân và gia đình 1959 đã đạt được những thành tựu
to lớn. Để phù hợp với tình hình đất nước, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã ra
đời được xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, kế thừa và phát
triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình
6



xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc,
xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc
hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phòng kiến, chống ảnh hưởng
của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản.Luật Hôn Nhân và Gia Đình đã được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 12, thông qua
ngày 29 tháng 12 năm 1986.
Theo điều 40 luật hôn nhân gia đình 1986 quy định: “Khi vợ hoặc chồng, hoặc
cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân tiến hành điều tra và hoà
giải.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành và nếu
xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công nhận cho
thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành
thì Toà án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân dân xử
cho ly hôn”.
Nếu như trong vấn đề kết hôn, thông qua các điều khoản cấm kết hôn tại các
điều 5,6,7 trong Luật hôn nhân và gia đình để nhà nước gián tiếp đặt ra các điều kiện
kết hôn thì đối với vấn đề ly hôn tại điều 40 luật cũng đưa ra những căn cứ mà chỉ khi
có những căn cứ này tòa án mới tiến hành xét xử cho ly hôn.
Hai vế căn cứ trong Điều 40 có mối liên hệ mật thiết không tách rời nhau. Vậy
như thế nào là: “tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
của hôn nhân không đạt được”?
Tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài.
Căn cứ ly hôn này dựa trên bản chất của cuộc hôn nhân, không dựa vào lỗi của
các bên đương sự. Do vậy việc hiểu và áp dụng căn cứ ly hôn một cách đúng đắn
thực sự là điều khó khăn. Ta không nên hiểu “tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài” chỉ có nghĩa là tình yêu giữa vợ và chồng không còn nữa mà ở
đây nó còn bao hàm một thực trạng là trong gia đình mâu thuẫn vợ chồng sâu sắc đến

mức không thể giải quyết được thì tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn được, tình
trạng đó làm ảnh hưởng đến đời sống mọi người trong gia đình, ảnh hưởng đến việc
giáo dục con cái. Ví dụ: ly hôn do một bên vợ (chồng) không có con….

7


Để duy trì quan hệ vợ chồng lâu dài, hạnh phúc và bền vững thì bên cạnh tình
yêu, mỗi bên còn phải có nghĩa vụ đối với nhau, đối với gia đình, đối với con cái, vì
“bản chất gia đình là tình yêu và nghĩa vụ” khi vợ chồng chung sống hạnh phúc thì
họ đều tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, đều có trách nhiệm đối với việc xây
dựng gia đình và chăm sóc con cái. Nhưng khi mâu thuân sâu sắc thì đương sự không
thực hiện nghĩa vụ của mình. Quan hệ đời sống hằng ngày phát sinh nhiều vấn đề cần
giải quyết: tính nết mỗi bên, quan điểm, sinh hoạt, sở thích cá nhân…nếu vợ chồng
không cùng nhau giải quyết thì gây nên mâu thuẫn giữa quan hệ giữa vợ chồng, hoặc
với các thành viên trong gia đình bên vợ hoặc bên chồng, từ đó phát sinh mâu thuẫn
trong quan hệ vợ chồng.
Ví dụ: việc cư xử không khéo giữa nàng dâu với mẹ chồng, anh em bên chồng…
là một trong những nguyên nhân gây nên mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng dẫn đến
ly hôn.
3.3.2. Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000.
Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân gia
đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về căn cứ ly hôn tại
Điều 89.
“ 1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì tòa án quyết
định cho ly hôn.”
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bi Tòa án tuyên bố mất tích xin
ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”
Luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã kế thừa về căn cứ li hôn của các giai đoạn

trước về nội dung chỉ thay đổi về câu chữ mà thôi. Tuy nhiên so với các căn cứ li hôn
giai đoạn trước, Luật hôn nhân gia đình 2000 đã quy định thêm căn cứ li hôn nữa là
“trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bi Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Quy định này đã cụ thể hóa hậu quả của việc tòa
án tuyên bố mất tích trong Bộ luật dân sự của Nhà nước ta. Trong quan hệ hôn nhân
gia đình, việc chồng hoặc vợ bị mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng
và các thành viên trong gia đình. Cần phải giải phóng cho vợ (chồng) khỏi hoàn cảnh
đặc biệt này, khi họ có yêu cầu li hôn với người vợ (chồng) đã bị tòa án tuyên là mất
tích. Đây là điềm tiến bộ về căn cứ li hôn của Luật hôn nhân gia đình 2000 phù hợp
với yêu cầu của thực tế.
8


3.4. Đánh giá chung về căn cứ li hôn theo Luật hôn nhân gia đình từ cách mạng
tháng Tám đến nay so với các giai đoạn trước
Hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình của nước ta từ năm 1945 đến nay đã quy
định về căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở pháp lý để tòa án giải
quyết các án kiện ly hôn.
Cùng với sắc lệnh 97- SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định
trong dân luật, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh 159-SL ngày 17/11/1950 quy định
về ly hôn do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ nhằm giải quyết những
vấn đề cấp bách, góp phần vào việc xóa bỏ ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia
đình phong kiến đế quốc, thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, xóa
bỏ quyền gia trưởng, đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Trong luật cổ phong kiến nước ta quyền tự do ly hôn trong xã hội phong kiến là
quyền dành riêng cho đàn ông, người vợ không có quyền chấm dứt hôn nhân hoặc
quy định đi chăng nữa thì nó vẫn phản ánh sự bất bình đẳng giữa vợ với chồng về ly
hôn và căn cứ để ly hôn. Trong cái xã hội mà phụ nữ bị xem thường thì mặc dù pháp
luật phong kiến có quy định cho họ một chút đi chăng nữa thì thưc tế quyền lợi đó
không có điều kiện để thực hiện. Người đàn bà trong xã hội phong kiến sống đời bị

duy trì kìm hãm trong vòng tối tăm hà khắc của xã hội. Họ chỉ dựa vào “lỗi” của
người vợ mà tự ý đưa ra quyết định ly hôn. Các văn bản pháp luật dân sự do thực dân
Pháp ban hành trước năm 1945 thường quy định căn cứ ly hôn dựa vào “lỗi” của
vợ,chồng với những duyên cớ không bình đẳng giữa vợ và chồng như đã nêu ở trên.
Nhưng có thể thấy trong giai đoạn (1945-1954) điểm tiến bộ lớn là quy định về
quyền yêu cầu ly hôn đã đến với người vợ.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 hoàn
toàn không dựa trên lỗi của vợ chồng để giải quyết ly hôn. Trong mọi trường hợp nếu
hòa giải không thành và nếu “xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt được” thì tòa án xét xử cho ly hôn
(Điều 40 Luật hôn nhân gia đình ). Việc áp dụng căn cứ ly hôn (điều 26 luật hôn nhân
và gia đình 1959, điều 40 luật hôn nhân và gia đình năm 1986) đã thực hiện nhiều
năm. Nó phản ánh đúng bản chất quan hệ hôn nhân thực tế đã tan vỡ. Ly hôn chỉ là
việc xác nhận một sự kiện rằng đó là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là
bề ngoài, lừa dối. Đương nhiên, không phải tùy tiện nhà lập pháp, cũng không phải
sự tùy tiện của mỗi cá nhân, mà chỉ bản chất sự kiện mới quyết định được cuộc hôn
9


nhân này đã chết hay chưa chết…Bởi vì, việc xác định sự kiện chết là tùy thuộc vào
thực chất của vấn đề chứ không phải các bên hữu quan. Nhà lập pháp chỉ có thể xác
định những điều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ. Nghĩa là về thực chất hôn
nhân ấy đã tan vỡ rồi. Việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân, chỉ là ghi biên bản
công nhận sự tan rã bên trong của nó”. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin, việc
hôn nhân đúng bản chất của vấn đề là biện pháp củng cố các mối quan hệ hôn nhân
và gia đình vững chắc hơn.
Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân gia đình năm 1986 được quy định trên bản
chất của quan hệ hôn nhân tan vỡ nó được “thực nghiệm” qua mấy chục năm luật hôn
nhân gia đình năm 1959 (điều 26).
Ly hôn là là một hiện tượng xã hội là mặt trái của quan hệ hôn nhân nó cũng

xuất phát từ nhiều nguyên nhân dẫn tới ly hôn. Có thể thấy hầu như những nguyên
nhân này đều có thể dẫn đến ly hôn. Chẳng hạn như người này không thích công việc
của người kia, người muốn có con, người lại không muốn, tranh cãi về tài chính,
ngoại tình, bị đánh đập ngược đãi…
Ví dụ: khi đến tòa án (hay trong đơn ly hôn), đương sự xin ly hôn vì tính tình vợ
chồng không hợp, nhưng sau khhi điều tra thì biết bên kia bất lực về sinh lý…
Như vậy căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân gia đình 1986 “(điều 26 và
điều 40).
III. Những bất cập và hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn
1. Những bất cập.
Việc áp dụng quy định căn cứ cho ly hôn cũng có nhiều quan điểm khác nhau
như:
Việc để các căn cứ ly hôn như hiện nay còn quá rộng, dẫn đến cách vận dụng tùy
tiện của các cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng điều luật về căn cứ ly hôn. Điều
khoản “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân
không đạt được”cần cụ thể hóa những tiêu chí rõ ràng. Nếu quy định như hiện nay sẽ
bị một số người lợi dụng; trong khi xét xử tòa án sẽ gặp khó khăn khi đánh giá như
thế nào như thế nào về quan hệ vợ chồng đã ở vào tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt đươc. Cũng có quan điểm
đề nghị giải quyết ly hôn phải dựa vào “lỗi”. Từ đó vấn đề đặt ra dường như càng quy

10


định chi tiết, cụ thể, thì khi áp dụng vào thực tiễn càng thấy “không đủ” và rất dễ rơi
vào tình trạng áp dụng máy móc, cứng nhắc, hình thức…
Mặc dù xã hội đã phát triển, mọi người biết đến luật hôn nhân và gia đình
nhưng vấn đề nhận thức của một số dân tộc vùng xâu vùng xa còn nhiều hạn chế,
chưa hiểu rõ về Luật hôn nhân gia đình nói chung và căn cứ ly hôn nói riêng

2. Hướng hoàn thiện.
Với vị trí quan trọng của mình trong hệ thống pháp luật của nước ta, pháp luật
hôn nhân gia đình đã từng bước thay đổi và hoàn thiện cùng với quá trình hoàn thiện
pháp luật nói chung. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được quá trình thực
hiện pháp luật và luật hôn nhân và gia đình nói chung về căn cứ ly hôn nói riêng còn
mang chung chung, tính khái quát, thiếu cụ thể, gây khó khăn cho việc áp dụng thực
tế, tiêu biểu như khoản 1 điều 89 luật hôn nhân gia đình về căn cứ ly hôn còn chung
chung, hay những cách hiểu chưa thống nhất. Vì vậy có thể gây nên tình hiểu sai về
vấn đề , ảnh hưởng đến lợi ích của công dân. Thêm vào đó nước ta đang trong xu thế
toàn cầu hóa hội nhập quốc tế, nhà nước ta cần tiếp tục sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ
thống pháp luật để phù hợp với tình hình mới.
Cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về luật hôn nhân và gia đình để mọi
người nhận thức đúng đắn hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong hôn nhân. Đồng
thời cần phải cần đào tạo một đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật có năng lực ở
các cấp để luật hôn nhân gia đình cũng như căn cứ li hôn được áp dụng trên thực tế
một cách đúng đắn…

KẾT LUẬN
Mặt riêng tư trong quan hệ hôn nhân là hạnh phúc vợ chồng. Khi hoàn cảnh gia
đình rơi vao tình trạng trầm trọng không thể kéo dài được, mục đích hôn nhân không
đạt được thì quyền yêu cầu ly hôn cần được bảo vệ. Có thể thấy trải qua những giai
đoạn lịch sử căn cứ li hôn luôn được kế thừa và phát triển, ngày càng tiến bộ. Tuy
nhiên việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các nhà lập pháp cần
có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa để những quy định này đi vào cuộc sống, góp
phần thúc đẩy sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, bảo vệ quyền lợi của trẻ em,
hướng đến mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, NXB công an nhân dân,2009.
2. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luân khoa học về luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, tập 1, NXB Trẻ tp Hồ Chí Minh,2002.
3. Luật sư – thac sĩ Nguyễn Văn Cừ- Thạc sĩ Ngô Thị Hường, Một số vấn đề
lí luận và thực tiễn về luật hôn nhân gia đình năm 2000, NXB Chính trị quốc gia
2002.
4. Th.s Võ Trí Hảo, Chỉ dẫn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình,NXB Tư
pháp.2006.
5. Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam : Khoá luận tốt
nghiệp /Đặng Tuyết Nhung . Trường ĐH Luật Hà nội, 1997
6. Một số văn bản quy phạm pháp luật:
- Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959, 1986, 2000.
- Nghị quyết số 35/2000/qh10 ngày 09/06/2000 cua Quốc hội về việc thi
hành luật hôn nhân gia đình.
- Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của chính phủ về việc thi
hành luật hôn nhân gia đình.

12



×