Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng - Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.94 KB, 14 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường
quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách. Hôn nhân là mối quan
hệ đặc biệt trong quan hệ gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam, nguyên tắc hôn nhân
một vợ một chồng được xem là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện trong xã hội dân chủ,
nam nữ bình quyền, xã hội dân chủ xuất hiện từ thời kỳ cận đại. Nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng là nguyên tắc hôn nhân duy nhất được pháp luật bảo hộ
và được công nhận là tiến bộ. Và trong giai đoạn hiện nay thì việc vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng không phải là chuyện lạ mà nó đã và
đang dần ăn sâu vào trong xã hội, trong các gia đình Việt Nam. Trong khuôn
khổ bài viết xoay quanh nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhóm chúng
em xin chọn đề tài: “ Vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng - Thực
trạng, nguyên nhân và biện pháp xử lý. ”.
B. NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Khái quát nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.
1.1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn hình thành và phát triển nguyên tắc.
Thể hiện ở quan điểm của Mác về hôn nhân gia đình là cơ sở hình thành và
phát triển nguyên tắc:
- Chủ nghĩa Mác-Lê nin nhìn nhận về hôn nhân và gia đình là hiện tượng xã hội
có quá trình phát sinh và phát triển do các điều kiện về kinh tế xã hội quyết
định. Trong tác phẩm nổi tiếng của Mác và Ăng ghen đã phân tích và chứng
minh khoa học rằng: “ Lịch sử gia đình là lịch sử phát triển của quá trình xuất
hiện chế độ quần hôn thành gia đình đối ngẫu và phát triển lên thành 1 vợ 1
chồng và không ngừng hoàn thiện hình thức gia đình trên cơ sở sự phát triển
các điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.”.
- Mác và Ăng ghen chỉ ra hình thức hôn nhân 1 vợ 1 chồng ra đời trên cơ sở
xuất hiện chiễm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những tài sản khác trong xã
hội cung cấp bởi chính sách và pháp luật của giai cấp thống trị bóc lột ngay từ



khi mới ra đời chế độ 1 vợ 1 chồng bộc lộ giả dối và tiêu cực với số đông người
dân lao động.
- Chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng trong thời kì này thể hiện công khai quyền gia
trưởng của người chồng, người cha trong gia đình. Quá trình thực hiện quyền
gia trưởng tuyệt đối và thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng; giữa con
trai và con gái
Từ việc phân tích những hạn chế cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình tư
sản, Mác và Ăng ghen đã chỉ ra hình thức hôn nhân 1 vợ 1 chồng đích thực nảy
sinh mà ta cần thực hiện và củng cố.
1.2 Nội dung nguyên tắc.
Nguyên tắc một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản, tiến
bộ quyết định sự bền vững, hạnh phúc trong hôn nhân. Khoản 1 điều 2 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2002 quy định: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.
Hôn nhân một vợ một chồng là hôn nhân giữa một người đàn ông được gọi là
chồng với một người đàn bà được gọi là vợ, có đủ điều kiện kết hôn và đã đăng
kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp
luật. Như vậy hôn nhân chỉ hình thành giữa hai người khác giới, một người đàn
ông chỉ được phép kết hôn với duy nhất một người đàn bà, không có người thứ
ba xuất hiện trong hôn nhân. Đây là điểm khác biệt tiến bộ so với các chế độ
hôn nhân trước đây trong lịch sử, một người đàn ông có thể có nhiều vợ hay
một người đàn bà chung sống với nhiều người đàn ông, vì vậy những đứa trẻ
sinh ra chỉ biết tới mẹ chứ không xác định được cha. Nhà nước ta cấmviệc
người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, chồng rồi. Như vậy là vi
phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.


Dưới CNXH, Nhà nước ta tạo những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và

luật pháp để thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Vì đây là mục tiêu
quan trọng của cách mạng XHCN.
Trong thời đại nay, Luật Hôn nhân và gia đình quy định vị trí của người phụ
nữ được tôn trọng, họ có những quyền ngang với nam giới, không còn ở địa vị
phụ thuộc, nên trong quan hệ hôn nhân, họ được tự do để quyết định, không ai
có quyền ép buộc, kể cả cha mẹ, ông bà. Trong xã hội XHCN, hôn nhân và gia
đình đã trở thành mối quan tâm của xã hội. Nhà nước dùng luật pháp điều chỉnh
các quan hệ về hôn nhân phát triển theo hướng phù hợp với lợi ích của mọi công
dân, Nhà nước sử dụng luật hôn nhân và gia đình trong đó có nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng như một phương tiện để xây dựng các quan hệ xã hội
mới, nền văn hóa mới và con người mới phù hợp với bản chất xã hội.
2. Thực trạng về vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Trong giai đoạn hiện nay việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng không phải là vấn đề lạ lẫm, mới mẻ trong xã hội mà là một vấn đề rất
nóng, một vấn đề mà được cả xã hội quan tâm đến. Với những biểu hiện như
ngoại tình; một người chồng có đến hai, ba người vợ hay ngược lại một người
vợ có đến hai, ba người chồng,… Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau nguyên cứu
về tình trạng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng hiện nay.
Hiện nay, có thể nói việc ngoại tình không còn là vấn đề xa lạ đối với chúng
ta. Một thực tế đặt ra là việc ngoại tình là một hành vi trái pháp luật, nó là minh
chứng cho việc một người đang có vợ hoặc chồng nhưng vẫn chung sống như
vợ, chồng với người khác. Chuyện ngoại tình hoàn toàn không phải mới lạ mà
dường như nó tồn tại rất rõ nét trong đời sống hàng ngày. Rất dễ dàng chúng ta
có thể bắt gặp thông tin về những vụ việc bê bối này chỉ bằng một cú click trên
mạng. Các trang báo sẽ cung cấp đầy đủ cho chúng ta về những vụ việc ngoại
tình từ người nổi tiếng đến những tâm sự của những người trong cuộc cần sự
chia sẻ. Có thể nói ngoại tình như một mốt mới nếu xét mốt này theo mức độ


lan truyền và cả giá trị trang điểm cho người theo mốt này. Hầu hết những

người theo mốt này đi tìm sự phong phú của các mối quan hệ, những giá trị giả
để tự hào trước mặt bạn bè. Hoặc giả phải giấu diếm để nhằm thảo mãn dục
vọng riêng. Trong khi đó thì đời sống hôn nhân của họ vẫn tiếp tục bình thường
và để giữ được sự bình thường đó, người ta phải lừa dối, giấu đi những hành vi
vụng trộm, nhu cầu về tâm lý tình cảm, sinh lý hoặc các lợi ích vật chất khác
cũng là những nguyên nhân dẫ đến ngoại tình. Hiện nay chân dài - đại gia là
cặp đôi xuất hiện ngày càng nhiều. Các cô gái cặp bồ với những người đàn ông
có vợ các ông có túi tiền và khả năng chiều chuộng.
Những cô gái liều lĩnh dấn thân và trượt dài trong những mối quan hệ. Hầu
hết các cô gái mới lớn thích khám phá sự bí ẩn của tình yêu hơn là suy tính đến
hậu quả của nó. Mà những người đàn ông đã có vợ hầu hết có khả năng nhìn
nhận phán đoán tâm lý và biết cách tạo sự bí ẩn, hấp dẫn cho mình. Phổ biến
nhất và cũng tầm thường nhất là các quan hệ của các cô gái với đàn ông có vợ
vì lí do thực dụng : vì xe, vì quà, vì tiền, ....
Những người trong cuộc quan niệm “sống theo ý mình” là phù hợp đạo đức, phù
hợp yêu cầu bản thân, phù hợp nhân bản vô tình những mối qua hệ ngoại tình
ngày càng gia tăng.
Chúng ta cũng có thể từ đọc từ trong tiểu thuyết như câu chuyện nổi tiếng
dâm phụ Phan Kim Liên trong Thuỷ Hử đến việc có thể nghe được chuyện
ngoại tình những câu chuyện về ngoại tình từ ngoài đời thực như câu chuyện về
người hàng xóm không chung thuỷ, người đã có vợ con đàng hoàng nhưng vẫn
nuôi thêm một cô bồ bên ngoài, chung sống với cô ta không khác nào vợ chồng,
họ ở một căn nhà riêng và thậm chí là có con riêng. Không chỉ có đàn ông ngoại
tình mà ngay cả phu nữ cũng có thể làm điều tương tự. Và quá trình những
chuyện đó không khác nhau là bao. Sự ràng buộc về mặt pháp lý dường như vẫn
chưa đủ để ngăn cản họ đến với một thứ gọi là tình yêu mới, một cảm giác mới.
Họ biết rằng việc họ đã kết hôn nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người
khác là vi phạm pháp luật mà cụ thể là vị phạm nguyên tắc một vợ một chồng



trong luật hôn nhân nhưng họ vẫn làm, và thực tế cho thấy chuyện này vẫn diễn
ra hàng ngày trong xã hội hiện nay.
Đặc biệt, việc vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng còn thể hiện rõ
qua tình trạng đa thê.
Ví dụ như: ở xã Xa Dung (Điện Biên Đông, Điện Biên), có 20 bản, trong đó
người Mông chiếm khoảng 80% và người Thái chiếm khoảng 20% sinh sống
vẫn còn tồn tại phong tục đa thê. Bởi người Mông quan niệm “mười gái chẳng
bằng một trai”. Một ví dụ cụ thể được báo đưa tin, đó là trường
hợp của ông Lầu Chứ Di với 3 vợ và 8 đứa con. Ông Di đã bước sang tuổi 60.
Vào năm 18 tuổi, ông Di kéo bà Chá Thị Dua (SN 1956) về làm vợ. Lấy nhau
về được 3 năm thì bà Dua sinh cho ông hai đứa con gái . Không có con trai, họ
hàng lên tiếng phải kéo thêm vợ hai về đẻ để kiếm con trai nối dõi. Ông Di là
trưởng họ Lầu nên dứt khoát phải có con trai vì thế ông Di tiếp tục đi kéo thêm
vợ nữa. Vào năm 1972, sau nhiều ngày tán tỉnh, cô Chá Thị Mỵ (SN 1965) ở
cùng bản đã ưng cái bụng. Nhưng sau đó, cái miệng “dẻo” của ông Di khiến bà
Sồng Thị Mỵ (SN 1963) dính vào lưới tình. Rồi họ đẻ cho ông 8 người con (3
trai 5 gái).
Việc đa thê ngỡ tưởng rằng đó là chuyện của những dân tộc vùng thiểu số,
dân trí thấp, chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu, nhưng thực tế là
ngay tại thành phố Hà Nội vẫn còn tình trạng có cả một ngôi làng đa thê. Xã
Vân Côn vốn là vùng sâu, vùng xa của huyện Hoài Đức.
Một chị cán bộ Trạm y tế xã Vân Côn cứ cười ngặt nghẽo: “Đúng là đàn
ông xã tôi có phong trào lấy vợ bé thật. Tôi kể ra cho anh thì sợ người ta mắng
cho, nhưng anh cứ đi thực tế dọc ngôi làng Vân Côn mà dò hỏi xem, ngõ nào,
ngách nào cũng có một vài ông năm thê bảy thiếp. Đàn ông Vân Côn dẻo mồm
dẻo miệng, đi đến đâu là gái chết rạp đến đấy”.
Ở đây đã có không biết bao câu chuyện tưởng như chỉ có ở thời phong kiến
nhưng lại diễn ra hàng ngày trên mảnh đất Vân Côn. Có người thì lấy rất nhiều
vợ và quan hệ với cả người tình ở bên ngoài như trường hợp của ông Phạm Văn



H.- 55 tuổi lấy tới 4 bà vợ chính thức, còn những bà vợ không chính thức thì
nhiều không kể được; có người thì lấy đồng thời cả chị cả em, tình huống ngỡ
chỉ có trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du như trường hợp của ông Nguyễn
Văn X.- một ông giáo của làng Vân Côn đã đồng thời lấy cả hai chị em về làm
vợ làm nên một câu chuyển được bàn tán nhiều nhất ở Vân Côn…và còn rất
nhiều những câu chuyện về tục đa thê ở nơi đây.
Với nhiều đàn ông Vân Côn, họ quan niệm lấy vợ là việc dễ nhất trong đời,
còn nuôi được vợ hay không mới là khó, nên cô vợ về nhà bố mẹ, thì chả khác
nào anh ta trút được gánh nặng. Vợ bỏ thì anh chàng nhắm cô ruột của vợ.
Đàn ông ở Vân Côn lấy nhiều vợ cũng một phần do người vợ gián tiếp tạo
ra. Đàn bà ở đây coi chuyện đàn ông bồ bịch lăng nhăng là chuyện bình thường.
Ngay cả đàn bà cũng dễ dãi trong chuyện tình cảm. Nếu mâu thuẫn với chồng,
họ sẵn sàng bỏ chồng con đi với người khác. Thậm chí, có bà có mấy con, mà
mỗi đứa là của một ông. Cả đàn ông lẫn đàn bà ở Vân Côn đều ham mê cờ bạc.
Khi thắng bạc, thì họ ăn mừng bằng cách dẫn nhau đi nhà nghỉ. Khi thua bạc,
thì họ cũng dắt nhau vào nhà nghỉ giải đen. Chẳng thế mà nhà nghỉ mọc lên như
nấm ở ngôi làng thuộc dạng vùng sâu vùng xa của huyện Hoài Đức.
Trên đây mới chỉ là một góc nhỏ của đời sống, những ví dụ rất nhỏ về một
thực trạng đang xảy ra trong xã hội. Để giải quyết việc vi phạm nguyên tắc một
vợ một chồng hiện nay là một việc rất khó bởi nguyên nhân của vấn đề này rất
rộng và rất nhạy cảm.
3. Nguyên nhân
Như ta đã biết chế độ hôn nhân một vợ - một chồng đã được ghi nhận tại
Điều 64 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đây cũng chính
là cơ sở hiến định cho việc nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 2
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẳng”. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng vi phạm nguyên
tắc này trong hôn nhân vẫn đang xảy ra hết sức phức tạp, có nhiều nguyên nhân



dẫn đến những hạn chế trong việc áp dụng nguyên tắc này. Chúng ta có thể đi
tìm hiểu cụ thể vấn đề này như sau:
Về nguyên nhân sâu xa thì: Trước hết ta khẳng định rằng, chế độ hôn nhân
một vợ một chồng chỉ thực sự là chính nó dựa trên cơ sở của tình yêu chân
chính giữa nam và nữ chỉ có được trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa và chế
độ xã hội cộng sản chủ nghĩa mà thôi, trong các xã hội này, hôn nhân không
dính dáng, không bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế mà hoàn toàn dựa trên cơ sở
tình yêu chân chính giữa nam và nữ.
Do đó ta thấy nguyên nhân sâu xa ở đây chính là bản chất của xã hội, trong
tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” Ăngghen đã đặt ra câu hỏi: Vậy thì gia đình tương lai ( tức là gia đình xã
hội chủ nghĩa) sẽ như thế nào khi không còn những nguyên nhân kinh tế, tức là
chế độ tư hữu – cái mà đã đẻ ra gia đình cá thể ấy? Gia đình một vợ một chồng
liệu có mất đi không khi không còn những nguyên nhân kinh tế ấy nữa? có thể
trả lời như sau mà không phải là không có cơ sở, chế độ đó sẽ không mất đi, mà
trái lại chỉ đến lúc bấy giờ mới được thực hiện trọn vẹn. Nhưng điều đó chỉ có
thể trở thành hiện thực trong xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ
nghĩa như đã nói ở trên.
Nhìn vào thực tế chúng ta thấy rằng Việt Nam hiện nay mới đang ở giai đoạn
đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội chứ chúng ta chưa chính thức bước
vào những xã hội lý tưởng này, nghĩa là chỉ khi nào một thế hệ đàn ông không
bao giờ phải dùng tiền hoặc dùng những phương tiện quyền lực để mua một
người đàn bà , và một thế hệ đàn bà không bao giờ phải hiến mình cho một
người đàn ông vì một lí do nào khác ngoài tình yêu chân chính, hoặc từ chối
không dám hiến mình cho người yêu vì sợ những hậu quả kinh tế của việc hiến
thân đó, chỉ khi nào những con người như thế ra đời thì chế độ hôn nhân một vợ
một chồng mới không bị vi phạm, còn đối với xã hội như ở nước ta hiện nay thì



việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thể hiện ở quan hệ tính giao
ngoài quan hệ vợ chồng.
Về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng được thể hiện như sau:
Thứ nhất: nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng khó được áp dụng tại
những nơi có hủ tục, tập quán lạc hậu do những hủ tục này đã được lưu truyền
từ nhiều năm trở thành những thơi quen trong suy nghĩ, trong sinh hoạt của
người dân. Trình độ dân trí nói chung, hiểu biết về luật hôn nhân và gia đình nói
riêng trong nhân dân còn ở mức độ thấp nên đã dẫn đến tình trạng vi phạm pháp
luật mà đặc biệt là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Thực tế ở
nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc thực
hiện quan hệ hôn nhân và gia đình chỉ đơn thuần theo phong tục tập quán trong
đó có những phong tục tập quán phù hợp nhưng cũng có những phong tục tập
quán không phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia
đình. Sự ít hiểu biết về luật hôn nhân và gia đình dẫn đến việc một mặt người
dân vi phạm những quy định của luật mặt khác không bảo vệ được quyền lợi
hợp pháp của mình đồng thời chúng ta không phát huy được vai trò phát hiện, tố
giác kịp thời của nhân dân về những hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng. Có trường hợp người vợ “làm tròn bổn phận của mình” tới mức
đã mua sắm đồ lễ để đi hỏi vợ bé cho chồng mình. Nguyên nhân của tình trạng
này là do điều kiện sinh hoạt vật chất thấp kém cùng với việc tuyện truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi còn mang nặng tính hình thức.Việc thay
đổi nếp nghĩ trong sinh hoạt của người dân, việc thay đổi nếp nghĩ, nếp sinh
hoạt, nếp sinh hoạt có từ lâu đời trong một thời gian ngắn là rất khó thực hiện.
Hơn nữa, những nơi có hủ tục, tập quán lạc hậu là những vùng núi, vùng sâu
vùng xa, nơi cu trú của dân tộc ít người nên trình độ nhận thức, sự hiểu biết về
pháp luật còn hết sức hạn chế. Ví dụ: người Bru cư trú trên địa bàn miền trung
vẫn tồn tại yếu tố nguyên thủy với Luật tục “Sĩm” mà theo đó người phụ nữ có



thể trở thành một tài sản để thừa kế. Như vậy người phụ nữ có thể trở thành vợ
của bố, anh, em, hoặc con của anh, con của em chồng khi chồng qua đời.
Thứ hai: Do lối sống sa đọa, ham hưởng thụ, sự xuống cấp của lối sống đạo
đức ở một số bộ phận người. Lối sống gấp, sống thực dụng, buông thả cũng làm
cho các trường hợp vi phạm nguyên tắc 1 vợ 1 chồng xuất hiện ngày càng phức
tạp với nhiều biến tướng như: góp gạo thổi cơm chung, chấp nhận thân phận
làm cô vợ hờ để được bao ăn bao ở...Đặc biệt khi những người có chức có
quyền đua nhau có “bồ nhí”, nuôi “vợ bé”. Trong nhiều trường hợp, nhận thức
của việc đảm bảo và áp dụng nguyên tắc này trên thực tế của người dân còn
chưa đúng đắn. Người vợ, chồng biết người chồng hay vợ của mình chung sống
như vợ chồng với người khác nhưng che giấu, bỏ qua thậm chí do yếu tố tâm lí,
sự phụ thuộc vào người kia hay vì hoàn cảnh gia đình, con cái. Tệ hơn khi có
nhiều trườncg hợp chung sống không hạnh phúc, “ông ăn chả bà ăn nem”, tình
trạng li thân để chung sống với người khác.
Thứ ba: những hạn chế trong việc áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng do nhận thức về việc đảm bảo thực hiện và áp dụng nguyên tắc này trên
thực tế của người dân còn chưa đúng đắn. Ý nghĩa của việc thực hiện nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng chưa được nhận thức đầy đủ. Nhiều trường hợp
vợ, chồng biết người cồng, người vợ của mình chung sống như vợ chồng với
người khác trái pháp luật nhưng không tố giác hành vi này mà còn che giấu, bỏ
qua yếu tố tâm lý hoặc hoàn cảnh gia đình. Về hành vi này thì cũng có thể lí
giải vì lí do họ có tình cảm với nhau, hoặc có thể vì một mục đích kinh tế nào
đó có lợi cho cả hai bên nên họ bất chấp việc mình đang thực hiện những hành
vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện. Ví dụ: một người chưa có vợ,
có chồng, biết rõ người kia đang có vợ có chồng nhưng vẫn chung sống như vợ
chồng với người đó vì người đó có nhiều tiền, có thể lo cho cuộc sống của
mình, đáp ứng nhu cầu ăn chơi, mua sắm của mình….., còn người có tiền thì có
thể lại mê mẫn người kia vì nhan sắc của họ, hoặc vì một điểm nào đó trong tính



cách của họ, trong trường hợp này thì việc chung sống như vợ chồng bât hợp
pháp này cũng không phải vì tình cảm mà vì kinh tế, vì nhũng mục đích mà cả
hai bên cùng có lợi.
Thứ tư: nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong một số trường hợp bị
vi phạm trên thực tế do chính sự quy định thiếu chặt chẽ của pháp luật. Pháp
luật thừa nhận quan hệ hôn nhân đối với trường hợp người nam và người nữ đủ
điều kiện kết hôn. Kết hôn đã chung sống vơi nhau như vợ chồng từ trước ngày
3/1/1987 và người đang chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Như vậy, nhiều trường hợp những người này tiếp tục xin đăng ký kết hôn với
người khác và được cho phép do quan hệ hôn nhân trước không được thực hiện
rõ ràng bằng giấy tờ, sổ sách pháp luật, càng chưa quy định cụ thể việc xử lý
hành vi ngoại tình, do đó nhiều trường hợp hành vi vi phạm nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng bắt nguồn từ hành vi ngoại tình không được phát hiện
và xử lý kịp thời.
Thứ năm: sự thiếu trách nhiệm của nhiều cơ quan có thẩm quyền trong việc
thực hiện đăng ký kết hôn, việc xử lí những cá nhân có hành vi vi phạm nguyên
tắc hôn nhân 1 vợ 1 chồng chưa được kịp thời, nghiêm minh thậm chí còn bị coi
nhẹ nên không phát huy được tác dụng giáo dục, phòng ngừa. Trên thực tế,
những trường hợp vi phạm nguyên tắc này xảy ra không ít tuy nhiên con số
phản ánh những vụ việc được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết
lại quá khiêm tốn. Các biện pháp xử lí hành vi xâm phạm nguyên tắc này còn
thiếu tính răn đe, không thực sự có hiệu quả trong việc ngăn chặn, phòng ngừa
hành vi vi phạm. Mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm còn nhẹ trong
khi việc xử lí hình sự ít được đặt ra cũng là một trong những nguyên nhân lớn
dẫn đến việc nguyên tắc này chưa được áp dụng triệt để trên thực tế.
Như vậy có thể thấy được việc bảo đảm thực hiên nguyên tắc này trên thực
tế gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Thực trạng trên đã chứng tỏ cần phải có


những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật cũng như

nâng cao nhận thức của người dân trong việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng một cách triệt để nhất trong cuộc sống.
4. Biện pháp xử lý.
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là một
trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Để bảo vệ chế
độ hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình quy định cấm người đang
có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc
người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người đang có chồng, có vợ. Người nào có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân
một vợ, một chồng tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể có
thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4.1. xử phạt hành chính việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong
đó có hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng, chủ yếu nhằm mục đích giáo
dục để cá nhân vi phạm nhận thức được sai phạm, tự nguyện sửa chữa, thực
hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
và để răn đe, phòng ngừa chung.
Để răn đe, phòng ngừa tình trạng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001
về việc xử phạt Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình.
Tại điểm a, điểm b, khoản 1 và Điều 8 và Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày
21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau đây:


a, Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.

b, Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây
hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra người vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn có thể bị
áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 2 Điều 8 Nghị định này là “buộc
chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm này”. Ở
đây pháp luật cũng đã quy định cả về “thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là 1 năm kể từ ngày vi phạm hành chính
được thực hiện” . (Khoản 2 Điều 8)
Đối với người bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo
thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án
thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi
phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là 3
tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.Trong thời hạn này, nếu người vi phạm
thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoặc cố
tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt không được áp dụng.
Thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính
mới hoặc thời điểm người vi phạm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử
phạt.
Ngoài ra, Điều 5 của Nghị định này quy định, cá nhân bị xử phạt vi phạm
hành chính, nếu qua 1 năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ
ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi
là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
4.2. Xử lý hình sự về việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Theo quy định Điều 147 của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội vi phạm chế
độ một vợ, một chồng thì:


1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc

chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà
còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết
hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ
một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCATANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng các
quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của
Bộ luật Hình sự năm 1999 thì:
Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống
với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với
người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không
công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như
vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và
xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ
quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một
chồng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu
quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ
dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v...


- Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm.
Trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc
buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một

chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo khoản 2 Điều 147 Bộ luật
Hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội không chấp
hành án theo Điều 304 Bộ luật Hình sự.
C. Kết luận
Bài viết trên đây nguyên cứu xoay quanh vấn đề về nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng đã phần nào cho chúng ta hiểu được nguyên nhân, thực tiễn và
một số biện pháp xử lý vi phạm nguyên tắc qua đó có thể giúp chúng ta có cái
nhìn thực tiễn hơn đối với đời sống hôn nhân trong việc tuân thủ các quy định
của pháp luật liên quan đến nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nói chung
và luật hôn nhân và gia đình nói riêng để góp phần làm đẹp cho cuộc sống gia
đình, làm đẹp cho xã hội.



×