Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số vấn đề lý luận về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.55 KB, 17 trang )

MỤC LỤC


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

LỜI MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên. Giao dịch dân sự là
hành vi mang ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Mọi thỏa thuận, cam kết đều là
nội dung cốt lõi của giao dịch. Các bên tham gia giao dịch tự thể hiện ý chí và có sự
thống nhất ý chí của các bên thì giao dịch được giao kết. Sự tự do thỏa thuận của các
bên tham gia giao dịch phải phù hợp với những quy định tại Điều 4 BLDS 2005.
Song, trên thực tế không phải tất cả mọi giao dịch đều được các bên tiến hành
nghiêm túc theo thỏa thuận ban đầu mà vẫn có sự vi phạm như không theo đúng ý
chí đã thỏa thuận khi thiết lập, hay vì một mục đích cá nhân nào đó mà một bên chủ
thể tham gia giao dịch đã đưa ra các tiêu chí làm cho đối tác tham gia lầm tưởng đó
là sự thật nên đã tham gia giao dịch; hoặc do chính chủ thể tham gia giao dịch có sự
hiểu biết hạn hẹp về lĩnh vực mà họ tham gia, dẫn đến hậu quả là một bên tham gia
giao kết bị thiệt hại. Dưới đây là một số trường hợp tranh chấp thực tế do vi phạm sự
tự nguyện trong giao dịch dân sự. Thông qua các trường hợp tranh chấp này, chúng
ta có thể xem xét cách giải quyết của tòa án, từ đó đưa ra những nhận xét về cách
giải quyết và nắm được những yêu cầu về sự tự nguyện trong giao dịch dân sự.

NỘI DUNG
A. Một số vấn đề lý luận về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
I. Một số khái niệm liên quan
1. Giao dịch dân sự
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. (Điều 121 BLDS)
2. Giao dịch dân sự vô hiệu
Theo Điều 127 Bộ luật dân sự quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu là giao


dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định ở Điều 122- BLDS”. Cụ thể:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội.
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
- Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp pháp luật có quy định.
- 2 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

3. Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
Sự tự nguyện trong giao dịch dân sự được thể hiện ở chỗ các bên chủ thể tham
gia giao dịch dân sự là theo đúng ý muốn của mình mà không phải chịu bất kỳ một
sức ép nào từ phía chủ thể khác. Và yếu tố sự tự nguyện tham gia giao kết giao dịch
dân sự của các bên chủ thể còn được nhà làm luật quy định thành một trong những
điều kiện bắt buộc phải có để giao dịch dân sự phát sinh được hiệu lực pháp lý. Phần
c Khoản 1 Điều 122 BLDS quy định: “Người tham gia giao dịch dân sự phải hoàn
toàn tự nguyện”. Khi thực hiện giao dịch dân sự, các bên phải hoàn toàn tự nguyện,
không ai được dùng bất cứ thủ đoạn nào nhằm buộc một người cam kết thỏa thuận
trái với ý chí của người đó. Mọi giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện đều bị tuyên
bố là vô hiệu.
II. Quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
1. Các loại giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện căn cứ theo nguyên
nhân vi phạm
Các trường hợp bị coi là vi phạm tính tự nguyện trong giao dịch dân sự bao
gồm:
- Điều 129 BLDS: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
- Điều 131 BLDS: Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn.

- Điều 132 BLDS : Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe doạ.
- Điều 133 BLDS: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận
thức và làm chủ hành vi của mình.
2. Các loại giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện căn cứ vào mức độ của
sự vi phạm
Bao gồm: Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối vi phạm sự tự nguyện về ý chí
của chủ thể và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối vi phạm sự tự nguyện về ý chí của
chủ thể.
3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137
BLDS 2005. Theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Các bên phải
khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không
hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao
dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi
gây thiệt hại phải bồi thường.
4. Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm
sự tự nguyện
Áp dụng theo Điều 145 BLDS năm 2005.
- 3 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

B. Ba vụ việc có tranh chấp do vi phạm sự tự nguyện trong giao dịch dân sự
I. Vụ việc thứ nhất
1. Nội dung vụ việc: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Chị Tạ Thu Hằng – Sinh năm 1977 (nguyên đơn) trú tại: Điền Xá, Quang Tiến,
Sóc Sơn, Hà Nội, có nhu cầu mua và chuyển nhượng đất để làm nhà ở, thông qua
chị Ngô Thị Đang giới thiệu vợ chồng anh Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1967) và chị

Ngô Thị Lâm (sinh năm 1971) là bị đơn ở Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội có đất thổ cư,
nhưng không có nhu cầu sử dụng, muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chị
Hằng đã gặp vợ chồng anh Lâm đặt vấn đề chuyển nhượng để lấy đất làm nhà ở. Hai
bên thỏa thuận chuyển nhượng 175m2 với giá thành là 165.000.000 đồng bằng hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trước ngày hai bên làm hợp đồng, chị
Hằng đã đặt cọc cho vợ chồng anh Lâm hai lần: lần 1 là 6.000.000 đồng, lần 2 là
59.000.000 đồng và thỏa thuận khi nào hoàn tất thủ tục chuyển nhượng thì chị sẽ
giao nốt 100.000.000 đồng. Vợ chồng anh Lâm có cam kết tại Điều 4 của hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên là sau 45 ngày kể từ ngày 1/6/2004, vợ
chồng anh sẽ hoàn thành thủ tục chuyển nhượng. Nhưng đến nay vợ chồng anh chị
Lâm vẫn chưa làm được giấy tờ hợp pháp. Qua tìm hiểu, chị Hằng biết được miếng
đất đó và toàn bộ khu đất liền kề xung quanh mà thôn, xã đã tự ý bán cho dân,
nhưng đến nay chưa chuyển đổi cho bất kỳ ai mua thành đất thổ cư, hiện vẫn là đất
nông nghiệp. Do đó, chị Hằng không mua chuyển nhượng nữa. Mặt khác, vợ chồng
anh Lâm cũng không làm được thủ tục là đất thổ cư để sang tên cho chị như đã cam
kết trong hợp đồng. Vậy nên ngày 14/9/2006, chị Hằng đã làm đơn lên tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội yêu cầu vợ chồng anh Lâm phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc
65.000.000 đồng. Theo vợ chồng anh Lâm thì đất mà gia đình anh mua là đất đấu
thầu giãn dân. Trước khi chuyển nhượng, chị Hằng đã đến xem đất và tự nguyện đặt
cọc hai lần với tổng số tiền đã được nêu trên. Khi hết thời hạn 45 ngày phải hoàn
thành thủ tục như đã cam kết trong bản hợp đồng chuyển nhượng vợ chồng anh Lâm
đã mời chị Hằng đến làm thủ tục nhưng chị Hằng không đến với lý do chưa chạy đủ
tiền. Đến tháng 2/2006 (âm lịch), chị Hằng đã trả lời không mua nữa và đòi vợ
chồng anh Lâm trả ngay 65 triệu đặt cọc. Vợ chồng anh chị đồng ý trả nhưng trả dần
mỗi năm từ 7 đến 10 triệu đồng. Số tiền vợ chồng anh Lâm đã nhận được chị Hằng,
vợ chồng anh đã nộp tiền đất cho thôn, trả tiền đền bù, tiền cho người môi giới.
Ngoài ra, theo yêu cầu của chị Hằng, gia đình anh còn đổ đất, xây tường rào nên
toàn bộ số tiền mà chị Hằng đưa anh chưa được tiêu đồng nào.
2. Giải quyết của Tòa án
Tranh chấp trên đã được Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn xét xử và quyết định

tại bản án số 27/2006/DSST ngày 7/12/2006:
- 4 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Tạ Thị Thu Hằng đối với anh Nguyễn
Văn Lâm và chị Ngô Thị Lâm về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất.
2. Xác định: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 1/6/2004
giữa chị Tạ Thu Hằng với anh Nguyễn Văn Lâm và chị Ngô Thị Lâm là vô hiệu toàn
bộ về hình thức và nội dung.
Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 1/6/2004 giữa chị
Hằng và anh Lâm, chị Lâm.
3. Buộc anh Nguyễn Văn Lâm, chị Ngô Thị Lâm phải có trách nhiệm trả lại
chị Tạ Thị Hằng số tiền 65.000.000 đồng.
Kể từ ngày án có hiệu lực thi hành, chị Hằng có đơn xin thi hành án mà vợ
chồng anh Lâm, chị Lâm không tự giác thi hành thì phải chịu lãi suất ngân hàng tại
thời điểm thi hành án.
Án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự.
3. Nhận xét về cách giải quyết của Tòa án
Thứ nhất, về vấn đề hợp đồng.
Theo như quá trình thẩm tra chứng cứ của tòa án thì vụ việc trên là trường
hợp tranh chấp quyền sử dụng đất do vi phạm sự tự nguyện trong giao dich dân sự
mà ở đây là sự lừa dối của vợ chồng anh Lâm với chị Tạ Thu Hằng. Tại thời điểm
chị Hằng và vợ chồng anh Lâm thỏa thuận chuyển nhượng 175m2 đất thì trên thực
tế vợ chồng anh Lâm không có đất, đối tượng để giao dịch vẫn là đất nông nghiệp và
tại thời điểm đó nó vẫn thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương và cũng
chưa hề có đơn hoặc quyết định nào giao đất đó cho vợ chồng anh Lâm được quyền
sử dụng. Ngoài ra, hai bên cũng chưa bàn giao đất mốc giới cho nhau và anh Lâm

cũng không làm được thủ tục là đất thổ cư để sang tên cho chị Hằng như đã cam kết
trong hợp đồng.
Xét về mặt giấy tờ, anh Lâm có xuất trình một đơn xin đấu thầu đất ở lâu dài
ngày 16/6/2004 (trong khi Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày
1/6/2004 là ngày chị Hằng đã giao tiếp 59.000.000 đồng cho vợ chồng anh Lâm),
tức là sau 15 ngày nhận 65.000.000 đồng của chị Hằng, càng thể hiện vợ chồng anh
Lâm không hề có đất chuyển nhượng mà thể hiện rõ dấu hiệu lừa dối trong quan hệ
này. Ngoài ra anh Lâm còn xuất trình biên lai thu tiền đất và danh sách các hộ, biên
bản họp của thôn lập ngày 25/5/2004 và 1 số biên bản của thôn, chi bộ Đảng nơi có
đất họp kiến nghị mở đường và xin chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất thổ cư, lại
càng chứng minh cho việc hai bên thoả thuận chuyển nhượng khi bên chuyển
nhượng không hề có tư cách sở hữu, sử dụng đất và hợp đồng này không có thị thực
- 5 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

cho phép của chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước có thẩm quyền là vi
phạm phần đ Khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 và phần d Khoản 1 Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
Điều đó chứng tỏ, khi tham gia ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
175m2 đất nói trên thì vợ chồng anh Lâm không có quyền sở hữu đất hay nói cách
khác vợ chồng anh Lâm không có mảnh đất trên mà vẫn ký hợp đồng quyền sử dụng
đất với chị Hằng và còn nhận tiền đặt cọc đất của chị Hằng.
Do đó, áp dụng Điều 132 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng chuyển nhượng trên
giữa vợ chồng anh Lâm và chị Hằng bị coi là vô hiệu do bên vợ chồng anh Lâm đã
vi phạm điều luật này mà ở đây là lừa dối chị Hằng. Không những thế, hợp đồng
chuyển nhượng trên còn vi phạm khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự do hợp đồng trên
chỉ là sự tự nguyện giữa hai bên mà không có công chứng hay chứng thực của cơ
quan có thẩm quyền. Từ đó tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Tạ Thu Hằng

đối với anh Nguyễn Văn Lâm và chị Ngô Thị Lâm về việc huỷ hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất vì lí do “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”
lập ngày 1/6/2004 giữa chị Tạ Thị Thu Hằng với anh Nguyễn Văn Lâm và chị Ngô
Thị Lâm là vô hiệu toàn bộ về hình thức và nội dung, nên những điều khoản và thỏa
thuận trong hợp đồng đó không có hiệu lực.
Thứ hai, về thanh toán tiền giữa các bên.
Quyết định của tòa án buộc anh Nguyễn Văn Lâm, chị Ngô Thị Lâm phải có
trách nhiệm trả lại chị Tạ Thu Hằng trú tại Điền Xá, Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội
số tiền 65.000.000 đ là hoàn toàn đúng đắn (áp dụng theo Điều 137 – BLDS năm
2005 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu).
Ngoài ra tòa còn căn cứ vào "giấy nhận tiền" lập ngày 11/4/2004 âm lịch có
chữ ký của chị Hằng với vợ chồng anh Lâm thể hiện ở cuối giấy giao nhận có thoả
thuận: "Nếu bên mua không mua thì mất số tiền đặt. Nếu bên bán phá vỡ hợp đồng
thì bị phạt gấp 10 lần số tiền đã giao". Song vấn đề ở đây là theo "giấy nhận tiền"
và "hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" đương sự xuất trình thì cả hai tài
liệu trên về hình thức không phải giấy nhận tiền đặt cọc, mà thể hiện sự thoả thuận
chuyển nhượng 175m2, chị Hằng đã giao trước lần một 6.000.000 đ, 3 ngày sau giao
tiếp lần hai là 59.000.000 đ nữa, đây thực chất là các bước thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng, nên khi hợp đồng này vô hiệu thì do giao dịch dân sự không thực
hiện được và việc chiếm giữ 65.000.000 đ của chị Hằng là không còn căn cứ nên
buộc anh chị Lâm phải hoàn trả lại cho chị Hằng.
Tóm lại, những quyết định trên của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội là
hoàn toàn chính xác và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
- 6 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

II. Vụ việc thứ hai
1. Nội dung vụ việc: Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà.

Theo đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, anh Nguyễn
Hữu Lễ (Nguyên đơn. Sinh năm 1964. Trú tại: Xóm Đông Găng, xã Tân Hòa,
huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) trình bày:
Năm 2001, anh kết hôn với chị Đào Khánh Vân (Bị đơn. Sinh năm 1979. Trú
tại: Khu A, tập thể bệnh viện E, tổ 53 phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà
Nội) có đăng kí kết hôn tại UBND xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Trước
và sau khi kết hôn anh Lễ là công dân Việt Nam cư trú tại cộng hòa Séc. Năm 2003,
anh Lễ và chị Vân đã mua căn hộ số 801 nhà 18T2 khu đô thị Trung Hòa – Nhân
Chính. Tại thời điểm mua nhà anh Lễ đang cư trú tại Cộng hòa Séc nên vợ anh là chị
Vân đã đứng ra mua căn hộ đó. Nguồn tiền để mua căn hộ là vay của bố anh Lễ là
ông Nguyễn Hữu Môn và anh em anh Lễ là anh Nguyễn Hữu Bái, Nguyễn Hữu
Bình, Nguyễn Hữu Linh. Tổng số tiền vay là 480.000.000 đồng.
Đầu năm 2004, anh Lễ đón chị Vân sang Séc làm ăn và căn hộ 801 nhà 18T2
chị Vân cho thuê. Do vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, năm 2008 chị Vân đệ đơn xin ly
hôn. Ngày 18/11/2008 chị Vân rút đơn xin ly hôn nên Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Ngày 20/3/2009 chị Vân đã tự ý bán
căn hộ 801 nhà 18T2 cho chị Ngô Phương Liên (Bị đơn. Sinh năm 1972. Trú tại:
Phòng 801 nhà 18T2, khu Trung Hòa Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội và
tại số nhà 15 ngõ 201 Cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Theo anh Lễ thì căn hộ 801 nhà
18T2 có nguồn gốc là của vợ chồng anh Nguyễn Tân Chung và chị Nguyễn Thu
Huyền ký hợp đồng mua trực tiếp với Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng
Việt Nam (VINACONEX). Sau đó vợ chồng anh Chung đã bán lại cho ông Nguyễn
Đức Hành trú tại số nhà 14 - D6 phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân. Ngày
28/3/2003 ông Nguyễn Đức Hành đã bán căn hộ trên cho vợ chồng anh.
Tháng 5/2007 anh Lễ về nước, đến tháng 6/2007 anh Lễ đến căn hộ số 801 nhà
18T2 để ở thì thấy anh Đào Quốc Khánh (anh trai chị Vân) và bà Đặng Thị Hạnh
(mẹ chị Vân) ở đó. Anh Lễ đã ở căn hộ số 801 nhà 18T2 từ tháng 6/2007 đến ngày
06/3/2009 thì bị chị Vân đuổi ra khỏi nhà. Nay anh Lễ khởi kiện cho rằng việc chị
Vân tự ý chuyển nhượng căn hộ 801 nhà 18T2 là tài sản chung của vợ chồng anh
cho chị Ngô Phương Liên mà không được sự đồng ý của anh là không hợp pháp.

Anh đề nghị Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng căn hộ số 801 nhà 18T2 giữa chị
Đào Khánh Vân và chị Ngô Phương Liên.
Theo bản tự khai ngày 15/01/2010 chị Ngô Phương Liên cho rằng: Anh
Nguyễn Hữu Lễ khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng mua bán căn hộ 801 nhà 18T2 là
không có căn cứ, trước khi chị mua căn hộ này chị đã tìm hiểu và thấy việc mua bán
giữa chị và chị Đào Khánh Vân là hợp pháp, chị cũng đã xem xét hợp đồng ủy
- 7 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

quyền của vợ chồng anh Nguyễn Tân Chung và chị Nguyễn Thu Huyền ủy quyền
cho chị Vân toàn quyền mua bán căn hộ trên, tháng 3 năm 2009 chị và chị Vân đã
đến phòng công chứng số 3 kí kết hợp đồng mua bán nhà.
Trong bản tự khai bị đơn Đào Khánh Vân trình bày: Năm 2008 chị có đệ đơn xin
ly hôn anh Lễ nhưng sau đó chị rút đơn và Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án. Chị
Vân trình bày chị rút đơn xin ly hôn là do chị và anh Lễ trước đó đã được Tòa án
nhân dân tỉnh Hà Tây giải quyết cho ly hôn theo Quyết định ly hôn số 369 ngày
07/9/2004 do thẩm phán Trương Hòa Bình ký. Chị Vân cho rằng việc mua bán căn
hộ 801 nhà 18T2 không có liên quan gì đến anh Lễ vì tiền để mua căn hộ trên là tiền
của chị Vân. Ngoài lời khai của chị Vân, tại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, bà
Đặng Thị Hạnh (mẹ chị Vân) cũng có lời khai tài sản của chị Vân và anh Lễ có 01
nhà chung cư căn hộ số 801 nhà 18T2. Như vậy, ngoài lời khai, chị Vân không có tài
liệu nào chứng minh căn hộ trên là tài sản riêng của chị. Trong quá trình giải quyết
vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xác minh và phát hiện Quyết
định ly hôn số 369 do chị Vân xuất trình trong hồ sơ vụ án là giả mạo, tòa án nhân
dân tỉnh Hà Tây (cũ) không có Thẩm phán nào là Trương Hòa Bình.
2. Giải quyết của Tòa án
Áp dụng các Điều 25, 27, 34, 131 của Bộ luật tố tụng dân sự; các Điều 131, 132,
134, 137, 219, 225 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 27, 28 Luật Hôn nhân và Gia

đình năm 2000, Nghị quyết số 02/2000 ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2000, Pháp lệnh án phí, lệ phí của Tòa án:
- Xác nhận căn hộ số 801 nhà 18T2, diện tích 65m 2 khu đô thị Trung Hòa
Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là tài sản
chung của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Lễ và chị Đào Khánh Vân.
- Tuyên bố Hợp đồng mua bán số công chứng 528.2009/MBCHCC ngày
20/3/2009 đối với căn hộ số 801 nhà 18T2 diện tích 65m 2 khu đô thị Trung Hòa
Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội giữa bên bán là
anh Nguyễn Tân Chung, chị Nguyễn Thu Huyền do chị Đào Khánh Vân đại diện và
bên mua là chị Ngô Phương Liên vô hiệu.
- Chị Ngô Phương Liên phải trả căn hộ số 801 nhà 18T2 diện tích 65m 2 khu đô
thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội cho
vợ chồng anh Nguyễn Hữu Lễ và chị Đào Khánh Vân.
- Chị Đào Khánh Vân phải tự hoàn trả chị Ngô Phương Liên số tiền
1.650.000.000 đồng.
- Chị Đào Khánh Vân và anh Nguyễn Hữu Lễ phải bồi thường thiệt hại cho chị
Ngô Thị Phương Liên số tiền là 755.000.000đ. Trong đó, phần của mỗi người phải
- 8 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

bồi thường cho chị Phương Liên là 377.500.000đ. Tổng cộng chị Đào Khánh Vân
phải thanh toán trả chị Ngô Phương Liên số tiền là 2.027.500.000đ .
- Về án phí: Anh Nguyễn Hữu Lễ phải chịu 18.875.000đ án phí dân sự sơ
thẩm. Anh Nguyễn Hữu Lễ đã nộp 36.000.000đ (theo biên lai thu số 306 ngày
10/11/2009) tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội. Anh Nguyễn Hữu Lễ
được hoàn trả số tiền 17.125.000đ. Chị Đào Khánh Vân phải chịu 72.550.000 đồng
án phí dân sự.

- Các đương sự có mặt (anh Lễ, chị Vân, chị Liên) có quyền kháng cáo trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Các đương sự vắng mặt có quyền kháng cáo
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả xét xử hoặc kể từ
ngày niêm yết bản án.
3. Nhận xét về cách giải quyết của tòa án
Nhóm đồng ý với cách giải quyết của Tòa án vì những lý do sau:
Thứ nhất, anh Nguyễn Hữu Lễ và chị Đào Khánh Vân đều thừa nhận anh chị
kết hôn với nhau năm 2001, đăng ký có kết hôn tại UBND xã Tân Hòa, huyện Quốc
Oai. Từ khi kết hôn, vợ chồng anh chưa ly hôn. Năm 2008 chị Vân có đơn xin ly
hôn với anh Lễ tại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, vụ án được chuyển thẩm
quyền đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết. Sau đó chị Vân có đơn xin
rút yêu cầu khởi kiện ly hôn nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định ly
hôn số 369 ngày 07/09/2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây đã thu thập và do chị
Vân xuất trình có trong hồ sơ vụ án là giả mạo, anh Lễ và chị Vân về pháp lý vẫn là
vợ chồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 27, 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 thì “Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng”, theo đó căn hộ trên là tài sản chung của vợ chồng anh Lễ, chị Vân.
Thứ hai, sau khi chị Vân nhận chuyển nhượng căn hộ 801 nhà 18T2 từ vợ
chồng anh Chung chị Huyền bằng một hợp đồng ủy quyền, tháng 3/2009 chị Vân đã
chuyển nhượng căn hộ trên cho chị Ngô Phương Liên với giá hai bên thỏa thuận là
1.650.000đ. Như vậy, theo quy định tại Điều 219 BLDS về “Sở hữu chung của vợ
chồng” và Điều 225 BLDS thì việc chị Vân tự ý chuyển nhượng căn hộ trên là tài
sản có trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung vợ chồng khi không có sự đồng ý
của anh Lễ nên việc chuyển nhượng này là không hợp pháp.
Mặt khác, bằng một văn bản ủy quyền và Quyết định ly hôn với anh Lễ đã làm
cho chị Liên lầm tưởng là chị Vân có đầy đủ quyền chuyển nhượng căn hộ 801 nhà
18T2 nên chị Liên đã đồng ý mua căn hộ trên. Với những tài liệu chị Vân xuất trình,
Phòng đăng kí Đất và Nhà quận Thanh Xuân đã tiến hành các thủ tục chuyển
nhượng theo quy định nên chị Vân là người có lỗi trong việc làm cho hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng căn hộ 801 nhà 18T2 vô hiệu. Chị Liên không có lỗi.

- 9 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

Theo quy định tại Điều 132 BLDS năm 2005: “Lừa dối trong giao dịch dân sự là
hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch
về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao
dịch đó”. Vậy, hợp đồng mua bán bán nhà trên đã được thực hiện do có sự lừa dối.
Hợp đồng chuyển nhượng giữa chị Vân và chị Liên thể hiện chị Liên nhận chuyển
nhượng từ vợ chồng anh Chung, chị Huyền thông qua người đại diện là chị Vân. Tại
phiên tòa chị Liên cũng thừa nhận là nhận chuyển nhượng căn hộ trên từ chị Vân.
Như vậy, việc chị Vân nhận chuyển nhượng căn hộ 801 nhà 18T2 sau đó chuyển
nhượng lại cho chị Liên đã vi phạm các Điều 219, 225 BLDS năm 2005 và theo quy
định tại các Điều 131, 132, 134 của Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số
01/2003 ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hợp
đồng mua bán nhà giữa chị Vân và chị Liên bị Tòa án tuyên vô hiệu là hoàn toàn
chính xác.
Thứ ba, theo quy định tại các Điều 132; khoản 2 Điều 137; khoản 2 Điều 146
của Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại điểm 2.4 tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết số
01/2003 ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì bên có
lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Hợp đồng
chuyển nhượng căn hộ 801 nhà 18T2 giữa chị Vân và chị Liên bị vô hiệu, chị Vân
phải hoàn lại tiền cho chị Liên và chị Liên phải trả lại căn hộ đó cho vợ chồng anh
Lễ, chị Vân và việc bồi thường thiệt hại được tính theo giá trị chênh lệch trên cơ sở
lỗi của các bên theo biên bản định giá tài sản ngày 26/5/2010. Do đó, việc Tòa án
tuyên xử và xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp chuyển nhượng này vô hiệu
là phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế vụ án.
Thứ tư, về án phí: Việc Tòa án yêu cầu anh Nguyễn Hữu Lễ phải nộp
18.875.000đ án phí dân sự sơ thẩm. Chị Đào Thị Khánh Vân phải nộp 72.550.000

đồng án phí dân sự cũng phù hợp với quy định tại Điều 130, 131 Bộ luật tố tụng dân
sự và Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 về án phí lệ
phí Tòa án, Điều 7 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí, lệ phí Tòa án.
III. Vụ việc thứ ba
1. Nội dung vụ việc
Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu (nguyên đơn - bên
mua) đã kiện Công ty TNHH Connell Bros (bị đơn - bên bán) để đòi bồi thường
thiệt hại về việc hàng hóa do Công ty TNHH Connell Bros cung cấp không đạt yêu
cầu về chất lượng. Cụ thể như sau:
Ngày 7/7/2003, Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu
(Công ty Việt Á Châu) ký hợp đồng số 241/03 - VU mua của Công ty Connell Bros
sản phẩm Myflame 84527E, số lượng 16.080 kg, đơn giá 2,9 USD/kg CIF HCMC,
- 10 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

trị giá hợp đồng 46.632 USD, xuất xứ hàng hóa: Vương quốc Anh. Sau đó, ngày
11/7/2003 các bên lại ký tiếp hợp đồng số 243/03 - VU mua 10.080 kg sản phẩm
trên, trị giá 29.232 USD và 5.987,472 kg sản phẩm Performax TF 1133, trị giá
20.357,40 USD. Điều khoản chất lượng của hai hợp đồng này chỉ ghi “theo Bản đặc
điểm kỹ thuật”. Sau khi ký hợp đồng mua hàng với Công ty Connell Bros, bên mua
đã ký hợp đồng số 086/07 – 2003 – VG - GCDI ngày 18/7/2003 gia công cán phủ
chất chống cháy lên vải Poly - Oxford cho Xí nghiệp may Bình Thạnh thuộc Công
ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh – GILIMEX. Ngày
19/8/2003, bên mua đã giao lô hàng thành phẩm cho Xí nghiệp may Bình Thạnh.
Đến giữa tháng 9/2003, Xí nghiệp Bình Thạnh phát hiện ra số hàng gia công không
đạt yêu cầu do loại chất Myfame 84527E nói trên: vải được gia công ra không khô,
dẻo dính, bong tróc. Vì thế, Xí nghiệp Bình Thạnh đã từ chối thanh toán tiền gia
công cho bên mua.

Vụ kiện được xét xử sơ thẩm thứ nhất vào ngày 28/9/2004, Tòa án nhân dân
TP. Hồ Chí Minh đã bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đòi bị đơn bồi thường
thiệt hại do hàng hóa cung cấp không đúng chất lượng và chấp nhận yêu cầu phản tố
của bị đơn về yêu cầu thanh toán tiền hàng còn thiếu của nguyên đơn đối với bị đơn.
Bản án sơ thẩm đã bị kháng cáo và bị Tòa phúc thẩm hủy án để giao cho Tòa sơ
thẩm giải quyết lại. Vụ kiện sau đó đã được Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh và
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm và phúc
thẩm lại vào các ngày 1/8/2006 và 12/7/2007. Cả hai Tòa này đều tuyên hai hợp
đồng mua bán trên vô hiệu do nhầm lẫn và tranh chấp của các bên được giải quyết
theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế về xử lý hợp đồng vô hiệu: “Các bên
có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp
đồng. Trong trường hợp không thể trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền…
Thiệt hại phát sinh, các bên tự gánh chịu”.
2. Giải quyết của Tòa án
Quan điểm xét xử của Tòa phúc thẩm lần hai trong Bản án phúc thẩm số
68/KDTM - PT ngày 12/7/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.
Hồ Chí Minh như sau:
- Hai hợp đồng mua bán số 241/03 - VU và 243/3 - VU mua hóa chất có tên
Myflame 84527E dùng cho nguyên liệu vải Polyester và Oxphor. Nhưng lại ghi
trong hợp đồng và trong hóa đơn nhận hàng là chất Myflame 84527E dùng cho
nguyên liệu PO (da thuộc). Nguyên liệu PO không tồn tại trên thị trường 30 năm và
không có thực. Hai hợp đồng nêu trên đều do Công ty TNHH Connell Bros soạn
thảo, đánh máy và ký sau đó đưa cho Công ty Việt Á Châu ký. Như vậy, bị đơn bán
hóa chất Myflame 84527E dùng cho PO. Còn nguyên đơn mua hoá chất Myflame
84527E dùng cho vải sợi Polyester và Oxphor nhưng nhầm lẫn. Như vậy, phía Công
- 11 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01


ty Connell Bros đã bán sản phẩm Myflame 84527E không đúng chất lượng, gây
thiệt hại là lỗi hoàn toàn thuộc Công ty Connell Bros. Rõ ràng, trong hợp đồng đều
ghi chất Myflame 84527E chỉ dùng cho PO: “Special notes the Materials for PO
Suynthere loather product”. Do vậy, bản án kinh tế – thương mại sơ thẩm số
380/KDTM ngày 01/8/2006 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã căn cứ
vào điều 141 Bộ luật Dân sự (1995) và tuyên bố hai hợp đồng 241 và 243 nêu trên là
vô hiệu.
- Xét kháng cáo của Công ty Connell Bros cho rằng trong hợp đồng ghi rõ là
PO nên đã bán nguyên liệu dùng cho PO, phía nguyên đơn dùng cho nguyên liệu PU
(vải da tổng hợp) là không đúng. Phía Công ty Connell Bros cho rằng đánh máy
nhầm lẫn thành chữ PO, sự nhầm lẫn này không ảnh hưởng đến các điều khoản
trong hợp đồng. Kháng cáo của Công ty Connell Bros là không chấp nhận được. Bởi
lẽ, Công ty Việt Á Châu từ trước đến nay đã ký nhiều hợp đồng mua chất Myflame
84527E chỉ dùng cho PU với Công ty Connell Bros. Công ty Connell Bros cũng là
người soạn thảo hợp đồng, người giao hàng, đồng thời là người xuống kiểm tra thực
trạng lô hàng đưa vào sản xuất làm hư hại cho 100.000m vải Polyester trị giá
121.000 USD thiệt hại cho Công ty Việt Á Châu. Công ty Connell Bros hứa bồi
thường thiệt hại, nay lại chối bỏ, đổ lỗi cho Công ty Việt Á Châu không sản xuất thử
nghiệm, không kiểm tra thiết bị của Công ty.
- Xét thấy Công ty Việt Á Châu cũng thừa nhận do quá tin Công ty Connell
Bros soạn thảo hợp đồng và do có mối quan hệ mua bán lâu dài, đã ký nhiều hợp
đồng với Công ty Connell Bros. Sau đó, Công ty Connell Bros không chịu bồi
thường, nên mới cho giám định chất Myflame 84527E đã quá hạn sử dụng. Lỗi một
phần rõ ràng thuộc Công ty Việt Á Châu. Do vậy phải chịu hậu quả thiệt hại phát
sinh do hợp đồng vô hiệu như bản án sơ thẩm đã tuyên là phù hợp.
- Căn cứ theo điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà tuyên:
“Không chấp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn Công ty TNHH DV-TM-SX
Việt Á Châu và kháng cáo của bị đơn Công ty TNHH Connell Bros và giữ nguyên
quyết định của Bản án sơ thẩm.
1. Vô hiệu hợp đồng mua bán số 241/03 - VU ký ngày 07/7/2003 và số 243/03VU ký ngày 11/7/2003 giữa Công ty TNHH sản xuất thương mại Việt Á Châu và

Công ty TNHH Connell Bros.
2. Việc xử lý hợp đồng vô hiệu như sau:
a. Bác yêu cầu của Công ty TNHH DV – TM - SX Việt Á Châu trong việc đòi
Công ty TNHH Connell Bros bồi thường thiệt hại 121.000USD.
b. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty TNHH Connell Bros,
buộc Công ty TNHH sản xuất thương mại Việt Á Châu có nghĩa vụ hoàn trả Công ty
- 12 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

TNHH Connell Bros 33 thùng Myflame và số tiền là 52.896 USD, trị giá 76 thùng
Myflame 84527E mà Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu đã sử
dụng.
c. Thiệt hại phát sinh, các bên tự gánh chịu.
- Các phần quyết định khác không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực
pháp luật thi hành”.
3. Nhận xét về cách giải quyết của Tòa án
Nhóm không hoàn toàn đồng ý với cách giải quyết của tòa vì:
Thứ nhất, có thể thấy, đây là một vụ kiện phức tạp liên quan đến chất lượng
hàng hóa trong hợp đồng. Mặc dù phán quyết cuối cùng của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên, với những
tình tiết của vụ kiện, vẫn còn nhiều điều cần phải bàn luận. Cách giải quyết vụ kiện
theo hướng tuyên vô hiệu hợp đồng là không hợp lý và đã không giải quyết được
triệt để tranh chấp của các bên. Trong vụ án này, yêu cầu của bên nguyên đơn (bên
mua) là đòi bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đúng chất lượng và phía bị đơn
(bên bán) có yêu cầu phản tố đòi bên nguyên đơn phải thanh toán tiền mua hàng hóa
mà nguyên đơn còn thiếu. Hơn nữa, Tòa án giải quyết vụ tranh chấp trên đã không
xem xét toàn diện các chứng cứ và tình tiết của vụ án, mà chỉ lý giải các tình tiết của
vụ việc một cách chủ quan, giải quyết không đúng về mặt trình tự thủ tục và không

đúng với nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và định đoạt của đương sự (Tòa đã
giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của các bên đương sự). Điều này đã dẫn đến
những mâu thuẫn, luẩn quẩn trong chính những lập luận và nhận định của Tòa án,
làm cho Bản án của Tòa không có tính logic pháp lý và tính thuyết phục cao. Ngoài
điểm gây tranh cãi trên, căn cứ để Tòa tuyên hợp đồng vô hiệu cũng là một vấn đề
cần được xem xét lại.
Thứ hai, về yếu tố nhầm lẫn trong hợp đồng: Trong vụ kiện trên, Tòa án đã
nhận định cả hai bên đều có sự nhầm lẫn về tác dụng của hóa chất Myflame 84527E
(dùng cho PO – da thuộc hay vải sợi Polyester – Oxford) và đã tuyên hai hợp đồng
241/03 - VU và 243/03 - VU vô hiệu mà không cần yêu cầu của bất kỳ bên nào
(trình bày của bản án còn cho thấy cả hai bên đều khẳng định hợp đồng có hiệu lực).
Theo nội dung của bản án trên, Hội đồng xét xử đã tuyên bố hợp đồng vô hiệu dựa
trên nhận định “sự đánh máy lầm lẫn” chữ PU (vải da tổng hợp) thành PO (da thuộc)
– PO là nguyên liệu đã không tồn tại trên thị trường 30 năm và không có thực. Đây
chỉ là lỗi kỹ thuật của nhân viên đánh máy mà đã được cả hai bên thừa nhận, các bên
tại phiên tòa đều đồng ý ký hiệu đúng phải là PU (polyurethane). Hơn nữa, lỗi kỹ
thuật này cũng có thể xuất phát từ chính đối tượng là vải Polyester và Oxford bởi vì
chữ Poly - Oxford có thể được các bên viết tắt thành PO. Mặc dù giả thiết này khó
- 13 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

chứng minh, nhưng Tòa án cũng cần phải đặt ra để xem xét, có như vậy thì các tình
tiết của vụ án mới được xem xét một cách kỹ lưỡng và toàn diện.
Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân của việc đánh máy nhầm không phải là
vấn đề thiết yếu đáng quan tâm trong vụ án. Điều cần làm rõ ở đây là cần hiểu thế
nào là “nhầm lẫn” và căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn. Theo Điều
131 của Bộ luật Dân sự năm 2005 có thể thấy thấy nhầm lẫn ở đây phải là nhầm lẫn
về nội dung, bản chất của giao dịch, chứ không phải là một lỗi kỹ thuật trong đánh

máy. Vấn đề còn lại là các bên có sự nhầm lẫn về mặt nội dung hay không. Bên mua
– Công ty Việt Á Châu – khẳng định Công ty mua hóa chất Myflame 84527E để
dùng cho vải Polyester và Oxford. Về phía bên bán, Hội đồng xét xử cũng nhận định
Công ty Connell không có sự nhầm lẫn về nội dung chất PU hay PO: “…Bởi lẽ
Công ty Việt Á Châu từ trước đến nay đã ký nhiều hợp đồng mua chất Myflame
84527E chỉ dùng cho PU với Công ty Connell Bros. Công ty Connell Bros biết rõ
điều đó và đã thừa nhận bán chất Myflame 84527E dùng cho PU, nhưng hợp đồng
do đánh máy lầm nên ghi chữ PO là nguyên liệu không có thực…”. Vì thế, có thể
thấy việc phán quyết hợp đồng vô hiệu của Tòa án là thiếu tính thuyết phục và có
nhiều mâu thuẫn.
Thứ ba, về tiêu chí đánh giá chất lượng: Theo những ghi nhận trong bản án
trên và các bản án của các Tòa xét xử vụ kiện trước đó, điều khoản về chất lượng
được ghi trong hợp đồng chỉ quy định một cách ngắn gọn: “theo Bản đặc điểm kỹ
thuật”. Trong trường hợp này, có thể xem hóa chất Myflame 84527E mà bên mua đã
mua của Công ty Connell Bros trong hai hợp đồng đang tranh chấp là mẫu hàng hóa
mà bên bán đã cung cấp cho bên mua. Vì vậy, bên bán sẽ phải cung cấp hàng hóa
phù hợp với mẫu hàng hóa. Đây là yêu cầu của nguyên tắc thiện chí, trung thực và là
một trong những tiêu chí để xác định chất lượng của hàng hóa trong trường hợp hợp
đồng không có thỏa thuận được quy định tại Điều 39 Luật Thương mại 2005. Tuy
nhiên, vụ việc xảy ra khi Luật Thương mại 2005 chưa có hiệu lực. Bên cạnh quy
định về nghĩa vụ cung cấp hàng hóa có chất lượng như hàng mẫu, Điều 39 Luật
Thương mại 2005 còn quy định người bán phải cung cấp hàng hóa có chất lượng
phù hợp với mục đích cụ thể mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải
biết vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu quy định này được áp dụng cho vụ án thì
có thể kết quả của vụ án sẽ khác đi và lúng túng của Tòa án về đối tượng của hợp
đồng có thể sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và thuyết phục. Bởi, quy định
nói trên là căn cứ pháp lý quan trọng để Tòa án có thể đưa ra kết luận mục đích cụ
thể của hợp đồng là “dùng cho vải Polyester - Oxford”. Giải thích điều khoản hợp
đồng về ký hiệu PU hay PO có thể dựa vào quy định tại Điều 409 BLDS 2005 (tiêu
chí ý chí chung của các bên), và để xác định PU là “da thuộc tổng hợp” hay “vải

Poly-Oxford” có thể dựa vào quy định tại Điều 409 BLDS 2005 (Điều 135 và Điều
- 14 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

408 Bộ luật Dân sự 1995) tiêu chí bảo vệ bên yếu thế và tiêu chí tập quán mua bán
đã được xác lập từ trước giữa hai bên. Mặc dù những kết quả tương tự cũng có thể
đạt được nếu vận dụng những quy định về giải thích hợp đồng của Bộ luật Dân sự
2005, tuy nhiên quy định rõ ràng của Điều 39 Luật Thương mại 2005 sẽ giúp Tòa án
không phải mất thời gian cho việc giải thích điều khoản hợp đồng.
IV. Thực tiễn việc vi phạm sự tự nguyện trong giao dịch dân sự
Theo báo cáo của ngành tòa án và viện kiểm sát, trong những năm gần đây, số
lượng án tranh chấp dân sự ngày càng tăng, đặc biệt là tranh chấp do vi phạm sự tự
nguyện trong giao dịch dân sự. Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà các bên
tham gia giao dịch vi phạm ý chí ban đầu đưa ra trong việc giao kết. Các chủ thể
tham gia giao dịch không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa
vụ đã cam kết, vi phạm ý chí đã thỏa thuận của các bên trong giao dịch. Bên cạnh đó
cũng có nhiều nguyên nhân khác như: hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng chưa đảm bảo; do hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, thiếu
thông tin chính xác về thị trường; giá cả thị trường không ổn định, đặc biệt là giá cả
chuyển quyền sử dụng đất tăng cao, dẫn đến lừa đảo, bội tín; một số cá nhân, tổ
chức cố ý lừa dối để vụ lợi, trốn tránh nghĩa vụ dân sự…
Như ta đã thấy, xét riêng về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện, cụ thể là
vi phạm do bị đe dọa, thực tiễn xét xử cũng còn nhiều vấn đề đáng tranh cãi. Do đặc
thù của các trường hợp giao dịch dân sự vi phạm điều kiện về ý chí là ý chí chủ quan
bên trong của con người nên rất khó đưa ra được chứng cứ chứng minh trường hợp
một bên do bị đe dọa nên bắt buộc phải thực hiện giao dịch dân sự. Để có thể đưa ra
chứng cứ chứng minh rằng mình bị đe dọa nên mới phải thực hiện giao dịch đối với
đương sự là việc không dễ dàng. Vì vậy, Tòa án rất khó có căn cứ pháp luật xác

đáng để xác định yếu tố đe dọa trong giao dịch dân sự.
Về vấn đề hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự (Điều 137 BLDS): Việc xử lý
tài sản trong giao dịch dân sự theo Khoản 2 Điều 137 là chưa phù hợp, không những
thế cách giải quyết nguyên tắc rất chung chung, không đảm bảo được quyền lợi cho
các bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Tòa án chỉ có thể áp dụng quy định:
“khôi phục lại tình trạng ban đầu” theo đúng nghĩa trong trường hợp đối tượng của
giao dịch dân sự mà các bên chuyển giao còn giữ được nguyên vẹn, chưa có sự biến
đổi nào. Trong nhiều trường hợp tòa án không thể áp dụng chế tài khôi phục lại tình
trạng ban đầu theo đúng nghĩa khi mà đối tượng giao dịch không còn nguyên vẹn.
Bởi vậy, trong thực tiễn tòa án phải áp dụng chế tài linh hoạt mà BLDS cho phép là
“nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền”, “bên có lỗi gây
thiệt hại phải bồi thường”.
Từ nghiên cứu thực tế cho thấy việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô
- 15 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

hiệu chưa có sự thống nhất. Cụ thể:
- Có tòa lập luận rằng giao dịch dân sự vô hiệu không được pháp luật bảo vệ
nên yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của bên đương sự có lỗi.
- Có tòa chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng không có căn cứ làm
chuẩn mà chỉ ước lượng thiệt hại.
- Nhiều tòa chỉ buộc một bên chủ thể phải giao lại tài sản cho bên kia và bên
kia phải trả lại tiền cho bên đã giao lại tài sản mà không buộc phải bồi thường thêm
bất cứ khoản tiền nào.
Do có sự khác nhau như vậy nên vấn đề đặt ra là chọn giải pháp nào cho hợp
tình, hợp lí để đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao
dịch dân sự và bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng pháp luật tại tất cả các tòa án.
Qua nghiên cứu thực tế, nhóm chúng em kiến nghị các cơ quan chức năng, các

đoàn thể xã hội cần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp
luật đến với đông đảo người dân, đặc biệt là những người dân tộc, dân tộc thiểu số
vùng sâu, vùng xa; giúp họ hiểu thêm các quy định của pháp luật về giao dịch dân
sự, tránh sự lừa dối, đe dọa hay nhầm lẫn khi tham gia giao dịch dân sự. Đồng thời,
mỗi người dân chúng ta cũng nên chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu và tuân thủ
các quy định của pháp luật. Trước hết là để bảo vệ chính bản thân mình và sau đó là
bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy việc giải quyết các vụ án xảy ra
do một trong các bên tham gia giao dịch vi phạm sự tự nguyện ngày càng đa dạng,
phức tạp. Sự vi phạm ý chí của các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự thường
dẫn đến hậu quả là làm cho giao dịch được thiết lập giữa họ bị vô hiệu từng phần
hoặc vô hiệu toàn bộ tùy theo mức độ vi phạm. Có sự vô hiệu do các bên tự thỏa
thuận với nhau, có sự vô hiệu do tòa án tuyên khi xét xử tranh chấp giữa họ. Xã hội
ngày càng phát triển, các giao dịch dân sự ngày càng phong phú, đa dạng, hệ thống
pháp luật hiện hành không thể dự liệu được hết những hậu quả của các giao dịch có
thể xảy ra. Vì vậy, ngoài việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì chúng
ta cần nâng cao sự hiểu biết về pháp luật nói chung và vấn đề tự nguyện trong giao
dịch dân sự nói riêng, tránh tình trạng vấp phải những sai lầm không đáng có, nhất là
trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay.

- 16 -


Bài tập nhóm tháng 1 – N02. TL2. Nhóm 01

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*


*
*

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2009.
2. Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb.Giáo dục, Hà
Nội, 2009.
3. Nguyễn Đình Lộc, Phân tích những quy định chung của BLDS từ Điều 1 đến
Điều 171, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001.
4. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.
5. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.
6. Luật Đất đai năm 2003.
7. NĐ 181/2004/NĐ-Chính phủ ngày 29/10/2004 của Chính Phủ.
8. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
9. Luật Thương mại năm 2005.
10. Nguyễn Thị Nhàn - Ý chí của chủ thể trong giao dịch dân sự - Luận văn
Thạc sĩ luật học 12/2008.
11. Bùi Thị Thu Huyền - Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện ý chí
của chủ thể - Luận văn thạc sĩ luật học.
12. Một số website:
dpress/
/>

- 17 -



×