Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Các phương pháp tâm lý điều tra viên có thể sử dụng để hiểu đượcthái độ của bị can với tình tiết họ đang khai báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.98 KB, 11 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm lý học tư pháp dành phần lớn các nghiên cứu của mình vào việc xây dựng
các phương pháp, cách thức tác động vào các hoạt động tố tụng nhằm xác định sự
thật khách quan của vụ án. Khi nghiên cứu tâm lý con người nói chung và tâm lý
những người tiến hành, tham gia quá trình tố tụng nói riêng phải tiếp cận với từng
con người cụ thể với toàn diện các mặt, các phẩm chất thuộc tính của họ từ xu
hướng, tính cách, khí chất, năng lực. Khi đó các phương pháp nghiên cứu tâm lý sẽ
được chú trọng sử dụng. Trong mỗi giai đoạn cụ thể của hoạt động tư pháp sẽ có
những yêu cầu làm chấm dứt, thay đổi hoặc phát sinh đặc điểm tâm lý nào đó của
những người tiến hành, người tham gia tố tụng và khi đó cần phải dùng đến các
phương pháp tác động tâm lý. Tùy hoạt động, tùy giai đoạn tố tụng, tùy từng đối
tượng mà sử dụng những phương pháp tâm lý có hiệu quả. Đặc biệt trong hoạt động
hỏi cung bị can, việc sử dụng phù hợp các phương pháp tâm lý sẽ góp phần rất lớn
cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.

Khái niệm về phương pháp nghiên cứu tâm lý và phương pháp tác

động tâm lý trong hoạt động tư pháp.
Nghiên cứu tâm lý nói chung là nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý khác nhau
của đời sống con người, các quy luật các cơ chế của hoạt động tâm lý của con người.
Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp là quá trình nghiên cứu các hiện
tượng, đặc điểm các quy luật tâm lý của các chủ thế là những người tham gia tố tụng
và những người tiến hành tố tụng và nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động
tư pháp ( điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ) để từ đó thu thập được những thông
tin về tâm lý của đối tượng cần quan tâm.

1



Tác động tâm lý là sự tác động có tổ chức, kế hoạch, hệ thống của cá nhân hay
của một bộ phận người này với một cá nhân hay bộ phận người khác nhằm thay đổi,
hình thành hay xóa bỏ những đặc điểm tâm lý nào đó ở họ để đạt được mục đích
nhất định.
Tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp là một hệ thống các tác động có tổ
chức, có mục đích, có kế hoạch của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với những
người tham gia tố tụng nhằm chuyển biến và thay đổi những đặc điểm tâm lý nào đó
của họ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của hoạt động tư pháp.
Các tác động tâm lý được thực hiện bằng các phương tiện như cử chỉ, hành vi,
điệu bộ, hành động, ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết. Nhờ các phương tiện này
thông tin được chuyển từ người này tới người khác làm ảnh hưởng và thay đổi tâm
lý của người bị tác động theo hướng đã định từ trước.
2.

Các phương pháp tâm lý điều tra viên có thể sử dụng để hiểu được

thái độ của bị can với tình tiết họ đang khai báo.
Các phương pháp nghiên cứu tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc phân
tích, làm rõ các đặc điểm tâm lý của các đối tượng trong đó có các bị can. Từ đó là
tiền đề cho các điều tra viên vạch ra những phương hướng, kế hoạch cụ thể để hỏi
cung bị can, hoặc có những phương pháp tác động tâm lý phù hợp để bị can khai báo
thành khẩn, đúng sự thật và tạo ra ở bị can thái độ tích cực, ăn năn hối lỗi. Để hiểu
được thái độ của bị can với tình tiết họ đang khai báo thì điều tra viên có thể sử dụng
các phương pháp nghiên cứu tâm lý sau:
Phương pháp quan sát:
Quan sát là quá trình tri giác những hiện tượng tâm lý một cách cớ tổ chức, có
chủ định, có mục đích nhất định. Chúng ta chỉ có thể tri giác được những biểu hiện
tâm lý bên ngoài của đối tượng đó là các hành động, cử chỉ, ngôn ngữ...diễn ra trong


2


điều kiện sinh hoạt bình thường của con ngưòi từ đó có thể tìm hiểu được thông tin
của đối tượng cần nghiên cứu về trạng thái cảm xúc hay là thuộc tính tâm lý của họ.
Phương pháp này rất phổ biến là cơ sở cho hoạt động nhận thức trong hoạt động tư
pháp và được sử dụng trong các giai đoạn tố tụng của hoạy động tư pháp.
Để sử dụng hiệu quả phương pháp nghiên cứu này thứ nhất cần xác định trước
các hiện tượng cần quan sát, lập chương trình quan sát và cách ghi chép kết quả
quan sát, cũng như vị trí vai trò giữa người quan sát và đối tượng nghiên cứu. Trạng
thái xúc cảm của con người cũng thường được biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, hành vi.
Ví dụ: khi sợ hãi, mặt người ta trở nên tái nhợt, hành động bị gò bó, khi bối rối, xấu
hổ mặt người ta đỏ bừng, toát mồ hôi, khi lo lắng, người ta không dám nhìn thẳng
vào mắt người đối diện…Trong quan sát có thể trực tiếp tiếp xúc với đối tượng (điều
tra viên quan sát hành vi, cử chỉ, nét mặt,..v..v.. của bị can trong khi tiến hành hỏi
cung họ) hoặc gián tiếp (qua người khác hoặc qua tài liệu. Ví dụ: qua kết quả ghi
chép của các giám định viên)
Chúng ta có thể quan sát có trọng điểm hoặc toàn diện. Ngoài ra có thể sử
dụng các phương pháp hỗ trợ khác để có thể đánh giá bản chất đối tượng một cách
đầy đủ như phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu sản phẩm
hoạt động. Với việc sử dụng phương pháp này có thể đạt được hai mục đích của
phương pháp nghiên cứu tâm lý đó là các trạng thái, xúc cảm, thái độ .. của con
người trong điều kiện nhất định cũng như các thuộc tính của đối tượng.
Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn:
Đàm thoại và phỏng vấn là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng nhằm đạt
được mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp. Nếu
phương pháp đàm thoại là thông qua câu hỏi cho đối tượng và dựa váo cách trả lời
của họ để trao đổi hỏi thêm nhằm thu thập những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu
thì Phương pháp phỏng vấn là có sự hỏi và trả lời giữa đối tượng cần nghiên cứu tâm


3


lý và các cán bộ tư pháp. Thông qua đàm thoại, phỏng vấn ta có thể đạt được hai
mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý đó là biết được thái độ cảm xúc..cũng
như thuộc tính tâm lý của đối tượng nghiên cứu tâm lý.
Cán bộ tư pháp trong các giai đoạn tố tụng khác nhau có thể sử dụng linh hoạt
phương pháp này để đạt được hiệu quả cao thì: Đàm thoại, phỏng vấn phải được
diễn ra trong không khí thân mật chân thành, không gò bó, giả tạo, có thể để ngưòi ta
“cởi mở cõi lòng“. Cũng như phương pháp quan sát để đạt được hiệu quả cần xác
định mục đích, yêu cầu nghiên cứu tâm lý qua đàm thoại, phỏng vấn để đi đúng
hướng nghiên cứu, tránh lan man. Phải chủ động dẫn dắt câu chuyện đến chõ cần tìm
hiểu. Tránh lối đặt câu hỏi theo kiểu vấn đáp, câu hỏi có thể dẫn đến đối tượng có
thể trả lời máy móc có hoặc không. Khi cần thiết cần thiết có thể làm cho câu
chuyện mang mầu sắc tranh luận.
Phương pháp thực nghiệm:
Thực nghiệm là phương pháp mà trong đó nhà nghiên cứu chủ động tạo ra các
hiện tượng cần nghiên cứu, sau khi đã tạo ra điều kiện cần thiết loại trừ yếu tố ngẫu
nhiên.
Có ba phương pháp thực nghiệm nhưng để phục vụ cho việc hiểu được tâm lý
của bị can với tình tiết đang khai báo thì phù hợp nhất là phương pháp: thực nghiệm
trong phòng thí nghiệm. Phương pháp này dựa theo nguyên lý mô hình hóa tâm lý
của hoạt động, cho phép tách ra một bộ phận của hoạt động toàn vẹn để có thể đo
lường nó đến độ chính xác cần thiết. Đặc trưng của phương pháp này là sử dụng
những máy móc tinh vi phức tạp. Ví dụ: có thể dùng máy đo chính xác các biểu hiện
nảy sinh bên trong của tâm lý như sự biến đổi điện sinh ở não khi tư duy, hoạt động
tim mạch khi cảm xúc. Hiện nay trên thế giới còn có cả những chiếc máy phân biệt
người nói dối, nó giúp ích rất nhiều cho hoạt động tố tụng đặc biệt là giai đoạn điều
tra.


4


Ưu điểm của phương pháp thực nghiệm: Người làm thực nghiệm tự tạo ra điều
kiện làm nảy sinh và phát triển đặc điểm tâm lý nào đó để nghiên cứu, vì thế có thể
tiến hành nghiên cứu một cách chủ động.
Nhược điểm của phương pháp thực nghiệm: Khó sử dụng các kỹ thuật thí
nghiệm trong điều kiện hoạt động thực tiễn của các cơ bảo vệ pháp luật, không tránh
khỏi được tính giả tạo trong khi tiến hành thực nghiệm. Vì vậy cần phải bổ sung
bằng kết quả nghiên cứu của các phương pháp khác.
Phương pháp trắc nghiệm:
Test là một hệ thống biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định
về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá ứng xử và kết quả hoạt động của một hay
nhiều người, cung cấp một chỉ báo về tâm lý như trí lực, xúc cảm, năng lực, tính
cách, khí chất…Thông qua phương pháp test, điều tra viên có thể xác định được tâm
lý, xúc cảm của bị can, thông qua đó đánh giá được thái độ khai báo của họ với
những tình tiết mà mình khai báo.
Phương pháp phân tích sản phẩm:
Đây là phương pháp dựa và kết quả, sản phẩm của hoạt động do con người làm
ra để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của con người đó, bởi vì tâm lý – ý thức con
người được biểu hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể của họ.
Căn cứ vào kết quả đó có thể biết những hứng thú, kỹ năng, kỹ sảo nghề nghiệp
và trạng thái tâm lý của đối tượng. Ví dụ như: khi phân tích các đặc điểm các dấu vết
của hành vi phạm tội có thể xác định được động cơ, mục đích, thói quen, trạng thái
tâm lý của bị can khi thực hiện hành vi phạm tội và qua đó đối chiếu với lời khai về
hành vi phạm tội của bị can sẽ có thể biết được bị can đang có thái độ trung thực,
thành khẩn hay che đạy, gian dối.

5



3.

Các phương pháp tâm lý điều tra viên có thể sử dụng để thay đổi thái

độ khai báo thiếu thành khẩn của bị can.
Trong quá trình điều tra, ở bị can thường xuất hiện mâu thuẫn nội tâm. Một
mặt, bị can muốn tiếp xúc với điều tra viên để thăm dò, tìm hiểu thông tin về vụ án.
Mặt khác, bị can lại sợ tiếp xúc với điều tra viên, cố tình lẩn tránh, tiếp xúc hoặc
khai báo không thành khẩn. Bởi vì họ sợ trừng phạt đồng thời họ muốn có thời gian
để tìm cách đối phó, lựa chọn cách ứng xử cho mình. Khi hỏi cung, bị can có thái độ
khái báo không thành khẩn, điều tra viên có thể sử dụng các phướng pháp tác động
tâm lý để thay đổi thay đổi thái độ của bị can, cụ thể là:
Phương pháp thuyết phục:
Việc bị can hoặc các đối tượng được lấy lời khai thành khẩn khai báo hay từ
chối khai báo hoặc khai báo gian dối đều xuất phát từ nhận thức của họ. Thông
thường, họ từ chối khai báo là do một số nguyên nhân như chưa tin tưởng và chính
sách khoan hồng của Đảng và Nhà nươc, sợ đồng bọn trả thù, sợ mất uy tín hay có
thể cho rằng việc chuẩn bị, tiến hành và che giấu tội phạm của mình là tinh vi, bí
mật, điều tra viên chưa có đủ chứng cứ về hành vi phạm tội đó nên nếu không khai
báo thì điều tra viên sẽ không thể buộc tội mình... Do đó khi hỏi cung bị can hay lấy
lời khai, điều tra viên phải lấy đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, lấy thực tế cuộc sống, lấy chân lý lẽ phải, tình cảm gia đình, quê hương đất
nước... để giáo dục, thuyết phục bị can làm bị can thay đổi về nhận thức. Trên cơ sở
đó, phân biệt được đúng sai, phải trái, thấy được lỗi lầm từ bỏ lập trường ngoan cố
dẫn đến thành khẩn khai báo.
Phương pháp truyền đạt thông tin:
Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp mà chủ thể tác động đưa ra
những thông tin liên quan đến các vấn đề người bị tác động quan tâm nhằm tác động
đến tư duy, tình cảm, ý chí của họ. Từ đó làm xuất hiện những cảm xúc hay làm


6


thay đổi thái độ và hành vi của người bị tác động. Phương pháp truyền đạt thông tin
sử dụng rộng rãi trong các giai đoạn tố tụng đặc biệt là điều tra.
Điều tra viên có thể đưa ra những thông tin về những chứng cứ, tài liệu thu thập
được về hành vi phạm tội của bị can qua việc áp dụng các biện pháp điều tra theo tố
tụng hoặc các biện pháp nghiệp vụ trinh sát yêu cầu bị can trả lời ngay vào những
chứng cứ đó nhằm đánh mạnh vào thái độ bình thản, lì lợm, không thành khẩn khai
báo của bị can. Đồng thời có thể đưa ra những tài liệu, chứng cứ có thể đưa ra đấu
tranh với bị can. Việc sử dụng chứng cứ khi lấy lời khai phải đảm bảo yếu tố bất ngờ
nhằm đánh mạnh và tư tưởng ngoan cố của bị can và buộc bị can thay đổi thái độ,
thành khẩn khai báo.
Trường hợp có đồng phạm, các điều tra viên có thể sử dụng mâu thuẫn về lợi
ích giữa bị can và các đồng phạm khác.Điều tra viên chỉ cần nói cho bị can thấy rằng
thái độ từ chối khai báo của mình sẽ có lợi cho các đồng phạm khác, tạo điều kiện
cho đồng phạm đó trốn tránh hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ngược lại bị can sẽ
phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hành vi pham tội do bị can và các đồng phạm khác
cùng thực hiện từ đó sẽ khiến cho bị can phải lo lắng về việc mình sẽ phải gánh chịu
tội nặng hơn và thành khẩn khai báo mong được giảm nhẹ. Cần lưu ý là điều tra viên
không được cho bị can đọc lời khai của đồng phạm trước khi bị can khai nhận.
Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy:
Phương pháp này cho phép các điều tra viên đặt ra các câu hỏi hướng các quá
trình tư duy của đối tượng vào nhiệm vụ giải quyết câu hỏi đó và buộc họ phải sử
dụng thông tin từ mô hình tư duy sự kiện, sự việc bị che dấu.
Phương pháp này nghĩa là điều tra viên đặt hàng loạt câu hỏi để khám phá sự
thiếu rõ ràng của một khối lượng lớn thông tin của vụ án mà đối tượng chưa khai rõ.
Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy thường được sử dụng trong trường hợp:
khi người cung cấp lời khai quên một số tình tiết về vụa án; khi người bị tác động


7


khai báo không đúng sự thật, và khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường
của đối tượng.
Điều tra viên có thể đưa ra những câu hỏi để bị can trả lời. Những câu hỏi đó có
thể được chuẩn bị trước khi lấy lời khai nhưng điều tra viên không thể xác định được
một cách cụ thể tất cả những câu hỏi có thể cần đặt ra cho bị can khi lấy lời khai . Vì
vậy trong quá trình lấy lời khai, điều tra viên có thể dựa trên thái độ khai báo của bị
can để có sự điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình lấy lời khai của bị can có thể sử
dụng các dạng câu hỏi sau: câu hỏi bổ sung lời khai; câu hỏi làm chính xác lời khai;
câu hỏi gợi nhớ lại; câu hỏi kiểm tra lời khai; câu hỏi vạch trần lời khai gian dối
Các câu hỏi của điều tra viên đặt ra với mức độ càng nhanh, càng nhiều, càng
xoáy sâu và những yếu điểm trong lời khai của bị can sẽ khiến họ trở nên lúng túng
và lâm vào tình trạng căng thẳng dần dần sẽ lộ ra những điều đang che dấu. Sắc thái
biểu cảm trong khi đặt ra câu hỏi cũng rất quan trọng. Đối với một người bình thản,
thì điều tra Viên càng nóng vội, càng gay gắt thì bị can sẽ lại càng thấy mình đang
làm cho điều tra viên bế tắc và tự mãn. Vì vậy điều tra viên cũng cần có thái độ điềm
tĩnh nhưng vẫn nghiêm nghị và kiên quyết, và luôn luôn phải làm chủ mọi tình
huống. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả rất cao nếu điều tra viên có kiến thức
tâm lý tốt, bản lĩnh vững vàng, sự chuẩn bị kĩ lưỡng và biết cách sử dụng linh hoạt
các câu hỏi.
Phương pháp ám thị gián tiếp:
Ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý được thực hiện bằng cách chủ
thể tác động đưa ra những câu hỏi và thông tin về sự kiện nào đó không quan hệ trực
tiếp đến vụ án nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống riêng tư của người bị tác
động, nhằm làm cho họ tự nhiều rằng những vấn đề đó mà chủ thể tác động đã biết
thì chắc những vấn đề khác về vụ án, hành vi của mình chắc chắn những cơ quan
tiến hành tố tụng cũng biết hoặc sẽ biết. Từ đó người bị tác động phải suy nghĩ và

cân nhắc thái độ của mình.
8


Với từng bị can, điều tra viên phải thu thập những thông tin ngoài lề vụ án
những liên quan tới bản thân bị can, gia đinh, công việc của họ để tìm ra điểm yếu.
Phương pháp này thường mang lại hiệu quả khi được bất ngờ đưa vào hoạt động lấy
lời khai.
Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển:
Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển là sử dụng các giao tiếp tâm lý
trong hoạt động tư pháp để đạt được các mục đích tác động. Mục đích của sử dụng,
thiết lập, điều khiển giao tiếp tâm lý trong quá trình tố tụng gần với mục đích của
hoạt động lấy lời khai:
- Xác định sự thật khác quan vụ án.
- Giáo dục, cảm hóa cá nhân bị can, bị cáo, phạm nhân, người làm chứng, người
bị hại, nguyên đơn, bị đơn...
Vai trò quan trọng của điều tra viên trong việc thiết kế, lên kế hoạch, điều khiển
đối tượng ở giai đoạn chuẩn bị cho việc lấy lời khai thể hiện rõ nhất ở phương pháp
này. Việc lựa chọn thời gian và địa điểm phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự. Tùy trường hợp điều tra viên có thể tiến hành lấy lời khai của bị can tại trụ
sở cơ quan điều tra, trại giam, bệnh viện hoặc nơi tiến hành các biện pháp điều tra.
Không nên chọn địa điểm hỏi cung là chỗ ở của bị can. Địa điểm phải đáp ứng một
số yêu cầu như: kích thước vừa phải, giản dị, kín đáo và chỗ ngồi của điều tra viên
và đối tượng cần được sắp xếp hợp lý... Trong mọi trường hợp điều tra viên chú ý
lựa chọn địa điểm là nơi thuận tiện cho việc thiếp lập sự tiếp xúc tâm lý giữa điều tra
viên và bị can, không làm bị can phân tán tư tưởng khi hỏi cung và có khả năng giữ
bí mật kết quả hoạt động hỏi cung.

9



KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trên đây là hai tình huống thường xuyên đặt ra đối với các điều tra viên trong
hoạt động hỏi cung bị can. Cũng như các hoạt động khác, điều tra viên phải sử dụng
kết hợp các phương pháp tâm lý khác nhau để đạt được mục đích của hỏi cung. Việc
kết hợp các phương pháp trong một quá trình, một kế hoạch cụ thể sẽ mang đến hiệu
quả cáo nhất khi áp dụng các phương pháp tâm lý này vào trong các giai đoạn của
hoạt động tư pháp. Cùng với đó, khi sử dụng các phương pháp tâm lý cần lưu ý đến
yêu cầu và mục đích của các phương pháp, quy định của pháp luật về việc áp dụng
phương pháp tâm lý đó. Đây cũng chính là cơ sở để đảm bảo quy định của pháp luật,
nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học tư pháp, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2006.
2. Chu Liên Anh, Giáo trình tâm lí học tư pháp, Viện đại học mở, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2009.
3. Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, Giáo trình tâm lí học tư pháp, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2010.
4. Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, Tâm lí học tư pháp - Hướng dẫn trả lời lí
thuyết, giải bài tập tình huống và trắc nghiệm, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội,
2010.
5. Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thanh Nga, Giáo trình tâm lí học pháp lí, Nxb. Đại
học quốc gia Hà Nội, 2004.
6. Trường đại học Luật Hà Nội, “ Giáo trình khoa học điều tra hình sự ”, Nxb,
CAND, Hà Nội, 2008.


11



×