Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN VIỆT NAM CÓ THỂ ÁP DỤNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.19 KB, 23 trang )

KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN VIỆT NAM CÓ THỂ ÁP
DỤNG TRONG THỜI GIAN TỚI
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ DUY TRÌ CÁC NTM BẢO HỘ SẢN XUẤT:
Trong thời gian qua đã tồn tại khá nhiều các NTM ở Việt Nam, trong đó tồn tại
những biện pháp được duy trì một cách có chủ định và có cả những biện pháp
không được chủ định bởi bất cứ một mục tiêu chính sách nào. Một số biện pháp đã
phát huy được tiềm năng sản xuất của các ngành được bảo hộ tuy nhiên bên cạnh
đó nhiều biện pháp tạo ra những tác động xấu cần được xem xét loại bỏ. Trong quá
trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế Việt Nam cũng cần loại bỏ những
biện pháp được coi là trái nguyên tắc của các tổ chức này song cần tiếp tục duy trì
những NTM đã được thừa nhận nhằm bảo hộ những lĩnh vực sản xuất có chọn lọc.
Cơ sở khoa học của việc tiếp tục áp dụng các NTM được dựa trên những căn cứ
sau:
1. Các NTM có tính phổ biến:
Mặc dù đã được coi là những biện pháp tiêu cực gây tác động xấu đến thương
mại toàn cầu các NTM vẫn là những biện pháp phổ cập nhất ở bất cứ một quốc gia
nào trên thế giới từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới cho tới
những quốc gia đang và chậm phát triển. Các nghiên cứu thực tế cũng cho thấy các
biện pháp phi thuế được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất dù là lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp đơn giản như sản xuất lúa gạo ở Philippin cho đến những
lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất máy bay ở Pháp...
2. Các NTM có tính khách quan:
Có thể khẳng định rằng không một quốc gia nào trên thế giới không gặp phải
những khó khăn trong vấn đề thương mại quốc tế như thâm hụt cán cân thanh toán,
hay thị trường bị bóp méo bởi hàng nhập khẩu phá giá. Hơn nữa mỗi quốc gia đều
xác định cho mình những mục tiêu nhất định để ưu tiên phát triển một vài lĩnh vực
kinh tế. Trong những trường hợp này các biện pháp phi thuế quan tỏ ra là những
giải pháp hữu hiệu hơn cả bởi khả năng gây tác động mạnh mẽ và nhanh chóng
đốivới việc tạo ra sự nâng đỡ đối với các lĩnh vực này.
3. Tính dài hạn của các biện pháp phi thuế:
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi so sánh các biện pháp này với thuế


quan. Do tính chất không minh bạch các biện pháp phi thuế là yếu tố ít được quan
tâm hơn trong các cuộc đàm phán song phương cũng như đa phương để gia nhập
các tổ chức kinh tế quốc tế vì vậy chúng có thể được duy trì lâu hơn. Bên cạnh đó
các biện pháp này đã ngày càng trở lên tinh vi và mang tính sáng tạo hơn kể từ khi
xuất hiện các qui định của WTO hay APEC mà minh hoạ cho nghịch lí này là
những NTM liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người như
kiểm dịch động thực vật và các qui định kĩ thuật.
4.Vấn đề chọn lọc các NTM sử dụng và lĩnh vực bảo hộ :
Như đã đề cập tới ở các phần trước trong giai đoạn vừa qua đã tồn tại rất nhiều
những NTM không rõ ràng gây ảnh hưởng xấu đến thương mại cũng như khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề thứ hai là có quá nhiều
NTM được sử dụng cho một mục đích, một mặt hàng nhưng hiệu quả lại không đạt
được như mong muốn của các nhà hoạch định chính sách. Ngoài ra với mong
muốn được gia nhập WTO và thực hiện triệt để những cam kết khi gia nhập APEC
và ASEAN Việt Nam cần loại bỏ những NTM lạc hậu, thay vào đó là những NTM
mới phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn có tác động bảo hộ tích cực.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CÁC NTM VIỆT NAM SẼ SỬ DỤNG ĐỂ BẢO HỘ:
1.Quan điểm chung về việc sử dụng các NTM :
1.1.Các NTM phải phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội trong nước và hội nhập
quốc tế:
Cơ sở chính để hoạch định chính sách thương mại của mỗi nước dựa trên
những yếu tố kinh tế như ổn định hay không ổn định, đang phát triển hay chậm
phát triển, điều kiện chính trị (mức độ dân chủ, chính sách kinh tế xã hội), điều
kiện tự nhiên (vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên). Do đó mọi qui định về
hạn chế nhập khẩu phi thuế đều phải xuất phát từ thực trạng kinh tế trong nước và
mang những mục tiêu cụ thể nhất định như khuyến khích phát triển những ngành
có tiềm năng, bảo vệ quyền lợi của một số nhóm có lợi ích chung, hạn chế tiêu
dùng một số loại hàng hoá...
WTO và các tổ chức thương mại khác đều thừa nhận một phương thức bảo hộ
sản xuất duy nhất đó là thuế quan song cũng chấp nhận những ngoại lệ cho phép

các thành viên được duy trì một số biện pháp phi thuế nhằm đảm bảo an ninh quốc
gia, đạo đức xã hội, môi trường. Ngoài ra các tổ chức này cũng có những qui định
linh hoạt cho để các thành viên đang và chậm phát triển duy trì các biện pháp phi
thuế không phù hợp trong một thời gian nhất định. Trong quá trình hội nhập quốc
tế, Việt Nam cần xem xét đầy đủ những thoả thuận quốc tế và những tác động của
các biện pháp phi thuế, tránh trường hợp có quá nhiều biện pháp phi thuế áp dụng
cho một mục đích như thời gian qua đồng thời cũng cần khéo léo xác định các biện
pháp phi thuế sao cho phù hợp với thông lệ của những tổ chức này mà vẫn tạo lập
được hàng rào bảo hộ với các ngành sản xuất nhất định.
1.2.Chỉ áp dụng NTM trong các lĩnh vực có chọn lọc:
Việt Nam là một trong số các quốc gia đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường do đó các doanh nghiệp đặc biệt là các
doanh nghiệp quốc doanh còn mang nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại.Tình trạng vận
động hành lang, gây sức ép để được nhà nước bảo hộ còn diễn ra khá phổ biến. Để
nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế chúng ta cần ràng buộc mức độ bảo
hộ cả về qui mô và thời gian đối với các ngành, các doanh nghiệp. Việc xây dựng
các NTM do đó xuất phát từ những nhận thức sau:
1.2.1.Bảo hộ thông qua các NTM là một hình thức di chuyển nguồn lực:
Điều này là khá rõ ràng bởi thực chất của bảo hộ là mang lại lợi ích cho các
nhà đầu tư và làm thiệt hại người tiêu dùng trong nước. Đối với các ngành sản xuất
hướng xuất khẩu việc qui định các NTM còn vô hình chung mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng nước ngoài trong khi phần lớn những hỗ trợ đó như trợ cấp xuất
khẩu,xoá nợ, miễn nộp thuế đều xuất phát từ nguồn ngân sách trong nước
Việc áp dụng các NTM trong một số ngành nhất định tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư đầu tư vốn công nghệ, nguồn nhân lực vào những lĩnh vực nhất định
điều này đồng nghĩa với việc cơ cấu nền kinh tế thay đổi, đầu tư vào các ngành
khác sẽ sút giảm.Ví dụ như việc tập trung vào sản xuất cây công nghiệp như mía,
bông, đay sẽ thu hút nhiều lao động, vốn của các ngành trồng trọt khác.
Không những thế việc bảo hộ một ngành có thể xâm hại đến sự phát triển của
những ngành khác.Ví dụ minh hoạ thực tế là việc bảo hộ ngành công nghiệp thép

có thể dẫn tới tình trạng giá thép trong nước cao hơn giá thép trên thị trường thế
giới. Các ngành sử dụng thép như nguyên liệu đầu vào để sản xuất một mặt hàng
khác sẽ gặp khó khăn bởi chi phí cao, dẫn đến thu hẹp đầu tư,giảm sút sản lượng
và năng lực cạnh tranh ...
1.2.2.Áp dụng các NTM nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hỗ trợ các lĩnh
vực định hướng xuất khẩu:
Thực tế đã cho thấy rằng việc áp dụng các NTM có thể gây ra tác động đi
ngược lại mục tiêu của chính sách bảo hộ đó là không những không làm tăng khả
năng của doanh nghiệp, ngành mà vô hình chung tạo cho doanh nghiệp ,ngành thói
quen dựa dẫm.Vì vậy khi đề xuất bất cứ một NTM nào các nhà hoạch định cần
quan tâm đến thời hạn, mức độ áp dụng để khi dỡ bỏ chúng các ngành được bảo hộ
sẽ nâng cao được sức mạnh cạnh tranh, có thể đứng vững trong thị trường trong
nước cũng như quốc tế.
Phương hướng của Đảng và nhà nước ta trong thời gian tới là vẫn tiếp tục phát
triển các lĩnh vực hướng xuất khẩu do đó cần lựa chọn những lĩnh vực thực sự có
tiềm năng xuất khẩu, tránh đầu tư lãng phí nguồn lực vào các ngành sản xuất thay
thế nhập khẩu kém hiệu quả.
1.3.Các NTM cần nhất quán và rõ ràng:
Thứ nhất việc qui định các NTM rõ ràng và nhất quán là một trong những yêu
cầu bắt buộc của các tổ chức kinh tế quốc tế và Việt Nam với mong muốn được
tham gia các tổ chức này chắn chắn sẽ phải tìm ra phương sách thích hợp để giản
lược hoá các biện pháp phi thuế.
Thứ hai việc qui định các NTM nhất quán và rõ ràng, không phân biệt đối xử
sẽ có tác động tích cực không nhỏ trong quá trình xây dựng một môi trường pháp lí
ổn định và hấp dẫn. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận biết lĩnh vực đầu tư có hiệu
quả hơn trong một môi trường đầu tư có bảo đảm từ đó đưa ra những quyết định
đầu tư hợp lí và có hiệu quả.
1.4. Loại bỏ một số NTM không phù hợp và áp dụng một số NTM mới:
Các NTM không phù hợp ở đây có thể chia thành hai loại. Loại thứ nhất là các
NTM tồn tại ngoài mục tiêu chính sách bảo hộ của nhà nước có thể kể tới như thủ

tục hải quan phức tạp, tham nhũng, sự yếu kém trong quản lí... Loại thứ hai là các
NTM vi phạm những nguyên tắc chủ yếu của WTO, ASEAN, APEC như các biện
pháp quản lí định lượng, các biện pháp quản lí giá... Việc loại bỏ các biện pháp này
là bắt buộc tuy nhiên các nhà hoạch định cũng cần tạo ra những biện pháp thay thế
để duy trì bảo hộ cho một số ngành kinh tế. Các biện pháp này nhất thiết là các
biện pháp phù hợp với thông lệ quốc tế và quan trọng phải là những biện pháp tinh
vi và hiệu quả hơn (trên thực tế hoặc về mặt danh nghĩa) để tránh xảy ra tình trạng
tranh chấp, xung đột thương mại với các quốc gia khác
2.Đề xuất cải cách các NTM cũ và áp dụng một số NTM mới trong
thời gian tới:
2.1.Cải cách các NTM cũ:
2.1.1.Các biện pháp quản lí định lượng:
a.Nên thay thế qui định cấm nhập khẩu một số mặt hàng (thuốc lá, hàng đã qua
sử dụng) bằng các biện pháp khác:
Việc áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu tiềm ẩn trong nó những yếu tố có
thể gây ra vi phạm các qui định của các tổ chức thương mại quốc tế. Ví dụ như
việc Việt nam cho phép sản xuất thuốc lá trong khi cấm nhập khẩu thuốc lá điếu,
hay cấm nhập khẩu một số mặt hàng đã qua sử dụng trong khi vẫn cho lưu hành
trong nước có thể vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Có thể thay thế
biện pháp cấm nhập khẩu bằng các biện khác có tác dụng gần như vậy nhưng lại
hợp pháp, ví dụ như sử dụng hạn ngạch thuế quan với mặt hàng thuốc lá, hay tạo ra
thủ tục thông quan phức tạp với hàng đã qua sử dụng. Việc bãi bỏ những biện pháp
cấm như vậy có thể đem lại cho Việt nam một số lợi ích sau:
 Làm cho hệ thống chính sách phù hợp với WTO và do đó giảm sức ép khi
đàm phán với một số đối tác chính của tổ chức này;
 Giảm buôn lậu những mặt hàng bị cấm nhập khẩu;
 Có thể đánh thuế nhập khẩu cao đối với các mặt hàng này và nhờ đó tăng
thu cho ngân sách.
b.Không sử dụng biện pháp "tạm thời không nhập khẩu"
Trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 1999, Việt nam đã áp dụng biện pháp

"tạm thời không nhập khẩu" đối với các mặt hàng như phân NPK, một số loại kính
xây dựng, một số chủng loại sắt thép v.v... Việc áp dụng các biện pháp này thể hiện
tính thiếu minh bạch và nhất quán của hệ thống chính sách thương mại. Một số
biện pháp trên được áp dụng với mục đích bảo hộ cho một số ngành hàng gặp khó
khăn khi cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước có đồng tiền bị phá giá. Trong
một số trường hợp khác thì việc áp dụng chủ yếu do mối quan ngại của Chính phủ
về tình hình cán cân thanh toán của Việt nam. Tuy nhiên, các mối quan ngại trên
vẫn có thể được giải quyết một cách thoả đáng mà không cần phải áp dụng các
biện pháp "tạm thời không nhập khẩu" thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp
mang tính khẩn cấp như tự vệ và các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán như đã
nêu ở phần trên.
c.Công bố công khai hạn ngạch và mức tăng trưởng
Ngoài một số trường hợp cá biệt, việc áp dụng hạn ngạch là hết sức khó khăn
trong bối cảnh Việt nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực.
Trong thời gian gần đây, có xu hướng muốn thuế hoá các biện pháp hạn chế nhập
khẩu nói chung và quota nói riêng. Tuy nhiên, khả năng áp dụng là rất nhỏ (khi
đàm phán gia nhập WTO, chỉ có thể thuế hoá được các NTBs với một số ít nông
sản). Do đó có thể cải cách biện pháp hạn ngạch theo hướng sau:
 Công bố công khai mức hạn ngạch và mức tăng trưởng là một tín hiệu rõ
ràng để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các
quyết định đầu tư cũng như tạo ra áp lực cạnh tranh tăng dần với họ.
 Đồng thời, trong khi vẫn duy trì một số hạn ngạch cần mở rộng việc đấu
thầu hạn ngạch, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
được tham gia đấu thầu khi thoả mãn những tiêu chuẩn chung mang tính
khách quan. Việc đấu thầu hạn ngạch sẽ làm tăng tính cạnh tranh, tăng
thu ngân sách cũng như làm giảm giảm tham nhũng hoặc lợi dụng quota
của một số doanh nghiệp .
2.1.2.Các biện pháp quản lý giá
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là nhân tố được coi là quan trọng nhất
quyết định đến ứng xử của các doanh nghiệp. Các biện pháp quản lý hành chính

đối với giá đã làm lệch lạc tín hiệu giá và do đó làm bóp méo cạnh tranh. Vì vậy,
ngoài quản lý giá đối với các mặt hàng độc quyền tự nhiên như điện, nước v.v...
cần loại bỏ tất cả các biện pháp quản lý giá mang tính hành chính khác.
Các biện pháp phụ thu đã được áp dụng đối với nhiều mặt hàng xuất, nhập
khẩu ở những giai đoạn khác nhau chủ yếu để ổn định giá, nhưng đôi khi cũng để
bảo hộ sản xuất trong nước hay tăng thu ngân sách. Các phụ thu này cũng hay thay
đổi và do đó không thể dự đoán trước được và gây không ít khó khăn cho các
doanh nghiệp. Các biện pháp phụ thu nhìn chung cũng nằm trong diện cần loại bỏ
theo các nghĩa vụ Việt nam đã cam kết đối với AFTA và sẽ phải thực hiện trong
khuôn khổ WTO. Chính vì vậy cần rà soát lại hệ thống phụ thu hiện đang được áp
dụng theo hướng:
 Xây dựng và công bố công khai lịch trình cắt giảm phụ thu với mục đích
ngân sách hay bảo hộ.
 Trong trường hợp thích hợp, có thể thay thế một số phụ thu bằng thuế
trong nước (ví dụ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu).
 Trong những trường hợp mất cân bằng cán cân thương mại: có thể áp
dụng phụ thu với tất cả mặt hàng trong một giai đoạn nhất định (đây là
biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán phù hợp với các qui định của các
định chế quốc tế và đã từng được nhiều nước như Hungary, Bulgaria áp
dụng thành công).
2.1.3. Rà soát lại các doanh nghiệp thương mại nhà nước
Hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước mang tính độc quyền có
ảnh hưởng không nhỏ đến cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa,
hoạt động của một số doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng có tác động hạn chế
nhập khẩu. Trong tiến trình đổi mới quản lý doanh nghiệp và cải tổ chính sách
thương mại thì rà soát và đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà
nước là một bộ phận không thể thiếu, trong đó cần tập trung đổi mới theo hướng:
 Bỏ bớt các đặc quyền về nhập khẩu;
 Mở rộng quyền kinh doanh dịch vụ phân phối.
2.1.4.Chính sách nội địa hoá

Mặc dù Việt nam thường nhắc đến định hướng xuất khẩu như là một phương
hướng chính của nền kinh tế, tuy nhiên thực tế chính sách trong thời gian qua
không thực sự diễn biến như vậy. Xu hướng nhấn mạnh đến chiến lược “nội địa
hoá” đã xuất hiện ở nhiều ngành như ô tô, xe máy, điện tử, động cơ, v.v... Ngoài
việc xu hướng trên đi ngược lại định hướng “hướng về xuất khẩu”, còn có một
nguy cơ tiềm ẩn nữa là các chính sách trên trong nhiều trường hợp đã vi phạm một
số định chế quốc tế, mà điển hình là Hiệp định các biện pháp Đầu tư liên quan đến
Thương mại (TRIMs) của WTO. Việc loại bỏ các biện pháp TRIMs là một nghĩa
vụ không thể tránh khỏi trong đàm phán thương mại quốc tế với WTO cũng như
một số cuộc đàm phán song phương. Chính vì vậy, Việt Nam cần:
 Xác định rõ và công bố các biện pháp đầu tư không phù hợp với Hiệp
định TRIMs;
 Xây dựng chương trình loại bỏ các biện pháp trên và công bố công khai
chương trình này.
 Không phải mọi biện pháp TRIMs không phù hợp với WTO đều có ảnh
hưởng xấu đối với nền kinh tế (ví dụ một số biện pháp TRIMs được áp
dụng để khuyến khích xuất khẩu). Một số nước như Malaysia đã áp dụng
các biện pháp này một cách khéo léo và do vậy đã định hướng được
luồng đầu tư nước nước ngoài vào những ngành mà họ thực sự cần thiết.
Chính vì vậy, lịch trình loại bỏ TRIMs cần hết sức thận trọng, tránh ảnh
hưởng đột ngột đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Song song với
việc loại bỏ TRIMs cũng có thể nghiên cứu áp dụng một số biện pháp
khác có tác động tương tự nhưng không trái với các qui định hiện hành
của các tổ chức quốc tế.
2.1.5. Chính sách về ngoại hối
Một trong những quan ngại thường trực đối với các nhà hoạch định chính sách
thương mại của Việt nam là cán cân thanh toán và nhu cầu về ngoại tệ của đất
nước. Quả thực trong thời gian qua hầu như chưa bao giờ cán cân thương mại của
Việt nam cân bằng hoặc nghiêng về xuất khẩu. Chính vì vậy, một số biện pháp hạn
chế nhập khẩu đã được áp dụng nhằm mục tiêu trên chứ không phải là nhằm mục

đích bảo hộ (ví dụ điển hình là việc buộc các doanh nghiệp phải tự cân đối ngoại tệ

×