Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích nguyên tắc đa dạng hóa xã hội hóa các hoạt động an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.11 KB, 14 trang )

Trường Đại học Luật Hà Nội

1, Phân tích nguyên tắc đa dạng hóa xã hội hóa các hoạt động an sinh
xã hội
Các nguyên tắc cơ bản của luật an sinh xã hội Việt Nam là những tư tưởng
chủ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật an sinh xã
hội. “ Linh hồn” của các nguyên tắc này chính là các quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội nói chung và về vị trí, vai trò của
con người trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Nguyên
tắc đa dạng hóa xã hội hóa hoạt động an sinh xã hội là một trong những nguyên tắc
cơ bản trong pháp luật an sinh.
Hoạt động an sinh xã hội là một trong những hoạt động xã hội cơ bản của
mỗi quốc gia để hướng tới mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và
tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Bản chất sâu xa của an sinh
xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội với
phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an
sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn
sâu sắc.
Trong cuộc sống, có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro cho con người mà
chúng ta không thể lường trước được, nhu cầu bảo vệ của con người rất đa dạng
xuất phát từ các nguyên nhân rủi ro khác nhau. Sự đa dạng của các nguyên nhân rủi
ro dẫn đến sự đa dạng và phong phú trong các hình thức bảo vệ của hoạt động an
sinh xã hội. Căn cứ vào các nguyên nhân rủi ro khác nhau đã hình thành nên các
nhóm đối tượng với các hình thức bảo vệ phù hợp, có đối tượng cần bảo đảm thu
nhập, có đối tượng cần trợ giúp để vượt qua tình trạng nguy kịch của cuộc sống
nhưng cũng có đối tượng cần sự nâng đỡ, động viên tinh thần, tạo cơ hội vươn lên
hòa nhập cộng đồng. Hơn nữa, không phải lúc nào và bao giờ các nhu cầu an sinh
xã hội cũng giống nhau, thậm chí ngay trong cùng một nhóm đối tượng có cùng
một nguyên nhân rủi ro. Chẳng hạn khi một cơn bão đi qua gây hậu quả nhưng nhu
Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội


Page 1


Trường Đại học Luật Hà Nội
cầu của mỗi người là khác nhau, có đối tượng cần nơi ở, có đối tượng cần lương
thực để tồn tại, nhưng cũng có đối tượng cần trợ giúp về y tế, phương tiện sinh
sống. Chính vì thế, an sinh xã hội cần phải thực hiện theo hướng đa dạng hóa hoạt
động với các phương thức khác nhau mới đảm bảo được mục đích, công bằng và an
toàn chung xã hội.
Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong việc quy định nội dung an sinh xã
hội với đa dạng các chế độ trợ cấp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội,
ưu đãi xã hội, … hình thành theo các nhóm đối tượng và hình thức thực hiện khác
nhau. Sự phát triển của an sinh xã hội trong lịch sử cũng chứng minh cho sự đa
dạng hóa các hoạt động an sinh xã hội bằng việc thiết lập các “lưới an toàn xã hội”
ngày càng dày đặc hơn với nhiều “tầng tầng, lớp lớp” chế độ bảo vệ nhằm bao quát
các thành viên xã hội.
Việc thực hiện an sinh xã hội trước tiên thuộc về trách nhiệm của nhà nước
nhưng đồng thời đây cũng là mối quan tâm lo lắng chung của toàn thể xã hội. Do
vậy, bên cạnh vai trò của nhà nước trong thực hiện an sinh xã hội, sự tham gia thực
hiện của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng nhân dân toàn xã hội cũng quyết định
đến sự thành công của sự nghiệp an sinh xã hội. Mặt khác, suy cho cùng các công
việc xã hội, các vấn đề xã hội phải do toàn xã hội đảm nhiệm, gánh vác trong đó
Nhà nước giữ vai trò ví như người “nhạc trưởng”. Nhà nước với vai trò trung tâm
của mình điều tiết các hoạt động an sinh xã hội đồng thời khuyến khích và tạo điều
kiện để bất kỳ cánhân, tổ chức nào cũng có thể tham gia thực hiện an sinh xã hội,
miễn không có mưu đồ chính trị hoặc vụ lợi cá nhân. Chính vì vậy, xã hội hóa các
hoạt động an sinh xã hội trở thành nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện
mục đích của an sinh xã hội.
Nguyên tắc này được cụ thể hóa rõ nét nhất trong các quy định của pháp
luật an sinh xã hội điều chỉnh các quan hệ trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội. Theo đó,

Nhà nước huy động mọi nguồn lực tài chính và nhân lực thực hiện, hình thành
Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 2


Trường Đại học Luật Hà Nội
phong trào có tính chất sâu rộng với toàn thể các tầng lớp nhân dân. Thực tế cho
thấy bên cạnh các chế độ trợ cấp từ Ngân sách nhà nước, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước góp phần quan trọng trong việc bảo vệ cuộc
sống của người dân, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Những đóng góp
của các tổ chức, cá nhân tiêu biểu như Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo,
Quỹ bảo trợ trẻ em tàn tật, Quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam… trong thời
gian qua đã chứng minh rõ nét cho những thành công của việc xã hội hóa hoạt động
an sinh xã hội.
Xã hội hóa thực hiện các hoạt động an sinh xã hội vừa là nguyên tắc, vừa là
phương thức thực hiện đảm bảo mục tiêu của an sinh xã hội. Trong điều kiện hiện
nay, việc thực hiện nguyên tắc này được đặt trên cơ sở của tư tưởng tiến bộ với vai
trò của Nhà nước. Cần xác định rõ vai trò của nhà nước, của cá nhân, cộng đồng và
cả những thiết chế thị trường. Tư tưởng bao cấp với quan niệm Nhà nước là người
bảo trợ lớn nhất với nguồn tài chính khổng lồ cần phải được thay thế bằng việc xác
định giới hạn cần thiết của sự bảo vệ, và quan trọng hơn cả là Nhà nước cần có
những biện pháp huy động sự tham gia của đông đảo thành viên xã hội, của chính
bản thân đối tượng tạo cơ sở, nền tảng đảm bảo ổn định và phát triển bền vững.
Nhà nước không nên can thiệp rộng, cụ thể, chi tiết và thực hiện thay các nghĩa vụ
cộng đồng mà sự tham gia trực tiếp của Nhà nước cần theo hướng “Nhà nước ít
như cần thiết, cộng đồng nhiều như có thể”. Để có được một hệ thống an sinh xã
hội phát triển, đủ sức chống đỡ với các rủi ro xã hội ngày một tăng lên đòi hỏi nhà
nước và mỗi cá nhân trong xã hội phải nỗ lực hết mình và chia sẻ những rủi ro cho
nhau, có như vậy hoạt động an sinh xã hội mới thể hiện được đúng bản chất “tương

trợ cộng đồng” của nó.
2.

Giải quyết tình huống:

Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 3


Trường Đại học Luật Hà Nội
Trước hết, để giải quyết tình huống trên, ta cần xét đến các điều kiện cá
nhân anh A để giải quyết các quyền lợi cho anh theo quy định của BHXH hiện
hành:
- Về tuổi: Anh A 58 tuổi
- Về số năm tham gia bảo hiểm xã hội:
+ 18 năm ( từ năm 1992 đến năm 2010)
+ 20,5 năm ( từ năm 1992 đến 5/2012)
Trường hợp của anh A có những sự kiện sau:
- Bị tai nạn lao động vào năm 2010, suy giảm 27% khả năng lao động
- Năm 2012 vết thương tái phát, giám định lại mức suy giảm khả năng lao
động là 35%, yêu cầu cơ quan bảo hiểm thanh toán 100% tiền lương trong thời gian
điều trị vết thương tái phát.
- Giải quyết cho A được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
thay vì trợ cấp một lần trước đây.
- Anh A có đề nghị được về hưu sớm.
2.1. Giải quyết quyền lợi liên quan đến chế độ tai nạn lao động
Theo như tình huống trên, vào năm 2010 do sơ suất trong quá trình vận
hành máy nên anh A đã bị tai nạn suy giảm 27% khả năng lao động. Theo quy định
tại điều 105 Bộ luật lao động thì “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho

bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra
trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc nhiệm vụ lao động”.
Tai nạn lao động là những rủi ro mà người lao động không thể lường trước.
Việc bị tai nạn lao động sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình lao động của bản thân,
điều đó có nghĩa việc xảy ra tai nạn lao động sẽ làm giảm hoặc mất đi thu nhập từ
lao động, trong khi đó nhu cầu sinh hoạt và đời sống của họ lại càng ngày tăng cao.
Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 4


Trường Đại học Luật Hà Nội
Do đó bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động lại càng trở nên cần thiết và mang lại ý
nghĩa vô cùng quan trong đối với bản thân người lao động và gia định họ cũng như
sự ổn định của xã hội.
Theo quy định của pháp luật, tai nạn được coi là tai nạn lao động khi người
lao động bị tai nạn trong quá trình lao động sản xuất hoặc thực hiện công việc mà
chủ sử dụng lao động giao cho, các trường hợp được coi là tai nạn lao động được
pháp luật quy định rất cụ thể tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định:
“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều
kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo
yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại
khoản 1 Điều này”.
Trong trường hợp tình huống nêu trên, do sơ suất anh A bị tai nạn trong quá

trình vận hành máy cho nên có thể xác định anh A bị tai nạn lao động thuộc trường
hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật BHXH “tại nơi làm việc và trong giờ
làm việc”. Do vậy, anh A thuộc đối tượng nhận trợ cấp tai nạn lao động. Cụ thể,
anh A được giám định là sẽ được hưởng trợ cấp do bị suy giảm 27% khả năng lao
động.
Tại khoản 1 điều 42 luật bảo hiểm xã hội quy định: “Người lao động bị suy
giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần”. Như
vậy, với trường hợp của anh A bị tai nạn lao động suy giảm 27 % thì anh chỉ được
Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 5


Trường Đại học Luật Hà Nội
nhận trợ cấp một lần, mức trợ cấp được một lần được quy định tại khoản 2 Điều 42
Luật Bảo hiểm xã hội:
“a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối
thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối
thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm
khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì
được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính
thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc để điều trị”
Ngoài được hưởng chế độ trợ cấp một lần anh A còn được hưởng 100%
lương trong quá trình điều trị lần đầu và được người sử dụng lao động chi trả các
chi phí điều trị. Mức trợ cấp được tính dựa trên mức suy giảm khả năng lao động và
số năm đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, vào tháng 5/2012 do vết thương tái phát nên anh A phải vào
viện điều trị, kết luận anh A bị suy giảm 35% khả năng lao động sau khi giám định

lại sức khỏe theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội về giám định mức suy
giảm khả năng lao động :“1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.”
Như vậy, sau khi giám định lại sức khỏe do vết thương bị tai nạn lao động
tái phát, anh A đã được hội đồng giám định kết luận mức suy giảm khả năng lao
động của anh không phải ở mức 27% nữa mà đã tăng lên 35%. Trong trường hợp
này, do pháp luật bảo hiểm cho phép anh A được giám định lại sức khỏe do tai nạn
Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 6


Trường Đại học Luật Hà Nội
lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra làm tổn hại đến sức khỏe, cho nên, anh A sẽ
được thay đổi mức trợ cấp do tai nạn lao động. Theo quy định tại khoản 1 điều 43
Luật bảo hiểm xã hội thì “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31%
trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng”. Như vậy, anh A sẽ được thay đổi mức
nhận trợ cấp từ được nhận trợ cấp một lần sang mức nhận trợ cấp hàng tháng.
Theo khoản 2 Điều 43 Luật BHXH quy định về mức hưởng trợ cấp hàng
tháng như sau:
“a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương
tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương
tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được
hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một
năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã
hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của

tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”.
Anh A được giám định lại lần 2 suy giảm 35% khả năng lao động, thời
gian đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm rưỡi (từ năm 1992 đến tháng 5/2012)
Như vậy tính theo công thức trên anh A sẽ được hưởng mức trợ cấp như
sau:
{30% + 4x2 = 38% mức lương tối thiểu chung } + { 0,5%+ 19,5x0.3=
6,35% mức lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để
điều trị}
Do đó, anh A sẽ được hưởng 38% mức lương tối thiểu chung và 6,35% mức
lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi anh vào viện điều trị.
Như vậy, yêu cầu của anh A thay đổi từ mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động
một lần bằng hưởng trợ cấp hằng tháng là hoàn toàn đúng và có căn cứ pháp luật.
Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 7


Trường Đại học Luật Hà Nội
Theo đó anh A sẽ chuyển từ hưởng trợ cấp một lần (giảm 27% khả năng lao động)
sang mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng (suy giảm 35%) khả năng lao
động theo quy định của pháp luật.
2.2. Giải quyết trường hợp anh A đòi cơ quan bảo hiểm thanh toán
100% tiền lương trong thời gian điều trị vết thương tái phát
Theo pháp luật lao động quy định tại Khoản 1 Điều 143 thì:“Trong thời
gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp, người sử dụng lao động phải trả đủ lương và chi phí cho người lao động
theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật này.”
Như vậy người sử dụng lao động tức nhà máy Z phải có trách nhiệm thanh
toán đầy đủ lương trong những ngày anh A điều trị tai nạn lao động, cơ quan bảo
hiểm không có trách nhiệm thanh toán lương cho anh mà chỉ có trách nhiệm chi trả

trợ cấp bảo hiểm xã hội với cơ sở tính là tiền lương. Tuy nhiên trong trường hợp
này, năm 2010 anh A do sơ suất trong quá trình vận hành máy nên bị tai nạn lao
động và đến tháng 5/2012 thì vết thương tái phát, anh A phải vào viện điều trị. Việc
nhập viện của anh A lúc này là do vết thương từ tai nạn lao động năm 2010 tái phát
chứ không phải do anh bị tai nạn lao động mới. Điều này đồng nghĩa với việc anh
sẽ không điều trị theo chế độ tai nạn lao động mà trường hợp vết thương tái phát sẽ
được hưởng theo chế độ ốm đau. Căn cứ vào phân tích trên thì cơ quan bảo hiểm
hoàn toàn không có nghĩa vụ thanh toán tiền lương cho anh A lúc nhập viện điều trị
vì vết thương tái phát.
-

Về thời gian hưởng:

Anh A làm việc trong điều kiện bình thường, đã đóng bảo hiểm 20 năm
rưỡi như vậy anh sẽ được nghỉ 40 ngày theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23
Luật bảo hiểm xã hội :"Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba
mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu
đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng
Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 8


Trường Đại học Luật Hà Nội
từ đủ ba mươi năm trở lên". Sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe của
anh chưa hồi phục thì anh được tiếp tục nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ năm
đến mười ngày trong năm (Khoản 1 Điều 26 Luật BHXH).
Anh A không làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và bệnh của anh
A cũng không thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y Tế ban hành
nên anh A không được hưởng những quyền lợi tiếp theo quy định trong điều luật

này.
-

Về mức hưởng chế độ ốm đau:

Theo như tình huống trên, trường hợp của anh A thuộc vào điểm a, khoản 1
Điều 23 Luật BHXH, cụ thể là làm việc trong điều kiện bình thường, như vậy, căn
cứ vào Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH thì anh A sẽ được hưởng 75% mức tiền
lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc và
không thể yêu cầu cơ quan bảo hiểm thanh toán 100% toàn bộ tiền lương khi đang
điều trị: "Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a
khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền
lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc".
Trong trường hợp anh nghỉ dưỡng sức thì sẽ được hưởng thêm trợ cấp
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật BHXH. Cụ thể
anh sẽ được hưởng mức một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung
nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
2.3. Giải quyết chế độ hưu trí cho anh A:
Anh A làm đơn xin về hưu vì lí do tuổi đã cao, lúc này các điều kiện của
anh A như sau:
+ Anh A làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn
+58 tuổi
Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 9


Trường Đại học Luật Hà Nội
+ có 20,5 năm đóng BHXH

+bị suy giảm 35% khả năng lao động
Theo đó, chiếu theo các điều kiện của anh A với các quy định tại Điều 50
LBHXH về các điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng trước khi nghỉ việc:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của
Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu
khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi
tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp
khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp
đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ
hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật
sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định
khác;
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi
lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp
khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 10



Trường Đại học Luật Hà Nội
Như vậy, chiếu theo trường hợp của anh A thì anh A đã có 20,5 năm đóng
bảo hiểm (làm công nhân cho nhà máy Z từ năm 1992, năm 2010 bị tai nạn lao
động, tháng 5/2012 vết thương tái phát) đủ điều kiện về năm đóng bảo hiểm, tuy
nhiên lúc này anh A mới 58 tuổi (chưa đủ tuổi hưởng hưu trí là 60 tuổi đối với
nam). Vì vậy, có thể thấy rằng anh A chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu
hàng tháng.
Theo Điều 51 Luật BHXH quy định về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy
giảm khả năng lao động:
“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của
Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng
lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều
kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và Bộ Y tế ban hành”.
Chiếu theo trường hợp của anh A ta thấy: anh A đã có 20,5 năm đóng
BHXH (đủ thời gian đóng bảo hiểm), đủ 50 tuổi trở lên nhưng mức suy giảm là
35% (không đủ điều kiện là mức suy giảm khả năng lao động là 61% trở lên. Vì
vậy, anh A không được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng mức thấp.
Theo quy định về điều kiện hưởng BHXH một lần quy định tại Điều 55
LBHXH thì:
“Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương
hưu

Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 11



Trường Đại học Luật Hà Nội
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của
Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật
này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm
đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có
yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã
hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật
này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà
không đủ điều kiện để hưởng lương hưu”.
Theo các quy định trên thì anh A cũng không có đủ điều kiện để hưởng
BHXH một lần vì anh A chưa đủ tuổi nghỉ hưu, mức suy giảm khả năng lao động
thấp hơn 61% và không thuộc vào các trường hợp ưu tiên khác được hưởng chế độ
này.
Anh A được hưởng chế độ bảo lưu thời gian đóng BHXH. Theo Điều 57
LBHXH " người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu
theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần
theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội".
Theo đó, tuy đã đủ số năm đóng BHXH nhưng anh A vẫn chưa đủ tuổi nghỉ
hưu nên có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện chờ đến khi đủ tuổi về hưu (60
tuổi) để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Cụ thể anh A sẽ phải đóng bảo hiểm tự
Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội


Page 12


Trường Đại học Luật Hà Nội
nguyện thêm 2 năm nữa cho đến năm 2014 anh A sẽ có đủ cả hai điều kiện tuổi
nghỉ hưu và thời gian đóng bảo hiểm. Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của
mình trong trường hợp này anh A có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH và chờ đến
thời điểm đủ điều kiện để được hưởng lương hưu hàng tháng.
Quyền lợi của anh A khi được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng như
sau:
Anh A sẽ được hưởng mức lương hưu hằng tháng theo khoản 1 Điều 52
Luật BHXH. Cụ thể, mức lương hưu hằng tháng của anh A sẽ được tính bằng 45%
mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15
năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính
thêm 2% đối với nam; mức tối đa bằng 75%.
Dựa vào công thức trên, anh A được hưởng lương hưu hằng tháng là: 60%
mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Danh mục tài liệu tham khảo

-

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb. Tư

pháp, Hà Nội, 2012.
-

Pháp luật an sinh xã hội những vấn đề lý luận và thực tiễn, TS.


Nguyễn Hiền Phương, Nxb Tư pháp. Hà Nội, 2010.
-

Bộ luật lao động

-

Luật bảo hiểm xã hội năm 2006

Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 13


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập lớn học kỳ - Môn luật an sinh xã hội

Page 14



×