Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
CẤU TRÚC BÀI TẬP
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm
1. Khái niệm chuẩn mực xã hội
2. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội
2.1 Định nghĩa
2.2 Phân loại hành vi sai lệch
2.3 Hậu quả của hành vi sai lệch
II. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội và ý nghĩa của việc
nghiên cứu các cơ chế đó đối với lĩnh vực pháp luật
1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không chính xác các
nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội
1.1 Nội dung (ví dụ)
1.2 Ý nghĩa
2. Trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn
một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ lôgíc cùng với việc sử dụng các phán
đoán phi logic
2.1 Nội dung (ví dụ)
2.2 Ý nghĩa
3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội
không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không
ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành
3.1 Nội dung (ví dụ)
3.2 Ý nghĩa
4. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội
4.1 Nội dung (ví dụ)
4.2 Ý nghĩa
5. Những khuyết tật về tâm – sinh lý của con người dẫn tới hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội
5.1 Nội dung (ví dụ)
5.2 Ý nghĩa
6. Cơ chế về mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội.
6.1 Nội dung (ví dụ)
6.2 Ý nghĩa
III. Một số biện pháp đấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta hiện nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cùng với quá
trình dân chủ hoá mọi mặt của đời sống xã hội, bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra, trong đó có vấn đề nhận thức, hiểu biết
và thực hiện các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội. Tình trạng gia tăng
các vụ việc vi phạm pháp luật; diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm; sự lãng
quên các giá trị truyền thống; sự lãnh đạm trong giao tiếp xã hội là những vần đề
hết sức đáng lo ngại. Có thể thấy rằng, những vấn đề này đều xuất phát từ sự sai
lệch chuẩn mực xã hội. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ phần nào về khái niệm, phân
loại, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội và ý nghĩa việc nghiên
cứu các cơ chế của hành vi sai lệch các chuẩn mực xã hội trong lĩnh vực pháp
luật.
B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ
I. Khái niệm
1. Khái niệm chuẩn mực xã hội
Trong cuộc sống xã hội hàng ngày, con người (cá nhân và nhóm xã hội)
thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc thoả mãn
nhu cầu, lợi ích nhất định. Hành vi của họ thường được định hướng và tuân theo
những quy tắc, yêu cầu xã hội nào đó. Mọi người mong đợi họ hành động phải
như thế này mà không nên như thế khác: hãy kính trên nhường dưới, hãy ăn mặc
gọn gàng; lịch sự, hãy cầu nguyện Thánh Ala, hãy tôn trọng pháp luật, không
được gây tội ác…
Thế là trong xã hội xuất hiện nhu cầu phải có những phương tiện xã hội để
điều chỉnh hành vi của con người. Chính con người đã xác lập và tạo dựng một
hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với hành vi của mỗi cá nhân
hay nhóm xã hội. Từ đó hình thành và xuất hiện trong xã hội một hệ thống các
chuẩn mực xã hội.
2
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
Như vậy, chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã
hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác
về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không
được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành xã hội của mỗi người,
nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội.
2. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội
2.1 Định nghĩa
Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội thường được hiểu ở hai góc độ sau:
- Sai lệch chuẩn mực xã hội là hành vi của một cá nhân hay một nhóm xã hội
vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội (hành vi sai lệch).
Hành vi bao gồm một chuỗi hành động nối tiếp nhau một các tương đối nhằm
đạt được mục đích để thoả mãn nhu cầu của con người.
- Sai lệch chuẩn mực xã hội được hiểu là những tình huống, sự kiện cụ thể
của cuộc sống đóng vai trò là những nhân tố phá vỡ sự tác động của các chuẩn
mực xã hội (tình huống sai lệch)
Nghiên cứu xã hội học tội phạm, các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm và
nghiên cứu về sự sai lệch chuẩn mực xã hội theo ý nghĩa thứ nhất – hành vi sai
lệch.
Có thể thấy rằng, trong đời sống xã hội hiện đại, nếu mọi cá nhân, cơ quan, tổ
chức xã hội đều nghiêm chỉnh tuân thủ theo các quy tắc, yêu cầu của các loại
chuẩn mực xã hội thì đó là nền tảng của một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải các chuẩn mực xã hội luôn luôn được
tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi; mà thường xảy ra các hành vi của cá
nhân, nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định, sự tác động của các
loại chuẩn mực xã hội. Đó chính là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội (ví dụ: con
cái bất hiếu với cha mẹ - vi phạm chuẩn mực đạo đức; xả rác bừa bãi ở nơi công
cộng, bẻ cây, hái hoa trong công viên – vi phạm chuẩn mực thẩm mĩ; không đội
3
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy trong tham gia giao thông đô thị - vi phạm
chuẩn mực pháp luật…).
2.2 Phân loại hành vi sai lệch
Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội thường được phân loại theo các tiêu chí
sau:
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm
hại gồm có hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
- Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi
phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn
phù hợp với thực tế xã hội hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận.
Ví dụ, khi nước ta còn đang đương đầu với chiến tranh, nhất la thời kì kháng
chiễn chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, âm nhạc nước ta phổ biến với các ca
khúc viết về cách mạng, âm hưởng hào hùng, ca ngợi cuộc kháng chiến, ngợi ca
các chiến sĩ… còn những ca khúc như Chuyện tình Lan và Điệp… bị cấm tuyệt
đối vì nó mang tư tưởng không phù hợp với tình hình đất nước và họ coi đó là
hành vi sai lệch. Hoà bình lập lại, đương nhiên những quy định đó không còn tồn
tại nữa.
- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ
hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến,
thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Ví dụ, luật giao thông đường
bộ có quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện ô tô, xe gắn
máy, tuy nhiên, một số cá nhân khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm
vì có thể họ nghĩ sẽ chẳng có chuyện gì đâu. Thế nhưng, mỗi khi tai nạn xảy ra
sẽ gây hoang mang cho mọi người và họ không thể lường trước được hậu quả.
Thứ hai, căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai
lệch gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động.
4
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
- Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp
hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội, dù chuẩn mực
đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ. Họ có thể nhận thức được yêu cầu
của cộng đồng nhưng họ cứ hành động theo ý mình mặc dù biết không phù hợp.
Ví dụ, học sinh biết đánh bạn là xấu, không được phép nhưng vẫn cứ đánh. Bởi
vậy, hiện tượng nữ sinh đánh nhau không còn xa lạ trong các trường học: một nữ
sinh tên Thư, học khối 10, trường THPT Việt Yên, Lạng Sơn bị đánh hội đồng.
Vụ đánh nhau xảy ra vào chiều ngày 12/10/2010, nữ sinh bị đánh mặc quần bò,
áo đông, bị đánh đập ngay ven đường trong thời tiết lạnh giá. Bốn nữ sinh khác
giật tóc, liên tục dùng chân đánh, đạp vào đầu, vào mặt rồi bắt Thư phải quỳ
xuống xin lỗi. Tuy nhiện, đám nữ sinh vẫn không tha, tiếp tục kéo tóc, lôi Thư ra
bờ đường đánh tiếp… Đối với hành vi sai lệch này cần có sự giáo dục thường
xuyên của cộng đồng để mọi người có trách nhiệm tôn trọng các chuẩn mực xã
hội. Trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế và thậm chí áp
dụng biện pháp trừng phạt. Để khắc phục hành vi sai lệch chủ động này, cần phải
có sự vận động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên và rộng rãi, tạo dư luận
lành mạnh của cộng đồng để mọi người hiểu và tôn trọng các chuẩn mực xã hội.
Hệ thống các chuẩn mực phải được củng cố và đảm bảo sức mạnh để điều chỉnh
hành vi của cá nhân trong cộng đồng.
- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn, phá
vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực xã hội. Đặc trưng của hành vi sai
lệch này là người sai lệch không biết hành vi của mình sai lệch, nguyên nhân là
do họ không nắm vững chuẩn mực hoặc do hiểu sai các chuẩn mực. Ví dụ, một
đứa trẻ trả lời trống không khi người lớn hỏi, bởi vì nó chưa biết trả lời thế nào
cho đúng chuẩn lễ phép. Hoặc trẻ mẫu giáo có thể đánh bạn để giành đồ chơi của
mình vì em chưa được dạy hay được dạy rồi nhưng chưa nhận thức được đánh
bạn là xấu… Để khắc phục hành vi sai lệch thụ động này, chúng ta cần lưu ý tuỳ
5
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
từng trường hợp: đối với những hành vi do cá nhân hiểu không đầy đủ chuẩn
mực thì cần thiết phải phân tích, giải thích, thuyết phục để họ hiểu đúng và chấp
nhận. Còn đối với người có dấu hiệu bệnh lý cần tạo điều kiện cho họ tiếp xúc
nhiều với xã hội, trường hợp trầm trọng phải nhờ chuyên gia y tế…
Ngoài ra, nếu căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nên trên
trong một hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội thì chúng ta sẽ có thêm bốn loại
hành vi sau đây:
- Hành vi sai lệch chủ động - tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác
động của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu
cầu của đời sống xã hội hiện tại.
- Hành vi sai lệch chủ động - tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phã vỡ hiệu
lực của các chuẩn mực xã hội hiện hành mang tính chất tiến bộ, phù hợp, đang
phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hội thừa nhận rộng rãi.
- Hành vi sai lệch thụ động - tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác
động của các chuẩn mực xã hội đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với yêu
cầu của đời sống xã hội.
- Hành vi sai lệch thụ động - tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu
lực của các chuẩn mực xã hội tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và
được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
2.3 Hậu quả của hành vi sai lệch
Khi xem xét hậu quả của một hành vi sai lệch nào đó, chúng ta cần phải căn
cứ vào một số yếu tố sau:
- Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối hành vi đó.
- Căn cứ vào các điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội cụ thể
Những căn cứ trên đây cho phép chúng ta nhận thức và đánh giá đúng đắn
hậu quả của một hành vi sai lệch. Hậu quả của hành vi sai lệch có thể được nhìn
nhận trên hai phương diện sau:
6
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất tích
cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các
chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, phản động, đang kìm hãm sự phát triển
của các cá nhân và xã hội. Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi
nhận thức chung của một cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong
cộng đồng.
Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung và tính
chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu như nó vi phạm,
phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ,
đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Trong trường
hợp này, hành vi sai lệch đó phải bị dư luận xã hội phê phán, lên án hoặc đòi hỏi
phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các nguyên tắc, quy định của pháp
luật.
II. Các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội và ý nghĩa của việc
nghiên cứu các cơ chế đó đối với lĩnh vực pháp luật
1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không chính xác các
nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội
1.1 Nội dung (ví dụ)
Trong trường hợp này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các cá
nhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu
kinh nghiệm thực tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng nội dung, tinh thần
của các quy tắc, yêu cầu được nêu trong các chuẩn mực xã hội như pháp luật,
đạo đức…, do đó mà họ đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định.
Ví dụ: Khi tham gia giao thông, trên đường có biển cấm quay đầu xe nhưng
do thiếu kiến thức và hiểu biết về luật giao thông đường bộ nên người tham gia
giao thông lại thực hiện hành vi rẽ phải. Như vậy, người đó đã vi phạm pháp
luật, thực hiện hành vi sai lệch.
7
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
1.2 Ý nghĩa
Từ cơ chế này, vấn đề đặt ra là, trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật
xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm pháp luật thiếu các thông tin, kiến
thức, hiểu biết về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng
khác cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp
nhân dân về những nguyên tắc, quy định của các bộ luật, các văn bản quy phạm
pháp luật; giúp cho người dân có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về
pháp luật. Qua đó, góp phần hạn chế những hành vi phạm pháp, phạm tội xảy ra
có nguyên nhân là do thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật.
2. Trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn
một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ lôgíc cùng với việc sử dụng các phán
đoán phi lôgic
2.1 Nội dung (ví dụ)
Là một cơ chế đưa tới hành vi sai lệch. Điều này có nghĩa là, khi tham gia
vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, do thói quen suy diễn sai lầm, sử
dụng các phán đoán thiếu căn cứ lôgíc nên một số cá nhân và nhóm xã hội
thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực ở lĩnh vực này vào lĩnh vực
khác, do đó vi phạm một số chuẩn mực nào đó.
Ví dụ: Nhà ông A bị mất trộm con gà, lại ngi ngờ rằng ông B là hàng xóm lấy
cắp, rồi xông vào nhà ông B lục soát một cách bất hợp pháp, đây là hành vi sai
lệch vì đã vi phạm pháp luật.
2.2 Ý nghĩa
Từ cơ chế này, chúng ta nhận thấy những thói quen trong tư duy, nếp suy
nghĩ sai lầm của một bộ phận dân cư trong xã hội thường là nguyên nhân khiến
cho họ nhận thức sai, làm lệch lạc nội dung và phạm vi áp dụng của pháp luật.
Chính vì thế, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần phải hết sức lưu ý và
8
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
cân nhắc nội dung của những ngôn từ, thuật ngữ pháp lý được sử dụng. Từng
quy phạm pháp luật được đưa ra phải có bố cục chặt chẽ, nội dung phải đầy đủ,
rõ ràng và chính xác để tránh trường hợp bị suy diễn sai và áp dụng sai.
3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội
không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không
ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành
3.1 Nội dung (ví dụ)
Là một cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch. Tức là, trong xã hội có những chuẩn
mực xã hội như chuẩn mức đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán đã được
hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều hoà các quan hệ xã hội nhất định; đã thể
hiện được vai trò, hiệu lực của nó. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của các mối
quan hệ xã hội, của các điều kiện lịch sử - xã hội, có những chuẩn mực dần dần
tỏ ra lạc hậu, lỗi thời; trái với các quy tắc hiện nay. Vậy, nhưng vẫn có những cá
nhân, tập thể nào đó do không biết, hoặc biết nhưng vẫn cố ý thực hiện, áp dụng
các quy tắc đã lạc hậu, lỗi thời đó, dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã hội hiện hành
trong xã hội.
Ví dụ: Việc đốt pháo vào dịp lễ tết hay cưới hỏi ngày xưa là một việc làm
thường xuyên thậm chí thành tục lệ. Nhưng do tính chất nguy hiểm, việc này đã
bị Nhà nước nghiêm cấm. Tuy nhiên, trong thực tế để kiếm lời, nhiều gia đình,
cá nhân biết nhưng vẫn thực hiện hành vi sai lệch là buôn bán, tàng trữ, vận
chuyển và sử dụng pháo, thuốc nổ…
3.2 Ý nghĩa
Tìm hiểu cơ chế này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác thực hiện
pháp luật. Cần nhận thức rõ rằng, pháp luât luôn luôn phải bám sát và phù hợp
với thực tiễn xã hội. Vì vậy, khi trong thực tế xã hội có những quy phạm pháp
luật tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn xã hội hoặc đã hết
hiệu lực thi hành thì Nhà nước cần sớm thay đổi, bổ sung hoặc tuyên bố chấm
9
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
dứt hiệu lực của chúng một cách kịp thời. Điều đó có tác dụng ngăn chặn, không
tạo ra những khe hở để kẻ xấu có thể lợi dụng vào các mục đích phạm pháp,
phạm tội.
4. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội
4.1 Nội dung (ví dụ)
Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan
niệm chỉ có ý nghĩa thực tiễn, được coi là đúng trong các xã hội cũ trước đây;
còn trong xã hội hiện nay chúng ta ra không còn phù hợp, bị coi như là quan
niệm sai lệch cả về nội dung và tính chất. Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân,
nhóm xã hội nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn đến vi phạm
chuẩn mực xã hội hiện hành, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch.
Ví dụ: Quan niệm về trọng nam khinh nữ từ ngày xưa vẫn có ảnh hưởng rất
lớn đến nhiều cá nhân, gia đình trong xã hội hiện nay. Nhiều gia đình có hiện
tượng dù đông con nhưng vẫn tích cực đẻ để mong có con trai nối dõi, dẫn đến vi
phạm kế hoạch hoá gia đình, hoặc nhiều ông bố chỉ cho mình con trai đi học,
thực hiện phân biệt đối xử giữa con gái và con trai.
4.2 Ý nghĩa
Cơ chế này cho thấy, khi phát hiện có những quan niệm sai lệch về đặc điểm,
nội dung, tính chất hay phạm vi áp dụng của một bộ luật hay văn bản quy phạm
pháp luật nào đó, hoặc những quan niệm sai lệch có thể dẫn tới hành vi phạm
pháp, thì các cơ quan chức năng của Nhà nước phải sớm có biện pháp định
hướng, giải thích, điều chỉnh lại những quan niệm sai lệch đó để kịp thời ngăn
chặn những hành vi phạm pháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phần hình thành
những hành vi cư xử hợp pháp, hợp đạo đức của công dân.
5. Những khuyết tật về tâm – sinh lý của con người dẫn tới hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội
10
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
5.1 Nội dung (ví dụ)
Trong xã hội có những cá nhân nào đó, do dị tật bẩm sinh hoặc các tai nạn
mắc phải (tai nạn giao thông, tai nạn lao động…) khiến cho họ phải mang trên
mình những khuyết tật nhất định về tâm – sinh lý. Đó có thể là những khuyết tật
về cơ thể như biểu hiện ở những người bị mù, câm, điếc hoặc mắc các khuyết tật
ngoại hình khác… Đó cũng có thể là các khuyết tật về trí lực như biểu hiện ở
những người bị mắc các chứng thần kinh căng thẳng, rối loạn, hoang tưởng hoặc
mắc bệnh tâm thần… Những khuyết tật đó làm cho những cá nhân mang khuyết
tật bị mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết về các quy tắc,
yêu cầu của chuẩn mực xã hội, khiến họ vi phạm các chuẩn mực xã hội mà
không biết hoặc không tự kiềm chế được hành vi của bản thân.
Ví dụ: Một người bị tâm thần, trong khi phát bệnh đã gây thương tích cho
một người bình thường thì hành vi này tuy không phải là vi phạm pháp luật,
nhưng đó cũng là một hành vi sai lệch.
5.2 Ý nghĩa
Nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý ở những cá nhân có hành vi phạm
pháp, phạm tội có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sáng tỏ những
nguyên nhân chủ quan dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật. Nó giúp cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật tuỳ theo từng trường hợp phạm pháp cụ thể mà đưa ra
những kết luận đúng đắn về nguyên nhân, mục đích hay động cơ phạm pháp,
phạm tội; từ đó mà xác định đúng người, đúng tội và vận dụng các biện pháp xử
lý, áp dụng khung hình phạt phù hợp. Thực hiện nguyên tắc không xử oan người
vô tội, người không bị coi là tội phạm, đồng thời cũng không để lọt lưới kẻ phạm
tội; đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
6. Cơ chế về mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hội
6.1 Nội dung (ví dụ)
11
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
Đây là trường hợp đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc thực
hiện hành vi sai lệch khác theo mối liên hệ nhân - quả mà chủ thể có thể không
biết, hoặc biết nhưng vẫn cố thực hiện. Trong đó, hành vi sai lệch thứ nhất được
coi là nguyên nhân, dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch kế tiếp. Chính vì vậy,
người ta gọi đây là cơ chế về mối liên hệ nhân - quả giữa các hành vi sai lệch.
Ví dụ: Việc nghiện hút, sử dụng ma tuý là một hành vi sai lệch, vi phạm pháp
luật và từ hành vi sai lệch đó, một người nghiện khi lên cơn có thể thực hiện
hành vi trộm cắp, cướp giật thậm chí là bắt cóc, tống tiền hoặc giết người để có
tiền mua ma tuý sử dụng. Đây lại tiếp tục là một hành vi sai lệch được phát sinh
từ hành vi sai lệch đầu tiên là sử dụng ma tuý.
6.2 Ý nghĩa
Cơ chế này cho thấy, thông thường, khi một cá nhân nào đó thực hiện liên
tiếp các hành vi phạm pháp thì giữa các hành vi đó thường có mối liên hệ nhân
quả nhất định. Vì vậy, khi một hành vi vi phạm pháp luật, nhất là phạm tội xảy
ra, các cơ quan chức năng phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mà sớm áp dụng các
biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có
thể xảy ra.
III. Một số biện pháp phòng, chống các hành vi sai lệch
Công tác đấu tranh, phòng chống các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có ý
nghĩa quan trọng nhằm giữ gìn và bảo vệ trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội. Tính
hiệu quả của công tác phòng chống sai lệch chuẩn mực xã hội phụ thuộc vào tất
nhiều yếu tố: bản chất giai cấp của nhà nước và xã hội; những quan điểm chính
trị, đạo đức pháp luật đang thịnh hành và giữ vai trò chủ đạo trong xã hội; mặt
bằng trình độ dân trí; các khả năng về kinh tế và các điều kiện về trang thiết bị kĩ
thuật; sự hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát
thanh, truyền hình…; sự hoạt động của các cơ quan lập pháp,tư pháp và hành
12
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
pháp…Xã hội học nghiên cứu các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực xã
hội sau đây:
- Biện pháp tiếp cận thông tin: Hoạt động trao đổi, tiếp nhận và xử lý thông
tin trong cuộc sống hằng ngày có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao tầm nhận
thức, hiểu biết của con người, trong chừng mực nhất định họ biết được những
việc nên làm, điều nên tránh trong hành vi của mình. Biện pháp này hướng tới
việc cung cấp, trang bị, hướng dẫn, giải đáp các thông tin về chuẩn mực xã hội
nói chung và pháp luật nói riêng.
- Biện pháp tiếp cận phòng ngừa xã hội: Phòng ngừa xã hội luôn luôn là biện
pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực xã hội mang lại hiệu quả cao, nó thường
được đặt lên vị trí hàng đầu trong số các biện pháp được áp dụng. Đây là biện
pháp tiếp cận nhằm tìm hiểu, làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn tới hành vi
sai lệch, từ đó mà đề xuất các phương pháp phòng ngừa cụ thể.
- Biện pháp áp dụng hình phạt: Áp dụng hình phạt là phương pháp pháp lý
hình sự trong đấu tranh phòng chống các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội mà
cụ thể ở đây là các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật hình sự, tức là các hành
vi phạm tội cụ thể. Nó được áp dụng đối với những người có hành vi nguy hiểm
cho xã hội, trái với pháp luật hình sự, có lỗi, và do đó, bị đe doạ phải chịu một
hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng có tính mạnh
mẽ và nghiêm khắc nhất trừng trị kẻ phạm tội.
- Biện pháp tiếp cận y – sinh học: Trong công tác phòng, chống các hành vi
sai lệch chuẩn mực xã hội, biện pháp tiếp cận y – sinh học thường do các nhân
viên cơ quan nghiệp vụ như y tế, điều tra, giám định, chuyên gia tâm thần học
thực hiện đối với những người có hành vi sai lệch, biện pháp này có ý nghĩa rất
quan trọng, nó góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của hành vi sai lệch,
giải thích cơ chế tâm lý của những hành vi đó.
13
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
- Biện pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hoá xã hội: Đối với biện pháp tiếp
cận tổng hợp và kế hoạch hoá xã hội cần tập trung vào một số nội dung cụ thể
như: nhận thức rõ ràng rằng, công tác phòng, chống sai lệch chẩn mực xã hội
không chỉ là trách nhiệm của cá nhân hay cơ quan hữu trách nào mà nó phải
được coi là trách nhiệm chung của toàn xã hội; giáo dục các giá trị văn hoá, đạo
đức truyền thống, xây dựng và phổ biến lối sống lành mạnh, tiến bộ cho các tầng
lớp nhân dân trong xã hội; đề cao nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; mở
rộng các hình thức vui chơi, giải trí lành manh tiến bộ cho các tầng lớp nhân dân
nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng,…
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Các chuẩn mực xã hội là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động quản
lý các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Chúng tham gia và phát
huy tác dụng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Dù bất kì chuẩn mực xã
hội nào, cũng đều là phương tiện định hướng, điều chỉnh các hành vi của cá nhân
và các nhóm xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định, đông thời là phương
tiện kiểm tra xã hội đối với các hành vi của họ.... Chuẩn mực xã hội góp phần
ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi sai trái, phạm pháp và tội phạm... Nhấn
mạnh vai trò của chuẩn mực xã hội như vậy để thấy rằng việc đi sâu nghiên cứu
về hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đến thế
nào? Khắc phục các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội sẽ giúp củng cố, phát huy
vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực xã hội.
The end
14
Bài tập lớn học kì
Xã hội học đại cương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Ngọ Văn Nhân (chủ
biên), Tập bài giảng xã hội học, Nxb.CAND, Hà nội, 2008.
2. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, 2010.
3. Nguyễn Sinh Huy, Xã hội học đại cương, Nxb. Đại học
quốc gia Hà Nội, 1998
* WEBSITE
1. Chungta.com
2. Tailieu.vn
15