Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.16 KB, 14 trang )

I.

MỞ ĐẦU
Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong

đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định. Nghiên cứu nội dung này đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong tội phạm học, giúp cho việc dự báo tội phạm
và đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Hiểu rõ được tầm quan trọng của
nội dung này, trong bài tập lớn “Trên cơ sở nghiên cứu về một luận văn thạc sĩ
về tội phạm học, hãy trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của tác giả đó về
tình hình tội phạm và rút ra nhận xét cá nhân về kết quả nghiên cứu của tác
giả đó” em đã lựa chọn luận văn thạc sĩ năm 2006 của tác giả Nguyễn Ngọc Lam
về “Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” để
làm rõ hơn các nội dung về tình hình tội phạm
II.

NỘI DUNG
1. Tóm tắt nội dung chương “ tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa

bàn tỉnh Hà Tĩnh”
Tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên phạm vi toàn quốc có nhiều diễn biến
phức tạp. Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao trung bình hàng năm
Toà án các cấp đã xét xử từ 400 đến trên 500 vụ án hiếp dâm trẻ em với khoảng
từ 600 đến trên 800 bị cáo. Số vụ án hiếp dâm trẻ em biến động qua từng năm,
tăng giảm không ổn định.
1.1. Thực trạng và diễn biến tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2000 đến 2005
Trong phần này, trước khi đi vào phân tích thực trạng tội phạm, tác giả đã
khái quát về vị trí địa lí của tỉnh Hà Tĩnh nhằm làm rõ hơn về đặc điểm của địa
bàn nghiên cứu. Sau đó, tác giả đi sâu vào khảo sát thống kế tình hình tội phạm
hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2000 - 2005 cho thấy: Hàng


năm Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh thụ lý điều tra từ 04 đến 08 vụ án.


Bảng số 1: Số vụ và số bị can do Cơ quan Công an thụ lý điều tra về tội
hiếp dâm trẻ em từ năm 2000 - 2005:
Năm
2000

Số vụ
04

Số bị can
04

2001
2002
2003
2004
2005

05
08
04
05
06

05
09
06
05

06

Bảng thống kê trên cho thấy số vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh có diễn biến phức tạp, tăng giảm theo từng năm. Nếu chỉ đơn thuần theo
số liệu thống kê trên đây ta thấy số vụ hiếp dâm trẻ em một năm thấp nhất là 4
vụ (năm 2000 và 2003), nhiều nhất là 8 vụ (năm 2002).
Để thấy được mức độ nghiêm trọng của thực trạng tình hình tội phạm hiếp
dâm trẻ em ở Hà Tĩnh, tác giả đã so sánh tội phạm này với các tội xâm phạm tình
dục trẻ em khác trong cùng giai đoạn từ năm 2000 đến 2005.Từ bảng thống kê
đó cho thấy, số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm số lượng rất lớn (32/41 vụ = 78%) so
với tổng số các vụ xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra trên địa bàn giai đoạn từ
2000 đến 2005.Theo báo cáo tổng kết hàng năm của lực lượng Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Hà Tĩnh: Nếu so sánh với tội phạm xâm phạm tình dục nói chung
thì tội phạm hiếp dâm trẻ em cũng chiếm tỷ lệ rất cao (32/54 vụ = 59,3%).
Qua so sánh cũng đã thấy trong tổng số các vụ án xâm phạm tình dục xảy
ra trên địa bàn, số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm số lượng lớn và có chiều hướng gia
tăng trong thời gian tới.


HDTE
C¸c téi
XPTDTE
XPT

Từ biểu đồ trên, tác giả rút ra trong tổng số các vụ án xâm phạm tình dục
xảy ra trên địa bàn, số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm số lượng lớn và có chiều hướng
gia tăng trong thời gian tới vì theo Báo cáo tổng kết Quý 2 năm 2006 của Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh thì 6 tháng đầu năm 2006 đã xảy ra
06 vụ hiếp dâm trẻ em (bằng năm 2005) với 03 vụ án do người chưa thành niên
phạm tội và 03 nạn nhân là trẻ em dưới 8 tuổi.

Để hiểu rõ hơn thực trạng tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Tĩnh, tác giả
đã so sánh số vụ và số bị can của tội này với số vụ, số bị can của tội phạm xâm
phạm tình dục trẻ em và số vụ, số bị can của tội phạm nói chung qua các năm từ
2000 - 2005: từ đó tác giả chỉ ra cơ cấu tội hiếp dâm trẻ em so với thực trạng tình
hình tội phạm chung bình quân là 1,38%. Năm cao nhất (2002) là 2,2% số vụ và
1,5% số bị can và năm thấp nhất (2003) là 0,9% số vụ và 0,7% số bị can. Tỷ lệ
này nhìn chung là cao so với cơ cấu tội hiếp dâm trẻ em trong cả nước.
Như vậy qua con số thống kê chúng tôi thấy rằng: Mặc dù số lượng tội
hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh là không lớn, nhưng qua cơ cấu của
nó với các tội xâm phạm tình dục trẻ em, các tội xâm phạm tình dục nói chung,
tình hình tội phạm chung thì rất đáng lo ngại. Ngoài ra, từ góc độ hệ số của tình
hình tội hiếp dâm trẻ em thì hệ số này ở Hà Tĩnh cũng cao so với cả nước.
Diễn biến của tình hình tội phạm:
Trong nội dung này, tác giả đã đưa ra nhận xét: số vụ hiếp dâm trẻ em do
cơ quan Công an thụ lý điều tra hàng năm có xu hướng tăng (so sánh năm 2000


với các năm 2001, 2002, 2004, 2005). Năm 2002, tăng đột biến 04 vụ so với năm
2000. Đến năm 2004 lại có chiều hướng giảm nhưng đến năm 2005 lại tăng lên
rõ rệt hơn (06 vụ). Đặc biệt mới chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006, số vụ hiếp dâm
trẻ em được phát hiện điều tra xử lýđã là 06 vụ / 06 bị can. Bên cạnh đó, số bị
can phạm tội hiếp dâm trẻ em có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ thuận với sự gia
tăng các vụ phạm tội. Trung bình hàng năm một vụ hiếp dâm trẻ em có khoảng
1,09 bị can. Cụ thể: năm 2000 là 01 bị can, 2001: 01 bị can, 2002: 1,12 bị can,
2003: 1,5 bị can, 2004: 01 bị can, 2005: 1,16 bị can.

Qua những số liệu trên đây cho thấy, thực trạng tình hình tội phạm hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn Hà Tĩnh trong những năm qua có những diễn biến phức
tạp. Số vụ hiếp dâm trẻ em qua từng năm có tăng, có giảm nhưng xu thế chung là
theo hướng tăng dần. Đây là mối lo ngại cho các cơ quan chức năng và quần

chúng nhân dân trong công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm này. Tuy


nhiên, đây mới chỉ là những con số thống kê trong công tác điều tra, xét xử tức là
khi vụ việc đã được phát hiện và xử lý. Bên cạnh đó, độ ẩn của loại tội phạm này
rất lớn...
1.2: Cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh:
1.2.1: Cơ cấu của tình hình tội phạm:
So với các tội phạm khác thuộc nhóm tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em
(giao cấu với trẻ em, dâm ô trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, mua dâm người chưa
thành niên...) thì tội phạm hiếp dâm trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất. Bình quân hàng
năm xảy ra khoảng hơn 8 vụ xâm phạm tình dục trẻ em, thì có khoảng hơn 6 vụ
hiếp dâm trẻ em (chiếm 75%). Trong cơ cấu tội phạm xâm phạm tình dục nói
chung ở Hà Tĩnh, tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các tội khác
trong cùng nhóm tội (32/54 vụ =59,3%). Trong cơ cấu các tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh, tội
hiếp dâm trẻ em cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn sau các tội cố ý gây thương tích,
giết người… So với tội hiếp dâm thì tội phạm này cũng chiếm số lượng lớn hơn.
Theo kết quả nghiên cứu các vụ án hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn cho thấy:
Trong tổng số 32 vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra từ năm 2000 đến 2005, đa số đều là
những vụ án có tính chất phạm tội đơn lẻ. Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội
mang tính nhất thời, bột phát, khi nhận thấy điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện hành vi phạm tội thì thực hiện ngay.Giai đoạn này xảy ra 03 vụ hiếp dâm trẻ
em với tình tiết nhiều người (2 người) hiếp một người (năm 2002, 2003). Có 01
vụ đối tượng phạm tội nhiều lần. Đặc biệt có 01 vụ phạm tội có tính chất loạn
luân (năm 2005) với hành vi phạm tội kéo dài trong khoảng thời gian từ năm
2001 đến năm 2005.
1.2.2. Tính chất của tội phạm:
Về thủ đoạn của kẻ phạm tội:



Qua nghiên cứu các vụ án hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh, cho thấy kẻ phạm tội thường sử dụng thủ đoạn quen biết với gia đình nạn
nhân. Khi nạn nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của gia đình, kẻ phạm tội thực hiện
việc lừa, phỉnh nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu. Hoặc kẻ phạm tội lợi
dụng địa điểm vắng người qua lại, cưỡng ép, khống chế nạn nhân để thực hiện
hành vi giao cấu. Tác giả đã đưa ra bảng thống kế từ năm 2000 đến năm 2005,
cho thấy thủ đoạn gây án của tội hiếp dâm trẻ em với số liệu phần trăm so với
tổng số các thủ đoạn được phát hiện, cụ thể: lợi dụng nạn nhân ở nhà một mình:
11 vụ tương đương 34%; lợi dụng quen biết dụ dỗ, mua chuộc: 5 vụ (15%); lợi
dụng nơi vắng người, cưỡng ép, khống chế: 14 vụ (43,7%); lợi dụng mối quan hệ
ràng buộc gia đình: 1 vụ (3,1%); lợi dụng nạn nhân bị tâm thần: 1 vụ (3.1%)
Về thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm:
Qua nghiên cứu các vụ án hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn cho thấy, đối
tượng phạm tội thường lợi dụng thời điểm ban ngày (buổi sáng hoặc buổi chiều)
tức là khi nạn nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của gia đình. Đó là khi nạn nhân
đang ở nhà chơi một mình, đi chăn trâu bò ở những khu vực vắng vẻ, đi lấy củi ở
rừng... Hầu hết các vụ hiếp dâm trẻ em đều xảy ra vào thời điểm thường là lúc bố
mẹ nạn nhân đi làm vắng hoặc khi các em trên đường đi làm việc về nhà một
mình....Theo thống kê thì trong 32 vụ được phát hiện điều tra có tới 25/32 vụ
(chiếm 78%), kẻ phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em vào ban ngày.
Về địa điểm thực hiện tội phạm: trong tổng số các vụ hiếp dâm trẻ em xảy
ra trên địa bàn Hà Tĩnh, kẻ phạm tội thường lợi dụng những nơi vắng người để
thực hiện hành vi phạm tội. Có nhiều trường hợp, kẻ phạm tội lợi dụng địa điểm
ít ai ngờ tới là nhà của nạn nhân và nhà của chính kẻ phạm tội (chiếm 65,5%)..
Về động cơ, mục đích của kẻ phạm tội: Người phạm tội hiếp dâm trẻ em
thường không có động cơ rõ ràng mà chỉ thực hiện tội phạm khi có điều kiện



thuận lợi (nạn nhân ở nhà một mình, nạn nhân đang ở địa điểm vắng người qua
lại...) hoặc do bột phát, do bị kích động bởi các yếu tố như rượu bia, phim ảnh
đồi truỵ..
Mục đích của kẻ phạm tội hiếp dâm trẻ em là để thoã mãn dục vọng của
mình. Để đạt được mục đích đó người phạm tội đã dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ
lực, uy hiếp tinh thần làm nạn nhân khiếp sợ hoặc lợi dụng trí óc non nớt của nạn
nhân (các em nhỏ tuổi) để dụ dỗ thực hiện hành vi giao cấu. Hầu hết các vụ hiếp
dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn đối tượng thường dùng thủ đoạn cho nạn nhân
kẹo, tiền sau đó dụ dỗ nạn nhân thực hiện hành vi giao cấu với mình. Nạn nhân
của những đối tượng phạm tội này là các em nhỏ dưới 8 tuổi, thành phần gia
đình là nông dân, tiểu thương.
Về độ tuổi và thành phần gia đình nạn nhân: Việc nghiên cứu nhân thân
người bị hại giúp chúng ta thực hiện tốt các mặt công tác phòng ngừa đối với
loại tội phạm này cũng như điều tra làm rõ các trường hợp phạm tội, không để
tội phạm có cơ hội sống ngoài vòng pháp luật. Qua nghiên cứu nạn nhân của các
vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2000 đến 2005 cho thấy
một số vấn đề có liên quan đến độ tuổi và thành phần gia đình của nạn nhân, tác
giả đã chỉ ra: nạn nhân dưới 13 tuổi chiếm tỷ lệ cao (54,5%). Nạn nhân từ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 45,5%/. Đặc biệt số vụ mà nạn nhân là các
em nhỏ lứa tuổi từ 5 tuổi đến 8 tuổi bị xâm hại tình dục ngày càng nhiều. Tương
ứng với độ tuổi là thủ đoạn phạm tội mà người phạm tội thực hiện. Đối với nạn
nhân trên 13 tuổi, người phạm tội chủ yếu sử dụng thủ đoạn ding vũ lực để giao
cấu trái ý muốn với nạn nhân. Đối với người dưới 13 tuổi, nhất là dưới 8 tuổi thì
các đối tượng chủ yếu lợi dụng sự non nớt, không nhận thức được hành vi, dụ dỗ
các em để giao cấu.
Về thành phần gia đình của nạn nhân: từ bảng số liệu, tác giả cũng đã rút
ra: tuyệt đại đa số các nạn nhân là con em những gia đình sống bằng nghề nông


(chiếm 75,7%), số ít là các nạn nhân thuộc thành phần gia đình tiểu thương và

nghề nghiệp khác.
Về đặc điểm nhân thân của người phạm tội:
Về trường hợp tái phạm: Đa số là các trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em ở
Hà Tĩnh đều là lần đầu phạm tội do bột phát nhất thời và do bị kích động mạnh
bởi rượu bia, phim ảnh đồi truỵ. Từ năm 2000 đến năm 2005, không xảy ra vụ án
nào mà đối tượng phạm tội thuộc trường hợp tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
Từ đó, tác giả đã phân tích thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá
của người phạm tội qua bảng thống kê giới tính, độ tuổi người phạm tội và chỉ
ra: Trong các vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2000 đến
2005, đối tượng phạm tội đều là nam giới, không có nữ giới tham gia với vai trò
giúp sức, tạo điều kiện cho kẻ phạm tội (nam giới) thực hiện được hành vi phạm
tội. Qua đó cho thấy, các vụ phạm tội chỉ mang tính chất đơn lẻ, ít có sự cấu kết
từ trước.
Về độ tuổi của người phạm tội: Số người phạm tội trong độ tuổi từ 18 đến
35 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 48,5%) bởi ở độ tuổi này nhu cầu sinh lý đòi
hỏi cao nên rất dễ phạm tội xâm phạm tình dục, trong đó có tội hiếp dâm trẻ em.
Con số này cũng thể hiện sự tha hoá, xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ
phận dân cư ở độ tuổi được xem chính chắn trong xã hội. Xảy ra 02 vụ hiếp dâm
trẻ em mà đối tượng trên 45 tuổi (chiếm 5,7%). Người chưa thành niên phạm tội
hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Tĩnh cũng chiếm tỷ lệ khá cao (45,7%). Năm
2000 và 2001 là 02 bị can, năm 2002 lên đến 4 bị can trong độ tuổi chưa thành
niên và đến năm 2005 là 03 bị can. Số đối tượng phạm tội là người chưa thành
niên có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo (6 tháng đầu năm 2006 xảy ra
06 vụ hiếp dâm trẻ em, trong đó có 03 vụ mà đối tượng phạm tội là người chưa
thành niên).


Về thành phần, nghề nghiệp, trình độ của người phạm tội: Để làm rõ
được nội dung này, tác giả đã thống kê bảng số liệu về thành phần nghề nghiệp
cũng như trình độ văn hóa của người phạm tội, từ đó chỉ ra: trong tổng số 35 đối

tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em, số đối tượng có thành phần nghề nghiệp là
nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn (chiếm 60%). Tiếp đến là số đối tượng không nghề
cũng tương đối cao (chiếm 31,4%). Trình độ văn hoá cũng tỷ lệ thuận với hai
thành phần phạm tội này. Đa số đối tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em ở Hà Tĩnh
đều có trình độ văn hoá thấp. Có 05 đối tượng mù chữ (chiếm 14,2%), có 18 đối
tượng có trình độ văn hoá cấp 1 (chiếm 51,4%). Có 07 đối tượng có trình độ văn
hoá cấp 2 (chiếm 20%), có 05 đối tượng có trình độ phổ thông trung học (chiếm
14,2%). Chưa có trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em mà đối tượng là cán bộ
công nhân viên hoặc người có trình độ đại học.
Hậu quả do tội phạm hiếp dâm trẻ em gây ra: đây là nội dung cuối của
phần tình hình tội phạm mà tác giả đã trình bày trong luận văn thạc sĩ của mình
cụ thể tác giả đã đưa ra một số hậu quả nặng nề cho chính các em gái là nạn
nhân, cho gia đình nạn nhân và trật tự an toàn xã hội.
2. Nhận xét
2.1.
Nhận xét chung về nội dung tình hình tội phạm của luận văn”
Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm, và với
mỗi quan điểm đó, các tác giải lại có những phân tích riêng về nội dung này.
Theo quan điểm của tác giả trong luận văn này thì tình hình tội phạm được phân
tích dựa trên quan điểm của phần đông các học giả, theo đó “Tình hình tội phạm
là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một
loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất
định. Tình hình tội phạm được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu,


tính chất của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm
quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tế”.1
Chính vì vậy, trong luận văn này, tác giả đã đi vào nghiên cứu tổng thể những
nội dung trên, bao gồm: thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội

phạm. Đánh giá chung, trong chương này, tác giả đã đi sâu vào khai thác và đánh
giá được tình hình tội phạm, đưa ra được những số liệu cụ thể, đồng thời xử lí số
liệu một cách linh hoạt và đưa ra được những quan điểm cá nhân dựa vào những
cơ sở sẵn có. Mặc dù luận văn còn một số điểm thiếu sót nhưng nhìn chung, nội
dung tình hình tội phạm trong luận văn đã được nghiên cứu nghiêm túc, thể hiện
sự công phu của người thực hiện. Và trong phần tiếp theo đây, em xin đi vào
đánh giá chi tiết về những ưu điểm cũng như hạn chế của phần tình hình tội
phạm trong luận văn.
2.2.

Nhận xét về “thực trạng và diễn biến tình hình tội phạm hiếp dâm

trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2000 đến 2005”:
a. Ưu điểm:
- Trong luận án, các số liệu thống kê được tác giả nêu ra được lấy từ các
thống kê của toà án nhân dân tối cao từ năm 2000 đến năm 2006
- Có số liệu thống kê tương đối cụ thể và có sự so sánh giữa các năm .Biểu
diễn bằng hình cột và hình tròn để người đọc dễ có sự đánh giá, nhận xét
- Bố cục tương đối rõ ràng giữa các phần tình trạng,diễn biến, cơ cấu, tính
chất.
- Có sự nghiên cứu khách quan và toàn diện về số vụ việc và đưa ra so
sánh với các tội xâm phạm tình dục trẻ em khác; so sánh với tội phạm nói chung
từ năm 2000 đến 2006; từ đó cho thấy sự dày công nghiên cứu của tác giả về nội
dung này.
1 Xem:

GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB. Công an nhân
dân, năm 2006, trang 211



- Trong phần diễn biến của tình hình tội phạm, tác giả đã nhận xét được tỷ
lệ tội phạm của nhóm tội này có xu hướng tăng lên, tỉ lệ thuận với số bị can
phạm tội này.
b. Hạn chế:
-

Theo quan điểm của cá nhân em, người nghiên cứu trước khi đi vào phân

tích bất kì nội dung nào cũng cần nêu ra khái niệm về nội dung đó để mọi người
có thể hiểu được vấn đề về mặt lí luận mà mình đang thực hiện, theo đó, em nghĩ
ở đây tác giả nên bổ sung về phần khái niệm thực trạng và diễn biến của tình
hình tội phạm, cụ thể “ Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số
liệu về vụ phạm tội đã xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó và thông số về
nạn nhân trên một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” 2;
còn “ Diễn biến tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức độ
và về tính chất theo thời gian trong đơn vị thời gian xác định”3.
-

Số liệu tác giả đưa ra chưa hoàn toàn đầy đủ bởi tất cả những số liệu trong

bài được lấy từ Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, tuy nhiên còn những vụ việc xảy
ra chưa được đưa ra xét xử thì không được nêu ra; và những số liệu này hoàn
toàn có thể được khai thác tại cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
-

Trong phần diễn biến tình hình tội phạm, tác giả đã nhắc đến vấn đề tội

phạm ẩn, theo em nội dung này được đặt ở đây là chưa hợp lí, vì thực chất nó
nên được đặt tại phần thực trạng. Hơn nữa, việc đưa ra những lí do cho độ ẩn của
loại tội phạm này đã được liệt kê, tuy nhiên không có sự nhấn mạnh về lí do nào

là chủ yếu và quan trọng, từ đó chúng ta mới thấy rõ được cần thay đổi như thế
nào để có thể giảm được độ ẩn của tội phạm này. Theo quan điểm cá nhân của
2 Xem: Giáo

trình tội phạm học - TS. Dương Tuyết Miên (chủ biên) – NXB. Giáo dục, năm
2010, trang 80
3 Xem: giáo trình Tội phạm học – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB. Công an nhân dân,

trang 120


em, hai lí do quan trọng nhất, đó chính là “ do tâm lí, nhận thức của một số gia
đình sợ ảnh hưởng đến tương lai con em mình sau này nên không trình báo với
cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lí vụ việc và một số nạn nhân là trẻ em
dù nhận thức được việc mình bị xâm hại tình dục như lại mặc cảm, xấu hổ, thậm
chí lo sợ bị trả thù nên không cho gia đình biết hoặc không trình báo”.
-

Việc chưa phân tích về tội phạm ẩn trong bài được coi là khá thiếu sót, khi

tác giả chỉ nêu ra vấn đề vì sao khó xác định được cụ thể tội phạm ẩn của loại tội
này. Theo đó, tội phạm ẩn tuy không hoàn toàn có thể xác định được chính xác
nhưng vẫn có thể được thống kê tương đối qua một số phương pháp như điều tra
về tội phạm tự tường thuật và điều tra về nạn nhân của tội phạm, hay lấy số liệu
từ bệnh viện, trạm y tế; số liệu từ các trung tâm tư vấn, trợ giúp pháp lí, trung
tâm hỗ trợ nạn nhân,…
-

Tác giả chưa tính được chỉ số tội phạm của các tội hiếp dâm trẻ em trên


địa bàn Hà Tĩnh. Chỉ số này được tính bằng số tội phạm(người/ vụ) trên một số
lượng dân cư nhất định(thường là 100.000 dân) để có thể so sánh giữa các vùng
miền hoặc các tội danh khác trên địa bàn.
-

Ngoài ra trong phần diễn biến tội phạm, tác giả chưa làm rõ được xu

hướng tăng về mức độ phạm tội của tội hiếp dâm; đồng thời chưa làm rõ được
nguyên nhân của diễn biến tội phạm, để từ đó nêu ra được các biện pháp phòng
ngừa.
2.2. Nhận xét về “Cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”
a. Ưu điểm:
-

Trong phần cơ cấu của tội phạm đã chỉ ra được tỉ lệ của tội phạm hiếp

dâm trẻ em so với tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em (6/8 vụ - tương đương
75%); trong cơ cấu tội xâm phạm tình dục, tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỉ lệ lớn
nhất (32/54 vụ - tương đương 59,3 %)


-

Trong nội dung “tính chất của tội phạm” đã chỉ ra được đặc điểm về nhân

thân của cả người phạm tội và nạn nhân từ những số liệu nghiên cứu khá chi tiết,
cụ thể: đối với nạn nhân, tác giả chỉ ra độ tuổi, thành phần gia đình; còn về người
phạm tội, tác giả chỉ ra thủ đoạn, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm, động
cơ, mục đích phạm tội, giới tính, độ tuổi, thành phần, nghề nghiệp và trình độ

của người phạm tội
b. Hạn chế:
-

Trong nội dung về “cơ cấu tội phạm”, tác giả chưa chỉ ra được cơ cấu tội

hiếp dâm trẻ em so với các tội phạm liên quan đến trẻ em khác, so với các tội
phạm khác… dẫn đến cái nhìn chưa đầy đủ. Đồng thời trong nội dung này chưa
chỉ ra tỉ lệ mức độ phạm tội của người phạm tội trong nội dung này, đây là một
thiếu sót không đáng có của người tổng hợp số liệu
-

Nhìn chung tất cả nội dung về “ Tính chất tội phạm” còn được thực hiện

theo phương pháp liệt kê từ những số liệu đã có, như vậy, đối với tội phạm ẩn,
tác giả hoàn toàn chưa đề cập đến.
-

Bố cục của phần “ Tính chất tội phạm” nhìn chung còn khá lộn xộn, có sự

đan xen giữa người phạm tội và nhân thân nạn nhân khiến mạch bài nghiên cứu
bị đứt quãng, khó tiếp cận cho người xem. Đề xuất cá nhân của bản thân em là
nên chia ra bố cục phần này rõ ràng hơn, cụ thể về nội dung người phạm tội và
nạn nhân nên được chia tách rõ ràng.
-

Trong phần cuối của nội dung này có đề cập đến Hậu quả do tội hiếp dâm

trẻ em gây ra, theo quan điểm của em, nên tách phần này thành một nội dung lớn
sau phần nguyên nhân, bởi đây là vấn đề cần nghiên cứu sâu và kĩ lưỡng, như

vậy mới đảm bảo được mục đích của luận văn này.


III.

KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên đây, ta nhận thấy đề tài nghiên cứu của tác giả

Nguyễn Ngọc Lam đã trình bày được khá đầy đủ và rõ nét về tình hình tội phạm
của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù còn một số hạn chế
nhất định tuy nhiên đây vẫn là một luận văn chất lượng, có sự đầu tư của người
thực hiện. Từ nghiên cứu về tình hình tội phạm này, chúng ta thấy trẻ em là đối
tượng rất dễ bị xâm hại, cần có những biện pháp ngăn chặn từ gia đình, nhà
trường và xã hội./.



×