Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích khái niệm, đặc điểm của dịch vụ thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.4 KB, 15 trang )

Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay, ngành dịch vụ có vai trò
ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia. Dịch
vụ thương mại ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế, là yếu tố đóng góp
quan trọng vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hàng hóa hiện nay. Một trong
những loại dịch vụ được sử dụng trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa đó là dịch vụ
trung gian thương mại được điều chỉnh bởi luật thương mại 2005.
Trong lịch sử phát triển thương mại, bên cạnh phương thức phổ biến là phương
thức giao dịch trực tiếp có dịch vụ trung gian thương mại cũng chiếm vai trò quan
trọng. Và với nền kinh như hiện nay thì hoạt động trung gian thương mại trong những
loại dịch vụ được sử dụng dần được củng cố và phát triển. Để tìm hiểu them về những
vấn đề trên nhóm chúng em xin trình bày để làm rõ đề tài: “Phân tích khái niệm, đặc
điểm của dịch vụ thương mại. Hoạt động trung gian thương mại theo quy định của
Luật Thương mại 2005 có phải là một loại dịch vụ thương mại không? Hãy phân tích
những vướng mắc trong quy định của Luật Thương mại 2005 về hoạt động trung gian
thương mại và đề xuất giải pháp khắc phục”.
Trong quá trình làm bài chúng em còn những thiếu xót mong thầy, cô giúp
nhóm em hoàn thiện hơn!

NỘI DUNG
I.

Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thương mại.

1, Khái niệm.
Trước khi đưa ra khái niệm về dịch vụ thương mại trước hết cần tìm hiểu xem
dịch vụ là gì. Dịch vụ được hiểu là những hoạt động và kết quả mà một bên có thể
cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể
gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất. Dịch vụ còn được hiểu là



Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 1


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
hoạt động hỗ trợ cho hoạt động chính hay là lợi ích cung ứng do khách hàng mong
đợi hoặc nhận được ngoài bản thân của hàng hoá đó. Trong trường hợp này, dịch vụ
không phải là hoạt động chính nhưng rất cần thiết và quan trọng đối với cả chủ thể
người bán và người mua, người cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Dịch vụ thương
mại ra đời bởi hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại. Cung ứng dịch vụ là hoạt
động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ
thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có
nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Như vậy có thể hiểu dịch vụ thương mại là các dịch vụ phục vụ cho các hoạt
động thương mại của thương nhân như mua bán hàng hóa và dịch vụ.Nó bao
gồm những dịch vụ gắn liền với sản xuất và buôn bán hàng hóa. Hiểu một cách khái
quát, dịch vụ là các hoạt động của con người, được kết tinh thành các loại sản phảm
vô hình và không thể cầm nắm được. Từ khái niệm có thể thấy dịch vụ thương mại là
một hoạt động hỗ trợ hoạt động thương mại, nó thúc đẩy quá trình mua bán trên thị
trường và gắn liền với hàng hóa và thương mại dịch vụ. Thực chất dịch vụ thương
mại là hoạt động bổ trợ, trợ giúp cho hoạt động mua bán của các doanh nghiệp
trên thị trường.
2, Đặc điểm.
Dịch vụ thương mại là một loại hình của dịch vụ nên nó có đầy đủ các đặc
điểm của dịch vụ nói chung là:
Thứ nhất: Dịch vụ là sản phẩm vô hình được tạo ra từ quá trình sản xuất, lao
động của con người nên dịch vụ thương mại mang hai thuộc tính là giá trị và giá
trị sử dụng.

Thứ hai: Dịch vụ không có tính đồng nhất, khó tiêu chuẩn hóa vì thước đo chất
lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của bên yêu cầu dịch vụ đối với quá trình cung ứng
dịch vụ. Đó cũng là một điều dễ hiểu bởi dịch vụ là một sản phẩm vô hình, sự cảm
nhận về sự cung ứng dịch vụ của mỗi chủ thể sử dụng dịch vụ là khác nhau. Có thể

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 2


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
với chủ thể này thì dịch vụ đó là tốt, hoàn hảo nhưng đối với chủ thể khác lại là
không tốt. Như vậy, chất lượng của dịch vụ thương mại không thể được đánh giá một
cách cụ thể và chính xác được, nó tùy thuộc vào đánh giá của người sử dụng và tiêu
dùng dịch vụ.
Thứ ba: Qúa trình sản xuất ra dịch vụ và quá trình tiêu dùng dịch vụ luôn
luôn diễn ra đồng thời. Các giá trị và giá trị sử dụng của dịch vụ được chuyển tải
vào các giá trị v ật chất khác cò bản thân dịch vụ khôn còn tồn tại. Vì thế tính dừng
lại và quay lại thời điểm ban đầu là rất khó có thể đặt ra. Ví dụ: Trong dịch vụ vận
chuyển hành khách thì khi bên vận chuyển hành khách cung ứng dịch vụ đến đâu
thì đồng thời hành khách cũng là người sử dụng hết từng đó dịch vụ và khi vận
chuyển rồi dù có thể không hài lòng với một điều nào đó trong quá trình vận
chuyển thì hành khách cũng khó có thể đặt ra vấn đề trả họ lại nơi ban đầu họ lên
xe được.
Thứ tư: Dịch vụ không thể cất giữ và lưu kho bãi. Sau khi sản xuất, hàng hóa
có thể lưu kho bãi và không nhất thiết phải tham gia ngay vào quá trình lưu thông,
tiêu dùng. Nhưng đối với dịch vụ, vì quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra song
song đồng thời và dịch vụ có tính vô hình nên không thể cất giữ và lưu kho bãi.
Dịch vụ có tính không lưu giữ được mà nhu cầu đến đâu sẽ cung cấp đến đấy.
Ngoài ra, dịch vụ thương mại có những đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại phải là
thương nhân có đăng kí kinh doanh để thực hiện việc cung ứng dịch vụ thương
mại. Chủ thể tiến hành cung ứng dịch vụ trên thị trường là các thương nhân và
điều kiện để trở thành thương nhân là là phải có đăng kí kinh doanh. Theo khoản 1
Điều 6 Luật thương mại quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một các độc lập, thường
xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Điều này có nghĩa là một người nào đó vào một

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 3


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
thời gian nhất định nào đó tiến hành một hoạt động thương mại nào đó nhưng
không phải là thương nhân được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh thì không phải
là cung ứng dịch vụ thương mại. Ví dụ: Một gia đình có một chiếc ô tô riêng dùng
để hằng ngày đi làm nhưng vào một hôm nào đó có một người nhờ chở đi chơi du
lịch ở Quảng Ninh và được trả 1 triệu đồng thì hoạt động chở khách này của chủ ô
tô này không phải là cung ứng dịch vụ vì họ không phải là thương nhân và cũng
không được cấp giấy đăng kí kinh doanh.
Thứ hai: Các bên trong hoạt động cung ứng dịch vụ có mục đích khác nhau.
Mục đích của thương nhân khi thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại là
tìm kiếm lợi nhuận. Đây là một đặc điểm đặc thù của các thương nhân, nếu hoạt
động thương mại mà không có mục đích lợi nhuận thì họ không phải là thương nhân.
Đối với thương nhân thì lợi nhuận luôn là điều họ chú trọng và trong hoạt động cung
ứng dịch vụ thương mại thì lợi nhuận lại càng là yêu tố được các thương nhân quan
tâm hàng đầu. Còn bên sử dụng dịch vụ tham gia dịch vụ với mục đích thỏa mãn nhu
cầu của mình.
Thứ ba, hình thức giao dịch thông qua hợp đồng.

Khi thỏa thuận với nhau về việc tham gia dịch vụ thì các bên đã giao kết với
nhau một hợp đồng dịch vụ. Hình thức của hợp đồng có thể là lời nói, hành vi hoặc
văn bản. Trong một số trường hợp pháp luật quy định hình thức của hợp đồng bắt
buộc phải là văn bản nhằm hạn chế tranh chấp giữa các bên tham gia dịch vụ. Ví dụ
như trong dịch vụ đại diện cho thương nhân pháp luật yêu cầu hình thức của hợp
đồng phải là văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương. Sở dĩ
pháp luật có quy định như vậy là bởi khi tham gia dịch vụ đại diện cho thương nhân
thì người đại diện thực hiện các công việc nhân danh người được đại diện và trực
tiếp mang lại quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện, do đó khi người đại diện
thực hiện công việc vượt quá thẩm quyền đại diện và mang lại hậu quả pháp lí bất lợi

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 4


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
cho người được đại diện thì phải dựa vào hợp đồng dịch vụ để xác định chính xác
được thẩm quyền của người đại diện.
II.

Hoạt động trung gian thương mại theo quy định của Luật thương
mại 2005 có phải là một loại dịch vụ thương mại không?

Khẳng định: Hoạt động trung gian thương mại theo quy định của Luật Thương mại
2005 là một loại dịch vụ thương mại.
Giải thích:
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, “Các hoạt động trung
gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại
cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho

thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”.
Hoạt động trung gian thương mại có những đặc điểm cơ bản là:
Thứ nhất, hoạt động trung gian thương mại là một chủ th ể trung gian thực hiện vì lợi
ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao, là một loại hoạt động cung ứng dịch vụ
thương mại, có bản chất là bên cung ứng dịch vụ (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận
ủy thác, bên đại lý thương mại) thực hiện thay cho thương nhân khác (là bên sử dụng
dịch vụ, bao gồm bên giao đại diện, bên được môi giới, bên ủy thác, bên giao đại lý
thương mại) một số công việc theo thỏa thuận để hưởng thù lao.
Thứ hai, các loại hoạt động trung gian thương mại bao gồm: Đại diện cho thương
nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lí thương mại:
+ Đại diện cho thương nhân: là việc một thương nhân ủy nhiệm (gọi là bên đại diện)
của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại
với danh nghĩa theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại
diện.
+Môi giới thương mại: là hoạt động thương mại theo đó một bên làm trung gian (gọi là
bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 5


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được
hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
+ Ủy thác mua bán hàng hóa: là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực
hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa
thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác.
+ Đại lý thương mại: là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lí và bên đại lí thỏa
thuận việc bên đại lí nhân danh chính mình mua, bán h àng hóa cho bên giao đại lí hoặc

cung ứng dịch vụ của bên giao đại lí cho khách hàng để hưởng thù lao.
Thứ ba, chủ thể của hoạt động thương mại đều là thương nhân (theo quy định tại
khoản 11 Điều 3 Luật thương mại 2005), có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ
và bên thứ ba. Tuy nhiên, thực chất, Luật Thương mại chỉ quy định các bên trong quan
hệ đại diện cho thương nhân và đại lý thương mại phải là thương nhân tại các Điều 141
và 167, ngoài ra, trong quan hệ môi giới thương mại, Luật Thương mại chỉ quy định bên
môi giới thương mại phải là thương nhân mà không quy định bên được môi giới buộc
phải là thương nhân hay không. Các Điều 156, 157 Luật thương mại quy định bên nhận
ủy thác phải là thương nhân nhưng bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc không là
thương nhân.
Thứ tư, cơ sở pháp lý của hoạt động trung gian thương mại là hợp đồng do các bên
thỏa thuận, Luật thương mại chỉ quy định hình thức hợp đồng đại diện cho thương nhân,
ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại phải được thể hiện dưới hình thức văn
bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Từ sự phân tích trên về hoạt động trung gian thương mại cũng như phần đã trình bày
về dịch vụ thương mại, có thể thấy, hoạt động trung gian thương mại là một loại dịch vụ
thương mại, bởi vì nó mang đầy đủ các đặc điểm của một loại dịch vụ thương mại:
- Về chủ thể: Bên đại diện, bên nhận ủy thác, bên môi giới, bên đại lý mang tư cách là
bên cung ứng dịch vụ; bên giao đại diện, bên ủy thác, bên được môi giới, bên giao đại lý
đóng vai trò là bên sử dụng cung ứng dịch vụ. Các hoạt động trung gian thương mại cũng

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 6


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
có chủ thể bên cung ứng dịch vụ là thương nhân, còn bên sử dụng cung ứng dịch vụ có
thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân (đối với đại diện cho thương nhân và
đại lý thương mại thì cả hai bên chủ thể đều phải là thương nhân, đối với ủy thác mua

bán hàng hóa và môi giới thương mại thì chỉ đòi hỏi bên nhận ủy thác hay bên môi giới
buộc phải là thương nhân).
- Đối tượng của các hoạt động trung gian thương mại cũng mang đặc điểm của đối
tượng của dịch vụ thương mại, đó là dịch vụ hoặc việc thực hiện một công việc cụ thể
theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ. Trong đó, đối tượng của hoạt động đại diện cho
thương nhân là công việc mà bên đại diện nhân danh bên giao đại diện thực hiện hoạt
động thương mại; đối tượng của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua
bán hàng hóa; đối tượng của hoạt động môi giới cũng là công việc mà bên môi giới giúp
đỡ bên được môi giới giao kết hợp đồng với bên thứ ba; đối tượng của hoạt động đại lý
thương mại là công việc mà bên đại lý thực hiện cho bên giao đại lý.
- Mục đích của các hoạt động trung gian thương mại cũng giống mục đích của dịch vụ
thương mại, đối với bên cung ứng dịch vụ (bên đại diện, bên đại lý, bên môi giới, bên
nhận ủy thác) thì mục đích là được hưởng thù lao. Còn bên sử dụng dịch vụ (bên giao đại
diện, bên giao đại lý, bên môi giới, bên nhận ủy thác) sử dụng dịch vụ nhằm mục đích là
thụ hưởng những tiện ích từ việc cung cấp dịch vụ của bên cung ứng). Như vậy các hoạt
động trung gian thương mại cũng mang bản chất của của dịch vụ thương mại, với mục
đích của mỗi bên là thỏa mãn nhu cầu của mình khi tham gia giao dịch.
- Cơ sở pháp lý của các hoạt động đại diện cho thương nhân, ủy thác mua bán hàng
hóa, môi giới thương mại, đại lý thương mại đều phát sinh trên cơ sở hợp đồng, cũng như
đặc điểm của dịch vụ thương mại. Hình thức hợp đồng của các hoạt động trung gian
thương mại cũng như hình thức hợp đồng cung ứng dịch vụ được quy định tại Khoản 1
Điều 74 Luật Thương mại 2005, có thể bằng văn bản, lời nói hay những hành vi cụ thể
tùy từng loại: ví dụ hình thức hợp đồng đại diện cho thương nhân, ủy thác mua bán hàng
hóa, môi giơí thương mại, đại lí thương mại, hình thức của các hợp đồng này phải được

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 7



Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương văn bản .
Nội dung của hợp đồng trung gian thương mại cũng bao gồm các yếu tố như một hợp
đồng cung ứng dịch vụ, gồm các thỏa thuận giữa hai bên về công việc (dịch vụ) thực hiện
và các vấn đề liên quan đến thù lao cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham
gia hợp đồng. Nhưng trong một số trường pháp luật qui định hình thức của hợp đồng bắt
buộc phải là văn bản nhằm hạn chế tranh chấp giữa các bên tham gia dịch vụ.
Kết luận: từ những so sánh và phân tích ở trên giữa khái niệm và các đặc điểm của
dịch vụ thương mại và hoạt động trung gian thương mại, ta thấy hoạt động trung gian
thương mại đều có các đặc điểm của dịch vụ thương mại, do đó ta có thể kết luận hoạt
động trung gian thương mại theo luật Thương mại năm 2005 là một loại của dịch vụ
thương mại.
III. Những vướng mắc trong quy định của Luật Thương mại( LTM) 2005
về hoạt động trung gian thương mại và đề xuất giải pháp khắc phục.
Qui định về hoạt động trung gian thương mại của LTM 2005 còn tồn tại nhiều
vướng mắc,bài làm của nhóm chúng em chỉ phân tích những vướng mắc mang tính
chất nổi cộm và cần thiết được giải quyết ngay.
3.1) Vướng mắc chung về các hoạt động trung gian thương mại
Thứ nhất: Về vấn đề người tham gia hoạt động trung gian thương mại.
Khoản 11, điều 3 LTM 2005 qui định : “ Các hoạt động trung gian thương mại
là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc
một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân,
môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”. Như vậy các
nhà làm luật đã khẳng định rằng hoạt động trung gian thương mại là hoạt động giữa
thương nhân với thương nhân. Nhóm chúng tôi thấy đây là một qui định chưa đúng
về cả mặt kĩ thuật lập pháp và mặt thực tiễn.
Về mặt kĩ thuật lập pháp: Khoản 11, điều 3 nằm trong chương những qui định
chung. Đã là qui định chung thì nó có giá trị xuyên suốt và đúng với mọi qui định
riêng. Tuy nhiên điều 157 LTM 2005 lại qui định như sau : “Bên ủy thác mua bán


Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 8


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
hàng hóa là thương nhân hoặc không phải là thương nhân…”. Như vậy điều 157 là
một trường hợp ngoại lệ, không đúng với tinh thần của khoản 11 điều 3 LTM 2005.
Tính bao quát của khoản 11 điều 3 đã bị phá vỡ, vì vậy đây là một điều luật có vấn
đề.
Về mặt thực tiễn : Trong những qui định về môi giới thương mại thì không có
qui định nào nói rõ về tư cách chủ thể của người được môi giới. Nếu như căn cứ vào
điều khoản chung, tức là khoản 11 điều 3 LTM 2005 thì bên được môi giới phải là
thương nhân. Trên thực tế nếu bên được môi giới phải là thương nhân thì việc này sẽ
bó hẹp phạm vi của hợp đồng môi giới thương mại. Có những tổ chức cá nhân không
phải là thương nhân cũng cần nhu cầu môi giới để mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa
của mình.
Đề xuất giải pháp khắc phục: Nên sửa lại khoản 11 điều 3 cho hợp lý hơn, và ý
kiến của nhóm chúng em như sau “Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt
động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số
chủ thể được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới
thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”
Thứ hai: Về vấn đề hình thức của hợp đồng trung gian thương mại
Các bên chỉ có thể giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương. Điều này gây khó khăn cho các bên trong việc
xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh trong hoạt động
trung gian thương mại. Mặt khác, việc giới hạn về hình thức của các hợp đồng nêu
trên là không phù hơp với thông lệ quốc tế. Hiện nay do sự phát triển của các phương
tiện truyền thông hiện đại, nhiều giao dịch đã và đang được tiến hành nhanh chóng
mà không cần kí kết bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương

đương. Ngay cả trong hợp đồng thương mại quốc tế cũng áp dụng nguyên tắc giao
kết không bắt buộc về hình thức. Sự tồn tại của một hợp đồng có thể được chứng
minh bằng bất cứ hình thức nào, kể cả bằng nhân chứng. Do vậy ở nhiều nước, tòa

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 9


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
án có thể công nhận lời khai của các bên trước tòa mà không cần phải có bằng chứng
bằng văn bản.
Đề xuất giải pháp khắc phục: Theo nhóm chúng em thì nên qui định nới lỏng
hơn về hình thức giao kết, ví dụ như qui định “ hợp đồng trung gian thương mại
không bắt buộc phải giao kết bằng văn bản, trừ những trường hợp pháp luật qui
định”
3.2) Vướng mắc về qui định trong từng loại hợp đồng trung gian thương
mạị
a) Hợp đồng đại diện thương mại
Thứ nhất: Vấn đề về thời hạn đại diện được qui định tại điều 144. Nên bỏ qui
định thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận, trường hợp không có thỏa thuận, thời
hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện… vì các lí do sau: (i)Lý do thứ
nhất:trong trường hợp các bên có thỏa thuận thời hạn đại diện, qui định này sẽ gây
khó khăn cho các bên khi không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, vì chấm dứt hợp
đồng trong thời hạn này sẽ là vi phạm hợp đồng. (ii)Lý do thứ hai: Qui định này mâu
thuẫn với qui định về nghĩa vụ của bên đại diện phải tuân thủ sự chỉ dẫn của bên giao
đại diện,nếu bên giao đại diện yêu cầu chấm dứt việc thực hiện giao dịch với bên thứ
ba mà yêu cầu này cũng sẽ làm chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân
Đề xuất giải pháp khắc phục: Nên qui định các bên có thể đơn phương chấm
dứt hợp đồng bất cứ lúc nào kể cả trong trường hợp hợp đồng có qui định thời hạn

đại diện. Và qui định về thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Thời gian báo trước là một tháng cho năm đầu tiên của hợp đồng, hai tháng cho năm
thứ hai, ba tháng cho năm thứ ba và các năm tiếp theo.
Thứ hai:Vấn đề thù lao khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo điều
144 LTM 2005.Khi không có thỏa thuận khác thì nếu bên giao đại diện đơn phương
chấm dứt hợp đồng thì bên đại diện có quyền được nhận thù lao, còn trong trường
hợp bên đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ không được hưởng thù lao.

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 10


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
Qui định này bất hợp lý khi chưa căn cứ vào yếu tố lỗi. Trong trường hợp bên giao
đại diện có lỗi khiến cho bên đại diện phải đơn phương chấm dứt hợp đồng thì việc
bên đại diện không được nhận thù lao sẽ là một bất cập. Hoặc trong trường hợp bên
đại diện có lỗi khiến cho bên giao đại diện phải đơn phương chấm dứt hợp đồng, mà
bên đại diện vẫn được nhận tiền thù lao cũng là một điều không hợp lý.
Đề xuất giải pháp khắc phục : Qui đinh thêm vào khoản 3 điều 144 như sau :
“Nếu bên đại diện có lỗi dẫn đến việc bên giao đại diện đơn phương chấm dứt hợp
đồng thì bên đại diện không có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả khoản thù lao
nói trên. “. Và qui định thêm ở khoản 3 điều 144 như sau : “ Nếu bên giao đại diện
có lỗi dẫn đến việc bên đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên đại diện vẫn
có quyền hưởng thù lao theo khoản 3 điều này”,
b) Hợp đồng môi giới thương mại.
Về vấn đề thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới qui định tại
điều 154 LTM 2005. Hiểu theo điều 154 LTM, bên môi giới sẽ được hưởng các
khoản theo công thức sau:
- Môi giới thành công : thù lao và các chi phí phát sinh hợp lý

- Môi giới không thành công : các chi phí phát sinh hợp lý.
Như vậy khi tiến hành công việc môi giới, bên môi giới sẽ chắc chắn nhận được
một khoản tiền chi phí phát sinh hợp lý. Môi giới được thì sẽ được thêm khoản tiền
thù lao. Điều đó dẫn đến việc bên môi giới sẽ không tiết kiệm khoản tiền được gọi là
chi phí phát sinh hợp lý, đó là điều gây bất lợi cho bên được môi giới. Trong luật hợp
đồng Trung Quốc qui định về các khoản tiền mà bên môi giới được nhận như sau:
- Môi giới thành công: Thù lao ( đã bao gồm các chi phí phát sinh hợp lý)
- Môi giới không thành công: chi phí phát sinh hợp lý
Nhóm chúng tôi thấy qui định như vậy hợp lý hơn bởi vì khi kinh doanh môi
giới, điều quan trọng mà bên môi giới muốn có được đó là lợi nhuận, chính là thù lao

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 11


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
môi giới. Khi đó họ sẽ có ý thức tiết kiệm phần chi phí phát sinh hợp lý tối thiểu để
lợi nhuận mình đạt được sẽ cao hơn.
Đề xuất giải pháp khắc phục : Học tập luật hợp đồng Trung Quốc qui định về
vấn đề này. Qui định lại điều 154 LTM như sau : “ Trừ trường hợp có thỏa thuận
khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến
việc môi giới khi môi giới không thành công”
c) Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Thứ nhất : Nhóm chúng tôi xin đưa ra một ví dụ nhỏ để thấy được qui định
thiếu xót trong LTM 2005: A ủy thác cho công ty B bán 1 tấn tôm tươi với giá 1 tỷ
500 triệu đồng. Tuy nhiên do thị trường biến động, B đã bán được 2 tỷ đồng. Như
vậy B có vi phạm hợp đồng không? Và số tiền 500 triệu dư ra thì thuộc sở hữu của
ai? LTM 2005 không qui định cụ thể về vấn đề này, vì vậy nhiều khi quyền và lợi ích
của hai bên không được giải quyết thỏa đáng.

Đề xuất giải pháp khắc phục : Theo nhóm chúng em LTM nên qui định :
“trường hợp bên nhận ủy thác bán tài sản ủy thác trên giá hoặc mua tài sản ủy thác
dưới mức giá do bên ủy thác ấn định thì thù lao sẽ tăng lên phù hợp với hợp đồng.
Trường hợp thù lao của hợp đồng không được qui định hoặc không được qui định rõ
ràng thì lợi nhuận thuộc về bên ủy thác.”
Thứ hai: Trong trường hợp bên nhận ủy thác đã mua hàng cho bên ủy thác theo
đúng thỏa thuận trong hợp đồng nhưng bên ủy thác không nhận hàng không có lý do,
nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận cụ thể thì sẽ gây bất lợi cho bên nhận
ủy thác. Do đó, pháp luật cần phải có hướng dẫn để xử lý tình huống này.
Đề xuất giải pháp :Theo chúng tôi, trong trường hợp này, bên nhận ủy thác có thể
đem gửi giữ hàng hóa ủy thác đó và bên ủy thác phải chịu các chi phí cho việc gửi
giữ hàng hóa ủy thác. Trong trường hợp hàng hóa ủy thác không phù hợp cho việc
gửi giữ hoặc chi phí cho việc gửi giữ quá lớn, bên nhận ủy thác có thể bán đấu giá
hoặc thanh lý hàng hóa ủy thác và đem gửi giữ số tiền thu được.

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 12


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
d) Hợp đồng đại lý
Thứ nhất :LTM năm 2005 đã không qui định về một quyền rất quan trọng của
bên đại lý đó là quyền được bảo vệ quyền sở hữu danh sách khách hàng trong hệ
thống phân phối. Khi bên đại lý nhận mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên
giao đại lý thì họ phải thiết lập một mạng lưới khách hàng và họ cần được pháp luật
bảo vệ đối với quyền sở hữu danh sách khách hàng của mình. Trong hoạt động kinh
doanh, tìm kiếm lợi nhuận, việc tìm khách hàng có thể nói là một trong những công
việc khó khăn để một thương nhân tìm được chỗ đứng trên thị trường. Để tạo được
mạng lưới phân phối, thương nhân thường mất rất nhiều thời gian và chi phí. Thông

qua đại lý thương mại, các thương nhân giao đại lý đã tiết kiệm được rất nhiều thời
gian và chi phí gia nhập thị trường mà vẫn đưa được các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
của mình đến với người tiêu dùng. Do vậy, quyền sở hữu đối với danh sách khách
hàng là quyền mà các đại lý thương mại cần được bảo vệ. Bởi vì trên thực tế, khi bên
giao địa lý nắm được danh sách khách hàng của bên đại lý có thể trực tiếp bán hàng
hóa và cung ứng dịch vụ cho khách hàng của bên đại lý để thu lợi nhuận mà không
cần phải trả thù lao đại lý. Có một vụ việc thực tế liên quan đến vấn đề này, đó là
năm 2005, các đại lý độc quyền của công ty Coca-cola đã đưa ra vấn đề yêu cầu
pháp luật bảo vệ về việc Coca-cola nắm giữ danh sách địa chỉ khách hàng trong hệ
thống phân phối của mình, và trực tiếp bán hàng cho các khách hàng đó. Do trong
hợp đồng giữa Coca-cola và các đại lý độc quyền không có điều khoản nào xác định
hệ thống khách hàng mà các đại lý độc quyền xây dựng được là “ tài sản” riêng của
họ nên Coca-cola được quyền làm điều đó và các đại lý không thể bắt bẻ được. Từ
sau đó nhiều đại lý độc quyền của Coca-cola đã bị phá sản.Từ vụ việc thực tế này đòi
hỏi cần có cơ chế pháp lý hiệu quả để đảm bảo quyền sở hữu đối với hệ thống khách
hàng của các đại lý. Nói cách khác pháp luật thương mại đã không bảo vệ được
quyền lợi của bên đại lý nên mơí xảy ra tình trạng như vậy
Đề xuất giải pháp :Theo pháp luật của Cộng hòa Pháp thì không chỉ trong thời
hạn hợp đồng có hiệu lực mà nếu sau khi các bên thanh lý hợp đồng đại lý thương

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 13


Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1
mại, bên giao đại lý vẫn tiếp tục ký được các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ mà những hợp đồng này có thể thiết lập được là có sự đóng góp công sức của
bên đại lý thương mại thi bên đại lý thương mại vẫn được hưởng thù lao. Chúng ta
nên học tập ưu điểm này của pháp luật Pháp.

Thứ hai:Đối với trường hợp HĐ ĐLMBHH bị đơn phương chấm dứt, điều 177.
Trong quan hệ ĐLMBHH, bên giao đại lý cũng cần được bảo vệ khi bên đại lý đơn
phương chấm dứt hợp đồng. Trong hợp đồng thì bên giao đại lý phải giao hàng hoặc
tiền cho bên đại lý, đồng thời phải hướng dẫn bên đại lý các vấn đề liên quan đến
hàng hóa như bảo quản chất lượng hàng hóa…do vậy, khi bên đại lý đơn phương
chấm dứt hợp đồng , bên giao đại lý cũng chịu không ít ảnh hưởng như bị lộ bí quyết
kinh doanh …Ví dụ: Trường hợp 1, sau 3 năm thực hiện hợp đồng bên đại lý là A
liên tục bị bên giao đại lý là B chậ thnah toán thù lao. A đơn phương chấm dứt hợp
đồng. Vậy theo quy định tại khoản 3 Điều 177 Luật thương mại 2005 thì A sẽ không
được bội thường. Trường hợp thứ 2, sau 3 năm thực hiện hợp đồng bên đại lý A liên
tục bảo quản hàng hoá không đúng cách làm ảnh hưởng đến uy tín của B nên B đã
quyết định đơn phương chấm chất hợp đồng. Vậy theo quy định tại khoản 2 Điều
177 Luật thương mại 2005 thì A được bồi thường. Từ hai trường hợp trên ta có thể
thấy sự bất cập của Luật thương mại. Trường hợp 1 đáng nhẽ A được bội thường thì
lại không được bồi thường, trường hợp 2 đáng nhẽ không được bồi thường thì lại
được bồi thường. Luật thương mại 2005 chỉ quan tâm đến ai, bên nào đơn phương
chấm dứt hợp đồng chứ chưa quan tâm đến yếu tố lỗi trong khi đơn phương chấm
dứt hợp đông. Nếu như bên đại lý chấm dứt hợp đồng do lỗi của bên giao đại lý mà
vẫn không được bồi thường thì là một điều vô lý.
Đề xuất giải pháp khắc phục: Luật TM 2005 cần bổ sung qui định để bảo vệ
quyền lợi cho bên giao đại lý, và nên qui định về vấn đề bồi thường như sau: “ Bên
giao đại lý không phải bồi thường trong trường hợp hợp đồng chấm dứt do lỗi
nghiêm trọng của bên đại lý hoặc trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng
do lỗi nghiêm trọng của bên giao đại lý”

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 14



Môn Luật thương mại module 2 - Bài tập nhóm tháng 1

KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, trong thời kì kinh tế kế hoạch tập trung, các hoạt động trung gian
thương mại chủ yếu tồn tạo trong lĩnh vực kinh tế quốc tế còn các hoạt động trung
gian thương mại trong nước chưa có điều kiện để hình thành. Khi chuyển sang nền
kinh tế thị trường, do nhu cầu của việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các hoạt động trung
gian thương mại là loại hình dịch vụ quan trọng của dịch vụ thương mại đã được xuất
hiện dưới sự điều chỉnh của luật pháp, mà hiện nay là luật thương mại 2005. Tuy
nhiên để hoạt động này được phát huy hiệu quả trong thực tiễn và cũng để hợp với
tình hình kinh tế hiện nay thì luật thương mại cần củng cố những vướng mắc để các
ngành kinh tế đặc biệt là dịch vụ thương mại ngày càng phát triển hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thương mại năm 2005.
2. Nghị định của Chính phủ số12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 quy định chi
tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các
hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
3. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại tập 2, Nxb. CAND,
Hà Nội,2006.
4. Luận án tiến sĩ luật học: “Pháp luật về điều chỉnh hoạt động trung gian
thương mại ở Việt Nam”- Nguyễn Thị Vân Anh- Hà Nội 2007
5. Khóa luận tốt nghiệp: “ Chế định pháp lý về hợp đồng ủy thác mua bán hàng
hóa”- Phạm Thị Thu Hiền-Hà Nội 2005

Lớp N09 – TL2 - Nhóm 3

Page 15




×