Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của pl Vn hiệnhành. Thực tiễn thực hiện UTTP quốc tế giữa vn và các nước không ký kết ĐƯQT về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.34 KB, 14 trang )

Đề 9: Phân tích vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của pl Vn hiện
hành. Thực tiễn thực hiện UTTP quốc tế giữa vn và các nước không ký kết
ĐƯQT về vấn đề này.
A.

MỞ ĐẦU.

Cùng với quá trình hợp tác kinh tế, chính trị trên phạm vi quốc tế thì hợp tác tp
là 1 nhu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển của mỗi quốc gia.
Trong tình hình gia tăng số lượng các vụ việc trong lĩnh vực dân sự, thương
mại, hôn nhân và gia đình, hình sự giữa công dân, pháp nhân các nước khi các
đương sự có quốc tịch, có nơi cư trú ở các nước khác nhau hoặc tài sản tranh
chấp nằm ở các quốc gia khác nhau…nên các cơ quan tphap vn k thể tự mình
tiến hành các hoạt động đối với đương sự ở nước ngoài. Trước yêu cầu đó đòi
hỏi các qgia phải xây dựng 1 cơ chế phối hợp, hợp tác với nhau, nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích các nước, bảo vệ đc quyền và lợi ích của công dân khi có quan
hệ pl ở nn phát sinh cũng như tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia.
Một trong các hoạt động như thế đc gọi là UTTP qte. Đó cũng chính là lý do mà
bài tiểu luận sau xin đi tìm hiểu về đề tài: Phân tích vấn đề ủy thác tư pháp
quốc tế theo quy định của pl Vn hiện hành và thực tiễn thực hiện UTTP quốc tế
giữa vn và các nước không ký kết ĐƯQT về vấn đề này.
B.

NỘI DUNG.

I, Khái quát chung về ủy thác tư pháp qt.
1.

Khái niệm về UTTPQT.
Ủy thác tp là một trong các hình thức của hđộng tương trợ tp. TTTP là việc


các cơ quan nn có thẩm quyền của các nước khác nhau trợ giúp lẫn nhau thực
hiện các hành vi tố tụng tư pháp riêng biệt theo những trình tự, thủ tục, thể thức
nhất định để thi hành pl, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nc, của cơ
quan, cá nhân mỗi nc trên lãnh thổ của nhau, thúc đẩy phát triển qhe hợp tác


qte. Nội hàm các hđộng tttp rất rộng không chỉ giới hạn trong các hđộng tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong các hđộng tố tụng của quá trình giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nn mà còn sang cả các hđộng về giúp đỡ, hỗ trợ xdựng pl,
nghiên cứu, đào tạo các chuyên gia ply, trao đổi thông tin, còn hđộng UTTP chủ
yếu đc thực hiện trong quá trình tố tụng như: tống đạt giấy tờ, thu thập chứng
cứ, lấy lời khai, xác định tình trạng nhân thân, tsan của các đương sự ở nn…
Theo điều 6 luật TTTP 2008 về uttp, có thể rút ra khái niệm UTTPQT như
sau: UTTPQT là yêu cầu = văn bản của cquan có thẩm quyền của vn or cquan
có thẩm quyền của nn về việc thực hiện 1 or 1 số hđộng tttp theo quy định pl
nước có liên quan or đưqt vn là thành viên.
2.

Đặc điểm của UTTPQT.
Từ khái niệm trên, có thể rút ra 1 số đặc điểm của UTTPQT như sau:
Thứ nhất, uttp qte là sự hợp tác giữa các qgia để giải quyết thỏa đáng các vấn

đề về dân sự các bên cùng quan tâm. Mục đích của hoạt động ủy thác qte nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, cá nhân của nc này
trên lãnh thổ nc kia. Vì vậy, việc tiến hành hđộng uttp đã góp phần củng cố tăng
cường phát triển hữu nghị, hợp tác giữa các qgia hữu quan.
Thứ hai, cơ sở pháp lý thực hiện uttp qte giữa các nước và pl các nước lquan
về tttp. ĐƯQT giữa các nước liên quan về tttp đc ưu tiên áp dụng; nếu k có đưqt
liên quan thì tttp đc thực hiện theo pl của nước đc đương sự yêu cầu thực hiện,
chủ yếu tuân theo ngtac có đi có lại.

Thứ 3, việc xđịnh cquan nn có thẩm quyền thực hiện hđộng ttp còn tùy thuộc
vào pl quốc gia, nhưng chủ yếu vẫn thuộc các cơ quan tư pháp. Cơ chế liên hệ
để thực hiện hđộng tttp có thể rất khác nhau: là hình thức liên hệ trực tiếp giữa
các cquan có thẩm quyền vs nhau or thông qua các cquan đầu mối TW.


Ở vn, tgian qua các cquan thưc hiện tttp bao gồm: Bộ tư pháp, tòa án nhân dân
tc, viện ksnd tối cao, bộ công an, bộ ngoại giao, các cquan đại diện vn ở nn, cac
tòa án nd cấp tỉnh, các ubnd cấp tỉnh và một số cquan khác có liên quan.
II, UTTP QT theo pl VN hiện hành.
Hiện nay pháp luật trong nước cũng đã xây dựng một số quy định về
tương trợ tư pháp, cụ thể:
-

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã đưa vào một số quy định về
tương trợ tư pháp tại Chương XXXVI (từ điều 414 đến điều 418).

-

Luật Tương trợ tư pháp được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và
có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.

-

Nghị định số 92/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật TTTP.

Thông qua các văn bản trên có thể thấy, vấn đề ủy thác TPQT theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành gồm những nội dung chính sau:
1. Nguyên tắc thực hiện ủy thác TPQT.

Trên phương diện quốc tế, tương trợ tư pháp là biểu hiện của chủ quyền
quốc gia, các quốc gia khác không được can thiệp và phải tôn trọng, việc cho
phép tiến hành hoặc không cho phép, phạm vi, mức độ thực hiện các hoạt động
hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của mỗi quốc gia. Vì thế Hiện nay theo quy định
tại điều 4 Luật TTTP việc thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp phải đảm
bảo các nguyên tắc sau:
- Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình
đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


- Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương
trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi
có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán
quốc tế.
Với các nguyên tắc này, Tòa án VN k chấp nhận thực hiện việc uttp của tòa án
nn, nếu việc thực hiện ut xâm phạm đến chủ quyền, đe dọa đến an ninh của vn
or việc thực hiện uttp k thuộc thẩm quyền của Tòa án VN.
2. Phạm vi nội dung thực hiện ủy thác tư pháp.
Nội dung các hoạt động ủy thác tư pháp với các nước cũng có nhiều
điểm khác nhau, phụ thuộc quan hệ song phương, cũng như ý chí của các bên
ký kết. theo quy định tại điều 10 của Luật TTTP hiện nay thì phạm vi tương trọ
tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm 4 nội dung:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu lien quan đến tương trợ tư pháp về dân sự:
Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự có thể bao
gồm:
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân
sự. Văn bản này thực chất là công văn hoặc công hàm yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền của nước yêu cầu gửi tới nước nhận yêu cầu.

+ Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự. Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự
thực chất là những nội dung chính trong yêu cầu tương trợ của nước yêu cầu.
Văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự theo quy định tại Điều 12 Luật Tương trợ tư
pháp bao gồm các nội dung như: ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản; tên,
địa chỉ cơ quan uỷ thác tư pháp; tên, địa chỉ cơ quan được uỷ thác tư pháp; họ,
tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân, tên đầy đủ, địa chỉ
hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến uỷ thác tư
pháp; nội dung công việc được uỷ thác tư pháp về dân sự (trong phần nội dung


công việc này, cơ quan yêu cầu uỷ thác phải nêu rõ mục đích uỷ thác, công việc
và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để
thực hiện uỷ thác và thời hạn thực hiện uỷ thác).
+ Quyết định của Toà án. Trong vụ việc dân sự, Quyết định của Toà án
có thể là Quyết định ly hôn, Quyết định về truy nhận cha cho con, Quyết định
về quyền nuôi con, Quyết định về việc phân chia tài sản, Quyết định về phân
chia di sản trong thừa kế…
+ Giấy triệu tập đến Toà án. Trong vụ việc dân sự, Giấy triệu tập có thể
liên quan đến việc phân chia tài sản trong ly hôn, nuôi con, cấp dưỡng, thừa
kế…
- Triệu tập người làm chứng, người giám định:
Đối với một số vụ việc dân sự cần đến lời khai hoặc chứng cứ của người
người làm chứng, bản kết luận chuyên môn của người giám định như một vụ
việc về truy nhận cha cho con, tranh chấp tài sản trong hôn nhân, đòi quyền
thừa kế… nhưng người làm chứng, người giám định đang ở nước ngoài, thì cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam phải gửi đề nghị triệu tập người làm chứng,
người giám định tới cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người làm chứng,
người giám định đang có mặt để yêu cầu người làm chứng, người giám định có
mặt tại Việt Nam trong một thời gian nhất định để họ tham gia vào việc giải
quyết vụ việc dân sự có liên quan.

Điều 8 Luật Tương trợ tư pháp quy định cụ thể về triệu tập và bảo vệ
người làm chứng, người giám định. Qua đó:
+ Người làm chứng, người giám định được tạo điều kiện thuận lợi trong
nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;


+ Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải cam kết về việc bảo đảm an
toàn tính mạng, sức khoẻ, điều kiện ăn ở, đi lại cho người làm chứng, người
giám định; người làm chứng;
+ Người làm chứng, người giám định được triệu tập đến Việt Nam sẽ
không bị bắt, bị tam giam, tạm giữ hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử vì những
hành vi trước khi đến Việt Nam như cung cấp lời khai làm chứng, bản kết luận
chuyên môn đối với vụ án mà người đó được triệu tập; phạm tội ở Việt Nam; có
quan hệ với đối tượng đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự của Việt Nam;
có liên quan đến một vụ việc dân sự hoặc hành chính khác ở Việt Nam.
- Thu thập, cung cấp chứng cứ:
Khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh việc
phải có thu thập chứng cứ ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
không có thẩm quyền thu thập trực tiếp chứng cứ ở nước ngoài mà phải gửi yêu
cầu về thu thập và cung cấp chứng cứ tới cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài. Dựa trên yêu cầu tương trợ này của phía Việt Nam, cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài sẽ xem xét việc có hay không thực hiện yêu cầu tương
trợ.
Các trường hợp cần tương trợ tư pháp về dân sự của nước ngoài như đã
nêu ở trên phải được thực hiện thông qua cơ quan đầu mối về tương trợ tư pháp
về dân sự. Điều 62 Luật Tương trợ tư pháp quy định “Bộ Tư pháp là cơ quan
giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp;
tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các uỷ thác tư pháp về
dân sự”. Do vậy, Bộ Tư pháp chính là cơ quan đầu mối của Việt Nam trong việc
giải quyết các yêu cầu về tương trợ tư pháp về dân sự đối với nước ngoài. Qua

đó, khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân
sự, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải gửi yêu cầu tương trợ tới Bộ Tư


pháp. Thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự được quy định cụ
thể tại Điều 14 Luật Tương trợ tư pháp.
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự (Điều 10 LTTTP 08).
3.Trình tự thủ tục thực hiện và pháp luật áp dụng.
Hiện nay, theo các quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật Việt
Nam, trình tự thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và các nước
được thực hiện qua hệ thống các cơ quan trung ương (Bộ tư pháp hoặc Bộ
Ngoại giao) của hai nước hữu quan. Tuy nhiên, quy trình này được đánh giá là
phức tạp, qua nhiều cơ quan, tốn thời gian…ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình
xét xử và quyền lợi của đương sự. Cụ thể, quy trình được thực hiện như sau:
a)Đối với các ủy thác tư pháp do Tòa án Việt Nam yêu cầu tòa án nước ngoài
thực hiện.
Đầu tiên, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải chuyển
hồ sơ ủy thác cho Bộ Tư pháp (là cơ quan trung ương); Bộ Tư pháp Việt Nam
sẽ chuyển sang cho Bộ tư pháp nước ngoài (hoặc cho Bộ ngoại giao) nước được
yêu cầu thực hiện.
Tiếp đến Bộ Tư pháp nước ngoài (hoặc Bộ Ngoại giao) chuyển đến các
cơ quan tư pháp nước bạn để nhờ thu thập, xác minh chứng cứ…Nếu có kết quả
trả lời thì quy trình lại qua các cơ quan trên gửi ngược trở lại cho Tòa án Việt
Nam; nhiều trường hợp, không có kết quả, hoặc không thể thực hiện được việc
ủy thác tư pháp do không tìm thấy đương sự ở nước ngoài, có thể dẫn đến bế
tắc, tòa có thể phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc.
b)Đối với các ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu
Việt Nam thực hiện.



Bộ Tư pháp Việt Nam nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có
thẩm quyền của nước yêu cầu, vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của
hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. trường
hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ tư pháp tra lại cho cơ quan có thẩm quyền của
nước yêu cầu và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sau khi thực hiện phải thông báo
kết quả thực hiện ủy thác tư pháp cho Bộ tư pháp; Bộ tư pháp sẽ chuyển văn
văn bản dó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều
ước quốc tế mà Việt Nam và nươc yêu cầu là thành viên hoặc thông qua con
đường ngoiaj giao.
Trường hợp ủy thác tư pháp không thực hiện được hoặc quá thời hạn mà
nước ngoài yêu cầu hoặc cần bổ sung thông tin, tài liệu lien quan, cơ quan có
thẩm quyền cua Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp phải thông báo bằng văn
bản cho Bộ tư pháp và nêu rõ lý do để Bộ tư pháp thông báo cho cơ quan có
thẩm quyền của nước yêu cầu.
Hiện nay, đối với dương sự là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ ủy
thác tư pháp được gửi cho tòa án có thẩm quyền của nước tiếp nhận thông qua
Bộ Tư pháp Việt Nam; đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam thì hồ sơ ủy thác gửi
cho Đại sứ quán Việt Nam ở nước tiếp nhận ủy thác thông quan Bộ Tư pháp
Việt Nam.
c)Về pháp luật áp dụng thực hiện ủy thác tư pháp.
Hâu hết các Hiệp định đều quy đinh rằng: khi thực hiện yêu cầu tương trợ
tư pháp, cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luạt nước mình. theo đề nghị của
cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể áp dụng các quy phạm tố tụng
của bên ký kết yêu cầu, nếu các quy phạm đó không trái với pháp luật của bên
ký kết được yêu cầu.


Mỗi bên ký kết chịu các chi phí thực hiện tương trợ tư pháp phát sịnh trên
lãnh thổ nước mình. trong trường hợp chi phí thực hiện quá cao, các cơ quan

trung ương của hai nươc sẽ thỏa thuận với nhau để giải quyết.
III, Thực tiễn thực hiện hoạt động ủy thác TPQT giữa Việt Nam với các
nước không ký kết điều ước.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế hoạt động tương trợ tư pháp chủ yếu
được thực hiện thông qua các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương.
Trường hợp không có điều ước quốc tế, hoạt động tương trợ tư pháp được thực
hiện theo pháp luật của nước được yêu cầu trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Thực tiễn thực hiện Ủy thác tpqt cho thấy ut tống đạt giấy tờ và lấy lời
khai đương sự là cdan vn đag cư trú ở nn trong vụ kiện ly hôn là loại việc chiếm
đa số. Ngoài ra, các uttp về việc lấy lời khai đương sự là cdaan vn đang cư trủ ở
nn trong các vụ kiện dân sự như thừa kế, chia tài sản, tranh chấp đất đai, đòi
btth, đơn phương chấm dứt hđ, thay đổi họ tên, yêu cầu tiền cấp dưỡng nuôi
con… cũng có xu hướng tăng lên.
1. thực tiễn thực hiện uttp quốc tế do t.án vn yêu cầu đối với t.án nn or với
Đại sứ quán vn ở nn.
*,Những kết quả đạt đc.
TAND TP HCM và TAND TP HN là 2 nơi thực hiện nhiều nhất các UTTP
của TA nước ngoài và Đại sứ quán vn ở nn. Trong các yêu cầu uttp này, uttp
đối với vụ kiện ly hôn giữa 1 bên là công dân vn và 1 bên là cdan Đài Loan do
TAND TP HCM yêu cầu có số lượng lớn nhất chiếm khoảng 50% tổng số yêu
cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2005, số uttp do TAND TP HCM yêu cầu là 73 vụ
nhưng chưa có một vụ kiện ly hôn nào giữa cdan vn và cdan Đài loan đc phía
TA có thẩm quyền của ĐL tống đạt thành công tới đương sự.


Bên cạnh các vụ kiện ly hôn giữa cdan vn và cdan đài loan thì số lượng các vụ
kiện ly hôn do TAND TP HCM yêu cầu liên quan đến cdan vn và ng vn có
quốc tịch hoa kỳ cũng tăng lên với số lượng lớn từ đầu năm 2000 đến nay.
Nhưng do số ng Vn có quốc tịch Hoa Kỳ định cư ở Hky trên nhiều bang khác
nhau, không có tính tâp trung nên việc thực hiện các uttp này gặp nhiều khó

khăn và không magn lại hiệu quả cao. Hơn nữa, từ đầu năm 2005, phía Hky đã
bày tỏ ý định tạm dừng việc thực hiện các yêu cầu uttp của phía vn trong các vụ
liện ly hôn giữa cdan vn và cdan hoa kỳ, do đó số các hồ sơ tồn đọng mà
TAND TP HCM gửi tới bộ tư pháp là rất lớn, khoảng 200 hồ sơ.
Các yêu cầu uttp về dân sự của TAND TP HN đối với TA nước ngoài cũng
như Đại sứ quán vn ở nn rất nhiều là các vụ kiện ly hôn giữa cdan vn và ng vn
đang sinh sống,học tập tại các nước chưa ký kết đưqt với vn về uttp quốc tế như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công… Bên cạnh TA HN, TP HCM thì
từ đầu năm 2008 đến nay, yêu cầu uttp do các tand tỉnh Bà rịa – vũng tàu, Bình
thuận, long an, quảng ninh, sơn la, tand tp hải phòng… cũng tăng lên ngày 1
nhiều. nếu phân theo quốc tịch của đương sự,việc thực hiện uttp qt của các cơ
quan có thẩm quyền của vn cho các cơ quan có thẩm quyền nn đã đạt đc những
kết quả nhất định.
Năm

2008

Tổng số Trả lại Quốc tịch của đương sự
vụ

hồ sơ

837

59 (7%) -Đương sự có qtich vn là 393 (47%)
-…………………..nước đã ký HĐ: 4,1%.
-…………………..chưa có HĐ: 41,7%

2009


2567

115
(4,5%)

-…….vn là 740 đương sự (28,8%)
-…….: Pháp 93 đương sự (3,6%), còn lại là Trung
Quốc, Nga, Lào..


-……chưa có HĐ: Hoa Kỳ 919 đương sự (35,8%),
Đài Loan 257 đương sự (10%), còn lại là Canada,
Hàn QUốc, Úc…
2010

648

4
(0,6%)

-…là 80 đương sự (12,3%).
-… có HĐ: chủ yếu là Pháp với 18 đương sự
(2,8%).
-…. Có HĐ: chủ yếu là Hoa Kỳ 293 đương sự
(45,2%), Đài Loan 77 đương sự (11,9%).

Theo bảng thống kê trên chúng ta có thể nhận thấy, hoạt động uttp quốc tế do
tan vn đưa ra đối với ta nước ngoài và đại sứ quán vn ở nn ngày càng đa dạng
về quốc tịch và rộng lớn về lãnh thổ ủy thác. Số lượng các vụ thực hiện uttp qt
giữa vn với những nước chưa ký kết HĐ tương trợ tp vs VN như HKy, Canada,

Hàn quốc, đài loan… đã cho thấy tinh thần hợp tác ngày càng sâu rộng của vn
trong lĩnh vực uttp qt.
*, Những vấn đề còn tồn đọng:
Từ lâu, kết quả ủy thác tư pháp đã là một vấn đề “nhức nhối”, ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Có kiến nghị trên là do hiện các
quy định về việc thực hiện ủy thác tư pháp chưa mang tính hệ thống, chưa được
sự phối hợp của các cơ quan liên quan. Các văn bản luật này chỉ dừng lại là
những điều luật khung và chỉ đưa ra các nguyên tắc về ủy thác tư pháp. Vì thế
khi giải quyết án, các thẩm phán gặp khó khăn và lúng túng đặc biệt là đối với
các trường hợp vn chưa ký hđ tương trợ tp với các nước. UTTP của VN ra nn
trong thời gian qua đạt hiệu quả rất thấp. Do k nhận đc kết quả utttp nên nhiều
vụ việc dân sự đã phải tạm định chỉ, gây ảnh hưởng đến công tác xét xử của ta.
Có thể lấy 1 vụ việc cụ thể như sau:


Ngày 26/6/2009, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án
“Tranh chấp quyền sở hữu nhà” giữa nguyên đơn là ông Chuang Yu Sheng và
bị đơn là bà Nguyễn Thị Thúy Hương và ông Huang Wen Yuan. Người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Chang Mang Tang và ông
Lin FuLin (người Đài Loan, Trung Quốc).
Do những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có mặt tại phiên tòa
ngày 26/6/2009 nên TAND TP.HCM đã có Công văn đề nghị Bộ Tư pháp thực
hiện thủ tục ủy thác tư pháp TA có thẩm quyền của Đài Loan để niêm yết bản
án số 1542/2009/DSST. Kể từ đó, công văn “đi lại” liên tục giữa TAND
TP.HCM và Bộ Tư pháp, giữa Bộ Tư pháp với TA có thẩm quyền của Đài Loan
nhưng không có kết quả.
Do đó, ngày 7/7/2009, bà Hương có đơn kháng cáo Bản án dân sự sơ thẩm số
1542/2009/DSST, nhưng TAND TP không thể chuyển bán án lên TA cấp phúc
thẩm để giải quyết vì một lý do gần như “bất khả thi”: “Không nhận được kết
quả ủy thác tư pháp”.

Mặc dù đã có Luật Tương trợ Tư pháp nhưng hàng trăm nghìn vụ, việc dân sự
như của bà Hương nêu trên vẫn đang phải xếp hàng, không thể có phán quyết
cuối cùng vì còn chờ “kết quả ủy thác tư pháp”. Hậu quả trước mắt là làm giảm
uy tín của cơ quan TA đối với việc giải quyết các tranh chấp dân sự vì người
dân cảm thấy “TA đang gây khó dễ, không quan tâm đến quyền lợi của mình”.
Tiếp nữa là gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Uttp giữa vn và các nước chưa ký hđ tttp chậm trễ như vậy là do các nguyên
nhân:
-Theo quy trình ủy thác, đầu tiên tòa án Việt Nam phải chuyển hồ sơ qua Bộ
Tư pháp. Bộ này chuyển đến Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao chuyển đến đại sứ
quán Việt Nam tại nước sở tại. Từ đây hồ sơ vụ án mới được chuyển đến các cơ
quan tư pháp nước bạn để nhờ thu thập, xác minh chứng cứ. Nếu quá trình xác
minh thuận lợi, hồ sơ sẽ lần lượt ngược hành trình trên quay về tòa án Việt
Nam. Ủy thác thành công đã vậy, còn nếu thất bại hoặc bị ách lại ở một cơ quan
nào đó thì tòa chỉ có cách duy nhất ngồi chờ. Và chưa kể đến việc các cơ quan ở
nước bạn không nhiệt tình, không hào hứng giúp đỡ thì coi như án chôn chân tại
chỗ.


- tand các tỉnh thành ách tắc hàng loạt vụ-việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần
ủy thác tư pháp quốc tế vì chưa có sự thống nhất. Các thẩm phán dân sự không
dám xử vì sợ bị hủy án. Lượng án tồn đọng, quá hạn trong năm tăng cao. Nhiều
đương sự liên tục khiếu nại nhưng cũng đành chấp nhận vì không còn cách nào
khác là chờ.
Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn của TAND Tối cao đã quá cũ, lẻ mẻ và
chưa cụ thể. Đến nay TAND Tối cao chỉ có Công văn 130 năm 1991 và Công
văn 29, Công văn 517 năm 1993 hướng dẫn giải quyết về các vụ án ly hôn với
một bên đương sự ở nước ngoài. Cạnh đó có thêm Nghị quyết 01 của HĐTP
(ngày 16-4-2003) TAND Tối cao hướng dẫn giải quyết một số vụ tranh chấp
dân sự. Nhưng với tình hình thực tế hiện nay, chừng ấy hướng dẫn vẫn như

muối bỏ bể. Thế nên rất cần TAND Tối cao tiếp tục có hướng dẫn.
- Ngoài ra còn vướng ngay từ phía đương sự. Chẳng hạn đương sự chậm cung
cấp địa chỉ người ở nước ngoài, không chịu trả chi phí dịch thuật tài liệu ủy
thác, lệ phí bưu điện cho việc ủy thác theo luật. Nhiều trường hợp có nhu cầu tự
hòa giải thì xin tòa kéo dài thời gian để liên lạc với người cư trú ở nước ngoài
nhằm làm giấy ủy quyền cung cấp chứng cứ.
2, thực tiễn thực hiện uttp qt khi có yêu cầu của nn đối với vn.
Trong số các uttp qt về dân sự mà phía nn yêu cầu thì các cơ quan có thẩm
quyền của vn thực hiện, các ut về hôn nhân và gđ chủ yếu là ly hôn chiếm số
lượng lớn. Nhiều nước chưa ký HĐ với vn có yêu cầu uttp đối với phía vn như:
hàn quốc, thụy sỹ, nauy, .. Bên cạnh các yêu cầu ut về hn và gđ còn có cá yêu
cầu về xác minh địa chỉ, tình trạng nhân thân, xác minh tính xác thực của Bằng
tốt nghiệp phổ thông, tốt nghiệp dh, chứng minh thư nhân dân của đương sự…
Ba Lan là nc có yêu cầu nhiều nhiếu nhất đối vs những ut này.
Việc thực hiện tống đạt giấy tờ của nước ngoài trên lãnh thổ vn, đc Bộ tư pháp
hướng dẫn bởi thông tư số 163/HTQT ngày 25/3/1993 về việc thực hiện uttp
của ta nc ngoài.
Thực tiễn thực hiện tống đạt giấy tờ cho đương sự theo hướng dẫn của thông tư
163 cho thấy, ta vn về cơ bản cũng đã có nhiều sự cố gắng thực hiện đầy đủ việc
ủy thác tống đạt hồ sơ, lấy lời khai đương sự mà tòa án nn yêu cầu. Hồ sơ ut của
tan n đc thẩm phán nghiên cứu kỹ để xác định đúng và đẩy đủ nội dung, yêu cầu
đc ủy thác. Hầu như trong những năm gần đây đã giải quyết 100% số hồ sơ đã


thụ lý. Những trường hợp gửi trả lại toàn bộ hồ sơ ut về Bộ là do nguyên nhân
khách quan. Tuy nhiên cũng có trg hợp ta Hà Nộ gửi lại toàn bộ hồ sơ uttp qt về
cho ta ủy thác thông qua Bộ tp Vn do không có đương sự cần tống đạt ở địa chỉ
đó hoặc đương sự đã quay trở lại nc sở tại k còn ở vn or trong hồ sơ chỉ có bản
gốc mà k có bản dịch or do địa chỉ của đương sự ut nhiều khi thiếu chính xác.
C.


KÊT LUẬN.

Thực tiễn thực hiện pl về uttp qt của vn với các nc đặc biệt là các nước chưa có
hđttp với vn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong khi đó số lượng vụ việc uttp
đố với các nc này là rất lớn. Do đó, đòi hỏi Vn phải có những biện pháp thích
hợp để giải quyết vấn đề này. Trong đó, vn cần chú trọng đến vấn đề tham gia
vào 1 số công ước đa phương về vấn đề này. Việc tham gia công ước đa phương
sẽ tạo thuận lợi, để có thể cùng một lúc hợp tác tương trợ tp với nhiều nc là
thành viên của công ước, mở rộng hợp tác tp của vn với quốc tế.



×