Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.07 KB, 19 trang )

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy
định của pháp luật Việt Nam


Nguyễn Thị Thu Hiền


Khoa Luật
Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Nghiên cứu l ý luận chung về Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
(HĐUTMBHH). Nghiên cứu các điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định
của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước.
Nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam và đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hàng hóa
trong thời gian tới.

Keywords. Luật kinh tế; Hợp đồng kinh tế; Hàng hóa; Pháp luật Việt Nam


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động UTMBHH là chế định quan trọng của LTM. Các quy định pháp luật về hoạt
động UTMBHH đã khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của nó trong sử dụng TGTM như
một kênh không thể thiếu trong giao thương. Uỷ thác là giải pháp lý tưởng cho thương nhân
và được tìm thấy trong mọi lĩnh vực của kinh doanh. Các quy định pháp luật về hoạt động
UTMBHH là hành lang pháp lý quan trọng, tuy nhiên chế định này chưa được quy định hoàn


thiện và tương xứng với vị trí, vai trò của nó và đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh, khi được
thực hiện nó bộc lộ nhiều hạn chế:
Mâu thuẫn giữa nguyên tắc chung và quy định cụ thể
Nguyên tắc thiện chí được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng khi xác lập và thực
hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự và là điều kiện căn bản để các bên giao kết và thực hiện hợp
đồng. Song nguyên tắc chung lại không thống nhất với các quy định cụ thể của LTM. Thiện
chí là yêu cầu đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các bên khi tạo lập và thực hiện các quyền, nghĩa
vụ hợp đồng. Như vậy, về nguyên tắc nếu việc thực hiện quyền pháp lý của một bên chủ thể
có khả năng gây thiệt hại cho chủ thể phía bên kia hoặc ảnh hưởng đến quan hệ hợp đồng thì
hành vi đó phải được loại trừ.
Tuy nhiên, LTM quy định, bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của
nhiều bên uỷ thác khác nhau. Trong thực tế, nếu bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác bán hàng cho
nhiều bên uỷ thác mà hàng hoá nhận uỷ thác cùng chủng loại, cùng tính năng sử dụng, dẫn
đến khả năng không thể thực hiện đúng cam kết, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết hoặc
gây áp lực tăng phí uỷ thác. Như vậy, trong một chừng mực, đã vi phạm yêu cầu của nguyên
tắc thiện chí.
Vấn đề xử lý hàng hoá uỷ thác không được tiếp nhận
Trong thực tế, hàng hoá được uỷ thác mua đã sẵn sàng giao nhận theo yêu cầu của bên
uỷ thác nhưng người chủ uỷ, vì nhiều lý do khác nhau, không tiếp nhận hàng hoá được uỷ
thác mặc dù người nhận uỷ thác, trong quá trình thực hiện hợp đồng, đã thực hiện theo các
chỉ dẫn và đã nhận thù lao. Điều này có thể dẫn đến nhiều rắc rối cho người nhận uỷ thác
trong việc giải phóng hàng và thanh lý hợp đồng (thời hạn cập cảng, phí thuê tàu, địa điểm và
phí lưu kho ). Đây cũng là những đòi hỏi bức thiết cần có quy định cụ thể của pháp luật xử
lý trường hợp hàng hóa uỷ thác mua không được tiếp nhận.
Vấn đề phạm vi uỷ thác
LTM Việt Nam giới hạn hoạt động uỷ thác trong lĩnh vực MBHH trong khi các nước
quy định hoạt động đại diện trong tất cả các lĩnh vực thương mại. Trong thực tiễn, hoạt động
uỷ thác đầu tư, uỷ thác cho vay tín dụng là hoạt động thương mại quan trọng và phổ biến
song lại chưa được quy định cụ thể trong LTM và các văn bản pháp luật liên quan. Với phạm
vi uỷ thác được quy định như hiện nay trong LTM sẽ là bất cập khi các chủ thể, trong hoạt

động thương mại muốn sử dụng uỷ thác như một hành vi kinh doanh (uỷ thác đầu tư xây
dựng, uỷ thác cho vay tín dụng, uỷ thác cho thuê tài sản ) nhưng không có hình thức pháp lý
phù hợp. Rõ ràng, không thể mượn hình thức UTMBHH áp dụng cho cho vay tín dụng hay
uỷ thác đầu tư. Yêu cầu cần phải có quy định hoặc chỉ dẫn áp dụng pháp luật đối với những
trường hợp tương tự trong LTM là vô cùng cần thiết. Hướng tới hoàn thiện chế định HĐUT
trong LTM, đây cũng là điểm cần sửa đổi, bổ sung.
Về khái niệm HĐUTMBHH
Hoạt động UTMBHH thể hiện đầy đủ các yếu tố của một giao dịch thương mại và là giao
dịch thương mại chủ yếu, quan trọng, cơ sở pháp lý cho HĐUTMBHH được thực hiện nhưng
không được quy định là giao dịch hay hợp đồng UTMBHH trong LTM.
LTM sử dụng thuật ngữ uỷ thác trong khi BLDS dùng thuật ngữ uỷ quyền mà không có sự
phân định rõ ràng. Tại sao LTM không sử dụng thuật ngữ uỷ quyền MBHH? Uỷ quyền MBHH
trong Luật chuyên ngành logic với uỷ quyền dân sự trong Luật chung. Tuy bản chất của uỷ quyền
trong dân sự khác uỷ thác trong thương mại ở tư cách pháp lý của người thụ uỷ khi thực hiện
nghĩa vụ uỷ nhiệm, nhân danh người chủ uỷ (trong uỷ quyền dân sự) và nhân danh chính người
thụ uỷ (trong uỷ thác thương mại). Tuy vậy, ranh giới phân định giữa uỷ thác trong thương mại
và uỷ quyền trong dân sự vẫn mờ nhạt và không thể chỉ dựa trên căn cứ đó. Như vậy, trong
trường hợp vẫn giữ nguyên thuật ngữ này, LTM cần có sự phân định cụ thể giữa uỷ thác trong
LTM và uỷ quyền trong BLDS. Đây không chỉ là vấn đề mang tính học thuật về một khái niệm
trong khoa học pháp lý, đó còn là yêu cầu khách quan và sự phù hợp với tinh thần của BLDS. Do
đó, chế định HĐUTMBHH cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tương xứng với vị trí, vai trò
của nó và đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh.
Tuy nhiên, lịch sử nghiên cứu pháp luật hợp đồng và thương mại chưa có công trình nào,
luận văn nào chuyên nghiên cứu về HĐUTMBHH đúng với vị trí, vai trò của nó. Mặt khác,
khảo sát thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam để phát hiện những bất
cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định . Trong bối cảnh đó , nghiên cứu và đề xuất
những giải pháp mang tính tổng thể cho việc bổ sung , hoàn thiện chế định pháp luật về
HĐUTMBHH là một việc làm có ý nghĩa. Tác giả lựa chọn đề tài “HĐUTMBHH theo quy
định của pháp luật Việt Nam” cho luận văn với mong muốn giải quyết những yêu cầu đó.
2.Tình hình nghiên cứu

HĐUTMBHH là một lĩnh vực nghiên cứu mới. Đã có một số tác giả viết về đại diện
thương mại, uỷ quyền thương mại như, TS Ngô Huy Cương, Chế định đại diện thương mại
theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhìn từ góc độ luật so sánh; PGS. TS Phạm Duy
Nghĩa, Chuyên khảo Luật Kinh tế; Cao Văn Tuân, Đại diện trong giao kết hợp đồng, song
chưa có công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu HĐUTMBHH ở bình diện l ý luận cơ
bản cũng như các điều kiện hiệu lực và thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt
Nam.
Đi vào lĩnh vực nghiên cứu mới trên cả phương diện lý luận và thực tiễn là một điểm khó,
cần thời gian và nỗ lực không nhỏ trong khảo sát, nghiên cứu các quy định pháp luật và năng
lực tư duy trong phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn. Trong khuôn khổ thời gian và phạm
vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất
của HĐUTMBHH, trên cơ sở đó, từ bình diện so sánh điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH
theo quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước về điều kiện hiệu lực
của hợp đồng và thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam đưa ra những
kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện chế định.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về
HĐUTMBHH cũng như vai trò và ý nghĩa của UTMBHH đối với hoạt động kinh doanh và
sự vận động, phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Mặt khác, nghiên cứu và phân tích điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định
của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước và thực
trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam, nhằm phát hiện và đề xuất một số giải
pháp bước đầu góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về HĐUTMBHH.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của HĐUTMBHH, điều
kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so
sánh với pháp luật của một số nước điển hình cho hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới,
Common Law và Civil Law và thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam.
Tuy nhiên, luận văn có chiều sâu, trong một chừng mực nhất định, những chuẩn mực và kinh

nghiệm pháp lý của một số nước phát triển cũng được đề cập đến.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài được cụ thể hoá trong việc giải quyết những
nhiệm vụ sau:
1) Nghiên cứu l ý luận chung về HĐUTMBHH.
2) Nghiên cứu điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt
Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước.
3) Nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được
sử dụng với tư cách là phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp
nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng vấn đề, từng lĩnh vực của đề tài cũng được vận dụng như:
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp luận
giải và diễn dịch, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận
- Có thể nói đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối
toàn diện về HĐUTMBHH dưới giác độ luật học. Luận văn xây dựng một số khái niệm trên
cơ sở phân tích các quy định của BLDS và LTM như, HĐUTMBHH, HĐUTMBHH có yếu
tố nước ngoài. Đây không chỉ là những vấn đề có tính chất phương pháp luận cho việc nghiên
cứu, hoạch định, xây dựng chế định pháp luật về HĐUTMBHH mà còn là tư liệu cho việc
xác định và xây dựng các khái niệm khác.
- Luận văn so sánh và luận giải một cách có hệ thống và có chiều sâu HĐUTMBHH với
HĐUQ, HĐDV và các hoạt động TGTM khác nhằm làm rõ đặc điểm pháp lý của UTMBHH
trong mối liên hệ với việc xác định bản chất của uỷ thác, vấn đề mà từ trước đến nay còn
nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình giải thích và áp dụng pháp luật.
- Lần đầu tiên, luận văn với tính chất là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu
về điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương
quan so sánh với pháp luật của một số nước điển hình cho hai hệ thống pháp luật lớn trên thế
giới, Common Law và Civil Law, phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt, những

chuẩn mực và kinh nghiệm pháp lý làm cơ sở cho việc đề xuất một số kiến nghị bước đầu
góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt
Nam, luận văn đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại cũng như tranh chấp trong giao kết
và thực hiện HĐUTMBHH và xu hướng lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp HĐUTMBHH
ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện chế định.
Về mặt thực tiễn
- Nội dung và các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo
cho các nhà hoạch định chính sách trong việc sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện chế định
pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam.
- Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy và học tập cho cán bộ, giáo viên và sinh viên chuyên ngành luật.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, luận văn chia làm ba chương:
Chương 1. Lý luận chung về HĐUTMBHH.
Chương 2. Điều kiện hiệu lực của của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt
Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước.
Chương 3. Thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam và giải pháp đề
xuất.


Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG UỶ THÁC
MUA BÁN HÀNG HOÁ

Trong chương này, luận văn trình bày 8 vấn đề: Khái niệm HĐMBHH, Khái niệm
HĐUTMBHH, Đặc điểm của HĐUTMBHH, Phân biệt hoạt động UTMBHH và một số hoạt
động TGTM khác, Một số nguyên tắc cơ bản của HĐUTMBHH, Vai trò và ý nghĩa của
HĐUTMBHH và Nguồn luật điều chỉnh HĐUTMBHH.
1. Khái niệm HĐMBHH

HĐMBHH là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển
quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán
cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
2. Khái niệm HĐUTMBHH
HĐUTMBHH là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện công
việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên
uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
1.3 Đặc điểm của HĐUTMBHH
1.3.1 Chủ thể
HĐUTMBHH được xác lập giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác.
Bên uỷ thác là bên giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá theo yêu cầu
của mình. Bên uỷ thác là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
Bên nhận uỷ thác, là bên thực hiện công việc mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã
thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác. Bên nhận uỷ thác là thương nhân
kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác mua bán.
1.3.2 Đối tượng của HĐUTMBHH
Đối tượng của HĐUTMBHH là công việc mua bán hàng hoá do bên nhận uỷ thác tiến
hành theo sự uỷ quyền của bên uỷ thác.
1.3.3 Nội dung của HĐUTMBHH
Nội dung của HĐUTMBHH là các điều khoản thoả thuận giữa bên uỷ thác và bên nhận
uỷ thác, thể hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ uỷ thác, theo đó bên
nhận uỷ thác có nghĩa vụ thực hiện công việc uỷ thác mua bán hàng hóa theo uỷ quyền của
bên uỷ thác và được hưởng thù lao; bên uỷ thác có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bên nhận uỷ
thác.
Trong thực tiễn, tuỳ thuộc vào công việc được uỷ thác, nội dung của HĐUTMBHH được
thể hiện khác nhau. Tuy nhiên, nội dung của HĐUTMBHH cần đảm bảo các điều khoản chủ
yếu sau: hàng hoá được uỷ thác mua, bán; thù lao uỷ thác; thời hạn thực hiện HĐUTMBHH;
các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng; các
trường hợp miễn trách nhiệm; thủ tục giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận
về vấn đề mua bảo hiểm cho hàng hoá uỷ thác để dự liệu cho trường hợp bên nhận uỷ thác đã

thực hiện đúng nghĩa vụ bảo quản hàng hoá uỷ thác xong hàng hóa vẫn gặp rủi ro ngoài tầm kiểm
soát…
1.3.4 Hình thức của HĐUTMBHH
HĐUTMBHH phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương [§ 159 LTM].
Các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản bao gồm: điện báo,
TELEX, FAX, thông điệp dữ liệu[§ 3.15 LTM].
Như vậy, từ những đặc điểm về chủ thể, đối tượng, nội dung và hình thức của
HĐUTMBHH cho thấy, HĐUTMBHH có bản chất pháp lý là hợp đồng song vụ và là hợp
đồng có điều kiện.
1.4 Phân biệt hoạt động UTMBHH và một số hoạt động TGTM khác
1.4.1 Đại diện cho thương nhân
Đại diện cho thương nhân, là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện)
của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với
danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện [§
141 LTM].
Điểm khác căn bản đối với UTMBHH:
Thứ nhất, về chủ thể, đại diện cho thương nhân bắt buộc bên giao đại diện và bên đại
diện phải là thương nhân, trong khi đó, bên uỷ thác không nhất thiết phải là thương nhân.
Đặc biệt, bên giao đại diện phải là thương nhân có quyền thực hiện hoạt động thương
mại mà mình uỷ quyền, trong khi, đối với uỷ thác, bên uỷ thác không nhất thiết phải có quyền
hoạt động thương mại đối với lĩnh vực mà họ uỷ thác. VD. Nghệ nhân ký gửi đồ trang sức tại
cửa hiệu kim hoàn.
Thứ hai, về tư cách pháp lý khi thực hiện uỷ nhiệm, đối với uỷ thác, bên nhận uỷ thác
nhân danh chính mình khi thực hiện giao dịch với bên thứ ba, vì vậy, mọi hậu quả pháp lý
của hành vi từ giao dịch đó sẽ trực tiếp mang lại cho chính bên nhận uỷ thác. Ngược lại, bên
đại diện nhân danh bên giao đại diện khi thực hiện giao dịch với bên thứ ba, do đó mọi hậu
quả pháp lý phát sinh từ hành vi của bên đại diện sẽ mang lại cho bên giao đại diện.
Thứ ba, về phạm vi nhận uỷ nhiệm, bên nhận uỷ thác có thể nhận UTMBHH cho nhiều
bên uỷ thác, trong khi bên đại diện cho thương nhân không thể thực hiện được điều này trừ

trường hợp hợp đồng có thoả thuận [§ 145.4 LTM].
Thứ tư, về quyền chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng do bên TGTM ký với bên thứ
ba không đúng thẩm quyền, bên giao đại diện có quyền chấp nhận hay không chấp nhận hợp
đồng ký kết giữa bên đại diện với bên thứ ba[§ 146 LTM] trong khi UTMBHH không đặt ra
vấn đề này.
1.4.2 Môi giới thương mại
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một bên thương nhân làm trung
gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo
hợp đồng môi giới [§ 150 LTM].
Điểm khác căn bản đối với UTMBHH:
Thứ nhất, về phương diện chủ thể, LTM quy định, bên môi giới là thương nhân, nhưng
không nhất thiết phải có ngành nghề kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các
bên được môi giới.
Thứ hai, về phạm vi hoạt động, môi giới thương mại được thực hiện trên nhiều lĩnh vực
(du lịch, dịch vụ, bất động sản, tài chính, chứng khoán ), UTMBHH được thực hiện trong
phạm vi hẹp (MBHH).
Thứ ba, về quan hệ pháp lý xác lập với bên thứ ba, bên môi giới không trực tiếp tham gia
vào quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng với bên thứ ba, trong khi bên nhận uỷ thác trực
tiếp giao kết và thực hiện hợp đồng với bên thứ ba.
Thứ tư, về hình thức hợp đồng, HĐUTMBHH được pháp luật quy định chặt chẽ dưới
hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, trong khi hợp
đồng môi giới không thể hiện sự bắt buộc về hình thức.
1.4.3 Đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận
việc đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ
của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao[§ 166 LTM].
Điểm khác căn bản đối với UTMBHH:
Thứ nhất, về phạm vi hoạt động, đại lý thương mại có phạm vi hoạt động rộng hơn, bao
gồm các hoạt động mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong khi UTMBHH giới hạn ở hoạt
động mua hoặc bán hàng hoá.

Thứ hai, về phương diện chủ thể, bên giao đại lý và bên đại lý bắt buộc phải là thương
nhân, trong khi chủ thể của quan hệ uỷ thác, bên uỷ thác không nhất thiết phải là thương
nhân.
Thứ ba, về khả năng nảy sinh tranh chấp, khả năng xảy ra tranh chấp của hoạt động đại
lý cao. Trong thực tế, bên đại lý bán hàng phải thanh toán tiền bán hàng sau một thời gian
nhất định kể từ khi nhận hàng, không phụ thuộc vào hàng có bán được hay không. Do đó, nếu
tình hình kinh doanh của bên đại lý gặp khó khăn, hàng chưa bán được dẫn đến bên đại lý
không thanh toán đúng hạn, tranh chấp giữa hai bên rất dễ phát sinh. Trong khi thù lao uỷ
thác chỉ đặt ra khi bên nhận uỷ thác hoàn thành công việc mua, bán hàng hoá theo yêu cầu
của bên uỷ thác, khả năng xảy ra tranh chấp thấp hơn.
Về hạn chế pháp lý, bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá cho nhiều
bên uỷ thác khác nhau, trong khi đại lý thương mại chịu sự hạn chế của pháp luật trong một
số trường hợp cụ thể, bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một loại hàng hoá hay
dịch vụ nhất định [§ 175 LTM].
1.5 Một số nguyên tắc cơ bản của HĐUTMBHH
1.5.1 Nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng.
1.5.2 Nguyên tắc thiện chí, trung thực.
1.5.3 Nguyên tắc đảm bảo cam kết.
1.5.4 Nguyên tắc không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác.
1.6 Giao kết và thực hiện HĐUTMBHH
1.6.1 Giao kết
1.6.1.1 Khái niệm giao kết
Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình
tự nhất định để thông qua đó xác lập các quyền, nghĩa vụ.
1.6.1.2 Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.
1.6.1.3 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề
nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

1.6.1.4 Thời điểm giao kết hợp đồng
HĐUTMBHH được giao kết vào thời điểm các bên đạt được thoả thuận.
1.6.2 Thực hiện HĐUTMBHH
1.6.2.1 Khái niệm thực hiện hợp đồng
Thực hiện hợp đồng là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên tham gia hợp đồng
phải thực hiện trên cơ sở nghĩa vụ đã thoả thuận nhằm đáp ứng các quyền tương ứng của bên
kia.
1.6.2.2 Thực hiện HĐUTMBHH
1.6.2.2.1 Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác [§ 165 LTM]
- Thực hiện việc mua bán hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác.
- Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện HĐUT.
- Thực hiện những chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận.
- Bảo quản những tài sản, tài liệu mà bên uỷ thác giao cho bên nhận uỷ thác để thực hiện
công việc uỷ thác.
- Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện HĐUT.
- Thanh toán tiền hàng (nếu được uỷ thác bán hàng), giao hàng (nếu được uỷ thác mua
hàng) cho bên uỷ thác theo đúng thoả thuận trong HĐUT.
- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên uỷ thác nếu nguyên
nhân của hành vi vi phạm đó có một phần lỗi của mình gây ra.
1.6.2.2.2 Nghĩa vụ của bên uỷ thác
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện HĐUT, kịp
thời đưa ra các chỉ dẫn cụ thể, phù hợp với HĐUT để bên nhận uỷ thác thực hiện công việc
uỷ thác.
- Thanh toán cho bên nhận uỷ thác thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên
nhận uỷ thác.
- Giao tiền (nếu là uỷ thác mua hàng), giao hàng (nếu là uỷ thác bán hàng) theo đúng thoả
thuận trong HĐUT.
- Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật
mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
1.7 Vai trò và ý nghĩa của HĐUTMBHH

1.7.1 HĐUTMBHH là thoả thuận quan trọng mang tính nền tảng pháp lý cho hoạt
động UTMBHH
Hợp đồng là biểu hiện vật chất ghi nhận sự tồn tại thực tế của thoả thuận pháp lý hướng
đến sự xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
HĐUTMBHH.
1.7.2 Ghi nhận sự tự do thể hiện ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng
HĐUTMBHH thể hiện tự do ý chí và sự thể hiện tự do ý chí của các bên tham gia quan
hệ HĐUTMBHH.
1.7.3 Căn cứ pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
Sự hiện diện thực tế của HĐUTMBHH là căn cứ pháp lý cho các bên tham gia quan hệ
HĐUTMBHH bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có vi phạm hợp đồng.
1.7.4 Tạo điều kiện cho thương nhân khai thác và sử dụng TGTM như một kênh giao
dịch hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
HĐUTMBHH là cơ sở quan trọng, cần thiết cho thương nhân khai thác và sử dụng
TGTM hiệu quả trong kinh doanh.
1.7.5 Giúp nhà nước kiểm soát hoạt động MBHH qua trung gian
Thực tiễn giao kết và thực hiện HĐUTMBHH và quá trình giải quyết những tranh chấp
phát sinh từ hoạt động UTMBHH giúp nhà nước kiểm soát các hoạt động MBHH qua trung
gian, đồng thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn
kinh doanh.
1.8 Nguồn luật điều chỉnh
Pháp luật Việt Nam hiện hành có hai đạo luật cơ bản điều chỉnh quan hệ UTMBHH,
BLDS 2005 và LTM 2005. BLDS 2005 là sự kế thừa và phát triển tinh hoa của các Bộ luật
kinh điển về dân luật của cha ông và thế giới. Quy mô đồ sộ của các điều khoản và phạm vi
điều chỉnh rộng lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, BLDS được coi là luật chung
trong lĩnh vực luật tư. Đối với lĩnh vực hợp đồng, BLDS quy định những nội dung cơ bản
như nguyên tắc, nội dung, trình tự giao kết và thực hiện hợp đồng. LTM 2005, được xây
dựng công phu, với tư cách là Luật chuyên ngành, quy định những vấn đề chuyên biệt của
hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động UTMBHH. LTM là nguồn trực tiếp, quan trọng
điều chỉnh các hoạt động thương mại. Đối với các HĐUTMBHH có yếu tố nước ngoài, ngoài

việc tuân thủ hai văn bản pháp luật chủ yếu trên còn chịu sự điều chỉnh của Nghị định của
Chính phủ về xuất nhập khẩu, danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh. Bên cạnh đó, Công
ước Viên 1980 về HĐMBHH quốc tế, Nguyên tắc thương mại quốc tế (PICC), Công ước về
đại diện trong MBHH quốc tế của UNIDROIT cũng là nguồn quan trọng, được tham chiếu
trong trường hợp một bên trong hợp đồng là thương nhân nước ngoài hoặc trường hợp các
bên trong hợp đồng thoả thuận áp dụng.
Kết luận
Uỷ thác hay uỷ nhiệm (hay đại diện) MBHH được quy định khác nhau ở mỗi nước song
đều được thừa nhận, về bản chất, chúng đều là hành vi thương mại được thực hiện qua trung
gian. Theo đó, người thụ uỷ thực hiện công việc MBHH trong phạm vi uỷ quyền và vì lợi ích
của bên chủ uỷ để nhận thù lao theo thoả thuận. UTMBHH theo quy định của pháp luật Việt
Nam, về cơ bản tương đồng với đại diện thương mại trong Common Law. Tuy nhiên, nội
hàm khái niệm đại diện thương mại trong Common Law rộng hơn khái niệm UTMBHH
trong LTM Việt Nam. Trong Thông luật, đại diện thương mại được xác định cho tất cả các
hoạt động sử dụng dịch vụ thương mại qua trung gian, do đó tư cách chủ thể của bên đại diện
cũng được xác định đa diện, nhân danh chính bên đại diện hoặc nhân danh bên giao đại diện
khi thực hiện hành vi đại diện. LTM Việt Nam xác định uỷ thác trong phạm vi hẹp, chỉ trong
lĩnh vực MBHH, do đó tư cách chủ thể của bên nhận uỷ thác được xác định nhân danh chính
họ khi thực hiện hành vi MBHH. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam, uỷ thác cũng không
đồng nhất với uỷ quyền, bởi bên nhận uỷ thác không nhân danh người chủ uỷ và vì thế không
phải uỷ quyền dân sự trong thương mại. UTMBHH cũng được so sánh với các hoạt động
TGTM khác, theo đó điểm chung quan trọng nhất giữa chúng là sử dụng trung gian (thương
nhân) để thực hiện các hoạt động thương mại và thù lao được trả cho nghĩa vụ thực hiện công
việc theo uỷ quyền. Điểm khác biệt đáng lưu ý nhất là phạm vi UTMBHH được giới hạn
trong lĩnh vực MBHH trong khi các hoạt động TGTM khác có thể được thực hiện ở nhiều
lĩnh vực.
Nghiên cứu Lý luận chung về HĐUTMBHH có ý nghĩa đặc biệt. Nền tảng lý luận về
HĐUTMBHH là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu chuyên sâu về các điều kiện hiệu lực
của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp
luật của một số nước và thực trạng thực thi HĐUTMBHH ở Việt Nam nhằm đề xuất giải

pháp hoàn thiện chế định.
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG UỶ THÁC MUA BÁN
HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƢƠNG
QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC

Trong chương này, luận văn trình bày 4 vấn đề: Khái niệm điều kiện hiệu lực của hợp
đồng, Điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều kiện
hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật của một số nước thuộc hệ thống Common
Law, Điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật của một số nước thuộc hệ
thống Civil Law.
2.1 Khái niệm điều kiện hiệu lực của hợp đồng
Điều kiện hiệu lực của một giao dịch (hợp đồng) là điều kiện để giao dịch đó được pháp
luật công nhận.
2.2 Điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH
2.2.1 Điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam
2.2.1.1 HĐUTMBHH thông thường
2.2.1.1.1 Chủ thể
Về nguyên tắc, các chủ thể khi tham gia HĐUTMBHH phải có năng lực chủ thể để thực
hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
Đối với cá nhân thông thường, pháp luật Việt Nam và hầu hết các nước quy định phải đáp
ứng yêu cầu về năng lực pháp luật và năng lực hành vi, đảm bảo cho chủ thể được pháp luật cho
phép, bằng khả năng của mình xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đối với thương nhân, LTM quy định, tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh [§ 6.1
LTM]. Thương nhân tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch thương mại theo quy định của
pháp luật về quyền, nghĩa vụ của thương nhân.
Đối với các cơ quan nhà nước, các pháp nhân khác, đây là chủ thể tham gia vào quan hệ
HĐUTMBHH với tư cách của bên uỷ thác hoặc bên nhận uỷ thác.
Năng lực hành vi dân sự của cơ quan nhà nước, các pháp nhân khác được xác định theo
quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ đối với cơ quan nhà nước, pháp nhân. Ngoài ra, cơ

quan nhà nước, pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật HĐUTMBHH với tư cách của chủ
thể nhận uỷ thác, phải đáp ứng điều kiện là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với
hàng hoá được uỷ thác mua bán.
2.2.1.1.2 Đối tượng
Đối tượng của HĐUTMBHH là công việc mua, bán hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác, là
công việc hợp pháp, có thể thực hiện được; hàng hoá được uỷ thác mua bán trong hợp đồng
không thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2.1.1.3 Mục đích và nội dung hợp đồng
Mục đích và nội dung của HĐUTMBHH không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội. Nội dung của HĐUTMBHH bao gồm các điều khoản chủ yếu sau:
- Hàng hoá được uỷ thác mua bán.
- Số lượng, chất lượng, giá cả và quy cách của hàng hoá được uỷ thác mua bán.
- Thời hạn thực hiện HĐUTMBHH.
- Thù lao uỷ thác.
- Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng.
- Tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp.
2.2.1.1.4 Hình thức
Điều kiện có hiệu lực đối với hình thức của HĐUTMBHH là được thiết lập bằng văn bản
hoặc các hình thức pháp lý tương đương [§ 159 LTM].
2.2.1.2 HĐUTMBHH có yếu tố nước ngoài
2.2.1.2.1 Chủ thể
Cá nhân và thương nhân là người Việt Nam trong quan hệ HĐUTMBHH có yếu tố nước
ngoài tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về năng lực chủ thế của cá nhân và
thương nhân.
NLPL dân sự của cá nhân người nước ngoài, theo quy định của BLDS, được xác định
theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch [§ 761]; theo đó, năng lực hành vi dân sự
của cá nhân người nước ngoài, được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công
dân [§ 762]. NLPL dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước
nơi pháp nhân được thành lập; trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện
giao dịch tại Việt Nam thì NLPLDS của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật

Việt Nam [§ 765].
Nếu cá nhân, pháp nhân nước ngoài là bên nhận uỷ thác[§ 6.1, 156 LTM], phải đáp ứng các
điều kiện, hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh, kinh
doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác mua bán.
Đối với các HĐUTMBHH trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu, ngoài việc đáp ứng các tiêu
chuẩn trên, thương nhân nhận uỷ thác xuất- nhập khẩu khi nhận xuất, nhập khẩu hàng hoá
phải tuân theo các quy định của pháp luật về Danh mục hàng hoá cấm xuất- nhập khẩu, Danh
mục hàng hoá xuất- nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy
phép [§ 28 LTM].
2.2.1.2.2 Đối tượng
Đối tượng của HĐUTMBHH có yếu tố nước ngoài là công việc mua bán hàng hoá theo
HĐUT, là công việc hợp pháp, có thể thực hiện được, hàng hoá được uỷ thác mua bán trong
hợp đồng không thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt
Nam và phù hợp với các quy định của pháp luật nơi hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ và Luật
quốc tế.
2.2.1.2.3 Mục đích và nội dung hợp đồng
Mục đích và nội dung của HĐUTMHH có yếu tố nước ngoài tuân thủ các quy định của
pháp luật Việt Nam, pháp luật nước áp dụng và Luật quốc tế.
Nội dung HĐUTMHH có yếu tố nước ngoài bao gồm các điều khoản chủ yếu của
HĐUTMHH thông thường. Ngoài ra, có các điều khoản khác như:
- Đồng ngoại tệ thanh toán và ngân hàng lựa chọn uỷ thác thanh toán.
- Cơ quan tài phán nước áp dụng giải quyết tranh chấp.
2.2.1.1.4 Hình thức
Theo quy định của BLDS, hình thức của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài phải tuân
theo pháp luật nơi giao kết hợp đồng [§ 770].
2.2.2 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật của một số nước
2.2.2.1 Các nước theo hệ thống thông luật (Common Law)
2.2.2.1.1 Thoả thuận hợp đồng ràng buộc giá trị pháp lý (Legally binding agreement)
Thoả thuận hợp đồng ràng buộc giá trị pháp lý được biểu hiện ở đề nghị hợp đồng và
chấp nhận đề nghị hợp đồng (offer & acceptance) và cam kết hợp đồng (consideration).

Theo Thông luật, đề nghị hợp đồng đòi hỏi, ý định giao kết hợp đồng của một bên
chủ thể thể hiện sự chấp nhận chịu ràng buộc pháp lý về đề nghị này đối với chủ thể phía bên
kia theo những điều kiện đã được xác định cụ thể. Chấp nhận đề nghị hợp đồng đòi hỏi, bên
chủ thể được đề nghị thể hiện ý chí chấp nhận ràng buộc pháp lý (wills to be legally bound)
của đề nghị hợp đồng của chủ thể phía bên kia. Đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng phải
đáp ứng sự thống nhất ý chí (the meeting of the minds). Hợp đồng được xem là hình thành
khi các bên đạt được những yêu cầu đó hay khi đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận.
2.2.2.1.2 Năng lực chủ thể (Capacity to contract)
Năng lực chủ thể của cá nhân được xác định theo phương pháp loại trừ. Theo đó, những
người chưa thành niên (minors), người nghiện rượu (drunks), người bị bệnh tâm thần
(insanes) không có khả năng đầy đủ để tham gia hợp đồng ràng buộc pháp lý (not possess
adequate capacity), họ có thể đưa ra các quyết định sai lầm (false decisions).
Luật đại diện thương mại Anh- Mỹ không hạn chế các tổ chức (pháp nhân) tham gia
quan hệ đại diện. Như vậy, các chủ thể này có thể trở thành chủ thể của quan hệ đại diện.
Cũng như vậy, trong Luật đại diện thương mại Anh- Mỹ không có yêu cầu cụ thể về tư cách
bên TGTM khi tham gia quan hệ đại diện, kể cả trong các yêu cầu đặc thù về bên đại diện,
ngoại trừ yêu cầu về độ tuổi thành niên (adults) trong lĩnh vực hợp đồng. Trên tinh thần của
các điều khoản trong Luật đại diện thương mại, bên đại diện chỉ phải đáp ứng yêu cầu, hoạt
động của họ có thù lao, mang tính nghề nghiệp, có mục tiêu lợi nhuận, không phải hoạt động
thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo cơ quan công tác.
2.2.2.1.3 Đối tượng (Legal goods and services)
Luật hợp đồng Anh- Mỹ quy định, đối tượng (subject) của hợp đồng phải hợp pháp (legal
goods and services).
Đối với lĩnh vực đại diện thương mại, đó là công việc mua, bán hàng hoá (purchase or sale of
goods) trong thoả thuận uỷ quyền hợp pháp (legally authorized rights).
2.2.2.1.4 Hình thức (Legality of form)
Trong Thông luật, hợp đồng không bắt buộc phải thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào,
nhưng áp dụng ngoại lệ, Quy chế chống lừa dối (Statute of Frauds). Theo đó, các giao dịch
liên quan đến tài sản (property transactions) phải được thể hiện dưới các chứng cứ (chứng
thư) (note), bản ghi nhớ (hay xác nhận (memorandum) và được ký xác nhận (signed); các hợp

đồng có giá trị kinh tế lớn (relatively large cash amounts) hoặc hợp đồng mua bán nhà
(housing contract), mua bán bất động sản (real estate) buộc phải thể hiện dưới hình thức văn
bản, là chứng cứ cho sự tồn tại của hợp đồng và nhằm ngăn cản những trường hợp dùng thủ
thuật bào chữa nhằm trốn tránh trách nhiệm hay viện dẫn sai trái (false allegations) về sự tồn
tại của hợp đồng thực tế đã không hình thành.
2.2.2.1.5 Không chứa đựng các yếu tố làm mất hiệu lực (Vitiating factors)
Hợp đồng được chứng minh có chứa đựng một trong các yếu tố làm mất hiệu lực được
coi là không có giá trị ràng buộc pháp lý (unenforceable). Các yếu tố làm mất hiệu lực hợp
đồng bao gồm, misrepresentations (làm sai lệch), mistakes (lỗi), undue influence (ảnh hưởng
thái quá), duress (ép buộc).
2.2.2.2 Các nước theo hệ thống Luật Dân sự (Civil Law)
2.2.2.2.1 Tự nguyện thoả thuận hợp đồng
Tự nguyện thoả thuận khi giao kết hợp đồng được xem là căn cứ nền tảng cho sự hình
thành hợp đồng có giá trị pháp lý trong Dân luật, theo đó, phải có sự tồn tại thực tế của
thoả thuận và thoả thuận đó hoàn toàn tự nguyện.
Về sự tồn tại thực tế của thoả thuận, Luật Dân sự Pháp đòi hỏi có đề nghị và chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý của một người bày tỏ ý định
giao kết hợp đồng theo những điều kiện xác định với một hay nhiều người khác.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của người được đề nghị đồng ý
ký kết hợp đồng theo những điều kiện do bên đề nghị đưa ra.
Tự nguyện của thoả thuận loại trừ các dấu hiệu nhầm lẫn, đe doạ hoặc lừa dối.
Hợp đồng uỷ quyền (uỷ nhiệm) thực hiện hành vi thương mại được hình thành hợp pháp phải
đáp ứng có sự tồn tại thực tế của đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng. Thoả thuận uỷ quyền
thương mại đạt được trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí của bên chủ uỷ và bên thụ uỷ, thể hiện trên
phương diện cam kết ưng thuận hợp đồng và ý chí chấp nhận ràng buộc pháp lý. Như vậy, hợp
đồng uỷ quyền thực hiện hành vi thương mại được hình thành hợp pháp phải đáp ứng có sự tồn
tại thực tế của cam kết ưng thuận hợp đồng (của bên chủ uỷ) và ý chí chấp nhận ràng buộc pháp
lý (của bên thụ uỷ).
2.2.2.2.2 Năng lực chủ thể

Đối với cá nhân là chủ thể quan hệ hợp đồng, các nước thuộc hệ thống Dân luật cũng
không nằm ngoài chuẩn mực chung đánh giá năng lực chủ thể của quan hệ hợp đồng dựa trên
tiêu chí nhận thức và khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của cá nhân. Theo đó, người
thành niên và không rơi vào các trường hợp chịu sự bảo hộ của pháp luật; người chưa thành
niên nếu được công nhận có năng lực hành vi dân sự thông qua sự kiện kết hôn có thể tham
gia xác lập mọi giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, giữa các nước trong hệ thống cũng có khác biệt khi quy định về độ tuổi chưa
thành niên. BLDS Thái Lan quy định, người thành niên là người đủ 20 tuổi trong khi Việt
Nam và Pháp quy định người đủ 18 tuổi là người thành niên. Thêm vào đó, pháp luật Việt
Nam không thừa nhận sự kiện kết hôn công nhận NLHVDS của cá nhân như Thái Lan và
Nhật Bản.
Về tư cách chủ thể của quan hệ hợp đồng uỷ quyền, LTM Nhật Bản và Thái Lan không
có yêu cầu cụ thể về tư cách chủ thể khi tham gia quan hệ đại diện, kể cả trong các yêu cầu
đặc thù về bên đại diện, ngoại trừ yêu cầu về độ tuổi thành niên, thủ tục công nhận NLHVDS
đối với người chưa thành niên và nghĩa vụ không vượt quá phạm vi uỷ quyền của người thụ
uỷ. Tuy nhiên Pháp và Việt Nam quy định cụ thể. Theo đó, bên đại diện phải là thương nhân,
phải đăng ký (Pháp), thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác
(Việt Nam).
Thương nhân, được quy định khác nhau ở các quốc gia thuộc hệ thống dân luật. LTM
Pháp quy định dựa trên tính chất của hành vi (thực hiện HVTM thường xuyên, như một nghề
nghiệp), LTM Việt Nam kết hợp giữa tính chất và hình thức của HVTM (hoạt động thường
xuyên, có đăng ký kinh doanh).
2.2.2.2.3 Đối tượng
Đối tượng hợp đồng được quy định thống nhất ở các nước thuộc hệ thống dân luật, không
có ngoại lệ, chỉ vật được phép giao dịch hoặc đối tượng của nghĩa vụ có thể thực hiện được
mới được thoả thuận trong hợp đồng.
2.2.2.2.4 Mục đích, nội dung
Mục đích hay nội dung hay căn cứ hợp đồng có thể được quy định theo cách thức khác
nhau ở mỗi nước, tuy nhiên điểm thống nhất là sự phù hợp và hướng tới bảo vệ trật tự công
cộng. Và do đó, thoả thuận uỷ quyền không thể bị làm sai lệch hoặc trái pháp luật cả về

phương diện chủ quan hay khách quan, căn cứ về mục đích hay nội dung hợp đồng bị làm sai
lệch hay trái pháp luật là lý do dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
2.2.2.2.5 Hình thức
Hầu hết các nước thuộc hệ thống Civil Law không coi hình thức là điều kiện hiệu lực của
hợp đồng cũng không có một Quy chế chung cho hình thức hợp đồng. Chỉ những trường hợp
pháp luật quy định hợp đồng phải được giao kết dưới một hình thức nhất định thì hình thức
đó là điều kiện hiệu lực của hợp đồng, được chuyên biệt hoá ở các văn bản pháp luật đặc thù
(Luật Tài sản, Luật đất đai, Luật kinh doanh).
Kết luận
Sự phát triển của mỗi quốc gia quy định sự tồn tại tương ứng của hệ thống pháp luật. Bên
cạnh đó, truyền thống lịch sử, văn hoá, trong đó có văn hoá pháp lý, quy định sự sống của
các quy tắc, chuẩn mực xử sự của cộng đồng quốc gia. Ở một số nước tiêu biểu thuộc hệ
thống Common Law và Civil Law, trình độ phát triển của luật pháp đã tạo ra hệ thống các
quy phạm pháp luật được thể hiện tập trung, thống nhất, quy phạm và giải thích quy phạm
luôn song hành, dễ dàng nắm bắt, áp dụng.
Các nước khác nhau quy định khác nhau về điều kiện hiệu lực của hợp đồng. Common
Law xác định năm điều kiện cơ bản đối với hiệu lực hợp đồng, trong khi Civil Law quy định
bốn điều kiện đối với một hợp đồng có hiệu lực. Điểm chung giữa hai hệ thống pháp luật quy
định về điều kiện hiệu lực hợp đồng là đều hướng đến các thành tố quan trọng nhất của quan
hệ hợp đồng (thoả thuận, chủ thể, mục đích- nội dung và hình thức, trong trường hợp Luật có
yêu cầu) nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng và trật tự công cộng.
Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Thông luật và Dân luật là đề nghị và chấp nhận đề nghị
hợp đồng, trong Thông luật, được xem là cơ sở quan trọng, có tính chất xác định sự ràng
buộc pháp lý đối với hợp đồng, tức là có sự tồn tại thực tế của đề nghị và chấp nhận đề nghị
hợp đồng ràng buộc pháp lý mới xem xét đến các điều kiện hiệu lực khác; trong khi Dân luật
không dành sự ưu tiên cho bất cứ yếu tố nào của điều kiện hiệu lực hợp đồng. Thêm vào đó,
trong Thông luật, không có yêu cầu cụ thể về tư cách chủ thể của bên TGTM khi tham gia
quan hệ đại diện, kể cả trong các yêu cầu đặc thù về bên đại diện, ngoại trừ yêu cầu về độ
tuổi thành niên trong lĩnh vực hợp đồng. Trên tinh thần của các điều khoản trong Luật đại
diện thương mại Anh quốc, bên đại diện chỉ phải đáp ứng yêu cầu, hoạt động của họ có thù

lao, mang tính nghề nghiệp, có mục tiêu lợi nhuận, trong khi Dân luật quy định cụ thể về tư
cách chủ thể của quan hệ HĐUT. Cuối cùng, các nhân tố làm mất hiệu lực không xem là
nguyên tắc hợp đồng mà được đưa vào điều kiện hiệu lực hợp đồng.
Những nghiên cứu bước đầu về điều kiện hiệu lực của hợp đồng ở hai hệ thống pháp luật
lớn trên thế giới, Common Law và Civil Law, có ý nghĩa không nhỏ nhằm tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt, những chuẩn mực và kinh nghiệm pháp lý của hai hệ thống
pháp luật lớn trên thế giới trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam, phát hiện và đề
xuất giải pháp bổ sung, hoàn thiện chế định pháp luật về HĐUT ở Việt Nam.


Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THỰC THI HỢP ĐỒNG UỶ THÁC MUA BÁN HÀNG
HÓA Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Trong chương này, luận văn trình bày 4 vấn đề: Thực trạng thực thi HĐUTMBHH giữa các
thương nhân trong nước, Thực trạng thực thi HĐUTMBHH giữa các thương nhân nước
ngoài, Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về HĐUTMBHH, Giải pháp đề xuất hoàn thiện
chế định HĐUTMBHH.
3.1 Thực trạng thực thi HĐUTMBHH giữa các thƣơng nhân trong nƣớc
3.1.1 Thực trạng giao kết HĐUTMBHH
- Uỷ thác bán hàng (ký gửi) không có văn bản (thoả thuận miệng).
- Không tìm hiểu pháp luật có liên quan dẫn đến thiếu hiểu biết.
- Không có điều khoản thoả thuận về thời điểm tính lãi chậm trả trong hợp đồng.
- Hợp đồng có quy định điều khoản cho phép chậm trả tiền hàng nhưng không quy định
hạn mức chậm trả.
3.1.2 Thực trạng thực hiện HĐUTMBHH
- Không thiện chí thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán
+ Không thanh toán đầy đủ tiền hàng uỷ thác bán, nợ đọng.
+ Khi thanh toán tiền hàng không có hoá đơn biên nhận (trao tay cho nhân viên giao
hàng) hoặc hoá đơn bị mất, không còn lưu giữ được chứng cứ.

+ Đưa ra căn cứ tính lãi nợ chậm trả là ngân hàng lựa chọn.
+ Yêu cầu thanh toán lãi chậm trả không có căn cứ pháp luật.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại vượt quá thiệt hại thực tế
3.2. Thực trạng thực thi HĐUTMBHH có yếu tố nƣớc ngoài
3.2.1 Thực trạng giao kết HĐUTMBHH có yếu tố nước ngoài
- Ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền.
- Căn cứ khởi kiện không hợp pháp.
- Chủ thể khởi kiện không có tư cách pháp lý.
3.2.2 Thực trạng thực hiện HĐUTMBHH có yếu tố nước ngoài
- Vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trung thực, thiện chí trong thực hiện cam kết hợp
đồng.
- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Nguyên nhân: - Thiếu hiểu biết pháp luật.
- Thiếu trung thực và thiện chí
3.3 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về HĐUTMBHH
3.3.1 Tranh chấp về HĐUTMBHH
- Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm
- Uỷ thác (ký gửi) bán hàng không có văn bản
- Khi thanh toán tiền hàng không có hoá đơn biên nhận
- Vi phạm về thẩm quyền ký kết hợp đồng
3.3.2 Giải quyết tranh chấp về HĐUTMBHH
Ở Việt Nam, đa số các tranh chấp được viện dẫn tới toà án.
Những năm gần đây, TTTM đã có xu hướng được lựa chọn nhiều hơn, tuy nhiên số lượng
các tranh chấp được thụ lý và giải quyết tại đây vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ so với toà án.
Điều này có thể lý giải một phần nào đó ở tính thuyết phục về hiệu lực của quyết định trọng
tài, phần khác, trọng tài chưa phải thực sự đã phổ cập với công chúng. Hơn thế, nó còn bị hạn
chế bởi sự giới hạn về địa lý. Trong khi đó, toà án lại thể hiện ưu điểm của nó trên cả ba
phương diện này.
Khác với Việt Nam, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, xu hướng

giải quyết tranh chấp thường được lựa chọn là trọng tài, nhất là các tranh chấp thương mại,
do tính nhanh chóng, thuận tiện, bảo mật của quyết định trọng tài. Ở Việt Nam, do những hạn
chế nhất định về sự phát triển, quy luật tất yếu là người ta sẽ lựa chọn những gì phổ cập và
hiệu quả ở khả năng thực thi của nó.
Qua khảo sát, trong số các tranh chấp về HĐUTMBHH được viện dẫn tới trọng tài và toà
án, không thấy có bất kỳ phán quyết nào đối với các tranh chấp thể hiện sự hạn chế về năng
lực chuyên môn của thẩm phán hay trọng tài thể hiện ở các Bản án, Quyết định có sai sót
trong áp dụng pháp luật hoặc các sai lầm khác trong quá trình tố tụng. Với Bản án, Quyết
định bị kháng cáo phải xem xét lại ở thủ tục phúc thẩm là do kháng cáo không có căn cứ (Vụ
án số 03/2008/KDTM- PT). Tuy nhiên, quá trình thẩm tra cho thấy, bị đơn không chứng
minh được các căn cứ hợp pháp nên Toà cấp phúc thẩm đã bác khiếu nại và tuyên y án sơ
thẩm.
3.4 Giải pháp đề xuất
Thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH cho thấy sự đòi hỏi khách quan phải hoàn
thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong tính toàn diện và đa chiều. Xuất phát từ những
hạn chế trong thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam và các văn bản pháp
luật thực định, luận văn đưa ra một số giải pháp đề xuất như sau:
Về khái niệm HĐUTMBHH
Hoạt động UTMBHH thể hiện đầy đủ các yếu tố của một giao dịch thương mại và là giao
dịch thương mại chủ yếu, quan trọng, cơ sở pháp lý cho HĐUTMBHH được thực hiện,
nhưng không được quy định là giao dịch hay hợp đồng UTMBHH trong LTM. Hơn nữa,
LTM sử dụng thuật ngữ uỷ thác trong khi BLDS dùng thuật ngữ uỷ quyền mà không có sự
phân định rõ ràng. Tại sao LTM không sử dụng thuật ngữ uỷ quyền MBHH? Uỷ quyền
MBHH trong Luật chuyên ngành logic với uỷ quyền dân sự trong Luật chung. Tuy bản chất
của uỷ quyền trong dân sự khác uỷ thác trong thương mại ở tư cách pháp lý của người thụ uỷ
khi thực hiện nghĩa vụ uỷ nhiệm, nhân danh người chủ uỷ (trong uỷ quyền dân sự) và nhân
danh chính người thụ uỷ (trong uỷ thác thương mại). Tuy nhiên, danh giới phân định giữa uỷ
thác trong thương mại và uỷ quyền trong dân sự vẫn mờ nhạt và không thể chỉ dựa trên căn
cứ đó. Như vậy, nếu vẫn giữ nguyên thuật ngữ này, LTM cần có sự phân định cụ thể giữa uỷ
thác và uỷ quyền.

Đây không chỉ là vấn đề mang tính học thuật về một khái niệm trong khoa học pháp lý,
đó còn là yêu cầu khách quan và sự phù hợp với tinh thần của BLDS. Do đó, chế định
HĐUTMBHH cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tương xứng với vị trí, vai trò của nó
và đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh.
Về nhận uỷ thác của nhiều bên
Nguyên tắc thiện chí được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng khi xác lập và thực
hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự và là điều kiện căn bản để các bên giao kết và thực hiện hợp
đồng. Tuy nhiên, giữa nguyên tắc chung và các quy định cụ thể của LTM lại không thống
nhất.
LTM quy định, bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ
thác khác nhau. Trong thực tế, nếu bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác bán hàng cho nhiều bên uỷ
thác mà hàng hoá nhận uỷ thác cùng chủng loại, cùng tính năng sử dụng thì trong một chừng
mực, đã vi phạm yêu cầu của nguyên tắc thiện chí.
Về lợi nhuận chênh lệch phát sinh
Đó là trường hợp bên nhận uỷ thác ký hợp đồng với khách hàng theo những điều kiện thuận lợi
hơn so với các điều kiện do bên uỷ thác đặt ra. Thông thường các bên có thể thoả thuận để phân
chia khoản chênh lệch đó, tuy nhiên đối với những khoản lợi nhuận có giá trị lớn hoặc trường hợp
bên nhận uỷ thác mua hàng với giá cao hơn hoặc bán hàng với giá thấp hơn giá bên uỷ thác yêu
cầu thì thoả thuận khó có thể đạt được.
Về xử lý hàng hoá uỷ thác không được tiếp nhận
Trong thực tế, hàng hoá được uỷ thác mua đã sẵn sàng giao nhận theo yêu cầu của bên uỷ
thác nhưng người chủ uỷ, vì nhiều lý do khác nhau, không tiếp nhận hàng hoá được uỷ thác
mặc dù người nhận uỷ thác, trong quá trình thực hiện hợp đồng, đã thực hiện theo các chỉ
dẫn và đã nhận thù lao uỷ thác. Điều này có thể dẫn đến nhiều rắc rối cho người nhận uỷ thác
trong việc giải phóng hàng và thanh lý hợp đồng (thời hạn cập cảng, phí thuê tàu, địa điểm và
phí lưu kho ). Đây cũng là những đòi hỏi bức thiết cần có quy định cụ thể của pháp luật xử
lý trường hợp hàng hoá uỷ thác mua không được tiếp nhận.
Về phạm vi uỷ thác
Với phạm vi uỷ thác được quy định như hiện nay trong LTM sẽ là bất cập khi các chủ thể,
trong hoạt động thương mại muốn sử dụng uỷ thác như một hành vi kinh doanh (uỷ thác đầu

tư xây dựng, uỷ thác cho vay tín dụng, uỷ thác cho thuê tài sản ) nhưng không có hình thức
pháp lý phù hợp. Khi hoàn thiện LTM 2005, chế định hợp đồng uỷ thác cần mở rộng phạm vi
áp dụng, theo đó các quy định về uỷ thác áp dụng với các trường hợp uỷ thác thực hiện các
công việc khác ngoài mua bán hàng hoá. Đây là hướng sửa đổi, bổ sung thực sự cần thiết bởi
thực tiễn ngày càng khẳng định vai trò của uỷ thác trong kinh doanh và các hình thức tồn tại
đa dạng, phổ biến của uỷ thác trong thương mại.
Kết luận
Thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam là một mảng đề tài lớn, cần
thời gian và sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. Do nhiều nhân tố khách quan, luận văn
chưa thể là một bức tranh đầy đủ nhất về thực trạng này. Tuy nhiên, trong một chừng mực,
những nghiên cứu, khảo sát và phân tích, đánh giá cho thấy toàn cảnh thực trạng thực thi
pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam. Về cơ bản, các thương nhân đã vận dụng các quy
định pháp luật về ĐKHL của HĐUTMBHH trong giao kết và thực hiện. Các tranh chấp về
HĐUTMBHH phải đưa đến giải quyết tại các cơ quan tài phán không nhiều. Tất nhiên đây
không phải mẫu số chung cho tất cả các quan hệ HĐUTMBHH, có thể còn có nhiều tranh
chấp khác được thương lượng, hoà giải trong thực tiễn song rõ ràng nó cũng ghi nhận một thực tế,
tranh chấp về HĐUTMBHH không nhiều như các tranh chấp thương mại khác. Tuy vậy, thực trạng
thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và những bất cập này điển
hình cho sự vi phạm về cam kết và thực hiện cam kết hợp đồng.
Pháp luật Việt Nam đã được pháp điển hoá, tiến tới mục tiêu đầy đủ và chuyên biệt. Thực
tiễn không phủ nhận những nỗ lực để có được thành tựu đó. Tuy nhiên, thực trạng thực thi
pháp luật về hợp đồng, trong đó có UTMBHH cho thấy, có nhiều bất cập trong giao kết và
thực hiện. Những bất cập này liên quan đến nhận thức pháp lý của các bên chủ thể khi xác lập
và thực hiện giao dịch.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, tính khoa học, thuận lợi và hữu ích của pháp luật là
làm cho nó đến gần với công chúng và được họ sử dụng đúng cách nhất. Do đó, tiếp tục sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện LTM, đặc biệt chế định HĐUT trong thời gian tới, là đòi hỏi cần
thiết, khách quan. Bên cạnh đó, tăng cường phổ biến pháp luật sâu rộng trong nhân dân, nâng
cao năng lực nắm và vận dụng pháp luật cũng như ý thức tuân thủ của thương nhân là yêu
cầu bức thiết, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường kinh doanh lành

mạnh, hấp dẫn ở Việt Nam.


KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về HĐUTMBHH và thực trạng thực thi
HĐUTMBHH ở Việt Nam cũng như những đề xuất bước đầu sửa đổi, bổ sung hướng tới
hoàn thiện chế định HĐUT trong LTM, có thể đưa ra một số vấn đề cơ bản sau:
1. Hoạt động UTMBHH thể hiện đầy đủ các yếu tố bản chất của một hợp đồng (giao
dịch) thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện công việc MBHH với danh nghĩa của
mình theo điều kiện thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác. Khái niệm
UTMBHH được quy định dưới các hình thức khác nhau ở mỗi nước. Các nước theo hệ thống
Common Law không quy định riêng biệt về UTMBHH, họ xác định các hoạt động thương
mại qua trung gian mang bản chất của đại diện, do vậy được quy định chung trong Luật về
đại diện thương mại (Law of Agency hay The Commercial Agents Regulations). Do vậy, nội
hàm của khái niệm đại diện thương mại trong Common Law rộng hơn khái niệm UTMBHH
trong LTM Việt Nam. Trong Thông luật, đại diện thương mại được xác định cho tất cả các
hoạt động sử dụng dịch vụ thương mại qua trung gian, do đó tư cách chủ thể của bên đại diện
cũng được xác định đa diện, nhân danh chính bên đại diện hoặc nhân danh bên giao đại diện
khi thực hiện hành vi đại diện. LTM Việt Nam xác định uỷ thác trong phạm vi hẹp, chỉ trong
lĩnh vực MBHH, do đó tư cách chủ thể của bên nhận uỷ thác được xác định nhân danh chính
họ khi thực hiện hành vi MBHH. Các nước theo hệ thống Civil Law tuy có quy định khác
nhau ở tên gọi (uỷ thác, uỷ nhiệm, uỷ quyền) song về bản chất đều thừa nhận, đó là hành vi
thương mại được thực hiện qua trung gian nhận uỷ thác. Theo đó, bên thụ uỷ thực hiện công
việc MBHH trong phạm vi uỷ quyền và vì lợi ích của bên chủ uỷ để nhận thù lao theo thoả
thuận. Như vậy, UTMBHH được quy định khác nhau ở các nước nhưng về bản chất đều là
hành vi thương mại được người thụ uỷ thực hiện vì lợi ích của bên chủ uỷ để nhận thù lao
theo thoả thuận.
Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ các khái niệm, đặc điểm của HĐUTMBHH đồng thời
so sánh HĐUTMBHH với HĐUQ, HĐDV trong dân sự và các hoạt động TGTM khác. Đây

không chỉ là vấn đề mang tính học thuật nhằm đưa đến nhận thức đúng đắn về HĐUTMBHH
mà còn là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu, hoạch định và hoàn thiện chính sách, pháp
luật về HĐUT trong LTM.
2. ĐKHL của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản, tương
đồng với các nước trong hệ thống dân luật. Tuy nhiên, so với Thông luật, có một số khác biệt
quan trọng. Thứ nhất, trong Thông luật, đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng được xem là
cơ sở quan trọng, có tính chất xác định sự ràng buộc pháp lý đối với hợp đồng. Như vậy, có
sự tồn tại thực tế của đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng ràng buộc pháp lý mới xem xét
đến các điều kiện hiệu lực khác trong khi pháp luật Việt Nam và các nước trong hệ thống dân
luật không dành sự ưu tiên cho bất cứ yếu tố nào của điều kiện hiệu lực hợp đồng. Thứ hai,
trong Thông luật, không có yêu cầu cụ thể về tư cách chủ thể của bên TGTM khi tham gia
quan hệ đại diện, kể cả trong các yêu cầu đặc thù về bên đại diện, ngoại trừ yêu cầu về độ
tuổi thành niên trong lĩnh vực hợp đồng và bên đại diện chỉ phải đáp ứng yêu cầu, hoạt động
của họ có thù lao, mang tính nghề nghiệp, có mục tiêu lợi nhuận trong khi Dân luật quy định
cụ thể về tư cách chủ thể của quan hệ HĐUT. Thứ ba, trong Thông luật, các nhân tố làm mất
hiệu lực không xem là nguyên tắc hợp đồng mà đóng vai trò như là mục đích, nội dung trong
điều kiện về hiệu lực hợp đồng. Tuy nhiên, về cơ bản, các nước khi quy định về điều kiện
hiệu lực hợp đồng, đều hướng đến các yếu tố quan trọng của quan hệ hợp đồng (thoả thuận,
chủ thể, mục đích- nội dung và hình thức (trong trường hợp Luật có yêu cầu) hợp đồng hợp
pháp nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng và trật tự công cộng.
3. Trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thực thi pháp luật
về HĐUTMBHH ở Việt Nam, luận văn đã chỉ rõ những tồn tại và tranh chấp cũng
như nguyên nhân của những tồn tại và tranh chấp đó trong giao kết và thực hiện
HĐUTMBHH và xu hướng lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp HĐUTMBHH ở Việt Nam
hiện nay. Đó là các tồn tại và tranh chấp vi phạm các quy định pháp luật về ĐKHL đối với
hình thức hợp đồng, vi phạm nghĩa vụ thanh toán, căn cứ khởi kiện không có giá trị pháp lý
và nguyên nhân của thực trạng này là những hạn chế của thương nhân trong nhận thức pháp
lý và thiếu thiện chí trong thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Về xu hướng lựa chọn cơ chế giải
quyết tranh chấp HĐUTMBHH ở Việt Nam hiện nay của các thương nhân thường là con
đường toà án. Những năm gần đây, TTTM đã có xu hướng được lựa chọn nhiều hơn, tuy

nhiên số lượng các tranh chấp được thụ lý và giải quyết tại đây vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ
so với toà án. Điều này có thể lý giải một phần nào đó ở tính thuyết phục về hiệu lực của
quyết định trọng tài, phần khác, trọng tài chưa phải thực sự đã phổ cập với công chúng. Hơn
thế, nó còn bị hạn chế bởi sự giới hạn về địa lý. Trong khi đó, toà án lại thể hiện ưu điểm của
nó trên cả ba phương diện này.
Khác với Việt Nam, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, xu hướng
giải quyết tranh chấp thường được lựa chọn là trọng tài, nhất là các tranh chấp thương mại.
Điều này được lý giải có lẽ bởi, ở đó các phán quyết trọng tài có thể bộc lộ được hết những
ưu điểm của nó. Ở Việt Nam, do những hạn chế nhất định, quy luật tất yếu là người ta sẽ lựa
chọn những gì phổ cập và hiệu quả ở khả năng thực thi của nó. Thực tế cho thấy, các
HĐUTMBHH có yếu tố nước ngoài, đặc biệt các quan hệ hợp đồng có chủ thể là người nước
ngoài thường có xu hướng lựa chọn giải quyết tranh chấp tại trọng tài (các trung tâm trọng tài
quốc tế có uy tín). Điều này có thể giải thích bởi thói quen thương mại của họ, hơn thế toà án,
ở một chừng mực nhất định, không thể phủ nhận những hạn chế về thời gian, trình tự thủ tục,
tính bảo mật và án phí cao. Mặt khác, trên bình diện quốc tế, tính thuyết phục của các quyết
định của toà án Việt Nam không được đánh giá cao.
Như vậy, để khẳng định sự lựa chọn đối với công chúng, cả trọng tài và toà án cần
hoàn thiện trên mọi phương diện trình tự, thủ tục tố tụng để tiếp cận công chúng hiệu quả hơn.
Hoạt động UTMBHH là chế định quan trọng của LTM, sửa đổi, bổ sung chế định là thực
sự cần thiết góp phần hoàn thiện pháp luật thương mại và phù hợp với tinh thần của BLDS.



References
Tiếng Việt
1. Bộ luật Dân sự của Cộng hoà Pháp (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Ngoại giao (1984), Thông tư 03-BNg/XNK ngày 11.04.1984 về Uỷ thác xuất nhập
khẩu.
3. Bộ Ngoại giao (1984), Thông tư 04- BNg/XNK ngày 11.04.1984 về Đặt đại lý mua bán hàng hoá
ở nước ngoài.

4. Chính phủ (1999), Nghị định 11/1999/NĐ- CP ngày 03.03.1999 về Danh mục hàng hoá
cấm kinh doanh và Nghị định sửa đổi, bổ sung số 73/2002/NĐ- CP ngày 20.08.2002.
5. Chính phủ (2006), Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23.01.2006 về Hoạt động mua bán
hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán hàng hoá, gia công và quá cảnh hàng hoá
với nước ngoài.
6. Corinne Renault Brahinsky (2002), Đại cương pháp luật hợp đồng, Nhà pháp luật Việt
Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Francis Lemeunier (1993), Nguyên lý và thực hiện Luật Kinh doanh, Luật Thương mại,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Luật Thương mại của Cộng hoà Pháp (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Luật Thương mại Thái Lan (1997), NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (2008, 2009), các Bản án, Quyết định xét xử tranh
chấp về HĐUTMBHH.
16. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (2008, 2009), Thống kê tình hình xét xử. 17. Trung tâm
Trọng tài quốc tế Việt Nam (2005, 2009), các Quyết định xét xử tranh chấp về HĐUTMBHH.
18. Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (2005, 2009), Thống kê tình hình xét xử.
19. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại, tập (2), NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
20. Tuyển tập Luật Thương mại & Luật những ngoại lệ và kiểm soát Nhật Bản (1994), NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Tiếng Anh
21. Convention on Agency in the international sale of goods (1983), Geneva.
22. Principles of International Commercial Contract ( PICC).
23. Richard A. Mann & Barry S. Roberts- Smiths & Roberson’s Business Law (1997), West

Publishing House.
24. Roberto Baldi (1987), Distributorship, franchising, agency, community & national Laws
& practice in the EEC, Kluwer Law & Taxation.
25. The Commercial Agents Regulations of UK (1993).
26. The Law of Property Act of UK (1925).
27. The Sales of Goods Act of Australia (1958), Part. Formality.
28. The Sale of Goods Acts of UK (1979).
29. Uniform Commercial Code of the United State( UCC).
30. Vienna Convention 1980.

Websites
31. ^ Balfour v. Balfour [1919] 2 KB 571.
32. Alfred W.Bays.
33. chấp trong hoạt động nhập khẩu qua uỷ thác.
34. ^ Economics: Principles in action. Upper Saddle River, New Jersey
07458:PearsonPrenticeHall.2003.pp. 523.
35.
36.
37. # cite_ref-0
38. roduction to Security Arbitration, an Overview from SEC Law.com the
online leader in securities law news, information and commentary.
39. Law Dictionary.
40. ^ International Principle: Trans-Lex.org.
41. ^ Smith v. Hughes (1870-71) LR 6 QB 597.





















×