Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CÙNG SỰ LIÊN HỆ THỰC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.7 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH ....................................................................1
PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH CÙNG SỰ LIÊN HỆ THỰC TẾ..........................................3
1.
2.
3.
4.
5.

Nhân tố di truyền(bẩm sinh)...........................................................................3
Nhân tố môi trường.........................................................................................5
Nhân tố giáo dục.............................................................................................8
Nhân tố hoạt động và nhân cách...................................................................10
Nhân tố giao tiếp và nhân cách ...................................................................10

PHẦN III: KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU
Từ “Nhân cách” bao quát môt phạm vi rộng rãi gồm cả tâm lý, cá tính, thái
độ cư xử ở đời, khả năng kiềm chế tâm, phong thái biểu lộ ra ngoài nơi cử chỉ... Có
những nhân cách vĩ đại như các bậc thánh muôn đời được truyền tụng như Socrate,
Jésus, Đức Phật, Lão Tử, Khổng Tử, San Francisco, Martin de porres,Gandhi,
...Bên cạnh những nhân cách trác việt đó, cũng có những hạng người tầm thường
chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, nham hiểm, ác độc, lừa đảo, nóng nảy, cố chấp, hẹp
1




hòi... Nhân cách được hiểu đó là tư cách dân chủ thể hiện trong các mối quan hệ xã
hội, hoạt động làm chủ tự nhiên, xã hội hay chính bản thân con người. Muốn trở
thành người có nhân cách như thế nào là mong muốn của mỗi người. Nhờ các hoạt
động sáng tạo nắm vững kinh nghiệm, trong cuộc sống mà những phẩm chất nhân
cách được hình thành. Vì vậy các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách là những là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng của đời sống con người và
đây sẽ là đề tài mà chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu và phân tích dưới đây.
NỘI DUNG
PHẦN I: KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH
Trước hết chúng ta đề cập đến thuật ngữ nhân cách. Ở mỗi nước khác nhau thì có
những quan điểm cũng như cách sử dụng thuật ngữ “ nhân cách” là khác nhau.
Trong từ điển Nga Việt, thì từ Litrnoxt có nghĩa là nhân cách, nhân phẩm con
người hoặc cá nhân. Trong từ điển tiếng Việt, nhân cách được hiểu đó là tư cách và
phẩm chất con người. Trên thế giới này hiện nay, nhân cách là một đối tượng được
nhiều trường phái nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Do đó có rất nhiều khái
niệm khác nhau về nhân cách:
• Nhân cách được hiểu là con người có đức, có tài, hoặc là người có phẩm chất: đức,
trí, mễ, thể, mĩ, lao.
• Nhân cách được hiểu như là các phẩm chất và năng lực của con người.
• Nhân cách được hiểu như là các phẩm chất của con người mới làm chủ, yêu nước,
tinh thần Quốc tế cộng sản, tinh thần lao động.
• Nhân cách được hiểu như các mặt đạo đức giá trị làm người của con người.
Như vậy trong khái niệm nhân cách thường gắn liền với khái niệm con người,
nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn giữa khái niệm nhân cách và khái niệm con
người và cần đề cập đến yếu tố : cá nhân. Từ khía cạnh này, khái niệm nhân cách
cần phải có một cơ sở rõ ràng, theo quan điểm của Marx, Lênin, tư tưởng “đạo đức
cách mạng” và “tư cách con người” của Hồ Chí Minh, quan điểm làm chủ của
2



Đảng về con người mới và những quan niệm truyền thống của người Việt Nam ta.
Từ những cơ sở đó, có thể có một khái niệm về nhân cách là: “ nhân cách là một hệ
thống những phẩm giá xã hội của cá nhân, thể hiện những phẩm chất bên trong của
cá nhân hay những mối quan hệ của cá nhân này với cá nhân khác, với tập thể, với
xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân trong quá khứ, hiện tại
và tương lai”. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý cuả một cá nhân được
biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
PHẦN II: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CÙNG NHỮNG LIÊN HỆ THỰC TẾ.
1. Nhân tố di truyền (bẩm sinh).
Bẩm sinh – di truyền là đặc điểm giải phẫu- sinh lý của hệ thần kinh và của các cơ
quan cảm giác, vận động. Nó đóng vai trò tiền đề cho sự hình thành sự hình thành
và phát triển nhân cách, nó làm cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách
diễn ra nhanh chóng, hay chậm chạp, thuận lợi hay khó khăn. C.Mac đã nói: “ Con
người là một thực thể sinh học xã hội”. Khi nói tới các nhân tố sinh học của con
người, chúng ta có thể nhận thức đó là những nhân tố hữu sinh, hữu cơ, di
truyền,... là hệ thống đảm nhận phục tùng những quy luật sinh học, và đầy đủ nhất
đó là toàn bộ tiền đề sinh học ở con người. Và những tiêu đề sinh học này được coi
là những cơ sở vật chất và có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành, phát triển nhân
cách của con người. Thực tế đã chứng minh những khiếm khuyết về mặt cơ thể,
kiểu gen,... ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành, phát triển của con người, hay
là định hướng giá trị của họ. Ví dụ: Ở những con người do sinh ra đã nhiễm căn
bệnh HIV, thân hình nhỏ bé, gầy gò,.. thì trong hoạt động của mình họ trở nên e
ngại, ít nói, thâm chí là trầm cảm. Tuy nhiên chúng ta không thể quyết định vội vã
vai trò theo hướng tiêu cực do những mặt khiếm khuyết sinh học đem lại cho cơ
thể con người trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đôi khi, hoạt
động tâm sinh lý của con người lại có khả năng bù trừ những thiếu hụt của một
3



giác quan nào đó để làm tăng sự nhạy bén của các giác quan khác. Nói cách khác
đó là một chức năng tâm lý nào đó trên cơ thể bị hủy hoại có thể được khôi phục
bằng cách rèn luyện tích lũy kinh nghiệm, một cách khoa học để lập lên một hệ
thống chức năng mơí trên vỏ não ứng với chức năng tâm lý đó.
Ví dụ 1: Sinh năm 1966 tại xã Hiệp Phước (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Hình ảnh về
người mẹ nghèo tảo tần làm lụng để nuôi bốn đứa con đi học luôn in đậm trong
tâm trí Võ Thị Hoàng Yến. Là con gái, nhà lại nghèo, ngày ngày đến lớp với đôi
chân tật nguyền và thường bị bạn bè trêu ghẹo. Ba tuổi bị sốt bại liệt, nhưng suốt
hơn hai chục năm qua, chị vẫn bước vào trường đại học Kansas và những diễn đàn
quốc tế tại Mỹ, Bỉ, Canada… Ngoại ngữ đã mở ra cho chị một cánh cửa khác.
Tháng 6/2003, chị đoạt được học bổng toàn phần của Quỹ Ford sang Mỹ theo học
ngành phát triển con người tại ĐH Kansas. Ngay học kỳ đầu chị đã đoạt được ba
điểm A và còn được mời làm trợ giảng cho một giáo sư người Mỹ. Tháng 6/2004,
đề tài nghiên cứu Giúp phát triển kỹ năng cho người khuyết tật” của chị được hội
đồng khoa học tại ĐH Kansas đánh giá cao.Chính cô đã vượt qua số phận khắc
nghiệt của mình để học tập và phấn đấu. Thành công của cô là minh chứng sinh
động cho khả năng phi thường của con người.
Ví dụ 2: năm 1961, ở Liên Xô cũng có một người phụ nữ mù và điếc từ nhỏ tên là
C.Xcôrôlchođova đã quyết tâm phấn đấu học tập và nghên cứu khoa học dưới sự
chỉ đạo và dìu dắt của nhà hoạt động khoa học và sư phạm A.Kôcoliauxki, cô đã
trở thành phó tiến sỹ tâm lý học sư phạm, chuyên viên nghiên cứu của Viện khuyết
tật học, thuộc Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô, tác giả của nhiều bài báo
khoa học, và ba cuốn sách có giá trị về tâm lý học.
Qua những phân tích nêu trên, ta sẽ thấy rằng chức năng tâm lý nào mang bản chất
con người của nhân cách, thì chỉ có thể phát triển ở hoạt động chính cá nhân đó
cùng với điều kiện xã hội loài người. Ví dụ tài âm nhạc của Moda, mắt hội họa của
Raphen không thể bỗng ngẫu nhiên được hình thànhmà còn phải trải qua quá trình
4



tích lũy kinh nghiệm, chịu tác động mạnh mẽ của xã hội con người.Ngoài ra có sự
tác động của các yếu tố khác dối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi, và đối với
từng hoạt động cụ thể khác nhau.
Nhân tố bẩm sinh di truyền có một vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển
nhân cách. Chính nó đã tham gia vào sự hình thành cơ sở vật chất, các hiện tượng
tâm lý- những đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ thể trong đó có hoạt động thần
kinh. Tuy nhiên nhân tố này cũng không quyết dịnh chiều hướng và nội dung của
sự phát triển nhân cách.
2. Nhân tố môi trường.
2.1 nhân tố môi trường tự nhiên.
Nó bao gồm những điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái, phục vụ cho các hoạt động
sống của con người. Nhân tố này quy định các đặc điểm của dạng, các ngành sản
xuất, đặc tính nghề nghiêp hay phương thức trong hoạt động sống của con người.
Nhân cách như một thành viên trong xã hội chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự
nhiên thông qua các giá trị vật chất, tinh thần, phong tục tập quán,... thực tế một số
nhà tâm lý học phương tây đã đề cao vai trò của điều kiện tự nhiên trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách con người, họ cho rằng người phương Bắc thì
mạnh mẽ nhưng lạnh nhạt, người phương Nam thì yếu ớt, nhưng dễ gần. Đây là
những quan điểm thiếu tính khoa học. Chúng ta cần phải thừa nhận quan điểm của
những nhà tâm lý học hiện đại cho rằng hoàn cảnh sống trong tự nhiên không giữ
vai trò chủ yếu mà chỉ có sự ảnh hưởng nhất định, gián tiếp trong sự hình thành và
phát triển nhân cách.
2.2 Nhân tố môi trường xã hội.
Trước hết, ta cần nhận thức rõ về sự ảnh hưởng nói chung về vai trò của xã hội đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Nếu con người ít tiếp xúc với
thế giới xung quanh hoặc môi trường sống quá là đơn điệu thì sẽ nghèo nàn tâm lý,
kém sự linh động.
5



Ví dụ, năm 1920, ở Ấn Độ, Tiến sỹ Xinhgơ đã tìm thấy 2 cô bé sống trong hang
sói với bầy sói con. Trong đó có trường hợp của cô Kamla, khi được đưa ra khỏi
rừng, cô đã 12 tuổi, đi lại bằng hai chân, nhưng chạy lại bằng 4 chi khi bị đuổi.
Bình thường cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa rống lên như
chó sói. Trong suốt thời gian 4 năm cô chỉ học thuộc được 6 từ, sau 7 năm cô học
được 45 từ. Đến thời kỳ này thì cô đã bắt đầu thấy yêu xã hội, con người và không
còn sợ ánh sáng, không còn hành động giống động vật nữa: ăn bằng tay, uống
bằng cốc. Cô chết ở tuổi 18, đến nay người ta đã tìm được thêm 30 trường hợp
tương tự như cô Kamla. Đây là ví dụ để khẳng định tính đúng đắn trong nhận xét
của C.Mac: Trong tính hiện thực thì tính bản chất con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội. Qua ví dụ ta có thể thấy được, nếu con người không được gần gũi,
học hỏi, sống trong chính xã hội loài người thì con người đó sẽ không thể trở thành
con người bình thường.
Nhân tố xã hội cơ bản có sự ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân
cách con người, là một phần tồn tại tất yếu mang tính lịch sử cụ thể. Yếu tố xã hội
có thể là một tập đoàn xã hội, cộng đồng dân tộc hay một tập thể... C.Mac nói: Nếu
như người bẩm sinh đã là sinh vật, có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể
phát huy bản tính của mình trong xã hội. ... Từ đó, ta có thể hiểu được ở mỗi thời
có một xã hội khác, nên tồn tại những kiểu những loại nhân cách khác nhau. VD:
Ở thời Cổ đại, khi nền kinh tế chưa phát triển, con người sống bằng săn bắt hái
lượm, ở hang hốc, tập trung thành bầy đàn, thì nhân cách con người hòa nhập vào
tập thể. Ở thời Cận đại, nhân cách con người mang tính độc lập sáng tạo. Ở Việt
Nam, ở giai đoạn chiến tranh, thanh niên có lòng dũng cảm đánh giặc cứu nước,
ngày nay thanh niên lại có sự phấn đấu khác nhau nhằm đưa kinh tế phát triển.
Tâm lý nhân cách trong trường hợp này phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ chính trị
pháp luật. Đặc tính quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị pháp luật, biểu hiện qua hệ

6



tư tưởng đạo đức và ở những mức độ khác nhau qua những phong tục tập quán. Vì
vậy, có một nhân cách như thế nào đó là sự lựa chọn của mỗi con người.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách là quá trình con người nắm lấy kinh
nghiệm đới sống xã hội và đây là sự thống nhất giữa các đối tượng khác với việc
con người dành lấy bản chất xã hội của mình. Các nhà ngiên cứu cho rằng môi
trường xã hội bao gồm: môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô
là nguyên nhân chung của tính quy định của môi trường xã hội, môi trường vi mô
là hoàn cảnh xã hội trực tiếp mang tính đặc thù trong tính quyết định của xã hội. Ở
ngay cấp độ sinh học thì sự đa dạng phong phú của nhân cách đã được thể hiện
như các bộ gen khác ít trùng lặp,... Do vậy mỗi người sẽ có khí chất thiên hướng và
khả năng tư duy là khác nhau. Khi nhấn mạnh tính quyết định của môi trường xã
hội, ta nên khẳng định tính tích cực của con người trong đời sống xã hội hay trong
tính chính trị và sự hình thành và phát triển nhân cách của chính mình. Tính nhân
cách của con người không mang tính tự nhiên mà mang bản chất con người.
Từ những phân tích trên, ta có thể khẳng định rằng môi trường xã hội không phải
là” tủ kính” trưng bày tất cả giá trị xã hội trong thực tiễn. Vì vậy môi trường xã hội
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người nên
cần phải tạo ra môi trường đảm bảo cho nhân cách phát triển hài hòa, đặc biệt là
trong thời kỳ kinh tế thì trường như ngày nay.
3. Nhân tố giáo dục.
Giáo dục là sự tác động có mục đích, kế hoạch, biện pháp, và hệ thống lên đời sống
tinh thần của con người để hình thành ở họ những phẩm chất mà giáo dục mong
muốn. Giáo dục là một hoạt động chuyên môn nhằm hình thành và phát triển nhân
cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định. Theo quan điểm của tâm lý học Macxit, giáo dục có vai trò chủ đạo, quan
trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách là một yếu tố cần thiết và
giáo dục đã giữ vai trò này. Qua giáo dục, mỗi mẫu người cụ thể cho xã hội – một

7


mô hình nhân cách phát triển sẽ được hình thành, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong
giai đoạn lịch sử nhất định. VD: Trong công tác giảng dạy cũng như học tập của tất
cả những trường học trên cả nước đều tổ chức những phong trò thi đua sôi nổi, đưa
ra những phương hướng học tập, rèn luyện. Qua các phong trào thúc đẩy tính tự
chủ cũng như nhân cách con người ngày một hoàn thiện hơn. Qua hoạt động giáo
dục các thế hệ học sinh, sinh viên và giáo viên đi trước có những kinh nghiệm từng
trải sẽ truyền đạt lại cho thế hệ sau. Để từ điều kiện này, sự hình thành phát triển
nhân cách của các thế hệ trẻ sẽ luôn tồn tại và được các thế hệ trẻ đúc kết để lại
kinh nghiệm để đạt được những tầm cao mới. VD: Trong quá trình giảng dạy của
mình, các thầy cô đều tryền đạt lại các kinh nghiệm học tập cũng như làm bài tập
cho các sinh viên, giúp sinh viên tránh những lỗi thường gặp cùng những phương
pháp học tập tốt nhất. Từ đó sinh viên có thể rút ra những phương pháp học tập tốt
nhất, cũng như những lập trường đúng đắn phù hợp với bản thân.
Hoạt động giáo dục có thể mang lại cho con người những cái mà yếu tố bẩm sinh
di truyền đã khôn g thể đem lại được. VD: trong lĩnh vự học tập, không phải ai
sinh ra cũng có thành tích học tập xuất sắc, mà muốn đạt được thành quả đó thì
chúng ta cần có cả một quá trình rèn luyện cũng như dạy dỗ tận tình của các thầy
cô, môi trường học tập tốt....
Các yếu tố như thể chất hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội chỉ được phát huy một cách
tương đối trong sự hình thành phát triển nhân cách của con người. Nhờ có giáo
dục, các yếu tố sẽ được phát huy một cách tối đa để đạt được hiệu quả cao trong
cuộc sống. VD: Một học sinh sinh ra vốn thông minh, có khả năng nhận thức
nhanh nhẹn khác biệt với người khác. Nếu được đào tạo trong một môi trường giáo
dục hợp lí thì tài năng của học sinh đó sẽ được phát huy một cách tối đa, cao hơn tố
chất sẵn có do bẩm sinh.
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại. Ở nhiều người do tai
nạn chiến tranh hay hoàn cảnh sống, ... mà họ đã bị hạn chế một số chức năng hoạt

động nhân thức của cơ thể. Khi có giáo dục, một số hạn chế thiếu hụt do đó có thể
8


bồi đắp lại tùy thuộc mỗi người. VD: một người bị mất trí nhớ do tai nạn gây
thương tích ở đầu, nhưng nếu người này được điều trị, rèn luyện trí nhớ cùng sự nỗ
lực bản thân thì người này có khả năng hồi phục trí nhớ.
Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi
trường xã hội gây lên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xã hội.
Phạm phải sai lầm là điều không thể tránh khỏi của con người trong cuộc sống,
nhưng nhờ có giáo dục mà nhiều sai lầm có thể được sửa chữa, rút kinh nghiệm
sống, để không phạm sai lầm nữa. VD: nếu học sinh đánh nhau, thì phải viết bản
tường trình kiểm điểm, sẽ bị kiểm điểm trước lớp, cô giáo sẽ nói để cho học sinh
này hiểu rằng hành động đó là xấu để học sinh này có thể nhận thức và tiến bộ hơn.
Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chior anh
hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có mà thôi.
Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, hình
thành nhân cách hoàn thiện, hình thành trong họ những phẩm chất tâm lý cần thiết
theo yêu càu của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài người có thể biến
thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động giáo dục. Trong xã hội hiện
nay thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn nữa giữa gia đình, nhà trường, xã hội để
đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, đặc biệt là giáo dục nhân cách.
4. Nhân tố hoạt động và nhân cách.
Hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan, hướng tới
nhằm biến đổi nó và thỏa mãn nhu cầu của con người.
Hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển
nhân cách con người. Trong mỗi con người, hoạt động luôn có tính mục đích và
tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác công cụ nhất định. Nhân cách
cũng được hình thành qua hoạt động nhờ hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể
hóa để lĩnh hội kinh nghiệm cho bản thân hoặc đóng góp lực lượng bản chất của

mình cho xã hội. Qua đó, con người sẽ trở nên quả quyết, can đảm, cứng rắn. VD:
rèn luyện kỹ năng thuyết trình nhiêu sẽ giúp ta tạo được khả năng giao tiếp tự tin,
thuyết trình trước đông người. Bởi vậy chúng ta cần chủ động hơn nữa trong việc
9


nâng cao nhân cách con người. Đây là điều tất yếu đúng với quy luật về sự tự vận
động và động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động chủ đạo là nhân
tố quan trọng, nếu như nó được quan tâm thì sẽ thuận lợi cho sự hình thành và phát
triển nhân cách con người và ngược lại. Nhờ có hoạt động chủ đạo mà mỗi người
ở từng lứa tuổi có thể tồn taị một cách bình thường trong cuộc sống của mình. Từ
nội dung naỳ, chúng ta có thể thấy trong giáo dục cần có sự áp dụng hợp lý về nội
dung và hình thức, để lôi cuốn sự tham gia của cá nhân người học.
5. Giao tiếp và nhân cách.
Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người, các nhân cách cũng được hoàn thiện
hơn cùng với sự giao tiếp giữa chủ thể với chủ thể. Sự phát triển của một cá nhân
được quy định bởi sự sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà con người giao
tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp và chính con người từ đó hình thành, duy trì phát triển
giao tiếp và trở thành sản phẩm của giao tiếp. Nhờ có giao tiếp con người có thể
lĩnh hội một cách trực tiếp nhanh chóng các chuẩn mực trong xã hội, đóng góp một
phần sức lực của mình để xây dựng đất nước. VD: nhờ có hoạt động giao tiếp với
nhiều loại ngôn ngữ mà Bác Hồ có thể học hỏi, tiếp thu nhiều ngôn ngữ, tinh hoa,
văn hóa nhân loại, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Nhờ có giao
tiếp mà con người có thể tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với xã hội.
Giao tiếp là nhân tố cơ bản bên trong giữ vai trò trong sự hình thành và phát triển
nhân cách.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Nhân cách là một nhân tố không thể thiếu đối với con người. Quá trình hình
thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Giữa các nhân
tố : di truyền, môi trường, hoạt động, giao tiếp, giáo dục đã có sự gắn kết, tác động

qua lại giúp cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi người diến ra
nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nhân cách cũng cần dựa trên những chuẩn mực xã
hội để điều chỉnh cho phù hợp, con người cũng cần có năng lực tự đánh giá, ý thức
cá nhân, tự hoàn thiện bản thân để có được nhân cách hoàn thiện nhất.
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2011.
• Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb.
Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005
• Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lí học nhân cách, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2001.
• Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lí học, tập 1, 2, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 1988.
• Lưu Hồng Khanh, Tâm lí học chuyên sâu, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 2005.
• Trần Kiều (chủ biên), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2005.
11


12



×