Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn công tác chủ nhiệm đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Phần1:ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
-Là một giáo viên giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Thái Bình,
được tham gia làm công tác chủ nhiệm lớp, nắm bắt được tình hình đạo
đức học sinh trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc ,bản thân tôi có những
nhìn nhận chủ quan sau đây:
- Nhận thấy tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm đối với việc
hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
- Nhận thấy việc giáo dục và rèn luyện nhân cách cho học sinh phải
được tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà
trường gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Vì do ảnh hưởng nhiều của phim
ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo
lực… bên cạnh đó một số phụ huynh lo làm kinh tế ít có thời gian quan
tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường giáo dục. Từ đó dẫn đến vấn
đề suy thoái đạo đức trong một số thanh thiếu niên hiện nay.
- Sự suy thái về đạo đức cần được giáo dục bằng các tấm gương đạo
đức, nói đến tấm gương đạo đức thì chúng ta phải nhắc đến Bác Hồ.
Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa”. Người để lại cho
dân tộc ta một tư tưởng cách mạng ,một nhân cách đạo đức cao cả. Chính
vì vậy tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm
chất cách mạng, có tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa góp phần xây
dựng đất nước là điều hết sức cần thiết .Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
có sức ảnh hưởng hết sức to lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện cho mỗi học sinh .Hiện nay tư tưởng Hồ Chí Minh đã được
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
tích hợp giảng dạy ở nhiều môn học như :ngữ văn ,giáo dục công dân …
theo tôi cần tích hợp vào công tác chủ nhiệm vì đây là công tác liên quan


nhiều đến việc giáo dục đạo đức học sinh .
-Trong thời đại ngày nay có nhiều học sinh chưa làm chủ được bản thân
mình dưới những tác động tiêu cực của môi trường xã hội mà nguyên
nhân chính là do kĩ năng sống của các em còn hạn chế .
-Từ những lí do trên ,tôi quyết định chọn đề tài tích hợp giáo dục kĩ năng
sống và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào công tác chủ nhiệm nhằm
giúp các em hoàn thiện nhân cách, có các kĩ năng sống cơ bản trước
những vấn đề phức tạp của xã hội.
2. Thực trạng vấn đề
2.1.Về kĩ năng sống:
2.1.1. Hiện tượng
Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu
hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây
thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học
và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh
trung học hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục
sớm , thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống.
Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kĩ
năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào
các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống…
Thực tế cho thấy, có rất nhiều em học sinh đã vấp ngã mà hậu quả lại
không nhỏ chút nào: Những em trai thì học đòi hút chích, những em gái
thì chạy theo những lối sống thiếu lành mạnh… Có không ít trường hợp
để lại những hậu quả nghiêm trọng như: mang thai khi còn ngồi trên ghế
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
nhà trường, kết bè, kết phái hoạt động theo kiểu “xã hội đen”…
Trên địa bàn phường Hòa Hiệp nói chung và trường THCS Nguyễn
Thái Bình nói riêng, đã có một vài những biểu hiện trên tuy mức độ chưa
nghiêm trọng những cũng đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình

trạng thiếu kĩ năng sống của học sinh.
Nhiều học sinh trong trường khi đứng trước một số vấn đề như: bắt
gặp các bạn quay cóp bài trong khi làm bài kiểm tra và làm bài thi, phát
hiện bạn mình tham gia vào các trò chơi bạo lực trên mạng internet, phát
hiện bạn mình tập tành hút thuốc,khi thấy bạn mình bị nước lũ cuốn, bi tai
nạn giao thông, hay khi nhìn thấy bạn mình trộm cắp, đã có những phản
ứng rất lệch lạc hoặc không phản ứng gì. Rất ít học sinh biết cách đấu
tranh với cái xấu để bảo vệ bạn mình và bảo vệ bản thân. Hay ngay bản
thân mình khi lỡ có thái độ vô lễ với người lớn lại không biết cách xin
lỗi
2.1.2. Nguyên nhân:
Đối với học sinh THCS, các em ở trong thời kì “quá độ” để trưởng
thành, các em dễ tiếp thu những ảnh hưởng tốt và không tốt từ môi trường
sống xung quanh. Tuy nhiên, không phải em nào cũng đủ hiểu biết và bản
lĩnh để tiếp nhận một cách có chọn lọc những nhân tố tác động từ môi
trường.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo
các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng
sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn
của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, gia đình có người thân
sa vào các tệ nạn xã hội, kết quả học tập kém Các em không được dạy
để hiểu về giá trị của cuộc sống.
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kĩ năng
sống, ở nước ta còn rất hạn chế.Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh mới được triển khai trong một số môn học mà chủ yếu là các
môn xã hội từ năm học 2010-2011.
Về phía xã hội, chưa có biện pháp hiệu quả nào để ngăn ngừa các
hành vi tiêu cực của học sinh. Hơn thế nữa, xã hội dường như đã bỏ quên

việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Trên thực tế, chúng
ta chỉ có các cuộc thi Olympic vật lý, toán học Chứ chưa thấy các cuộc
thi về ứng xử học đường được tổ chức một cách thường xuyên. Thậm chí
phim ảnh cho học sinh cũng không thấy nhiều. Toàn là các phim Hàn
Quốc, Trung Quốc được trình chiếu trên VTV3. Ngay cả bộ phim được
xem là khá hay về nội dung học đường là "Nhật ký Vàng Anh" thì cô diễn
viên chính lại dích vào Scandan rất nóng là bị tung Clip “sex” lên mạng.
Không cần phải điều tra, chúng ta cũng biết được đã có rất nhiều các em
học sinh xem đoạn Clip đó. Các em sẽ nghĩ gì và làm gì? Câu hỏi này xã
hội chưa trả lời được hoặc trả lời một cách chung chung.
Phim ảnh là thế tiếp đến là vấn đề âm nhạc. Như chúng ta đã biết âm nhạc
ảnh hưởng rất lớn đến thái độ ứng xử của các em. Các em rất cần âm nhạc
để thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng.Thế nhưng ngày càng có
nhiều các ca sĩ nhí hát nhạc người lớn với những ca từ mang tính chất bạo
lực “yêu nhau ném đá vỡ đầu nhau ra”, hoặc não nề thiếu niềm tin vào
tương lai cuộc sống, ăn mặc thì phản cảm. Điều đó nó cũng ảnh hưởng
không tốt tới các em.
2.2.Về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
2.2.1. Hiện tượng:
Trong giới học đường ngày càng có nhiều biểu hiện thiếu văn hóa,
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
thiếu đạo đức nghiêm trọng như: gặp người lớn không biết chào hỏi, vô lễ
với thầy cô giáo, nói xấu bạn bè Gần đây, nổi cộm lên hiện tượng học
sinh đánh nhau, tung clip lên mạng. Các em nữ, cứ đánh nhau là lột quần
áo, kẻ đứng ngoài thì dùng điện thoại thậm chí là máy ảnh kĩ thuật số
quay phim rồi tung lên mạng, phát tán khắp nơi. Chỗ này, đánh nhau được
thì chỗ khác cũng đánh nhau được.
Trên các trường học có nhiều học sinh bị kỉ luật vì liên quan đến các vụ
đánh nhau trong và ngoài trường học.Dư luận xã hội không chỉ ngỡ ngàng

ma còn bàng hoàng trước hiện tượng trẻ em ở lứa tuổi 14,15 vi phạm pháp
luật.
Những biểu hiện trên cho thấy các em ngoài việc thiếu kĩ năng sống như
đã trình bày ở phần trên, các em còn chưa thấm nhuần được tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Các em chưa biết thế nào là cái đẹp thật sự. Các em
chưa biết nhiều điều về Bác.Hoặc em nào cũng nói được Bác rất vĩ đại
nhưng không phải em nào cũng biết được Bác vĩ đại như thế nào . Thiếu
hiểu biết về Bác là một thiếu sót lớn để các em trưởng thành bền vững.
Bởi đạo đức Hồ Chí Minh lại là một tấm gương sáng có thể soi chiếu mọi
thế hệ học sinh.
2.2.2. Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân của các hiện tượng trên. Trong đó, phải
kể đến nguyên nhân về đạo đức. Các em học sinh chưa thấm nhuần tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Vì thế mà khi hành động các em không biết
tự kiềm chế bản thân. Trong sâu thẳm tâm hồn các em, chưa có sự quản lý
về mặt đạo đức của bản thân. Trong khi đó, tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh lại là nền tảng của sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em.
Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
trường vẫn chưa đạt được hiệu quả. Vì do ảnh hưởng nhiều tác động như
phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống
bạo lực…Về phía gia đình, do bố mẹ bận làm ăn, kiếm tiền nên giao phần
trách nhiệm rèn luyện đó cho nhà trường, quan tâm ít, thậm chí không
quan tâm đến việc này. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc giáo dục
đạo đức con em họ . Một số phụ huynh lại tỏ ra bất hợp tác trong việc phối
hợp với nhà trường để giáo dục con em mình. Việc giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh trong nhà trường còn nhiều hạn chế, có thể kể đến những
nguyên nhân sau:
- Không có bộ môn đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường phổ

thông:
Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chưa được đưa vào giảng
dạy như một môn học chính thống. Thỉnh thoảng, mới thấy xuất hiện ở
một số ví dụ, ở một số bài học trong một vài môn học như:Giáo dục công
dân,Ngữ văn
- Việc lồng ghép nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào các
môn học còn gặp nhiều khó khăn:
Rất khó lồng ghép nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào
các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh Bởi đặc thù của các
môn học này không cho phép việc lồng ghép đó được thực hiện.
3.Giới hạn đề tài
Đề tài được thực nghiệm dựa trên tình hình thực tế của học sinh lớp
7/5(2010-2011),7/2(2011-2012) trường THCS Nguyễn Thái Bình .
4.Giá trị của đề tài : Đề tài được áp dụng cho bất kì giáo viên chủ nhiệm
trong trường THCS trên địa bàn quận Liên Chiểu .
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Phần 2:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tích hợp việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào công tác
chủ nhiệm lớp.
1.1.Thực hiện mỗi giờ sinh hoạt lớp là một bài học về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh:
1.1.1. Mục đích:
Trong mục này, tôi đưa ra tiêu chí "mỗi giờ sinh hoạt lớp là một bài
học về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Mục đích của công việc này là
giúp học sinh hiểu ngày một rõ hơn những chuẩn mực đạo đức trong hệ
thống tư tưởng đạo đức của Bác. Chỉ có hiểu rõ mới làm đúng được. Làm
đúng mới mong được hoàn thiện nhân cách toàn vẹn cho các em.
1.1.2. Làm thế nào thực hiện tiêu chí này?
-Trước hết người giáo viên chủ nhiệm hãy lên kế hoạch cho một

buổi sinh hoạt lớp thật hấp dẫn và bổ ích . Muốn vậy, người giáo viên chủ
nhiệm phải nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của học sinh lớp mình
thôngqua ban cán sự lớp trước khi vào tiết sinh hoạt.Trong tiết giáo viên
nhận xét chung về tình của lớp ,nhắc nhở những vấn đề chung cần khắc
phục hoặc động viên khuyến khích những mặt tốt,đối với những học sinh
vi phạm kỉ luật nhiều thì người giáo viên có thể gọi riêng em ra gặp và
nhắc nhở hoặc viết kiểm điểm trong các giờ nghỉ giải lao.Như vậy chúng
ta sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc thực hiện chỉ tiêu trên.Thời gian còn
lại tôi có thể kể cho các em nghe các câu chuyện về tấm gương đạo đức
của Bác ,liên quan đến các đức tính giản dị ,trung thực ,kỉ luật …
.Ví dụ kể về đức tính giản dị của Bác :Bác Hồ của chúng ta vô
cùng giản dị. Dù ở cương vị nào lối sống của Người cũng giản dị, một đôi
dép cao su, bộ đồ ka ki đã ngả màu theo thời gian. Bác sống trong ngôi
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
nhà sàn đơn sơ : “Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
Người sống thanh bạch không ham địa vị, không màng danh lợi
Người nhiều lần tâm sự: “Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm
sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Nếu nhân dân tín nhiệm
tôi đứng ra gánh vác công việc nước, không được nhân dân tín nhiệm thì
tôi về làm bạn với trẻ chăn trâu và cụ già hái củi….”.
Trong bữa ăn các món ăn rất giản dị, chỉ vài ba món giản đơn dân
dã đậm vị quê hương như rau muống, dưa cà ,tương ớt , “Bác thường để
lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ’’ . Có lúc nhà nước đề nghị
phong tặng huân chương và tạc tượng Bác. Bác nói” Đất nước có chiến
tranh các chú để đồng đúc đạn để đánh giặc. Đức tính giản dị của Bác

được nhà thơ Tố Hữu ca ngợi “Mong manh áo vải hồn muôn trượng, hơn
tượng đồng phơi những lối mòn”. Có một nhà báo nước ngoài khi nhận
xét về Người “Người giống một thầy giáo ở nông thôn hơn là vị chủ tịch
nước”. Bác Hồ của chúng ta lối sống giản dị nhưng không tầm thường,
nhân hậu nhưng không yếu đuối. Khi Thực dân Pháp quay lại xâm lược
nước ta Người và Đảng chủ trương nhân nhượng để tránh cho dân tộc ta
một cuộc chiến tranh, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càn lấn tới
quyết tâm cướp nước ta một lần nữa Người kiên quyết kêu gọi nhân dân
chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ
quốc.
Chúng ta có thể kể trong vòng 5 phút ,sau đó cho học sinh thảo
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
luận về vấn đề này .Các em sẽ liên hệ đến cách ăn mặc sao cho giản dị
phù hợp với lứa tuổi học sinh .
Ví dụ kể về việc gương mẫu tôn trọng luật lệ của Bác :
Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan
Văn Xoàn - Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức,
kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc
gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình
những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.
Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm
ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan
chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản
xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác
dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng
mọi nghi thức như người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một
ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe
khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông

thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào
được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu
cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác
đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:
- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao
thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
giao thông bật đèn xanh để xe qua.
-Sau khi kể cho các em nghe hai mẩu chuyện trên tôi sẽ đặt câu hỏi cho
các em thảo luận :Hai mẩu chuyện về ý thức tôn trọng luật lệ chung của
Bác có ý nghĩa và tác dụng như thế nào đối với chúng ta ?
-Để da dạng các hình thức hoạt động người giáo viên có thể tổ chức
cho các em các cuộc thi nho nhỏ như: thi sưu tầm tranh về cuộc đời hoạt
động của Bác, thi đọc thuộc thơ Bác Hoặc cho các em vẽ các bản đồ tư
duy trên bản đồ đó thể hiện các con số liên quan đến Bác .
Như đã trình bày ở phần trên, chúng ta tổ chức thi không phải chỉ
dành cho các em "biết thi" mà cho tất cả các em. Do vậy, chúng ta phải
biết cách khơi dậy khả năng của mỗi em. Làm được như vậy sẽ giúp các
em thấy rõ được năng lực của bản thân để có hướng rèn luyện và phấn
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
đấu. Muốn làm được việc này, người giáo viên cũng phải biết cách tổ chức
chương trình. Làm sao cho chương trình thật sự lôi cuốn các em.
Tóm lại: Chúng ta phải biết sắp xếp thời gian của một buổi sinh
hoạt sao cho hợp lý hơn, để có thể lồng ghép được việc giáo dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh vào mỗi giờ sinh hoạt lớp. Bằng hình thức này hay
hình thức khác phải biết cách làm sao cho toàn thể học sinh hưởng ứng.
1.2.Phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh
Thực hiện mục tiêu xã hội hóa toàn diện về giáo dục, việc phối hợp
của giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, nhà trường, gia đình và xã
hội để giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết.Trong
năm qua trường THCS Nguyễn Thái Bình chúng tôi cũng có nhiều hoạt
động thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh đó là phát động phong trào học sinh viết nhật kí làm theo lời
Bác.Người giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm theo dõi và động viên kịp
thời đối với học sinh lớp chủ nhiệm , thu các bài viết của các em theo từng
tuần,cùng với tổng phụ trách đội tổng kết việc thực hiện của các em trong
một năm . Người giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc
giáo dục các em. Thông qua các tin tức từ phụ huynh, ta hiểu thêm về
hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý của từng em mà có cách uốn nắn, động
viên kịp thời. Chúng ta có thể kết hợp với các tổ chức xã hội khác để thực
hiện mục tiêu giáo dục của mình.
Trong giai đoạn hiện tại, cả nước đang thực hiện cuộc vận động học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có rất nhiều địa phương
thực hiện cuộc vận động này thông qua các hình thức thi giữa các tổ dân
phố ,khối phố Là giáo viên chủ nhiệm, ta nên khuyến khích học sinh
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
mình tham gia vào các cuộc thi này nếu có thể.
2. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào công tác chủ
nhiệm lớp.
Như đã trình bày ở các phần trước, rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh là hết sức cần thiết để giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ học sinh
sống lệch lạc, học sinh vi phạm pháp luật.
Trước hết chúng ta cùng chấp nhận một thức tế là không thể lồng
ghép quá nhiều thứ vào một giờ sinh hoạt chủ nhiệm chỉ gói gọn trong 45
phút. Mà chúng ta có thể đan xen nhau để thực hiện,có tiết chúng ta tích

hợp tư tưởng Hồ Chí Minh có tiết chúng ta tích hợp giáo dục kĩ năng sống
,đôi khi ngay trong việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần giáo
dục kĩ năng sống cho các em.
Sống trong một xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi người cần phải có các
kĩ năng sống cần thiết trong đề tài này tôi sẽ đề cập đến vấn đề:
2.1. Tích hợp kĩ năng xử lý tình huống vào công tác chủ nhiệm:
2.1.1. Mục đích:
Rèn luyện kĩ năng xử lý tình huống, giúp học sinh biết cách ứng
phó được các vấn đề bất ngờ và khó khăn trong cuộc sống. Các tình huống
khó xử xuất hiện rất nhiều, nhất là trong xã hội hiện đại như ngày nay.
Chẳng hạn: tình huống các bạn ghép đôi trong tiết học,bị bạn bè lôi kéo rủ
rê chơi các trò chơi ăn tiền, tình huống cha mẹ ngoại tình hoặc có biểu
hiện ngoại tình, tình huống bạn mình vi phạm luật lệ giao thông, Các
em phải biết các tình huống này và biết được phải làm gì khi gặp phải.
2.1.2. Cách làm:
Giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị thật nhiều tình huống có vấn đề,
tùy điều kiện mà có thể yêu cầu học sinh xử lý. Trong giờ sinh hoạt, nếu
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
có thời gian, chúng ta nên nêu vấn đề để học sinh xử lý. Sau đây là các ví
dụ:
Tình huống 1.
Tan học về ,các bạn rủ An vào quán chơi điện tử ăn tiền .An không
muốn nhưng các bạn cứ nài ép và chê bai An là “quê” không biết ăn chơi
sành điệu và “ki bo”, khiến bạn ấy lúng túng.
Nếu là An em sẽ làm gì trong tình huống này ?
Với sự nhận thức của học sinh lớp 7, dù không hề được chuẩn bị
trước, nhưng chính các em học sinh đã có cách xử lý tình huống rất kiên
quyết khiến chúng ta phải ngạc nhiên ,nếu như các em thực hiện đúng như
những gì các em nói thì giáo viên và phụ huynh các em khỏi phải lo.

Các em bình tĩnh phân tích: Khi gặp tình huống đó ,nếu là An em sẽ
nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và sự tự tin ,em khéo léo nhưng kiên quyết
từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền .Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu
chơi điện tử ăn tiền không phải là biểu hiện của sống sành điệu mà là vi
phạm pháp luật ,vi phạm đạo đức vì đây chính là biểu hiện của tệ nạn đánh
bạc .Do đó không chơi điện tử ăn tiền không phải là “quê’’ ,không phải là
“ki bo’’ mà là không muốn lãng phí tiền của bố mẹ vào những trò chơi
độc hại .Em sẽ chủ động rủ các bạn chơi các trò chơi lành mạnh khác .
Cách giải quyết tình huống ngắn gọn thực sự gây ngỡ ngàng cho toàn thể
những người có mặt theo dõi cuộc thi.
Tình huống 2
Một tình huống về cách cư xử khi một học sinh bị các bạn trong lớp
ghép đôi với một bạn khác giới. Tình huống này cũng được các em thảo
luận và xử lý rất sôi nổi ,vì đây là tình huống các em rất hay gặp phải
trong lớp .Các em phân tích ,trong tình huống đó phải làm chủ bản thân
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
,không bị dao động bởi những lời đùa cợt của các bạn ,giải thích cho các
bạn hiểu tuổi của chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ học tập ,đó là nhiệm
vụ chính .Nếu các bạn vẫn tiếp tục ghép đôi thì sẽ báo với các thầy cô giáo
để thầy cô nhắc nhở .
2.2.Tích hợp kĩ năng làm việc theo nhóm vào công tác chủ nhiệm.
2.2.1. Mục đích
Làm việc theo nhóm giúp cho học sinh dễ hoàn thành nhiệm vụ
hơn, giúp các em biết cách phân công công việc cho từng thành viên trong
nhóm. Sau này, khi các em lớn lên, ra ngoài xã hội làm việc chắc chắn sẽ
phải làm việc theo nhóm vì đây là xu hướng của xã hội hiện đại. Với
những gì được rèn luyện trong nhà trường sẽ giúp các em không phải bỡ
ngỡ khi bước chân vào đời.
2.2.2. Cách làm.

Thông thường, khi đưa ra một vấn đề để thảo luận, giáo viên chia tập thể
học sinh ra các nhóm nhỏ để các em tiến hành thảo luận rồi viết kết quả
vào giấy hoặc cử đại diện phát biểu. Trong dạy học việc này gọi là thảo
luận nhóm, phương pháp áp dụng cho việc này là phương pháp thảo luận
nhóm. Tuy nhiên, làm việc theo nhóm không chỉ dừng lại ở việc thảo luận
nhóm mà phải làm việc theo nhóm thực sự. Kết hợp với việc lồng ghép tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, giáo viên có thể chia lớp ra thành nhiều
nhóm nhỏ, yêu cầu các em đóng vai các nhân vật trong một câu chuyện
nào đó về Bác để biểu diễn trước lớp. Với yêu cầu này, các em buộc phải
bàn bạc để tìm ra trong nhóm ai phù hợp với nhân vật nào ,người nào đảm
nhiệm vai trò hóa trang …
Làm việc theo nhóm có thể được rèn luyện thông qua việc cho học
sinh tham gia các hoạt động vui chơi tập thể. Qua hoạt động này vừa rèn
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
luyện cho các em kĩ năng vui chơi như đã trình bày, vừa rèn luyện cho các
em kĩ năng làm việc theo nhóm.
Việc lồng ghép kĩ năng làm việc theo nhóm nên được tiến hành
thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau.
2.3.Tích hợp việc rèn luyện kĩ năng bảo vệ bản thân cho học
sinh vào công tác chủ nhiệm lớp
2.3.1. Mục đích:
Bảo vệ bản thân cho học sinh trung học cơ sở là trách nhiệm chung
của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên, xã hội có rất nhiều vấn
đề phải giải quyết, gia đình và nhà trường cũng thế.Xã hội ngày nay đang
phát triển, việc du nhập các trào lưu văn hóa, các lối sống từ nước ngoài
qua phim ảnh, mạng internet vào nước ta rất nhiều . Cho nên, bản thân học
sinh phải biết tự bảo vệ mình,nếu không sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
tiêu cực .
2. 3.2. Cách làm:

Đối với người giáo viên chủ nhiệm cần phải trang bị cho mình
những thông tin cần thiết để giúp các em biết cách tự bảo vệ mình. Giáo
viên, hãy thể hiện mình là người luôn luôn lắng nghe học sinh và trả lời
một cách thấu đáo các vấn đề mà học sinh mình không xử lý được. Chẳng
hạn, khi các em nữ hỏi về vấn đề bị bạn của anh trai "sàm sỡ" thì phải làm
sao? .Hoặc khi bị cha mẹ hành hạ ngược đãi “bạo lực” thì làm thế nào ?
Muốn vậy người giáo viên nên tranh thủ thời gian tâm sự với học sinh.
Nếu trả lời không khéo, hoặc trả lời chung chung dễ dẫn đến việc
các em tự hành động theo bản năng hay suy nghĩ mà hậu quả thì không thể
nói trước được.
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Ở độ tuổi các em đang diễn ra quá trình biến đổi nhiều mặt về tâm
sinh lý. Các em có rất nhiều thắc mắc không biết hỏi ai. Thường thì các
em vào các trang web trên mạng để tìm hiểu. Các vấn đề nhạy cảm trên
mạng được đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, không phải website nào cũng đủ
độ tin cậy để các em tìm hiểu. Do vậy giáo viên cũng cần quan tâm đến
vấn đề này. Tốt nhất người giáo viên cần phải có kiến thức sâu rộng trên
nhiều lĩnh vực,phải gần gũi với các em sẵn sàng chia sẻ với các em những
vấn đề các em thắc mắc .
Phần 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
-Với những biện pháp trên ,trong năm học qua (2010-2011)lớp 7/5 do tôi
chủ nhiệm ,hầu hết các em học sinh đều có đạo đức tốt ,lớp được xếp loại
thi đua lớp xuất sắc .
-Việc tích hợp kĩ năng sống và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào công
tác chủ nhiệm cần được tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức
khác nhau. Rèn luyện kĩ năng sống và giáo dục đạo đức theo gương Bác
cho học sinh là trách nhiệm chung của nhà trường và ngành giáo dục. Vì
vậy người giáo viên chủ nhiệm cần phối kết hợp với các đoàn thể khác để
cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

-Người giáo viên chủ nhiệm có sức ảnh hưởng rất sâu sắc đến việc hình
thành và phát triển nhân cách cho các em học sinh ,do đó nhà trường cần
Người thực hiện : Phạm Thị Thu
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nguyễn Thái Bình
có chế độ khen thưởng hợp lý đối với các giáo viên làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp .
-Vấn đề giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho con người là vấn đề mang
tính chất lâu dài và cần có nhiều biện pháp khác nhau.Những gì tôi đã
trình bày ở phần trên chỉ là những kinh nhiệm nhỏ ,mong được sự đóng
góp của các đồng nghiệp để chúng ta thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này.

Người thực hiện : Phạm Thị Thu

×