MỤC LỤC
A.
Mở bài………………………………………………………………...……….1
B.
Nội dung…………………………………………………………………..…..1
I.
Lý luận chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng……………..……..….1
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng……………………………….….1
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng……….…..2
3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt
hại…………………………………………………………………………………….3
II.
Xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm hại theo quy định của pháp
luật hiện hành……………………………………………………………….………..5
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm………………………………...……………..5
2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm……………………………………………12
III.
Một vài nhận xét và kiến nghị …………………………………...…….……16
C.
Kết luận………………………………………………………………………17
D.
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………….….….……18
VƯƠNG THỊ DUYÊN
A.
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
MỞ BÀI
Sức khỏe và tính mạng của con người là một trong những đối tượng quan
trọng nhất được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên trong luật dân sự việc xác định thiệt hại
về sức khoẻ lại khó xác định một cách chính xác vì sức khỏe, tính mạng là một trong
nhưng vấn đề phức tạp liên quan đến con người mà sức khỏe và tính mạng con
người thì không thể mang ra cân đong đo đếm để tìm ra giá trị định lượng cho thiệt
hại một cách chính xác như các loại tài sản được. Vì vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề
này em xin chọn đề tài Xác định thiệt hại do sức khỏe tính mạng bị xâm phạm theo
quy định của pháp luật hiện hành.
B.
NỘI DUNG
I. Lý luận chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật
gây ra giữa các chủ thể không có mối quang hệ hợp đồng hay những chủ thể có quan
hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp
đồng đó.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm pháp lý phát
sinh khi thỏa mãn các căn cứ được quy định tại điều 281, Điều 307 và Điều 604 của
bộ luật Dân sự 2005. điều 281 BLDS quy định một trong những sự kiện làm phát
sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương
ứng với căn cứ này là quy định tại chương XXI phần thứ ba của BLDS “trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. trong thường hợp này trách nhiệm được hiểu
là nghĩa vụ của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại và nghĩa vụ này được
phát sinh từ một hành vi trái pháp luật và Điều 604 BLDS đã xác định rõ hơn bằng
quy định “ người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng , sức khỏe,
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2 2
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
danh dự nhân phẩm uy tín tài sản … mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Từ các
căn cứ trên có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe như sau: “là quan hệ dân sự mà trong đó người có hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của người khác gây ra thiệt hại và phải
bồi thường.”
Trong các đối tượng mà sự kiện gây thiệ hại xâm hại đến đó là tính mạng và sức
khỏe. Con người là vốn quý và được pháp luật ưu tiên bảo vệ Điều 71 hiến pháp quy
định “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.”
Và xuất phát từ nguyên tắcc nhà nước bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, uy tín danh dự và tài sản cho mọi công dân. Điều này còn được quy định
trong rất nhiều VBPL thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như hình sự, hành chính… Vì
Vậy khi một chủ thể nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người
khác thì phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó. Nhưng chúng ta phải
nhận dạng được hành vi nào làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là tiền đề đầu tiên của việc phát sinh trác nhiệm bồi thường
bởi lẽ có thiệt hại thì mục đích của trách nhiệm bồi thường mới đạt được đó là nhằm
bù đắp phần nào thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu để họ có thể khôi
phục sức khỏe, giảm bớt sự tổn thất và khó khăn do hành vi vi phạm gây ra. Thiệt
hại bao gồm thiệt hại gồm thiệt hại về tài sản; thiệt hại về sức khỏe, tính mạng; thiệt
hại về nhân phẩm, danh dự và uy tín;
Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất và tinh
thần.
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2 3
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
Thiệt hại về vật chất là những thiệt hại trị giá được bằng tiền, đó là những thiệt hại
thông thường trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại; đó là những thiệt hại về vật
chất trong thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm…
Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không thể có công thức chung để
quy thành tiền áp dụng cho mọi trường hợp. Việc xác định một khoản tiền bù đắp về
tinh thần tùy vào từng trường hợp cụ thể nhằm mục đích an ủi, động viên và phần
nào đó làm dịu đi nỗi đau cho chính người bị thiệt hại và những người thân của họ.
- hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến cá quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
danh dự, uy tín, tài sản của công dân mà gây ra thiệt hại đều bị coi là hành vi vi
phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thường được biểu hiện ở dạng
hành động. Nếu hành vi gây thiệt hại không phải là hành vi trái pháp luật thì không
phải bồi thường mặc dù có thiệt hại xảy ra
- có lỗi của người gây ra thiệt hại
Lỗi là thái độ tâm lý của có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới
dạng có ý hoặc vô ý. Khác với lỗi trong luật hình sự trong luật dân sự lỗi ở đây có
thể là lỗi suy đoán. Chỉ những người có khả năng điều khiển và nhận thức mới coi là
có lỗi. Trong trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại vấn đề hình thức lỗi có ảnh hưởng
rất ít đến việc xác định trách nhiệm. Thậm chí có nhiều trường hợp người gây thiệt
hại không có lỗi vẫn phải bồi thường(khoản 3 điều 623 BLDS )Tuy nhiên trong
trường hợp hình thức lỗi là vô ý thì có thể được xem xét giảm mức bồi thường và
trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người
gây ra thiệt hại không phải bồi thường.
- có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hành vi trái pháp luật
Thiệt hại phải là kết quả của hành vi trái pháp luật. Để xác định hành vi trái
pháp luật có phải là nguyên nhân hay không phải đặt nó trong mối tương quan;
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2 4
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
nguyên nhân có trước kết quả và nguyên nhân đó có thể phát sinh hậu quả trên thực
tế. và hậu quả đó phải chắc chắn ,nhất định và thực tế.
3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường
thiệt hại
a) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất phát từ năng lực chủ thể
của cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự nhưng lại không đồng nhất.
Vì năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân không những phụ thuộc vào khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi mà còn phụ thuộc vào tình trạng tài sản và khả năng
bồi thường của cá nhân.
Theo quy định tại điều 606 BLDS thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
xác định như sau: đối với người đủ 18 tuổi tở lên có năng lực hành vi đầu đủ phải tự
mình bồi thường; đối với người dưới 18 tuổi hoặc những người không có đầy đủ
năng lực thì cha mẹ hoặc người gám hộ phải bồi thường thay cho người gây ra thiệt
hại. Tuy nhiên đối với các chủ thể này thì lại có cách thức dùng tài sản bồi thường
có sự khác nhau. Đối với người dưới 15 tuổi thì cha mẹ phải dùng tài sản của bồi
thường nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản con
để bồi thường. đối với những người từ 15 đến dưới 18 tuổi thì lấy tài sản con để bồi
thường và nếu không đủ thì mới lấy tài sản của cha mẹ để bồi thường. những người
dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong thời gian ở
trường học, bệnh viện quản lý thì trường học, bệnh viện phải bồi thường nếu các tổ
chức nêu trên không có lỗi thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường. người
giám hộ đương nhiên, giám hộ cử theo quy định tại điều 58 BLDS 2005 được dùng
tài sản người giám hộ để bồi thường người giám hộ có nghĩa vụ bổ sung tuy nhiên
trong trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi thì người giám
hộ không phải bồi thường.
b) Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2 5
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
Căn cứ Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt
hại như sau:
“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một
công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3.Mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người
gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
thay đổi mức bồi thường.”
Để người gây ra thiệt hại hoặc những chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại có thể thực hiện được nghĩa vụ bồi thường của mình đối với người bị thiệt hại thì
buộc phải xác định được thiệt hại xảy ra là bao nhêu tức là chúng ta phải định lương
được thiệt hại xảy ra trong thực tế.
II. Xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm hại theo quy định của
pháp luật hiện hành
1.
Thiệt hại về sức khỏe
Theo Điều 609 BLDS và theo quy định tại mục II, nghị quyết của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 hướng
dẫn áp dụng một số quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc xác
định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được xác định như sau:
a)
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bi mất, giảm sút của người bị thiệt hại.
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2 6
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí
chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị
liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi
dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí
thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp
chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ...
để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của
người bị thiệt hại (nếu có).
“Chi phí hợp lý” mang tính định tính khó có thể định lượng một cách chính xác tuy
nhiên để xác định được các khoản này thì người có nghĩa vụ nêu rõ các khoản thiệt
hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên
nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý cho các khoản đã nêu ở trên.
Chi phí được xem là hợp lý khi nó phù hợp với hoàn cảnh sống của người bị thiệt
hại và phù hợp với đặc điểm của thiệt hại xảy ra.
Đối với tiền thuốc thì phải là thuốc được kê theo đơn chỉ định của bác sĩ nhằm điều
trị những tổn thương về sức khỏe do chính hành vi của người gây thiệt hại gây ra.
Những loại thuốc mà bác sĩ kê chỉ là thuốc ngoại khi loại thuốc đó trong nước không
có và loại thuốc này cần thiết cho sự phục hồi của bệnh nhân nếu không có loại
thuốc này thì bệnh nhân không thể hồi phục.
Nếu người bị thiệt hại được cứu chữa tại cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thì
các chi phí khám chữa bệnh này được xem là hợp lý nếu khoản chi phí này ở mức
trung bình hoặc có sự chênh lệch không lớn về giá cả so với các cơ sở khám chữa
bệnh của nhà nước. Trường hợp người bị thiệt hại thuê phòng bệnh với các chế độ
như có điều hòa nhiệt độ và các điều kiện đặc biệt khác và đưa người bị thiệt hại đi
chữa bệnh ở nước ngoài… thì không được coi là chi phí hợp lý và chỉ được bồi
thường khoản chi phí này dựa trên mức sống trung bình của người dân địa phương.
Việc xác định như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gây thiệt hại.
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2 7
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
Chi phí hợp lý phục hồi sức khỏe và chi phí mua sắm các phương tiện kĩ thuật
cần thiết nhằm phục hồi chắc năng đã mất. Các loại thuốc bổ cần thiết cho quá trình
phục hồi ví dụ như người bị mất máu nhiều do tai nạn thì phải dùng các loại thuốc
bổ máu. Đối với các phương tiện kĩ thuật như xe lăn, tay giả, chân giả… thì giá của
nó được xác định là giá thị trường và phù hợp với mức sống trung bình của người
dân địa phương tại thời điểm phát sinh chi phí và các phương tiện kĩ thuật này chỉ
được mua một lần không tính vô hạn. Chẳng hạn như người bị thiệt hại phải ngồi xe
lăn cả đời thì người gây thiệt hại chỉ phải trả tiền cho một chiếc xe lăn chứ không
tính chi phí cho cả đời người bị thiệt hại phải dùng tổng số giả sử là 3 cái xe lăn sau
đó nhân lên tổng số tiền mà người gây thiệt hại phải trả.
b) thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
Người bị thiệt hại phải nghỉ việc để điều trị vấn đề dặt ra ở đây là trong giai
đoạn hiện nay thì cách tính thu nhập dựa trên rất nhiều nguồn nên khi xác định thu
nhập thức tế bị mất gặp khá nhiều khó khăn.
Theo hướng dẫn nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của
người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu
nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu
nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập
thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
Thu nhập thực tế của người lao động có thể ổn định từ tiền lương trong biên chế,
tiền công từ hợp đồng lao động nhưng bên cạnh đó còn có cá khoản làm thêm giờ,
làm ngoài… tuy nhiên người bị thiệt hại phải có trách nhiệm chứng minh.
*) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2 8
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền
lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương,
tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời
gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng
có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu
nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng)
trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại.
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng
không ổn định và không thể xác định được như đối với các nghề bán hàng rong,
buôn chuyến (thu nhập phụ thuộc vào việc có bán được hàng hay không), chở xe
ôm, nhặt đồng nát… thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có
thu nhập thực tế như người thất nghiệp, người già, người mất sức lao động, trẻ em
chưa tham gia lao động…không có thu nhập thì không được bồi thường các khoản
thu nhập thực tế bị mất.
Những khoản thu nhập này phải là thu nhập hợp pháp và phải đáp ứng các
tiêu chí thường xuyên, lâu dài, ổn định. Đối với những ngành nghề sản xuất kinh
doanh phải nộp thuế thì thu nhập thực tế phải căn cứ vào doanh thu chịu thuế trừ đi
số vốn số thuế phải nộp, chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ (phải có xác nhận của cơ
quan có thẩm quyền).
Đối với vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp thì thu nhập thực tế của họ
thường phụ thuộc vào mùa vụ hoa màu. Thì thu nhập thực tế của họ được tính như
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2 9
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
sau: [(tổng số hoa màu thu được trong một năm) - ( chi phí sản xuất trung bình ở địa
phương)] : (bình quân đầu người tham gia sản suất) thì ra được thu nhập một năm
của người đó sau đó chia cho 12 thì thu nhập bình quân một tháng của người đó.
*) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được
thực hiện như sau:
Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.
Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian
điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn ở trên.
Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh
lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.
Ví dụ 1: A làm nghề thợ xây. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khoẻ bị xâm
phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là hai triệu đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm,
A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập
thực tế của A bị mất. Và thu nhập thực tế bị mất trong thời gian điều trị được tính =
2 triệu đồng (x) thời gian điều trị ( tính bằng tháng)
Ví dụ 2: B làm công cho một công ty tư nhân. Thu nhập thực tế của B trước khi sức
khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 3 triệu đồng ( bao gồm tiền
lương, tiền phúc lợi tiền làm thêm giờ ổn định). Do sức khoẻ bị xâm phạm, B phải
điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 1.500.000
đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 1.500.000
ngàn đồng. Như vậy thu nhập thực tế của B bị giảm sút = 1.500.000 x thời gian điều
trị (tính bằng tháng)
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 210
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
Ví dụ 3: C là cán bộ nhà nước về hưu có thu nhập hàng tháng ổn định 2 triệu đồng.
Do sức khoẻ bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị C vẫn được
nhà nước trả lương bình thường. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C
không bị mất.
b) chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị
Chi phí hợp lý (tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa
phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị) và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Đối với một người bị thiệt hại
thì chỉ tính một người chăm sóc và chi phí này chỉ đặt ra khi người bị gây thiệt hại
vê sức khỏe không thể tự mình phục vụ trong thời gian điều trị( gẫy chân, hôn mê do
chấn thương, mù mắt…), cho nên cần có người chăm sóc trong thời gian điều trị
hoặc theo tình hình thực tế hoặc theo yêu cầu của bác sĩ cần có người chăm sóc.
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều cũng được tính tương tự như thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút đối với người bị thiệt hại. Tuy nhiên trong thực tế thì khi một người bị ốm
hay bị thương thì có rất nhiều người thân thay nhau chăm sóc người bị thiệt hại vậy
trong trường hợp này sẽ chọn ai để tính thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
để tính số tiền bồi thường thiệt hại?
c) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc thường xuyên người bị thiệt hại trong
trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần người thường xuyên
chăm sóc
Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và
cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao
động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 211
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động
vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người
bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người gây thiệt hại còn phải bồi
thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng người bị thiệt hại và chi phí
hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại cho đến khi người bị thiệt hại chết. Vì
bồi thường thiệt trong trường hợp thực hiện một lần thì khoản chi phí này sẽ được
tính tương ứng với tuổi thọ của người bị thiệt hại(tuổi thọ của người bị thiệt hại sẽ
được tính theo tuổi thọ trung bình) Những chi phí cho người thường xuyên chăm sóc
người bị thiệt hại được xác định bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm
sóc người tàn tật ở địa phương nơi người thiệt hại cư trú.
Đối với BLDS 1995 thì quy định người gây ra thiệt hại phải bồi thường cả
khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
trước khi mất khả năng lao động tuy nhiên BLDS năm 2005 lại không quy định
khoản tiền này. Đây là một điểm mới cũng như là điểm tiến bộ của luật mới bởi lẽ
trong khoản tiền bồi thường thu nhập bị mất của người mất khả năng lao động đã
chứa cả khoản tiền mà người bị thiệt hại dùng để cấp dưỡng cho những người mà
người này có nghĩa vụ cấp dưỡng.
d)
khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại
phải gánh chịu.
Thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự
suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân . Hình thức biểu hiện thiệt hại về tinh thần
biểu hiện thiệt hại về tinh thần rất đa dạng như: sự suy sụp về tâm lý của người bị
thiệt hại sau khi sức khỏe bị xâm phạm do bị tàn tật, bị biến dạng bên ngoài ví dụ
như mặt bị biến dạng , bị gãy chân người bị thiệt haị phải đi cà nhắc suốt đời… tinh
thần là một khái niệm phi vật chất vì vậy việc “lượng hóa” nó là vô cùng khó khăn
tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, mức độ sức khỏe bị xâm hại và một số căn cứ khác
của từng cá nhân cụ thể như tình trạng gia đình, độ tuổi, nghề nghiệp và đặc biệt là
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 212
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
bộ phận bị thiệt hại. ví dụ như mặt bị sẹo vĩnh viễn thì tổn thất tinh thần đối với
người bị thiệt hại sẽ lớn hơn so với việc bị sẹo ở cánh tay. Việc xác định thiệt hại có
tính vĩnh viện hay tạm thời cũng ảnh hưởng đến việc xác định tổn thất về tinh thần.
Khoản tiền bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận; trong trường hợp không thỏa
thuận được thì mức bồi thường tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại tối đa
không quá ba mươi thánh lương tối thiểu do nhà nước quy định.
2.
Thiệt hại về tính mạng
Ngoài việc chịu TNHS về hành vi xâm phạm tính mạng người khác người gây
thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định BLDS. Theo
khoản 1 Điều 610 Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị
xâm phạm bao gồm
“a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước
khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.”
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại
trước khi chết
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước
khi chết được xác định tương tự như chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
phục hồi sức khỏe và chức năng bi mất, giảm sút của người bị thiệt hại.
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng
Là khoản tiền hợp lý chi phí cho việc mai táng người bị hại bao gồm: các
khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang,
hương, nến, hoa phóng ảnh thờ, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho
việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung của địa phương nơi người
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 213
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
bị hại cư trú và phải phù hợp với truyền thống dân tộc. Không chấp nhận yêu cầu bồi
thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...
Trong trường hợp nơi xảy ra tai nạn cách xa nơi cư trú của người bị thiệt hại thì
người gây thiệt hại còn phải bồi thường tiền xe đưa nạn nhân về quê mai táng, tiền
thuê tàu xe cho người thân gần gũi với nạn nhân để lo đưa rước xác nạn nhân về quê
an táng.
3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ
cấp dưỡng trước khi chết.
a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại
thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản
tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực
hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng,
thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu
nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người
được bồi thường.
Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.
b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.
Căn cứ những quy định về những người được hưởng khoản tiền cấp dưỡng do
người khác có hành vi gây thiệt hại cho tính mạng của người thân thích của họ thì
những người được hưởng khoản tiền này là những người thuộc hành thừa kế thứ
nhất:
- Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và
được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 214
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình
mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn)
là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không
có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị
thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không
có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn
cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho
con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã
thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng;
- Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không
có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông
bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng;
- Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi
mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung
với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng.
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 215
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
Tuy nhiên việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa những người thân không
chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần là tình cảm bổ phận của
người cấp dưỡng đối với những người được cấp dưỡng. Còn khi người gây thiệt hại
thực hiện nghĩa vụ này chỉ mang ý nghĩa là một nghĩa là một nghĩa vụ pháp lý mang
tính bắt buộc mà thôi.
2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này
là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao
gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị
thiệt hại.
Trường hợp không có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này, thì người được
nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực
tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.
Khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ
nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp
nuôi dưỡng người bị thiệt hại (người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi
thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức tổn thất về tinh
thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong
cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại...
Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên
thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn
thất về tinh thần cho tất cả những ngươi thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ
vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa
không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết
bồi thường. Xét về mặt chủ thể thì sự tổn thất tinh thần là như nhau đối với mọi chủ
thể, tuy nhiên xét trong mối tương quan xã hội và gia đình thì người già, người trẻ,
người có địa vị, người đang trong độ tuổi lao động, người đã hết độ tuổi lao động,
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 216
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
người là con độc nhất, người có nhiều anh em ruột, người là lao động chính trong
gia đình… thì những yếu tố trên cũng là cơ sở để xem xét xác định mức bồi thường
thiệt hại cho những trường hợp cụ thể.
Khác với khi bị thiệt hại về tinh thần thì khoản thiền bù đắp tổn thất về tinh thần
được bồi thường cho chình người bị thiệt hại nhưng trong trường hợp tính mạng bị
xâm phạm thì khoản tình bù đắp về tinh thần được bồi thường cho những người thân
thích của người bị thiệt hại bởi vì khi người bị thiệt hại chết đi thì bồi thường cho họ
còn ý nghĩa gì nhưng cái chết của họ thì gây ra cho những người thân của họ những
tổn thất về tinh thầnđó là sự suy sụp hoang mang, lo lắng, sự đau thương đối với cái
chết của nạn nhân; Và thiệ hại này không phải mọi cá nhân đều giống nhau
Đối với trường hợp thiệt hại tài sản bị xâm hại người ta lại không đặt ra vấn đề bù
đắp về tinh thần như trường hợp sức khỏe , tính mạng bởi lẽ trong trường hợp thiệt
hại do tài sản bị xâm hại thì có người bị tổn thất về tinh thần nhưng có người thì
không và hầu hết là không nhưng đối với trường hợp bị thiệt hại do tính mạng thì
mọi người đều có sự lo lắng suy sụp về tinh thần. Nên việc quy định như vậy là hợp
lý.
III. Một vài nhận xét và kiến nghị
*)Thứ nhất về quy định tại khoản 2 điều 609 và khoản 2 điều 610
Quy định tối đa là không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy đinh
việc chỉ quy định ở mức tối đa mà không quy định mức tối thiểu khiến cho việc áp
dụng khó khăn dẫn đến nhiều vụ án khi quyết định mức bồi thường có sự chênh lệch
quá lớn trong việc áp dụng mức thiệt hại.
*)Thứ hai về quy định tại khoản 3 Điều 606
Trong trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong
việc người gây thiệt hại gây ra thiệt hại thì trong những trường hợp cụ thể nào là
không có lỗi vì trong thực tế thì việc chứng minh người giám hộ không có lỗi là việc
có thể nói là “không thể” chứng minh được và giả sử khi đã chứng minh được người
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 217
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
giám hộ không có lỗi thì lấy tài sản ở đâu để bồi thường và rủi ro của thiệt hại ai sẽ
gánh chiu..
*) Thứ 3 về quy định tại khoản 1 điều 612 pháp luật
Pháp luật chưa dự liệu trường hợp người bị gây thiệt hại về sức khỏe mất hoàn
toàn khả năng về lao động thì được người gây ra thiệt hại nuôi dưỡng cho đến kkhi
chết.( Nuôi dưỡng tức là chỉ trả những chi phí hợp lý cho cuộc sống của người bị
thiệt hại mà thôi do đó người bị thiệt hại không có một khoản tiền nào khác). Nhưng
pháp luật chưa dự liệu cho trường hợp người được nuô dưỡng suốt đời này chết khi
không có người thân thích và không có người mà người này có nghĩa vụ nuôi dưỡng
thì ai sẽ chịu chi phí mai táng cho người bị thiệt hại. Điều này không phải là hiếm
gặp trong thực tế.
C.
KẾT LUẬN
Việc xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm là một trong
những yêu cầu quan trọng nhất. việc xác định đúng thiệt hại có ý nghĩa quan trọng
trong việc bảo đảm công bằng cho hai bên chủ thể trong quan hệ bồi thường. Nhưng
pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của nước ta còn mang tính định
khung mà chưa thực sực thể vì vậy các nhà làm luật cần hoàn thiện các chế định này
một cách sát với đời sống thực tế hơn./.
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 218
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Giáo trình luật dân sự Việt Nam ( tập 2), Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
4. Giáo trình luật dân sự Việt Nam , Tập 2, Lê Đình Nghị, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2009.
5. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản tính mạng, TS Phùng Trung
Tập, Nxb Hà Nội, năm 2009.
3. Bộ luật dân sự năm 2005.
4. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của hội đồng thẩm phán tòa
án nhân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật dân sự 2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
5. http//:www.thongtinphapluatdansu.wordpress.
6. http//:www.luatviet.com .
VƯƠNG THỊ DUYÊN
LỚP N01-TL3 NHÓM 219