Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và thamgia vào thị trường lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.75 KB, 13 trang )

Mục lục
A. MỞ BÀI……………………………………………………………..
B. NỘI DUNG………………………………………………………….
I. Lý luận chung về bình đẳng giới………………………………...
1. Khái niệm giới, bình đẳng giới………………………………
1.1. Giới…………………………………………………………..
1.2. Bình đẳng

Trang
2
2
2
2
2
2

giới………………………………………………
2. Quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lao động………..
2.1. Bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình

3
3

trong

lao

động………………………………………………...
2.2. Bình đẳng giới khi tham gia vào thị trường lao động....
II. Vấn đề bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong


4
6

lao động và trong tham gia vào thị trường lao động………………….
1. Thực trạng bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình

6

trong lao động và trong thị trường lao động………………..
1.1. thực trạng bình đẳng giới giữa các thành viên trong

6

gia đình………………………………………………………
1.2. Thực trạng bình đẳng giới trong tham gia vào thị

9

trường

lao

động..............................................................
2. Nguyên nhân tình trạng bất bình đẳng giới trong lao động.....
3. Giải pháp đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong lao động...
III. KẾT LUẬN……………………………………………………….

10
10
12


A. LỜI MỞ ĐẦU

1


Ở Việt Nam, từ sau sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, vấn đề
bình đẳng giới đã bắt đầu được đề cập đến. Chính sách giải phóng phụ nữ, xóa bỏ
định kiến và bất công đối với phụ nữ được Nhà nước ta thực hiện một cách nhất
quán và được ghi nhận trong Hiến pháp đầu tiên- hiến pháp 1946 và được kế thừa,
phát triển trong các bản Hiến pháp sau. Đặc biệt là sau khi tham gia ký và phê chuẩn
Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
Bình đẳng giới rất quan trọng và được cả xã hội quan tâm. Chủ tịch HCM đã từng
nói: “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với
đàn ông về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”1. Một trong những
khía cạnh nằm trong mối quan tâm ấy là lao động theo giới trong các gia đình và
trong thị trường lao động. Để hiểu thêm về vấn đề này, em xin đi sâu vào tìm hiểu
vấn đề: “ Bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham
gia vào thị trường lao động” ..
B. NỘI DUNG.
I. Lý luận chung về bình đẳng giới.
1. Khái niệm giới, bình đẳng giới.
1.1. Giới.
Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ
nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các
đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi
được theo thời gian.
1.2. Bình đẳng giới.
Theo công ước CEDAW thì bình đẳng giới được hiểu là “ tình trạng (điều kiện
sống, sinh hoạt, làm việc...) mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như

nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích
cho mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự
phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó”2 .
Theo khoản 3, điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì bình đẳng giới được
hiểu là “ việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội
1
2

Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 8, 1989, tr 56
Điều 10, Công ước CEDAW

2


phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”3. Như vậy, Bình đẳng giới
không có nghĩa và không đòi hỏi số lượng phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt
động phải ngang bằng nhau mà bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới, trẻ
em gái và trẻ em trai phải có cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng các quyền của
họ.Và vì thế, bình đẳng giới đòi hỏi các chương trình phát triển, các dịch vụ công và
các dịch vụ xã hội phải được thiết kế sao cho đáp ứng được các nhu cầu nhiều mặt
phù hợp với mức độ ưu tiên khác nhau của phụ nữ và nam giới. Nếu làm được việc
này thì sự phát triển kinh tế xã hội sẽ dẫn tới sự công bằng trong việc hưởng thụ các
thành quả và mở ra cơ hội như nhau cho phụ nữ và nam giới trong việc phát huy các
tiềm năng của cá nhân họ.
2. Quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lao động.
■ Bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động.
Bình đẳng giới trong lao động là một vấn đề đang nhận được sự quan tâm
của mỗi cá nhân và của cả xã hội. Muốn có bình đẳng giới thực chất thì việc đầu
tiên phải làm lúc này là giải phóng phụ nữ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Muốn giải phóng

người phụ nữ không chỉ thực hiện một sự phân công mới, bình đẳng giữa vợ và
chồng trong những công việc gia đình, mà cái căn bản là phải có sự phân công, sắp
xếp lại lao động của toàn xã hội, đưa phụ nữ tham gia vào nhiều ngành nghề như
nam giới. Cần tổ chức lại đời sống công nông cũng như sinh hoạt gia đình để phụ
nữ giảm nhẹ công việc bếp núc, chăm lo con cái, có điều kiện tham gia sản xuất,
học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Từ đó, chị em mới có đủ khả năng làm nhiều
công việc chuyên môn và đảm nhiệm được những chức vụ công tác ngang hàng với
nam giới” 4. Bình đẳng giới trong gia đình không chỉ là từng bước nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của các thành viên, mà còn phải đấu tranh bảo vệ môi trường
gia đình được ổn định và phát triển bền vững, tiếp thu những mặt tích cực của gia
đình hiện đại và những đặc điểm tốt đẹp của gia đình truyền thống; tránh những tác
động tiêu cực trong xu thế hội nhập tới gia đình như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa
cá nhân. Phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí của mình trong xã hội, nhưng trong gia
đình phụ nữ vẫn chưa được tôn trọng vì vẫn còn tồn tại quan niệm phong kiến, định
kiến xã hội. Để cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới hiện nay thì Đảng và nhà
3

Khoản 3, điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006

4

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, 1989, tr 57

3


nước cần ban hành các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ giới pháp
sinh trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động như hiện nay:
Tại điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006 có quy định bình đẳng giới trong
gia đình. Theo đó thì : “ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các

quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ
ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập
chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; Vợ, chồng bình
đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế
hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định
của pháp luật ; Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện
như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển ; Các thành viên nam,
nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”5. Khoản c, Điều 14,
Chương 4 trong Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/05/2009 của Chính phủ về
các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, cũng nêu rõ: “Hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội
cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình
và xã hội phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới” ”6
Như vậy, trong gia đình thì các thành viên trong gia đình bình đẳng như nhau
trong lao động. Cụ thể là vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc sử dụng nguồn thu
nhập cũng như quyết định các nguồn lực của gia đình, trong việc chăm sóc và nuôi
dạy con cái. Mọi thành viên trong gia đình cũng được tạo điều kiện như nhau trong
việc lao động. Tuy nhiên, là thành viên trong gia đình thì cần có trách nhiệm chia sẻ
công việc với nhau.
■ Bình đẳng giới khi tham gia vào thị trường lao động.
Hiện nay, trên mặt pháp lý có rất nhiều quy định về bình đẳng giới trong lao
động. Tại điều 13 Luật Bình đẳng giới năm 2006 có quy định : “ Nam, nữ bình đẳng
về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc
làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện
làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm
giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh” 7. Khoản 1 điều
5 Luật Lao động năm 2007 có quy định : “ Mọi người đều có quyền làm việc, tự do
5

Điều 18, Luật Bình đẳng giới năm 2006
Khoản c, Điều 14, Chương 4 trong Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/05/2009 của Chính phủ về các biện pháp

thúc đẩy bình đẳng giới
7
Điều 13 Luật Bình đẳng giới năm 2006.
6

4


lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp,
không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo”8. Như vậy, khi tham gia vào thì trường lao động thì nam, nữ đều có quyền như
nhau về độ tuổi, tiêu chuẩn khi tuyển dụng cũng như được đối xử như nhau trong
việc được trả tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, và được tạo điều kiện lao
động như nhau, không được phân biệt đối xử.
Như vậy, khi tham gia vào thị trường lao động thì các thành viên trong gia đình
có nghĩa vụ như nhau trong việc hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ, đồng thời
“ Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học
tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người”9 ( điều
23- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000), để cùng nhau xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Tuy nhiên, nếu quy định như vậy thì mục tiêu bình đẳng giới thực chất thật
khó thực hiện trên thực tế mà cần phải có quy định các biện pháp bảo đảm bình
đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Theo quy định tại Khoản 3 điều 13 Luật Bình
đẳng giới có quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao
động như: “Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động( điểm a); Đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ ( điểm b); Người sử dụng lao động
tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số
ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại ( điểm c)”10.
Như vậy, khi tham gia vào thị trường lao động thì nam, nữ đều có quyền như nhau,

không bị phân biệt đối xử trong tuyển dụng. Bên cạnh đó thì pháp luật bình đẳng
giới cũng có quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ là tạo cho họ có
điều kiện được làm việc trong một môi trường tốt chứ không lựa chọn cách ứng xử
là không cho phép họ hoạt động, làm việc trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm
hoặc tiếp xúc với chất độc hại. Bên cánh đó thì tại điều 13 Luật Bình đẳng giới còn
quy định trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới : “ Tạo điều
kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia
các hoạt động về bình đẳng giới. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và
phân công hợp lý công việc gia đình. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện
8
9

Khoản 1 điều 5 Luật Lao động năm 2007.
Điều 23- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

10

Khoản 3 điều 13 Luật Bình đẳng giới năm 2006.

5


cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa
con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác” .
II. Vấn đề bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao
động và trong tham gia vào thị trường lao động.
1. Thực trạng bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao
động và trong thị trường lao động.
1.1. Thực trạng bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình.
◘ Trong sản xuất.

Trong gia đình, các hoạt động sản xuất của các thành viên gia đình được xem
như là một hình thức hoạt động diễn ra hằng ngày, là công việc cần thiết để duy trì
cuộc sống của mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Từ xa xưa, ông cha ta đã có
quan niệm phụ nữ thì phải “công, dung, ngôn, hạnh”,“ xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử, phu xướng phụ tùy”, “ giữ gìn trinh tiết”, nam giới thì “ tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ” hay nói cách khác người đàn ông thường lo những việc lớn
trong gia đình như là trụ cột của kinh tế, lo toan chuyện nghề nghiệp kiếm sống,
quyết định hôn nhân cho con cái, mua đất xây dựng nhà cửa bởi nam giới là tượng
trưng cho sức mạnh, có điều kiện giao tiếp, hiểu biết nhiều và do vậy đóng góp cho
gia đình nhiều hơn, còn người phụ nữ thường đảm nhiệm các công việc nội trợ, sinh
con đẻ cái, quán xuyến công việc trong gia đình.
Theo thống kê khảo sát của CGFED tại Tỉnh Nghệ An trong năm 2007 về phân
công lao động giữa các thành viên trong gia đình thì thì trong “ công việc trồng trọt
thì vợ là 63,5%, chồng là 29,7%, con trai là 2,4%, con gái là 4,4%. Trong chăn
nuôi thì vợ là 73,6% ,chồng là 17,5% , con trai là 4,2%, con gái là 4,7%. Hay
trong nội trợ thì chồng là 6,5%, vợ là 64,5%, có sự chia sẻ của cả vợ và chồng là
14,1%. Của con gái là 8,1 %, con trai là 6%” 11. Như vậy, mặc dù tình trạng bất
bình đẳng giới trong gia đình đã được cải thiện nhưng nhìn chung thì người vợ, con
gái vẫn phải làm việc nặng nhọc hơn. “ So với trẻ em trai, trẻ em gái không được
đến trường hoặc phải chịu gánh nặng gấp ba: vừa làm việc nhà, vừa lo học tập ở
trường, vừa phụ giúp gia đình làm kinh tế mà không được trả công. Ngày càng có
nhiều phụ nữ và trẻ em gái phải bắt đầu kiếm sống vì nhu cầu kinh tế và để tồn tại.
Công việc của phụ nữ và trẻ em gái thường bấp bênh, chất lượng thấp” 12.
11

Theo thống kê khảo sát của CGFED tại Tỉnh Nghệ An trong năm 2007

12

Một dự án chống buôn bán trẻ em và phụ nữ tại tiểu vùng Mekong của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)


6


Bên cạnh đó thì vẫn còn bất bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn
lực chủ yếu: Trong thực tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của hộ gia
đình cũng như sổ địa chính của địa phương chỉ đăng ký tên chủ hộ là nam giới
chiếm đại đa số. Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp
quyền sử dụng đất để vay vốn, chia đất khi ly hôn, khi lấy chồng hoặc thừa kế đất
khi người chồng qua đời. Phần lớn phụ nữ khó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện
vay vốn tín dụng chính thức vì họ không phải là chủ hộ và không đứng tên trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Số lượng phụ nữ được quyết định các vấn đề tài
chính trong gia đình hay lo chuyện con cái cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, ngày nay
vấn đề bình đẳng giới đã có phần cởi mở hơn, người phụ nữ vừa lo việc nội trợ, vừa
tham gia vào công việc sản xuất như buôn bán, làm công chức, giúp tăng thu nhập
gia đình, đồng thời trong việc bếp núc thì cũng có sự chia sẻ của ông chồng, con
trai.
◘ Trong tái sản xuất.
Gia đình là một môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ con, là nơi tìm thấy sự đùm bọc về vật chất, tinh thần và tiếp thu sự giáo dục về
mọi mặt từ khi lọt lòng cho đến hết cuộc đời và cũng là nơi để chúng ta quay về sau
thời gian làm việc ở các công sở, cơ quan, đồng áng. Từ ngày xưa cho đến tận bây
giờ thì không ít người vẫn quan niệm rằng: “ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”,
phụ nữ gắn liền với vai trò sinh đẻ, nuôi con và chăm sóc gia đình, còn nam giới
đảm nhận những việc lớn. Nhưng chúng ta nên biết rằng sự quan tâm chăm sóc con
cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa đó còn là vấn đề tình
cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao không chỉ của các bậc làm mẹ ,là trách nhiệm
của người cha, của anh chị đối với em, của ông bà đối với cháu bởi trẻ em sẽ học tốt
hơn, trưởng thành hơn nếu có sự chỉ bảo thường xuyên của cha mẹ, của anh chị, của
ông bà. Nhưng vô hình chung, mọi trách nhiệm chăm lo con cái đều dồn lên vai

người vợ, người chị- họ phải cùng một lúc đảm nhận hai vai trò. Trong khi đó,
người đàn ông lại ít tham gia vào các công việc nội trợ trong gia đình. Họ chỉ chú
tâm vào các việc lớn trong gia đình và các công việc ngoài xã hội, kiếm được thu
nhập mà ít quan tâm đến công việc nội trợ trong gia đình. Theo kết quả điều tra xã
hội học của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ tiến hành năm
2002 thì trong gia đình hiện nay, người vợ là người làm chính các công việc nhà.
Trong công việc chăm sóc sức khoẻ cho con, tuy rằng người vợ vẫn là người thường
7


xuyên làm công việc này (chiếm49,2%) hơn nam giới (chiếm 4,1%), tuy nhiên
người chồng đã có sự tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái thể hiện qua
33,4% người đều cho rằng cả hai vợ chồng cùng tham gia ngang nhau vào công việc
chăm sóc con cái. Trong công việc dạy học cho con, mức độ tham gia của người
chồng là 14,3%, trong khi đó người vợ là 25,6%, và cả hai vợ chồng cùng tham gia
như nhau chiếm tỉ lệ cao nhất là 32,1%. Trong các công việc hàng ngày thì cũng tồn
tại sự bất bình đẳng như trong các công việc như: Nấu ăn: 77.8%; mua thực phẩm:
86.9%; giặt quần áo: 77.6%; chăm sóc con cái: 43.4%. Người đàn ông có tham gia
vào các công việc gia đình nhưng với tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm dưới 5%. Như vậy,
phần lớn công việc gia đình vẫn do người vợ đảm đương. Bên cạnh đó thì cũng có
sự khác biệt giữa các vùng nông thôn và thành phố. Nếu như những người vợ ở
nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ: Nấu ăn: 82.1%; mua thực phẩm: 87.3%; giặt quần
áo: 80.8%; chăm sóc con: 52.4% thì những người vợ ở thành phố làm các công việc
trên với tỷ lệ tương ứng là: 76.3% / 84.9% / 55.9% / 30.3%. Như vậy, những người
vợ nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ cao hơn hẳn so với những người vợ ở thành
phố. Nghĩa là sự bất bình đẳng giới trongncông việc gia đình có sự chênh lệch giữa
các khu vực13…
◘ Trong tham gia các hoạt động cộng đồng.
Trước đây vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng còn nhiều sự
khác biệt, phân biệt. người chồng là chủ gia đình và là người tham gia các hoạt động

cộng đồng là chủ yếu, còn người vợ còn bị phân biệt, e dè khi tham gia các hoạt
động cộng đồng mà người chồng làm. Tuy ngày nay thì người phụ nữ được tạo
nhiều điều kiện để tham gia các hoạt động công cộng, được tổ chức nhiều lớp tập
huấn, các chương trình đào tạo kiến thức để nâng cao kiến thức và năng lực cho
người phụ nữ, được tạo điều kiện để họ thụ hưởng các thành quả, được nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng không có sự bất bình đẳng khi họ tham gia các
hoạt động công cộng. Theo thống kê như trong dự hiếu hỷ thì người vợ là 37%,
người chồng là 5%, cả hai vợ chồng là 56%, con là 2%; trong giao tiếp với đoàn thể
cơ quan thì là 18%, chồng là 50%, cả hai vợ chồng là 9%, con là 23%; trong họp tổ
dân phố thì vợ là 9%, chồng là 29%, hai vợ chồng là 61%, con là 1%14...

13

14

Theo kết quả điều tra xã hội học của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ tiến hành năm 2002

/>
8


1.2. Thực trạng bình đẳng giới trong tham gia vào thị trường lao động.
Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các
hoạt động kinh tế, Việt nam được xem như một trong những nước tiến bộ hàng đầu
về lĩnh vực bình đẳng giới.Việt nam có những chính sách tương đối phù hợp nhằm
bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới và đó có những tiến bộ đáng kể
nhằm giảm khoảng cách về giới cũng như cải thiện tình hình của phụ nữ nói chung.
Tính đến năm 2006, mặc dù nữ giới có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tương
đương với nam giới, song lực lượng lao động nữ tập trung làm việc trong khu vực
kinh tế không chính thức là chủ yếu (khoảng hơn 80%); trong khu vực chính thức tỷ

lệ lực lượng lao động nữ tham gia lao động cũng thấp hơn nhiều so với nam giới
(19,15% của nữ so với 25,49% của nam). Điều đó cho thấy, phần lớn lao động nữ
không được sự bảo trợ của nhà nước theo khía cạnh tiếp cận với việc làm và bảo trợ
xã hội.
Theo kết quả của một số nghiên cứu về bình đẳng giới trong thời gian gần đây
cũng cho thấy khá rõ những bất bình đẳng giới ở nước ta, cụ thể là: Có 41% lực
lượng lao động nam làm việc trong lĩnh vực làm công ăn lương trong khi đó tỷ lệ
này ở nữ giới là 26%; Lao động nữ tập trung quá nhiều ở các công việc kỹ thuật
thấp, có mức lương thấp, đặc biệt trong khu vực không chính thức . Nhiều phụ nữ
làm công ăn lương nhưng không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt lao động
nữ làm việc trong các dây chuyền sản xuất có tính chất đơn điệu, đơn giản, có ít cơ
hội nâng cao tay nghề và tiếp tục phải làm các công việc được trả lương thấp trong
nhà máy (Mekong Economic 2007); Trong giai đoạn 2001 -2005, khoảng cách giới
trong lực lượng lao động tăng lên theo hướng có lợi cho nam giới hơn, từ 0,6% năm
2001 lên 2,8% năm 2005; Phụ nữ chiếm 46,5% trong số các công việc mới hình
thành trong lĩnh vực công và 33% số người tham gia đào tạo nghề trong giai đoạn
2001 – 200515; Như vậy, trong thị trường lao động vấn tồn tại sự bất bình đẳng.
Người phụ nữ khi tham gia vào thị trường lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn do
trình độ, khả năng và định kiến xã hội. Phần lớn phụ nữ đang làm những công việc
có tay nghề thấp và cho thu nhập thấp, điều đó hạn chế các cơ hội, trong đó các cơ
hội đào tạo, thăng tiến như tham gia bầu cử hay được đề bạt, chỉ định vào những vị
trí có quyền ra quyết định đối với những phụ nữ có năng lực là không nhiều, dù họ
15

Bộ KHĐT-Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ, 2006

9


có khả năng và trình độ để đảm nhận công việc nhưng họ vẫn không được tạo cơ hội

vì do những đặc điểm giới tính. Trong khi đó, nam giới dễ dàng có cơ hội và điều
kiện để tham gia vào thị trường lao động. Hiện trạng này đặt ra cho chúng ta nhiều
mối quan tâm, lo lắng để giải quyết vấn đề trên một cách thấu đáo, hợp ly.
2. Nguyên nhân tình trạng bất bình đẳng giới trong lao động.
Hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia đình trong lao động tạo ra nhiều hệ
quả liên lụy. Vậy nguyên nhân từ đâu mà bất bình đẳng giới trong gia đình lại tồn tại
dai dẳng như vậy. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng bất
bình đăng giới hiện nay:
☻ Xưa nay, những định kiến xã hội, những tư tưởng lạc hậu như “ trọng nam
khinh nữ” , ““Nam bất ngôn nội, nữ bất ngôn ngoại”, Theo sự phân công đó, đàn
ông chủ việc bên ngoài, đàn bà chủ việc bên trong nhưng đàn bà vẫn phải phục tùng
đàn ông. Bằng cách đó, phụ nữ, các em gái bị hạn chế không được tham gia các
công việc xã hội.
☻ Do các hộ gia đình, các hộ gia đình đã định hình các mối quan hệ giới ngay
từ đầu quá trình xã hội hóa cá nhân và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhưng bậc làm cha, làm mẹ luôn quan niệm rằng: người vợ, con gái trong gia đình
thì không cần học nhiều mà chỉ cần ở nha lo chuyện nội trợ, sinh con. Tư tưởng lạc
hậu này đã chi phối và ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều gia đình hiện nay và để
thay đổi nó là cả một quá trinh khó khăn và lâu dài.
☻ Xuất phát từ chính người phụ nữ, họ cảm thấy e dè, không có chí đấu tranh,
chấp nhận “ an phận thủ thường”, không biết phát huy khả năng, năng lực của bản
thân cũng như không dám khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình và xã
hội.
☻ Bên cạnh đó thì những quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi của người phụ
nữ còn chưa phát huy hết vai trò cũng như nghĩa. Nguồn kinh phí đầu tư cho việc
tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới cũng như tổ chức các lớp khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến lâm cho chị em phụ nữ còn hạn hẹp…
3. Giải pháp đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong lao động.
Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như
nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội, trong đời sống xã hội và gia

đình. Trên thực tế thì người phụ nữ đang tiếp tục phải mang trên mình gánh nặng
10


bất cân đối việc nhà trong khi vẫn phải cạnh tranh ở cùng một mức độ với nam giới
trong tìm kiếm việc làm cũng như khẳng định được địa vị của mình trong xã hội. Để
đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực chất trong thực tế đặc biệt là trong lĩnh vực
lao động thì em xin đưa ra một vài giải pháp sau:
Thứ nhất, biện pháp trước mắt cũng như lâu dài chính là nâng cao các kỹ
năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động nữ, xem đấy là yếu tố then chốt
cần được ưu tiên bởi vấn đề này được xem là một yếu tố chính hạn chế các cơ hội
kinh tế của người phụ nữ. Vấn đề này nếu được chú trọng sẽ giúp nâng cao vị thế
của lao động nữ ,quyền lực và tiếng nói của mình trong cả gia đình và xã hội để có
thể từng bước cạnh tranh bình đẳng với nam giới.
Thứ hai, về xây dựng chính sách, pháp luật: Việc xây dựng hành lang pháp lý
thống nhất, hoàn thiện để quy định về vấn đề này có ý nghĩa xã hội rất lớn,
bảo đảm được quyền lợi của nữ giới trong quá trình công tác, mặt khác nâng cao ý
thức trách nhiệm của các bên liên quan trong việc xóa khoảng cách về giới một cách
hiệu quả. Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa khuôn khổ pháp lý nói
chung (cả xây dựng chính sách, thực hiện chính sách) đặc biệt là các chính sách có
liên quan trực tiếp đến lao động – việc làm, đào tạo nghề, chống phân biệt đối xử
với phụ nữ…; Cần có tổng kết, đánh giá việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ
các văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực không phù hợp với các nguyên tắc
bình đẳng giới theo quy định tại Điều 6 của Luật bình đẳng giới. Cần quan tâm chỉ
đạo các bộ, ngành, cơ quan soạn thảo thực hiện nghiêm túc quy trình lồng ghép giới,
việc phân tích giới, báo cáo đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật đối
với nam và nữ trong quá
Thứ ba, về tổ chức thực hiện thì cần sớm tiến hành việc phân bổ kinh phí cho
các hoạt động về bình đẳng giới; cần thực hiện lồng ghép giới vào trong quy trình
dự toán ngân sách nhà nước hằng năm trình Quốc hội. Tiếp tục tiến hành lồng ghép

giới, đánh giá tác động giới trong các chính sách, chương trình, đề án về an sinh xã
hội, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề… nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong quá
trình tổ chức thực hiện. Sớm xây dựng và ban hành bộ chỉ số đánh giá bình đẳng
giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tiến hành thống kê, theo dõi hằng
năm để đánh giá sát thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam và tạo cơ sở cho việc xây
dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong xây dựng pháp
luật và dự toán ngân sách nhà nước.
11


Thứ bốn, về tổ chức bộ máy : Sớm kiện toàn và phân công cán bộ (chuyên
trách, kiêm nhiệm) làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại các bộ,
ngành, địa phương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cường việc
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giới, phân tích giới, lồng ghép giới cho cán
bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở trung ương và địa phương.
Nghiên cứu đưa nội dung về giới, lồng ghép giới vào chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức của Chính phủ để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
vấn đề này.
Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới trong
nhà trường, trong cơ quan, tổ chức, gia đình để xóa dần khoảng cách giới trong thực
tế cũng như dần thay đổi định kiến của xã hội khi nhìn nhận về vị trí và vai trò của
người phụ nữ trong xã hội.
C. KẾT LUẬN.
“ Giải phóng phụ nữ,thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ cùng với nam giới là
một thước đo của văn minh”16 . Chính vì thế mà phấn đẩu để đạt được bình đẳng
giới trong thực chất trong thực tế là một vấn đề mà cả nhân loại không ngừng quan
tâm, là một trong những mục tiêu của Việt Nam trong thời kỳ đối mới. Tuy nhiên,
bất chấp những nỗ lực của các quốc gia và tổ chức quốc tế, thực trạng bất bình đẳng
giới vẫn tồn tại dai dẳng trong đời sống xã hội. Do vậy, cần có sự quan tâm thích
đáng cả về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện giải pháp này góp phần thúc đẩy

và thực hiện tốt mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 8, 1989 Luật Bình đẳng giới năm 2006.

16

Nhà xã hội học Chủ Nghĩa Xã hội không tưởng Phurie (XIX)

12


2. Nghị định của Chính phủ số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới.
3. Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/05/2009 của Chính phủ về các biện pháp
thúc đẩy bình đẳng giới.
4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2006.
5. Luật Lao động năm 2007
6.
7. Công ước CEDAW
8. Thống kê khảo sát của CGFED tại Tỉnh Nghệ An trong năm 2007.
9. Http:// thongtinphapluatdansu.vn
10.Http://vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?
docid=22418&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText=

13




×