Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

biện pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.51 KB, 16 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nếu như các biện pháp xã hội và biện pháp kinh tế trực tiếp thực hiện các quyền của người
khuyết tật thì ngược lại, thực hiện các biện pháp pháp lý sẽ tạo cơ sở, môi trường pháp lý cho
việc thực hiện các biện pháp xã hội và biện pháp kinh tế. Điều này cho thấy sự quan hệ hỗ trợ
nhau giữa các biện pháp, tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ trong việc đảm bảo quyền của
người khuyết tật. Việc bình luận biện pháp pháp lý được áp dụng trong một tình huống cụ thể
không chỉ có ý nghĩa trên phương diện lý luận mà còn góp phần làm rõ hơn vai trò của các biện
pháp này trên thực tế.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Khái niệm biện pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật.
Trong Công ước về quyền của người khuyết tật (NKT) và các văn bản pháp luật về NKT từ
trước đến nay không có điều nào định nghĩa về biện pháp đảm bảo quyền của NKT.
Dựa trên các định nghĩa chung từ phương tiện từ điển học trên đây, có thể định nghĩa về
biện pháp bảo đảm quyền của NKT như sau: “ Biện pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật là
cách thức mà nhà nước và cộng đồng xã hội sử dụng nhằm bảo đảm cho quyền của người khuyết
tật được thực thi đầy đủ trên thực tế” .
2. Phân loại biện pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật.
Các biện pháp bảo đảm quyền của NKT có thể được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào
những tiêu chí khác nhau. Mỗi cách phân loại đều có những giá trị nhất định trong việc nghiên
cứu, quy định, thực thi các biện pháp bảo đảm quyền cho NKT trên thực tế.
- Căn cứ vào
lĩnh vực bảo vệ NKT, có thể chia các biện pháp đảm bảo của NKT thành nhiều loại khác nhau
tương ứng với từng lĩnh vực cụ thể như: biện pháp bảo đảm quyền của NKT trong lĩnh vực chính
trị - xã hội; biện pháp bảo đảm quyền của NKT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; biện pháp bảo
đảm quyền của NKT trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; biện pháp bảo đảm quyền của NKT trong
lĩnh vực học nghề, việc làm; biện pháp bảo đảm quyền của NKT trong lĩnh vực thể thao, du lịch,
vui chơi, giải trí; biện pháp bảo đảm quyền của NKT trong lĩnh vực bảo trợ xã hội,…
- Căn cứ vào chủ thể sử dụng thì có: biện pháp bảo đảm quyền
của NKT nhà nước sử dụng; biện pháp bảo đảm quyền của NKT do các tổ chức, cá nhân khác sử
dụng.


- Căn cứ vào nội dung của các biện pháp bảo đảm quyền của NKT có: biện pháp xã
1


hội, biện pháp kinh tế và biện pháp pháp lý. Có thể nói, đây là cách phân loại bao quát, nó phản
ánh được cả hai cách phân loại ở trên.
3. Biện pháp pháp lý đảm bảo quyền của người khuyết tật.
Nội dung chủ yếu của biện pháp pháp lí bao gồm: ban hành pháp luật về NKT; áp dụng các
trách nhiệm pháp lí (chế tài) đối với các hành vi vi phạm quyền của NKT (trách nhiệm kỉ luật,
trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại).
3.1. Ban hành pháp luật về người khuyết tật.
Pháp luật về NKT chính là cơ sở pháp lý tạo ra các quyền cho NKT, đồng thời cũng là cơ
sở pháp lý để thực hiện tất cả các biện pháp bảo đảm việc thực hiện các quyền này trên thực tế.
Đây chính là lí do ra đời của Công ước về quyền của NKT và một loạt công ước, khuyến nghị có
liên quan của Tổ chức lao động quốc tế.
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện các quy định
pháp luật hướng tới mục tiêu xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quyền của
NKT.
Pháp lệnh về người tàn tật 1998 quy định các nội dung nhằm khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi để người tàn tật thực hiện bình đẳngg các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và
phát huy khả năng ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, quy định chính sách hỗ trợ giúp, chăm
sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp. Bên cạnh pháp lệnh về người tàn tật còn
có 20 luật liên quan trực tiếp đến NKT, như: Bộ luật dân sự, Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ
luật lao động,…
Ngày 17 tháng 6 năm 2010 Luật NKT đã được Quốc hội Khóa XII thông qua tại kì họp thứ
bày. Luật này đã khắc phục được các bất cập nảy sinh trong chính sách, pháp luật qua hơn 10
năm triển khai Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản pháp luật có liên quan, đồng thời nhằm
đảm bảo tính hệ thống của chính sách, pháp luật về NKT, bảo đảm sự phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội và phù hợp với quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
của nhà nước ta..

Như đã khẳng định, Luật NKT được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc “Luật dựa trên
quyền”. Đây được coi là tín hiệu tốt cho việc đảm bảo quyền của NKT ở mức độ cao hơn. Nội
dung của Luật chứa đựng nhiều quy định về quyền của NKT trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của
đời sống xã hội. Đồng thời, Luật NKT cũng đã quy định khá đầy đù và toàn diện trách nhiệm của
nhà nước, gia đình, tổ chức và cá nhân đối với công tác NKT nói chung và bảo vệ quyền của
NKT nói riêng.
2


3.2. Áp dụng các trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm quyền của NKT
Mặc dù có thể hệ thống pháp luật đã tương đối đầy đủ và hợp lý về quyền của NKT,
nhưng trên thực tế liệu các chủ thể có liên quan có ý thức đầy đủ và tự giác thi hành nghiêm
pháp luật hay không là vấn đề khó có ai khẳng định một cách chắc chắn. Vì nhiều nguyên nhân
chủ quan và khách quan khác nhau mà khả năng xảy ra vi phạm, xâm hại đến quyền của NKT là
khó tránh khỏi. Vì vậy, lúc này áp dụng các loại trách nhiệm pháp lí (các biện pháp chế tài) khác
nhau phù hợp với hành vi vi phạm trở thành biện pháp không thể thiếu nhằm bảo đảm quyền của
NKT. Về phương diện pháp lí, đi liền với việc tạo hành lang pháp lí cần thiết cho việc thiết lập,
duy trì và bảo vệ quyền lợi của NKT chính là việc quy định và áp dụng các biện pháp chế tài
thích hợp đối với các chủ thể đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NKT.
Ở Việt Nam, pháp lệnh về người tàn tật năm 1998
chỉ quy định mang tính nguyên tắc về việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với các chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật NKT vì quyền lợi của NKT tại Điều 33. Trong văn bản pháp luật về
NKT sau này, kể cả Luật người khuyết tật năm 2010 không có thêm quy định nào về việc áp
dụng trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về NKT nói chung
và Vi phạm quyền của NKT nói riêng.
Như vậy, tùy từng đối tượng và từng trường hợp vi phạm mà có thể áp dụng một trong
hoặc đồng thời một số loại trách nhiệm pháp lý sau: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Từng loại trách nhiệm pháp lí cụ
thể sẽ được áp dụng căn cứ vào các loại văn bản pháp luật liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể.
- Trách nhiệm kỉ luật có thể được áp dụng đối với cán bộ công chức nhà nước vi phạm

pháp luật về quyền của NKT, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác NKT. Tùy mức độ vi phạm và
đối tượng thực hiện hành vi vi phạm mà cán bộ, công chức có thể phải chịu một trong các hình
thức kỉ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ một bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu
xâm phạm quyền lợi của NKT với tư cách là đồng nghiệp của mình có thể bị coi là vi phạm trật
tự, nề nếp trong quản lí lao động và có thể bị áp dụng trách nhiệm kỉ luật lao động với một trong
các hình thức: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, chuyển làm công việc
khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng, cách chức hoặc xa thải.
Ví dụ tình huống áp dụng trách nhiệm kỷ luật: Sáng 20/6, thượng tá Nguyễn Thanh Sơn,
Phó trưởng Công an thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) cho biết, Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa kỷ luật cảnh
cáo đối với trung úy Thái Quang Vinh (32 tuổi), nguyên là cảnh sát khu vực phường Đức Thuận,
3


thị xã Hồng Lĩnh. Trung úy Vinh bị kỷ luật vì “vi phạm điều lệnh công an nhân dân”. Trước đó
vào tháng 4, khi mang đầu đĩa CD đến một người thợ khuyết tật để sửa, trung úy Vinh và người
này xảy ra cãi cọ. Sau khi chửi mắng người thợ, viên cảnh sát đã dùng đầu đĩa đánh vào người
thợ rồi lấy gạch định tấn công tiếp thì được người dân can ngăn. Sau sự việc, Công an thị xã
Hồng Lĩnh đã đến gia đình người thợ bị đánh để xin lỗi, đồng thời tạm đình chỉ công tác đối với
trung úy Vinh, lập hồ sơ đề nghị Công an tỉnh Hà Tĩnh đưa ra hình thức kỷ luật. Hành vi của
Anh Vĩnh đã xâm phạm đến quyền của người khuyết tật nên anh đã bị xử lý kỷ luật với hình thức
là cảnh cáo theo quy định của Luật công an nhân dân và Nghị định 35/2005/NĐ-CP của chính
phủ quy định Về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- Trách nhiệm hành chính có thể áp dụng cho các tổ chức, cá nhân vi
phạm pháp luật về quyền của NKT chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt hành chính trong lĩnh vực
công tác người khuyết tật nói riêng. Các hình thức xử phạt chính có thể bị áp dụng là cảnh cáo
hoặc phạt tiền, kèm theo các hình thức xử phạt chính có thể có các biện pháp, bổ sung tùy từng
trường hợp cụ thể. Hiện nay thì đã có một số quy định “ riêng” quy định về trách nhiệm hành
chính khi có hành vi xâm hại đến quyền lợi của NKT. Ví dụ như tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định

34/2010/NĐ-CP của chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ có quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm như: “ b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho:… xe lăn của người
khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ… c) Chuyển hướng không
nhường đường cho: … xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ
đường cho người đi bộ…” ;
Ví dụ tình huống áp dụng trách nhiệm hành chính: năm 2007, Doanh nghiệp A đã bắt một
số người lao động là người khuyết tật trên 51% làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Doanh
nghiệp A đã bị xử phạt hành chính hành vi vi phạm đó với mức phạt 5.000.000 đồng
- Trách nhiệm hình sự có thể được áp dụng đối với các cá nhân vi phạm pháp luật về quyền
của NKT mà vì vi phạm đó có dấu hiệu phạm tội, được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1999 (đã được sử đổi, bổ sung năm 2009). Trong Bộ luật hình sự cũng không có chương, điều
quy định riêng về tội phạm xâm phạm quyền của NKT. Tuy nhiên, các quy định về tội phạm sức
khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, chức vụ, quyền hạn,… có thể được áp dụng để truy tố
những người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền của NKT thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm theo
quy định của Bộ luật hình sự.
Ví dụ về tình huống như Nguyễn
Hoàng Hạnh, sinh năm 1980, ngụ ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh là người làm
4


thuê cho cửa hàng vật liệu xây dựng của anh Nguyễn Thành P. (ấp Ninh Hoà, xã Bàu Năng,
huyện Dương Minh Châu). Tại đây, Hạnh làm quen với Nguyễn Thị T, em ruột anh P (ngụ xã
Ninh Sơn) Biết T. bị hạn chế về hành vi và nhận thức cá nhân, nên khoảng 18 giờ ngày 31-102011, Hạnh dụ dỗ rủ T. đi ăn chè. Sau đó Hạnh cùng T đến nhà anh Mai Tấn H, (Ninh Tân, xã
Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh) mượn 1 mũ bảo hiểm và 100.000 đồng. Có tiền, Hạnh chở chị T. vào
nội ô chùa Toà Thánh ngồi chơi, sau đó chở đến nhà trọ “Năm Giàu” (ấp Ninh Tân, xã Ninh
Sơn), thuê phòng trọ và giao cấu với chị T. hai lần. Đến 6 giờ sáng 1-11-2011, Hạnh chở chị T.
đến xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu ăn sáng. Thấy T. đeo chiếc nhẫn vàng 18K Hạnh liền
“hỏi mượn”, rồi đem bán được 830.000 đồng, lấy tiền tiêu xài. Đến khoảng 9 giờ cùng ngày,
Hạnh sợ gia đình chị T. phát hiện nên kêu xe ôm chở T. về nhà, còn Hạnh về nhà anh H. chơi thì

bị công an bắt giữ. Sau khi xem xét đầy đủ chứng cứ phạm tội, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Hoàng
Hạnh 6 năm tù về tội “hiếp dâm” .
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm gây tổn hại về vật chất và tinh thần của người khuyết tật. Việc xác định mức bồi thường,
cách thức thực hiện việc bồi thường, trình tự tố tụng yêu cầu việc bồi thường, việc thi hành án,
quyết định của tòa án về bồi thường thiệt hại cho người khuyết tật… được thực hiện theo quy
định của Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật thi hành án dân sự.
Ví dụ về tình huống áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Tháng 11/2011Trịnh Thùy
Linh (27 tuổi, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) đánh bé gái khiếm thính học lớp 2 là cháu Lý Kim
Uyên (xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, Hậu Giang) bằng nẹp trần nhà trường, Hành vi của Cô
Linh đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ của người khuyết tật mà cụ thể là trẻ em khuyết tật.
Với hành vi này thì ngoài việc cô Linh bị áp dụng biện pháp kỷ luật là buộc thôi việc thì còn phải
bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho em Uyên.
II. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CỦA
NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG MỘT TÌNH HUỐNG CỤ THỂ.
1. Tóm tắt nội dung tình huống.
Nguyễn Thị Hoài, con ông Nguyễn Cao Chương, thương binh hạng 2/4 ở khối phố 2, thị
trấn Thanh Chương (Nghệ An) là người bị khuyết tật bẩm sinh (thiểu năng trí tuệ). Tháng 22008, ông Nguyễn Cao Chương đưa Hoài vào Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật Thành
Sen (xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) để mong Hoài học được một nghề nuôi sống bản
thân. Tuy nhiên, vào trung tâm mấy tháng mà Suốt ngày Hoài chỉ làm mỗi việc đóng gạch, đào
đất. Không chỉ có thế, đầu tháng 12-2008, Hoài đã bị ông Phạm Công Ngụ, Giám đốc Trung tâm
5


đánh đập, ngược đãi, nên gia đình buộc phải đưa cô về nhà, nguyên nhân là vợ ông Ngụ mất một
chỉ vàng và nghi cho Hoài lấy trộm nên đã có hành vi chửi bới, dọa nạt và xúc phạm Hoài.
Hoảng sợ vì bị dọa nạt, Hoài đã khai nhận có lấy và hiện đang chôn vàng ở cơ sở của trung tâm
trên phường Thạch Linh. Thế nhưng, sau mấy tiếng đồng hồ tìm kiếm, cả Hoài và ông Ngụ đều
không thấy. Ông Ngụ đã tra hỏi Hoài, cầm dây thừng được bện làm đôi quất vào lưng Hoài đến
tận 3h sáng nhưng không có kết quả. Lúc này có các đồng chí công an xã Thạch Bình nhưng

cũng chẳng ai lên tiếng can ngăn.
Với "chiêu bài" dạy nghề cho người khuyết tật, ông Ngụ đã dựa vào lòng hảo tâm của các
cấp, ngành để xin nguồn tài trợ. Chỉ tính riêng năm 2008, đơn vị đã được Hội Bảo trợ người tàn
tật và trẻ mồ côi Việt Nam hỗ trợ 388.800.000 đồng, Sở LÐ-TB-XH Hà Tĩnh 100.000.000 đồng
để phục vụ hoạt động dạy nghề cho 180 người khuyết tật. Ngoài ra, để bóc lột sức lao động của
những người đến làm việc ở trung tâm, ông Ngụ còn đưa ra hình thức nhận đào tạo nghề cho hơn
60 học viên, bằng nguồn kinh phí 200.000.000 đồng, chủ yếu được trích ra từ hoạt động sản xuất
kinh doanh. Thế nhưng, việc đào tạo, học nghề, con số học viên chỉ là con số ảo, nguồn kinh phí
cấp về được ông Ngụ sử dụng với nhiều dấu hiệu bất minh. Ðể qua mắt các nhà tài trợ, các cấp,
ngành, trong hồ sơ luôn đầy đủ xác nhận của chính quyền địa phương hoặc các ngành liên quan.
Tuy nhiên, chữ ký, con dấu lại là con dấu giả. Ông Ngụ đã chỉ đạo nhân viên quét con dấu của
UBND các xã như Thạch Bình, Thạch Vĩnh, Thạch Kênh, Thạch Thắng, Thạch Việt... để sử
dụng khi cần. Thậm chí, ngay cả con dấu của Trung tâm Y tế thị xã Hà Tĩnh (nay là TP Hà
Tĩnh), ông cũng tự ý làm giả. Sau mỗi khóa đào tạo nghề, dù thực chất không có học viên nhưng
ông vẫn lập danh sách rồi in dấu của các địa phương xác nhận để lập hồ sơ quyết toán.
Ông Ngụ đã bị xét xử về các tội như sau: Tội hành hạ người khác được quy định tại tại điểm
a, khoản 2 điều 110 BLHS, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định ở khoản a,
b, c khoản 2 điều 267 BLHS, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 4 Điều 139 BLHS.
Ông Ngụ có trách nhiệm bồi thường cho Hoài theo khoản 1, Điều 604 Bộ luật Dân sự.
Ngoài ra vợ ông Ngụ bị xử phạt vi phạm hành chính vì đã có những lời nói thô bạo, hành vi
xúc phạm đến Hoài, căn cứ vào Nghị định 73/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Trung tâm Thành Sen bị xử phạt vi phạm hành
chính theo Điều 10 và Điều 11 của Nghị định 73/2006/ NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực dạy nghề. Công an xã Thạch Bình chứng kiến tận mắt cảnh cô Hoài bị tra
khảo, đánh đập nhưng không có biện pháp nào ngăn cản nên bị xử lý kỷ luật. Vợ chồng Ông Ngụ
còn phải bồi thường thiệt hại cho Hoài về những hành vi xâm phạm đến quyền của NKT.
2. Phân tích các biện pháp pháp lý trong tình huống.
6



Hiện nay thì Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp lý quy định các biện pháp pháp lý nhằm
bảo vệ quyền lợi của NKT. Trong tình huống trên thì nạn nhân là em Hoài- là một người khuyết tật
nên sẽ áp dụng các quy phạm điều chỉnh riêng dành cho NKT. Từ tình huống đã cho có thể thấy
rằng, tình huống này áp dụng tất cả các trách nhiệm pháp lý. Tùy từng đối tượng và hành vi vi
phạm mà áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau: trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các biện pháp này đã được áp dụng
một cách chính xác, phù hợp với tính chất nghiêm trọng của các hành vi xâm phạm quyền của
NKT.
2.1. Trách nhiệm hành chính
+ Trách nhiệm hành chính đối với Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật Thành Sen tại
xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Dạy nghề cho NKT nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao
động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng
đồng. Trung tâm dạy nghề cho NKT Thành Sen là một pháp nhân hoạt động nhằm mục đích dạy
nghề cho người khuyết tât, nhưng trong quá trình hoạt động trên thực tế đã không đào tạo học
viên theo nội dung kiến thức, không có chương trình giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực
hành phục vụ cho học viên, không thực hiện được mục tiêu giúp cho người học có năng lực thực
hành một công việc của một nghề, vi phạm các quy định tại Khoản 1, 2, Điều 9 về các hành vi bị
nghiêm cấm trong hoạt động dạy nghề quy định tại Luật Dạy Nghề : “ Lợi dụng hoạt động dạy
nghề để trục lợi, lạm dụng sức lao động. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể
giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên của cơ sở dạy nghề và người học nghề, Gian lận trong
tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp bằng, chứng chỉ nghề.”. Chính vì những hành vi đó mà Trung tâm
Thành Sen bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 10 và Điều 11 của Nghị định 73/2006/ NĐCP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
Theo khoản 4 điều 3 NĐ 73/2006 thì: “Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi
phạm hành chính do mình gây ra, sau khi chấp hành quyết định xử phạt, phải xác định cá nhân có
lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của
pháp luật”. Cá nhân vi phạm trong trường hợp này là ông Ngụ, việc truy cứu trách nhiệm pháp
luật của ông Ngụ được trình bày ở phần riêng.
+ Trách nhiệm hành chính đối với vợ ông Ngụ.
Vợ ông Ngụ sẽ bị xử phạt hành chính vì đã có những lời nói thô bạo, hành vi xúc phạm đến

chị Hoài căn cứ vào Nghị định 73/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
7


vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Theo đó thì Vợ Ông Ngụ vi phạm các quy định tại điểm a,
khoản 1, điều 7 : “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với những
hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác”. Và điểm k khoản 3 điều 7: “ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối
với hành vi trực tiếp xâm hại hoặc thuê người xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác” ;
2.2. Trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật dạy nghề 2006 về Các hành vi bị nghiêm
cấm trong hoạt động dạy nghề: “ Lợi dụng hoạt động dạy nghề để trục lợi, lạm dụng sức lao
động. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên
của cơ sở dạy nghề và người học nghề” thì “ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật” ( Điều 89- Luật dạy nghề 2006). Đối với ông Phạm Công
Ngụ, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật Thành Sen, sau khi chuyện chị Hoài bị
mọi người biết đến và các cơ quan có thẩm quyền can thiệp, một loạt các hành vi trái pháp luật
của ông Ngụ đã bị phay phui, cụ thể như sau: hành hạ học viên, chỉ đạo nhân viên làm giả con
dấu của UBND các xã như Thạch Bình, Thạch Vĩnh, Thạch Kênh, Thạch Thắng, Thạch Việt...
và Trung tâm Y tế thị xã Hà Tĩnh để hoàn thiện các hồ sơ giấy tờ bất minh; Sau đó, lợi dụng
chính sách của Nhà nước và lòng hảo tâm của các cấp, ngành, tổ chức trục lợi riêng.
Các hành vi trên của ông Ngụ đã bị Tòa án xét xử theo các tội danh sau: Tội hành hạ người
khác được quy định tại tại điểm a, khoản 2 điều 110 BLHS; Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức quy định ở khoản a, b, c khoản 2 điều 267 BLHS; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
khoản 4 điều 139 BLHS.
Thứ nhất, về tội hành hạ người khác, Điều 110 BLHS quy định như sau: “1.Người nào
đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc phạt tù từ bà tháng đến hai năm. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ một năm đến ba năm:a. Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn

tât;b. Đối với nhiều người”.
Về mặt khách quan của tội phạm: ông Ngụ đã có hành vi đối xử tàn ác với học viên
Nguyễn Thị Hoài đó là bóc lột sức lao động, đánh đập tàn nhẫn, ngược đãi Hoài, buộc lòng gia
đình phải đưa cô về nhà. Đó là hành vi có tính chất hành hạ, gây đau đớn về thể xác và tinh thần
cho người lệ thuộc, không đòi hỏi hành vi đối xử tàn ác phải gây hậu quả thương tích hay tổn hại
cho sức khỏe của người bị lệ thuộc. Về mặt chủ quan của tội phạm: Trong trường hợp trên, Ông
Ngụ nhận thức rõ được hậu quả của hành vi ngược đãi và bạo hành của mình gây ra với học viên,
8


nó thể hiện ở việc bắt chị Hoài đóng gạch và đào đất không đáp ứng nhu cầu việc dạy và học
nghề, thêm vào đó, khi thực hiện hành vi đánh đập, tra khảo chị Hoài, ông Ngụ hoàn toàn nhận
thức rõ hành vi của mình là gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho Hoài, thấy trước hậu quả
của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra. Về khách thể của tội phạm, khách thể bị tội phạm
xâm hại là chị Hoài, một NKT – là nhóm đối tượng đặc thù được pháp luật bảo vệ . Về chủ thể
của tội phạm, căn cứ quy định trên, có thể thấy chủ thể của tội này chỉ có thể là người có quan hệ
lệ thuộc với nạn nhân, trong đó nạn nhân phải là người bị lệ thuộc. Trong tình huống trên, chủ
thể của tội này là ông Phạm Công Ngụ, người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân là Nguyễn Thị
Hoài. Ông Ngụ là giám đốc Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật Thành Sen. Còn Nguyễn
Thị Hoài là học viên của trung tâm. Nạn nhân Nguyễn Thị Hoài bị lệ thuộc vào giám đốc trung
Tâm là ông Ngụ.
Trong quá trình các học viên khuyết tật học tập trại trung tâm Ông Ngụ đã có những hành vi
hành hạ NKT như là đánh đập, dung lời lẽ xúc phạm, bắt các học viên làm việc như những lao
động trong thời gian dài thay vì cho các em được học nghề, đặc biệt với hành vi đánh đập thậm tệ,
mắng chửi em Hoài là người khuyết tật. Pháp luật hình sự có quy định việc hành hạ đối tượng là
người tàn tật là “tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” đối với người có hành vi phạm tội. Đây
chính là quy định tiến bộ của Luật Hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của NKT bởi xuất
phát từ đặc điểm đặc thù của NKT là bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần nên khả năng tự
bảo vệ mình kém hơn những người bình thường. Quy định phạm tội đối với đối tượng này là tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội sẽ tạo ra tính răn đe, giáo dục cao hơn

và việc bảo vệ NKT sẽ tốt hơn.
Thứ hai, về tội danh làm giả con dấu được quy định trong điểm a, b, c khoản 2, điều
267 và lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 BLHS. Việc làm giả giấy tờ và con dấu của
ông Ngụ nhằm mục đích lừa dối cơ quan Nhà nước và các tổ chức có lòng hảo tâm, nhờ có các
giấy tờ làm giả đó mà ông Ngụ đã lấy được lòng tin từ phía các cấp, ngành cơ quan nhà nước và
tổ chức khác chiếm đoạt gần 700 triệu đồng.
2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo khoản 1 Điều 604 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì:“
Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp
nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Về việc xác đinh thiệt hại do
hành vi gây thương tích gây ra, theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm thì: “1. Thiệt hại
do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi
9


sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất
hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn
định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c)
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời
gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm
sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2. Người xâm
phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa
không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Như vậy, trong trường hợp em Hoài nói riêng và NKT nói chung bị tổn thất về tinh thần và sức
khỏe do những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân nào đó thì sẽ được bồi thường về tổn hại sức
khỏe và tinh thần. Quyền lợi của NKT được đảm bảo. Tuy nhiên, việc quy định bồi thường chung
cho mọi đối tượng như vậy sẽ không đảm bảo được quyền lợi của NKT triệt để bởi người khuyết

tật là nhóm người đặc thù, dễ bị tổn thương nhất của xã hội, những tổn thất về tinh thần mặc dù đã
được đền bù nhưng sau này người khuyết tật sẽ khó có thể hòa nhập với cộng đồng như trước bởi
họ dễ bị tổn thương, dễ bị kích động và trong bản thân họ luôn cảm thấy xấu hổ, tự ti, mặc cảm với
số phận của mình. Chính vì điều này mà nên có một quy định riêng về vấn đề bồi thường đối với
người khuyết tật để quyền lợi của họ được đảm bảo hơn.
2.4. Trách nhiệm kỷ luật.
Công
an xã người chứng kiến chị Hoài bị ông Ngụ đánh đập – hành vi trái pháp luật, mà không can thiệp
cần bị xử lý kỉ luật răn đe vì đã không làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình. Công an bị xử lý
kỷ luật theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2005/NĐ-CP của chính phủ quy định Về việc xử
lý kỷ luật cán bộ, công chức với hình thức kỷ luật là khiển trách : “ Áp dụng đối với cán bộ, công
chức có hành vi vi phạm kỷ luật lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ”.
3. Nhận xét về việc áp dụng biện pháp pháp lý bảo vệ quyền NKT trong tình huống
Việc áp dụng các biện pháp lý trong tình huống kể trên là vô cùng cần thiết. Việc xử lý một
cách nhanh chóng, kịp thời có tác dụng trừng trị nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền
của người khuyết tật, đồng thời giáo dục, răn đe, ngăn ngừa những hành vi tương tự có thể xảy
ra. Ông Phạm Công Ngụ – giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thành Sen đã lợi dụng sự ưu tiên quan
tâm của nhà nước và xã hội, lợi dụng sự quản lý yếu kém trong công tác giám sát kiểm tra của bộ
máy nhà nước, ông Ngụ đã thu về mình không ít tiền bạc của nhà nước và xã hội. Đồng thời, ông
đã có hành vi đối xử tàn ác đối với chị Hoài, không chỉ bóc lột sức lao động của chị mà còn đánh
10


đập, tra khảo chị do sự nghi ngờ vô lý của mình. Do đó việc truy tố trách nhiệm hình sự đối với
ông Ngụ về những hành vi này là hoàn toàn đúng pháp luật, góp phần xử lý triệt để những vi
phạm với quyền của người khuyết tật nói riêng cũng như bảo đảm sự ổn định, nghiêm minh của
hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, từ tình tiết công an xã chứng kiến toàn bộ sự việc chị Hoài bị
đánh đập mà không có biện pháp nào ngăn cản cho thấy việc suy hóa đạo đức của một số không
nhỏ bộ phận công an nhân dân nói riêng và cán bộ Nhà nước nói chung. Nếu như chị Hoài không
có khuyết tật về trí não mà là một người bình thường thì có lẽ cán bộ Công an xã đã không nhắm

mắt làm ngơ trước hành vi vi phạm pháp luật của ông Ngụ. Sự thờ ơ trước hành vi vi phạm pháp
luật của công an xã là đáng bị lên án. Những cán bộ này đã có hành vi phân biệt đối xử với người
khuyết tật, tận mắt chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật mà không ngăn cản, không có biện
pháp xử lí, không làm đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình do đó cần phải bị xử lí kỉ
luật. Đây là một việc làm mang tính răn đe kịp thời, đúng đắn nhằm chấn chỉnh ý thức trách
nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức. Trung tâm dạy nghề và vợ ông Ngụ bị xử phạt vi phạm
hành chính là hoàn toàn xác đáng, phù hợp với quy định của pháp luật. Trung tâm dạy nghề
Thành Sen không phải là thể nhân do đó không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời
hành vi của vợ ông Ngụ xét thấy ở mức độ vi phạm nhẹ, chưa đủ để cấu thành tội phạm, do đó
cần phải được xử lý trách nhiệm hành chính.
Hiến pháp sửa đổi năm 2001 tại Điều 67 đã khẳng định “ người già, người tàn tật trẻ mồ côi
không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ ”. Đây chính là cơ sở pháp lý nhằm bảo
vệ quyền của NKT. Trên cơ sở của Hiến pháp thì nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thực
hiện tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ NKT như Bộ luật Lao động, Luật Người khuyết tật, luật
dạy nghề…
Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động chính là tạo ra “cần câu” cho họ để họ
có thể tự “câu cá” bằng chính năng lực của mình, giải phóng khỏi sự tự ti, mặc cảm của bản
thân, gia đình và tự khẳng định mình trong xã hội. Thông qua biện pháp này , người khuyết tật có
cơ hội đem tài năng, trí tuệ của mình để cống hiến cho xã hội, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khẳng định vụ thế của người khuyết tật trong xã hội chúng ta.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay không ít các trung tâm lợi dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
đối với các nhóm người đặc thù của xã hội để tư lợi cá nhân, vi phạm các quy định pháp luật.
Điển hình là vụ án tại Trung tâm dạy nghề Thành Sen. Việc áp dụng các biện pháp lý trong tình
11


huống kể trên là vô cùng cần thiết. Việc xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời có tác dụng trừng
trị nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền của người khuyết tật, đồng thời giáo dục, răn
đe, ngăn ngừa những hành vi tương tự có thể xảy ra. Nhìn chung việc quy định và áp dụng các
loại trách nhiệm pháp lý nhằm bảo vệ quyền NKT áp dụng trong tình huống trên nói riêng và

trong thực tiễn nói chung đã có một số điểm tiến bộ.
- Trách nhiệm hình sự: Trong tình huống nêu trên thì việc ông Ngụ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự với “ Tội hành hạ người khác” được quy định tại điểm a, khoản 2 điều 110 BLHS. Việc
ông Ngụ có hành vi phạm tội đối với đối tượng là người tàn tật trở thành “ tình tiết tăng nặng
TNHS” là một quy đinh tiến bộ của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền của NKT, nguyên nhân là xuất
phát từ những đặc điểm khiếm khuyết về tinh thần và thể chất của NKT nên khả năng tự bảo vệ
mình có họ so với người bình thường thấp hơn.
Tuy nhiên, hiện nay những quy định của BLHS cũng như TTHS chưa nhiều quy định riêng
biệt nhằm bảo vệ quyền của NKT trong trường hợp họ bị xâm phạm hay khi chính họ là người
phạm tội. Chỉ một số điều quy định có liên quan như khoản 1, điều 13 BLHS quy định Người bị
tâm thần không phải chịu TNHS khi phạm tội; Nhóm đối tượng bị hạn chế về khả năng nhận
thức ( khuyết tật trí tuệ) khi phạm tội được giảm TNHS theo quy định tại điều 46 BLHS; vi phạm
quy định tại điểm a, khoản 2 điều 110 BLHS là tính tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hay
trong Bộ luật tố tụng hình sự chỉ có quy định tại Điều 57 có quy định nhằm bảo vệ người có
nhược điểm về tâm thần và thể chất ( là NKT) trong những trường hợp bắt buộc phải có người
bào chữa trong hoạt động tiến hành tố tụng hình sự. Đây chính là một hạn chế trong việc quy
định các biện pháp hình sự nhằm bảo vệ quyền của NKT bởi như chúng ta biết thì NKT có
những đặc điểm khiếm khuyết về thể chất và tinh thần nên khả năng tự bảo vệ của mình trước
những hành vi tội phạm thấp hơn những người bình thường. Trong các quy định về tội phạm về
sức khoẻ, tính mang, nhân phẩm, danh dự, chức vụ, quyền hạn… được áp dụng chung để truy tố
những người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền của cả người không khuyết tật và người
khuyết tật. Điều này sẽ không bảo vệ được quyền của NKT triệt để nên khi bị xâm hại bởi những
hành vi nguy hiểm ( tội phạm) thì họ bị ảnh hưởng rất nhiều, không chỉ bị tổn thất về sức khỏe
mà nghiêm trọng hơn là tinh thần của họ bị hoảng loạn, rất khó để có thể hòa nhập được với cộng
đồng như trước vì vốn dĩ họ luôn cảm thấy tự ti, xấu hổ về bản thân.
- Trách nhiệm hành chính: Mặc dù trong tình huông nên trên thì Vợ Ông Ngụ có những
hành vi như mắng chửi, dọa nạt, xúc phạm danh dự của em Hoài và các học viên của Trung tâm
trong quá trình các em ở tại Trung tâm bị áp dụng biện pháp hành chính là xử phạt tiền theo quy
định tại điểm a, khoản 1, điều 7; điểm k khoản 3 điều 7, Nghị định 73/2010/NĐ-CP Quy định xử
12



phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội .Tuy nhiên, việc áp dụng
biện pháp hành chính trong trường hợp nạn nhân là người khuyết tật như em Hoài hay các học
viên khác của trung tâm giống như mọi đối tượng khác sẽ không đảm bảo được quyền được tôn
trọng danh dự nhân phẩm của các em và cũng có tính răn đe mạnh đối với những đối tượng vi
phạm. Bởi tuy cùng một hành vi vi phạm xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm nhưng những hậu quả
mà nó gây ra đối với NKT và người không khuyết tật là khác nhau, NKT thường bị tổn thương và
ảnh hưởng nhiều hơn do những đặc điểm đặc thù của nhóm đối tượng này.
Việc áp dụng các biện pháp hành chính khi có vi phạm, xâm hại đến quyền của NKT hiện nay
chỉ được ghi nhận tại 1 số điều luật trong một số lĩnh vực như trong lĩnh vực giao thông đường bộ
cụ thể tại khoản 1 điều 34 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ : ““Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến
60.000 đồng đối với hành vi không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người già, em nhỏ không
tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác”...
Bên cạnh đó hiện nay nước ta chưa có ban hành văn bản pháp luật quy định cũng như văn bản
hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực NKT. Những hành vi của người nhận
người khuyết tật vào học nghề, dạy nghề cũng không hề có chế tài xử lí hành chính riêng nếu hành
có hành vi ngược đãi, cưỡng bức,… mà cũng chỉ áp dụng chung chung như các đối tượng khác.
Hiện nay, Luật người khuyết tật đề cao rất nhiều vai trò, trách nhiệm của gia đình, cá nhân, tổ chức
cũng như của nhà nước đối với người khuyết tật, tuy nhiên đối với mỗi phần vai trò, trách nhiệm
đó thì lại chưa có chế tài để xử phạt nếu họ vi phạm vào trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người
khuyết tật. Chẳng hạn như quy định tại khoản 3 điều 127 BLLĐ năm 2007 “Người sử dụng lao
động không được sử dụng lao động là người tàn tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm
hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ
Y tế ban hành” như vậy, nếu người sửu dụng lao động mà bắt người Khuyết tật làm việc nặng nhọc
nằm trong danh mục do Bộ lao động- thương binh xã hội ban hành thì sẽ xử lí như thế nào , hay chỉ
là xử phạt hành chính, như vậy NKT sẽ được hưởng quyền lợi gì. Điều này có nghĩa khi có hành vi
vi phạm pháp luật về NKT, vi phạm quyền của NKT sẽ áp dụng các văn bản xử phạt vi phạm hành
chính chung để xử lý. Đây chính là một hạn chế lớn trong quy định của pháp Luật Việt Nam.

- Trách nhiệm kỷ luật: Trong tình huống nêu trên thì việc áp dụng các trách nhiệm kỷ luật
đối với những người có hành vi xâm phạm đến quyền của NKT hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ thì áp dụng các quy định chung. Không có một điều luật nào quy định sẽ có chế tài kỷ luật riêng
đối với những trường hợp vi phạm. Đây chính là một hạn chế của luật cần sửa đổi trong thời gian
tới.
13


- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Theo như đã bình luận ở trên về biện pháp pháp lí
hình sự, hành chính bảo vệ người khuyết tật thì với biện pháp pháp lí bồi thường thiệt hại trong
dân sự đối với người khuyết tật cũng không có gì khác, các chế tài cũng như mức phạt trong dân
sự cũng chỉ được dùng chung chung như với người bình thường khác. Bản chất của việc bồi
thường thiệt hại là nhằm bù đắp những tổn hại về vật chất cũng như tinh thần cho người bị xâm
phạm quyền. Tuy nhiên, người khuyết tật là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, việc bù đắp những
tổn hại cho họ không thể ngang bằng người bình thường khác. Do đó, việc không phân biệt đối
tượng bị xâm phạm quyền để quy định mức bồi thường cho thỏa đáng cũng là một điểm bất cập.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC BIỆN
PHÁP LÝ NHẰM BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về biện pháp pháp lý.
- Việc ban hành Luật Khuyết tật là một thành tựu lớn trong việc thực hiện các chính sách
nhằm bảo vệ quyền lợi của NKT. Tuy nhiên Luật Người khuyết tật năm 2010 đã hủy bỏ đi một
điều khoản quan trọng nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của người khuyết tật quy định tại pháp
lệnh người tàn tật năm 1998 đó là điều 33 Pháp lệnh người tàn tật năm 1998: “Người có hành vi
vi phạm các quy định của Pháp lệnh này, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tàn tật;
người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người tàn tật mà thoái thác trách nhiệm, ngược đãi
người tàn tật; người lợi dụng sự tàn tật của người khác; người tàn tật lợi dụng sự tàn tật của
mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Chính vì thế trong thời gian tới Luật Người
khuyết tật nên “ thừa kế” quy định trên của Pháp lệnh để bảo vệ quyền của NKT tốt hơn.

- Hiện nay, Quyền và lợi ích của NKT chỉ được bảo vệ dựa trên những quy định còn rất
chung chung về các biện pháp pháp lí. Do đó trong thời gian tới cần phải có quy định cụ thể về
tội danh đối với đối tượng bị xâm phạm là NKT và quy định đó là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự trong luật hình sự. Hơn thế, vi phạm pháp luật về NKT và vi phạm quyền lợi của
NKT có những đặc thù so với các lĩnh vực khác, vì vậy cần nhanh chóng ban hành các quy định
về xử phạt vi phạm hành chính và những văn bản hướng dẫn riêng việc xử phạt hành chính đối
với các chủ thể có hành vi vi phạm hoặc không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ bắt buộc đối
với NKT. Có như vậy việc bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật trên thực tế mới thực sự có
hiệu quả. Đồng thời cần có một chương quy định riêng về bồi thường dân sự cũng như các biện
pháp xử lý kỷ luật đối với những hành vi xâm hại đến sức khỏe, nhân phẩm của NKT bởi NKT là
nhóm người đặc thù của xã hội, là nhóm người dễ bị tổn thương nhất của xã hội nên cần có
những biện pháp pháp lý đặc thù nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của người khuyết tật. Về cơ bản,
vấn đề bồi thường cho người khuyết tật cũng như đối với những chủ thể khác như: xác định mức
14


độ thiệt hại về vật chất (chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất, giảm sút,…
của người bị thiệt hại.), và thiệt hại về tinh thần (ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt, giao tiếp xã
hội, nghề nghiệp, thẩm mỹ,…). Nhận thấy, bộ luật dân sự 2005 không có quy định cụ thể nào về
bồi thường thiệt hại đối với người khuyết tật, mà hầu hết trên thực tế, các phán quyết của tòa án
sẽ dựa vào đặc điểm của từng đối tượng khuyết tật để đưa ra mức bồi thường phù hợp. Như vậy,
cần thiết phải bổ sung vào bộ luật dân sự những điều khoản riêng về bồi thường cho người
khuyết tật để đảm bảo cho sự bồi thường là hợp lý và để quyền lợi của họ được bảo đảm tốt hơn.
Ví dụ như: quy định về các phiên tòa có được sự là người khuyết tật thì sẽ có một thành hội thẩm
nhân dân là người khuyết tật có hiểu biết pháp luật, hoặc giám đốc trung tâm bảo trợ,... Điều này
sẽ bảo đảm quyền lợi tốt hơn quyền lợi cho người khuyết tật bởi những người trên sẽ có những
hiểu biết tốt hơn về người khuyết tật, về nhu cầu, về đời sống của những ngừi khuyết tật, từ đó,
họ có thể tham gia vào phiên tòa để đảm bảo tốt hơn cho quyền lợi người khuyết tật.
- Cần tiến hành các biện pháp giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các chủ thể có
hành vi vi phạm hoặc không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ bắt buộc đối với NKT.

Thứ hai, tăng cường công tác, tuyên truyền giáo dục về NKT.
NKT chiếm một bộ phận đông đảo trong xã hội ( theo thống kê thì hiện nay có khoảng 5,3
triệu NKT). Chính vì thế để thực hiện tốt hơn quyền của NKT thì cần tăng cường công tác tuyên
truyền về quyền và nghĩa vụ cũng như các kiến thức pháp lý cho NKT để họ có thể tự bảo vệ bản
thân. Bên cạnh đó thì cần tuyên truyền, giáo dục cho mọi người trong việc đối xử, tôn trọng
NKT, thay đổi quan niện của mỗi người theo hướng “ tôn trọng” NKT, bởi sự tôn trọng của
những người xung quanh chính sẽ góp phần xóa bỏ “ rào cản về mặt tinh thần” của NKT với
người xung quanh, đẩy “ con thuyền số phận” của NKT vững vàng ra khơi để hòa nhập với sự
phát triển chung của toàn xã hội.
Một hoạt động góp phần nâng cao kiến thức pháp lý, hiểu biết cho NKT là xét xử công khai,
lưu động những vụ án có liênquan đến vi phạm quyền của NKT. Trong thời gian tới cần tăng
cường hoạt động này để giáo dục và thay đổi nhận thức, thái độ, thay đối trách nhiệm đối với
NKT.
Thứ ba, cần nâng cao trách nhiệm của nhà nước đối với NKT.
Nhà nước là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ rào cản đối với NKT bởi nhà
nước có thẩm quyền ban hành các chính sách cũng như các chế tài xử lý vi phạm để bảo vệ
quyền của NKT. Chính vì thế trong thời gian tới nhà nước cần phát huy hơn nữa trách nhiệm của
mình như tăng cường “ bố trí ngân sách” để tạo nguồn tài chính công hỗ trợ cho hoạt động trợ
giúp đối với NKT cũng như tiến hành các hoạt động “ bảo trợ xã hội”. Bên cạnh đó cần cơ cơ
chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo việc hỗ trợ của nhà nước đạt được mục đích và ý
15


nghĩa trên thực tế. Đồng thời, pháp luật cần có biện pháp giúp NKT dễ dàng tiếp cận với Tòa án,
bởi đó là con đường trực tiếp giúp NKT nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho chính bản thân họ.
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Từ việc phân tích và bình luận biện pháp pháp lý trong một tình huống cụ thể như trên góp
phần nhìn nhận rõ hơn vai trò của các biện pháp này cũng như thực trạng quy định vấn đề bảo
đảm quyền cho người khuyết tật. Qua đó, chúng ta có thể tìm ra những giải pháp tối ưu và khả

thi nhất nhằm giúp cho quyền của họ có thể được đảm bảo một cách thực sự. Có thể nói, đây là
một bài toán khó chưa tìm ra được một lời giải khoa học và chính xác, đảm bảo quyền của người
khuyết tật vẫn còn là một câu hỏi lớn mà trong đó, việc áp dụng biện pháp pháp lý là nền tảng
giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này.

16



×