Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.51 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự
và là phương tiện pháp lý quan trọng để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháo
của các chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên, để có thể có cơ sở pháp lý bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thì các quyền và nghĩa vụ này
phải phù hợp với quy định của pháp luật. Mặc dù, khi tham gia hợp đồng
dân sự nói riêng và các giao dịch dân sự nói chung ý chí tự nguyện của các
chủ thể được coi là xuất phát điểm, là cơ sở đầu tiên để xác lập hợp đồng
nhưng ý chí đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước, đó chính là các quy
định của Pháp luật có lien quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân
sự.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm chung về hợp đồng dân sự.
1. Cơ sở hình thành hợp đồng dân sự.
Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động ngày càng thể hiện
rõ rệt. Do đó, để tồn tại và phát triển mỗi cá nhân cungx như mỗi tổ chức xã
hội phải tham gia vào nhiều mối quan hệ khác nhau. Trong đó, việc các bên
thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi
ích vật chất nhằm đáp ứng các yêu cầu tất yếu của cuộc sống đóng một vai
trò quan trọng. Tuy nhiên việc chuyển giao các lợi ích vật chất đó không
phải tự nhiên hình thành, bởi tài sản không thể tự tìm đến nhau để thiết lập
các quan hệ. Các quan hệ tài sản chỉ được hình thành từ những hành vi có ý
thức của các chủ thể.
Tuy nhiên, nếu chỉ có một bên chủ thể thể hiện ý chí của mình mà
không được bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành một quan hệ để
qua đó chuyển giao tài sản hoặc làm công việc nhất định được; chỉ khi nào
có có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên thì quan hệ trao đổi vật
chất mới được ình thành. Quan hệ đó gọi là hợp đồng dân sự. Cơ sở đầu tiên


2



của hình thành một hợp đồng dân sự là việc thỏa thuận bằng ý chí tự
nguyện của các bên. Sự tự nguyện này chỉ có hiệu lực pháp luật khi ý chí
của các bên phù hợp với ý chí của nhà nước. Điều đó có nghĩa: các bên
được tự do thỏa thuận để thiết lập hợp đồng nhưng sự “ tự do” ấy phải đặt
trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự
công cộng. Nếu không có pháp luật thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương
tiện để kẻ giàu bóc lột người nghèo từ đó lợi ích xã hội bị xâm phạm. Chỉ
khi ý chí của các bên tham gia hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước thì
hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luật.
2. Khái niệm hợp đồng dân sự.
Theo phương diện khách quan: Hợp đồng dân sự là do các quy phạm
pháp luật của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với
nhau.
Theo phương diện chủ quan: Hợp đồng dân sự là một giao dịc dân sự
mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhaunhằm đi đến sự thỏa thuận để
cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định.
Theo BLDS thì hợp đồng dân sự được định nghĩa: “ Hợp đồng dân sự
là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ dân sự” ( Điều 388 BLDS). Theo cách định nghĩa này,
hợp đồng dân sự không chỉ là thỏa thuận của các bên để chuyển giao tài sản,
làm công việc nhất định mà còn là sự thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt
các quan hệ đó. Hợp đồng dân sự ( nghĩa chủ quan) và pháp luật về hợp
đồng ( nghĩa khách quan ) là hai khái niệm không đồn nhất với nhau . Theo
nghĩa chủ quan hợp đồng dân sự là một quan hệ xã hội được hình thành từ
sự thỏa thuận của các bên. Theo nghĩa khách quan hợp đồng dân sự được
hình thành từ những quy định của nhà nước ban hành để điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh khi có sự dịch chuyển tài sản. Do vậy, chỉ có định
nghĩa ở BLDS mới có tính khái quát nhất về hợp đồng dân sự.

2


3

3. Đặc điểm của hợp đồng dân sự.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên do vậy hợp đồng dân sự
phải có sự tham gia của các bên chủ thể.
Hợp đồng dân sự phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận và thống
nhất ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch có như vậy thì hợp đồng dân
sự mới đạt được sự thống nhất, phù hợp với ý định và mục đích của các chủ
thể khi tham gia hợp đồng dân sự.
Khi hợp đồng dân sự được xác lập thì sẽ có các hậu quả pháp lý như
việc xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ xã hội.
Sự thỏa thuận của các bên khi tham gia hợp đồng không bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố: giả tạo, lừa dối, đe dọa…
II. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận là một nguyên tắc tối cao
của giao dịch dân sự nói chung và của hợp đồng dân sự nói riêng. Nhưng
bên cạnh quyền tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch thì pháp luật
cũng đặt ra một số yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân theo – đó là
các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Chỉ có các giao dịch hợp
pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giáo dịch.
Mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và
được pháp luật bảo hộ. Điều 122 BLDS quy định: Các điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự.
“ 1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a. Người tham gia giao dich có năng lực hành vi dân sự.
b. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội,

c. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch là điếu kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định.”

3


4

Hợp đồng dân sự nằm trong giao dịch dân sự do vậy hợp đồng dân sự
muốn có hiệu lực cũng phải tuân thủ các điều kiện đó là;
1. Người tham gia Hợp đồng dân sự có năng lực hành vi dân sự.
2. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được trái pháp
luật đạo đức xã hội.
3. Người tham gia hợp đồng dân sự hoàn toàn tự nguyện.
4. Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Người tham gia hợp đồng dân sự phải có năng lực hành vi dân
sự.
Thuật ngữ người ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các chủ thể
của quan hệ pháp luật dân sự : cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
a. Cá nhân
Bản chất của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng
là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của các chủ thể khi tham gia vào giao
dịch. Chỉ có những người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và nhận
thức được hành vi của mình, từ đó họ có thể tự mình xác lập, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, đồng thời họ phải tự chịu trách
nhiệm trong hợp đồng. Cho nên hợp đồng dân sự do các cá nhân xác lập chỉ
có hiệu lực tương ứng với mức độ năng lực hành vi tương ứng của cá nhân.
Cá nhân là chủ thể thường xuyên của các giao dịch dân sự nói chung

và các hợp đồng dân sự nói riêng. Điều 17 BLDS 2005 quy định; Năng lực
hành vi dân sự của cá nhân:
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Do vậy chỉ có
những cá nhân tự mình xác lập và thực hiện các hợp đồng dân sự thì mới có
thể là chủ thể của hợp đồng dân sự.
-

Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ

trường hợp họ bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế
4


5

năng lực hành vi. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền
xác lập mọi hợp đồng dân sự.
-

Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự

chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự phải có sự đồng ý của
người dại diện theo pháp luật trừ những hợp đồng nhằm thực hiện để phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
-

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập thực hiện các

hợp đồng dân sự trong phạm vi tài sản riêng mà họ có, trừ trường hợp pháp

luật có quy định khác.
-

Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi không

được phép xác lập hợp đồng, mọi hợp đồng của những người này đều do
người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Ngoài ra khi xem xét đến năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong
việc tham gia hợp đồng dân sự cũng cần chú ý đến trường hợp riêng biệt do
pháp luật quy định. Đó là tham gia hợp đồng của người giám hộ, người đại
diện phải tuân theo các quy định về đại diện, về giám hộ trong BLDS.
b. Các chủ thể khác
Các chủ thể này tham gia vào các hợp đồng dân sự thông qua người
đại diện của họ ( đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền). Người đại
diện xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự nhân danh người được đại diện.
Các quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước.
Tuy nhiên họ là những chủ thể không thường xuyên của các hợp đồng dân
sự. Cụ thể;
-

Pháp nhân: Pháp nhân là một thực thể pháp lý, khi thanm gia hợp

đồng dân sự phải thông qua hành vi của người đại diện của pháp nhân ( đại
diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền). Khi xem xét các hợp
đồng dân sự do pháp nhân tham gia cần chú ý các quy định về đại diên,
phạm vi thẩm quyền dại diện trong BLDS để xác định hiệu lực pháp lý của
các hợp đồng này. Ngoài ra trong việc tham gia hợp đồng dân sự pháp nhân
5



6

chỉ được tham gia các hợp đồng phù hợp với mục đích hoạt động, phạm vi
hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của pháp nhân.
-

Hộ gia đình; Hộ gia đình là một chủ thể hạn chế của quan hệ pháp

luật dân sự nên các hợp đồng dân sự mà hộ gia đình tham gia là những hợp
đồng được phép theo quy định của pháp luật. Điều 106 BLDS 2005 quy
định: ‘ Hộ giá đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp
công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp
hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ
thể kh tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.” Khi tham gia hợp
đồng, chủ hộ ( là người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình) có thể trực
tiếp tham gia hoặc ủy quyền cho thành viên khác . Khoản 2 Điều 107 BLDS
2005 quy định: “ Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác
lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
cả hộ gia đình.”
-

Tổ hợp tác: các hợp đồng dân sự do tổ hợp tác tham gia cũng là

những hợp đồng bị hạn chế theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều
111 BLDS 2005 : “ Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp
tác có chứng thực của ủy ban nhân dân xã phường thị trấn, có từ 3 cá nhân
trở lên, cùng đóng góp tài sản công sức để thực hiện những công việc nhất
định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ
pháp luật dân sự…”. Khi tham gia hợp đồng tổ trưởng tổ hợp tác phải tuân
theo quy định tại Khoản 2 Điều 113 BLDS 2005: “ Giao dịch dân sự do

người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của
tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
của cả tổ hợp tác.”
-

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là chủ thể đặc

biệt của các hợp đồng dân sự.
2. Mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không được trái pháp
luật và đạo đức xã hội.
6


7

Để hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của
hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Điều đó có nghĩa là:
Những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện nhữn hành
vi nhất định nếu thực hiện thì đó là những hành vi trái pháp luật, đã thực
hiện những điều mà pháp luật cấm; Điều 128 BLDS 2005 quy định: “Đạo
đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong
xã hội được cộng đồng tôn trọng và thừa nhận”. Chỉ những tài sản được
phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều
cấm của pháp luật không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của hợp đồng
dân sự. Những hợp đồng dân sự xác lập nhằm chốn tránh pháp luật hoặc trái
đạo đức xã hội là những hợp đồng có nội dung và mục đích không hợp pháp
do vậy không làm phát sinh hiệu luực của hợp đồng đó.
Bất cứ một chủ thể nào khi tham gia giao kết hợp đồng dân sự đều
muốn đạt được những mục đích nhất định.Mục đích của hợp đồng dân sự là
lợi ích hợp pháp mà các bên muốn đạt được khi tham gia giao kết hợp đồng

đó ( mục đích thực tế).
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể khi
tham gia giao kết hợp đồng dân sự đã thỏa thuận. Những điều kiện nay xác
định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng. Mục đích và nội
dung của hợp đồng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực
hiện hợp đồng luôn luôn nhằm đạt được mục đích nhất định, muốn đạt được
mục đích đó họ phải cam kết thỏa thuận về nội dung và những cam kết, thỏa
thuận về nội dung là để đạt được mục đích của giao dịch. Ví như trong hợp
đồng mua bán tài sản mục đích mà các bên hướng tới là quyền sở hữu tài
sản; và để dạt được mục đích này các bên khi tham gia xác lập hợp đồng sẽ
phải thỏa thuận về nội dung của hợp đồng mua bán này như: đối tượng của
hợp đồng là gì? Giá cả ra ssao? Phương thức thực hiện hợp đồng như thế
nào? Thời hạn bao lâu? Địa điểm ở đâu?... sự thỏa thuận về các điều khoản

7


8

đó nhằm đạt được mục đích là quyền sở hữu tài sản-đây là mục đích của
hợp đồng mà các bên hướng tới.
Tuy nhiên, trong thực tiễn có nhiều hợp đồng không phải bao giờ các
chủ thể cũng có cùng mục đích. Có trường hợp người mua muốn được sở
hữu tài sản nhưng người bán lại không có mục đích đó mà vì một mục đích
khác như: bán tài sản để trốn tránh việc kê biên tài sản, bán tài sản khi đang
có lệnh thu hồi để giải tỏa….Người bán không phải muốn chuyển quyền sở
hữu cho bên mua mà muốn kiếm lời trên những tài sản sẽ bị tịch thu, kê
biên.. Mục đích của những hợp đồng này trái pháp luật. do vậy hợp đồng
này coi như là vô hiệu.
Điều 420 BLDS quy định:

“Tùy từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận về những nội dung
sau đây:
-Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc
không được làm..
-Số lượng chất lượng.
-Giá, phương thức thanh toán.
-Thời hạn địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
-Quyền, nghĩa vụ của các bên.
-Trách nhiệm do văn phòng hợp đồng.
-Phạt vi phạm hợp đồng.
-Các nội dung khác.”
Tuy nhiên những nội dung của hợp đồng mà hai bên tham gia thỏa
thuận không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Ví như hai bên thỏa thuận
về đối tượng của hợp đồng thì đối tượng phải: đáp ứng được lợi ích của bên
có quyền, được xác định cụ thể, thực hiện được và đương nhiên đối tượng
của hợp đồng không được trái pháp luật đạo đức xã hội. Nếu đối tượng là tài
không được phép lưu thông như ( ma túy, thuốc nổ, bộ phận cơ thể
người…) hoặc là công việc trái pháp luật, đạo đức xã hội (việc thuê giết
8


9

người, thuê gây thương tích cho người khác, tạt axit….) thì hợp đồng này sẽ
bị vô hiệu ngay bởi đối tượng của hợp đồng vi phạm nghiêm trọng pháp luật
và đạo đức xã hội.
Điều 128 BLDS 2005 quy định: Điều cấm của pháp luật là những quy
định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất
định. Ví dụ; Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối quy định : Trên lãnh thổ Việt
Nam mọi giao dịch thanh toán niêm yết quảng cáo của người cư trú, người

không cư trú không được thực hiện bằng ngoại tệ trừ các giao dịch với tổ
chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ,
ủy thác, đại lí và các trường hợp cần thiết khác được thủ tướng Chính phủ
cho phép.” Như vậy nếu các giao cá nhân thiết lập giao dịch mà thanh toán
bằng ngoại tệ hoặc lấy ngoại tệ là đối tượng của giao dịch thì bị coi là vi
phạm điều cấm của pháp luật.
3.Người tham gia hợp đồng dân sự phải hoàn toàn tự nguyện.
Bản chất của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng
là sự thống nhất giữa tự do ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên sự tự nguyện bao
gồm hai yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí.
Tự do ý chí: Cũng giống như giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự là
hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định khi tham
gia giao kết hợp đồng dân sự, do vậy hợp đồng dân sự là hành vi mang tính
ý chí của chủ thể khi tham gia hợp đồng. Ý chí của chủ thể tham gia hợp
đồng là nguyện vọng, là mong muốn chủ quan bên trong của con người mà
nội dung của nó được xác định bởi nhu cầu của bản thân khi tham gia hợp
đồng dân sự.
Bày tỏ ý chí: Ý chí của chủ thể khi tham gia hợp đồng dân sự phải
được thể hiện ra bên ngoài dưois một hình thức nhất định để các chủ thể
khác biết được mục đích, động cơ, và nội dung cụ thể của hợp đồng dân sự.
Sự bày tỏ ý chí có thể bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

9


10

Bất kì một hợp đồng dân sự nào cũng cần phải có hai yếu tố tụ do ý chí
và bày tỏ ý chí. Không có sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí thì không có sự tự
nguyện. Và khi không có sự tự nguyện của các bên thì hợp đồng có thể

được coi là vô hiệu. Sự tự nguyện của các bên là một trong các nguyên tắc
khi thực hiện hợp đồng dân sự nói riêng và giao dịch dân sự nói chung.
Nguyên tắc này được quy định tại điều 4 BLDS: “ Nguyên tắc tự do, tự
nguyện, cam kết, thỏa thuận”. Trong hợp đồng dân sự các chủ thể tham gia
hợp đồng hoàn toàn tự nguyện không bên nào được ép buộc, cấm đoán,
cưỡng ép, đe dọa bên nào. Các chủ thể có quyền tự do lựa chọn tham gia
hay không tham gia hợp đồng, có quyền lựa chọn đối tác tham gia hợp đồng
và khi đã đồng ý tham gia hợp đồng thì các chủ thể lại có quyền tự do chọn
bất kì hình thức hợp đồng nào ( hợp đồng miệng, hợp đồng bằng van bản,
hợp đồng bằng hành vi cụ thể) và đương nhiên có quyền tự do thỏa thuận
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Vi phạm sự tự nguyện
của chủ thể là vi phạm pháp luật. Hợp đồng thiếu sự tự nguyện không làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Để một người có thể tham gia hợp đồng dân sự hoàn toàn tự nguyện thì
người tham gia hợp đồng dân sự phải là người có năng lực hành vi dân sự.
Điều kiện này có liên quan chặt chẽ với điều kiện thứ nhất đó là: người
tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự. Điều kiện tự nguyện
của các bên trong việc xác lập và thực hiện hợp đồng dân sự có ý nghĩa
quan trọng trong việc xem xét đánh giá hợp đồng dân sự có hợp pháp hay
không. BLDS quy định một số trường hợp hợp đồng xác lập không có sự tự
nguyện đó là: Hợp đồng giả tạo, Hợp đồng do nhầm lẫn, Hợp đồng xác lập
do bị lừa dối, đe dọa; Hợp đồng được xác lập do người xác lập không nhận
thức và làm chủ được hành vi của mình. Những hợp đồng như vậy sẽ vô
hiệu do vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi giao kết hợp đồng.
-

Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo.

Điều 129 BLDS quy định: “ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
10



11

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu
một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu còn giao dịch bị che dấu
vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của
bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”
Hợp đồng dân sự giả tạo là hượp đồng mà trong đó việc thể hiện ý chí
ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham
gia giao dịch. Trong hợp đồng giả tạo các bên nhất trí, thông đồng, tự
nguyện tham gia giao kết hợp đồng nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng
với ý chí đích thực của họ. Cũng giống như giao dịch dân sự giả tạo hợp
đồng dân sự giả tạo có 2 loại:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự giả tạo hằm che dấu một hợp đồng khác.
Khi đó hợp đồng giả tạo bị vô hiệu còn hợp đồng bị che dấu vẫn có hiệu lực
nếu như hợp đồng che dấu đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng dân sự. Ví dụ: A muốn giúp đỡ em gái mình là C nên đã cho C chiếc
xe máy, sợ vợ biết được A và C đã nhất trí làm một hợp đồng theo đó A sẽ
bán cho C chiếc xe máy.
Thứ hai, hợp đồng dân sự vô hiệu do trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba. Ví dụ: C phạm tội tham nhũng, bị phát hiện C đã thỏa thuận với B kí
hợp đồng giả theo đó C sẽ bán căn nhà cho B để C tránh bị kê biên tài sản.
-

Hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn.

Điều 131 BLDS quy định:

Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao
dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên
kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì
bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu tào án
tuyên bố giao dịch vô hiệu.

11


12

Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội
dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại điều 132 của bộ
luật này.”
Nhầm lãn là việc các bên hình dung sai về nội dung của hợp đồng nên
đã tham gia vào hợp đồng do đó gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự
nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối
tượng, sự việc. Sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội
dung hợp đồng có thể xác định được. Ví dụ: A giao kết làm ăn với B là
người nước ngoài nhưng A đã không đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng về nội
dung hợp đồng bằng tiếng Việt khiến B hình dung sai về hợp đồng.
Hợp đồng nhầm lẫn khi không đáp ứng được yêu cấu về sự tự do ý chí
và bày tỏ ý chí nếu xảy ra tranh chấp có thể giải quyết theo quy định tại
Khoản 1 Điều 122.
-

Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.

Điều 132 BLDS quy định: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lùa dối đe
dọa

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa
thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặccủa người
thứ 3 nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối
tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba
làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính
mạng, sức khỏa, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoắc của cha
mẹ, vợ, chồng, con của mình.”
Trong trường hợp bị lừa dối đe dọa người bị lừa dối đe dọa đã
không có sự tự do ý chí khi giao kết hợp đồng.
Lừa dối là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai
lệch về đố tượng, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên
12


13

đã xác lập giao dịch đó. Ví dụ: hàng cũ hỏng, hàng giả lại nói là hành tốt,
hàng thật đem bán kiếm lời.
Đe dọa là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia
sợ hãi mà phải xác lập thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính
mạng, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm của mình và người thân. Ví dụ: Biết
con của A ( một nhà giáo) ăn trộm gà của nhà hàng xóm ông B đã ép ông A
bán cho mình chậu cây cảnh ( chậu cây này ông B rất thích và gạ gẫm nhiều
lần nhưng ông A không bán) nếu không ông B sẽ nói cho mọi người biết
việc ăn trộm của con ông.
Hợp đồng dân sự có sự lừa dối và đe dọa vi phạm sự tự do ý chí và bày
tỏ ý chí của các chủ thể khi tham gia giao dịch. Hợp đồng này vẫn có hiệu
lực nếu người bị lừa dối, đe dọa vẫn chấp nhận xác lập và thực hiện hợp

đồng, nó chỉ vô hiệu khi người bị lừa dối đe dọa yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền lợi cho mình.
-

Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức

và làm chủ được hành vi của mình.
Điều 133 BLDS quy định: : Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào
đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”
Người xác lập hợp đồng dân sự có năng lực pháp luật dân sự nhưng do
những nguyên nhân khác nhau mà tại thời điểm xác lập hợp đồng người đó
đã không nhận thức được hành vi của mình đưa ra những điều kiện thiếu
lôgic, bất hợp lý mà trong điều kiện bình thường sẽ không hoạt động như
vậy. Ví dụ: Trong khi uống rượu say A đã kí hợp đồng bán cho B căn nhà
với trị giá căn nhà bằng 2/3 giá trị căn nhà theo giá thị trường tại thời điểm
đó. Tuy nhiên,hợp đồng do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành
vi của mình không đương nhiên vô hiệu, nó chỉ vô hiệu khi người xác lập
13


14

giao dịch đã thoát khỏi trạng thái say của mình và yêu cầu Tòa án xem xét
thì tòa án mới có thể tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu.
4. Hình thức của hợp đồng dân sự phải phù hợp với quy định của
pháp luật.
Hình thức của hợp đồng dân sự là phương tiện để ghi lại những nội

dung của hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận. Nó là chứng cứ xác nhận các
quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự
khi có vi phạm xảy ra. Hợp đồng chỉ là chứng cứ xác nhận khi nó được
chứng minh là có hiệu lực pháp luật do đó phương tiện để ghi lại những nội
dung của hợp đồng ( hình thức của hợp đồng) phải phù hợp với quy định
của pháp luật.
Về nguyên tắc các bên có thể tự do thỏa thuận hình thức của hợp đồng
dân sự nhưng trong một số trường hợp nhất định vì sự an toàn pháp lý cho
các chủ thể tham gia giao dịch hoặc cho những người có quyền và lợi ích
liên quan, pháp luật quy định một số giao dịch phải được thể hiện dưới một
hình thức nhất định tùy thuộc vào đối tượng và tầm quan trọng của từng hợp
đồng cụ thể.Nếu những hợp đồng phải tuân thủ pháp luật về hình thức mà
không tuân thủ thì sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 134 BLDS: Giao
dịch dân sự vô hiệu do không tuân theo quy định về hình thức.
“ Trong trường hợp pháp luật quy định về hình thức giao dịch dân sự
là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà các bên không tuân theo
thì theo yêu cầu của một trong các bên , tòa án , cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của
giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao
dịch vô hiệu.”
Điều 401 BLDS quy định:

14


15

“ 1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói bằng văn bản
hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với hợp đồng
đó thì phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể
hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc phải
xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
-

Hình thức miệng: hình thức này được áp dụng với các hợp đồng

được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó ( mua bán trao tay) hoặc giữa
các chủ thể có mối quan hệ thân thiết, tin cậy ( cho anh chị em trong nhà,
bạn bè thân vay tài sản…). Tuy nhiên có nhiều hợp đồng khi giao kết bằng
lời nói phải tuân theo những điều kiện của pháp luật mới có giá trị ( việc để
lại di chúc bằng miệng phải tuân theo các điều kiện quy định tại điều 654
BLDS thì mới có hiệu lực.).
-

Hình thức bằng văn bản: là hợp đồng mà các bên thỏa thuận các

điều khoản của hợp đồng và cùng kí vào văm bản. Hình thức này có giá trị
làm chứng cao hơn so với hình thức thể hiện bằng lời nói trong việc giải
quyết các tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các
bên. Hình thức này được áp dụng với những hợp đồng mà việc thực hiện
không cùng lúc với việc giao kết. Thông thường hợp đồng được lập thành
nhiều bản, mỗi bên giữ một bản coi như đã nắm trong tay một bằng chứng
chứng minh quyền dân sự của mình. Có thể chia hình thức thể hiện bằng
văn bản thành hai loại: văn bản thường và văn bản có công chứng, chứng
thực của Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền.
+ Văn bản thường: Các bên tự ghi đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp
đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản. Hợp đồng bằng văn bản thường

có hiệu lực pháp luật tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản.

15


16

+ Văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực
của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Hình thức này được áp dụng đối
với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp mà đối
tượng của nó là những tài sản nhà nước cần kiểm tra,giám sát khi chúng
được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. Khi thực hiện giao kết
hợp đồng thì các bên phải lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng
nhà nước, chứng thực của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Ví dụ như hợp
đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thue nhà
từ 6 tháng trở lên….
Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có có giá trị chứng cứ cao
nhất. Do vậy ngay cả đối với các hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải
lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm các bên
vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.
-

Hình thức bằng hành vi cụ thể: được áp dụng với những hợp

đồng thực hiện ngay và kết thức ngay sau đó. Ví dụ: mua nước ở máy bán
nước tự động.
III. Thực tế hiện nay trong việc áp dụng các điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng dân sự vào việc xác lập hợp đồng.
Có thể nhận thấy quyền tự do thỏa thuận là điều kiện cần và các điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là điều kiện đủ để các hợp đồng phát

sinh quyền và nghĩa vụ. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều hợp đồng không
tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà vẫn phát sinh quyền và
nghĩa vụ trên thực tế. Điển hình là những hợp đồng thuê nhà hiện nay đều
không tuân thủ các quy định về hình thức của hợp đồng. Theo Điều 492
BLDS 2005 quy định: hình thức hợp đồng thuê nhà ở. “ Hợp đồng thuê nhà
ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải
có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng kí, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.” Nhưng trong thực tế hầu hết các hợp đồng đều được thể
hiện bằng lời nói, không có một chứng cứ xác thực nào chứng minh việc họ
16


17

giao kết hợp đồng. Nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển thu hút
ngay càng đông số lượng lao động từ khắp các vùng miền trên cả nước về
các thành phố lớn để kiếm sống, bên cạnh dó còn có một số lượng sinh viên
rất lớn từ các trường đại học và cao đẳng hang năm điều tăng lên đáng kể.
Do đó vấn đề về nhà ở là một vấn đề rất nan giải. Lượng cung luôn luôn nhỏ
hơn lượng cầu, cho nên nhà nước không thể kiểm soát được tất cả các hợp
đồng thuê nhà hiện nay. Các chủ nhà thường ngại khi phải tham gia vào các
thủ tục
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Pháp luật quy định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là
cần thiết nhằm đảm bảo ổn định giao lưu dân sự, đồng thời là cơ sở pháp lí
để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia hợp đồng dân
sự. Bên cạnh đó thong qua các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng dân sự, Nhà nước có thể kiểm soát được các hợp đồng dân sự nói riêng
và các giao dịch dân sự nói chung nếu thấy cần thiết vì lợi ích nhà nước, lợi
ích công cộng.


17


18

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái niệm chung về hợp đồng dân sự.
1. Cơ sở hình thành hợp đồng dân sự.
2. Khái niệm hợp đồng dân sự.
3. Đặc điểm của hợp đồng dân sự.
II. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
1. Người tham gia hợp đồng dân sự phải có năng lực hành vi dân sự.
2. Mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không được trái pháp
luật và đạo đức xã hội.
3.Người tham gia hợp đồng dân sự phải hoàn toàn tự nguyện.
4. Hình thúc của hợp đồng dân sự phải phù hợp với quy định của pháp
luật.
III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

18


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật dân sự Việt Nam. Tập 1,2. Trường Đại học Luật Hà
Nội.

2. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2005.
3. Giáo trình luật Dân sự Việt Nam. Tập 1,2. Lê Đình Nghị chủ biên.
Nxb Giáo dục, Hà Nội 2009.
4. Pháp luật về hợp đồng. Nghuyễn Mạnh Bách. Nxb CTQG, Hà Nội
1995.
5. Bình luận khoa học bộ luật Dân sự Việt Nam. Tập 1. NXB Chính trị
Quốc gia. TS. Hoàng Thế Liên – Nguyễn Đức Giao chủ biên.

19



×