ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN NGỌC TÚ LOAN
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC
CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc
Hµ néi - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN NGỌC TÚ LOAN
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC
CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Thanh
Hµ néi - 2009
1
Mục lục
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
mở Đầu
1
Ch-ơng 1
: cơ sở lý luận của điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý của
nó
6
1.1.
Hợp đồng dân sự và những đặc thù của nó trong hệ thống
pháp luật dân sự
6
1.1.1.
Nhng yờu cu t ra i vi vic iu chnh hp ng
bng phỏp lut
6
1.1.2.
c im ca hp ng dõn s trong B lut dõn s
14
1.1.2.1.
Khỏi nim hp ng dõn s
14
1.1.2.2.
c im ca hp ng dõn s
15
1.2.
Vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
18
1.2.1.
Nhn thc chung v iu kin cú hiu lc ca hp ng
18
1.2.2.
Vn lý lun v iu kin cú hiu lc ca hp ng
dõn s
21
1.3.
Hu quả pháp lý ca hp ng dõn s vụ hiu
36
Ch-ơng 2
:
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
theo quy định của pháp luật dân sự việt
nam và thực tiễn áp dụng
43
2.1.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo pháp luật
43
2
Việt Nam hiện hành
2.1.1.
Ng-ời tham gia giao kết hợp đồng có năng lực hành vi
dân sự
43
2.1.2.
Mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không trái
pháp luật, đạo đức xã hội
54
2.1.3.
Ng-ời tham gia giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
60
2.2.
Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực trong
tr-ờng hợp pháp luật có quy định
63
2.3.
Nhận xét đối với quy định của pháp luật về điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng dân sự và thực tiễn áp dụng
67
2.3.1.
Một số nhận xét đối với quy định của pháp luật về điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
67
2.3.2.
Một số vấn đề từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cần
nghiên cứu giải quyết
73
2.3.2.1.
Hn ch s vụ hiu húa cỏc quan h hp ng dõn s
73
2.3.2.2.
Hn ch s thiu rừ rng ca quy nh phỏp lut v hp
ng dõn s vụ hiu
73
2.3.2.3.
Cn phi cú quy nh rừ rng, c th trong vic x lý hp
ng vụ hiu
74
2.3.2.4.
V quy nh thi hiu yờu cu Tũa ỏn tuyờn b hp ng,
giao dch vụ hiu (iu 136, B lut dõn s)
74
Ch-ơng 3
: thực trạng áp dụng các quy định của pháp
luật để giảI quyết các tranh chấp về hợp
đồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng và ph-ơng h-ớng hoàn
thiện
78
3
3.1.
Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh
chấp về hợp đồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực
78
3.2.
Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định
của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo
Bộ luật dân sự
80
3.3.
Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
82
3.3.1.
Hoàn thiện lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
dân sự và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do
không tuân thủ quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng dân sự
82
3.3.1.1.
Về khái niệm hợp đồng vô hiệu
82
3.3.1.2.
Về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
82
3.3.1.3.
Về phân loại hợp đồng vô hiệu
83
3.3.1.4.
Về biện pháp xử lý với hợp đồng không tuân thủ quy
định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
84
3.3.1.5.
Về quy định hình thức của hợp đồng giao dịch là điều
kiện để có hiệu lực của hợp đồng
84
3.3.2.
Những đề xuất cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật về
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
85
KÕt luËn
92
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
95
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
UBND : Ủy ban nhân dân
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Hợp đồng là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự của bất
kỳ một quốc gia nào. Bởi vì dường như cuộc sống được cấu thành nên từ vô
vàn "hợp đồng", có thể nói bất kỳ hành động nào của chúng ta trong cuộc
sống hàng ngày cũng đều tạo ra các giao dịch dân sự - mà trong đó phần lớn
là các hợp đồng dân sự. Chính vì sự phổ biến của hợp đồng trong cuộc sống
hàng ngày, để đảm bảo cho sự ổn định của xã hội, đảm bảo lợi ích chung của
phần đông cộng đồng, Nhà nước đã lập ra hành lang pháp lý để cho các "hợp
đồng" có hiệu lực và đưa ra các biện pháp cưỡng chế nhà nước nếu có sự vi
phạm quyền và nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng. Chính vì vậy, các quy
định về điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực ra đời.
Nghiên cứu về hợp đồng dân sự không thể không nghiên cứu đến các
vấn đề về điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực. Đây cũng là một yếu tố
quan trọng mà các bên tham gia giao kết hợp đồng phải lưu tâm vì một lẽ, nếu
hợp đồng nào vi phạm vào một trong những nội dung theo quy định của luật
về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự thì sẽ vô hiệu. Việc vô hiệu này
có thể vô hiệu về hình thức, vô hiệu về nội dung, vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu
một phần. Tuy nhiên, cho dù trong trường hợp vô hiệu nào đi chăng nữa thì ý
chí mong muốn giao kết hoặc thực hiện hợp đồng giữa các bên sẽ bị cản trở.
Trong những trường hợp này quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp
đồng sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là một vấn đề lý
luận quan trọng đối với bất kỳ một luật gia nào khi nghiên cứu về hợp đồng.
Bên cạnh đó, do đặc thù công tác trong một cơ quan áp dụng pháp luật, có
điều kiện được tiếp xúc với nhiều hợp đồng dân sự, chúng tôi thấy rằng tồn tại
rất nhiều trường hợp hợp đồng giao dịch vô hiệu, không đảm bảo quyền và
6
nghĩa vụ của các bên cũng như ý chí mong muốn của các bên khi tham giao
kết hợp đồng. Hiện nay trong đời sống xã hội vẫn diễn ra nhiều hợp đồng mua
bán nhà được giao kết bằng văn bản viết tay không có chứng nhận, chứng
thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bất động sản đó chưa được
Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng Như vậy, phải chăng
giữa cuộc sống và các quy định của pháp luật vẫn còn một khoảng cách
không phải là nhỏ. Với tư cách là một người nghiên cứu pháp luật chúng tôi
thấy rằng cần nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng dân sự để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm rút ngắn khoảng
cách thực tế và quy định pháp luật, nhằm làm giảm việc giao kết hợp đồng vi
phạm quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, dẫn đến vô hiệu
hợp đồng trong thực tế; đảm bảo quyền lợi cho người dân khi tham gia giao
dịch dân sự.
Vấn đề mà tác giả đề cập trong luận văn này cũng đã được nghiên cứu
trong một số công trình khoa học trước đây. Tuy nhiên, tác giả cũng mong
đưa đến được một cách tiếp cận mới đối với vấn đề "Điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng dân sự" (theo nghĩa hẹp) theo quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch và
việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng, giao dịch dân sự vô hiệu đã
được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ dưới những góc
độ khác nhau. Nhìn chung, vấn đề về hiệu lực hợp đồng và việc giải quyết
hậu quả pháp lý của hợp đồng giao dịch dân sự vô hiệu được đề cập trong các
bài giảng trong giáo trình trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội, Trường Cao đẳng Kiểm sát.
Các vấn đề liên quan đến hiệu lực của hợp đồng còn được đề cập
trong một số ấn phẩm như: sách Bình luận Bộ luật dân sự của Bộ Tư pháp;
7
trong một số bài viết của một số tác giả như: TS. Bùi Đăng Hiếu: Giao dịch
dân sự vô hiệu tương đối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối; Vũ Mạnh
Hùng: Một số ý kiến về đường lối giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng
mua bán nhà; Hoàng Thị Thanh: Quy định "Giao dịch dân sự vô hiệu do
không tuân theo các quy định về hình thức"; Phan Tấn Phát: Giao dịch dân sự
vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ
quy định về hình thức; Nguyễn Ngọc Điện: Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác
lập hợp đồng; TS. Ngô Huy Cương: Những bất cập lớn trong các quy định về
hợp đồng và những định hướng cải cách; Bùi Thị Thanh Hằng: Chế định hợp
đồng dân sự trước yêu cầu sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự 2005; Nguyễn Văn
Cường, Luận án tiến sĩ: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả
pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu…
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình có liên quan
thì chúng tôi thấy rằng các công trình này chỉ nghiên cứu các quy định của Bộ
luật dân sự 1995, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện các quy định
về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005.
Quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 122,
Bộ luật dân sự năm 2005 có những điểm khác về nội dung và tinh thần so với
Bộ luật dân sự năm 1995, nhất là việc áp dụng để giải quyết những tranh chấp
trong thực tiễn.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
dân sự" theo quy định của pháp luật hiện hành của tác giả vẫn là việc làm cần
thiết, có ý nghĩa và không bị trùng lắp với các công trình đã được công bố.
3. Phƣơng pháp luận - phƣơng pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận văn sẽ dựa trên phương
pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu, tìm hiểu mối liên hệ của vấn đề nghiên cứu
đối với các hiện tượng xã hội khác nằm trong mối liên hệ biện chứng và lịch
8
sử. Đồng thời tác giả cũng sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
truyền thống như: phân tích, tổng hợp, logic, thống kê, so sánh để làm rõ bản
chất cũng như thấy được sự phát triển của chế định này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm pháp lý
về giao dịch dân sự, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, thực tế áp
dụng quy định pháp luật về điều kiện có hiệu của hợp đồng dân sự. Trên cơ sở
đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, đảm bảo tính
khả thi khi áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp, giảm "độ chênh"
giữa pháp luật và đời sống thực tiễn, làm cho pháp luật dân sự không chỉ đảm
bảo quyền lợi của các bên đương sự tham gia giao dịch dân sự mà còn thực sự
là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự
phát triển của kinh tế xã hội.
Với mục đích nêu trên, việc nghiên cứu, hoàn thiện luận văn này
nhằm hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam quy định riêng về hợp
đồng dân sự và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật.
- Phân tích và lý giải nhằm làm rõ cơ sở pháp luật và thực tiễn của hợp
đồng cũng như các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
- Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam quy định về hợp đồng dân
sự và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật dân sự, tác
giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự (theo nghĩa hẹp)
về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, (không nghiên cứu tổng thể
9
chung về giao dịch dân sự) và thực tiễn áp dụng các quy định đó; phân tích
thực trạng áp dụng tại ngành Tòa án nhân dân thông qua các bản án dân sự
của Tòa án giải quyết các việc liên quan đến hợp đồng, từ đó làm sáng tỏ
thêm lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Qua nội dung của đề tài tác giả sẽ cố gắng đưa ra các kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật còn chưa đầy đủ hoặc còn vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dụng của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của điều kiện có hiệu lực hợp đồng dân sự và
hậu quả pháp lý của nó.
Chương 2: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định
của Pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật để giải
quyết các tranh chấp về hợp đồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng và phương hướng hoàn thiện.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC
CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA NÓ
1.1. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA NÓ TRONG HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1.1.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh hợp đồng bằng
pháp luật
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý có bề dầy lịch sử.
Ngay từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình
thức trao đổi hàng hóa, thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan
trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Hợp đồng là hình thức pháp lý
thích hợp và có hiệu quả trong việc bảo đảm sự vận động theo quy luật hàng
hóa - tiền tệ. Ngày nay phần lớn các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các
hợp đồng. Điều này xuất phát từ việc pháp luật hiện đại thừa nhận quyền bình
đẳng của con người trước pháp luật và quyền tự do cá nhân. Vai trò và vị trí
của chế định hợp đồng ngày càng được khẳng định trong mọi hệ thống pháp
luật. "Kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh thì chế định hợp đồng
càng được coi trọng, càng được hoàn thiện" [24, tr. 34].
Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, pháp luật về hợp đồng
trong Bộ luật dân sự, Luật Thương mại giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Vai
trò của chế định hợp đồng là quy định làm căn cứ để giải thích rõ nội dung
của các phần mà các bên thể hiện chưa rõ, hay bổ sung những phần mà các
bên chưa xác định trong hợp đồng được các bên giao kết. Đồng thời các quy
định về hợp đồng còn có chức năng hướng dẫn cho các thủ thể tham gia quan
hệ hợp đồng biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ đó và
những nội dung cơ bản mà các bên cần thỏa thuận trong các hình thức hợp
11
đồng cụ thể. Vai trò trung tâm của hợp đồng trong hệ thống pháp luật không
phải ngẫu nhiên, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi dịch vụ,
hàng hóa phải được tự do chuyển dịch thì vai trò của chế định hợp đồng
được thể hiện lớn hơn, bởi lẽ trong các quan hệ hợp đồng thì ý chí của các bên
mang tính quyết định. Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng ý chí của các bên và
chỉ can thiệp trong các trường hợp mà ở đó cần có sự giới hạn của pháp luật.
Ở hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, hợp đồng được thừa nhận về
mặt pháp lý khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, hợp đồng phải thể hiện được sự tự do ý chí của các bên
tham gia ký kết.
Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xã hội. Trong đời
sống xã hội để thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt tiêu dùng hoặc trong sản
xuất, kinh doanh thì dường như mọi hoạt động của con người đều hướng tới
việc ký kết hợp đồng. Nói cách khác hợp đồng là công cụ pháp lý để các chủ
thể có thể thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của mình trong sản xuất cũng như
trong sinh hoạt tiêu dùng. Hợp đồng thể hiện sự bình đẳng giữa những người
tham gia hợp đồng và thừa nhận quyền tự do cam kết, thỏa thuận của họ.
Hợp đồng luôn gắn liền với sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể. Tự
do ý chí trong giao kết hợp đồng được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở
Pháp từ thế kỷ XVIII. Lúc đầu nó được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí.
Nguyên tắc này cho phép các cá nhân được tự do quyết định trong việc giao
kết hợp đồng, khẳng định quyền của mỗi cá nhân khi tham gia vào giao dịch
và chỉ phụ thuộc vào chính họ mà không phụ thuộc vào pháp luật. Ý chí của
họ được thể hiện một cách độc lập và xuất phát từ lợi ích cá nhân. Quan niệm
này xuất phát từ việc cho rằng nếu các cá nhân tự do giao kết thì sẽ đảm bảo
được sự công bằng trong quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do hiệnết hợp
đồng đưa đến một hệ quả là hợp đồng khi được ký kết thì có giá trị bắt buộc
thực hiện. Việc thay đổi hợp đồng cũng chỉ có thể thực hiện bởi sự thỏa thuận
12
của các chủ thể hợp đồng và không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ
cũng như không có quyền làm thay đổi ý chí của họ.
Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của hợp đồng cho thấy quan điểm tự do
một cách tuyệt đối như trên đã không tồn tại được lâu và càng ngày đã bộc lộ
sự bất bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Trên thực tế, ý nghĩa của nguyên
tắc này chỉ mang tình hình thức mà thôi. Khi nói đến hợp đồng ta hiểu các
chủ thể trong đó bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Thế nhưng, thực tiễn cho
thấy các bên ký kết hợp đồng thường không ngang bằng nhau, mà có một bên
mạnh hơn và một bên yếu hơn về kinh tế. Do đó, trên thực tế không có sự tự
do kí kết hợp đồng, mà thường là một bên phải phụ thuộc vào ý chí của bên
kia chứ không thể hiện ý chí chung của các bên bằng việc thông qua hợp đồng
đã được thảo sẵn của một bên mạnh hơn về kinh tế. Như vậy, hợp đồng đã
không còn mang đúng ý nghĩa của nó mà là phương tiện pháp lý để một bên
mạnh hơn áp đặt bên yếu hơn về kinh tế. Có không ít trường hợp trên thực tế
hợp đồng không còn thuần túy là kết quả của sự thể hiện ý chí chung của các
bên nữa mà trở thành hình thức biểu hiện của sự bất bình đẳng giữa các bên
với nhau. Chính vì lẽ đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước đến các
quan hệ này. Công cụ can thiệp của Nhà nước sử dụng là pháp luật và chế
định hợp đồng vì thế giữ một vị trí rất quan trọng trong việc điều chỉnh các
quan hệ hợp đồng. Ở Việt Nam, sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền
lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng đã được thể hiện ngay ở Sắc lệnh
97/SL ngày 22/5/1950: "Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một
bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô
hiệu" (Điều 13 Sắc lệnh 97/SL). Ngày nay để bảo vệ quyền lợi cho "bên yếu
thế" khoản 8, Điều 409, Bộ luật dân sự quy định về giải thích hợp đồng dân
sự như sau: "Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng những nội
dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có
lợi cho bên yếu thế".
13
Để bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng, lý
thuyết về hợp đồng của một số nước đã đưa ra khái niệm lạm dụng, ngay tình
và công bằng. Điển hình là pháp luật của các nước Pháp, Đức, Nhật, Việt
Nam đã ghi nhận nguyên tắc này trong Bộ luật dân sự của mình.
Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về quan điểm đề cao lợi ích cá nhân
sang lợi ích xã hội đã làm cho quan điểm về các nguyên tắc này thay đổi.
Nguyên tắc ngay tình được áp dụng nhằm làm giảm nhẹ hiệu lực bắt
buộc của hợp đồng. Thực ra rất khó để định nghĩa thế nào là ngay tình. Đầu tiên,
người ta nhìn nhận ngay tình như nghĩa vụ trung thực, nghĩa là người có nghĩa
vụ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng một cách trung thực, còn đối với người có
quyền thì không được cản trở người có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Dần dần,
qua thực tiễn người ta cho rằng nếu chỉ hiểu ngay tình là trung thực thì chưa đủ
và khái niệm ngay tình còn được hiểu là nghĩa vụ hợp tác giữa các bên. Nghĩa vụ
hợp tác giữa các bên thể hiện ở việc các bên phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin
cho nhau để thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc ngay tình không chỉ được áp dụng
trong quá trình thực hiện hợp đồng mà còn được áp dụng trong cả quá trình hình
thành hợp đồng. Nguyên tắc ngay tình không chỉ nhằm bảo vệ bên yếu trong hợp
đồng mà còn nhằm lập lại sự bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng.
Khái niệm lạm dụng được hình thành ở Pháp vào những năm 70. Xuất
phát từ sự mất cân đối trong hợp đồng có nguyên nhân từ việc một bên là
những thương gia đơn phương soạn thảo hợp đồng và đối tác thường là những
người tiêu dùng phải tham gia hợp đồng mà không có sự thể hiện ý chí chung
hoặc thỏa thuận các điều khoản cụ thể về nội dung. Lúc đó nhằm mục đích
bảo vệ người tiêu dùng và hủy bỏ các điều khoản lạm dụng và nhằm bảo vệ
bên yếu hơn trong hợp đồng mà các nhà lập pháp đã đưa vào luật khái niệm
lạm dụng. Có hai tiêu chí xác định có sự lạm dụng là sự lạm dụng thế mạnh
kinh tế để áp đặt các điều khoản của hợp đồng và sự lạm dụng đem lại lợi ích
thái quá cho một bên chủ thể. Dù bằng cách này hay cách khác thì chế định
14
hợp đồng ở mỗi quốc gia khác nhau đều hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng có
thể có được giữa các bên giao kết hợp đồng.
Thứ hai, hợp đồng phải là sự tập hợp những cam kết được pháp luật
thừa nhận, ủng hộ và đứng ra bảo vệ.
Chế định hợp đồng luôn tôn trọng sự tự do của các bên giao kết, song
sự tự do đó phải giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Nói cách khác, pháp luật
chỉ bảo vệ các cam kết không xâm hại đến trật tự pháp luật, trật tự công cộng.
Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do
ý chí của mọi cá nhân và các chủ thể khác trong việc xác lập quyền và nghĩa
vụ của mình, pháp luật của các nước quy định rằng các chủ thể được hoàn
toàn tự do giao kết hợp đồng, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Việc hình thành các hạn chế của nguyên tắc tự do trong kí kết hợp đồng xuất
phát từ quan điểm bảo vệ trật tự và lợi ích công cộng. Vì vậy, pháp luật sẽ bảo
vệ quyền và lợi ích của các bên kí kết hợp đồng, song các quyền và lợi ích
này không được xâm hại đến trật tự và lợi ích công cộng.
Thứ ba, chế định hợp đồng mang tính bắt buộc song cũng hết sức linh
hoạt, uyển chuyển. Điều này không dễ dàng đạt được nếu như các quy định
pháp luật không được xây dựng theo dạng "mềm", tức là xác định các nguyên
tắc cơ bản và coi các cam kết trong hợp đồng không đơn thuần là các chứng
cứ. Vấn đề này, hiện đang có hai xu hướng luật trái ngược nhau. Một là, xu
hướng đơn giản hóa các quy tắc, giảm bớt số lượng và sự phức tạp của những
điều luật mang tính chung và có kết cấu mạch lạc hơn, hợp lý hơn, dễ hiểu
hơn. Hai là, xu hướng làm cho luật phong phú hơn bằng nhiều chi tiết rõ ràng.
Pháp luật về hợp đồng của các nước theo hệ thống luật án lệ được xây dựng
theo hướng hai. Do sử dụng án lệ nên luật pháp của các nước này dễ dàng
thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Nói cách khác, nó mang tính linh hoạt và
cập nhật. Pháp luật về hợp đồng của các nước theo hệ thống pháp luật văn bản
tương đối ổn định và mang tính ràng buộc cao. Tuy nhiên, do thủ tục ban
15
hành luật rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian nên sự thay đổi chúng là rất
khó khăn. Theo hệ thống pháp luật này có một số quốc gia vẫn đồng thời áp
dụng án lệ, các học thuyết pháp lý, mà tiêu biểu là luật dân sự của nước Cộng
hòa Pháp. Luật được coi là "phần cứng" tương đối ổn định, còn án lệ là "phần
mềm" làm nhiệm vụ bổ sung, cập nhật pháp luật. Vì lẽ đó luật về hợp đồng ở
các nước này vừa mang tính ràng buộc và vừa linh hoạt, uyển chuyển.
Pháp luật nước ta chưa thừa nhận án lệ như một nguồn luật của hợp
đồng. Chính vì vậy việc giải quyết các bất cập của pháp luật là rất khó thực
hiện và cũng vì thế mà việc sửa đổi và bổ sung luật là công việc thường xuyên
được đặt ra đối với nhà làm luật. Hiện nay để giải quyết vấn đề này thông
thường Tòa án tối cao có các báo cáo chuyên đề, công văn hướng dẫn hoặc
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành các nghị quyết riêng
về một vấn đề cụ thể nào đó. Song các hướng dẫn này nhiều khi vẫn thiếu cụ
thể và vì vậy việc đưa ra các phán quyết khác nhau cho các vụ án có nội dung
tương tự nhau là việc không thể tránh khỏi trong quá trình giải quyết các tranh
chấp dân sự liên quan đến vấn để hiệu lực của hợp đồng ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra, thực tiễn luôn thay đổi và rất sinh động, trong khi đó luật lại
tương đối ổn định, vì vậy mâu thuẫn trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng,
đặc biệt là mâu thuẫn giữa các nguyên tắc của luật hợp đồng truyền thống và
thực tiễn hợp đồng sinh động là không thể tránh khỏi.
Thực tiễn hợp đồng phát triển đưa đến sự phát triển của pháp luật về
hợp đồng theo các hướng: Một là, phạm vi hiệu lực của hợp đồng được mở
rộng do sự xuất hiện các loại hợp đồng mới. Các loại hợp đồng mới được hình
thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân cơ bản nhất đó là
các loại hàng hóa mới, dịch vụ mới xuất hiện, tự chúng đòi hỏi sự điều chỉnh
đặc biệt về mặt pháp lý.
Ví dụ, do kết quả của cách mạng khoa học kĩ thuật mà các thông tin
thương mại có giá trị trở thành đối tượng của hợp đồng. Một nguyên nhân
16
khác nữa đó là sự xuất hiện các hợp đồng được cấu thành bởi nội dung của
hai hay nhiều loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng leasing. Trong nội dung
hợp đồng này có sự kết hợp đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng
mua bán. Bên cạnh đó, hợp đồng dân sự ngày càng hướng tới điều chỉnh các
quan hệ về tổ chức như hợp đồng thành lập các hiệp hội, liên hiệp, thỏa ước
dưới mọi hình thức.
Hai là, một số quan hệ hợp đồng trước kia chỉ do những quy phạm
luật dân sự điều chỉnh nhưng nay lại được điều chỉnh bởi các quy định của
ngành luật khác. Một số loại hợp đồng bị loại ra khỏi lĩnh vực hợp đồng dân
sự như các thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng thương mại.
Thứ tư, hợp đồng phải là những ưng thuận, thỏa thuận, cam kết phản
ánh sự thống nhất ý chí thực sự của các bên tham gia hợp đồng.
Đây là một trong những yếu tố cơ bản thiết lập nên hợp đồng của các
bên giao kết. Thiếu nó thì không thể coi là có hợp đồng. Nói cách khác, đó
phải là sự thể hiện sự ưng thuận, thống nhất ý chí đích thực của các bên có thể
và cần phải dẫn đến việc thừa nhận giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng.
Nguyên tắc này tồn tại trong pháp luật về hợp đồng của các nước. Ở Việt
Nam, nguyên tắc này được quy định rõ trong Bộ luật dân sự.
Nguyên tắc tôn trọng ý chí của các bên và xem đó là yếu tố quyết định
để hình thành hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực hoạt động, nhất là
dịch vụ, ở đó các giao dịch được thực hiện lặp đi lặp lại giữa một chủ thể (bên
cung cấp dịch vụ) với nhiều chủ thể khác nhau (bên nhận dịch vụ) với đối
tượng phục vụ như nhau. Trong những trường hợp này, hợp đồng thường
được bên cung cấp dịch vụ thảo sẵn (thường gọi là hợp đồng mẫu), bên nhận
dịch vụ chỉ có quyền tự do trong việc quyết định có tham gia vào quan hệ hợp
đồng hay không mà không có quyền cùng thảo luận để đưa ra các điều khoản
của hợp đồng. Nếu bên được đề nghị giao kết chấp nhận toàn bộ các điều
khoản của hợp đồng theo mẫu và ký thì hợp đồng được coi là hình thành và
17
ngược lại. Khi tham gia vào quan hệ trên họ buộc phải tuân theo các điều
khoản của hợp đồng đã được bên dịch vụ đưa ra. Những hợp đồng này được
gọi là "hợp đồng gia nhập" hay "hợp đồng theo mẫu".
Ví dụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa doanh nghiệp vận tải
đường sắt với khách hàng, hợp đồng cung cấp điện của các doanh nghiệp điện
lực, hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng trong việc cho vay tín dụng, mở
tài khoản… Trong những trường hợp này, chủ thể cung cấp dịch vụ soạn thảo
sẵn hợp đồng gồm những điều khoản về loại dịch vụ, giá cả, chất lượng, thời
gian, địa điểm cung cấp dịch vụ… còn bên nhận dịch vụ xem xét nếu chấp
nhận những nội dung đó thì ký kết hợp đồng. Như vậy, hợp đồng được ký kết
mà không cần hai bên bàn bạc, thỏa thuận. Một bên (thường là khách hàng)
đã mất sự tự do thương thuyết, thỏa thuận là đặc trưng cơ bản của hợp đồng
và phải chấp nhận các điều khoản của đối phương đưa ra, không có sự lựa
chọn nào khác. Tuy nhiên, xét về mặt biểu hiện khách quan thì ý chí chung
được thể hiện thông qua việc cả hai bên mong muốn tham gia vào quan hệ
hợp đồng và đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này sự thỏa
thuận của các bên được hình thành khi một bên chủ thể chấp nhận và quyết
định tham gia vào các hợp đồng này với những điều kiện và điều khoản như
vậy. Loại hợp đồng này trên thực tế ngày càng phát triển và giữ một vị trí
quan trọng, song đặt ra các vấn đề là làm thế nào để đảm bảo sự bình đẳng
thích hợp giữa các bên. Trên thực tế, đã xảy ra không ít trường hợp mà ở đó
bên gia nhập phải gánh chịu những tổn thất từ các điều khoản của hợp đồng
gia nhập. Để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp này khoản 2,
Điều 407, Bộ luật dân sự đã quy định: "Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu
có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu sự
bất lợi khi giải thích điều khoản đó".
Ở các nước, các vấn đề này đã có rất nhiều cuộc bàn cãi, tranh luận.
Lúc đầu người ta chủ yếu chú tâm vào việc làm thế nào để công nhận các hợp
đồng loại này có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên. Xuất phát từ thực tiễn
18
thực hiện các hợp đồng này đã phát sinh lý luận nhằm làm mất hiệu lực của
các điều khoản không phù hợp. Các ý kiến đã lại tập trung vào ý nghĩa ban
đầu của hợp đồng là các điều khoản của hợp đồng có hiệu lực do ý chí của các
bên hợp đồng. Vì vậy, khi người kí hợp đồng không được cung cấp thông tin
nên không thể thỏa thuận được hoặc khi ý nghĩa của các điều khoản hợp đồng
vượt quá sự hiểu biết của họ thì hợp đồng không có hiệu lực.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự
1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 388, Bộ luật dân sự). Hợp
đồng có thể được giao kết giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, pháp
nhân, giữa các pháp nhân, tổ chức với nhau. Trong quá trình thỏa thuận các bên
tự do thỏa thuận với nhau trên cơ sở bình đẳng nhằm đạt mục đích nhất định về
vật chất hoặc tinh thần nhưng không trái với đạo đức, pháp luật của quốc gia,
của thế giới mà chủ thể tham gia hợp đồng chịu sự điều chỉnh. Sự tự do thỏa
thuận giữa các chủ thể hợp đồng thường là sự bàn bạc đi đến thống nhất ý chí
của các bên trong việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ
dân sự nhất định. Việc thỏa thuận này không bị cản trở bởi bất cứ yếu tố chủ
quan và khách quan nào trừ trường hợp trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Như vậy, thông qua hợp đồng quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên
chủ thể phát sinh. Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến trong đời
sống sinh hoạt hàng ngày. Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong
đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua
bán, cho thuê…) nhưng cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia (hợp
đồng hợp tác - Điều 111 Bộ luật dân sự). Mỗi bên trong hợp đồng (hai hay
nhiều bên) có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí
của một bên đòi hỏi có sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí
của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng.
19
Do vậy, khác với hành vi pháp lý đơn phương là sự biểu lộ ý chí "đơn
phương" của một bên, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí của hai hay
nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
"Thỏa thuận" vừa là nguyên tắc tối cao, vừa là đặc trưng của hợp đồng dân sự
và được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của quan hệ hợp đồng: từ giao kết
đến thực hiện hoặc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Cao hơn nữa là sự
thỏa thuận của các bên còn là một ngoại lệ của nguyên tắc xác định thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng: "Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" (Điều 405,
Bộ luật dân sự). Theo quy định của điều luật này thì nếu hợp đồng được giao
kết trong đó có các bên thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp
đồng hoặc pháp luật có quy định về điều kiện phát sinh hiệu lực hợp đồng thì
hợp đồng đó chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia khi sự kiện
pháp lý do các bên dự liệu hoặc do quy định của pháp luật phát sinh.
Ví dụ: hợp đồng tặng cho có điều kiện, đối với hợp đồng này, nghĩa
vụ của bên này chỉ phát sinh khi bên kia thực hiện điều kiện được đưa ra.
1.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự
Hình thức của hợp đồng dân sự rất đa dạng. Hợp đồng dân sự có thể
được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong
trường hợp pháp luật quy định hợp đồng dân sự phải lập bằng văn bản và có
công chứng của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm
quyền (ví dụ: hợp đồng mua bán nhà phải có chứng nhận của công chứng
hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng thực của
UBND xã hoặc công chứng của cơ quan công chứng …), phải đăng ký hoặc
xin phép (ví dụ: đăng ký hợp đồng thuê nhà tại UBND xã, phường …) thì
phải tuân theo các quy định đó. Ngày nay trong xu thế phát triển của công
nghệ thông tin hiện đại, pháp luật dân sự cũng thừa nhận hình thức giao dịch
thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là
20
hợp đồng bằng văn bản (Điều 124, Bộ luật dân sự). Đối với hình thức đặc biệt
này còn có văn bản pháp luật chuyên ngành riêng để điều chỉnh.
Khi tiến tiến hành giao dịch điện tử, các chủ thể cũng phải tuân thủ
các nguyên tắc chung của giao kết hợp đồng nhưng có những đặc thù riêng do
hình thức hợp đồng mang tính đặc biệt:
1. Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực
hiện giao dịch; 2. Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để
thực hiện giao dịch điện tử; 3. Không một loại công nghệ nào được
xem là duy nhất trong giao dịch điện tử; 4. Bảo đảm sự bình đẳng
và an toàn trong giao dịch điện tử; 5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng; 6. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ
các nguyên tắc quy định tại Điều 40 của Luật này (Điều 5 Luật giao
dịch điện tử).
Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia
đình. Có thể nói chủ thể của hợp đồng dân sự nói riêng của pháp luật dân sự
nói chung là đa dạng. Không như các ngành luật khác chủ thể phải có điều
kiện nhất định, chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là bất kỳ "người" nào. Nếu
như chủ thể của hợp đồng kinh doanh - thương mại một bên bắt buộc phải là
cá nhân, tham gia giao dịch vì mục đích kinh doanh kiếm lời hay chủ thể của
hợp đồng lao động là một bên chủ thể là người sử dụng lao động còn một bên
chủ thể là người lao động, thì chủ thể của hợp đồng dân sự là bất kỳ ai (cá
nhân, tổ chức, một nhóm người - tổ hợp tác, hộ gia đình), chỉ cần họ tham gia
hợp đồng nhằm thỏa mãn bất kỳ lợi ích hợp pháp nào mà họ mong muốn đạt
được hoặc hướng tới. Thậm chí, chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là những
người bị mất năng lực (người tâm thần hoặc mắc những bệnh không nhận
thức, làm chủ được hành vi). Những chủ thể này không thể tham gia vào hợp
các hợp đồng lao động hay hợp đồng kinh tế, nhưng có thể tham gia vào hợp
21
đồng dân sự. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của những người này, pháp
luật dân sự đã quy định một chế định đặc biệt là chế định người giám hộ (là
người đại diện cho những chủ thể này khi tham gia hợp đồng dân sự).
Hợp đồng dân sự được hình thành khi có sự thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp các bên giao kết hợp đồng gián tiếp thì việc
xác định thời điểm hợp đồng được hình thành là rất khó khăn. Cách tiếp cận
các vấn đề này khác nhau ở các nước khác nhau. Một số nước theo thuyết "ý
chí thực sự" trong đó Pháp là một ví dụ. Tuy nhiên, việc xác định ý chí thực
sự chỉ để áp dụng giải thích các điều khoản không rõ ràng. Còn đối với các
hợp đồng đã rõ ràng thì các Thẩm phán phải áp dụng các điều khoản của hợp
đồng mà không được giải thích gì thêm. Còn một số nước theo thuyết "tuyên
bố" ví dụ như Đức, theo đó thì bất luận ý chí thực sự của chủ thể tham gia hợp
đồng là gì người ta chỉ chú trọng đến ý chí đã tuyên bố trong hợp đồng được
coi là căn cứ pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy vậy, Bộ
luật dân sự Đức vẫn quan tâm tới việc tìm kiếm ý chí thực sự của người ký
hợp đồng. Hợp đồng dân sự có thể được ký kết trực tiếp hoặc gián tiếp. Pháp
luật các nước khác nhau cũng thừa nhận khác nhau về thời điểm xác định hợp
đồng được giao kết:
+ Các nước theo thuyết tuyên bố: hợp đồng được giao kết kể từ thời
điểm bên chấp nhận tuyên bố chấp nhận bằng thư hay điện tín;
+ Các nước theo thuyết tống phát: Hợp đồng được giao kết kể từ thời
điểm bức thư hay điện tín chấp nhận được gửi đi;
+ Các nước theo thuyết tiếp nhận: Hợp đồng được giao kết kể từ thời
điểm bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thư hay điện tín chấp nhận;
+ Các nước theo thuyết tống đạt: Hợp đồng được giao kết kể từ thời
điểm khi bên đề nghị giao kết hợp đồng thực sự biết rõ sự chấp nhận ấy.
Như vậy, thời điểm hình thành hợp đồng sẽ khác nhau tùy theo pháp
luật hoặc các bên chấp nhận giải pháp nào theo các lý thuyết trên. Trong các
22
lý thuyết trên thì thuyết tống đạt ít được áp dụng vì nó đòi hỏi bên đề nghị
phải biết rõ sự chấp nhận của bên đề nghị giao kết. Một số nước áp dụng lý
thuyết tiếp nhận theo đó bên đề nghị được coi là xem thư trả lời ngay khi nhận
được thư và như vậy hợp đồng được giao kết và không phụ thuộc vào ý chí của
bên này. Lý thuyết này được áp dụng ở các nước Bắc Âu và Cộng hòa liên bang
Đức. Đối với các nước Anh, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa Pháp thì áp dụng thuyết
tiếp nhận. Ở nước ta, thời điểm hình thành hợp đồng được xác định tùy theo hình
thức và nội dung mà các bên lựa chọn và cam kết. Đối với các hình thức ký
kết hợp đồng thông qua việc gửi văn bản qua lại cho nhau, pháp luật nước ta
chấp nhận lý thuyết tiếp nhận để xác định thời điểm giao kết hợp đồng.
1.2. VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
1.2.1. Nhận thức chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Khi xây dựng pháp luật về hợp đồng, pháp luật các quốc gia đều quan
tâm đến quy định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, về hợp đồng vô
hiệu… để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên và ổn định trật tự
lưu thông, ổn định các quan hệ xã hội. Khi xuất hiện khái niệm hợp đồng thì
cũng là lúc xuất hiện khái niệm hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng vô hiệu.
Pháp luật các nước nói chung đều công nhận: "Các thỏa thuận được hình
thành một cách hợp pháp là bắt buộc đối với người làm nên nó" [31, tr. 5].
Chỉ những hợp đồng dân sự nói riêng, giao dịch dân sự nói chung mà hợp
pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch. Mọi
cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc với các bên và được pháp
luật bảo hộ. Hợp đồng hợp pháp phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng dân sự nói riêng và của giao dịch dân sự nói chung. Hợp đồng dân
sự không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của
pháp luật thì vô hiệu.
Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên
giao kết mong muốn. Đây là nguyên lý chung mà pháp luật các nước đều ghi
23
nhận. Trên thế giới hiện nay, phần lớn các nhà lập pháp không đưa ra các khái
niệm chung về hợp đồng, giao dịch vô hiệu mà chủ yếu đi sâu quy định các
tiêu chí để xác định một giao dịch vô hiệu.
Ví dụ, tại Điều 113, Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan quy định:
"Một hành vi pháp lý bị coi vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật
ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được hoặc trái với trật tự công cộng hoặc
trái với đạo đức". Ở Việt Nam, để xác định hợp đồng vô hiệu thì căn cứ vào
Điều 122 và Điều 127, Bộ luật dân sự (giao dịch không có một trong các điều
kiện theo quy định Điều 122 thì vô hiệu). Vô hiệu theo nghĩa thông thường là
"không có hiệu lực, không có hiệu quả" [40, tr. 1083]. Như vậy, có thể suy ra
là hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không tồn tại theo quy định của pháp luật,
không có hiệu lực pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng
không được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ.
Một hợp đồng không đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật sẽ
không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên giao kết hợp
đồng. Thời điểm xác định sự vô hiệu của hợp đồng được tính từ thời điểm
hình thành hợp đồng. Khi đã tuyên bố vô hiệu, hợp đồng đã ký sẽ không có
giá trị bắt buộc thực hiện và việc thực hiện vì thế bị chấm dứt, quay lại tình
trạng ban đầu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Khi xem xét hợp
đồng, giao dịch vô hiệu, thông thường, các nhà khoa học căn cứ vào tính trái
pháp luật dẫn đến hợp đồng vô hiệu để phân ra thành vô hiệu tuyệt đối và vô
hiệu tương đối. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là những hợp đồng vi phạm điều
cấm của pháp luật nên trong thực tế Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền
không cho phép khắc phục cho dù ý chí của các bên mong muốn được khắc
phục. Hợp đồng này không có hiệu lực ngay từ thời điểm ký kết, cho dù nó có
bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hay không [37, tr. 27-28]. Còn đối với hợp đồng
vô hiệu tương đối là loại hợp đồng có khả năng khắc phục, nó được coi là hợp
đồng có thể có hiệu lực nhưng có thể bị vô hiệu theo sự lựa chọn của một
trong các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này thông thường không xâm