Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhànước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.82 KB, 12 trang )

Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

I. ĐẶT VẦN ĐỀ…………………………………………………………………………...2
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...2
1.Khái quát về các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước……………..2
2. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành
chính nhà nước……………………………………………………………………………3
2.1 Cơ sở pháp lý …………………………………………………………………………..3
2.2 Ý nghĩa của việc ghi nhận nguyên tắc nhân dân lao động tham gia
đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước…………………………………………….4
2.3 Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản
lí hành chính nhà nước…………………………………………………………………...4
a, Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước…………………………………………5
b, Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội ………...………………………………….5
c, Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở ……………………………………………………..6
d, Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành
chính nhà nước…………………………………………………………………………………….6
3. Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào
quản lí hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay………………………………………..7
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ………………………………………………………………..11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..12

Hà Thị Diễm - 341736

1


Đại Học Luật Hà Nội


Luật Hành Chính Việt Nam

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước được tiến
hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng
trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu
quả các công việc của mình trên các lĩnh vực được phân công. Mỗi nguyên tắc trong quản lí
hành chính nhà nước có nội dụng riêng, phản ánh những quy luật khách quan khác nhau trong
quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy có nhiều nguyên tắc khác nhau được đặt ra trong quản lí
hành chính nhà nước. Trong phạm vi bài em xin trình bày đề tài:
“ Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà
nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở nước
ta hiện nay”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát về các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước.
Nguyên tắc trong quản lí hành chính là quy định của pháp luật mà những quy định này
mang tính chất chung, chỉ đạo cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
* Đặc điểm của các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước:
- Là những nguyên tắc có tính tổ chức pháp lý. Nó thể hiện cách thức tổ chức quyền lực nhà
nước, tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính.
- Có mối liên hệ với nhau tạo thành hệ thống các nguyên tắc có liên hệ, thống nhất với nhau,
mỗi nguyên tắc phải có biểu hiện riêng.
- Có sự ổn định nhưng không có nghĩa là bất biến, phản ánh được bản chất của Nhà nước. Tùy
từng thới kỳ mà các nguyên tắc này có sự thay đổi.
Phân loại: Về bản chất, quản lí nhà nước biểu hiện cụ thể ở hoạt động tổ chức, bao gồm tổ
chức chính trị và tổ chức kĩ thuật. Trên cơ sở này, các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
được phân chia thành nhóm nguyên tắc chính trị- xã hội và các nguyên tắc tổ chức – kĩ thuật.
Trong đó các nguyên tắc chính trị - xã hội là các nguyên tắc chung, được quán triệt trong toàn
bộ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có hoạt động quản lí hành chính
nhà nước. Đây là các nguyên tắc thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước. Nhóm này


Hà Thị Diễm - 341736

2


Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà
nước; nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước;
nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc; nguyên tắc pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
2. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước.
Có thể hiểu nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà
nước là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và hoạt động quản lý hành
chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này.
Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước nằm trong
các nguyên tắc chính trị- xã hội. Theo đó nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động
quản lí nhà nước trên nhiều lĩnh vực trong đó trên cả lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước
bằng nhiều hình thức cả trực tiếp và gián tiếp.
2.1 Cơ sở pháp lý
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước do nhân dân lao động tự tổ chức nhằm phát huy tài
năng, sức lực của người lao động trong việc gánh vác công việc của nhà nước, nhà nước xã
hội chủ nghĩa mang bản chất dân chủ mà thể hiện đầu tiên đó là ở việc đảm bảo thực hiện
nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Cũng là một nước xã hội chủ nghĩa Nhà
nước Việt Nam ghi nhận nguyên tắc này tại Ðiều 2 - Hiến pháp 1992( sửa đổi bổ sung năm
2001) nêu rõ: “ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về

nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức”.
Dựa trên cơ sở này Điều 3 Hiến pháp có quy định: “ Nhà nước bảo đảm và không ngừng
phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. Việc quy định này là nhằm cho nhân dân
lao động thực sự giữ vao trò là người làm chủ đất nước. Điều này được thể hiện thông qua
việc Nhà nước quy định cho công dân có quyền tham gia vào quản lí công việc của Nhà nước
và xã hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và trên thực tế nó được đảm
bảo thực hiện thông qua hàng loạt những hoạt động cụ thể. Đối với lĩnh vực quản lí hành

Hà Thị Diễm - 341736

3


Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

chính, việc tạo điều kiện để cho nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước
phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành
chính nhà nước. Ngoài ra, việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước được coi là quyền và
nghĩa vụ của nhân dân. Điều 11 của hiến pháp 1992: “ công dân thực hiện quyền làm chủ của
mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của nhà nước và xã hội. Điều 53 ghi: “ công dân
có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả
nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng
cầu ý dân”. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo cho sự tham gia của nhân dân vào công
việc quản lý nhà nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình dân chủ hóa đang được
mở rộng ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
2.2 Ý nghĩa của việc ghi nhận nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản
lí hành chính nhà nước:

Thứ nhất, nó phù hợp với bản chất của nhà nước Việt Nam- nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
Thứ hai, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lí hành
chính nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân lao động trong quản lí hành chính
nhà nước, đúng như nguyên lí khoa học “ nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước” mà chủ
nghĩa Mác- LêNin đã chỉ ra và thực tiễn lịch sử đã chứng minh.
Thứ ba, nó xác định những nhiệm vụ của Nhà nước phải thực hiện nhằm tạo các điều kiện
cơ bản để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước.
Thứ tư, việc lôi cuốn đông đảo nhân dân lao động tham gia công tác quản lý hành chính nhà
nước là nguyên tắc, một mặt tạo khả năng phát huy được sức mạnh và trí tuệ của nhân dân.
Mặt khác, là một trong những phương pháp tốt nhất để ngăn chặn bệnh quan liêu, cữa quyền
vốn rất dễ dàng phát sinh trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
2.3 Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính
nhà nước.
Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành chính nhà nước thông qua
các hình thức như sau:

Hà Thị Diễm - 341736

4


Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

a, Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, việc
nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích cực,
trực tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước.Việc tham gia vào hoạt động

của cơ quan nhà nước của công dân được ghi nhận dựa trên nguyên tắc mọi công dân đều bình
đẳng trong đảm nhiệm chức vụ của nhà nước. Theo đó thì người lao động nếu đáp ứng các yêu
cầu của pháp luật đều có thể tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào công việc quản lý
hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ nhất, người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư
cách là thành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử
hoặc với tư cách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước. Khi ở cương vị là
thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước nhân dân lao động với tư cách người lãnh đạo có
thể trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương,
bao gồm cả những vấn đề trong quản lí hành chính nhà nước. Nhân dân lao động có thể tham
gia với tư cách là những cán bộ, công chức vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác (cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử). Khi ở cương vị là cán bộ viên
chức nhà nước thì nhân dân lao động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp để sử
dụng trực tiếp quyền lực nhà nước, tiến hành những công việc khác nhau của quản lí hành
chính nhà nước nhằm thực hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện
biến những ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh.
Thứ hai, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ
quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Ðây là hình thức tham gia rộng rãi
nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
b, Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
Đây là một hình thức giúp nhân dân có thể tập hợp thành một tổ chức để tạo ra sức mạnh
của tổ chức trong hệ thống chính trị. Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao
động trong việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Nhận thức được
vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao

Hà Thị Diễm - 341736

5



Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

động tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Cụ thể như: Nhà nước ban hành
nhiều quy định liên quan đến vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong
quản lí hành chính nhà nước nói riêng và trong quản lí nhà nước nói chung. Điều 9 Hiến pháp
1992( sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân…Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.” Các tổ chức thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm các tổ chức chính trị xã hội( Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,…)
và các tổ chức xã hội nghề nghiệp( Hội nhà Báo, Hội luật gia Việt Nam,…). Bên cạnh đó, Nhà
nước cũng giúp đỡ về vật chất và tinh thần để cho các tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ
của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí hành chính nhà nước.
Thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao
động được phát huy. Ðây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân chủ
và mở rộng nền dân chủ ở nước ta.
c, Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở
Để nhân dân có thể tham gia vào quản lí nhà nước, Nhà nước đã tạo những điều kiện cần
thiết về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động, tích cực của nhân dân lao động
trong việc tham gia những hoạt động có tính chất tự quản. Cụ thể là tạo mọi điều kiện để nhân
dân tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở. Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao
động tự thực hiện và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lí
nhà nước, quản lí xã hội. Các hoạt động này gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của
người dân như hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,...Những hoạt động này
xảy ra ở nơi cư trú, làm việc, sinh hoạt nên mang tính chất tự quản của nhân dân. Đây là hoạt
động được đánh giá là gần gũi và thiết thực bởi lẽ nó gắn liền với đời sống thường ngày của
nhân dân lao động, thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là
những chủ thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của

họ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
d, Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà
nước.

Hà Thị Diễm - 341736

6


Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ này cũng chính là một hình thức tham gia
vào quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Pháp luật đã quy định cho công dân
các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà nước
dựa trên cơ sở Ðiều 53 Hiến pháp 1992( sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định công dân có
quyền “tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả
nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước,biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng
cầu ý dân”. Những quyền và nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện thông qua hoạt động
của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội hoặc cũng có thể được chính người dân trực tiếp
thực hiện.Bên cạnh đó người dân có thể tham gia trực tiếp với tư cách là thành viên không
chuyên trách trong hoạt động cơ quan quản lý, các cơ quan xã hội hoặc tham gia với tư cách là
thành viên của tập thể lao động trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng của cơ quan...
Cùng với sự phát triển của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được tôn
trọng và bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ hơn. Nên đây được cho là một hình thức có ý
nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.
Nhận xét : Theo nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính
nhà nước ta thấy nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động

quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Họ có thể tự
mình bầu ra những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của họ để tham gia vào quản lí
hành chính nhà nước hoặc có thể thông qua hoạt động của các tổ chức, hoạt động cơ sở…Đây
là nguyên tắc thể hiện rõ tính dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước.
II. Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành
chính nhà nước ở nước ta hiện nay:
Việc mở rộng hình thức tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước là yêu cầu
của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội và của bản
thân Nhà nước, nó cũng là đòi hỏi bức thiết trong xu thế hội nhập toàn cầu. Đối với quản lí
hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay thì mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của người dân
vào các quá trình ra quyết định, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước sẽ đóng góp quan
trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế
7
Hà Thị Diễm - 341736


Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

- xã hội. Nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lí hành chính nhà nước là nhiệm vụ mà Nhà
nước ta đang thực hiện. Ở Nhà nước ta việc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công việc
quản lý hành chính nhà nuớc không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp mà còn được quy định
trong nhiều luật khác: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng,
chống tham nhũng… trong đó quy định cụ thể các điều kiện, hình thức, phương thức để nhân
dân tham gia vào hoạt động quản lý hành chính của Nhà nước. Các luật cụ thể hóa các quy
định của Hiến pháp về vai trò của các các tổ chức chính trị - xã hội như Luật Công đoàn, Luật
Thanh niên, Luật Mặt trận Tổ quốc khi tham gia công việc quản lý nhà nước. Có thể nói tại
đây, các phương thức, hình thức để người dân tham gia vào quá trình xây dựng luật pháp,

chính sách, vào công việc quản lý của Nhà nước đã được quy định rất đa dạng, phong phú. Đi
vào thực tế ta thấy việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ta hiện
nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít những hạn chế cần khắc phục, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Nhà nước ta những năm qua đã thực hiện tốt việc đưa người dân lao động tham
gia vào cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân lao động có thể tham gia vào quản lí hành
chính nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước thông qua con
đường bầu cử. Cụ thể ở nước ta là thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân. Qua đó người lao động có thể trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng
trong đó có hoạt động quản lí hành chính. Tuy vậy, trên thực tế cũng còn nhiều tồn tại liên
quan đến việc người dân lao động tham gia vào cơ quan nhà nước như trình độ của các đại
biểu Quốc hội chưa đồng đều. Pháp luật còn quy định nhân dân có thể tham gia quản lí hành
chính nhà nước thông qua việc trở thành cán bộ, công chức. Nhưng vấn đề còn tồn tại là trình
độ của đội ngũ cán bộ công chức chưa phản ánh đúng thực chất. Nguyên nhân là do trong việc
tuyển dụng công chức còn có hiện tượng ưu tiên cho “ con ông cháu cha”. Do vậy, hoạt động
quản lí hành chính nhà nước vẫn chưa thể hiện được ý chí của người dân lao động trên thực tế.
Thứ hai, đối với hình thức nhân dân lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động quản
lí nhà nước, những năm qua Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý đến việc quy định nhân dân lao
động có thể lựa chọn những đại biểu xứng đáng để thay mặt mình tham gia vào cơ quan quyền

Hà Thị Diễm - 341736

8


Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

lực Nhà nước ở trung ương hay địa phương. Nhưng còn một số trở ngại, ví dụ như : do bản
thân người dân, do trình độ nhận thức, nhất là trình độ pháp lý và họ cũng chưa thấy hết được

quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với việc tham gia quản lý nhà nước, chưa làm hết sức
mình khi tham gia quản lý nhà nước ở hình thức này. Nó thể hiện ở sự bỏ phiếu lấy lệ, cho
xong của nhiều người trong các lần bầu cử, không đi bầu cử điều này dẫn đến việc chưa phản
ánh được chính xác nguyện vọng của người dân. Hơn nữa, trên thực tế, sự tham gia của nhân
dân vào việc quản lí nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào phương thức lựa chọn người đại diện và
vào phương thức hoạt động của các cơ quan đó. Theo quy định hiện hành, mối quan hệ giữa
người đại diện cho ý chí của nhân dân với nhân dân còn có khoảng cách khá xa và chưa chặt
chẽ. Tuy rằng theo quy định họ là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân nhưng
thực tế những đại biểu được nhân dân bầu ra chưa có sự gắn bó với cử tri, vẫn đại diện cho
nhân dân một cách chung chung, mà không phải là cho những cộng đồng lợi ích cụ thể. Điều
này thể hiện trên các phương diện sau: Một là, thể hiện ở chỗ người được bầu không cần đi
vận động, không cần hứa hẹn với cử tri vẫn được bầu và khi đã trúng cử do chưa trực tiếp tìm
hiểu nguyện vọng của nhân dân nên họ chưa thể phản ánh đúng và toàn bộ nguyện vọng của
nhân dân. Điều này dẫn đến kiến nghị của họ chưa phù hợp với thực tế đòi hỏi của người dân.
Hai là, khi đã trở thành đại biểu đại diện cho nhân dân thì theo quy định trong thời gian đảm
nhiệm trọng trách đại biểu của dân, họ phải tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp để nắm bắt
ý kiến của nhân dân, nhưng đây chỉ là trên cơ sở hình thức. Cách tiếp xúc hiện nay chủ yếu
thực hiện theo phương thức "đại cử tri", tức là tiếp xúc với các đại biểu của cử tri, nên người
có ý kiến thật thì không được gặp, người đi đại diện thì có nhiều lý do để có thể không nói ra.
Ta có thể thấy rằng từ những hạn chế nói trên nên việc nhân dân lao động tham gia vào
quản lí nhà nước vẫn còn trên hình thức, từ đó cho thấy sự xem xét, quyết định đối với các vấn
đề trong quản lí hành chính cũng chưa đúng với nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông
đảo vào quản lí hành chính nhà nước. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lí hành chính khi các cơ
quan quản lí hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định hành chính.
Thứ ba, về hình thức nhân dân lao động tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội:
Những năm qua thì Nhà nước ta rất khuyến khích hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước
đã có những quy định thông thoáng để tạo điều kiện cho người dân lao động có thể tham gia
9
Hà Thị Diễm - 341736



Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

tích cực vào các tổ chức xã hội. Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức này để
nâng cao hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Ví dụ như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội
phụ nữ, Đoàn Thanh niên,…. Chính nhờ những ưu tiên đó mà hoạt động của các tổ chức xã
hội trong giai đoạn hiện nay cũng ngày càng năng động và có hiệu quả. Theo hình thức này,
những nguyện vọng, ý kiến của người dân được các tổ chức đó tập hợp lại để chuyển tới các
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, giải quyết. Các tổ chức này đã trở thành nơi
truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, là cầu nối đưa tiếng nói của người
dân đến với Nhà nước, là nơi người dân lao động có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm trong
khuôn khổ pháp luật với Đảng và Nhà nước để các cơ chế, chính sách của Nhà nước sát hơn
với thực tế. Hiện nay, những tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp cũng được phát triển mạnh
cho phép nhân dân có khả năng tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý của nhà nước.
Trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước cho phép người dân có khả năng xem xét các
chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề quản lí hành chính, giám sát sự thực
hiện của các cơ quan hành chính nhà nước và của công chức, cũng như đề đạt nguyện vọng, ý
kiến của mình cho các cơ quan nhà nước xem xét, thực hiện. Bên cạnh đó việc vận dụng
nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước ở nước ta
hiện nay còn có hạn chế trên thực tế: Những ý kiến nguyện vọng của nhân dân chủ yếu thực
hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức này tổ chức và hoạt động như những
cơ quan nhà nước, cứng nhắc, hành chính hóa cả về tổ chức và phương thức hoạt động, nên
chức năng đại diện cho dân trước cơ quan nhà nước bị hạn chế.
Thứ tư, việc thực hiện các hoạt động tự quản cũng ngày càng được người dân quan tâm và
nhiệt tình tham gia nên hiệu quả của những hoạt động này ngày càng được nâng cao. Nhà
nước ta khuyến khích việc thực hiện các hoạt động bảo vệ an nình trật tự, vệ sinh môi trường
bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc thi, lập ra các tổ, xây dựng các khu phố văn hóa.
Tuy còn tồn tại nhiều bất cập, như ở một số nơi vẫn còn “bệnh thành tích” nhưng nhìn chung

các phong trào này đều mang lại hiệu quả tốt. Thông qua hoạt động này người dân có thể tham
gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Thứ năm, nhân dân lao động trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong
quản lí hành chính nhà nước. Việc nhân dân lao động tự lựa chọn ra những người có đủ năng
lực để đại diện cho mình trong quản lí hành chính nhà nước khiến cho quyền và lợi ích của
người dân ngày càng được đảm bảo. Theo Hiến pháp quy định, nhân dân có quyền quyết định
các vấn đề hệ trọng của đất nước thông qua trưng cầu dân ý và trực tiếp quyết định nhiều vấn
đề liên quan đến đời sống ở cơ sở. Tuy nhiên, đến nay vấn đề trưng cầu dân ý vẫn chưa được
triển khai thực hiện.

Hà Thị Diễm - 341736

10


Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam

Ngoài những hình thức nêu trên, để thực hiện nguyên tắc này người dân có thể tham gia ý
kiến vào các văn bản pháp luật khi được công bố hỏi ý kiến qua báo chí, có quyền khiếu nại,
tố cáo các quyết định, hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trên thực tế hình thức này cũng
còn nhiều vướng mắc. Đa số người dân do tâm lí e dè nên thường ít đưa ra ý kiến đóng góp
với chính quyền và các cơ quan nhà nước trừ khi có những vấn đề bức xúc của bản thân tương
tự đối với khiếu nại, tố cáo, chỉ khi nào ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ thì họ mới
khiếu nại, tố cáo. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan và công
chức nhà nước; thực hiện khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và
công chức nhà nước của người dân cũng còn hạn chế.
Thông qua việc tìm hiểu về việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo
vào quản lí hành chính nhà nước ta thấy còn có nhiều tồn tại trên thực tế. Vì thế trong thời

gian tới Nhà nước ta nên thực hiện một số công việc chủ yếu sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
thể chế, có cơ chế huy động người dân tham gia vào quá trình quản lý hành chính của Nhà
nước. Sửa đổi cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sao cho những người
được bầu gần gũi hơn với người dân, phản ánh được ý chí nguyện vọng của người dân. Tiến
tới thực hiện trưng cầu dân ý, để nhân dân có thể tham gia trực tiếp vào các công việc của đất
nước, của địa phương. Để nhân dân tham gia một cách chủ động, thiết thực, có hiệu quả vào
hoạt động quản lí hành chính nhà nước thì phải cải thiện cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước. Có các biện pháp phát huy hơn nữa các ý kiến của
nhân dân và của các tổ chức quần chúng; cần giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ của người
dân, làm cho người dân tự giác và có ý thức hơn nữa trong việc tham gia vào các công việc xã
hội và các hoạt động quản lý hành chính nhà nước; nâng cao vai trò của các tổ chức quần
chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục và tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây
dựng chính sách, pháp luật.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Thông qua việc tìm hiểu về nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí
hành chính nhà nước ta thấy đây là một nguyên tắc phù hợp với bản chất của nhà nước ta.
Việc vận dụng nguyên tắc này trên thực tế quản lí hành chính của Nhà nước ta còn có những
hạn chế nhất định cần phải đổi mới trong thời gian tới. Trong quá trình tìm hiểu và tiếp cân đề
tài trên chắc hẳn em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mong được sư góp ý của thầy, cô để
giúp em hoàn thiện bài làm hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Thị Diễm - 341736

11


Đại Học Luật Hà Nội

Luật Hành Chính Việt Nam


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2008.
2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại
học quốc gia, Hà Nội, 2005
3. Học viện hành chính quốc gia, giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính,
Nxb. Giáo dục Hà Nội, 2005
4. http:// www.luatvietnam.com.vn
5. http:// www.chinhphu.vn
6. Tạp chí dân chủ và pháp luật
7.
8. Hà Quang Ngọc - Hà Quang Trường, “nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông
đảo vào quản lí nhà nước”

Hà Thị Diễm - 341736

12



×