Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Nùng ở Thái Nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DOÃN THÀNH KIÊN

QUAN HỆ CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DOÃN THÀNH KIÊN

QUAN HỆ CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Văn

Hà Nội - 2014



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .......................... 4
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YỂU TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC
1.1. Tình hình thế giới và khu vực .................................................................. 13
1.2. Khái quát tình hình Campuchia và Trung Quốc ...................................... 17
1.3. Quan hệ truyền thống Campuchia - Trung Quốc ..................................... 26
1.4. Chủ trương, mục tiêu của Campuchia và Trung Quốc trong quan hệ giữa
hai nước ........................................................................................................... 31
Tiểu kết ............................................................................................................ 38
Chương 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao .................................................................... 40
2.2. Quan hệ quốc phòng - an ninh ................................................................. 51
2.3. Quan hệ kinh tế ........................................................................................ 59
2.4. Quan hệ văn hóa - xã hội.......................................................................... 70
Tiểu kết ............................................................................................................ 76
Chương 3
TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
3.1. Đối với Campuchia .................................................................................. 78
3.2. Đối với Trung Quốc ................................................................................. 94
3.3. Đối với Việt Nam ................................................................................... 103
Tiểu kết .......................................................................................................... 105
KẾT LUẬN ................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 110

PHỤ LỤC
Hoạt động chính trị ngoại giao giữa lãnh đạo cấp cao Campuchia - Trung
Quốc từ năm 2000 đến 2014 ......................................................................... 113
Nội dung một số Tuyên bố chung, Thông cáo chung giữa Campuchia và
Trung Quốc từ năm 2000 đến nay................................................................. 116

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNRP

Cambodia National Rescue Party
Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia

CPP

Cambodian People's Party
Đảng Nhân dân Campuchia

FUNCINPEC

National United Front for an Independent, Neutral,
Peaceful, and Cooperative Cambodia
Đảng Mặt Trận dân tộc thống nhất vì sự phát triển

kinh tế và hòa hợp Campuchia

NDT

Chinese yaun
Nhân dân tệ

USD

US Dollar
Đô la Mỹ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Thống kê mậu dịch Campuchia - Trung Quốc 2000 - 2008

61

Bảng 2.2: Viện trợ trực tiếp của Trung Quốc vào Campuchia từ năm 1994 - 2008

68


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó
lường. Sự tranh giành ảnh hưởng, lợi ích giữa các cường quốc diễn ra quyết
liệt, tác động tiêu cực đến hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới. Trong
đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc và tranh giành ảnh hưởng Trung - Mỹ là những
yếu tố quan trọng nhất tác động đến quan hệ quốc tế. Ngay từ đầu thế kỷ XXI,

với sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế, quân sự và chính trị, Trung Quốc triển khai
chiến lược “Hướng Nam”, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu
vực Đông Nam Á luôn được đặt vị trí ưu tiên số một. Đây là một trong ưu tiên
chiến lược quan trọng của Trung Quốc nhằm chiếm không gian, mở rộng ảnh
hưởng cho sự trỗi dậy, đồng thời tìm cách thoát khỏi vành đai bao vây chiến
lược của Mỹ. Việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á Thái Bình Dương và tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ở Biển Đông, Biển Hoa
Đông đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích, tham vọng trỗi dậy, giấc mộng
“phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa - giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc”.
Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp
tác với Campuchia, nâng quan hệ Campuchia - Trung Quốc lên tầm “Quan hệ
đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Đây là một trong những vấn đề nổi bật,
thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.
Campuchia và Trung Quốc đều là hai quốc gia láng giềng có chung
đường biên giới với Việt Nam. Vì vậy, mọi diễn biến, biến động về chính trị,
kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội ở Campuchia và Trung Quốc
đều có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài
đối với Việt Nam, nhất là về chính trị, quốc phòng - an ninh. Quan hệ giữa
Việt Nam với Trung Quốc, giữa Việt Nam với Campuchia đã có từ lâu đời và

5


trải qua không ít những thăng trầm. Bước sang thế kỷ XXI, trước bối cảnh
nhu cầu tìm hiểu về những vấn đề trong quan hệ quốc tế, khu vực, nhất là
thực trạng, xu thế phát triển của các quốc gia xung quanh Việt Nam gia tăng,
khiến chúng ta cần có sự quan tâm nghiên cứu cụ thể hơn để làm rõ thực trạng
quan hệ Campuchia - Trung Quốc và tác động đối với Việt Nam.
Do đó, việc nghiên cứu quan hệ Campuchia - Trung Quốc những năm
đầu thế kỷ XXI có ý nghĩa quan trọng để đánh giá về kết quả, tác động của
quan hệ này đối với Việt Nam. Đây là cơ sở để đưa ra những giải pháp phát

huy tác động tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ mối quan hệ
Campuchia - Trung Quốc đối với Việt Nam.
Vì những lý do trên tôi chọn đề tài “Quan hệ Campuchia – Trung Quốc
những năm đầu thế kỷ XXI” làm đề tài Luận văn của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quan hệ giữa Campuchia và
Trung Quốc những năm đầu của thế kỷ XXI trên các lĩnh vực chủ yếu là
chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và văn hóa xã hội.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, Luận văn tập trung phân tích quan hệ Campuchia với
Trung Quốc trong khoảng thời gian tính từ chuyến thăm Campuchia của Chủ
tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tháng 11/2000 đến chuyến thăm Trung
Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tháng 4/2014.
Về nội dung, Luận văn tập trung phân tích một số vấn đề chính, bao
gồm: (1) Những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Campuchia - Trung Quốc;
(2) Những hoạt động, kết quả đạt được trong quan hệ Campuchia - Trung
Quốc trên các lĩnh vực chủ yếu; (3) Đánh giá thành công, hạn chế và tác động


từ quan hệ Campuchia - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI với mỗi
nước, rút ra ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ quan hệ này với Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2. Mục tiêu
Mục tiêu của luận văn là làm rõ kết quả đạt được, đánh giá thành công,
hạn chế trong quan hệ Campuchia - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI
từ đó rút ra tác động của mối quan hệ này đối với Việt Nam.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những nhân tố tác động đến quan hệ Campuchia - Trung Quốc.
- Làm rõ những hoạt động và kết quả hợp tác giữa Campuchia - Trung

Quốc kể từ năm 2000 đến năm 2014.
- Đánh giá thành công, hạn chế trong quan hệ Campuchia - Trung Quốc
từ năm 2000 đến 2014 trên các lĩnh vực chủ yếu; rút ra tác động trong quan hệ
Campuchia - Trung Quốc đối với mỗi nước.
- Rút ra những tác động, nhất là những tác động tiêu cực của quan hệ
Campuchia - Trung Quốc đối với Việt Nam.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một vấn đề nổi bật, đáng chú ý, quan hệ Campuchia - Trung Quốc
những năm đầu thế kỷ XXI giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,
phân tích chính trị của Việt Nam và thế giới. Đã có một số bài viết, bài bình
luận đánh giá về thực chất quan hệ Campuchia - Trung Quốc, những tác động
ảnh hưởng của quan hệ này đối với mỗi nước và đối với Việt Nam.
4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Quan hệ Campuchia - Trung Quốc từ 1993 đến nay của Both Sreng,

7


Luận văn thạc sỹ quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội, 2011 đã
cung cấp một số thông tin, tư liệu cơ bản về quan hệ Campuchia - Trung
Quốc kể từ năm 1993 đến năm 2010 trên các lĩnh vực chủ yếu dựa trên hai
mặt thành tựu và hạn chế. Luận văn cho biết, những thành tựu đạt được trong
quan hệ Campuchia - Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng, góp phần thiết thực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của Campuchia, đáp ứng lợi ích hai
nước, tuy nhiên quan hệ này đứng trước hàng loạt các vấn đề nhạy cảm và
phức tạp, tác động tiêu cực trên nhiều lĩnh vực đối với Campuchia. Luận văn
đã rút ra đánh giá thực trạng quan hệ Campuchia - Trung Quốc, bài học đối
với Campuchia; đồng thời tác giả dự báo triển vọng quan hệ Campuchia Trung Quốc và đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước.
Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia trong những năm
đầu thế kỷ XXI của Nguyễn Thành Văn (Tạp chí Khoa học và chiến lược,

Viện Chiến lược và Khoa học/Bộ Công an, Số 4/2013) khái quát quan hệ
Campuchia - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI, đồng thời cung
cấp nhưng thông tin, tư liệu về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở
Campuchia trên các lĩnh vực chủ yếu. Bài viết đã chỉ rõ, bước vào thế kỷ
XXI, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia được gia tăng mạnh mẽ, làm
cho quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc ngày càng mật thiết, gắn bó hơn.
Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia đã làm hài lòng, đem lại
lợi ích cho cả hai bên. Campuchia được hưởng lợi kinh tế từ những khoản đầu
tư, viện trợ và thương mại của Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc được
hưởng lợi từ việc Campuchia ủng hộ các tham vọng của Trung Quốc.
Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ ở Campuchia của Nguyễn Thị Hằng
(Tạp chí quan hệ Quốc phòng, Số 25, Quý 1/2014) đã cung cấp thông tin, đối
chiếu, so sánh sự cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc và Mỹ ở Campuchia
trên các lĩnh vực chủ yếu trong khoảng thời gian gần đây. Bài viết đánh giá,
sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc cả về kinh tế, quân sự và việc


Mỹ đẩy mạnh chuyển hướng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng
biện pháp chiến lược “tái cân bằng” đã dẫn đến cuộc cạnh tranh ảnh hưởng
chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có
Campuchia. Bài viết dự báo, trong tương lai, cuộc cạnh tranh ảnh hưởng này
sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt, điều đó buộc Campuchia phải “khéo léo” trong
việc củng cố quan hệ với Trung Quốc và mở rộng quan hệ với Mỹ.
4.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
China‟s Cambodia Strategy của Paul Marks, Parameters, Autumn 2000
đã khái quát, phân tích những vấn đề trong quan hệ Campuchia - Trung Quốc
kể từ những năm 1960 đến năm 2000, cung cấp một số các số liệu, thông tin,
phân tích, đánh giá việc Trung Quốc chú trọng thúc đẩy và gia tăng ảnh
hưởng trên bốn lĩnh vực ngoại giao, thông tin, kinh tế và quân sự nhằm cải
thiện quan hệ với Campuchia. Bài viết chỉ ra rằng, đây là bốn công cụ quyền

lực quốc gia của Trung Quốc đối với Campuchia, góp phần giúp Trung Quốc
đẩy mạnh chiến lược xây dựng liên minh khu vực để chống lại ảnh hưởng của
Mỹ và tăng cường an ninh riêng của mình ở Đông Nam Á.
China and Cambodia: With Friends Like These... của Viện nghiên cứu
Jamestown Foundation/Mỹ, tháng 1/2013 đã phân tích những thành công, kết
quả đạt được trong quan hệ Campuchia - Trung Quốc thời gian qua và dự báo
trở ngại trong quan hệ hai nước trong tương lai. Bài viết mô tả việc Trung
Quốc ủng hộ các chế độ chính trị khác nhau ở Campuchia từ năm 1960 đến
nay nhằm duy trì ảnh hưởng, nhấn mạnh những thành công đạt được trong các
lĩnh vực hợp tác giữa hai nước từ năm 2010 đến 2012. Tác giả đặt ra ba thách
thức lớn trong quan hệ Campuchia - Trung Quốc trong tương lai gồm: chính
sách ngoại giao của Campuchia với các nước nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào
Trung Quốc; một số tác động tiêu cực từ đầu tư kinh tế, viện trợ của Trung

9


Quốc cho Campuchia và hoài nghi về việc duy trì quyền lực lãnh đạo lâu dài
của chính quyền Campuchia hiện nay.
Cambodia - China Relation: Past, Present and Future của nghiên cứu
sinh Phou Sambath, 2011, Viện quan hệ quốc tế, Đại học Thành Công/Trung
Quốc đã tiếp tục kế thừa quan điểm trước đó của các học giả và đưa ra nhiều
số liệu đánh giá về quan hệ Campuchia và Trung Quốc kể từ khi hai bên thiết
lập quan hệ trên 4 lĩnh vực chủ yếu là chính trị - các khía cạnh ngoại giao,
quân sự, kinh tế và văn hóa - giáo dục - khoa học. Từ đó, bài viết dự báo, mặc
dù một số vấn đề tồn tại nhưng trên cơ sở quan hệ truyền thống và lợi ích,
quan hệ Campuchia - Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường và củng cố trong
những năm tới. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số biện pháp thúc đẩy
quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Rõ ràng là nghiên cứu về quan hệ Campuchia - Trung Quốc nói chung

còn khá khiêm tốn so với nhu cầu nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện nay. Vấn
đề quan hệ Campuchia - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI chưa được
nghiên cứu cụ thể để đưa ra những tác động đối với mỗi nước và đối với Việt
Nam. Việc nghiên cứu quan hệ Campuchia - Trung Quốc bắt đầu được quan
tâm, tuy nhiên các tác giả chưa khái quát và đưa ra các phân tích, đánh giá
tổng thể mà chủ yếu đưa các thông tin thời sự, các sự kiện nổi bật… Do đó,
bản thân tôi cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các tài liệu, số liệu,
đánh giá, phân tích liên quan đến quan hệ hai nước. Tuy nhiên, các tài liệu
này có ý nghĩa gợi mở để tôi hình thành đề tài và là những nguồn tư liệu quý
giá, có giá trị tham khảo tốt trong việc triển khai thực hiện đề tài.
5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Hướng tiếp cận
Luận văn sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tiếp cận hướng
nghiên cứu quan hệ song phương Campuchia - Trung Quốc từ tổng thể đến cụ


thể, từ bên ngoài vào bên trong.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, lôgic; hệ thống cấu trúc, phân
tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, hệ thống hóa tư liệu; phương pháp nghiên
cứu liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội để xem xét vấn đề.
6. Nguồn tài liệu
6.1. Nguồn tài liệu gốc
- Tuyên bố chung, Thông cáo báo chí, văn kiện hợp tác được ký kết giữa
Chính phủ hai nước liên quan đến hợp tác chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc
phòng - an ninh, văn hóa - xã hội.
- Tài liệu xuất bản, báo cáo, số liệu thống kê của cơ quan hữu quan, Bộ,
ngành của Campuchia và Trung Quốc.
- Thông tin, số liệu thống kê của hai nước công bố trên Tân Hoa
Xã/Trung Quốc, Thông tấn xã Campuchia và các kênh thông tin đại chúng.

6.2. Nguồn tài liệu thứ cấp
- Các công trình khoa học đã được công bố, bao gồm các bài viết đăng ở
tạp chí chuyên ngành, sách tham khảo, các công trình nghiên cứu tiếng Việt.
- Tài liệu nghiên cứu, tài liệu dịch từ các cơ quan nghiên cứu, ý kiến của
các chuyên gia, nhà hoạt động chính trị do Thông tấn xã Việt Nam phát hành.
- Số liệu, thông tin do các cơ quan thông tấn, báo chí quốc tế có uy tín và
các số liệu tham khảo, dịch từ báo chí Việt Nam.
7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa thiết thực nhưng tương đối mới
11


và có nhiều vấn đề khoa học cần phải làm rõ, trong đó tập trung khái quát, hệ
thống và cụ thể hóa quan hệ hợp tác Campuchia - Trung Quốc trong những
năm đầu thế kỷ XXI trên các lĩnh vực chủ yếu, từ đó làm rõ sự gia tăng ảnh
hưởng của Trung Quốc đối với Campuchia, đánh giá thành công, hạn chế và
tác động của quan hệ này đối với mỗi nước.
- Rút ra tác động ảnh hưởng của quan hệ hợp tác Campuchia - Trung
Quốc những năm đầu thế kỷ XXI đối với Việt Nam, từ đó nhằm đưa ra các
luận điểm khoa học phục vụ cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay.
7.2. Đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa và cập nhật tư liệu về quan hệ Campuchia và
Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI.
- Trên cơ sở làm rõ thực trạng quan hệ Campuchia - Trung Quốc, đưa ra
những đánh giá, tác động, nhất là đối với Việt Nam. Từ đó, đưa ra những luận
cứ khoa học có tính tham khảo để hoạch định chính sách đối ngoại phù hợp
với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia hiện nay.
- Nội dung của luận văn có thể được tham khảo cho việc nghiên cứu, học
tập, giảng dạy về chủ đề này ở bậc đại học và sau đại học.

8. Bố cục
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo, Luận
văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: “Những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Campuchia Trung Quốc”.
Chương 2: “Thực trạng quan hệ Campuchia - Trung Quốc những năm
đầu thế kỷ XXI”.
Chương 3: “Tác động của quan hệ Campuchia – Trung Quốc”.


Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YỂU TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC
1.1. Tình hình thế giới và khu vực
1.1.1. Tình hình thế giới
Bước sang thế kỷ XXI, hệ thống, trật tự quốc tế đã và đang trải qua
những thay đổi to lớn. Sự tác động của các nước lớn và các nước đang trỗi
dậy đã ảnh hưởng sâu sắc đến những diễn biến của tình hình quốc tế. Các
nhân tố như ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ, xu thế
toàn cầu hóa, khu vực hóa, tập đoàn hóa, đa cực hóa cùng với sự nổi lên của
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và những tác động ngày càng có xu
hướng gia tăng của những thể hành vi phi quốc gia ảnh hưởng lớn đến
phương hướng phát triển trong quan hệ quốc tế. Trong cục diện ngày càng đa
cực, tất cả các nước đều chủ động và tích cực tìm kiếm các tập hợp lực lượng
mới rất đa dạng về quy mô, lĩnh vực, cấp độ cũng như hình thức, nhằm theo
đuổi lợi ích và nâng cao vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Quan hệ giữa các nước lớn vẫn tiếp tục diễn ra trong khuôn khổ vừa hợp
tác, vừa cạnh tranh, nhưng nhiều nước phải giải quyết các vấn đề nội bộ. Bởi
vậy, các nước có xu hướng vừa xử lý các vấn đề nội bộ, tăng cường hợp tác
trên nhiều lĩnh vực nhưng vẫn cạnh tranh về chiến lược. Tất cả các nước lớn
đều quan tâm đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam

Á. Điều chỉnh này mang tính chiến lược, thực chất và lâu dài nhằm tạo thế
đứng ở khu vực được dự báo sẽ là trung tâm quyền lực mới của thế giới.
Mỹ suy giảm sức mạnh tương đối, nhưng chủ động điều chỉnh trọng tâm
chính sách, cách thức tiếp cận nhằm duy trì, củng cố ảnh hưởng trên phạm vi

13


toàn cầu trong cục diện mới. Chính sách đối ngoại linh hoạt, chú trọng “sức
mạnh thông minh” của chính quyền Obama đã đạt được một số thành công
nhất định, giúp Mỹ “thích nghi” với sự thay đổi ngày càng rõ nét về tương
quan lực lượng. Mặc dù kinh tế châu Âu (EU) đang từng bước hồi phục, song
vị thế và ảnh hưởng của EU đối với các vấn đề quốc tế có phần suy giảm,
nhất là các vấn đề quốc tế liên quan đến kinh tế. Trong khi đó, Trung Quốc
trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế, chính trị đã và đang thách thức vị thế của các
cường quốc khác, đặc biệt là Mỹ. Do sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ lập tức
triển khai mạnh mẽ chiến lược tái cân bằng tại khu vực Đông Nam Á, nhằm
thu hẹp không gian chiến lược của Trung Quốc và thắt chặt hơn nữa quan hệ
với các đồng minh, đối tác tại châu Á - Thái Bình Dương như với Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.
Sau khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008, nhất là trước sự
phục hồi mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, tranh thủ vị thế của mình, các
nước thuộc Nhóm tổ chức các nền kinh tế lớn mới nổi (BRICS) tăng cường
hợp tác nhằm gia tăng sức ép lên các nước phát triển, đồng thời đã có những
bước can dự mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực chính trị - an ninh. Những động thái
này thể hiện rõ tham vọng của Nga, Brasil và Ấn Độ muốn đẩy nhanh quá
trình hình thành trật tự đa cực. Sự trở lại của Tổng thống Putin khiến quan hệ
Nga - Trung tiếp tục được củng cố cả về song phương và đa phương (trong
khuôn khổ Tổ chức hợp tác Thượng Hải - SCO) nhằm tạo đối trọng chiến
lược với Mỹ và EU. Chính vì vậy, quan hệ Nga - Mỹ có sự bất đồng trong

nhiều vấn đề, nhất là liên quan đến phía Tây của Nga.
Có thể nói, cạnh tranh giữa các nước lớn tiếp tục chi phối, ảnh hưởng lớn
đến quan hệ quốc tế, nhưng những bất đồng trong quan hệ quốc tế chỉ là tạm
thời, các nước lớn vẫn tránh đối đầu trực tiếp trong những vấn đề không hoặc
chưa thuộc lợi ích chiến lược, cốt lõi của mình, nhằm kiềm chế trong bối cảnh
các bên đều là đối tác quan trọng của nhau. Tình hình thế giới có những diễn


biến phức tạp và khó lường, nhưng vẫn hướng lái xu thế chung là hợp tác hòa
bình, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
1.1.2. Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Từ đầu thập niên 1990 đến nay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp
tục phát triển năng động. Hợp tác khu vực về kinh tế trong khuôn khổ Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã mở rộng sang các
lĩnh vực chính trị an ninh. Châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm
kinh tế lớn nhất thế giới, hội tụ các nền kinh tế phát triển năng động nhất hiện
nay với 2,6 tỷ dân, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 19.000 tỷ USD, chiếm
47% giá trị trao đổi hàng hóa toàn cầu và đóng góp 70% tỉ lệ tăng trưởng kinh
tế thế giới1. Chính vì vậy, khu vực này tiếp tục thu hút sự quan tâm, chú ý của
toàn cầu và đa phần các nước lớn đều điều chỉnh chính sách theo hướng ưu
tiên châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, khu vực này đã trở thành địa
bàn cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Mỹ
đang thực hiện bước chuyển căn bản về đối ngoại kể từ khi Chiến tranh Lạnh
kết thúc, xem châu Á - Thái Bình Dương là địa bàn trọng tâm chiến lược, chú
trọng và tăng cường hợp tác ở khu vực, trong đó có Đông Nam Á.
Chủ nghĩa khu vực tiếp tục phát triển, mức độ thể chế hóa tiếp tục gia
tăng với các cơ chế đang định hình cả về chính trị, an ninh lẫn kinh tế. Quá
trình liên kết kinh tế khu vực ngày càng chặt chẽ hơn thông qua các cơ chế
như ASEAN, APEC… Nội dung của các cơ chế hợp tác như APEC, ASEM
ngày càng mở rộng, gắn với các thách thức toàn cầu mới, phản ánh sự cạnh

tranh gay gắt giữa các nền kinh tế, song cũng cho thấy nhu cầu hợp tác tiếp
tục là xu thế lớn. APEC thúc đẩy mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư gắn với
ứng phó các thách thức phi truyền thống.
1

Lê Khương Thùy, Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI, Viện nghiên cứu châu Mỹ, 2012, Tr.17

15


Tuy nhiên, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đối mặt với nhiều
vấn đề nổi cộm như tranh chấp biên giới lãnh thổ gia tăng; các nước vừa và
nhỏ đứng trước sức ép bị lôi kéo vào cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn,
nhất là Trung Quốc và Mỹ; các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng
gay gắt hơn, cùng với những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số
nước. Trong những năm gần đây, khu vực này đặc biệt nóng lên bởi sự bùng
phát của các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải như giữa Trung Quốc - Nhật Bản,
Đài Loan - Nhật Bản, Nhật Bản - Hàn Quốc tại Biển Hoa Đông; giữa Trung
Quốc với một số nước ASEAN tại Biển Đông. Mức độ gay gắt của một số
tranh chấp như Trung Quốc - Nhật Bản về Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc Philippines về Scarborough lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, đe
dọa an ninh và ổn định ở khu vực, dẫn tới bùng phát của tư tưởng chủ nghĩa
dân tộc cực đoan ở một số nước, đặc biệt là Trung Quốc. Quan hệ giữa Trung
Quốc - Nhật Bản tiếp tục căng thẳng, nhưng các bên vẫn đang kiềm chế, chưa
để các điểm nóng bùng phát thành xung đột.
1.1.3. Tình hình khu vực Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á, về cơ bản, diễn biến hòa bình ổn định, hợp tác và
cùng phát triển, trong đó ASEAN ngày càng phát huy vai trò của mình trong
hợp tác khu vực, quốc tế và với các nước lớn.
ASEAN chú trọng hiện thực hóa mục tiêu Cộng đồng ASEAN dựa trên
ba trụ cột là chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội với thời hạn đặt ra

cho việc hoàn thành chỉ tiêu là 31/12/2015. Về chính trị, ASEAN tập trung
thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN
trên 14 lĩnh vực ưu tiên, thông qua cơ chế hợp tác như Hiệp ước Thân thiện
và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Về kinh tế, ASEAN trở thành khu vực


phát triển năng động với dân số hơn 600 triệu người, quy mô GDP năm 2010
đạt hơn 1.000 tỷ USD, tổng giá trị thương mại khoảng 900 tỷ USD. Trong
giai đoạn 2010 - 2012, tăng trưởng GDP chung đạt 5%; đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào ASEAN ước đạt 90 tỷ USD/năm. ASEAN tiếp tục thực hiện
kế hoạch Tổng thể thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (EAC) đạt trên 70%
chỉ tiêu trong lộ trình, nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua các kế
hoạch, khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong với các đối tác như Trung
Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Về văn hóa xã hội, ASEAN tiếp tục thúc
đẩy hợp tác, thực hiện kết nối, tăng cường đoàn kết nhằm hỗ trợ đắc lực cho
mục tiêu hòa bình, phát triển và xây dựng cộng đồng ASEAN nhằm thúc đẩy
nhanh tiến trình xây dựng cộng đồng, tăng cường liên kết.
Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á vẫn tiềm ẩn các nguy cơ gây mất ổn
định, bởi đây là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, đồng thời
phải đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế về nguồn lực nhằm triển khai xây
dựng cộng đồng ASEAN. Khu vực Đông Nam Á cũng chịu tác động từ thiên
tai, thảm họa, bão lụt, nạn khủng bố và buôn bán ma túy…; bất ổn từ chính trị
nội bộ của từng nước, như ở Thái Lan, Campuchia; nguy cơ từ xung đột nội
khối giữa Thái Lan với Campuchia; bất đồng trong tranh chấp chủ quyền ở
khu vực Biển Đông giữa 6 bên (Trung Quốc, Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Brunei và Đài Loan).
1.2. Khái quát tình hình Campuchia và Trung Quốc
1.2.1. Tình hình Campuchia

Về chính trị, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ngày càng phát huy vai
trò lãnh đạo trong Chính phủ liên minh với FUNCINPEC, trong Quốc hội,
Thượng viện và chính quyền các cấp; tiếp tục củng cố vị thế của đảng cầm
quyền và giữ vai trò nòng cốt trên chính trường Campuchia.

17


Từ năm 1991 đến năm 1998, tình hình Campuchia diễn biến phức tạp do
sự đấu tranh giữa các phe phái chính trị, sự can thiệp của Mỹ, Trung Quốc…
Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Campuchia được ký kết giữa 19 nước
và 4 phái Campuchia tại Paris, trao cho Liên Hiệp Quốc quyền giám sát
ngừng bắn, hồi hương người tị nạn Khmer, giải giáp và giải ngũ các phe xung
đột, chuẩn bị tiến hành bầu cử tự do. Tháng 5/1993, Campuchia tiến hành bầu
cử Quốc hội nhiệm kỳ 1. Kết quả, CPP và đảng FUNCINPEC giành được số
phiếu gần tương đương (FUNCINPEC giành 58 ghế, CPP giành 51 ghế). Sau
đó, hai đảng thỏa hiệp dưới vai trò trung gian của Quốc vương Campuchia
Sihanuok để thành lập Chính phủ liên hiệp CPP - FUNCINPEC nhiệm kỳ 1
với cơ chế đồng Thủ tướng (Ranariddh là Thủ tướng thứ nhất, Hun Sen là
Thủ tướng thứ hai). Đến đầu năm 1997, mâu thuẫn giữa FUNCINPEC và
CPP liên tiếp diễn ra, cao trào là vụ xung đột ngày 5-6/7. Phát hiện ý đồ đảo
chính của Ranariddh, Hun Sen chủ động điều lực lượng về Phnom Penh,
nhanh chóng trấn áp lực lượng quân sự của FUNCINPEC và Khmer Đỏ buộc
Ranariddh phải lưu vong. Sau đó, Quốc vương Sihanouk đứng ra hòa giải để
Ranariddh về nước tranh cử trong Tổng Tuyển cử nhiệm kỳ 2 năm 1998.
Từ năm 1998 đến 2013, CPP giữ vai trò là đảng cầm quyền ở Campuchia
khi liên tục giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ 2 năm
1998, nhiệm kỳ 3 năm 2003, nhiệm kỳ 4 năm 2008, nhiệm kỳ 5 năm 2013;
các cuộc bầu cử Thượng viện, bầu cử Hội đồng xã/phường, bầu cử Hội đồng
quận/huyện, tỉnh/thành phố. Trong quan hệ chính trị nội bộ, CPP chủ trương

liên minh với đảng FUNCINPEC trong Chính phủ để giữ ổn định tình hình
chính trị. Năm 1998, CPP giành 64 ghế trong bầu cử Quốc hội, liên minh với
FUNCINPEC (giành 43 ghế) để thành lập Chính phủ liên minh CPP FUNCINPEC nhiệm kỳ 2, Chủ tịch FUNCINPEC Ranariddh giữ chức Chủ
tịch Quốc hội. Đến năm 2003, CPP giành 73/123 ghế trong Quốc hội nhưng
không thể tự đứng ra thành lập Chính phủ do không đạt trên 2/3 ghế theo


Hiến pháp. Sau gần một năm đàm phán, ngày 15/7/2004, CPP thỏa hiệp với
FUNCINPEC (giành 26 ghế) thành lập Chính phủ liên minh CPP FUNCINPEC nhiệm kỳ 3 do Hun Sen làm Thủ tướng, Ranariddh tiếp tục giữ
chức Chủ tịch Quốc hội. Năm 2008, CPP giành thắng lợi lớn với 90/123 ghế
Quốc hội, nhưng vẫn liên minh với FUNCINPEC (chỉ giành được 2 ghế) để
thành lập Chính phủ liên minh CPP - FUNCINPEC nhiệm kỳ 4 do Hun Sen
làm Thủ tướng. Chính phủ liên minh CPP - FUNCINPEC ngày phát huy vai
trò, giành được những thành tựu quan trọng trong cải cách và phát triển đất
nước, giữ ổn định chính trị, kinh tế và mở rộng quan hệ quốc tế.
Đến bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ 5 vào tháng 7/2013, CPP giành 68/123
ghế trong Quốc hội, giảm 22 ghế so với nhiệm kỳ 4, trong khi đó đảng đối lập
CNRP bất ngờ giành 55 ghế, đảng FUNCINPEC không giành được ghế. Sau
khi Ủy ban bầu cử Quốc gia (NEC) công bố kết quả bầu cử, CNRP kiên quyết
không tham gia Quốc hội, vu cáo CPP, NEC gian lận trong bầu cử. Sau gần
một năm đàm phán, phải đến ngày 22/7/2014, CPP và CNRP mới đạt được
thỏa thuận tháo gỡ bế tắc chính trị và CNRP đồng ý tham gia Quốc hội. Ngày
5/8/2014, 55 ứng cử viên trúng cử của CNRP đã tuyên thệ nhậm chức Nghị sỹ
Quốc hội Campuchia trước Quốc vương Sihamoni. Ngày 8/8/2014, Quốc hội
Campuchia họp phiên bất thường với đầy đủ 123 thành viên. Như vậy, bế tắc
chính trị kéo dài gần một năm ở Campuchia đã chấm dứt.
Có thể nói, tình hình chính trị Campuchia thời gian vừa qua diễn biến
phức tạp do các phe phái chính trị hợp tác đan xen để tranh giành quyền lực,
nhưng vai trò lãnh đạo nòng cốt vẫn nổi bật là CPP và lực lượng Bảo hoàng
do FUNCINPEC đứng đầu.

Về kinh tế, kể từ năm 1991 đến nay, Campuchia chú trọng đẩy mạnh
phát triển các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh, thúc đẩy cải cách nhằm tăng

19


cường hiệu lực quản lý kinh tế nội địa và duy trì tăng trưởng. Trung bình từ
năm 1991 đến 2008, GDP hàng năm tăng trưởng bình quân 8,14%, trong đó
khu vực công nghiệp tăng trưởng đến 14,23%, khu vực dịch vụ tăng trưởng
8,42% và khu vực nông nghiệp tăng trưởng 4.2%. Tăng trưởng kinh tế từ năm
2009 đến 2014 đạt trung bình 6,8%. Tăng trưởng nông nghiệp năm 2012 đạt
4,1%, công nghiệp đạt 9,5%, dịch vụ là 6,4%. GDP năm 2013 của Campuchia
đạt 8,83 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.080 USD/năm. Tuy
nhiên, Campuchia vẫn là quốc gia nghèo trong khu vực, có thu nhập bình
quân đầu người thấp. Khoảng ¼ dân số Campuchia sống ở mức đói nghèo với
thu nhập dưới 1,25 USD/ngày và phần lớn sống ở nông thôn. Nền kinh tế
Campuchia vẫn còn dựa vào nông nghiệp, nhưng vẫn nhập khẩu thực phẩm từ
các nước láng giềng.
Về quốc phòng - an ninh, Chính phủ Campuchia nắm chắc lực lượng vũ
trang, quan tâm tăng cường tiềm lực quân sự, bảo đảm chủ quyền, giữ vững
an ninh. Chính phủ Campuchia ưu tiên tăng ngân sách quốc phòng, tăng
cường mua sắm vũ khí trang bị. Ngân sách quốc phòng của Campuchia năm
2013 đạt 400,16 triệu USD, dự kiến năm 2014 là 468 triệu USD. Quân đội
Campuchia đã mua khoảng 250 xe tăng, xe bọc thép đã qua sử dụng mua từ
các nước Đông Âu từ năm 2010 - 20122. Tình hình quốc phòng - an ninh
Campuchia cơ bản ổn định, tuy nhiên, biên giới Campuchia - Thái Lan còn
tiềm ẩn bất ổn liên quan đến tranh chấp chủ quyền xung quanh ngôi đền Preah
Vihear. Từ năm 2008 - 2011, hai bên xảy ra nhiều cuộc xung đột ở khu vực
biên giới, gây thiệt hại cho binh lính và thường dân hai nước, ảnh hưởng đến
hòa bình, ổn định ở khu vực. Trong đó, cuộc giao tranh tháng 10/2008 đã làm

khoảng 20 người chết và hàng chục người bị thương; từ tháng 1-4/2011, đụng
độ giữa hai bên làm hơn 30 người chết, hàng trăm người bị thương và hàng

2

Thanh niên online, Hậu trường sức mạnh quân sự Campuchia, />20130111/hau-truong-suc-manh-quan-su-campuchia.aspx, truy cập ngày 14/11/2014


chục nghìn người dân hai nước phải sơ tán3. Bên cạnh đó, được sự hậu thuẫn
của các thế lực thù địch, các lực lượng phản động ở Campuchia tiếp tục lợi
dụng tình hình để liên kết, tăng cường tuyên truyền, kích động biểu tình, bạo
lực chống phá Chính phủ Campuchia.
Về đối ngoại, Campuchia chủ động, từng bước hội nhập quốc tế, nâng
cao vị thế trong khu vực. Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN
(tháng 4/1999); thành viên chính thức thứ 148 của Tổ chức Thương mại Thế
giới WTO (tháng 10/2004), gia nhập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (tháng
10/2004) và đang tích cực vận động để tham gia APEC trong thời gian sớm
nhất. Campuchia là thành viên tích cực trong các cơ chế hợp tác khu vực như
Uỷ hội Mekong quốc tế (MRC); Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS);
Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia (CLV); Hành lang
kinh tế Đông Tây (WEC)... Campuchia đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân
phiên ASEAN và tổ chức thành công các Hội nghị trong khuôn khổ hợp tác
khu vực vào năm 2002 và năm 2012.
Campuchia đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, bao gồm các
nước láng giềng và những đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Việt
Nam… Quan hệ Campuchia - Mỹ được thúc đẩy nhất là từ năm 2008 khi
Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố chính sách quay trở lại châu Á - Thái Bình
Dương trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị, hai bên duy trì các chuyến thăm, cam
kết thúc đẩy hợp tác chính trị - ngoại giao, khắc phục những bất đồng. Về
quân sự, Mỹ và Campuchia thúc đẩy hợp tác, duy trì diễn tập chung, hợp tác

đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình cho Quân đội Campuchia… Mỹ thực hiện
Sáng kiến gìn giữ hòa bình toàn cầu (GPOI) với một số nước trong khu vực,
trong đó có Campuchia và duy trì tập trận thường niên “Người gác đền
3

BBC, Căn nguyên của xung đột Thái - Campuchia, />2011/04/110428_thai_khmer_dispute_history.shtml, truy cập ngày 14/11/2014

21


Angkor” với Campuchia từ năm 2010. Về kinh tế, Mỹ là đối tác thương mại
quan trọng, là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng của Campuchia.
Quan hệ Campuchia - Việt Nam được củng cố và tăng cường. Hai bên
tích cực thúc đẩy các chuyến thăm, làm việc ở các cấp nhằm tăng cường hợp
tác chính trị; nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh…; triển khai hiệu quả các thỏa
thuận đã được ký kết; thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc trên đất liền nhằm
xây dựng đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia thành đường biên
giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Kim ngạch thương mại song
phương năm 2013 đạt khoảng 3,5 tỷ USD và hai bên cam kết sẽ đạt 5 tỷ USD
vào năm 2015. Việt Nam tiếp tục ưu tiên giúp Campuchia đào tạo nguồn nhân
lực, y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân Campuchia. Hai bên tổ chức nhiều
hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước vào năm 2012; thúc đẩy các chuyến thăm song phương giữa lãnh đạo
cấp cao hai nước nhằm cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện.
Quan hệ giữa Campuchia với Thái Lan từng bước được cải thiện. Hợp
tác thương mại được nối lại, khu vực biên giới dần đi vào ổn định. Hai bên
tiếp tục đàm phán để từng bước rút quân khỏi khu vực tranh chấp biên giới ở
khu vực Preah Vihear.
1.2.2. Tình hình Trung Quốc

Về chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo đất nước,
thực hiện chính sách đổi mới, cải cách nội bộ, tiếp tục đi theo con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện mục tiêu chiến lược
“xây dựng xã hội khá giả toàn diện”. Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh cải cách
nhằm tìm ra mô hình tăng trưởng mới phù hợp với tình hình hiện nay của
Trung Quốc, duy trì nguyên tắc lãnh đạo nhằm chia sẻ quyền lực và bảo đảm
sự ổn định về chính trị - xã hội. Trung Quốc tổ chức thành công các kỳ Đại


hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, nổi bật là Đại hội Đảng Cộng sản Trung
Quốc lần thứ 18 năm 2012, qua đó tiến hành quá trình chuyển giao quyền lực
giữa thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Hồ Cẩm Đào với phương châm phát triển “xã
hội hài hòa” sang thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Tập Cận Bình - nhân vật được
cho là quan hệ thân thiết với Quân đội, có lập trường cứng rắn cả về đối nội,
đối ngoại, theo đuổi tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong chính sách ngoại giao.
Ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo, Tập Cận Bình đẩy mạnh công tác chống
tham nhũng, xử lý “mạnh tay” hàng loạt các quan chức cấp cao tham nhũng,
trong đó có cựu ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, hai Phó Chủ tịch
Quân ủy Trung Quốc Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng…
Về kinh tế, thực lực kinh tế của Trung Quốc có xu thế tăng trưởng nhanh,
nhưng thời gian gần đây có dấu hiệu chững lại. GDP của Trung Quốc năm
1990 là 390,3 tỉ USD, năm 2000 là 1198,5 tỉ USD và năm 2010 là 5878,3 tỉ
USD4. Trung Quốc thay thế Nhật Bản để trở thành nền kinh tế đứng thứ hai
thế giới vào năm 2010 và hiện đang dẫn đầu về đối tác thương mại với 124
nước. Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với 3.700 tỷ USD; là
công xưởng lớn nhất thế giới, trong đó sản lượng ô tô gấp đôi của Mỹ5. Tuy
nhiên, cơ cấu kinh tế phát triển không ổn định và cơ cấu kinh tế tiêu thụ nhiều
năng lượng, dẫn đến phân hóa giàu nghèo và thất nghiệp gia tăng. Trung
Quốc là nước sản xuất, tiêu dùng năng lượng lớn nhất trên thế giới, trong đó
đứng thứ hai thế giới về tiêu thụ dầu, dự kiến sẽ là nước nhập khẩu dầu lớn

nhất trong năm 2014; là quốc gia sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất trên thế
giới, chiếm gần một nửa số lượng than tiêu thụ của thế giới; tiêu thụ khoảng
40% sản lượng kim loại toàn cầu6. Ngoài ra, Trung Quốc đối mặt với khó
4

Thông tấn xã Việt Nam, Sự trỗi dậy đồng thời của Trung Quốc, Ấn Độ ở Châu Á và quan hệ Trung - Ấn,
TLTKĐB, Số 61, Hà Nội, ngày 07/3/2013
5
Thông tấn xã Việt Nam, Làm gì để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, TLTKĐB, số 45, ngày 24/2/2014
6
Thông tấn xã Việt Nam, Làm gì để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, TLTKĐB, số 45, ngày 24/2/2014

23


khăn trong giải quyết vấn đề lao động, ô nhiễm môi trường…
Về quốc phòng - an ninh, Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự, đẩy
mạnh đối ngoại quân sự nhằm đối phó với những thách thức ở khu vực, sự
hiện diện quân sự của Mỹ và bảo đảm lợi ích an ninh hàng hải cũng như tham
vọng chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực.
Trung Quốc tích cực triển khai chiến lược biển, áp dụng nhiều biện
pháp, thủ đoạn để từng bước hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông,
mở rộng lãnh hải. Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách “đường chín đoạn” trên
Biển Đông, khiến tình hình khu vực trở nên bất ổn, tranh chấp về chủ quyền,
quyền chủ quyền giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN ngày càng trở
nên phức tạp và căng thẳng. Tranh chấp chủ quyền giữ Trung Quốc và Nhật
Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trở nên căng thẳng.
Trung Quốc mở rộng đối ngoại quân sự, tích cực tham gia các cuộc
diễn tập song phương và đa phương, tiếp tục cải thiện quan hệ quân sự với
các nước, kể cả với Mỹ, đồng thời tích cực tham gia các cuộc diễn tập với

Mỹ, Ấn độ, Philippines, Thái Lan, nhất là với Nga và các nước thuộc SCO.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng vũ trang, liên tục
tăng ngân sách quốc phòng nhằm “rút ngắn khoảng cách chênh lệch” so với
các nước tiên tiến. Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng gấp 8 lần trong 20
năm qua và trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới. Bắc Kinh
cho biết, tổng mức chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm 2013 là 120 tỷ USD,
tuy nhiên theo Hoa Kỳ, con số thực tế là gần 145 tỷ USD7.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tồn tại nguy cơ bất ổn từ mâu thuẫn xã hội,
các vấn đề về dân chủ, nhân quyền và xung đột sắc tộc, tôn giáo trong nước,
các vụ khủng bố thường xuyên diễn ra, nhất là tại các khu tự trị Tây Tạng và

7

BBC, Trung Quốc chi 145 tỷ USD cho quốc phòng, />2014/06/140606_china_military_budget.shtml, truy cập ngày 12/11/2014


Tân Cương. Quan hệ quân sự hai bờ Trung Quốc - Đài Loan thiếu sự tin cậy.
Về đối ngoại, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại tích cực
chủ động, tham gia rộng rãi vào các vấn đề quốc tế và khu vực nhằm khẳng
định vị thế cường quốc của mình. Theo đó: (1) Vừa cải thiện quan hệ, vừa gia
tăng cạnh tranh với Mỹ và Nhật Bản. Tiếp tục trao đổi, giao lưu quân sự với
Mỹ, phối hợp cùng giải quyết các vấn đề quốc tế như vấn đề Triều Tiên,
Syria… nhưng kiên quyết phản đối các nước này sử dụng vấn đề Đài Loan,
thương mại… để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc; thực hiện
“trả đũa” Mỹ trong vấn đề thương mại, phản đối Mỹ tăng cường hiện diện ở
khu vực; (2) Thúc đẩy cải thiện quan hệ với các nước láng giềng nhằm gia tăng
ảnh hưởng ở khu vực. Trung Quốc tích cực tăng cường quan hệ ngoại giao với
các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh cùng xây dựng
một môi trường khu vực ổn định, hòa bình và tin tưởng lẫn nhau, hợp tác cùng
có lợi, thúc đẩy quan hệ với Nga, Hàn Quốc, Triều Tiên, các nước Nam Á,

Nam Thái Bình Dương với phương châm “thân thiện với láng giềng và coi
láng giềng là bạn”; (3) Tăng cường hợp tác và gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ
đối với ASEAN. Trung Quốc chủ trương đẩy nhanh tiến trình “hợp tác vành
đai Vịnh Bắc Bộ mở rộng”, đẩy nhanh tiến trình thực hiện Khu vực thương mại
tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA)… Trung Quốc là đối tác thương mại
lớn nhất của ASEAN, ngược lại, ASEAN là đối tác lớn thứ ba của Trung Quốc.
Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 230 tỷ vào năm 2011,
tạo thành khu vực lớn thứ 3 về thương mại tự do của thế giới8. Trong nửa đầu
năm 2013, kim ngạch thương mại ở mức 210 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ
năm 2012 và gần bốn lần so với năm 2002. ASEAN hiện là địa điểm đầu tư

8

Thông tấn xã Việt Nam, Biển Đông sẽ là nơi đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, TLTKĐB, số 290, ngày 25/3/2011

25


×