Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những giải pháp để đề nghị hiến bộ phận cơ thể và hiến xác bộ phận cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.47 KB, 11 trang )

Mục Lục
Mục Lục...................................................................................................................................................1
B. Giải quyết vấn đề.................................................................................................................................2
1. Đề nghị này có được chấp nhận hay không? Giải thích...................................................................2
2. Những giải pháp để đề nghị hiến bộ phận cơ thể và hiến xác bộ phận cơ thể sau khi chết của
người tử tù được chấp nhận và thực hiện trên thực tế.......................................................................8
2.1. Giải pháp về mặt pháp lý:.........................................................................................................8
2.2. Giải pháp về mặt y học:............................................................................................................8
2.3. Giải pháp về mặt xã hội:...........................................................................................................9
C. Kết thúc vấn đề..................................................................................................................................10

A. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, thì mặt trái của nó là vấn đề ô
nhiễm môi trường với sự xuất hiện của những bệnh tật nan y ngày càng nguy
1


hiểm, nhu cầu về mô, bộ phận cơ thể và xác người cho y học đã cần thiết lại càng
cần thiết hơn. Vậy nên, pháp luật nước ta đã quy định hiến bộ phận cơ thể và
hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là một quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá
nhân. Là một quyền nhân thân mang tính nhân văn cao cả và cần phải khuyến
khích như vậy, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng thực hiện, đối với
những người tử tù thì để thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể và được hiến xác,
bộ phận cơ thể lại là rất khó khăn. Để làm rõ vấn đề trên, trong bài viết em xin
giải quyết đề tài: “Những năm gần đây, ở Việt Nam, một số người bị kết án tử
hình đề nghị được hiến bộ phận cơ thể trước khi thi hành án tử hình và được
hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Theo anh (chị), đề nghị này có được chấp
nhận hay không? Giải thích”.

B. Giải quyết vấn đề
1. Đề nghị này có được chấp nhận hay không? Giải thích


Vấn đề có chấp nhận tử tù đề nghị được hiến bộ phận cơ thể trước khi thi
hành án tự hình và được hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết còn đang là một
đề tại gây nhiều tranh cãi trong các cuộc hội thảo của các nhà làm luật, các luật
gia cũng như dư luận xã hội. Vì vậy, rất khó để khẳng định yêu cầu này có được
chấp nhận hay không vì hiện nay vẫn có hai luồng quan điểm trái chiều về vấn
đề này:
Quan điểm thứ nhất: Cho rằng có thể chấp nhận đề nghị được hiến bộ
phận cơ thể trước khi thi hành án tử hình và được hiến xác, bộ phận cơ thể sau
khi chết của tử tù, bởi những lý lẽ sau:
- Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, đây là việc làm luật không cấm. Không hề có
quy định nào cấm tử tù hiến bộ phận cơ thể trước khi thi hành án tử hình và hiến

2


xác , bộ phận cơ thể sau khi chết. Quyền hiến bộ phận cơ thể, quyền hiến xác,
bộ phận cơ thể sau khi chết là một quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân, theo
quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm
2006: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có
quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến
xác.”(Điều 5). Mà không hề có điều luật nào quy định tử tù bị hạn chế hoặc bị
mất năng lực hành vi dân sự, vì vậy nếu họ đủ các điều kiện trên (đủ mười tám
tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) thì họ cũng có thể thực hiện
quyền này.
- Thứ hai, tình hình thực tế hiện nay thì nhu cầu cần được ghép mô, bộ phận
cơ thể người cũng như nhâu cầu về xác để nghiên cứu y học là rất lớn và ngày
càng tăng. Việt Nam hiện có khoảng 6.000 người suy thận mạn cần được ghép
thận, 300.000 người mù lòa vì các bệnh lý giác mạc cần được ghép giác mạc... 1.
Có thể thấy nhu cầu là lớn như vậy, trong khi lượng người tình nguyện hiến bộ
phận cơ thể, hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là quá ít, lại chủ yếu là dưới

dạng hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết vì rất ít trường hợp người nào đang
sống khỏe mạnh mà lại muốn hiến bộ phận cơ thể, vì họ sợ sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe của mình. Mà một người bình thường mà chờ đến khi họ chết để lấy xác,
bộ phận cơ thể mà họ hiến thì sẽ rất lâu và khi đó họ đã già nên những bộ phận
cơ thể của họ phần lớn là không cấy, ghép được cho người khác mà chỉ dùng để
phục vụ nghiên cứu khoa học. Còn đối những tử tù, phần lớn là những người còn
trẻ (hoặc sẽ phải thi hành án khi vẫn còn trẻ) vì vậy có thể lấy mô, tạng, bộ phận
cơ thể mà họ hiến phục vụ cho việc cấy, ghép để cứu chữa người khác. Với nhu
cầu về mô, tạng, xác, bộ phận cơ thể là lớn như vậy, thì chẳng có lý do gì mà
không đồng ý đề nghị được hiến bộ phận cơ thể trước khi thi hành án tử hình và
được hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết của tử tù.
1

/>
3


- Thứ ba, đây là một đề nghị xuất phát từ lương tâm, là một hành động đẹp,
thể hiện sự xám hối của những người tử tù nên cần được biểu dương, trân trọng
và chấp nhận. Những người tử tù là những người đã phạm những tội đặc biệt
nghiêm trọng, đây là những tội ác man rợ và gây hậu quả lớn cho xã hội. Vì vậy,
khi đã nhận ra sai lầm họ sẽ rất hối hận, cắn rứt lương tâm. Khi sống đã vô ích
thì khi chết nhiều người trong số họ rất muốn làm một điều gì đó có ích, có thể
thấy đề nghị hiến bộ phận cơ thể trước khi thi hành án tử hình và được hiến xác,
bộ phận cơ thể sau khi chết là việc tốt duy nhất họ có thể làm. Đánh kẻ chạy đi
chứ không nên đánh kẻ chạy lại, vì vậy việc chấp nhận đề nghị này của tử tù là
hoàn toàn đúng đắn và là điều mà pháp luật nên làm.
- Thứ tư, vấn đề tử tù hiến xác, bộ phận cơ thể đã được nhiều nước cho
phép và áp dụng thành công, mang lại nhiều thành quả, hi vọng sống cho nhiều
người mắc bệnh hiểm nghèo cũng như giúp những tử tù có thể thực hiện được ý

nguyện làm một việc có ích cuối cùng khi còn sống. Cụ thể, Trung Quốc, từ năm
1984 đã có quy định về việc hiến xác của các tử tù. Theo quy định, xác tử tù sẽ
được sử dụng trong trường hợp không có người nhận, tử tù tự nguyện hiến xác
hoặc gia đình tử tù chấp thuận cho hiến xác. Trung Quốc cũng chấp nhận cho tử
tù hiến nội tạng sau khi chết. Tại Mỹ, tử tù có thể hiến xác cho khoa học sau khi
bị hành hình. Xác chủ yếu được dùng làm tiêu bản cho sinh viên ngành y thực
tập và được sử dụng trong môn giải phẫu người2. Vì vậy, Việt Nam cũng nên học
hỏi, cho phép thực hiện vấn đề này.
Quan điểm thứ hai: Cho rằng việc chấp nhận đề nghị được hiến bộ phận
cơ thể trước khi thi hành án tử hình và được hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi
chết của tử tù là rất khó khả thi. Bởi những vướng mắc sau:

2

/>
4


- Thứ nhất, vướng mắc về mặt pháp lý, hiện nay chưa có quy định nào về
việc tử tù có được hiến xác, mô, bộ phận cơ thể hay không. Mặc dù pháp luật
không cấm nhưng có thể thấy, Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác năm 2006 không có một điều luật nào quy định, hướng dẫn về việc
này, trước đây, khi bàn về dự luật thi hành án hình sự có đưa ra nội dung này
nhưng còn có nhiều ý kiến khác nhau và có nhiều khó khăn, và cuối cùng thì khi
ban hành Luật thi hành án hình sự thì cũng không có quy định về vấn đề này.
Đây là một vướng mắc về vấn đề pháp lý, dẫn đến việc khi các cơ quan nhà nước
khi nhận được đơn đề nghị được hiến bộ phận cơ thể trước khi thi hành án tử
hình và được hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết của tử tù đã lúng túng không
biết giải quyết như thế nào vì không có một hành lang pháp lý nào hướng dẫn để
giải quyết. Có thể thấy đây là khó khăn lớn nhất của vấn đề này.

- Thứ hai, là những khó khăn về mặt y học. Cụ thể, hình thức thi hành án tử
hình của nước ta trước đây là xử bắn và theo Luật thi hành án hình sự 2010 mới
đây sẽ chuyển sang hình thức tiêm thuốc độc, có thể thấy với cả hai hình thức
trên thì việc hiến xác đều khó có thể có hiệu quả. Nếu xử bắn thì các bộ phận của
cơ thể khó có thể còn nguyên vẹn và như vậy, việc dùng các bộ phận cơ thể này
cho y học và nghiên cứu khoa học là điều có thể nói là không có nhiều tác dụng.
Nếu thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc thì khi thuốc độc ngấm vào cơ
thể nạn nhân, làm ngừng hoạt động sống của tử từ thì việc sử dụng các bộ phận
cơ thể này cho mục đích y tế cũng khó có thể thực hiện được. Một rào cản nữa là
việc thân nhân tử tù có thể mang xác tử tù về cũng phải qua một số thủ tục chứ
không được mang về ngay hoặc cũng phải có thời gian vận chuyển tử thi đến
bệnh viện. Trong quá trình làm thủ tục thì về mặt y học các bộ phận cơ thể này
không đảm bảo được sự sống để có thể dùng cho người khác. Các bộ phận cơ thể
này trong quá trình phân huỷ cơ học, các tế bào không được bảo quản ngay sẽ bị

5


phân huỷ. Theo Điều 23 của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác ngày 29/1/2006 thì phải có cơ sở y tế tiếp nhận và bảo quản xác
ngay nhưng lại vướng thủ tục về thi hành án tử hình nên khó có thể tiếp nhận và
bảo quản xác ngay sau khi thi hành án3.
- Thứ ba, là rào cản về mặt quan niệm xã hội, tâm lý, truyền thống của
người Việt Nam. Người Việt Nam vống trọng truyền thống, dư luận xã hội, nên
khi đề cập đến việc có nên chấp nhận cho phép tử tù được hiến mô, bộ phận cơ
thể và hiến xác hay không thì nhiều người e ngại rằng sẽ không có ai muốn tiếp
nhận những mô, tạng, bộ phận cơ thể của người tử tù ghép vào mình vì những
người tử tù là những người đã làm những việc hết sức xấu xa, độc ác, bị pháp
luật lên án.
- Ngoài ra thì cũng còn nhiều ý kiến khác dẫn đến cho rằng việc cho phép

tử tù thực hiện hiến xác là khó khả thi. Có nhiều người thì cho rằng nguồn mô,
tạng của tử tù là không nhiều. Thực tế khảo sát về việc kết án và thi hành án tử
hình hằng năm cũng cho thấy số lượng tử tù không nhiều. Hầu hết họ phạm các
tội nghiêm trọng về ma túy, hoặc tội phạm sử dụng bạo lực như giết người. Về
nhân thân, khá nhiều có tiền sử nghiện hút hoặc các bệnh xã hội khác. Do đó, về
y học dù họ có tự nguyện, mong muốn hiến mô, bộ phận cơ thể hoặc xác phục vụ
khoa học và mục đích nhân đạo khác thì tính khả thi cũng rất thấp. Vì vậy, nếu
có quy định mở thêm đối tượng hiến mô, bộ phận cơ thể là người bị thi hành
hình phạt tử hình thì có lẽ cũng chỉ nên ở mức là tử tù có quyền hiến và trường
hợp cụ thể được chấp nhận hay không phải được cơ quan có thẩm quyền nào đó,
chẳng hạn như TAND Tối cao chấp thuận.
Nhận xét:
Như vậy, có thể thấy mặc dù về mặt pháp lý không có những quy định nào
cấm việc tử tù hiến bộ phận cơ thể trước khi thi hành án tử hình và được hiến
3

/>
6


xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, nhưng bởi những rào cản đã nêu ở trên mà thực
tế hiện nay chưa hề có vụ việc tiền lệ nào chấp nhận việc này. Đã có những lá
đơn xin được hiến xác, bộ phận cơ thể của những người tử tù được gửi đến cơ
quan có thẩm quyền nhưng đều không được chấp nhận. Cụ thể, từng có hai tử tù
viết đơn xin hiến xác nhưng đều không được chấp nhận. Trường hợp đầu tiên
làm đơn xin hiến xác để cứu người là Nguyễn Phước Đỉnh ngụ tại xã Tân Phước,
huyện Gò Công, Tiền Giang. Ngày 25/10/2007, tử tù này đã làm đơn xin được
hiến xác để cứu người, còn trường hợp thứ hai là Nguyễn Văn Hải (30 tuổi, trú
tại Quảng Ninh) làm đơn xin hiến xác vào tháng 9/2009 4 . Tuy nhiên, qua sự
nhìn nhận về vấn đề này, với ý kiến cá nhân thì em ủng hộ việc pháp luật nên

chấp nhận đề nghị trên của những người tử tù. Bởi qua hai luồng quan điểm trên
thì có thể thấy việc pháp luật chấp nhận cho tử tù hiến xác là hoàn đoàn đúng
đắn, vừa thể hiện tính nhân đạo của nhà nước vừa là một việc hữu ích cũng như
không có ảnh hưởng, phương hại gì đến lợi íc của nhà nước và xã hội. Các tử tù
bị tuyên án tử hình tức là bị pháp luật tước đi quyền sống của họ vì tội phạm mà
họ đã gây ra; còn khi họ hiến xác cho khoa học lại là một nghĩa cử cao đẹp của
họ đối với xã hội thông qua thể xác của mình. Như vậy mục đích của hình phạt
tử hình vẫn đạt được là đã loại bỏ đi quyền được sống của người phạm tội, trong
khi đó vẫn sử dụng được xác của tử tù nếu họ tự nguyện hiến tặng vì mục đích
khoa học và y tế. Bên cạnh đó, thì những khó khăn, rào cản khiến đề nghị hiến
xác, bộ phận cơ thể của những tử tù không được chấp nhận trên thực tế là hoàn
toàn có thể khắc phục được.

4

/>
7


2. Những giải pháp để đề nghị hiến bộ phận cơ thể và hiến xác bộ phận cơ
thể sau khi chết của người tử tù được chấp nhận và thực hiện trên thực
tế
Đề nghị được hiến xác, bộ phận cơ thể của những người tử tù là rất đáng
trân trọng, tuy nhiên vì gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc mà họ vẫn chưa thể
thực hiện được ý nguyện của mình. Vì vậy, để cơ quan nhà nước có thể chấp
nhận đề nghị này thì cần phải thực hiện những giải pháp sau:
2.1. Giải pháp về mặt pháp lý:
Khó khăn lớn nhất là chưa có hành lang pháp lý quy định về vấn đề này. Vì
vậy, để có thể chấp nhận đề nghị này thì trong thời gian tới cần “luật hóa” vấn đề
này, cũng như ban hành ra các quy định về hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục

thực hiện việc hiến xác, bộ phận cơ thể của người tử tù. Nếu có những quy định
như vậy thì việc chấp nhận đề nghị hiến xác, bộ phận cơ thể của người tử tù sẽ
dễ dàng hơn rất nhiều.
2.2. Giải pháp về mặt y học:
Hình thức thi hành án tử hình của nước ta hiện nay cũng là một rào cản lớn
dẫn đến việc ý nguyện hiến xác, bộ phận cơ thể của người tử tù khó thực hiện
được trên thực tế. Nhưng việc tử hình bằng các biện pháp trên đối với tử tù được
thực hiện thì việc hiến xác vẫn cần đặt ra. Việc dùng hình thức tử hình nào cũng
đều làm ảnh hưởng đến xác, đến các bộ phận cơ thể từ tử tù vì các bộ phận ít
nhiều bị phá huỷ trong khi thi hành án. Tuy nhiên, xác của tử tù vẫn sẽ còn nhiều
giá trị khác cho khoa học trong việc nghiên cứu cơ thể con người. Nếu được
pháp luật thừa nhận thì có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi trong việc sử dụng các hình
thức thi hành án tử hình đối với những tử tù tự nguyện hiến xác. Để có thể tận
dụng tối đa những lợi ích của việc tiếp nhận xác, bộ phận cơ thể của người tử tù
thì cũng cần thực hiện những giải pháp sau:
8


- Thứ nhất, có thể thực hiện bằng cách lấy mô, tạng, bộ phận của người tử
tù đã hiến trước khi thi hành án. Cách này áp dụng đối với việc lấy những bộ
phận cơ thể mà không ảnh hưởng đến tính mạng con người. Sau đó người tử tù
sẽ được một thời gian hồi phục sức khỏe như những người hiến mô, tạng bình
thường rồi mới phải thi hành án. Tuy nhiên, khó khăn trong thực hiện cách thức
này là sẽ gây tốn kém, cũng như cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức
khỏe cho người tử tù sau khi hiến tạng, và có thể làm thay đổi thời gian thi hành
án.
- Thứ hai, là hay đổi phương thức thi hành án giành riêng cho những người
tử tù có nguyện vọng hiến tạng để sau khi thi hành án xong, người tử tù chỉ bị
chết lão nhưng những mô, tạng, bộ phận cơ thể của họ thì vẫn có thể dùng được.
Còn phương thực thi hành án như thế nào để phù hợp thì sẽ giao cho bộ y tế

nghiên cứu quy định. Có thể thấy, ngày 7/9/2010, Bộ Y tế đã có cuộc họp bàn về
kỹ thuật lấy mô, bộ phận cơ thể của người bị kết án tử hình cũng đã có đề cập
đến việc đề nghị phương thức tử hình phù hợp dành cho tử tù có nguyện vọng
hiến xác5.
2.3. Giải pháp về mặt xã hội:
Do có nhiều luồng dư luận về vấn đề này, bên cạnh số đông ủng hộ việc
pháp luật cho phép những tử tù được quyền hiến xác, bộ phận cơ thể thì cũng
còn không ít những người vì ảnh hưởng của quan niệm xã hội truyền thống, yếu
tố tâm linh mà còn e ngại và không tán thành việc này. Vì vậy, để vấn đề này
được thực hiện trên thực tế thì bên cạnh việc “luật hóa” và thực hiện các giải
pháp về mặt y học thì cũng cần tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ đây là một
việc làm hữu ích, đồng thời khuyến khích các tử tù thực hiện hiến xác, bộ phận
cơ thể. Mọi người cần có cái nhìn đúng đắn trong việc tước đi quyền được sống
của một con người khi họ có những hành vi nguy hiểm cho xã hội với việc họ tự
5

/>
9


nguyện hiến xác cho khoa học. Việc thi hành hình phạt tử hình nhằm mục đích
tước đi sự sống của họ, còn cái xác để lại nhìn về khía cạnh sinh học đó là cơ thể
có đầy đủ các tế bào và các bộ phận cơ thể hoàn chỉnh, có ý nghĩa rất lớn cho y
học và khoa học nghiên cứu cơ thể con người. Nếu nhìn nhận nguyện vọng hiến
xác của các tử tù này như là một sự sám hối của họ đối với các hành vi phạm tội
mà họ đã gây ra; hành động tự nguyện này mong muốn mang lại sự thanh thản
cho họ với mong muốn có được sự chuộc lỗi đối với xã hội …thì sẽ dễ giải quyết
mối quan hệ giữa vấn đề pháp lý và vấn đề con người trong những trường hợp
này. Như vậy việc hiến xác của các tử tù có thể thực hiện được.


C. Kết thúc vấn đề
Qua sự phân tích trên, thì có thể thấy rằng việc chấp nhận cho tử tù được
quyền hiến xác, bộ phận cơ thể là một việc làm hết sức đúng đắn, thể hiện sự
nhân đạo cu ngx như mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Tuy nhiên đây hiện
vẫn đang là một vấn đề đang được đưa ra thảo luận vì còn những quan điểm, ý
kiến trái chiều. Về thực tế, vì những vướng mắc về pháp lý cũng như khó khăn
về y học mà hiện nay đề nghị hiến bộ phận cơ thể và hiến xác, bộ phận cơ thể
sau khi chết của những người tử tù vẫn chưa được chấp nhận. Vì vậy, để ý
nguyện của những người tử tù được thực hiện trên thực tế thì nhà nước cần thực
hiện những giải pháp đồng bộ, trong đó quan trọng nhất là “luật hóa” những quy
định cũng như trình tự thủ tục về vấn đề này. Dự đoán trong tương lai gần Việt
nam sẽ có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật dân sự 2005.
10


2. Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006.
3. Luật thi hành án hình sự 2010.
4. Một số website:




11




×