Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.39 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………………………1
Lời nói đầu……………………………………………………………………2
A. Giới thiệu chung về Luật Quảng cáo 2012…………………………3
B. Những điểm mới của Luật Quảng cáo 2012……………………….4
I)

Chương I: Những quy định chung………………………………….4

II) Chương II: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động
quảng cáo………………………………………………………….7
III) Chương III: Hoạt động quảng cáo…………………………………9
IV) Chương IV: Hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài………..13
C. Ý nghĩa của sự ra đời Luật Quảng cáo 2012…………………….14
Kết luận……………………………………………………………………...15
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………….16

1


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội,
hoạt động quảng cáo ở nước ta đã có bước phát triển mạnh với sự gia tăng về
số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, sự mở rộng về hình
thức, quy mô và công nghệ. Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động quảng cáo
hàng hoá, dịch vụ được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quan tâm. Do
nhu cầu quảng cáo ngày càng tăng nên nhiều loại hình quảng cáo mới xuất
hiện và phát triển mạnh, đặc biệt là quảng cáo trên các phương tiện điện tử,
thiết bị đầu cuối, các thiết bị viễn thông…Hiện nay, hoạt động quảng cáo trên
lãnh thổ Việt Nam được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Quảng cáo và các văn bản
hướng dẫn. Pháp lệnh Quảng cáo được ban hành năm 2001 đã đánh dấu bước


ngoặt cơ bản trong việc hình thành hệ thống pháp luật về hoạt động quảng
cáo. Nhìn chung, thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động
quảng cáo đã điều chỉnh hoạt động quảng cáo ở nước ta phát triển đúng
hướng và đi vào nền nếp. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, hệ thống
pháp luật về quảng cáo cũng đã bộc lộ một số điểm bất cập, không còn phù
hợp. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về phát triển quảng cáo, những
bất cập của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, nhằm mục đích ban hành
một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh toàn diện hoạt động
quảng cáo ở nước ta, tại Kỳ họp thứ 3, ngày 21 tháng 6 năm 2012 Quốc hội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã biểu quyết thông
qua Luật Quảng cáo. Sự ra đời của Luật Quảng Cáo 2012 có ý nghĩa vô cùng
to lớn không chỉ đối với hoạt động quảng cáo của nước ta mà còn có đóng
góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhận thức được vấn
đề này, nhóm em quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu các điểm mới của Luật
Quảng cáo 2012.” làm đề tài nghiên cứu.
Bài làm còn nhiều hạn chế và thiếu sót, mong thầy cô và các bạn đọc,
nhận xét để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!!!
2


A. Giới thiệu chung về Luật quảng cáo 2012
Ngày 21 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật quảng cáo. Chủ tịch
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật quảng
cáo và Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Luật Quảng cáo có 5 Chương, 43 Điều, được bố cục như sau1:
Chương I: Những quy định chung.
Chương này gồm 11 Điều (từ Điều 1 đến Điều 11) quy định những vấn
đề có tính nguyên tắc chung, bao gồm: phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ;

chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo; nội dung quản lý nhà
nước về hoạt động quảng cáo; trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động
quảng cáo…
Chương II: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng
cáo.
Chương II, gồm 5 Điều (từ Điều 12 đến Điều 16) quy định những vấn
đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của
người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của người phát hành
quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của người cho thuê địa điểm, phương tiện
quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo.
Chương III: Hoạt động quảng cáo
Chương này gồm 22 điều (từ Điều 17 đến Điều 38), chia làm 6 mục, quy
định về phương tiện quảng cáo, quảng cáo trên báo chí, các thiết bị điện tử,
sản phẩm in…
Chương IV: Quảng cáo có yếu tố nước ngoài
Chương IV, gồm 03 Điều (từ Điều 39 đến Điều 41) quy định những vấn
đề liên quan đến hoạt động quảng cáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại
1

Luật Quảng cáo 2012

3


Việt Nam; hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động quảng cáo; văn phòng
đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.
Chương V: Điều khoản thi hành
Chương V, gồm 02 Điều, Điều 42 và Điều 43, quy định về hiệu lực thi
hành và hướng dẫn thi hành.
B. Các điểm mới của Luật Quảng cáo 2012

I. Chương I: Những quy định chung
Điểm đổi mới thứ nhất là ở Điều 4, Chương I Luật Quảng cáo 2012, đó
là trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Luật Quảng cáo
2012 quy định: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo”. Trước đó,
pháp lệnh Quảng cáo quy định tại Điều 29, Chương V: “Bộ Văn hóa – Thông
tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quảng
cáo”
Thứ hai là, ở Điều 7, Chương I Luật Quảng cáo 2012 quy định rõ hơn
về những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo:
“1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm
dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm
nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy
thuốc.
4


6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa
có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy
định khi có phát sinh trên thực tế.”
Trong khi đó, Pháp lệnh Quảng cáo chỉ nêu chung chung chứ không
quy định cụ thể những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo ở
Chương II Hoạt động quảng cáo.

Thứ ba, đối với hành vi cấm quảng cáo: Bổ sung thêm một số nội dung
mới như: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
định kiến giới, về người khuyết tật, quảng cáo sử dụng phương pháp so sánh
trực tiếp, quảng cáo có sử dụng các từ “ nhất”, duy nhất, tốt nhất, số một hoặc
các từ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh, vi
phạm sở hữu trí tuệ, quảng cáo làm ảnh hưởng đến trẻ em…
Như vậy, với các quy định về nội dung, hình thức quảng cáo, hành vi
cấm quảng cáo, hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo, người chịu trách nhiệm đối
với từng phương tiện quảng cáo, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ sử dụng
công cụ quản lý của mình để đảm bảo hoạt động quảng cáo trên tất cả các
phương tiện đi vào nền nếp, phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Thứ tư, bổ sung quy định về Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo:
Hội đồng trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ xem xét và
đưa ra kết luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp
luật trước, trong và sau khi thực hiện quảng cáo khi có yêu cầu của tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo. Điều 9 Hội đồng thẩm định sản phẩm
quảng cáo:

5


“1. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ chức tư vấn trực
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết
luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật
trong trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
2. Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm
đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp
về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tổ chức và hoạt
động của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo”.

Thứ năm, bổ sung Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức nghề
nghiệp về quảng cáo. Điều 10 Luật Quảng cáo :
“1. Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật về hội.
2. Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;
b) Xây dựng bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo trình Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt; tổ chức thực hiện bộ quy tắc ứng xử nghề
nghiệp quảng cáo;
c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển
hoạt động quảng cáo; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật về quảng cáo và quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
d) Đề cử đại diện và giới thiệu chuyên gia tham gia Hội đồng thẩm định
sản phẩm quảng cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng
cáo; tư vấn, cung cấp thông tin, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quảng cáo và
6


đạo đức nghề nghiệp;
e) Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh nhằm phát triển thị trường quảng cáo
và nâng cao chất lượng sản phẩm quảng cáo;
g) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về quảng cáo, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng;
h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật”.
II. Chương II: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động
quảng cáo
Nhìn chung, Luật Quảng Cáo có sự kế thừa tư tưởng của Pháp lệnh
quảng cáo ở việc quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân. Tuy

nhiên, so với Pháp lệnh quảng cáo, Luật quảng cáo có một vài điểm mới đáng
chú ý:
Thứ nhất: Về đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo:


Pháp lệnh Quảng cáo trước đây chỉ quy định đối tượng tham gia

hoạt động bao gồm các tổ chức, cá nhân quảng cáo và các tổ chức, cá nhân
kinh doanh dịch vụ quảng cáo. (Điều 2 Pháp lệnh Quảng cáo 2001).

Luật Quảng cáo có điểm đổi mới hơn khi tách các đối tượng
tham gia hoạt động quảng cáo để quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ, bao
gồm: người quảng cáo; người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; người phát hành
quảng cáo; người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo; bổ sung thêm
một đối tượng mới là người tiếp nhận quảng cáo.
Thứ hai: Về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia hoạt động
quảng cáo:

Điều 2 Pháp lệnh quảng cáo chỉ quy định chung chung về quyền
và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo: “Tổ chức, cá
nhân có quyền trực tiếp quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch
vụ của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực
hiện quảng cáo cho mình”. Ngoài ra, không có bất kỳ điều bổ sung hay quy

7


định rõ về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Điều này có thể gây bất lợi cho
các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo khi gặp những sự cố, hay tranh
chấp, rắc rối về hoạt động quảng cáo trên thị trường.


Trái với Pháp lệnh, Luật quảng cáo quy định cụ thể và chi tiết
hơn quyền và nghĩa vụ của từng đối tượng khi tham gia vào hoạt động quảng
cáo (Điều 12 – Điều 16 Luật Quảng cáo 2012):
¤
Với người quảng cáo: Theo điều 12 Luật Quảng cáo 2012
thì người quảng cáo có quyền lựa chọn các hình thức, các phương tiện
quảng cáo phù hợp với chiến lược kinh doanh và phát triển thương hiệu
của mình. Người quảng cáo có thể lựa chọn cơ quan báo chí có uy tín
để đăng ký quảng cáo mà không sợ bị từ chối khi cơ quan báo chí đó đã
quá diện tích được phép quảng cáo. Như vậy, Luật Quảng cáo tạo ra
hành lang pháp lý vững chắc với các điều kiện thuận lợi để người
quảng cáo thực hiện ý tưởng quảng cáo của mình một cách hiệu quả.
¤
Với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành
quảng cáo, người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo, Luật
quảng cáo 2012 cũng quy định cụ thể và đầy đủ các quyền mà các đối
tượng này có và các nghĩa vụ mà những đối tượng này phải tuân theo.
Điều này tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, bảo đảm cho các đối tượng
trên không chỉ tuân thủ đúng những nguyên tắc, điều lệ mà Luật quảng
cáo đặt ra mà còn bảo vệ cho họ khi gặp phải những rắc rối, sự cố khi
tham gia vào hoạt động quảng cáo.
¤
Với người tiếp nhận quảng cáo: Các điều khoản mà Luật
Quảng cáo 2012 đưa ra như: Người tiếp nhận quảng cáo phải “được
thông tin trung thực về chất lượng, tác dụng của sản phẩm…, được từ
chối tiếp nhận quảng cáo, hay được yêu cầu người quảng cáo hoặc
người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi quảng cáo không
đúng với chất lượng, giá cả…và được tố cáo khởi kiện dân sự theo quy
định của pháp luật. Những quy định này đã phần nào đảm bảo đồng bộ,

góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Điều

8


đó cũng đồng thời bảo vệ nền văn hoá, những phong tục tập quán,
những chuẩn mực đạo đức xã hội của chúng ta. Các quy định về nội
dung, hình thức quảng cáo trên các phương tiện, yêu cầu về tính trung
thực đối với nội dung quảng cáo cũng phần nào giúp người tiêu dùng
thông qua quảng cáo để lựa chọn cho mình các sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ phù hợp, có tác dụng tích cực để bảo vệ người tiêu dùng trong
giai đoạn thị trường đang tồn tại nhiều vấn đề như hàng giả, hàng kém
chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay. Bên cạnh đó, quy
định về hình thức quảng cáo trên các phương tiện như báo hình (quảng
cáo dưới hình thức chạy chuỗi chuyển động trên khuôn hình, quy định
thời lượng được phép quảng cáo trong chương trình phim truyện, vui
chơi giải trí); quy định về hoạt động quảng cáo trên điện thoại, Internet
là các quy định có ý nghĩa tích cực trong việc đảm bảo quyền lợi của
người tiếp nhận quảng cáo trong giai đoạn hiện nay.2
III. Chương III: Hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo gồm 6 Mục, 22 Điều (từ Điều 17 đến Điều 38)
quy định những nội dung về phương tiện quảng cáo; tiếng nói, chữ viết trong
quảng cáo; yêu cầu đối với nội dung quảng cáo; điều kiện quảng cáo; quảng
cáo trên báo in, báo nói, báo hình; quảng cáo trên báo điện tử và trang thông
tin điện tử, trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn
thông khác; quảng cáo trên các sản phẩm in, trong bản ghi âm, ghi hình;
quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo; quảng
cáo trên phương tiện giao thông; quảng cáo bằng loa phòng thanh; biển hiệu
của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh; các yêu cầu đối với hoạt
động quảng cáo thông qua chương trình văn hoá, thể thao, hội nghị, hội thảo,

hội chợ, triển lãm, tổ chức sự kiện, đoàn người thực hiện quảng cáo, vật thể
quảng cáo.
2

Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Những điểm mới trong Luật Quảng cáo, 2012

9


Thứ nhất,đã có một số điểm mới trong các quy định về thủ tục hành
chính. Một số các loại giấy phép được quy định trong Pháp lệnh Quảng cáo
như giấy phép thực hiện quảng cáo đối với các phương tiện bảng quảng cáo,
băng-rôn, phương tiện giao thông, vật thể đi động và các hình thức tương tự;
giấy phép quảng cáo đối với hoạt động quảng cáo trên mạng thông tin máy
tính; giấy phép ra phụ trương quảng cáo thay bằng thủ tục thông báo cho cơ
quan quản lý nhà nước về báo chí đã bị bãi bỏ. Đây thực sự là một bước tiến
lớn nhằm làm giảm thiểu thủ tục hành chính theo cơ chế xin - cho gây phiền
hà cho các đối tượng tham gia, phù hợp với quan điểm cải cách hành chính
trong xu thế hội nhập quốc tế.
Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo (hoặc thủ tục đăng ký nội dung quảng
cáo) đối với hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển
nông thôn được thay bằng quy định điều kiện phải thực hiện theo Điều 20
Luật quảng cáo và các nội dung bắt buộc sẽ được quy định tại Nghị định của
Chính phủ. Việc cấp phép đối với việc ra kênh, chương trình chuyên quảng
cáo (Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép) và cấp phép xây dựng đối với
màn hình quảng cáo từ 20 mét vuông trở lên; bảng quảng cáo 20 m vuông gắn
vào công trình đã có trước; bảng quảng cáo đứng độc lập từ 40 m vuông trở
lên (Bộ Xây dựng cấp phép) sẽ được tiếp tục duy trì 3. Điều này sẽ góp phần
thắt chặt hơn nội dung quảng cáo để có những chương trình quảng cáo thật
chất lượng; xóa bỏ những chương trình quảng cáo, những biển quảng cáo

không hợp lí, để người tiêu dùng có một cái nhìn toàn diện hơn về các sản
phẩm được quảng cáo.
Thứ hai, về việc quảng cáo trên báo chí:
• Nếu trước đây tại Pháp lệnh quảng cáo quy định báo in không được
quảng cáo quá 10% tổng diện tích thì nay Luật quảng cáo quy định
diện tích quảng cáo không được vượt quá 15% (tăng 5% so với
3

Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Những điểm mới trong Luật Quảng cáo, 2012.

10


Pháp lệnh 2001) tổng diện tích một ấn phẩm, 20% tổng diện tích
một ấn phẩm tạp chí. Đây cũng là một điểm mới vì trước đây Pháp
lệnh không có quy định riêng cho tạp chí, bởi 10 năm trước loại
hình này còn chưa phát triển.
• Ngoài ra, những quy định về 2 loại hình báo nói, báo hình cũng có
những sự thay đổi nhất định. Trước đây, 2 loại hình này chỉ được
quy định thành các khoản 2, 3 tại điều 10 Pháp lệnh quảng cáo năm
2001 thì sang đến Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo trên báo nói và
báo hình được tách ra thành điều luật riêng - điều 22. Trước đây, các
doanh nghiệp được quảng cáo không quá 5% thì ngày nay Luật
quảng cáo quy định được quảng cáo không quá 10% (tăng 5%),
truyền hình trả tiền được quảng cáo không quá 5%, trong khi đó
Pháp lệnh quảng cáo không có quy định riêng cho truyền hình trả
tiền. Bên cạnh đó, Luật còn quy định thời lượng của các chương
trình quảng cáo, quảng cáo chạy dưới chân màn hình thì không được
quá 10% chiều cao màn hình, nhằm bảo vệ cho sự giải trí người xem
không bị gián đoạn bởi các chương trình quảng cáo.

Thứ ba, Luật đã có những quy định về việc không được phát sóng
quảng cáo trong các chương trình: chương trình thời sự, chương trình phát
thanh truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày
lễ lớn của dân tộc. Đây là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo không khí trang
nghiêm khi các buổi lễ quan trọng được truyền hình trực tiếp.
Thứ tư, đối với quảng cáo bằng hình thức gửi tin nhắn, thư điện tử thì
Luật quy định cụ thể: Chỉ gửi tin nhắn và thư điện tử quảng cáo khi có sự
đồng ý trước của người nhận; chỉ được gửi từ 7giờ đến 22 giờ; không được
gửi quá 3 tin nhắn và 3 thư điện tử đến một số điện thoại hoặc một địa chỉ thư
điện tử trong vòng 24 giờ trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đây là một điểm
mới mà Pháp lệnh về quảng cáo năm 2001 không có. Tại thời điểm đó, loại

11


hình quảng cáo trên tin nhắn và thư điện tử chưa thật sự phổ biến nên chưa
được nhà chức trách ghi nhận. Trong thời gian gần đây, loại hình này phát
triển rất mạnh và bắt đầu gây khó chịu cho người nhận quảng cáo, vì vậy luật
Quảng cáo năm 2012 đã có những quy định chi tiết để hạn chế những tác
động xấu của loại hình này.
Thứ năm, việc quảng cáo trên các sản phẩm in cũng có những điểm
mới. Đối với tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp có nội dung cổ động,
tuyên truyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn
học, nghệ thuật, được quảng cáo không quá 20% diện tích từng sản phẩm.
Không được quảng cáo trên các sản phẩm in là tiền hoặc giấy tờ có giá, văn
bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước. Thời lượng quảng cáo trong bản
ghi âm, ghi hình chương trình văn hoá, nghệ thuật, điện ảnh, bản ghi âm, ghi
hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách không được vượt quá 5%
tổng thời lượng nội dung chương trình.
Thứ sáu, chương này cũng đưa ra các quy định về việc viết, đặt biển

hiệu, nội dung thể hiện trên biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất
kinh doanh; quy định về công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo tại địa
phương với yêu cầu của nội dung quy hoạch và trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước ở địa phương trong việc xây dựng quy hoạch quảng cáo để
đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự an toàn xã hội; quy
định về hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn;
trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn; cấp
giấy phép xây dựng công trình quảng cáo. Đây đều là những điểm mới mà so
với Pháp lệnh quảng cáo 2001, Luật quảng cáo 2012 đã có những thay đổi và
bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội.
IV. Chương IV: Hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài
Quảng cáo có yếu tố nước ngoài gồm 03 Điều (từ Điều 39 đến Điều 41)
quy định những vấn đề liên quan đến hoạt động quảng cáo của tổ chức, cá
12


nhân nước ngoài tại Việt Nam; hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động
quảng cáo; văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại
Việt Nam.
Luật Quảng cáo 2012 về vấn đề quảng cáo có yếu tố nước ngoài đã có
những thay đổi quan trọng để phù hợp hơn với tình hình mới của đất nước.
Trong Pháp lệnh Quảng cáo 2001 có quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh
dịch vụ quảng cáo nước ngoài được đặt Chi nhánh tại Việt Nam. Tuy nhiên,
khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài được hợp
đồng, hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam nhưng không
được thành lập chi nhánh. Vì vậy, Luật Quảng cáo 2012 đã bãi bỏ việc cho
phép thành lập chi nhánh để phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO. Sự
thay đổi này đã giúp ngành quảng cáo ở nước ta phát triển lành mạnh hơn,
phù hợp với những quy định chung của WTO. Không những thế việc này còn

góp phần đẩy nhanh sự hội nhập của kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế chung
của thế giới, đưa kinh tế Việt Nam gần gũi và gắn chặt hơn với bạn bè khắp
năm châu.
Pháp lệnh quảng cáo 2001 có quy định về việc tổ chức, cá nhân Việt
Nam quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình ở nước
ngoài. Nhưng nhận thấy việc quảng cáo ở nước ngoài chủ yếu phải tuân thủ
theo luật quảng cáo ở nước mà tổ chức, cá nhân đó quảng cáo. Vì thế nên
Luật quảng cáo 2012 về quảng cáo có yếu tố nước ngoài đã bỏ đi phần quy
định này.
Ngoài những thay đổi về nội dung, chương quảng cáo có yếu tố nước
ngoài trong Luật quảng cáo 2012 cũng đã có những thay đổi về hình thức
trình bày để chính xác, rõ ràng, dễ hiểu hơn Pháp lệnh quảng cáo 2001.
C. Ý nghĩa của sự ra đời Luật Quảng cáo 2012

13


Luật Quảng cáo 2012 ra đời tạo ra sự tác động mạnh mẽ tới hệ thống
pháp luật hiện hành. Đây là văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Luật
đầu tiên và có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động quảng cáo, góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hướng xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời của Luật Quảng cáo sẽ đảm bảo sự đồng bộ
với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, khắc phục những hạn chế
của Pháp lệnh Quảng cáo và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Đồng thời việc ban hành Luật Quảng cáo đã thể chế hoá đường
lối, chủ trương của Đảng và các quy định của pháp luật về quảng cáo đã được
xây dựng trong thời gian qua 4.
Với việc quy định cụ thể các phương tiện quảng cáo trong Luật với
những yêu cầu chặt chẽ về nội dung, hình thức tạo ra một hành lang pháp lý

vững chắc cho các phương tiện quảng cáo phát triển và tạo vị thế trên thị
trường quảng cáo, nhất là đối với các phương tiện quảng cáo mới xuất hiện
như quảng cáo trên mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
Sau khi Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn được ban hành và
áp dụng, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo được quy định thống
nhất từ Trung ương đến địa phương, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
quảng cáo. Bên cạnh đó, với sự ra đời của Luật Quảng cáo, các cơ quan quản
lý nhà nước sẽ có được một công cụ quản lý hữu hiệu nhất để quản lý hoạt
động quảng cáo có hiệu quả.
Luật Quảng cáo đã tạo một hành lang pháp lý vững chắc với các điều
kiện thuận lợi để người quảng cáo thực hiện ý tưởng quảng cáo của mình một
cách hiệu quả nhất. Các quy định của Luật Quảng cáo sẽ đẩy mạnh quá trình
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quảng cáo trong nước với các doanh nghiệp
4

Bộ Tư pháp, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Đề cương giới thiệu Luật Quảng cáo, 2012

14


quảng cáo nước ngoài, giữa các doanh nghiệp quảng cáo trong nước với nhau
trong việc phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, bản thân các
doanh nghiệp quảng cáo trong nước phải chủ động, nỗ lực liên doanh, liên
kết, tăng cường đầu tư thiết bị máy móc, áp dụng công nghệ hiện đại, đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao, nhất là đội ngũ lao động sáng tạo ý tưởng,
đồng thời hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm để đáp ứng với sự phát triển việc kinh
doanh hoạt động quảng cáo trong quá trình hội nhập quốc tế 5.
Sự ra đời của Luật Quảng cáo kết hợp với việc xây dựng hệ thống pháp
luật nhằm bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, trung thực như Luật
Cạnh tranh, Luật Chống bán phá giá...đã phần nào đảm bảo đồng bộ, góp

phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Điều đó cũng
đồng thời bảo vệ nền văn hoá, những phong tục tập quán, những chuẩn mực
đạo đức xã hội của chúng ta.

KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rõ được vai trò cũng như
những tác động to lớn của Luật Quảng cáo 2012 đối với sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội Việt Nam nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng. Luật
Quảng cáo khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh Quảng cáo 2001,
đồng thời bổ sung và hoàn thiện các quy định về hoạt động quảng cáo phù
hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Qua đó giúp các cơ
quan quản lí Nhà nước có những cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện hoạt
động quản lí cũng như bảo vệ quyền và lợi ích các bên trong hoạt động quảng
cáo, góp phần phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
5

Bản thuyết minh chi tiết và báo cáo đánh giá tác động pháp luật của dự án Luật Quảng cáo (Kèm theo Tờ
trình số 159 /TTr-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ), 2011

15


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn
Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006;
2. Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nxb. Giáo
dục, 2008;
3. Pháp lệnh quảng cáo 2001;

4. Luật Quảng cáo 2012;
5. Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Những điểm mới trong Luật Quảng cáo,
2012;
6. Bộ Tư pháp, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Đề cương giới thiệu Luật
Quảng cáo, 2012;
7. Bản thuyết minh chi tiết và báo cáo đánh giá tác động pháp luật của dự án
Luật Quảng cáo (Kèm theo Tờ trình số 159 /TTr-CP ngày 16 tháng 9 năm
2011 của Chính phủ), 2011.

16



×