Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 12 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
  







CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ,
XỬ LÝ CHẤT THẢI
TRONG KINH DOANH KHÍ DU MỎ HÓA LỎNG













HÀ NỘI, 2013
www.sosmoitruong.com

1


MỤC LỤC


1. QUẢN LÝ CHẤT THẢI 2
1.1. Khái niệm chung 2
1.2. Tình hình chung về quản lý chất thải 3
1.3. Các quy định hiện hành về quản lý chất thải 6
1.4. Trách nhiệm trong quản lý chất thải 6
1.4.1. Luật Bảo vệ môi trường 2005 6
1.4.2. Nghị định 80/2006/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý chất thải
nguy hại của các cơ quan nhà nước 7
1.5. Các nguyên tắc, nội dung quản lý chất thải rắn 7
1.5.1. Các nguyên tắc quản lý chất thải rắn 8
1.5.2. Các hành vi bị cấm 8
1.5.3. Các hoạt động ưu tiên trong quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 8
2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ
HÓA LỎNG 10
2.1. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) 10
2.2. Chất thải từ hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến của ngành dầu khí 12
2.2.1. Các loại chất thải trong khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí 12
2.2.2. Quy định về ứng phó sự cố tràn dầu 13
2.3. Các loại chất thải trong kinh doanh LPG 15
2.3.1. Khí thải từ hoạt động kinh doanh LPG 15
2.3.2. Nước thải từ hoạt đông kinh doanh LPG 18
2.3.3. Chất thải rắn từ hoạt động kinh doanh LPG 18
2.3.4. Sự cố rò rỉ, cháy nổ 19
3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG 19
3.1. Kiểm soát khí thải 19
3.2. Kiểm soát ô nhiễm nước 20

3.3. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải 20
3.4. Giảm thiểu các tác động khác 21
www.sosmoitruong.com

2
1. QUẢN LÝ CHẤT THẢI
1.1. Khái niệm chung
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005:
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
1.2. Tình hình chung về quản lý chất thải
Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực cho sự phát
triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm chất thải
sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện. Các chất thải nói trên nếu
không được quản lý đúng đắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và
sức khoẻ con người. Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn
chất thải rắn (CTR) phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong đó 80% là chất
thải sinh hoạt (12,8 triệu tấn), 17% là chất thải công nghiệp (2,6 triệu tấn).
Bảng 1. Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm 2003, 2008
Loại CTR
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2008
CTR đô thị

Tấn/năm
6.400.000
12.802.000
CTR công nghiệp
Tấn/năm
2.638.400
4.786.000
CTR y tế
Tấn/năm
21.000
179.000
CTR nông thôn
Tấn/năm
6.400.000
9.078.000
CTR làng nghề
Tấn/năm
774.000
1.023.000
Tổng cộng
Tấn/năm
15.459.900
27.868.000
Phát sinh CTR sinh hoạt trung
bình tại khu vực đô thị
Kg/người/ngày
0,8
1,45
Phát sinh CTR sinh hoạt trung
bình tại khu vực đô thị

Kg/người/ngày
0,3
0,4

Như vậy, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150-200%, CTR sinh hoạt
đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181% và còn tiếp tục gia tăng
www.sosmoitruong.com

3
trong thời gian tới. Theo dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi
trường, đến năm 2015, lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm,
đặc biệt là CTR đô thị và công nghiệp.
Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp của các Bộ, ngành
và các địa phương hiện nay chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực
tế. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đang là một vấn đề cấp
bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước. Có thể nêu một số tồn tại chủ yếu
sau đây:
- Công tác quy hoạch và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở
một số tỉnh/thành phố còn gặp nhiều khó khăn như về quỹ đất, (đặc biệt là các
tỉnh vùng đồng bằng đông dân cư), vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ủng hộ
của nhân dân ở các vùng dự kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải
- Việc chưa phân loại chất thải từ các đô thị làm khó khăn thêm cho việc tái
chế, xử lý chất thải.
- Chưa có mức phí hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện tại cho
quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu câu của công tác
quản lý chất thải.
- Trên toàn quốc chưa có cơ sở xử lý tập trung đối với các chất thải công
nghiệp nguy hại. Các chất thải không được phân loại, chất thải nguy hại và chất
thải sinh hoạt được tập trung chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm.
- Một phần đáng kể các chất thải y tế thu gom được từ các bệnh viện, trạm y

tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được tiêu huỷ tại các lò
đốt đạt yêu cầu vệ sinh môi trường mà còn được chôn lấp chung với các chất
thải sinh hoạt.
- Hiện nay còn thiếu các văn bản kỹ thuật hướng dẫn về quản lý chất thải
nguy hại, như các tiêu chuẩn về chất thải nguy hại, hướng dẫn nhận biết các chất
thải nguy hại.
- Chưa có đủ các biện pháp, công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý các
chất thải nguy hại do sản xuất công nghiệp và các bệnh viện thải ra.
1.3. Các quy định hiện hành về quản lý chất thải
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp đối với
các hoạt động quản lý chất thải bao gồm các quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ
môi trường và các văn bản dưới luật cũng như các văn bản của các Bộ ngành
liên quan.
* Luật Bảo vệ môi trường 2005
Khác với Luật Bảo vệ môi trường 1993, quy định về quản lý chất thải đã
được chi tiết hơn rất nhiều và được cấu trúc riêng thành một chương trong Luật
Bảo vệ môi trường 2005.
+ Quy định chung về quản lý chất thải gồm 4 điều (Điều 66 đến Điều 69) quy
định về trách nhiệm quản lý chất thải; thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng
www.sosmoitruong.com

4
hoặc thải bỏ; tái chế chất thải và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong
quản lý chất thải.
Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định tổ chức, cá nhân có
hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng
để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ. Chất thải
phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy
trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt

tiêu chuẩn môi trường (Điều 66).
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã
hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ như: Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; pin, ắc quy; thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; dầu
nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên; sản phẩm thuốc, hoá chất
sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người;
phương tiện giao thông; săm, lốp; sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ (Điều 67).
Đồng thời, Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi khuyến khích các tổ chức, cá
nhân có hoạt động tái chế chất thải; tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái
chế chất thải (Điều 68).
+ Quản lý chất thải nguy hại bao gồm 7 điều (Điều 70 đến Điều 76) quy định
việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại;
phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải
nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; cơ sở xử lý chất thải nguy hại; khu chôn lấp
chất thải nguy hại và quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định tổ chức, cá nhân có hoạt động
phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải
lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Tổ
chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được
cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại (Điều 70). Tổ chức,
cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại,
thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom
chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời trong thiết bị chuyên dụng
bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường; có kế hoạch, phương tiện
phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải
nguy hại với chất thải thông thường (Điều 71). Đồng thời, trong vận chuyển và
xử lý chất thải nguy hại, Luật quy định chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép
vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển (Điều 72); chỉ
những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy

phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại (Điều 73).
+ Quản lý chất thải rắn thông thường gồm 4 điều (Điều 77 đến Điều 80) quy
định phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường; cơ sở tái chế,
www.sosmoitruong.com

5
tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường và quy hoạch về thu gom, tiêu
huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường.
Chất thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính là: Chất thải có
thể dùng để tái chế, tái sử dụng và chất thải phải tiêu huỷ, chôn lấp. Tổ chức, cá
nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại
nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải (Điều 77).
Về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường, Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 cũng quy định: Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và
đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân
loại tại nguồn. Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã
được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không
rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Vận chuyển chất thải trong đô
thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có
thẩm quyền phân luồng giao thông quy định (Điều 78).
+ Quản lý nước thải bao gồm 2 điều (Điều 81 và Điều 82) quy định việc thu
gom, xử lý nước thải và hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việc thu gom, xử lý nước thải tại
các đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom nước mưa và nước
thải riêng biệt; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
trước khi đưa vào môi trường; nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường (Điều 81). Đồng thời, quy định cụ thể các đối tượng phải có
hệ thống xử lý nước thải bao gồm: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên
thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung (Điều 82).
+ Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ bao
gồm 3 điều (Điều 83 đến Điều 85) quy định việc quản lý và kiểm soát bụi, khí
thải; quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ôzôn và việc hạn chế
tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có phát
tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu
chuẩn môi trường. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây
dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu
chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi
bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường (Điều 83).
Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu
chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ
rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp
hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng
đồng dân cư.
www.sosmoitruong.com

6
* Các văn bản khác liên quan
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ
Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.

- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 với những mục tiêu cụ thể là tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt
90%, xử lý và tiêu huỷ 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế. Cơ quan
chủ trì và triển khai thực hiện là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2050.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
- Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi thành một số
điều của luật thuế bảo về môi trường.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy
định về quản lý chất thải nguy hại.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp.
- Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều
kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản
lý chất thải nguy hại.
- Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh
mục chất thải nguy hại.
- Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
Nghị định 59/2007/NĐ-CP.
- Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động
bảo vệ môi trường.
- Hệ thống các quy chuẩn/tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải.
1.4. Trách nhiệm trong quản lý chất thải
1.4.1. Luật Bảo vệ môi trường 2005
* Trách nhiệm của tổ chức cá nhân phát sinh chất thải
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm
thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu
huỷ, thải bỏ.

www.sosmoitruong.com

7
- Phải xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy
trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý
chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
* Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải
- Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây
dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.
- Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất
thải thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân
trước khi đưa vào sử dụng.
- Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất
thải theo quy định của pháp luật.
1.4.2. Nghị định 80/2006/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý chất thải
nguy hại của các cơ quan nhà nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
a) Hướng dẫn quy trình giảm thiểu, thống kê, khai báo và quản lý chất thải
nguy hại;
b) Ban hành danh mục chất thải nguy hại;
c) Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức
tham gia quản lý chất thải có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trở lên;
d) Hướng dẫn việc vận chuyển chất thải nguy hại ra nước ngoài xử lý theo
Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp trong nước
không có công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
a) Tổ chức thống kê, đánh giá về chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn và

có các biện pháp quản lý phù hợp;
b) Bố trí mặt bằng, các điều kiện cần thiết cho quản lý chất thải nguy hại trên
địa bàn phù hợp với quy hoạch thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã
được phê duyệt;
c) Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức
tham gia quản lý chất thải nguy hại có phạm vi hoạt động trên địa bàn trừ các
trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1.5. Các nguyên tắc, nội dung quản lý chất thải rắn
Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định các nguyên
tắc, nội dung quản lý chất thải rắn và các hành vi bị cấm như sau:
www.sosmoitruong.com

8
1.5.1. Các nguyên tắc quản lý chất thải rắn
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải
nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
- Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng,
xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn khó phân huỷ, có khả
năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên
đất đai.
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn.
1.5.2. Các hành vi bị cấm
- Để chất thải rắn không đúng nơi quy định.
- Làm phát thải bụi, làm rơi vãi chất thải rắn trong quá trình thu gom, vận
chuyển.
- Để lẫn chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
- Nhập khẩu, quá cảnh trái phép chất thải rắn trên lãnh thổ Việt Nam.
- Gây cản trở cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo

dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
1.5.3. Các hoạt động ưu tiên trong quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
- Cải thiện việc đầu tư và thực hiện các dịch vụ quản lý chất thải sinh hoạt:
Thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao thực hiện đầu tư có tính chi phí – hiệu
quả cao, tập trung vào các khu vực ưu tiên và áp dụng công nghệ phù hợp để các
hoạt động đầu tư này đảm bảo sẽ giúp cải tổ một cách toàn diện và triệt để. Do
vậy, ưu tiên vẫn là làm thế nào đảm bảo vận hành đúng kỹ thuật các bãi chôn lấp
hiện có, mở rộng các hoạt động thu gom chất thải đến các khu vực chưa có các
dịch vụ và các đô thị nhỏ thông qua các khoản đầu tư có tính chi phí – hiệu quả
cao, nâng cao hiệu quả thu gom và cải thiện các dịch vụ quản lý chất thải rắn
cho các hộ nghèo trong khi vẫn tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng các bãi
chôn lấp trong cả nước. Để cải thiện dịch vụ cho người nghèo cần kết hợp cả các
nguồn trợ giá có trọng tâm từ phía Chính phủ và bù giá cho các Công ty môi
trường đô thị, mở rộng các phương thức dựa vào cộng đồng. Ngoài ra, cần phải
tổ chức một cách có hệ thống việc lấy ý kiến tư vấn và thu hút sự tham gia của
cộng đông dân cư nghèo trong quá trình lựa chọn địa điểm, đánh giá tác động và
vận hành các bãi chôn lấp.
- Tăng cường, hoàn thiện các quy định và phương thức quản lý chất thải
nguy hại: Cần sớm thực hiện quy hoạch và xây dựng các hệ thống xử lý chất
thải công nghiệp nguy hại theo vùng, khu công nghiệp và cụm nhà máy, các hệ
thống xử lý và tiêu huỷ chất thải ngay trong các nhà máy. Nên ưu tiên tiến hành
trước hết với ba vùng kinh tế trọng điểm (Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam).
www.sosmoitruong.com

9
- Tăng cường hiệu lực tổ chức, giám sát và cưỡng chế: Đầu tư bổ sung cho
cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực tổ chức, cải thiện hoạt động quản lý tài chính
và tạo ra các biện pháp khuyến khích quản lý chi phí hiệu quả cho các công ty
môi trường đô thị là các vấn đề cần ưu tiên. Nâng cao năng lực cho các cơ quan
điều phối về theo dõi, giám sát và cưỡng chế thực hiện các quy định về môi

trường đối với các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động rất cần
thiết hiện nay.
- Tạo các cơ chế khuyến khích đối với hoạt động giảm thiểu và tái chế chất
thải: Các hoạt động hỗ trợ cho khu vực phi chính thức trong các dịch vụ quản lý
chất thải gồm mở rộng các chương trình cho vay tín dụng nhỏ, phát triển thị
trường cho các sản phẩm tái chế, phối hợp hoạt động giữa khu vực phi chính
thức và khu vực Nhà nước, hỗ trợ hợp tác trong quản lý chất thải và tư vấn các
hoạt động quản lý chất thải hợp lý. Việc giảm thiểu các chi phí có thể thực hiện
được thông qua các hoạt động phân loại rác tại nguồn, tăng cường sự tham gia
của khu vực tư nhân trong các hoạt động tái chế. Tương tự, cũng có thể mở rộng
quy mô các hoạt động sản xuất phân compost thông qua phát triển các cơ sở sản
xuất phân compost chất lượng cao có thể cạnh tranh trên thị trường từ chất thải
được phân loại tại nguồn, áp dụng các quy trình sản xuất sạch hơn có thể là một
phương pháp nhằm giảm thiểu chất thải công nghiệp và tạo các giải pháp sinh
thái công nghiệp.
- Cải thiện công tác thu hồi chi phí nhằm đảm bảo tính bền vững của các hoạt
động đầu tư: Cần ưu tiên cho các hoạt động nhằm cải thiện tính ổn định, bền
vững về tài chính của các hệ thống quản lý chất thải rắn. Cần nghiên cứu các hình
thức và mức phí khác nhau như phí có mức thu cố định, phí có mức thu phụ thuộc
vào mức độ sử dụng dịch vụ như mức phí tiêu dùng điện, nước, và các mức phí
phụ thuộc vào khả năng chi trả. Cần tăng cường thu hút sự tham gia của các khu
vực tư nhân và thúc đẩy thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và
thông qua các chính sách và các biện pháp khuyến khích về kinh tế.
- Cải thiện thông tin cho cộng đồng về quản lý chất thải rắn và khuyến khích
xã hội chấp nhận các giải pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải: Cần thực hiện các
hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý
chất thải không đúng cách cũng như trách nhiệm của người dân phải chi trả cho
các dịch vụ quản lý chất thải tốt hơn. Các chương trình giáo dục cộng đồng
không nên chỉ nhằm riêng vào đối tượng là người lớn mà nên dành cả cho học
sinh ở các trường học. Các chương trình này nên nhằm vào mục tiêu cung cấp

những kiến thức cơ bản về vệ sinh, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các
chương trình xã hội hoá để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải
cho các nhóm cộng đồng. Cần phải thực hiện đánh giá các tác động kinh tế – xã
hội đồng thời với đánh giá các tác động về môi trường trong giai đoạn lựa chọn
vị trí các bãi chôn lấp và vận hành.
- Khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý chất thải: Tăng cường vai trò
của cộng đồng trong quản lý chất thải là một việc làm cần thiết. Thách thức
trước mắt là các hoạt động hỗ trợ để người dân có cơ hội tự thực hiện mô hình
www.sosmoitruong.com

10
quản lý chất thải dựa vào cộng đồng. Các nhóm cộng đồng địa phương có thể
đảm nhận trách nhiệm thuê thu gom chất thải, mua các trang thiết bị, thu phí và
quản lý hệ thống thu gom, khuyến khích cộng đồng tham gia các chương trình
phân loại chất thải tại nguồn để sản xuất phân compost.

2. QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG KINH DOANH KHÍ DU MỎ
HÓA LỎNG
2.1. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
Khí dầu mỏ hóa lỏng hay còn được gọi là khí hoá lỏng, gas được chế biến từ
dầu mỏ, khí đồng hành hoặc khí tự nhiên là khí hoặc hỗn hợp khí có thành phần
chủ yếu là hydrocarbon no dạng prafin, công thức tổng quát: C
n
H
2n+2
như:
Propane (C
3
H
8

), butane (C
4
H
10
)… có thể tồn tại vết ethane (C
2
H
6
), pentane
(C
5
H
12
), ethylene (C
2
H
4
), butadiene 1,3 (C
4
H
6
).
LGP thương mại là propane (C
3
) hoặc butane (C
4
) hoặc hỗn hợp propane và
butane (tỷ lệ 50 % : 50 % thể tích), trong đó chỉ có hỗn hợp propane và butane là
thích hợp cho việc chế biến thành sản phẩm khí đốt gia dụng vì chúng có áp suất
hơi bão hòa và nhiệt độ bay hơi thích hợp trong điều kiện cụ thể.

Propane (R290) và Butane (R600) là những môi chất lạnh tự nhiên, không
phá hủy tầng oznone và cũng không gây hiệu ứng nhà kính. Về mặt sinh thái
học, chúng không gây ô nhiễm môi trường, nhưng có nhược điểm là nguy cơ
cháy nổ cao, khi đó hậu quả của cháy nổ lại gây ô nhiễm môi trường. Hỗn hợp
R600a/R290 được coi là môi chất lạnh tương lai.
Kết quả thăm dò cho thấy Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng gần
3.000 tỷ m
3
, tập trung chủ yếu tại thềm lục địa nước ta. Trữ lượng khí thiên
nhiên phân bố phần lớn tại 4 bể: Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay –
Thổ Chu, có thể tạm chia ra 4 cụm khai thác khí quan trọng tại nước ta:
- Cụm khí thứ nhất nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm nhiều mỏ khí nhỏ,
trong đó có Tiền Hải - Thái Bình, trữ lượng khoảng 250 tỷ m
3
khí, được bắt đầu
khai thác năm 1981 phục vụ cho công nghiệp địa phương.
- Cụm khí thứ 2 thuộc vùng biển Cửu Long, gồm có 4 mỏ dầu Bạch Hổ,
Rồng, Rạng Đông, Ru Bi.
- Cụm thứ 3 ở vùng biển Nam Côn Sơn gồm mỏ Đại Hùng đang khai thác và
các mỏ khí đã phát hiện khu vực xung quanh Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Mộc
Tinh.
- Cụm mỏ thứ 4 tại thềm lục địa Tây Nam gồm có mỏ BungaKewa - Cái
Nước.
Theo nhu cầu và mục đích tiêu thụ LPG có thể cơ bản chia thành 4 nhóm:
- Dân dụng: Sử dụng bình gas 12 kg làm chất đốt trong sinh hoạt của các hộ
gia đình.
www.sosmoitruong.com

11
- Công nghiệp: Sử dụng LPG làm nguyên/nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản

xuất các nhà máy sản xuất như gốm, sứ, thủy tinh, gạch men, chế biến thực
phẩm, nông sản, thủy sản… Đây cũng là phân khúc thị trường tiêu thụ LPG
quan trọng ở Việt Nam.
- Thương mại: Sử dụng bình gas 45 kg cho các khách sạn, nhà hàng, khu vui
chơi giải trí…
- Giao thông vận tải: Sử dụng LPG làm nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu
truyền thống như xăng, dầu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các
thành phố lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay việc sử dụng LPG trong giao
thông vận tại vẫn còn ở mức khiêm tốn.
* Đặc tính nguy hiểm của LPG:
Các hệ thống chiết nạp, sử dụng LPG là các hệ thống kín, chứa LPG bão hòa
dưới áp suất cao ở nhiệt độ môi trường. Từ đó có thể thấy hai mối nguy hiểm
chính liên quan đến hệ thống LPG là: Hệ thống luôn có áp suất, khi áp lực của
môi chất vượt quá khả năng chịu lực của bồn chứa, đường ống sẽ gây ra nổ vỡ
LPG chứa bên trong hệ thống là môi chất có khả năng cháy nổ cao, khi xảy
ra sự cố nổ hoặc rò rỉ, LPG thoát ra ngoài có thể gây ra cháy, nổ dây chuyền rất
nguy hiểm cho con người và môi trường. Tính chất của LPG liên quan đến sự cố
nguy hiểm gồm một số điểm sau:
- Khí hóa lỏng tồn trữ ở trạng thái lỏng ở áp suất cao khi áp suất trong bình bị
giảm hoặc nếu LPG bị rò rỉ ra ngoài không khí do vậy chúng nhanh chóng hóa
hơi ở điều kiện khí quyển và tạo hiệu ứng lạnh.
- LPG thường được tồn trữ để sử dụng trong bình, bồn ở thể lỏng với áp suất
từ 7 – 15bar. Là chất lỏng dễ bay hơi nên khi rò rỉ ra môi trường thì LPG bốc
hơi rất nhanh và hòa trộn với không khí tạo thành hỗn hợp chất nổ rất nguy
hiểm. Khi bị cháy nhiệt độ LPG tăng lên làm lỏng bốc hơi, tăng áp suất bình
chứa và làm mở van an toàn, xả hơi LPG ra ngoài rất mạnh làm cháy lan tràn rất
nhanh và dữ dội. Nếu van an toàn không mở, nhiệt độ làm áp suất tăng quá mức
có thể dẫn đến nổ bình, bồn rất nguy hiểm.
- Khi bị rò rỉ ra khí quyển, khí hóa lỏng sẽ hòa trộn với không khí tạo thành
hỗn hợp cháy. Khi một galon (3,785 lít) khi Butane tinh khiết thoát ra ngoài môi

trường sẽ trộn với không khí tạo thành 46m
3
hỗn hợp dễ cháy ở giới hạn cháy
dưới, như vậy chỉ cần một lượng nhỏ khí hóa lỏng cũng có thể tạo thành nột
lượng lớn hỗn hợp dễ cháy.
- Hơi LPG không màu, không mùi, không phải là chất có độc tính cao với
con người và sinh vật nên việc phát hiện rò rỉ gặp khó khăn khi gas LPG rò rỉ sẽ
không phát hiện được kịp thời.
- Do nặng hơn không khí nên khi rò rỉ ra ngoài bao giờ hơi LPG cũng tập
trung ở những chỗ thấp, do vậy nó dễ dàng tiếp xúc với nguồn gây cháy, khi gặp
gió chúng sẽ phát tán theo chiều gió.
www.sosmoitruong.com

×