Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tác động của việc hình thành cộng đồng kinh tế asean (aec) đến thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.86 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
----------

TIỂU LUẬN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ ASEAN (AEC) TỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Nhóm sinh viên thực hiện:

Nhóm 1

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Phạm Xuân Trường

Hà Nội, 2014

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


AEC
FDI
ATIGA
GCR
FTA
RCEP
EUMUTRAP
DN


DNVVN

Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan ASEAN
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
Khu vực mậu dịch tự do
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu
Âu
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

3


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
ASEAN đang được đánh giá là một trong những khu vực năng động và đầy
tiềm năng của thế giới. Kể từ khi được thành lập vào năm 1967, đến nay ASEAN gồm
10 quốc gia thành viên, với khẩu hiệu: ASEAN – một tầm nhìn, một bản sắc, một
cộng đồng. Cùng chung mục tiêu gắn kết các thành viên trong khu vực, xây dựng một
cộng đồng Đông Nam Á một cách toàn diện, đoàn kết, lớn mạnh, năm 2003 tại Bali
(Indonesia), lãnh đạo các nước thành viên đã quyết định hiện thực hóa Cộng đồng

ASEAN (ASEAN Community) vào năm 2015 với ba trụ cột chính là Cộng đồng
Chính trị - An ninh (APSC); Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); Cộng đồng Văn hóa
– Xã hội ASEAN (ASCC). Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm
mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành
viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động
có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách
công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh
tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Với bốn trụ cột:
một thị trường đơn nhất và một không gian sản xuất chung; một khu vực kinh tế mang
tính cạnh tranh; phát triển kinh tế công bằng và hội nhập kinh tế toàn cầu, AEC được
hình thành đang là kỳ vọng lớn cho kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam
cũng đang chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những cơ hội mới mà AEC đem lại.
Bài tiểu luận của nhóm 10 với đề tài: “Tác động của việc hình thành cộng đồng
kinh tế chung ASEAN (AEC) đối với thương mại của Việt Nam” hi vọng sẽ cung cấp
4


cho người đọc những thông tin cơ bản nhất về cộng đồng kinh tế ASEAN, những tác
động tích cực, tiêu cực mà AEC đem lại đồng thời đề xuất một số giải pháp giúp Việt
Nam có những bước chuẩn bị tốt hơn cho sự hội nhập nền kinh tế khu vực quan trọng
này!

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ AEC
1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN
1.1. Quy mô và sự đa dạng

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi
5 thành viên sáng lập là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Sau
đó, lần lượt Brunei gia nhập năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào năm 1997,

Myanmar năm 1997 và Campuchia năm 1999, tạo nên danh sách 10 nước thành viên
hiện nay.
Mục tiêu của ASEAN là hội nhập ngày một sâu rộng để trở thành một thị trường
gần như đồng nhất. Để hiện thực hóa mục tiêu ấy, một sáng kiến được kì vọng rất cao
là việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến diễn ra trong năm 2015
tới đây.
1.2. Tiềm năng kinh tế của các nước ASEAN
1.2.1. Tăng trường kinh tế cao và ổn định

ASEAN là khu vực có sự tách biệt lớn về mặt kinh tế giữa các quốc gia, ví dụ
như việc GDP bình quân đầu người của Singapore gấp tới 55 lần so với Campuchia,
5


và sự phân hóa cao về văn hóa, chính trị, ngôn ngữ…Đây có thể xem là một trong
những rào cản lớn nhất cho tiến trình hội nhập của khu vực, nhưng cũng đồng thời là
lợi thế tiềm tàng về sự đa dạng lựa chọn trong hoạt động của các doanh nghiệp sau
này khi nền kinh tế đã được hội nhập sâu rộng.
Xét trên khía cạnh tăng trưởng kinh tế và tiềm năng khu vực, ASEAN luôn là
khu vực có mức tăng trưởng cao và ổn định hơn hẳn những khu vực khác trên thế
giới. Số liệu từ 1980-2013 đã cho thấy, tốc độ tăng trưởng hằng năm của ASEAN cao
hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu 2 điểm phần trăm. Đáng chú ý hơn là tốc độ tăng
trưởng này luôn được duy trì ổn định ở mức trên 5%/năm, ngay cả trong giao đoạn
khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng cũng chỉ sụt giảm xuống
4,9%/năm. Nhiều quốc gia trong khu vực được ghi nhận có mức tăng trưởng vượt trội
7%/năm như Myanmar, Lào hay Campuchia, và với tốc độ tăng trưởng này, quy mô
các nền kinh tế sẽ có thể gia tăng gấp đôi sau mỗi chu kì 10 năm.

6



Bảng 1: GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của các nước ASEAN giai đoạn
2005 – 2012
(Nguồn: ASEAN Economic Community Chartbook 2013)
1.2.2. Khả năng thu hút nguồn vốn FDI

ASEAN là khu vực hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế. Năm 2013, khu vực
này đã thu hút tới 9% tổng dòng vốn FDI toàn cầu và chủ yếu đổ vào lĩnh vực sản
xuất nhờ năng lực sản xuất và lợi thế giá rẻ đang được chuyển giao dần từ Trung
Quốc. Tuy nhiên, ASEAN sẽ cần tập trung nâng cao năng suất lao động nếu muốn thu
hút đầu tư nhiều hơn trong tương lai và thu hẹp khoảng các với các nền kinh tế có
năng suất lao động cao hơn. Hiện tại, năng suất lao động tại hầu hết các nước ASEAN
chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/2 so với năng suất lạo động tại Mỹ, ngoại trừ Singapore và
chỉ số vốn cổ phần của mỗi công nhân (capital stock per worker), trừ Singapore, chỉ
bằng khoảng 10-40% so với Mỹ.
Không chỉ hấp dẫn đầu tư nhờ năng lực trong sản xuất, ASEAN còn là một thị
trường đầy tiềm năng chỉ xếp sau hai thị trường lớn nhất thế giới hiện nay này Trung
Quốc và Ấn Độ.
Với dự kiến dân số khu vực sẽ tăng thêm hơn 10% lên 690 triệu năm 2030, tốc
độ đô thị hóa đã vượt mốc 50% từ năm 2007 và có thể lên mức 60% trong 20 năm tới
và tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 5% hoặc cao hơn trong trung hạn, ASEAN
sẽ là thị trường tuyệt vời cho bất động sản nhà ở và thương mại, đồ gia dụng, các loại
phương tiện cơ giới, sản phẩm thông tin và viễn thông, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
tài chính trong tương lai.
1.2.3. Thương mại hàng hóa

Đón nhận xu hướng đầu tư ưu tiên cho khu vực, ASEAN đã và sẽ đẩy mạnh vai
trò của mình trong thương mại toàn cầu trong tương lai gần.
7



ASEAN đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu và chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu
toàn cầu trong năm 2013. Với việc dòng vốn FDI đang dịch chuyển từ Trung Quốc
sang ASEAN, khu vực này sẽ có thể bắt kịp với Trung Quốc – nước xuất khẩu hàng
đầu thế giới. Trong dài hạn, ASEAN sẽ có lợi từ các hiệp định thương mại tự do hiện
đang được đàm phán, đặc biệt trong số đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu
vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thông qua những
hiệp định này, các nền kinh tế ASEAN có thể tiếp cận những thị trường có quy mô lớn
hơn nhiều lần.
Năm 2013, thương mại nội khối chiếm khoảng 26% tổng khối lượng thương
mại của ASEAN. Nhưng cùng với việc thành lập AEC, thương mại nội khối ASEAN
sẽ có thể phát triển hơn nữa nhờ tăng cường hợp tác kinh tế ngày càng mạnh mẽ và sự
hỗ trợ của dòng vốn FDI cùng với sự thịnh vượng đang gia tăng trong khu vực.

Tổng GDP

Dân số

Tổng
thương
khối

giá
mại

ASEAN

2.300 tỷ USD

617 triệu người


602 tỷ USD

NAFTA

11.312 tỷ USD

419 triệu người

1100 tỷ USD

MECOSUR

2.010 tỷ USD

209 triệu người

88 tỷ USD

EU

17.372 tỷ USD

505,7 triệu người

3500 tỷ USD

trị
nội


Bảng 2: So sánh một số giá trị tiêu biểu của khối ASEAN với một số cộng đồng kinh tế đã hoạt
động (Nguồn: ASEAN Economic Community Chartbook 2013)
2. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
2.1. Vị trí của Cộng đồng kinh tế ASEAN

AEC là một trong ba trụ cột chính hình thành nên Cộng đồng ASEAN cùng với
Cộng đồng Chính trị-An ninh và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, được quyết định xây
8


dựng bởi các Nhà Lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia, tháng
10/2003).
Một năm sau đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-10 (Viên chăn, Lào, tháng
11/2004), các nước ASEAN đã thông qua các Kế hoạch hành động xây dựng 3 trụ cột
Cộng đồng ASEAN nói trên, cùng với Chương trình hành động Viêng Chăn (VAP)
bao gồm các hoạt động cụ thể nhằm hiện
Sứ mệnh của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tạo dựng:4 trụ cột: thứ nhất,
là một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; thứ hai, là một khu vực kinh tế cạnh
tranh (có khả năng cạnh tranh cao); thứ ba, là một khu vực có sự phát triển đồng đều
trong khu vực; thứ tư, ACE là một khu vực mở, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Để đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, AEC
tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa và tự do lưu chuyển thương mại, đầu tư,
dịch vụ, lao động tay nghề cao, và sự di chuyển tự do hơn của các dòng vốn. AEC, tuy
vậy, không có kế hoạch xây dựng một liên minh tiền tệ sử dụng đồng tiền chung như
Liên minh châu Âu (EU).
2.2. Các trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN

AEC là một trong 3 nội dung quan trọng của Cộng đồng ASEAN, với vai trò tạo
dựng 4 trụ cột:
Một thị trường đơn nhất và một không gian sản xuất chung

Việc thực hiện hóa cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất, theo đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của ASEAN. AEC sẽ hỗ trợ hội nhập kinh tế của các khu vực ưu tiên, đồng thời cho
phép tự do chu chuyển nguồn nhân lực có trình độ cao/tài năng trong kinh doanh. Một
9


thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN bao gồm năm yếu tố cơ bản: chu
chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề; chu chuyển tự do hơn nữa các
dòng vốn và dòng đầu tư.
Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bước bị xóa bỏ. Các nhà đầu
tư ASEAN sẽ được tự do đầu tư vào tất cả mọi lĩnh vực trong khu vực. Các chuyên
gia và lao động có tay nghề sẽ được luân chuyển tự do trong khu vực. Những thủ tục
hải quan và thương mại khi đã được tiêu chuẩn hóa hài hòa và đơn giản hơn sẽ góp
phần làm giảm chi phí giao dịch.
Một thị trường hàng hóa và dịch vụ thống nhất sẽ thúc đẩy phát triển mạng lưới
sản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực của ASEAN với vai trò là một trung tâm
sản xuất toàn cầu đáp ứng yêu cầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất mang lại lợi ích cho các ngành công
nghiệp ưu tiên tham gia hội nhập như: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằng
đường hàng không), ô tô, e-ASEAN, điện tử, ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su,
dệt may và thời trang, du lịch, nghành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistics khác…
Một khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh
Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế
có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn định, theo đó khu vực này sẽ ưu tiên 6
yếu tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí
tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và thương mại điện tử.
ASEAN cam kết thúc đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc ban
hành các chính sách và luật cạnh tranh, đảm bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN và
hiệu quả kinh tế khu vực ngày càng cao như xây dựng Cơ sở dữ liệu thương mại


10


(ATR). Đây là cổng thông tin đa chiều ở cả hai cấp độ khu vực và quốc gia, có vai trò
giúp nâng cao tính minh bạch trong thương mại.
Bên cạnh đó, các nước thành viên cũng liên tục cải cách các quy tắc xuất xứ
đưa ra những điều chỉnh cần thiết để thích ứng với những thay đổi trong quy trình sản
xuất toàn cầu, giúp các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn để đáp ứng yêu cầu về
quy tắc xuất xứ ASEAN cho hàng hóa trao đổi trong khu vực.
Các nước ASEAN cũng đang cân nhắc tới việc thành lập cơ chế “Tự chứng
nhận xuất xứ”, cho phép các doanh nghiệp được tự kê khai xuất xứ hàng hóa thay vì
phải có Giấy tự kê khai xuất xứ hàng hóa xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của
Chính phủ cấp.
Phát triển kinh tế công bằng
Mục đích của hiệp định khung AEC đối với sự phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SME) là thúc đẩy năng lực cạnh tranh của khu vực này bằng cách lợi thế
hóa phương pháp tiếp cận thông tin, tài chính, kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực và
công nghệ. Những động lực này là để lấp đầy khoảng cách giữa các quốc gia thành
viên ASEAN, thúc đầy hội nhập kinh tế của Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam,
cho phép các nước thành viên cùng hướng tới một mục tiêu chung và đảm bảo tất cả
các quốc gia này đều có được lợi ích công bằng trong quá trình hội nhập kinh tế.
Hội nhập kinh tế toàn cầu
Với thị trường tương tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thể
nói ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trường toàn toàn cầu hóa ngày càng
cao. Do đó, không chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy
định trên thế giới để hình thành chính sách cho chính mình, như chấp thuận các tiêu
chuẩn và kinh nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ưu nhất. Đây sẽ là động lực
11



chính cho phép ASEAN có thể cạnh tranh thành công với thị trường toàn cầu, đạt
được mục đích sản xuất, trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trường quốc tế,
đồng thời đảm bảo thị trường ASEAN có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào
mạng lưới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp.
AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối
tác FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực.
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
ASEAN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM.
1. Tác động tích cực.
1.1. Tăng trưởng xuất khẩu

Trước hết xét về mặt lý thuyết, theo Thuyết lực hấp dẫn trong Thương mại quốc tế,
“khối lượng thương mại giữa hai quốc gia tỷ lệ thuận với GDP của hai quốc gia, tỷ lệ
nghịch với khoảng cách giữa hai quốc gia đó”1. Điều này có nghĩa là hai quốc gia
càng gần nhau thì khối lượng thương mại trao đổi với nhau càng lớn. Thuyết lực hấp
dẫn trong thương mại quốc tế đưa ra hàm ý rằng, nên thành lập khu vực thương mại tự
do giữa các nước láng giềng, thành lập chuỗi sản xuất gần nhau về mặt địa lý để thúc
đẩy tăng trưởng xuất khẩu. AEC hình thành sẽ đáp ứng được yêu cầu tất yếu đó.
Trên thực tế, đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam là các nước
trong khối ASEAN, AEC là động lực giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng
trưởng và xuất khẩu nhiều hàng hóa dịch vụ trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu của Việt Nam vượt qua các cường quốc trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ,
Trung quốc hay Liên minh châu Âu EU. Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, dân số
1 PGS.TS Từ Thúy Anh, (2010) Giáo trình Kinh tế học quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.

12



vàng, tà i nguyên thiên nhiên,… đã thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển và năng
động hơn.
So với năm 2002, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và ASEAN năm 2013 đã
tăng hơn 5 lần, đạt 37,84 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN
tăng từ 2,43 tỷ USD năm 2002 lên tới 17,8 tỷ USD năm 2012. Từ năm 2010, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia, Indonesia, Philipines, Thái Lan,
Singapore đều đạt hơn 1 tỷ USD.2
Trong giai đoạn 2006-2012, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam
sang ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uc, New Zealand , Ân Độ đạt trên
20% cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung ( khoảng 15%). Việc gia nhập AEC
sẽ giúp Việt nam mở rộng khối lượng thương mại với các nước trong khu vực cũng
như các nước khác, khu vực khác trên thế giới.
Khi AEC thành lập năm 2015, việc thương mại hóa trong khu vực cũng như mở
rộng thương mại với các nước khác có thêm nhiều thuận lợi, làm tăng trưởng xuất
khẩu và khối lượng trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước AEC. Bởi những
mục tiêu chính của kế hoạch tổng thể xây dựng AEC là hình thành thị trường chung
và cơ sở sản xuất thống nhất, các mục tiêu đó bao gồm:
* Tự do lưu chuyển hàng hóa
* Tự do lưu chuyển dịch vụ
* Tự do lưu chuyển đầu tư
* Tự do lưu chuyển vốn
2 Nguồn số liệu: Bộ công thương, tháng 1/2014, Báo cáo thống kê từ Nghiên cứu chỉ số hợp tác của Việt Nam 1992
– 2013

13


* Tự do chuyển lao động có kĩ năng
Từ lâu, ASEAN đã đẩy mạnh các nỗ lực chuẩn bị cho AEC thành lập vào năm

2015 thông qua việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, tự do hóa lĩnh vực dịch vụ và nới
lỏng về những quy định đầu tư nước ngoài. Đến cuối tháng 3 năm 2013, ASEAN đã
hoàn thành 80% các giải pháp được nêu trong Kế hoạch xây dựng AEC trên tất cả các
lĩnh vực khác nhau.
Tính đến ngày 1/1/2010, các nước ASEAN-6 đã hoàn thành mục tiêu xóa bỏ
thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế. ASEAN-4 ( Campuchia, Lào, Myanmar, Việt
Nam ) đã đưa 98,86% số dòng thuế tham gia chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung để xây dựng kkhu vực tự do ASEAN về mức 0-5%, đây là kết quả nổi bật
và là cột mốc quan trọng của ASEAN. Việc cắt giảm thuế quan như vậy tạo thuận lợi
cho việc tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam, theo Trung tâm thông tin- Bộ Công
Thương (2012), kim ngạch nhập khẩu của toàn khối ASEAN ( ngoại trừ Myanmar)
bình quân hàng năm khoảng 1,329 tỉ USD, trong đó Việt Nam chiếm 7,36% kim
ngạch xuất khẩu. Gạo và dầu thô là 2 loại hàng hóa đóng góp vào GDP nhiều nhất và
là 2 nhóm hàng chính xuất khẩu sang thị trường ASEAN với giá trị chiếm 30% tổng
kim ngạch xuất khẩu. bên cạnh đó, Việt Nam còn có những mặt hàng chủ lực khác
như: sắt thép, linh kiện điện từ, may mặc,…
Tự do lưu chuyển hàng hóa được thể hiện không chỉ với thương mại nội khối
mà còn mở rộng với nhiều đối tác thông qua các FTA của ASEAN với các nước này.
Thông qua FTA, Việt Nam đã, đang và sẽ có mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Đối với thương mại dịch vụ, mục tiêu của AEC cũng hướng tới tự do lưu chuyển
trong và ngoài khối. vào năm 2015, khi AEC được hình thành sẽ tạo cơ hội cho các
phân ngành dịch vụ Việt Nam như : du lịch, vận tải, ngân hàng, tài chính,.. mở rộng

14


mạng lưới hoạt động ra toàn bộ thị trường ASEAN với chi phí rất thấp so với hiện
nay.
1.2. Thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tích cực


Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đang chuyển biến theo chiều hướng
tích cực, được nâng cao cả về chất lượng và giá trị. Từ những mặt hàng nông sản sơ
chế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, dầu thô có hàm lượng chế tác thấp,
nước ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp như linh kiện máy
tính, dệt may, nông sản chế biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổn định. Việt Nam và các
nước ASEAN khác cùng gia nhập các câu lạc bộ các nước xuất khẩu lớn nhất trên thế
giới về gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hàng dệt may. Trong quan hệ về đầu tư trực tiếp
nước ngoài, ASEAN là nguồn FDI lớn cho Việt Nam, đồng thời cũng là cầu nối cho
nhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN. Những thành
viên ASEAN có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan và
Brunei.
Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC một cách chủ động
và tích cực. Cho tới nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho trên 10.000 dòng thuế
xuống mức 0-5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế 3. Việt
Nam cũng tham gia hợp tác một cách toàn diện cùng các nước ASEAN khác từ các
lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, giao
thông vận tải, viễn thông, đến các lĩnh vực mới như bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách
cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Dù trình độ phát triển chưa bằng một số nước
trong khối nhưng Việt Nam là một trong 4 thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt
nhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện AEC.

3 Tổng cục Hải quan, Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2014.

15


Trong năm 2010, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN,
đặc biệt trong việc thúc đẩy tiến trình thực hiện AEC. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ 16 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Việt Nam, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ra
“Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững” khẳng định quyết tâm củng cố và xây

dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Một hoạt động rất có ý nghĩa khi thiết lập AEC đó là việc thay đổi và nâng cao
nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ASEAN về AEC. Quảng bá về
AEC và mở rộng đối thoại với doanh nghiệp về AEC sẽ có tác động tích cực đến lợi
ích lâu dài của AEC với cộng đồng. Việt Nam là một trong những nước ASEAN đi
đầu trong việc nâng cao quảng bá và thực thi một cách chủ động Chương trình truyền
thông của ASEAN về AEC cả trên cấp độ quốc gia và khu vực. Theo Sáng kiến của
Việt Nam, các nước ASEAN đã lần lượt tổ chức các diễn đàn thảo luận về hiệu quả
của AEC đối với 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập.
Tăng cường hội nhập kinh tế, thông qua việc hình thành AEC, là định hướng thiết
thực nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trong thời gian tới, với tinh thần tích cực,
chủ động hội nhập, Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN thúc đẩy quá trình xây dựng
Cộng đồng ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế, coi đây là ưu tiên cao nhằm tạo
lập nền tảng vững chắc, góp phần phát huy vai trò, vị thế của ASEAN.
Về mặt kinh tế, AEC đang tạo ra những cơ hội và cả thách thức đối với nền
kinh tế, doanh nghiệp và người dân nước ta. Khi không còn những ngăn cách về
không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ và vốn được lưu chuyển tự do trong ASEAN thì
bất cứ doanh nghiệp hay nhà đầu tư ASEAN nào đều có cơ hội như nhau trong việc
tận dụng và phát huy ưu thế của thị trường chung của 10 nước ASEAN. Quá trình xây
dựng AEC sẽ giúp thay đổi dần cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi, hỗ trợ quá trình
chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam.

16


Trong quá trình đó, vai trò định hướng của các cơ quan hoạch định chính sách
cũng rất lớn nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để mọi doanh nghiệp trong nước ta có
được sự định vị chắc chắn vị trí của mình trong chuỗi sản xuất chung của khu vực.
Với sự chung sức của cộng đồng, sự quan tâm thỏa đáng của nhà nước, AEC chắc
chắn sẽ mang lại lợi ích đối với nền kinh tế Việt Nam.

9
tháng/2013
Stt Tên hàng
(Triệu

2
3
4
5
6
7

Tốc

độ Tỷ

Tỷ

tháng/2014 tăng/giảm trọng trọng
(Triệu

1

2

USD)

(%)

(%) (%)


linh kiện
1.876
Dầu thô
984
Sắt thép các loại
1.108
Máy vi tính, sản phẩm

1.802
1.142
1.113

-4,0
16,0
0,4

13,2 10,4
8,4
19,7
8,2 74,9

điện tử & linh kiện
1.402
Máy móc, thiết bị,

896

-36,1


6,6

12,0

dụng cụ phụ tùng khác 729
Gạo
529
Phương tiện vận

850
785

16,7
48,5

6,2
5,8

16,0
34,4

620
495
327
326
5.286
13.642

-13,0
-23,7

6,0
19,3
5,1
0,3

4,5
3,6
2,4
2,4
38,7
100,0

14,9
67,6
2,1
5,7
12,0
12,4

USD)
1

9

Điện thoại các loại &

tải & phụ tùng
8
Xăng dầu các loại
9

Hàng dệt, may
10 Hàng thủy sản
11 Hàng hóa khác
Tổng cộng

712
649
308
273
5.031
13.602

Bảng 3: Kim ngạch, tốc độ tăng/ giảm và tỉ trọng một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam sang ASEAN trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

17


Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan , 9 tháng đầu năm 2014, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị trường các nước thành viên
ASEAN đạt 30,63 tỷ USD, tăng 4,15 so với cùng kì năm trước.Các doanh nghiệp Việt
Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang khu vực thị trường ASEAN đạt giá trị 13,64 tỷ
USD, tăng 0,3% và chiếm 12,4% kim ngạch xuất khẩu thế giới. các hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam được đa dạng và chuyên môn hơn, đem lại nhiều giá trị về mặt
kinh tế, đóng góp phần lớn vào GDP quốc gia.
1.3. Gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam

Tham gia AEC sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu Việt
Nam. Khi AEC thành lập, các doanh nghiệp của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị
trường, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ hướng đến thị trường nội địa mà hướng ra

thị trường chung đầy tiềm năng, thị trường mà ASEAN có FTA như các quốc gia
vùng Đông Á. Hơn nữa, khi thuế suất trong ASEAN giảm xuống còn mực 0%, các
doạnh nghiệp Việt Nam có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành xuất khẩu, tăng năng
lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, theo quy định của ASEAN, các sản phẩm sản xuất có tỉ lệ nội khối
40% được xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu
các thị trường trong khu vực ASEAN đã có FTA. Gia nhập AEC là cơ hội lớn để Việt
Nam tận dụng những ưu đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất
khẩu trong nước sang thị trường khu vực.
1.4. Tạo động lực cho Việt Nam cải tạo môi trường đầu tư , thay đổi chính sách

kinh tế để hình thành và phát huy tối đa tiềm lực của nền kinh tế thị trường
Việt Nam gia nhập AEC bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc của tỏ
chức này. Những quy định của Việt Nam trước kia không phù hợp sẽ phải thay đổi.
AEC tạo động lực cho nước ta đưa ra những sự cải cách về quy tắc xuất xứ, đưa ra
18


những điều chỉnh cần thiết để thích ứng với những thay đổi trong quy trình sản xuất
toàn cầu, giúp các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn để đáp ứng yêu cầu về quy tắc
xuất xứ ASEAN cho hàng hóa trao đổi trong khu vực. Việt Nam cũng tham gia quá
trình xây dựng Cơ sở dữ liệu thương mại ( ATR ) cùng các thành viên trong ASEAN.
Đây là cổng thông tin đa chiều ở cả hai cấp độ khu vực và quốc gia, giúp nâng cao
tính minh bạch trong thương mại. AEC thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tập
trung vào đầu tư công, tái cơ cấu hê thống doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân
hàng,… tạo điều kiện để nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả. Việt Nam đang
gấp rút hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tập trung phát triển
ngành công nghiệp phụ trợ góp phần thu hút , đảm bảo hiệu ứng lan tỏa của đầu tư,
nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.

2. Tác động tiêu cực
2.1. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.

Với việc đẩy mạnh tự do hóa thương mại nội khối, hàng rào thuế quan và phi thuế
quan giữa các nước thành viên AEC sẽ dần bị xóa bỏ. Tính đến tháng 7 năm 2013,
Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10.000 dòng thuế xuống mức 0 – 5% theo
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), chiếm khoảng 98% số dòng thuế
trong biểu thuế. Với mức giảm thuế sâu như vậy, trong tương lai, hàng hóa của các
nước ASEAN sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam, dẫn đến việc cải thiện tình trạng nhập
siêu của Việt Nam với các nước ASEAN càng trở nên khó khăn hơn. Theo số liệu của
Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại Việt Nam – ASEAN nhiều năm qua luôn bị
thâm hụt (Bảng 4. Giai đoạn 2009 đến 9 tháng đầu năm 2014, cán cân thương mại của
Việt Nam với các nước ASEAN luôn ở mức âm, thậm chí năm 2011 còn xuống mức
âm 5,86 tỷ USD.

19


Bảng 4: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu và tính hình cán cân thương mại của Việt Nam giai
đoạn 2009 – 2014 (Nguồn: Tổng cục thống kê4)

Hơn nữa, Việt Nam cũng đã cùng với các nước trong ASEAN ký kết Hiệp định tự
do thương mại hàng hóa (ATIGA) với các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nhật Bản… Điều này là nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng nhập siêu ở Việt Nam. Một ví
dụ điển hình là hiệp định thương mại tự do của ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) Việt
Nam là nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, bởi trước khi Hiệp định này được ký kết,
Việt nam đã là nước nhập khẩu rất nhiều mặt hàng Trung Quốc, từ hàng tiêu dùng đến
linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp… Theo tiến trình
cắt giảm thuế quan với Trung Quốc, phần lớn hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam sẽ
chỉ phải chịu thuế suất từ 0-5% vào năm 2015. Với mức thuế suất như vậy, kim ngạch

nhập khẩu từ Trung Quốc đã cao nay còn cao hơn gấp nhiều lần, cán cân thương mại
của Việt Nam – Trung Quốc ngày càng mất cân đối nghiêm trọng hơn, chưa kể chất

4 Tỏng cục thống kê, Báo cáo thống kê tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN 9 tháng đầu
năm 2014, .

20


lượng hàng hóa nhập khẩu ngày càng không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
Việt.
2.2. Sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với hàng hóa của các quốc gia trong khu

vực ngày càng khó khăn.
2.2.1. Sự cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường ASEAN
Trong thời gian tới, AEC được hình thành sẽ tạo ra một thị trường chung, một
“sân chơi” tự do cho các nước mà ở đó, không có bất kỳ rào cản hàng hóa, dịch vụ
hay vốn nào áp đặt. Hàng hóa ở các nước thành viên sẽ được áp dụng mức thuế suất
ưu đãi như nhau, như vậy sức cạnh tranh sẽ chỉ còn tập trung ở chất lượng và giá
thành sản phẩm. Tuy nhiên, với thiết bị công nghệ như hiện nay, sản phẩm xuất khẩu
của các doanh nghiệp nước ta khó có thế cạnh tranh được với các nước trong khu vực
đặc biệt là Singapore, Thái Lan hay Myanmar trên thị trường ASEAN.
Cùng với đó, khi ASEAN thực hiện tự do hóa thương mại với các nước như
Trung Quốc, Hàn Quốc, nhật Bản… cũng đồng nghĩa với việc, hàng hóa Việt nam
phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước đó trên thị trường chung. Thị trường
ASEAN là thị trường khá “khó tính”, không chấp nhận những mặt hàng kém chất
lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. hàng hóa của các nước Đông Á nêu trên đã đáp
ứng được những yêu cầu chát lượng, quy cách phẩm chất từ rất lâu, có uy tín trên thị
trường quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao của Hàn Quốc, Nhật Bản.
Chính vì vậy, Việt Nam rất khó cạnh tranh với các sản phẩm xuất khẩu của họ. Các

doanh nghiệp Việt Nam nếu không gấp rút cải tiến công nghệ, chất lượng sản phẩm và
nguồn nhân lực thì chắc chắn sẽ không thể trụ vững trên thị trường khu vực.
2.2.2. Sự cạnh tranh của hàng hóa ngay tại thị trường trong nước.

Không chỉ các mặt hàng xuất khẩu mới chịu sự cạnh tranh của các đối thủ nước
ngoài mà ngay cả các mặt hàng tiêu dùng nội địa cũng sẽ chịu chung áp lực này khi
AEC được hình thành. Vì việc tự do hóa thương mại là bình đẳng công bằng với tất cả
21


các quốc gia trong khối nên Việt Nam cũng đón nhận những nguồn hàng rất lớn từ các
nước bạn. Việt Nam vẫn có nguy cơ “thua ngay trên sân nhà” với cả những mặt hàng
mà mình có thế mạnh. Theo các cuộc điều tra cho thấy, hiện nay tại Hà Nội, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh đang xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm đến từ các
nước ASEAN với mức giá rất cạnh tranh, chỉ bằng 2/3 thậm chí ½ giá thành trong
nước. Thêm vào đó là tâm lý “sính hàng ngoại” của đa số người dân thì chắc chắn
hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được ưa chuộng hơn nhiều.
Hơn thế nữa, hiện nay các doanh nghiệp trong khu vực đã có những bước
chuẩn bị hết sức khẩn trương, tạo nền móng cho việc kinh doanh ra thị trường rộng
lớn hơn khi AEC được thành lập. Ví dụ điển hình nhất là vào tháng 8 năm 2014, tập
đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan - Berli Jucker đã mua lại Metro Việt Nam với giá
879 triệu đô la. Thương vụ này được xem như “bàn đạp” để hàng hóa của Thái Lan
đặc biệt là hàng tiêu dùng xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Việt Nam khi AEC
hình thành vào năm 2015. Như vậy, nếu như hàng hóa “made in Vietnam” không thể
cạnh tranh được với hàng Thái Lan thì nguy cơ các doanh nghiệp sản xuất của Việt
Nam phải đóng cửa là rất cao. Ngoài Thái Lan, hệ thống chuỗi trung tâm thương mại
Parkson của Malaysia cũng đã có mặt ở nhiều nước ASEAN và cũng nhằm mục tiêu
mở rộng thi trường tiêu thụ sản phẩm khi AEC thành lập, mức thuế suất đánh vào
hàng hóa về 0%.
Bên cạnh đó, khi Việt Nam thực hiện cam kết giảm thuế suất đối với các sản phẩm

nhập khẩu từ các nước đối tác mà Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết Hiệp định thương
mại, hàng hóa Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ các
nước đối tác này. Khi một nền kinh tế chưa được chuẩn bị đầy đủtrước những đối thủ
cạnh tranh trong điều kiện các hàng rào thuế quan đã sớm bị dỡ bỏ, sẽ dẫn đến những
tổn thất về kinh tế trong cuộc cạnh tranh không cân sức, đồng thời còn gây sức ép đối
với nền công nghiệp non trẻ của Việt Nam. Trần Văn Thọ (2011) đã đưa ra khái niệm
“bẫy thương mại quốc tế” để chỉ ra nguy cơ sau khi mở cửa thị trường, tự do hóa mậu
22


dịch, những nước đi sau sẽ không còn có cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa.
2.3. Mất lợi thế cạnh tranh vốn có

Từ trước đến nay, lợi thế cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam là nhân công giá rẻ,
nguồn tài nguyên dồi dào và một số sản phẩm nông sản, thủy sản truyền thống. Theo
lý thuyết, khi xuất hiện thương mại quốc tế, lao động sẽ có lương thực tế sẽ tăng
(hưởng lợi từ thương mại quốc tế). Chính vì vậy, lương của nhân công Việt Nam sẽ
không thể rẻ mãi. Khi thu nhập của công nhân đã cao, Việt Nam mất đi lợi thế về
nhân công dồi dào giá rẻ (lợi thế cạnh tranh chủ yếu). nguồn tài nguyên khai thác mãi
rồi cũng sẽ cạn kiệt nên lợi thế cạnh tranh thứ 2 cũng dần mất đi. AEC hình thành dẫn
đến sự cạnh tranh về lao động.

Bảng 5: Biểu đồ mức lương tối thiểu chung của lao động Việt Nam giai đoạn 1997 – 2013
(Nguồn: Bộ Lao động Thương binh & xã hội).

Lao động trình độ cao của Việt Nam sẽ tự do di chuyển sang các nước trong
ASEAN trả cho họ mức lương cao hơn. Hiện tượng chảy máu chất xám càng nghiêm
trọng hơn. Ngược lại nhân công Việt Nam nếu không cải thiện chất lượng rất dễ bị
nhân công nước ngoài thay thế. Hiện tượng thất nghiệp sẽ là vấn đề đáng lưu tâm. Mất

đi lợi thế cạnh tranh, nguồn vốn FDI đầu tư vào nước ta càng ngày càng giảm sút, mà
kinh tế Việt nam chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc tìm ra
lợi thế cạnh tranh mới không phải là điều dễ dàng và cần rất nhiều thời gian. Vậy nên
nếu không nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thì khi AEC hình thành,
các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung không những không
được lợi mà còn trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và làm thuê cho các doanh
nghiệp nước ngoài.

23


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

1. Từ phía nhà nước
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về AEC cho các doanh nghiệp trong
nước.
Các doanh nghiệp Việt chưa thật sự đánh giá cao thị trường các nước trong khu
vực ASEAN; trong khi xét ở góc độ dân số thì khu vực ASEAN xếp vị trí thứ 3 trên
thế giới với 600 triệu dân; xét về thị trường hàng hóa, khu vực này hiện ở vị trí thứ 7.
Điều đó chứng tỏ ASEAN là một thị trường tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác,
tuy nhiên, theo một khảo sát mới nhất thì có đến 76% doanh nghiệp Việt Nam không
biết gì về Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE), 94% doanh nghiệp không hiểu rõ về nội
dung đàm phán trong AEC, 63% doanh nghiệp không hiểu về những cơ hội và thách
thức khi Việt Nam tham gia AEC, trong khi Cộng đồng kinh tế ASEAN là một lộ
trình hội nhập chắc chắn. Tuy nhiên, cũng có một số công ty lớn đã có sự cạnh tranh
trong khu vực từ nhiều năm nay đang có những chuẩn bị gấp rút cho AEC, phần lớn
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam vẫn còn khá thờ ơ với AEC. Vì vậy,các DN
cần phải nhanh chóng tìm hiểu và nắm bắt về AEC để không chỉ "chờ cờ đến tay rồi
phất" mà còn biết ứng xử hiệu quả khi gặp rủi ro. Cần phải xác định được Cộng đồng
kinh tế ASEAN nằm ở chỗ nào, khâu nào trong mối quan hệ Quốc tế của nước ta. Bởi

ngoài gia nhập AEC, Việt Nam còn gia nhập nhiều thị trường kinh tế khác. "Biết AEC
ở đâu, chúng ta sẽ biết cách hội nhập theo từng lĩnh vực cam kết: lao động, kinh tế, tài
chính… một cách hiệu quả nhất” 5. Hơn nữa, các cơ quan Chính phủ cần lập một kế
hoạch tổng thể để hội nhập về những mặt cam kết, lộ trình làm sao cho nó hài hòa tất
cả. Rất nhiều việc làm cùng một lúc sẽ có nhiều điểm kênh nhau, chồng chéo, nếu
không làm rõ các doanh nghiệp trong nước rất khó nắm bắt. Ví dụ về thuế, cần phải
nắm tổng thể về thuế: ASEAN có mức thuế này, Philippin mức thuế kia… để các
5 TS.Lê Đăng Doanh, (2014) Tạp chí Tia Sáng, Bộ khoa học và công nghệ, Cơ hội và thách thức lớn với Việt Nam
khi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, , truy cập ngày 1/12/2014.< >

24


doanh nghiệp lựa chọn làm ăn với ai thì thuận lợi nhất. Đã có một số hội thảo được tổ
chức và cần được nhân rộng để các doanh nghiệp tiếp cận và hiểu rõ lộ trình cũng như
những việc cần chuận bị để gia nhập AEC hiệu quả như: Diễn đàn Mekong 2014:
"Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức", diễn ra ngày 28/10/2014 tại
trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN và ban Kinh tế Trung ương phối hợp, Hội thảo
“Phổ biến về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định Thương mại tự do
mà Việt Nam tham gia” đã được Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công
Thương và Dự án EUMUTRAP phối hợp với UBND TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang
tổ chức tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 10/6 và TP. Rạch Giá (Kiên Giang) ngày
12/6/2014, Hội thảo “ASEAN DREAM MISION” – Cơn bão hội nhập Cộng đồng
Kinh tế ASEAN diễn ra ngày 26/11/2014 tại Đại học Tôn Đức Thắng và nhiều hội
thảo khác.
Tạo dựng mối gắn kết giữa nhà nước và doanh nghiệp
Ở nước ngoài, khi đàm phán đến giai đoạn bất lợi, họ thường tạm dừng để về hỏi ý
kiến doanh nghiệp. Sau đó, họ viện dẫn ý kiến của doanh nghiệp vào việc đàm phán
cốt sao có lợi cho họ nhất. Chúng ta thì chưa thực hiện điều này, do đó, cần thay đổi
cách chuẩn bị và cách đàm phán. Đặc biệt cần tham khảo ý kiến của các doanh

nghiệp. Đây là nhân tố quyết định cho sự phát triển của kinh tế sau này.
GS. Hidetoshi Nishimura, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu kinh tế
ASEAN và Đông Á (ARIA) cho rằng, các quốc gia phải có những cải cách sâu hơn
trong đó cần quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời đảm bảo việc điều phối
hiệu quả giữa các cơ quan Chính phủ với nhau, tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ
và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các
DNVVN
Các chính sách minh bạch, thống nhất

25


×