Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Luận Văn Bình luận mô hình liên kết của cộng đồng kinh tế asean (aec)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.5 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÀ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT

I. Khái quát chung về các khu kinh tế đặc biệt:
1. Khái niệm “khu kinh tế đặc biệt”

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là các khu kinh tế đặc biệt)
là mô hình phát triển kinh tế quan trọng. Ở nước ta hiện nay, các khu, cụm công
nghiệp gồm hai loại: do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và hoạt động
theo quy chế pháp lý ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ hoặc quyết
định của Thủ tướng Chính phủ và các cụm công nghiệp do chính quyền địa
phương thành lập. Việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế đặc biệt là đường
lối phát triển đúng đắn đối với nền công nghiệp nói riêng, nền kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung. Đây chính là giải pháp thiết thực và đúng đắn nhất để
có thể vừa khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước cũng như tạo cơ
hội để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ cho sự nghiệp phát triển
toàn diện của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
2. Phân loại các khu kinh tế đặc biệt & khái niệm (Khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế)

Theo quy định tại điều 3 Luật Đầu tư 2005 các thuật ngữ khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế được định nghĩa như sau: (i)
2
Khu công nghiệp (KCN) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo quy định của Chính phủ. (ii) Khu chế xuất (KCX) là khu công nghiệp
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu
và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy
định của Chính phủ. (iii) Khu công nghệ cao (KCNC) là khu chuyên nghiên cứu


phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào
tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có
ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. (iv) Khu
kinh tế (KKT) là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư
và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo quy định của Chính phủ.
II. Khái quát chung về hoạt động đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt

Căn cứ vào quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 có thể
hiểu hoạt động đầu tư là: "hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao
gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư". Hoạt động
đầu tư vào KCN, KCX, KCNC, KKT phải tuân thủ quy định của pháp luật đầu
tư nói chung. Tuy nhiên, nhà nước luôn coi các khu kinh tế đặc biệt trên là
những địa bàn cần khuyến khích đầu tư, do vậy, đã dành cho nó nhiều quy định
mạng lại thuận lợi, ưu đãi cho nhà đầu tư.
3
B. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỦ
TỤC ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT

I. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu

1. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt

Theo Điểm h Khoản 1 Điều 37 Nghị định 108, Thủ tướng chính phủ có
thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư việc: “Thành lập khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.”. Trên cơ sở sự chấp thuận của
Thủ tướng Chính phủ thì các “cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện
thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định chủ trương đầu tư ” hoặc " cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư
chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên

quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh bổ sung quy
hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường đầu tư"; " cơ quan cấp Giấy chứng
nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ
quan khác có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu
tư" (trong trường hợp dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt, dự án không đáp ứng các
điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
4
viên hoặc dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch) (Khoản 4, 5, 6 Điều
37 Nghị định 108).
2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt

Căn cứ vào quy mô dự án đầu tư, lĩnh vực đầu tư cũng như việc phân cấp
quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư
được quy định cụ thể như sau: Thứ nhất, dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
cấp Giấy chứng nhận đầu tư: ”Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa
thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao”.
Như vậy, đối với những dự án mà địa phương nơi đó chưa có Ban quản lý thì
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét dự án và cấp Giấy chứng nhận
đầu tư theo luật định (Khoản 2 Điều 38 Nghị định 108/2006/NĐ-CP). Thứ hai,
dự án do Ban Quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
theo Điều 39 Nghị định 108 thì Ban Quản lý các khu kinh tế đặc biệt thực hiện
việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào KCN,
KCX, KCNC, KKT, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Điều 37 Nghị định 108. Điều này
có nghĩa là đối với những địa phương mà đã có Ban quản lý thì thẩm quyền
thuộc về Ban quản lý chứ không phải Ủy ban nhân dân cấp tỉnh địa phương đó
nữa.
5

II. Thủ tục đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt

Với mục đích thu hút đầu tư nói chung và trực tiếp thu hút đầu tư vào các
KCN, KCX, KCNC, KKT, Nhà nước đã tạo ra những thuận lợi về thủ tục hành
chính thông qua các quy định đơn giản theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”. Để
triển khai và thực hiện dự án, nhà đầu tư làm các thủ tục tại ban quản lý KCN,
KCX, KCNC, KKT (gọi chung là ban quản lý). Đây là cơ quan được phân cấp,
ủy quyền quản lý hoạt động đầu tư tại các khu vực kinh tế này, từ khâu thẩm
định, cấp, thu hổi giấy chứng nhận đầu tư,.v.v Khi một chủ dự án đầu tư muốn
đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt, ban quản lý thực hiện việc cấp phép đầu tư
thuộc thẩm quyền của mình theo quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư mà pháp
luật quy định. Trên cơ sở quy hoạch đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt hoặc uy quyền phê duyệt (Ví dụ: Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt
Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 -Quyết định số 1107/QĐ-
TTg ), các ban quản lý làm thủ tục đăng ký đầu tư, điều chỉnh, thu hồi giấy
chứng nhận đầu tư và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan. Đối với những
dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt hoặc ủy
quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng được điều kiện về mở cửa thị
trường theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên, các ban
quản lý chủ trì lấy ý kiến bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và đầu tư và các cơ
6
quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường đầu tư.
1. Đối với các dự án đầu tư trực tiếp trong nước
1.1. Đối với các dự án đầu tư không gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế

a. Về thủ tục đăng ký đầu tư: Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư và
Khoản 1 Điều 42 Nghị định 108 thì: “Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối
với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và
không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện”. Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 42

Nghị định 108: “Nhà đầu tư trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có
nhu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện
thủ tục đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 43
Nghị định này”. Thứ hai, theo Khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư năm 2005 và
Khoản 1 Điều 43 Nghị định 108 thì: những dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ
đồng Việt nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt nam và không thuộc danh mục lĩnh
vực đầu tư có điều kiện và không thuộc dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận chủ trường đầu tư theo Khoản 1 Điều 37 Nghị định 108 thì nhà đầu tư
phải làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư quy
định tại Điều 40 Nghị định 108 (Khoản 2 Điều 43). Đồng thời, “trường hợp nhà
đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư và yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu
tư thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào nội dung đăng ký đầu tư
7
để cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được bản đăng ký đầu tư” (Khoản 4 Điều 43 Nghị định 108/2006/NĐ-
CP).
b. Về nội dung đăng ký đầu tư: Theo Khoản 3 Điều 45 Luật Đầu tư thì nội dung
đăng ký đầu tư bao gồm: “a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; b) Mục tiêu, quy
mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; đ) Kiến nghị ưu đãi
đầu tư (nếu có)”.
c. Quy trình thủ tục đăng ký đầu tư: Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108
không quy định cụ thể về quy trình thủ tục đăng ký đầu tư. Do đó, ban quản lý
các khu kinh tế đặc biệt tuy theo điều kiện cụ thể mà đưa ra quy trình thủ tục
đăng ký đầu tư cụ thể. Ví dụ: tại Khu kinh tế Vân Phong – Khánh Hòa, ban quản
lý khu kinh tế đã đưa ra quy trình thủ tục đăng ký đầu tư như sau: Nhà đầu tư
nộp 05 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư tại Ban Quản lý Khu kinh tế và thời gian giải
quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư (Khoản 4 Điều 45
Luật Đầu tư năm 2005)

1.2.Đối với các dự án đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế: Ngoài các thủ
tục đăng ký, chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư làm thủ tục hồ sơ đăng ký kinh
8
doanh thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định 88 và Hợp đồng liên
doanh (theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 108).
2. Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1. Đối với các dự án đầu tư không gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế

a.Thủ tục đăng ký đầu tư: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư thì
dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt nam và
không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục
đăng ký đầu tư tại Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT để được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư.
b.Hồ sơ đăng ký đầu tư: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định 108 thì
Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm: "a)Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu); b)Hợp đồng
hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách
nhiệm) ".
c.Quy trình thủ tục đăng ký đầu tư: Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 44 Nghị định
108 thì: cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư nếu
hồ sơ dự án hợp lệ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ và không được yêu cầu bổ
sung thêm giấy tờ nào khác. Sau đó, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày
cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư phải sao gửi
9
Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương
mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ quản
lý ngành có liên quan. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu
tư vào Việt Nam, ngoài các hồ sơ quy định như trên còn phải kèm theo hợp
đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (nội dung quy định cụ thể tại

các Điều 54 và 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP).
2.2. Đối với các dự án đầu tư gắn với việc thành lập các tổ chức kinh tế

Bên cạnh các quy định giống như trên thì trong trường hợp dự án đầu tư
gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế chỉ khác ở thủ tục đăng ký đầu tư: ngoài
hồ sơ quy định như đối với các dự án đầu tư không gắn với việc thành lập các tổ
chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp kèm theo: a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương
ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh
nghiệp và pháp luật có liên quan; b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu
tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài.
Mặc dù pháp luật quy định chung về thủ tục đầu tư đối với KCN, KCX,
KCNC, KKT nhưng trên thực tế thủ tục đầu tư vào KCN, KCX và thủ tục đầu
tư vào KCNC, KKT có sự khác nhau. KCNC, KKT thường có quy mô rất lớn,
có những đặc thù riêng, được tổ chức và hoạt động theo mô hình các khu chức
năng khác nhau. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định phê duyệt
10
quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển khu kinh tế và quy hoạch tổng thể phát
triển khu công nghệ cao. Ngoài ra, việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật KCNC, KKT có liên quan tới nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân
sách nhà nước và phương thức huy động các nguồn vốn khác theo quy định tại
Điều 36 của Nghị định 108. Do vậy, việc thành lập khu kinh tế và khu công
nghệ cao phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và quyết
định thành lập.
3.Thẩm tra dự án đầu tư (áp dụng đối với cả các dự án đầu tư trực tiếp
trong nước và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài)
3.1. Thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt
Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Thứ nhất, hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm: Hồ sơ thẩm tra đối với trường hợp

thẩm tra dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt nam trở lên và
thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm các loại giấy tờ được quy định tại
Khoản 1 Điều 45 và Khoản 2 Điều 45 (trong trường hợp dự án đầu tư gắn với
việc thành lập tổ chức kinh tế) Nghị định 108. Thứ hai, nội dung thẩm tra bao
gồm: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Nghị định 108 thì nội dung thẩm tra
đối với những dự án này bao gồm: Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng -
kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai
thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác. Đối với dự án đầu tư
11
thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch hoặc chưa có trong quy hoạch nêu trên thì cơ
quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch ; nhu cầu sử dụng đất: diện tích đất, loại
đất và tiến độ sử dụng đất; tiến độ thực hiện dự án: tiến độ thực hiện vốn đầu tư,
tiến độ xây dựng và tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án; giải pháp về môi
trường: đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường và giải pháp xử lý.
3.2. Thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng
Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Thứ nhất, hồ sơ thẩm tra đầu tư: Hồ sơ thẩm tra đầu tư trong trường hợp
thẩm tra dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt nam và thuộc
lĩnh vực đầu tư có điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định 108.
Thứ hai, nội dung thẩm tra: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định 108
thì nội dung thẩm tra bao gồm: Thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện quy định
tại Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan để từ đó cơ quan có thẩm quyền có thể
xem xét cấp hay không cấp giấy chứng nhận đầu tư
3.3. Thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt
Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Thứ nhất, hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm: Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu
tư có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có

điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 47 Nghị định 108. Thứ hai, nội dung
12
thẩm tra : Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Nghị định 108 thì nội dung thẩm
tra đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt nam trở lên và
thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện sẽ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3
Điều 45 và Khoản 2 Điều 46 Nghị định 108.
Bên cạnh đó, Điều 48, Điều 49 Nghị định 108 còn quy định đối với những
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và những
dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng phải được
thực hiện thẩm tra.
C. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT

Nhìn chung, hiện nay pháp luật nước ta đã tạo ra những thuận lợi về thủ
tục hành chính thông qua các quy định đơn giản, thông thoáng hơn so với luật cũ
trước đây theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”. Cụ thể, theo Luật đầu tư 2005,
nhà đầu tư chỉ cần làm các thủ tục tại ban quản lí các khu công nghiệp cấp tỉnh
thay vì phải đến làm thủ tục nhiều cơ quan, tổ chức khác như trước đây. Trên cơ
sở được phân cấp, ủy quyền quản lý hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp,
ban quản lí các khu công nghiệp sẽ có trách nhiệm tiến hành thực hiện các thủ
tục đầu tư: thẩm định, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư cũng như việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư…để cho các nhà đầu tư hoàn thành thủ tục
một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, Nhà nước luôn đảm bảo
13
thủ tục đầu tư thông thoáng và đơn giản đối với hoạt động đầu tư tại các khu
công nghiệp, khu kinh tế đặc biệt và coi đó là một yếu tố thuận lợi nhằm thu hút
đầu tư. Trước khi Luật đầu tư 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực,
pháp luật nước ta có sự phân chia thành hai loại thủ tục hành chính: một áp dụng
riêng cho nhà đầu tư trong nước và một áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước
ngoài. Mặc dù các thủ tục đó đều đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

nhưng sự phân chia này xét trên góc độ kinh tế thị trường “mở” như hiện nay
thực sự là không cần thiết, một số trường hợp còn trở thành rào cản của hoạt
động đầu tư. Việc ban hành Luật đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài theo
hướng mở rộng thông thoáng hơn như hiện nay là sự sửa đổi cần thiết, đáp ứng
yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Có thể nói, để đầu tư
vào các khu kinh tế đặc biệt trên, nhìn chung môi trường pháp lý cho doanh
nghiệp đã khá thuận lợi. Tuy nhiên dù đã được đơn giản hóa nhưng từ khi được
cấp phép tới khi xây dựng nhà máy, nhanh nhất các doanh nghiệp phải mất 2-3
tháng mới xong thủ tục. Đặc biệt các quy định về thuế, xuất nhập khẩu, các quy
định về lao động không rõ ràng gần đây vẫn gây thiệt hại trực tiếp cho doanh
nghiệp. Những khó khăn mà các doanh nghiệp ở các Khu công nghiệp, Khu chế
xuất tại Việt Nam đang phải đối mặt thuộc đủ loại, như: khó mua USD khi cần
nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu, giá đất tăng, giải phóng mặt bằng chậm,
điện nước bị cắt, quy trình giải quyết thủ tục hành chính quá chậm…Thủ tục đầu
14
tư vào các khu kinh tế đặc biệt lại tiến hành không thống nhất, mỗi nơi một cách
làm cho việc thực hiện cũng gặp không ít khó khăn./.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật Đầu tư, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà
Nội- 2009.
2. Kinh nghiện thế giới và phát triển khu chế cuất và khu kinh tế, Viện
kinh tế học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội -1994.
3. Quản lí Nhà nước đối với sự hình thành và hoạt động các khu chế xuất,
Phạm Ngọc Anh, Tạp chí quản lý Nhà nước số 4/1999.
4. Luật Đầu tư năm 2005.
5. Luật Doanh nghiệp năm 2005
6. Nghị định 108 /2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2005.
7. Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế.

8. Nghị định 99/2003/NĐ-Cp về Quy chế khu công nghệ cao.
9. Websites:
15
o />29A13472571CA00003796?
Open&category=5D68A6A0979F6DB04725721F000CEC7E&i
d=5D68A6A0979F6DB04725721F000CEC7E&Start=0
o />ID=162&CID=172&IDN=1229
o www.chinhphu.vn
16

×