Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý đất đai, quản lý phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại thôn c xã l, huyện gia lâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.38 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A - 2015
*

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý đất đai,
quản lý phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
tại thôn C xã L, huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội.

Học viên thực hiện: Nguyễn Manh Tùng.
Đơn vị cơng tác: Văn phịng Huyện ủy Gia Lâm - Thành phố Hà Nội.

Hà Nội, tháng 11/2015


2

I. LỜI NÓI ĐẦU.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền tự nhiên của con người trước
những vấn đề bị vi phạm để tự bảo vệ mình. Hay nói một cách khác, bản chất
của quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi vi
phạm để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội.
Đó là quyền hiến định, quyền phản hồi, quyền dân chủ và hơn thế nữa, đó
là quyền để bảo vệ quyền. Chính vì vậy, khiếu nại, tố cáo là hiện tượng khách
quan trong đời sống xã hội. Từ khi có giai cấp, các giai cấp thống trị xã hội với
những biện pháp, cách thức khác nhau để giải quyết hiện tượng này.
Ở nước ta, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân
đã được Hiến pháp ghi nhận. Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định: “Cơng dân có
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ


trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ
quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…”.
Trên cơ sở đó, quyền khiếu nại, tố cáo của cơng dân đã được cụ thể hóa
trong nhiều văn bản pháp luật như Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Phịng,
chống tham nhũng; Bộ Luật tố tụng hình sự; Bộ luật hình sự; Bộ luật dân sự,
Luật đất đai… Đây chính là những cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện
tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Khiếu nại,
tố cáo là hình thức đặc biệt để nhân dân tham gia xây dựng bộ máy nhà nước
trong sạch.
Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo có vai trị to lớn trong việc mở
rộng dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện đúng bản chất tốt
đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Đây là một kênh thông tin rất quan trọng (kênh thông tin ngược) từ chủ thể
quản lý (Nhà nước) đến đối tượng quản lý (công dân) về những tồn tại, khiếm
khuyết của quản lý nhà nước; qua đó, nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động
của bộ máy và hoàn thiện hoạt động quản lý của mình; kiểm định được tính


3

đúng đắn, phù hợp và khả thi của chính sách, pháp luật đã được ban hành;
kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân thơng qua
việc đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành
chính, giúp hồn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua đã đạt được những kết
quả nhất định, góp phần khơi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của
cơng dân; kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ
gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lòng tin của người dân vào chính quyền và cơ
quan quản lý Nhà nước nơi mình đang sinh sống và lao động, động viên nhân

dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành
tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội…
Để góp phần làm rõ hơn một số kết quả, hiệu quả công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao sự đồng
thuận xã hội, ổn định tình hình địa phương tại cơ sở… tôi lựa chọn chuyên đề:
Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý đất đai, quản lý
phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại thôn C xã L, huyện
Gia Lâm - Thành phố Hà Nội” là đề tài tiểu luận tốt nghiệp lớp Bồi dưỡng
nghiệp vụ ngạch chuyên viên năm 2015.
* Mục tiêu của tiểu luận:
Nêu ra một số phương án giải quyết vấn đề liên quan đến công tác quản lý
đất đai, quản lý phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại thôn C, xã
L của huyện Gia Lâm được phát hiện, xử lý thông qua công tác tiếp nhận và giải
quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
* Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận:
- Phương pháp duy vật biến chứng;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
* Phạm vi nghiên cứu:


4

Giải quyết một vụ việc cụ thể thông qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại tố cáo của thôn C, xã L, huyện Gia Lâm - Hà Nội.
* Bố cục của tiểu luận: Tiểu luận gồm 03 phần.
Phần I. LỜI NĨI ĐẦU.
Phần II. NỘI DUNG.
1. Mơ tả tình huống.
2. Mục tiêu xử lý tình huống.
3. Phân tích ngun nhân và hậu quả.

3.1. Nguyên nhân.
3.2. Hậu quả.
4. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống.
Phương án 1.
Phương án 2.
Phương án 3.
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế tư liệu, thời gian, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết,
tôi mong rằng sự nhận được sự quan tâm, góp ý để thực hiện tốt hơn các nhiệm
vụ được phân công.
II. NỘI DUNG.
1. Mơ tả tình huống.
Một số cơng dân thơn C xã L, huyện Gia Lâm đến trụ sở tiếp công dân của
Huyện gửi đơn kiến nghị đến Huyện ủy -UBND Huyện một số nội dung sau:


5

- Việc tổ chức đấu giá quyền thuê đất thực hiện phương án cải tạo, nâng
cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế trang trại khu Dộc Ngái lô 2 không
đúng quy định.
- Đề nghị trả lại nhân dân khu Dộc Ngái lô 2 để giao đất nông nghiệp cho
các hộ thôn C. Công dân cho rằng đây là đất của nhân dân vì trước đây thơn C
đã giao cho mỗi hộ gia đình 18m2 đất để gieo mạ phục vụ sản xuất.
Một số công dân khác tại thôn C đã cùng với những người đứng đơn tập
trung đông người kéo đến trụ sở Huyện để kiến nghị; coi đây là một điều kiện
quan trọng để nhân dân thực hiện việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở
địa phương.

Qua việc nghiên cứu nội dung đơn thư của công dân, đã phát hiện một số
vi phạm trọng công tác quản lý nhà nước về đất đai và quản lý thực hiện
phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực Dộc Ngái lô 2 thôn C, xã
L, huyện Gia Lâm.
2. Mục tiêu xử lý tình huống.
- Khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong cơng tác quản lý nhà nước về
đất đai và quản lý phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật
nuôi tại cơ sở.
- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân để thực
hiện tốt nhiệm vụ công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương, hồn thành cơng
tác dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp tại thơn C, xã L nói riêng và trên địa bàn
Huyện nói chung theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường
sự lãnh đạo, chỉ đạo.
- Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng dân theo quy
định của pháp luật.
- Giải quyết mối quan hệ giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội;
đảm bảo phát huy nguồn lực trong nhân dân phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân không bị đối tượng xấu lợi dụng, lơi
kéo, kích động, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương.


6

3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
3.1. Nguyên nhân:
- Thiếu sót trong quản lý nhà nước về đất đai và thực hiện phương án
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thôn C, xã L:
Tại thời điểm năm 1997-1998, xã L tổ chức thực hiện giao đất nông nghiệp
theo Nghị định số 64/NĐ-CP của Chính phủ, theo bản đồ phân bổ quy hoạch sử
dụng đất giai đoạn 1996-2015, Đề án rà soát quy hoạch theo Chỉ thị số 43/CT và

định hướng quy hoạch phân bổ sử dụng đất giai đoạn 1996-2015 xã L đã được
UBND Huyện và Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và môi trường) phê duyệt.
Phương án giao đất nông nghiệp xã L đã được phê duyệt, khu Dộc Ngái lơ 2 (có
diện tích theo bản đồ đo vẽ năm 1993-1994 là 37.185m2) là đất ao tưới tiêu và
đất ruộng trũng nằm giáp chân đê sản xuất kém hiệu quả được xác định thuộc
quỹ đất nông nghiệp không giao ổn định cho các hộ.
Đối với các hộ gia đình thơn C, đã được giao đủ diện tích 440m2/khẩu nơng
nghiệp theo Phương án đã được phê duyệt và đã được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Diện tích đã được cấp GCNQSDĐ của các hộ
khơng có diện tích Dộc Ngái lơ 2.
Việc UBND xã L tổ chức đất giá quyền thuê đất để thực hiện phương án
sản xuất, phát triển kinh tế trang trại là thực hiện quyền quản lý phù hợp quy
định Điều 37, 38, 58 Luật Đất đai năm 2003, bản Quy định về đấu giá quyền sử
dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành
phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 137/2005/QĐ-UBND ngày
09/9/2005 của UBND thành phố Hà Nội); bản Quy định về chính sách khuyến
khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố (ban hành kèm theo
Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 18/1/2008 của UBND Thành phố Hà
Nội). Trước khi tổ chức đấu giá, ngày 08/1/2008, UBND xã L đã có Thơng báo
số 04/UBND gửi đến ông Trưởng thôn C yêu cầu thông báo cho các hộ dân,
đồng thời, thông báo mời đấu giá trên hệ thống truyền thanh của xã L; quá trình
tổ chức được thực hiện công khai. Từ khi tiến hành lập hồ sơ, tổ chức đấu giá


7

cho đến khi dự án đi vào hoạt động không có kiến nghị, đơn thư phản ảnh của
cơng dân. Do đó, nội dung cơng dân đề nghị trả lại khu Dộc Ngái lô 2 để giao
đất nông nghiệp cho các hộ là khơng có cơ sở để giải quyết.
Tuy nhiên, thực tế có việc UBND xã L thời điểm 1998 đã buông lỏng quản

lý nhà nước về đất đai đối với khu Dộc Ngái lô 2 để thôn C tự ý giao thầu cho
các hộ sử dụng để gieo mạ. Trước khi tổ chức đấu giá quyền thuê đất thực hiện
phương án, UBND xã chỉ thông báo qua thôn mà không yêu cầu cán bộ thôn C
tiến hành công tác rà soát, thống kê, báo cáo rõ về việc tạm giao và hiện trạng sử
dụng đất của các hộ dân để triển khai tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận
của nhân dân trong việc thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tại địa
phương.
Sau khi tổ chức đấu giá quyền thuê đất thực hiện phương án, UBND xã L
đã bàn giao đất, cho phép ông Nguyễn Văn Ngh (người trúng đấu giá) sử dụng
khu đất Dộc Ngái lô 2 khi chưa được UBND Huyện phê duyệt kết quả trúng đấu
giá (tại Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 06/5/2008) và phê duyệt phương án
(tại Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 22/8/2008) là thực hiện khơng đúng trình
tự, thủ tục quy định tại Quy chế số 204/QC-UBND ngày 30/11/2007 của UBND
xã (đã được UBND Huyện phê duyệt) và Điều 18 Bản quy định về đấu giá
quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa
bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 137/2005/QĐ-UB ngày
09/9/2005 của UBND thành phố (đã được sửa đổi tại Quyết định số
81/2007/QĐ-UBND ngày 13/7/2007 của UBND thành phố).
Sau khi được UBND Huyện phê duyệt phương án tại Quyết định số
98/QĐ-UBND ngày 22/8/2008, UBND xã thực hiện việc ký hợp đồng số 03/HĐ
cho ông Ngh thực hiện thuê đất.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương án, UBND xã đã thiếu kiểm
tra, giám sát, chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về công nhận kết quả
trúng đấu giá và việc phê duyệt cho thực hiện phương án của UBND Huyện.


8

Cụ thể: Ngày 04/11/2008, ông Ngh đã chuyển hợp đồng chuyển nhượng số
03/HĐ cho ông Nguyễn Xuân Th, xã PT và và Nguyễn Thị Bích H trú tại Quỳnh

Mai – Hà Nội; ngày 31/3/2010, bà H chuyển nhượng toàn bộ cho ông Th; ngày
10/8/2010, ông Th thực hiện việc chuyển nhượng cho ông Nguyễn Duy Th trú
tại quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Việc chuyển nhượng này thực chất là việc thay đổi người trúng đấu giá,
thay đổi chủ đầu tư thực hiện phương án sản xuất đã được UBND Huyện phê
duyệt; người nhận chuyển nhượng khơng có hộ khẩu thường trú tại xã L (không
thuộc đối tượng được tham gia đấu gia và thực hiện phương án theo Quy chế số
240/QC-UBND ngày 30/11/2007 của UBND xã L).
- Một số cán bộ cơng chức ở cơ sở năng lực, trình độ hạn chế, tinh thần
trách nhiệm trong quản lý không cao:
Đó là trách nhiệm trong quản lý nhà nước về đất đai thuộc UBND xã L,
nhiệm kỳ 1994-1999, 1999-2004, 2004-2011; trách nhiệm chính thuộc Chủ tịch
UBND xã và Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách công tác quản lý đất đai, cán bộ
địa chính xã L.
- Ý thức chấp hành pháp luật về đấu giá thực hiện các dự án, lập phương án
nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại khu Dộc Ngái lô 2 của những người tham gia
thực hiện dự án (ông Ngh, ông Nguyễn Văn Th, và Nguyễn Thị Bích H và ơng
Nguyễn Duy Th) khơng cao, chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Một số công dân thôn C nhận thức pháp luật chưa đúng, chưa đầy đủ, dẫn
đến bị lôi kéo, vận động tham gia khiếu kiện đông người, ảnh hưởng đến an ninh
trật tự ở địa phương.
3.2. Hậu quả:
- Vụ việc đã gây ra tâm lý phản ứng không tốt của một bộ phận nhân dân
đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và thực hiện một số dự án chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai ở thôn C, xã L.
- Quá trình triển khai thực hiện dự án, một số nội dung chưa đúng quy
trình, gây bức xúc, giảm sút sự tin tưởng của nhân dân vào chỉ đạo, điều hành


9


của cấp ủy, chính quyền, địa phương, uy tín cán bộ lãnh đạo, chủ chốt, cán bộ
chuyên trách ở cơ sở.
- Một số cơng dân bị kích động, vận động tập trung đông người để khiếu
nại, tố cáo, ảnh hưởng đến sản xuất kinh tế, tạo ra những vấn đề phức tạp tiềm
ẩn về an ninh trật tự của Huyện và cơ sở.
4. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống.
4.1- Phương án 1: Hủy bỏ toàn bộ phương án cải tạo, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, phát triển kinh tế trang trại tại khu Dộc Ngái lơ 2; trả lại tồn bộ diện
tích khu Dộc Ngái lơ 2 để tính vào diện tích thực hiện phương án dồn điền đổi
thửa đất nông nghiệp tại thôn C.
* Ưu điểm:
- Tạo được sự đồng thuận cao trong một bộ phận công dân thôn C, những
người đang mong muốn được cấp thêm diện tích đất nơng nghiệp ngồi định
mức 440m2/khẩu sản xuất nơng nghiệp như hiện nay.
- Giải quyết được vấn đề công dân tập trung khiếu kiện đông người, khiếu
kiện vượt cấp, khi quyền lợi theo yêu cầu của công dân được đảm bảo.
* Nhược điểm:
- Khu Dộc Ngái lơ 2 (có diện tích theo bản đồ đo vẽ năm 1993-1994 là
37.185m2) là đất ao tưới tiêu và đất ruộng trũng nằm giáp chân đê sản xuất kém
hiệu quả. Việc xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là
nhằm tạo ra giá trị lợi nhuận cao hơn trên cùng một diện tích đất canh tác; huy
động được các nguồn lực trong nhân để phát triển kinh tế, tạo điều kiện áp dụng
những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm nơng nghiệp có
giá trị cao hơn, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thu nhập ổn định cho
chủ đầu tư và giải quyết việc làm cho người lao động.
Nếu hủy bỏ phương án, hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế thấp; cơ sở
vật chất, cây lâu năm do chủ đầu tư (ông Ngh, ông Nguyễn Văn Th, bà H và
ông Nguyễn Duy Th) đã đầu tư phải hủy bỏ, tháo dỡ hoàn toàn, gây lãng phí về



10

tài sản xã hội nói chung, tạo ra tâm lý khơng tốt cho những hộ gia đình, cá
nhân khác muốn triển khai thực hiện các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
địa phương; tạo ra tiền lệ không tốt, có thể tạo ra sự lan tỏa, tác động tiêu cực
đến các xã, thị trấn khác trong Huyện, phản ứng khơng có lợi đối với định
hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai theo quy định pháp luật trên địa bàn
Huyện.
- Giao đất cho các hộ ở khu Dộc Ngái lô 2 là không đúng quy định.
Các hộ gia đình thơn C, đã được giao đủ diện tích 440m2/khẩu nông nghiệp
theo Phương án đã được phê duyệt và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (GCNQSDĐ). Diện tích đã được cấp GCNQSDĐ của các hộ khơng có
diện tích Dộc Ngái lơ 2. Đây là diện tích thuộc quỹ đất công thuộc quản lý của
UBND xã L.
4.2- Phương án 2:Tiếp tục cho thực hiện phương án cải tạo, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, phát triển kinh tế trang trại tại khu Dộc Ngái lô 2 theo Hợp
đồng số 03/HĐ ký kết giữa UBND xã L và công dân Nguyễn Văn Ngh.
* Ưu điểm:
- Nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc thực hiện phương án cải tạo, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế trang trại tại khu Dộc Ngái lô 2.
- Huy động được các nguồn lực trong nhân để phát triển kinh tế, tạo điều
kiện áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm
nông nghiệp có giá trị cao hơn, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thu
nhập ổn định cho chủ đầu tư và giải quyết việc làm cho người lao động.
* Khuyết điểm:
- Việc chuyển đổi chủ đầu tư thực hiện dự án không đúng theo quy định
của pháp luật: Nếu chấp nhận tiếp tục cho chủ đầu tư thực hiện dự án theo Hợp
đồng số 03 là vi phạm pháp luật, quy định quản lý nhà nước, thành phố về thực
hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Theo quy định pháp luật, trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND xã L
phải phối hợp với các phòng, ban, ngành của Huyện thường xuyên kiểm tra,


11

đánh giá hiệu quả thực hiện các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tính
pháp lý của dự án. Khi phát hiện việc chủ đầu tư thực hiện chuyển nhượng
phương án, UBND xã L phải báo cáo, đề nghị UBND Huyện cho phép tổ chức
đấu giá lại, phê duyệt lại theo Quy chế số 240/QC-UBND ngày 30/11/2007 của
UBND xã L (đã được UBND Huyện phê duyệt), Quyết định số 406/QĐ-UBND
ngày 06/5/2008 về việc công nhận kết quả trúng đấu giá và Quyết định số
98/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 về việc phê duyệt cho thực hiện phương án của
UBND Huyện.
- Không tạo được sự đồng thuận và ủng hộ cao của nhân dân thôn C.
Công dân thôn C đang bức xúc vì những vi phạm trong cơng tác quản lý đất
đai ở thôn và đang được một số người tuyên truyền sẽ được cấp thêm đất nông
nghiệp lớn hơn định mức như hiện nay. Điều này, dẫn đến các công dân thơn C
có thể cho rằng chính quyền cấp Huyện và xã bao che cho sai phạm, cố ý làm
trái, không quan tâm chăm lo đến quyền, lợi ích của nhân dân. Từ đó, có thể
cơng dân sẽ tiếp tục tập trung khiếu kiện đông người, đến trụ sở các cơ quan
Huyện ủy - UBND Huyện, Thành ủy - UBND Thành phố, trụ sở tiếp dân của
Trung ương Đảng, Chính phủ để đưa đơn kiến nghị, ảnh hưởng đến công tác
chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và tình hình an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội nói chung.
Việc tập trung khiếu kiện của cơng dân có thể bị các đối tượng cơ hội chính
trị, phản động lợi dụng, kích động, tuyên truyền xuyên tạc để làm giảm lòng tin
của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của
chính quyền; có khả năng tạo diễn biến tình hình từ điểm nóng xã hội trở thành
điểm nóng chính trị - xã hội (điểm nóng xã hội có thể có nguồn gốc từ những

tranh chấp dân sự, từ sự khiếu kiện của nhân dân không được giải quyết kịp thời
để dây dưa kéo dài, gây tích đọng mâu thuẫn và bùng phát trở thành điểm nóng
chính trị - xã hội).
4.3- Phương án 3:Tiếp tục thực hiện chủ trương cải tạo, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất, phát triển kinh tế trang trại tại khu Dộc Ngái lô 2 theo hướng chấm


12

dứt (thanh lý) hợp đồng số 03/HĐ giữa UBND xã L và cơng dân Nguyễn Văn
Ngh; rà sốt hồ sơ, tổ chức đấu giá lại quyền thuê đất thực hiện phương án sản
xuất tại khu Dộc Ngái lô 2 đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy định; tổ chức
kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc xảy ra
vi phạm; tuyên truyền vận động nhân dân nhận thức đúng ý nghĩa, mục đích của
việc thực hiện các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công tác dồn điền
đổi thửa đất nông nghiệp ở địa phương.
* Việc thực hiện Phương án 3 có ưu điểm:
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ việc thực hiện
phương án cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế trang trại tại
khu Dộc Ngái lô 2; huy động được các nguồn lực trong nhân để phát triển kinh
tế, tạo điều kiện áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tạo ra
sản phẩm nơng nghiệp có giá trị cao hơn, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà
nước, thu nhập ổn định cho chủ đầu tư và giải quyết việc làm cho người lao
động; góp phần thúc đẩy kinh tế xã L phát triển.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục được những thiếu sót trong
cơng tác quản lý nhà nước về đất đai và quản lý các phương án chuyển dịch cơ
cấu kinh tế; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
- Giải quyết hài hịa hơn tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mọi công dân.

- Qua công tác tuyên truyền, vận động, sẽ tạo được sự đồng thuận cao trong
nhân dân thôn C về việc thực hiện phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa
phương. Nhân dân sẽ nhận thức sâu sắc hơn mục đích, ý nghĩa, quy định của
công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại địa phương và tham gia tích cực.
- Giải quyết được vấn đề công dân tập trung khiếu kiện đông người, khiếu
kiện vượt cấp, khơng để tình hình diễn biến phức tạp, khơng để hình thành điểm
nóng về chính trị - xã hội.


13

* Trên cơ sở đánh giá, lựa chọn các phương án:
Cá nhân tôi thấy phương án 3 là hiệu quả nhất, giải quyết được nhiều mục
tiêu đặt ra hơn so với các phương án 1 và phương án 2. Phương án 3 đã giải
quyết được một số vấn đề quan trọng:
- Khắc phục được một số hậu quả của việc buông lỏng công tác quản lý nhà
nước về đất đai và quản lý phương án cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
phát triển kinh tế trang trại tại khu Dộc Ngái lô 2.
- Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân về quản
lý đất đai, thực hiện các phương án phát triển kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; tạo được sự đồng thuận cao
hơn trong một bộ phận công dân thôn C, không để công dân tập trung khiếu kiện
đông người, khiếu kiện vượt cấp.
- Giải quyết hài hịa các mối quan hệ lợi ích của nhà nước, tập thể và cá
nhân (chủ đầu tư thực hiện phương án).
- Phương án có tính khả thi cao.
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn (phương án 3).

Stt


Đơn vị thực hiện

Nội dung thực hiện
- Chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác
quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương; phối
hợp chặt chẽ với các phòng, ban, ngành của
Huyện và chủ đầu tư trong việc lập, tổ chức thực

1.

UBND Huyện.

hiện các phương án chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp ở địa phương theo đúng quy định
pháp luật; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, đối với các
nội dung vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo


14

cáo UBND Huyện cho ý kiến chỉ đạo.
- Chỉ đạo phịng Kinh tế Huyện:
+ Nâng cao tính chủ động, thường xuyên phối
hợp cơ sở để tham mưu UBND Huyện thẩm định,
phê duyệt các phương án chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cây trồng vật ni theo đúng trình tự, thủ
tục và quy định pháp luật; phát hiện và đề xuất
xử lý kịp thời các vi phạm.

+ Phối hợp với phòng Tài ngun và mơi trường,
phịng Tài chính - kế hoạch, Ban Bồi thường giải
phóng mặt bằng Huyện hướng dẫn UBND xã L
thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá lại quyền thuê
đất thực hiện Phương án cải tạo, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, phát triển kinh tế trang trại tại
khu Dộc Ngái lô 2 đảm bảo đúng quy định.
- Chỉ đạo phòng Nội vụ Huyện hướng dẫn
UBND xã L tổ chức kiểm kiểm trách nhiệm, báo
cáo UBND Huyện hình thức kỷ luật theo quy
định đối với Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch
UBND xã, cán bộ địa chính xã về các vi phạm.
Tham mưu với Thường trực, Ban Thường vụ
Huyện ủy xem xét, kiểm điểm trách nhiệm của
Đảng ủy, Thường trực HĐND xã L trong việc để
2.

Ủy ban Kiểm tra

xảy ra vi phạm, thiếu sót của UBND xã L trong

Huyện ủy.

công tác quản lý đất đai và quản lý thực hiện
phương án cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
phát triển kinh tế trang trại tại khu Dộc Ngái lô 2.


15


Tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy nghiên cứu,
xem xét công tác cán bộ đối với xã L để nâng cao
3.

Ban Tổ chức

năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy Đảng,

Huyện ủy.

tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
của chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và các đồn thể chính trị - xã hội cơ sở.
Tham mưu Ban Thường Huyện ủy tăng cường
công tác dân vận của Đảng ủy xã L. Đặc biệt, tập
trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh phong
trào thi đua “Dân vận khéo” tại cơ sở nhằm:
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về các quy
định pháp luật về đất đai. Mục đích, ý nghĩa của
thực hiện các phương án chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
đai, huy động nguồn lực trong nhân dân để thúc
đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo việc làm

4.

Ban Dân vận
Huyện ủy.

cho người lao động, tăng thu ngân sách để tạo

nguồn kinh phí phục vụ các nhiệm vụ chính trị.
- Nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của nhân
dân đối với việc thực hiện công tác dồn điền đổi
thửa đất nơng nghiệp nhằm tăng diện tích trên
một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho hộ canh tác,
thực hiện cơ giới hố nơng nghiệp, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố; từng bước
phân cơng lao động trong từng địa bàn, tạo việc
làm, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện
tích sản xuất; việc dồn điền đổi thửa là để đảm


16

bảo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của nhân
dân, các hộ dân thôn C xã L là những người trực
tiếp được hưởng những thành quả của công tác
này. Từ đó, nhân dân đồng thuận và tích cực
hưởng ứng.
- Tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy mở rộng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đổi mới
và nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, công
tác giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo của công
dân đảm bảo thấu tình, đạt lý và đúng pháp luật.
- Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã L
tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán
bộ, hội viên và nhân dân nâng cao hiểu biết và ý
thức chấp hành pháp luật.
- Có các giải pháp thích hợp để thực hiện tuyên

Mặt trận Tổ quốc và truyền, vận động cá biệt đối với các trường hợp
5.

các đoàn thể nhân
dân Huyện

chưa đồng thuận với phương án đã nêu.
- Phát huy vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các
đồn thể chính trị tham gia giám sát và phản biện
xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng chính
quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh theo
Quyết định số 217- QĐ/TW và Quyết định số
218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI).

Đảng ủy - UBND xã L.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối
với công tác quản lý nhà nước về đất đai và thực

6.
- Đảng ủy xã L:

hiện các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng
cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương theo đúng


17

quy định của pháp luật, chỉ đạo của thành phố và
của Huyện.
- Chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm về

Đảng đối với các tập thể, cá nhân có liên quan
đến vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại
khu vực Dộc Ngái lơ 2 và q trình tổ chức thực
hiện dự án Cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, phát triển kinh tế trang trại tại khu Dộc Ngái
lơ 2 (đ/c Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách công
tác quản lý đất đai, kinh tế; cán bộ địa chính xã;
cấp ủy chi bộ và lãnh đạo thơn C (giai đoạn 1994
- 2011).
- Chấm dứt hợp đồng số 03/HĐ ngày 10/8/2008
ký giữa UBND xã L và ông Nguyễn Văn Ngh;
hủy bỏ phần xác nhận của UBND xã trong các
giấy chuyển nhượng giữa ông Nguyễn Văn Ngh,
ông Nguyễn Văn Th, bà H, giữa ông Nguyễn Văn
Th và ông Nguyễn Duy Th; tổ chức thanh lý hợp
đồng số 03/HĐ giữa ông Ngh và các bên có liên
- UBND xã L:

quan.
- Rà sốt tồn bộ hồ sơ, tổ chức đấu giá lại quyền
thuê đất thực hiện phương án sản xuất tại khu
Dộc Ngái lô 2 đảm bảo dân chủ, công khai, đúng
quy định pháp luật; tồn bộ kinh phí thu được từ
việc cho thuê đất thực hiện phương án tại khu
Dộc Ngái lô 2 thực hiện nộp ngân sác, chủ động
báo cáo HĐND xã xem xét, quyết định chi dùng
cho hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng thôn C theo


18


quy định pháp luật.
- Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể
UBND xã và cá nhân đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ
tịch UBND xã, cán bộ địa chính xã đã có vi
phạm, thiếu sót trong cơng tác quản lý nhà nước
về đất đai và quản lý phương án chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tại khu Dộc Ngái lô 2.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Tình huống được nêu trong tiểu luận là tình huống thực tế xảy ra tại một
địa phương của huyện Gia Lâm.
Trên cơ sở đánh giá các giải pháp, giải quyết vụ việc trên theo phương án 3
với các nội dung:
- Tiếp tục thực hiện chủ trương cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
phát triển kinh tế trang trại tại khu Dộc Ngái lô 2 theo hướng chấm dứt (thanh
lý) hợp đồng số 03/HĐ giữa UBND xã L và công dân Nguyễn Văn Ngh; rà soát
hồ sơ, tổ chức đấu giá lại quyền thuê đất thực hiện phương án sản xuất tại khu
Dộc Ngái lô 2 đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy định.
- Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan
đến việc xảy ra vi phạm.
- Tuyên truyền vận động nhân dân nhận thức đúng ý nghĩa, mục đích của
việc thực hiện các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công tác dồn điền
đổi thửa đất nông nghiệp ở địa phương.
Thực hiện phương án sẽ giải quyết có hiệu quả hơn những vi phạm trong
một số lĩnh vực quản lý nhà nước ở xã L, tiếp tục huy động được sự hưởng ứng
tích cực của các hộ gia đình, cá nhân trong đấu thầu, triển khai thực hiện các
phương án chuyển dịch kinh tế ở địa phương; tăng cường sự đoàn kết, thống
nhất trong cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ



19

công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại thơn C, xã L nói riêng và địa bàn
huyện Gia Lâm nói chung…
Qua việc nghiên cứu các tình huống của tiểu luận, để tăng cường công tác
quản lý nhà nước ở cơ sở trên các lĩnh vực, nhất là về đất đai và thực hiện tốt
các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần tạo chuyển biến mạnh về cơ
cấu, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế phát triển, tôi kiến nghị
một số vấn đề sau:
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt quan điểm xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt; tập trung xây dựng các tổ chức Đảng trong
sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; nâng cao vai trị lãnh đạo,
tăng cường sự đồn kết, thống nhất trong cấp ủy Đảng; thực hiện nghiêm túc,
có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay”.
2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Đối với công tác quản lý đất đai: Thường xuyên chỉ đạo rà sốt, đo đạc,
lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất; quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; phổ biến, giáo
dục pháp luật về đất đai…
- Đối với việc thực hiện các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nâng
cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt các phương án chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật ni; tăng cường thanh tra, kiểm tra q trình tổ chức
thực hiện, đảm bảo phương án thực hiện đúng trình tự, thủ tục, quy định và
nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp thời phát hiện và xử lý



20

nghiêm minh, dứt điểm các trường hợp vi phạm, không để kéo dài, gây bức
xúc trong nhân dân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp
luật trên các lĩnh vực, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm.
2. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại tố cáo của công dân.
Đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trước hết là nhờ vai trò lãnh đạo của
các cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền.
Các cấp ủy có nghị quyết lãnh đạo cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Các cấp chính quyền có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể để giải quyết kịp thời, dứt
điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc
khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ
đạo việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
Trong quá trình giải quyết, các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ tài liệu,
chứng cứ khách quan, làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, kết luận
rõ đúng, sai, đề ra phương án giải quyết phù hợp, có lý, có tình, đúng quy định
pháp luật.
Tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và
các quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu
lực pháp luật.
3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh
thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; sự phối hợp thường

xuyên, chặt chẽ của các phịng chun mơn của UBND Huyện đối với các xã,


21

thị trấn để kịp thời nắm bắt và giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh,
khơng để diễn biến phức tạp, khơng để hình thành điểm nóng ở địa phương.
4. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở
xã, thị trấn, nhất là các nội dung về công khai, thực hiện tốt phương châm Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng, cơng tác Dân
vận chính quyền. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
5. Tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của
Bộ Chính trị (khóa XI) và cơng tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền
theo Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI);
thực hiện có hiệu quả cơng tác giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư theo
Nghị quyết liên tịch số 05/NQ-LT/CP-UBTWMTTQVN của Chính phủ và Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


22

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
*

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
3. Luật Đất đai năm 2003.
4. Luật Đất đai năm 2013.
5. Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2011.
6. Quyết định số 137/2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2005 của UBND thành
phố Hà Nội Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu
tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Quyết định số 05/2005/QĐ-UBND ngày 18/1/2008 của UBND thành
phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn thành phố Hà Nội.



×