TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A - 2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
“Quản lý nhà nước về lĩnh vực đê điều và bài học rút ra trong sự cố sạt lở bờ
tả sông Hồng thuộc xã Võng Xuyên, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ
thành phố Hà Nội”
Họ tên học viên:
Hoàng Thanh Sơn
Chức vụ:
Chuyên viên
Đơn vị công tác:
Phòng Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội
Hà Nội tháng 11/2015
0
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 2
I. NỘI DUNG CỦA TÌNH HUỐNG .................................................................... 5
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ........................................................................... 7
1. Mục tiêu:............................................................................................................ 7
2. Cơ sở lý luận và pháp lý:................................................................................... 8
3. Phân tích tình huống:......................................................................................... 8
4. Phân tích nguyên nhân: ................................................................................... 11
5. Hậu quả để lại:................................................................................................. 13
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ................................................................................ 14
1. Mục tiêu:.......................................................................................................... 14
2. Các phương án xử lý cụ thể: ........................................................................... 14
3. So sánh các phương án: ................................................................................... 15
IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN......................................................... 19
1. Mục tiêu:.......................................................................................................... 19
2. Kế hoạch thực hiện:......................................................................................... 19
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT .................................................... 20
1. Kết luận: .......................................................................................................... 20
2. Kiến nghị- đề xuất: .......................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 23
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã và
đang tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới gây những hậu quả nghiêm
trọng do thiên tai, bão lũ, động đất, băng tan ... để lại những hậu quả nặng nề:
sóng thần xảy ra ở Châu Á năm 2004, cơn bão Katrina đổ bộ vào Mỹ năm 2005,
động đất ở Phlippin năm 2006 đã gây ra nỗi kinh hoàng cho mọi người trên toàn
thế giới cho đến bây giờ hậu quả vẫn còn mang tính thời sự. Không nằm ngoài
sự ảnh hưởng đó Việt Nam chúng ta năm 1971 đã xảy ra vỡ đê ở cống Thôn –
Gia Lâm – Hà Nội mà hậu quả của nó phải khắc phục lâu dài; đặc biệt gần đây
nhất cơn bão cuối năm 2005 đã gây ra vỡ đê ở Xuân Trường – Nam Định; cơn
bão số 9 năm 2009 tàn phá rộng khắp các tỉnh Miền Trung gây hậu quả nghiêm
trọng. Mưa lớn úng ngập xẩy ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội gây tê liệt hoạt
động kinh tế xã hội trong nhiều ngày ở khu vực nội thành ... trong khi đó công
tác dự báo đã kịp thời tuy nhiên vẫn xẩy ra các sự cố khó lường của thời tiết đã
gây ra các sự cố công trình nghiêm trọng đe dọa đến an ninh, tính mạng của dân
dân.
Đê điều là công trình đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
Quốc gia, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm đời sống
dân sinh, cũng như sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.
Hầu hết các tuyến đê sông được hình thành từ rất xa xưa, khi mà trình độ
kỹ thuật và công cụ lao động còn thô sơ. Trải qua nhiều lần tôn cao, áp trúc mà
có qui mô như ngày nay. Có thể nói, con đê là hình ảnh gắn liền với quá trình
hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh và phát triển; phản ánh sự lao động sáng tạo,
bền bỉ, quyết liệt chống lại hiểm hoạ diệt vong truyền kiếp “ lũ lụt” của đất nước
ta, dân tộc ta. Vì vậy, công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão là công
tác được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và chú trọng.
Trong điều kiện kinh tế đất nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng
đang trên con đường hội nhập và phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước cùng với một số ngành kinh tế mũi nhọn khác. Ngành Nông nghiệp và phát
2
triển nông thôn cũng đang trên đà phát triển hiện đại hoá nông nghiệp, đảm bảo
công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân
dân. Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội đóng góp một phần rất lớn
trong sự phát triển của Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, đảm
bảo công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn cho tính mạng và tài sản của
nhân dân .
Tuy nhiên, trong những năm gần đây của thời kỳ đổi mới, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc phát huy tính năng
động tích cực, kinh tế thị trường cũng bộc lộ rất nhiều mặt trái, tác động không
nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó, đê điều cũng phải chịu rất nhiều áp
lực của những biểu hiện tiêu cực. Đó là ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần
trách nhiệm của cán bộ, nhân dân còn chưa cao, nên số lượng các vụ vi phạm
Luật đê điều ngày càng tăng nhanh, cũng như ngày càng có xu hướng nghiêm
trọng hơn về mức độ và phức tạp hơn về tính chất.
Là người tham gia công tác quản lý đê điều, thủy lợi ở Phòng Kế hoạch và
Đầu tư Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tôi càng nhận thức được tầm quan trọng
trong công tác bảo vệ đê điều và hành lang thoát lũ.
Tính đến thời điểm tháng 11/2014 (sau hơn bảy năm thực hiện Luật Đê
điều) trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số 2.136 vụ vi phạm, đã xử lý được
944 vụ.
Những vi phạm tập trung chủ yếu trên các tuyến đê tả Hồng, hữu Đuống...
Hình thức vi phạm chủ yếu là: xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình phụ; lều quán,
chợ tạm, để vật liệu, chất tải trong phạm vi bảo vệ đê điều; đào, xẻ đê, chạch
làm dốc lên đê; đào ao, khai thác đất, cát trong phạm vi bảo vệ đê; đổ phế thải
xây dựng ra bờ, bãi sông...
Trên toàn Thành phố hiện có 276 điểm khai thác, tập kết vật liệu ở lòng
sông, bãi sông. Trong đó có 6 điểm khai thác cát (5 điểm có phép, và 1 điểm hết
hạn cấp phép); 237 điểm tập kết trung chuyển vật liệu (52 điểm có phép, 182
điểm không phép và 3 điểm hết hạn cấp phép).
Tình trạng mở bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu không phép, sai phép
đang có chiều hướng gia tăng; đặc biệt là tình trạng tập kết cát vàng với khối
3
lượng và chiều cao chất tải lớn, ảnh hưởng đến thoát lũ, tiềm ẩn nguy cơ gây lún
sụt, sạt lở bờ, bãi sông, đe dọa đến an toàn công trình đê điều. Điển hình là tình
hình sạt lở bờ tả sông Hồng trên địa bàn xã Võng Xuyên và xã Hát Môn huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Thông qua sự cố này các đơn vị quản lý nhà nước
nói chung và Sở Nông nghiệp, Chi cục Đê điều và PCLB nói riêng cũng có thêm
bài học sâu sắc về công tác quản lý đê điều chính vì vậy tôi chọn chuyên đề “Xử
lý tình huống và bài học quản lý trong sự cố sạt lở bờ tả sông Hồng trên địa
bàn xã Võng Xuyên và xã Hát Môn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” để
làm tiểu luận. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như năng lực cá nhân,
trong tiểu luận tôi không tránh khỏi sai sót và nhận định mang tính chủ quan.
Kính mong các thầy cô giáo nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi thêm nữa, để tôi
có thể có tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận chủ yếu sử dụng phương pháp đánh giá, phân tích, so sánh,
lập luận. Trong bài tiểu luận có sử dụng trích dẫn và căn cứ vào pháp luật hiện
hành nên cá nhân tôi nhận thấy sự chọn lọc và tìm thông tin để quyết định xử lý
tình huống đóng góp khá quan trọng trong quá trình xây dựng và xử lý tình
huống.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận chỉ tập trung xử lý tình huống sạt lở đê
sông Hồng trên địa bàn huyện Phúc Thọ và đề cập đến công tác phối hợp triển
khai giữa các cơ quan, đơn vị liên quan. Các giải pháp đề xuất cũng nằm trogn
khuôn khổ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
4. Bố cục của tiểu luận
Bài tiểu luận gồm có 05 phần chính gồm:
- Nội dung của tình huống
- Phân tích tình huống
- Xử lý tình huống
- Kế hoạch tổ chức thực hiện
- Kết luận và kiến nghị, đề xuất
4
I. NỘI DUNG CỦA TÌNH HUỐNG
Trong công điện khẩn số 14/CĐ-UBND hồi 10h ngày 13/8/2014 của Chủ
tịch UBND Thành phố Hà Nội điện cho Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ và
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội về việc theo báo cáo của Hạt Quản
lý đê Đan Phượng – Phúc Thọ: Hồi 6 giờ sáng ngày 13/8/2014 tại khu vực bờ tả
sông Hồng thuộc địa phận xã Võng Xuyên, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ đã xảy
ra sự cố sạt lở mái sông đặc biệt nghiêm trọng. Kích thước các đoạn sụt sạt dài
khoảng 150m, sụt sâu vào bãi thượng lưu 80-100m, đỉnh cung sụt chỉ còn cách
chân đê 30-40m. Và hiện tượng sạt lở còn đang diễn biến rất phức tạp. Vụ việc
xảy ra trong thời gian ngắn, làm 3 nhà tạm trông giữ vật liệu xây dựng, 2 máy
xúc, khoảng 3.000m3 cát vàng sụt xuống hố. Đáng lo ngại, tình trạng này đã đẩy
cơ kè đá hộc trên đoạn đê (được thi công hộ chân đê năm 2011-2012) ra phía
sông khoảng 10m đến 15m. Tại hiện trường, trong ngày 13/8/2014 trên đoạn đê
chất một khối lượng rất lớn cát vàng ở hầu hết mặt bằng khu vực bãi, cao
khoảng 10-12m, có nơi đến 15m. Vị trí lún sụt thuộc bến bãi tập kết cát vàng
của các hộ ông Nguyễn Văn Thìn, ông Trịnh Kim Quý và bà Nguyễn Thu
Huyền thuộc xã Võng Xuyên. Sự cố đã đe dọa nghiêm trọng đến an toàn của
đoạn đê tả Hồng; và cũng trong công điện này Chủ tịch UBND nhân dân Thành
phố Hà Nội đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn của Bộ giúp đỡ Thành phố Hà Nội về giải pháp xử lý khẩn cấp và báo cáo
thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương để Thành phố Hà
Nội xử lý sự cố.
Ngay sau khi nhận được điện thoại báo cáo của Hạt Quản lý đê Đan
Phượng – Phúc Thọ về việc xảy ra sự cố. Lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, lãnh đạo
UBND Thành phố, lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và PTNT, Chi cục Đê điều và
PCLB đã xuống hiện trường chỉ đạo, phối hợp với UBND huyện Phúc Thọ triển
khai các biện pháp khắc phục.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT có Công văn số 3395/BNN-TCTL ngày
13/8/2014 trong đó có đoạn “ đánh giá sơ bộ tại hiện trường cho thấy tại khu
5
mái sông do mái sông nền đất yêu khi mưa lớn, nước lên to dòng chảy với vận
tốc lớn do lưu lượng tiêu thoát từ phía thượng lưu dồn về đã gây ra sạt lở mái
nghiệm trong gây uy hiếp đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân sống
dọc bên bờ tả sông Hồng thuộc địa bàn hai xã Võng Xuyên và Hát Môn huyện
Phúc Thọ, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của đoạn đê, có nguy cơ tiếp tục lan
rộng và xuất hiện trên đoạn đê kế tiếp, và đặc biệt là việc vi phạm hành lang
bảo vệ công trình của các hộ dân đang sinh sống do lấn chiếm trong phạm vị
bảo vệ đê”
- UBND Thành phố có Công điện khẩn số 14/CĐ-UBND ngày 13/8/2014;
và các văn bản chỉ đạo: số 8466/UBND-NN ngày 15/8/2014, số 8625/UBNDNN ngày 19/8/2014, số 8764/UBND-NN ngày 25/8/2014.
- Sở Nông nghiệp và PTNT có các báo cáo số 186/BC-SNN ngày
13/8/2014, số 188/BC-SNN ngày 14/8/2014, số 191/BC-SNN ngày 18/8/2014.
Giao Chi cục Đê điều và PCLB thành lập Tổ công tác, thường trực 24h/24h tại
hiện trường để phối hợp với UBND huyện Phúc Thọ chỉ đạo khắc phục, giải
quyết công việc xử lý sự cố. Hàng ngày có các báo cáo nhanh về tình hình lún
sụt và tiến độ khắc phục sự cố về Sở.
Từ đêm 13/8/2014 công việc giải tỏa được tiến hành. Theo kiểm kê bước
đầu khối lượng cát vàng được tập kết về khu vực khoảng 138.000m3.
Ngày 14/8/2014 ba chiếc máy xúc đã được lấy khỏi hố sụt, cây cối thuộc
khu vực lún sụt đã được giải tỏa, ngày 16/8/2014 hai nhà tạm đã cơ bản giải tỏa
xong.
Ngày 21/8/2014 số lượng cát vàng đã giải tỏa được 125.150m3/
138.150m3 đạt 91%, việc giải tỏa cát vàng đã cơ bản hoàn thành theo yêu cầu.
Riêng cảng Sơn Tây (đơn vị có phép) còn khoảng 10.000 m3 đã san giạt hạ thấp
chiều cao chất tải (còn cao khoảng 2m-3m).
Ngày 25/8/2014 UBND huyện Phúc Thọ đã họp kiểm điểm việc chỉ đạo
xử lý di dời khối lượng cát vàng ra khỏi khu vực lún sụt, chỉ đạo các hộ di
chuyển toàn bộ máy móc ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đến nay toàn bộ máy móc
6
đã được đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ngoài ra UBND huyện Phúc Thọ chỉ
đạo xã Võng Xuyên, xã Hát Môn tiếp tục kiểm tra và giải tỏa những vi phạm
trên địa bàn.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao Chi cục Đê điều và PCLB phối hợp với
Trung tâm tư vấn và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi - Tổng cục Thủy lợi triển
khai điều tra, khảo sát, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục. Để
đánh giá nguyên nhân gây ra sự cố lún sụt một cách khách quan, khoa học, từ đó
đề xuất lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp.
Ngày 27/8/2014 UBND Thành phố có công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp
và PTNT nghiêm túc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Sở, của các cơ quan,
đơn vị trực thuộc, các cá nhân được giao nhiệm vụ phụ trách và của các tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm dẫn đến sạt lở nghiêm trọng bờ bãi sông, đề xuất
hình thức xử lý theo quy định.
Tại Báo cáo về việc xử lý lún, sụt trượt ngày 30/8/2014 Sở Nông nghiệp
đã nghiêm túc kiểm điểm và báo cáo UBND về tình hình xử lý sự cố và đề xuất
hình thức kiểm điểm như sau: Cảnh cáo, hạ bậc lương đối với cán bộ phụ trách
đoạn đê tả thuộc địa bàn các xã Võng Xuyên và Hát Môn; cảnh cáo Hạt trưởng
Hạt quản lý đê Phúc Thọ; Khiển trách phó Chi cục trưởng Chi cục đê điều và
PCLB phụ trách địa bàn khu vực huyện Phúc Thọ; khiển trách Chi cục trưởng
Chi cục đê điều và PCLB Hà Nội; khiển trách hạt trưởng hạt quản lý đê Phúc
Thọ và tập thể phòng Quản lý đê điều.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
1. Mục tiêu:
Một là: Phân tích và làm rõ những hạn chế trong việc quản lý, cấp phép,
xử lý vi phạm đê điều và giải quyết các công việc liên quan đến tình trạng mở
bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu không phép, sai phép đặc biệt là tình trạng
tập kết cát vàng với khối lượng và chiều cao chất tải lớn, ảnh hưởng đến thoát
lũ, tiềm ẩn nguy cơ gây lún sụt, sạt lở bờ, bãi sông, đe dọa đến an toàn công
trình đê điều để từ đó có phương hướng, biện pháp xử lý thoả đáng, quy trách
7
nhiệm cụ thể cho các cá nhân có liên quan và điều đặc biệt là lấy đó làm bài học
kinh nghiệm chung cho việc xử lý các tình huống liên quan đến công tác quản lý
đê điều.
Hai là: Đề xuất những biện pháp, giải pháp khả thi mang tính tổng thể
nhằm khắc phục những hạn chế tương tự trong công tác quản lý đê điều.
2. Cơ sở lý luận và pháp lý:
- Luật đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều;
- Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày
24/8/2000;
- Nghị định số 08/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2006 quy định chi tiết một số
điều của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão;
- Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về đê điều;
- Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.
- Quyết định số 2028/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc quy định Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Đê điều và PCLB Hà
Nội;
- Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về
xử lý kỷ luật đối với công chức;
- Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về việc xử lý kỷ luật cán
bộ, công chức;
3. Phân tích tình huống:
Năm 1999 UBND tỉnh Hà Tây (cũ) có Quyết định số 63/1999/QĐ-UB
ngày 22/01/1999 phê duyệt quy hoạch cảng bốc xếp, bến đò ngang... trên các
8
tuyến sông thuộc địa phận tỉnh Hà Tây trong đó khu vực Phúc Thọ. Đây chính là
tiền đề ra đời các bến bốc xếp vật liệu xây dựng ở khu vực Phúc Thọ. Trong quá
trình hoạt động các bến bãi luôn vi phạm vượt phép và phát sinh thêm nhiều các
điểm bốc xếp trung chuyển vật liệu.
Và đến 6 giờ sáng ngày 13/8/2014 tại khu vực bờ tả sông Hồng khu vực
xã Võng Xuyên và xã Hát Môn đã xảy ra sự cố lún sụt đặc biệt nghiêm trọng.
Kích thước hố sụt dài khoảng 150m, sụt sâu vào bãi thượng lưu 80-100m, đỉnh
cung sụt chỉ còn cách chân đê 30-40m. Và hiện tượng sạt lở còn đang diễn biến
rất phức tạp. Vụ việc xảy ra trong thời gian ngắn, làm 3 nhà tạm trông giữ vật
liệu xây dựng, 2 máy xúc, khoảng 3.000m3 cát vàng sụt xuống hố. Đáng lo ngại,
tình trạng này đã đẩy cơ kè đá hộc trên đoạn đê (được thi công hộ chân đê năm
2008-2009) ra phía sông khoảng 10m đến 15m. Tại hiện trường, trong ngày
13/8/2014 trên đoạn đê chất một khối lượng rất lớn cát vàng ở hầu hết mặt bằng
khu vực bãi, cao khoảng 10-12m, có nơi đến 15m. Vị trí lún sụt thuộc bến bãi
tập kết cát vàng của các hộ ông Nguyễn Văn Thìn, ông Trịnh Kim Quý và bà
Nguyễn Thu Huyền thuộc xã Võng Xuyên. Sự cố đã đe dọa nghiêm trọng đến an
toàn của đoạn đê tả Hồng;
+ Công tác quản lý nhà nước về đê điều của Hạt Quản lý đê Đan Phượng
– Phúc Thọ
Từ năm 2002-2005 Hạt Quản lý đê Đan Phượng - Phúc Thọ liên tục lập
nhiều biên bản vi phạm và công văn gửi UBND huyện Phúc Thọ, UBND xã
Võng Xuyên, Hát Môn có biện pháp ngăn chặn và giải tỏa những điểm vi phạm
bốc xếp tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng trên tuyến đê tả Hồng thuộc địa
bàn hai xã Võng Xuyên và Hát Môn.
Từ năm 2008 đến năm 2011 Hạt Quản lý đê Đan Phượng - Phúc Thọ đã
lập nhiều biên bản vi phạm (16 biên bản) và nhiều báo cáo gửi UBND UBND
huyện Phúc Thọ, UBND xã Võng Xuyên, Hát Môn đề nghị cho di dời và có
biện pháp ngăn chặn giải tỏa vi phạm.
Năm 2012 đã tiến hành lập 14 biên bản vi phạm ở khu vực kè sông Hồng.
9
Năm 2013 đã tiến hành 3 đợt lập biên bản vi phạm vào các ngày 4/3, 27/7,
12/10 với 21 biên bản vi phạm tại khu vực kè sông Hồng - UBND xã Võng
Xuyên, Hát Môn. Hạt đã có 4 báo cáo số 07/BC-HQLĐ ngày 12/3/2013, số
22/BC-HQLĐ ngày 20/4/2013; số 40/BC-HQLĐ ngày 23/7/2013 và số 46/BCHQLĐ ngày 03/8/2013 gửi UBND huyện Phúc Thọ đề nghị xử lý vi phạm.
+ Công tác quản lý nhà nước về đê điều Đối với Chi cục Đê điều và
PCLB:
- Trong năm 2013 Chi cục đã ban hành 25 văn bản liên quan đến vi phạm
và xử lý vi phạm Luật Đê điều và Pháp lệnh Phòng chống lụt bão.
- Chi cục có các văn bản (số 29/CCĐĐ ngày 19/01/2014; số 173/CCĐĐQL ngày 08/4/2014; số 271/CCĐĐ-QL ngày 27/5/2014; số 374/CCĐĐ-QL ngày
30/6/2014) chỉ đạo các Hạt Quản lý đê tăng cường kiểm tra vi phạm và đôn đốc
giải tỏa vi phạm;
Văn bản số 155/CCĐĐ-TTr ngày 05/4/2014 gửi đồng chí Chủ tịch UBND
huyện Phúc Thọ đề nghị xử lý các trường hợp vi phạm về tập kết vật liệu, xây
nhà không phép trên tuyến đê tả Hồng thuộc địa bàn xã Võng Xuyên và xã Hát
Môn.
Văn bản số 419/CCĐĐ-QL ngày 20/7/2014 gửi các Hạt Quản lý đê; các
quận, huyện, thị xã đề nghị tổng hợp và xử lý các vi phạm về Luật Đê điều ngoài
bãi sông. Trong đó nêu rõ việc tập trung giải tỏa các bãi vật liệu không được cấp
có thẩm quyền cấp phép hoặc vượt phép gây cản trở đến thoát lũ và an toàn đê
điều.
Trong tháng 7 và tháng 8 năm 2014 Chi cục đã có các báo cáo gửi Sở
Nông nghiệp và PTNT, UBND Thành phố báo cáo tình hình vi phạm đê điều
trên địa bàn Thành phố; Sở Nông nghiệp và PTNT có các báo cáo (số
1353/SNN-ĐĐ ngày 12/7/2014, số 1394/SNN-ĐĐ ngày 18/7/2014, số
1419/SNN-TTr ngày 23/7/2014) và đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các quận,
huyện, thị xã giải tỏa các trường hợp vi phạm Luật Đê điều và Pháp lệnh phòng
chống lụt bão.
10
Như vậy nhìn chung công tác nắm bắt tình hình vi phạm, tiến hành lập
biên bản đã được Hạt Quản lý đê Đan Phượng – Phúc Thọ thực hiện tương đối
tốt. Chi cục Đê điều và PCLB với sự tham mưu tổng hợp báo cáo của phòng
Quản lý đê điều đã nắm bắt tình hình vi phạm và có nhiều văn bản cũng như
trực tiếp làm việc với các quận, huyện, thị xã trong việc đề nghị tập trung giải
tỏa vi phạm tại các quận, huyện, thị xã. Đặc biệt trong dịp tháng 6/2014 dưới sự
chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND Thành phố, Chi cục, Sở đã có
nhiều văn bản và buổi làm việc trực tiếp với Lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về
vi phạm trong đó có việc chất chứa vật liệu, lập các bến trung chuyển bốc xếp
vật liệu xây dựng.
4. Phân tích nguyên nhân:
*Về khách quan:
- Theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đê điều sau khi phát hiện
vi phạm lập biên bản gửi các cơ quan chức năng (Công an, Thanh tra) và chính
quyền cơ sở (xã/phường, quận/huyện) đề nghị ngăn chặn và giải tỏa. Chi cục Đê
điều và PCLB, Hạt Quản lý đê cung cấp hồ sơ vi phạm cho chính quyền cấp
quận, huyện, phường, xã ngăn chặn và xử lý vi phạm. Cơ quan quản lý đê điều
không trực tiếp thực hiện việc giải tỏa vi phạm (Điều 39, 43 Luật Đê điều).
- Việc UBND xã Võng Xuyên và xã Hát Môn ký hợp đồng cho thuê toàn
bộ đất bãi sông (bao gồm cả hành lang bảo vệ đê, bãi sông và hành lang bảo vệ
kè) đã tạo điều kiện cho các chủ bãi vi phạm, do đó những biên bản vi phạm và
báo cáo đề nghị chính quyền xã Võng Xuyên và xã Hát Môn giải tỏa của lực
lượng Quản lý đê trở thành không hiệu quả.
* Về chủ quan:
- Hạt Quản lý đê sau khi tiến hành lập biên bản vi phạm đã thiếu kiên
quyết và kịp thời trong việc đôn đốc chính quyền UBND huyện Phúc Thọ, xã
Võng Xuyên, xã Hát Môn trong việc dừng tập trung và chỉ đạo giải tỏa khối
lượng cát sỏi lớn tại khu vực lún sụt.
11
- Việc tập trung khối lượng lớn cát vàng trong khoảng thời gian từ cuối
tháng 7 đến đầu tháng 8/2014 Hạt Quản lý đê Đan Phượng – Phúc Thọ chậm
được phát hiện và khi đã phát hiện chưa kịp thời lập biên bản, báo cáo đôn đốc
chính quyền UBND huyện Phúc Thọ, xã Võng Xuyên, xã Hát Môn có biện pháp
ngăn chặn, giải tỏa và báo cáo Chi cục Đê điều và PCLB, Sở Nông nghiệp và
PTNT.
- Hiện tượng vi phạm Luật Đê điều và Pháp lệnh PCLB thường xảy ra nên
có tư tưởng chủ quan xem thường mà chưa nhận thức được sự nguy hiểm có thể
xảy ra do những hành vi vi phạm gây ra.
- Chi cục Đê điều và PCLB đã có sự phân công địa bàn phụ trách cho các
đồng chí Lãnh đạo Chi cục. Tuy nhiên, do Hạt Quản lý đê Đan Phượng - Phúc
Thọ chưa báo cáo kịp thời và thời gian giành cho việc kiểm tra của Lãnh đạo
Chi cục và phòng Quản lý chuyên môn còn hạn chế, do đó đã phát hiện chậm
việc tập kết quá lớn khối lượng cát vàng tại bãi sông.
- Cán bộ được giao phụ trách đoạn còn trẻ, chưa có kinh nghiệm làm việc
với chính quyền địa phương.
- Trách nhiệm của Hạt Quản lý đê Đan Phượng – Phúc Thọ, của cán bộ
được giao phụ trách đoạn là chậm phát hiện, thiếu kiên quyết trong việc đôn đốc
chính quyền cơ sở giải tỏa vi phạm, chưa báo cáo kịp thời cho cấp trên để có
biện pháp kiên quyết giúp giải tỏa vi phạm.
- Trách nhiệm của Phòng Quản lý đê điều - Chi cục Đê điều và PCLB
chưa thường xuyên kiểm tra nắm bắt cụ thể tình hình vi phạm tại các địa bàn để
tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục. Lãnh đạo Chi cục chưa dành thời gian xuống
các Hạt, các quận, huyện để nắm bắt, chỉ đạo các Hạt trong việc đề nghị chính
quyền cơ sở và các cơ quan chức năng giải tỏa vi phạm.
Ngoài trách nhiệm thuộc về chính quyền xã Võng Xuyên, xã Hát Môn. Để
xảy ra sự cố lún sụt, sau khi phân tích, sơ bộ đánh giá nguyên nhân gây lún sụt,
các cá nhân và tập thể đã có báo cáo về trách nhiệm liên quan đến sự cố lún sụt
và đề nghị xử lý trách nhiệm với những tập thể, cá nhân như sau:
12
5. Hậu quả để lại:
Sự cố tại khu vực bờ tả sông Hồng khu vực xã Võng Xuyên, xã Hát Môn
đã làm cho đoạn đê này bị sụt dài khoảng 150m, sụt sâu vào bãi thượng lưu 80100m, đỉnh cung sụt cách chân đê 30-40m, Vụ việc xảy ra trong thời gian ngắn,
làm 3 nhà tạm trông giữ vật liệu xây dựng, 2 máy xúc, khoảng 3.000m3 cát vàng
sụt xuống hố,
Nguyên nhân do các hộ dân khai thác cát chất tải quá lớn đã gây lún sụt
và sạt lở nghiêm trọng bãi sông, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của đoạn đê, có
nguy cơ tiếp tục lan rộng và xuất hiện trên toàn bộ bãi sông khu vực tập kết cát
trên đê tả sông Hồng.
- Việc UBND xã Võng Xuyên, xã Hát Môn ký hợp đồng cho thuê toàn bộ
đất bãi sông (bao gồm cả hành lang bảo vệ đê, bãi sông và hành lang bảo vệ kè)
đã tạo điều kiện cho các chủ bãi vi phạm, do đó những biên bản vi phạm và báo
cáo đề nghị chính quyền xã Võng Xuyên, xã Hát Môn giải tỏa của lực lượng
Quản lý đê trở thành không hiệu quả. Việc này sẽ tạo tiền lệ cho một số người
dân khai thác cát ở các đoạn đê khác có thể làm theo. Điều này sẽ rất nguy hiểm,
bởi việc khai thác cát trái phép tràn lan, chất tải không đúng quy định, không
đúng quy hoạch, đúng quy trình khai thác cát sẽ gây các hiện xói thực bờ sông,
gây sạt trượt.
- Niềm tin của nhân dân địa phương đối với chính sách pháp luật có thể bị
ảnh hưởng, cho rằng các cơ quan nhà nước đã cấp phép khai thác cát cho các hộ,
và cơ quản quản lý nhà nước về đê điều và chính quyền địa phương làm ngơ,
bao che dung túng không triệt để xử lý sai phạm dẫn đên hậu qủa nghiêm trọng.
Tóm lại, có thể thấy rằng sự việc khai thác cát của các hộ dân trên đoạn đê
xảy ra sự cố tuy đơn giản nhưng đó để lại những người tham gia trong công tác
quản lý nhà nước về đê điều nhiều suy nghĩ. Hiện tượng vi phạm Luật Đê điều
và Pháp lệnh PCLB thường xảy ra nên có tư tưởng chủ quan xem thường mà
chưa nhận thức được sự nguy hiểm có thể xảy ra do những hành vi vi phạm gây
ra. Các cơ quản Quản lý đê điều cấp trên thì quan liêu chưa thường xuyên kiểm
13
tra nắm bắt cụ thể tình hình vi phạm tại các địa bàn để đề nghị chính quyền cơ
sở và các cơ quan chức năng giải tỏa vi phạm.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu:
Một là: Giải quyết sự việc, khắc phục sự cố nhằm đảm bảo thực hiện
đúng các nguyên tắc, quy định hiện hành trong công tác quản lý đê điều tại khu
vực các xã Võng Xuyên xã Hát Môn huyện Phúc Thọ, xác định phương hướng,
biện pháp xử lý thoả đáng, quy trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân có liên quan
và điều đặc biệt là lấy đó làm bài học kinh nghiệm chung cho việc xử lý các tình
huống liên quan đến công tác quản lý đê điều, có biện pháp dự phòng các tình
huống tương tự.
Hai là: Đề xuất những biện pháp, giải pháp khả thi mang tính tổng thể
nhằm hạn chế những tình huống tương tự trong công tác quản lý đê điều trên địa
bàn toàn Thành phố.
2. Các phương án xử lý cụ thể:
Phương án 1: Khẩn cấp di dời toàn vật liệu gần khu vực sạt lở phía bờ tả
sông Hồng bằng mọi phương tiện; Đình chỉ việc khai thác cát của các hộ dân,
tịch thu tang vật là xe đào, tàu hút, tang vật, phương tiện được sử dụng để khai
thác; Làm rõ trách nhiệm của từng hộ dân khai thác cát, đánh giá nguyên nhân
và buộc các hộ dân phải đền bù khắc phục thiệt hại; Báo cáo UBND Thành phố
nguyên nhân sự cố là do nguyên nhân khách quan, các hộ dân chất tải quá lớn,
mức nước ngoài sông lại đang dâng cao, đất bãi sông bị bão hòa dẫn đến sự cố
sạt lở và trách nhiệm để xảy ra sự cố là thuộc về các hộ khai thác cát.
Phương án 2: Yêu cầu UBND huyện Phúc Thọ triển khai ngay việc di
chuyển toàn bộ người, tài sản, phương tiện ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở cao;
cắm biển báo nguy hiểm; khẩn cấp di dời toàn bộ số cát tập kết trên bãi sông khu
vực sạt lở đê tả sông Hồng trên địa bàn xã Võng Xuyên và xã Hát Môn, đặc biệt
khu vực đang sạt lở chỉ sử dụng thiết bị thi công thủ công, thiết bị nhẹ di chuyển
số cát ra khỏi khu vực, tránh chất tải và rung động trong khu vực;
14
Triển khai ngay việc điều tra, khảo sát lập phương án xử lý triệt để sự cố,
đảm bảo an toàn cho đê điều trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án và cho
phép thi công công trình khẩn cấp.
Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND huyện Phúc Thọ nghiêm túc kiểm điểm
làm rõ trách nhiệm của Sở, của UBND huyện Phúc Thọ, của các cơ quan đơn vị
trực thuộc, của cá nhân được giao nhiệm vụ phụ trách và của các tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm dẫn đến sự cố sạt lở nghiêm trọng bờ bãi sông thuộc xã Võng
Xuyên, Hát Môn, đề xuất hình thức sử lý theo đúng quy định của pháp luật;
3. So sánh các phương án:
+ Với phương án 1: Việc khẩn cấp di dời toàn bộ cát tập kết trên bãi
sông khu vực sạt lở và dọc bãi sông đê tả sông Hồng trên địa bàn hai xã Võng
Xuyên và Hát Môn là đúng và cần thiết nhưng phải căn cứ vào nguyên nhân sạt
lở bãi sông là do việc tập kết chất tải quá lớn, máy móc phương tiện thi công hút
cát của các hộ khai thác hoạt động đã gây nên chấn động mạnh dẫn đến sạt lở
khu vực, do đó trong quá trình di dời toàn bộ số cát tập kết ra khỏi bãi sông phải
triệt để sử dụng thiết bị thi công thủ công, thiết bị nhẹ di chuyển số cát ra khỏi
khu vực, tránh chất tải và rung động trong khu vực;
Việc đình chỉ việc khai thác cát đối với các hộ khai thác cát là cần thiết.
Tuy nhiên việc tịch thu phương tiện vi phạm cần phải xem xét lại tình huống
thực tế tại địa phương. Việc khai thác cát của các hộ được UBND xã Võng
Xuyên và Hát Môn ký hợp đồng cho thuê toàn bộ đất bãi sông (bao gồm cả
hành lang bảo vệ đê, bãi sông và hành lang bảo vệ kè) và các hộ khai thác vẫn
thực hiện đúng hợp đồng với UBND xã Thượng Cốc; và đúng với tinh thần của
Quyết định số 63/1999/QĐ-UBND ngày 22/01/1999 của UBND Tỉnh Hà Tây.
Đồng thời với địa phương thuần nông, các hộ khai thác cát đó đầu tư thiết bị xe
đào rất tốn kém, bản thân các hộ không sai chỉ chưa nhận thức được pháp luật về
an toàn đê điều (mà trách nhiệm thuộc về UBND xã Võng Xuyên và Hát Môn),
nếu xử lý vi phạm hành chính và tịch thu thiết bị vi phạm là chưa hợp lý, đánh
giá nguyên nhân và buộc các hộ dân phải đền bù khắc phục thiệt hại là chưa thấu
15
tình đạt lý và không khả thi. Mặt khác công tác phòng chống lụt bão và khắc
phục sự cố là cần thiết và phải làm ngay nên việc chờ đợi sự phân xử đúng sai
rồi mới có biện pháp công trình khắc phục sự cố là không hợp lý và không khả
thi. Trách nhiệm để xảy ra sự cố lỗi phần nhiều là từ khâu quản lý, việc đổ lỗi
cho các hộ dân để tránh trách nhiệm là không phù hợp với quy định cũng như
chức năng nhiệm vụ về quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan, cụ thể:
- Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội được quy
định tại Quyết định số 2028/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 của UBND Thành
phố, cụ thể:
+ Khoản 2 Điều 2: Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT,
UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đê điều và
PCLB trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Điểm b Khoản 3 Điều 2: …trực tiếp quản lý công trình đê điều từ cấp
III trở lên; Điểm e: trực tiếp quản lý mọi hoạt động, công tác của các Hạt Quản
lý đê theo đúng nội dung ghi trong Luật Đê điều và các Nghị định của Chính
phủ.
- Chức năng, nhiệm vụ của Hạt Quản lý đê chuyên trách quy định tại Điều
38, 39, 40 Luật Đê điều; Điều 7, 8 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày
28/6/2007:
+ Điểm d Khoản 1 Điều 38: Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và
kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
+ Khoản 2 Điều 39: Lập biên bản, quyết định tạm đình chỉ hành vi vi
phạm pháp luật về đê điều của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình; chậm nhất trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có quyết định tạm
đình chỉ phải báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
- Về việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều: UBND các cấp có trách
nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về đê điều được quy định tại Điểm h Khoản 1,
Điểm e Khoản 2 và Điểm d, đ Khoản 3 Điều 43 Luật Đê điều, cụ thể:
16
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Tổ chức kiểm tra, thanh tra
việc thực hiện pháp luật về đê điều; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê
điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: Tổ chức kiểm tra, thanh tra
việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê
điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về
đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Ngăn chặn các hành vi vi phạm
pháp luật về đê điều; Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm
quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để xử lý.
- Về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố được quy định
tại Quyết định số 115/2009/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 của UBND thành phố
Hà Nội.
Vậy phương án 1 là không có tính khả thi cao và thiếu tính răn đe với các
đối tượng vi phạm;
+ Với phương án 2: Phương án 2 đã khắc phục được những nhược điểm
của phương án 1, chỉ định rõ ràng biện pháp khắc phục, xử lý sự cố công trình,
di dời toàn bộ cát tập kết trên bãi sông khu vực sạt lở và dọc bãi sông bằng các
phương tiện thủ công, tránh rung động đê đảm bảo an toàn cho đê không tiếp tục
bị sạt lở. Triển khai công tác khảo sát (thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng
lực) thiết kế đề xuất biện pháp xử lý sự cố không cho bãi sông tiếp tục sạt lở, có
phương án phòng chống sạt trượt cho đoạn đê khi mực nước sông còn diễn biến
rất phức tạp, đề xuất với UBND Thành phố bố trí được nguồn vốn và cho phép
thực hiện cơ chế xử lý khẩn cấp đối với đoạn đê xảy ra sự cố.
Nghiêm túc kiểm điểm các tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Sở,
của UBND Thị xã Sơn Tây, của các cơ quan đơn vị trực thuộc, của cá nhân được
17
giao nhiệm vụ phụ trách và của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dẫn đến
sự cố sạt lở nghiêm trọng bờ bãi sông thuộc xã Võng Xuyên và Hát Môn huyện
Phúc Thọ, đề xuất hình thức xử lý theo đúng quy định của pháp luật nhằm mang
tính chất răn đe và nâng cao năng lực, nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lý
làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước. Qua sự việc này cho thấy, cán bộ của
Hạt phải không ngừng học hỏi nắm vững về kiến thức pháp luật, kinh nghiệm
trong khi lập biên bản các vi phạm, báo cáo các cấp chính quyền để xử lý.
- Phải phối kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền mới xử lý dứt điểm
được các vụ vi phạm.
- Tích cực kiểm tra trên địa bàn của mình được phân công, phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các vi phạm để báo cáo và xử lý kịp thời.
- Tham mưu kịp thời cho các cấp chính quyền để có biện pháp ngăn chặn
và xử lý các vụ vi phạm.
- Gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong
việc để xảy ra tình trạng vi phạm.
- Kiên quyết trong xử lý và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt các trường hợp cố tình vi phạm, tái lấn chiếm; tập trung xử lý ở những
vị trí trọng điểm, xung yếu, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
- Triển khai cắm mốc chỉ giới bảo vệ đê điều, chỉ giới thoát lũ làm cơ sở
cho công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, tu bổ công trình đê điều: xây dựng đường hành
lang chân đê, dốc lên đê nhằm đảm bảo an toàn công trình đê điều, hạn chế lấn
chiếm.
+ Triển khai thực hiện “Đề án điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý các bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng” được UBND thành
phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 3876/QĐ-UBND ngày 09/8/2010; Sở Tài
nguyên và Môi trường là cơ quan được Thành phố giao chủ trì triển khai thực hiện.
+ Các quận, huyên, thị xã cần nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của
UBND Thành phố tại văn bản số 8481/UBND-NN ngày 22/10/2013 về việc
18
kiểm tra, xử lý khai thác, tập kết vật liệu ở lòng sông, bãi sông; số 2134/UBNDTNMT ngày 01/4/2013 về việc chấn chỉnh công tác khai thác cát, sỏi và sử dụng
đất làm bãi trung chuyển vật liệu xây dựng; quy định về quản lý hoạt động
khoáng sản trên địa bàn Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số
115/2009/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 của UBND thành phố Hà Nội.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ
các xã, phường và người dân sống ven đê về công tác bảo vệ đê điều, hiểu và tự
giác chấp hành.
Như vậy phương án thứ 2 này là phương án tối ưu.
IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Mục tiêu:
Một là: Giải quyết sự việc, khắc phục sự cố nhằm đảm bảo thực hiện
đúng các nguyên tắc, quy định hiện hành trong công tác quản lý đê điều tại khu
vực kè Sơn Tây, xác định phương hướng, biện pháp xử lý thoả đáng, quy trách
nhiệm cụ thể cho các cá nhân có liên quan và điều đặc biệt là lấy đó làm bài học
kinh nghiệm chung cho việc xử lý các tình huống liên quan đến công tác quản lý
đê điều, có biện pháp dự phòng các tình huống tương tự.
Hai là: Đề xuất những biện pháp, giải pháp khả thi mang tính tổng thể
nhằm hạn chế những tình huống tương tự trong công tác quản lý đê điều trên địa
bàn toàn Thành phố.
2. Kế hoạch thực hiện:
STT
Nội dung
Thời gian
thực hiện
Tổ chức, cá nhân tham gia
1
Kiểm tra thực tế hiện
trường, thị sát tình
hình.
13/8/2014
- Cục QLĐĐ và PCLB.
- Sở NN và PTNT Hà Nội và
các đơn vị quản lý đê điều.
2
Khẩn cấp di dời vật
liệu toàn bộ cát tập kết
trên bãi sông.
13/8-15/8
- UBND huyện Phúc Thọ.
- Sở NN và PTNT Hà Nội và
các đơn vị quản lý đê điều.
3
Triển khai điều tra
Xong trước
- Đơn vị tư vấn thiết kế
19
Địa điểm
Kè Tả Hồng
khu vực xã
Võng Xuyên,
Hát Môn,
huyện Phúc
Thọ
Kè Tả Hồng
khu vực xã
Võng Xuyên,
Hát Môn,
huyện Phúc
Thọ
Sở Nông
khảo sát, lập phương
án xử lý sự cố.
14/8/2014
- Sở NN và PTNT Hà Nội và
các đơn vị quản lý đê điều.
Cán bộ có sai phạm nhận
thức được mức độ vi phạm,
hậu quả, trách nhiệm cá nhân
và tự nhận hình thức, mức độ
kỷ luật phù hợp
Cán bộ, nhân viên và cơ
quan quản lý biết.
4
Tổ chức họp để cán bộ
có hành vi vi phạm tự
kiểm điểm và nhận
hình thức kỷ luật;
14/8/2014
5
Báo cáo kết quả với cơ
quan quản lý cấp trên.
15/8/2014
6
Thi công khắc phục sự
cố công trình.
7
Tổ chức đánh giá an
toàn và nghiệm thu
công trình đưa vào sử
dụng.
25/8/2014
Chủ đầu tư và các đơn vị có
liên quan
8
Họp tổng kết, công bố
quyết định xử lý vi
phạm của cơ quan cấp
trên và rút ra bài học
kinh nghiệm trong
công tác quản lý về đê
điều
27/8/2014
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà
Nội và các đơn vị quản lý đê
điều
15/8 đến
Đơn vị thi công và chủ đầu tư
21/8/2014
nghiệp và
PTNT Hà Nội
Sở NN và
PTNT Hà Nội
UBND Thành
phố.
Kè Tả Hồng
khu vực xã
Võng Xuyên,
Hát Môn,
huyện Phúc
Thọ
Kè Tả Hồng
khu vực xã
Võng Xuyên,
Hát Môn,
huyện Phúc
Thọ
Sở Nông
nghiệp và
PTNT Hà Nội
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Thủ đô Hà Nội là địa phương có số Km đê lớn, tốc độ phát triển Kinh tế Xã hội cao, do đó tình hình vi phạm Luật Đê điều và Pháp lệnh Phòng, chống
lụt, bão trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra phức tạp. Các cơ quan chức năng
đã có cố gắng trong công tác quản lý, trong việc phối hợp với chính quyền cơ sở
để thực hiện việc ngăn chặn và giải tỏa vi phạm, tuy nhiên kết quả số vụ vi phạm
được xử lý còn hạn chế. Một số quận, huyện thiếu tập trung chỉ đạo; việc xử lý
các vi phạm thiếu kiên quyết, dứt điểm, tình trạng tái lấn chiếm vẫn còn diễn ra.
Trong các phần trình bầy trên, tiểu luận mới đưa ra một sự cố sạt lở về đê
điều nghiêm trọng trong năm 2014 mà báo đài đã tích cực đưa tin từ đó đưa ra
các phương án xử lý tình huống cho việc khắc phục sự cố và cũng đã phân tích
20
nguyên nhân sai phạm, mà ở đây sai phạm mang tính chất hệ thống, tính chủ
quan của các cấp, ngành quản lý nhà nước, cụ thể là từ cơ quan quản lý về đê
điều, cơ quan chính quyền ở địa phương, các cán bộ, cá nhân được giao nhiệm
vụ phụ trách dẫn đến hậu quả về mặt kinh tế và niềm tin trong nhân dân.
Các quận, huyện và các ngành chức năng chưa thực sự vào cuộc, thiếu sâu
sát, quyết liệt trong xử lý; còn tình trạng đẩy đưa né tránh trách nhiệm trong
kiểm tra xử lý. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và chính
quyền các cấp dẫn đến tình trạng xử lý còn nhiều hạn chế, kết quả thấp, tính răn
đe giáo dục không cao.
Chưa có quy hoạch bến bãi tập kết, trung chuyển, khai thác vật liệu trên
địa bàn Thành phố. Còn có sự chồng chéo trong công tác quản lý: ngành Tài
nguyên môi trường cấp phép khai thác, mở bãi tập kết, trung chuyển vật liệu;
ngành Giao thông cấp phép mở bến thủy, trục vớt, nạo vét luồng lạch; ngành
Nông nghiệp và PTNT quản lý về thoát lũ và an toàn công trình đê điều….
Xử phát hành chính trong lĩnh vực đê điều chưa có chế tài đủ mạnh buộc
các chủ hộ vi phạm phải chấp hành, vì vậy tính răn đê không cao; trong khi đó
rất khó để lập hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự về lĩnh vực đê điều. Chưa có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan: Nông nghiệp và PTNT, Giao
thông, Công an, Tư pháp…
2. Kiến nghị- đề xuất:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ các
xã, phường và người dân sống ven đê về công tác bảo vệ đê điều, hiểu và tự giác
chấp hành.
- Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm.
- Gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong
việc để xảy ra tình trạng vi phạm.
- Kiên quyết trong xử lý và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt các trường hợp cố tình vi phạm, tái lấn chiếm; tập trung xử lý ở những
vị trí trọng điểm, xung yếu, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
21
Triển khai cắm mốc chỉ giới bảo vệ đê điều, chỉ giới thoát lũ làm cơ sở
cho công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, tu bổ công trình đê điều: xây dựng đường hành
lang chân đê, dốc lên đê nhằm đảm bảo an toàn công trình đê điều, hạn chế lấn
chiếm./.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
2. Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều;
3. Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày
24/8/2000;
4. Nghị định số 08/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2006 quy định chi tiết một
số điều của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão;
5. Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều;
6. Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.
7. Quyết định số 2028/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc quy định Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Đê điều và
PCLB Hà Nội;
8. Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
9. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định
về xử lý kỷ luật đối với công chức;
10. Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 về việc xử lý kỷ luật
cán bộ, công chức;
23