Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận tình huống dưỡng ngạch chuyên viên xử lý tình huống thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.58 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K3A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: '' Xử lý tình huống thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn
giữa người phụ nữ sinh năm 1971 đã từng có chồng và có hai con,
sau khi người chồng qua đời, người phụ nữ làm thủ tục đăng ký kết
hôn với chàng trai sinh năm 1985 chưa từng lập gia đình. Người phụ
nữ và chàng trai có mối quan hệ thím - cháu. Hai người khi thực
hiện thủ tục đăng ký kết hôn gặp phải sự phản đối gay gắt của bố mẹ
hai bên và dòng họ''

Họ và tên học viên: Đỗ Thị Sen
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng Tư pháp huyện Phúc Thọ

Hà Nội, tháng 11 năm 2015
1


MỤC LỤC
SỐ TT

NỘI DUNG

TRANG

PHẦN I

LỜI NÓI ĐẦU



1

PHẦN II

NỘI DUNG

9

1

Mô tả tình huống

9

2

Mục tiêu xử lý tình huống

11

3

Nguyên nhân và hậu quả

13

3.1

Nguyên nhân


13

3.2

Hậu quả

15

Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án

15

4.1

Phương án thứ nhất

15

4.2

Phương án thứ hai

16

4.3

Phương án thứ ba

17


Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án

19

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

21

1

Kiến nghị

21

2

Kết luận

21

4

5
PHẦN III

2


PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU

Huyện Phúc Thọ nằm phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô
khoảng 30 km. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 11.719,27 ha, dân số năm
trên 180 nghìn người, có 22 xã và 01 thị trấn.
Là huyện Đồng Bằng có địa hình tương đối bằng phẳng độ cao chênh lệch
không đáng kể, địa hình của huyện thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
phần lớn diện tích canh tác của huyện Phúc Thọ là bằng phẳng, thích hợp cho sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp
ngắn ngày, rau màu,..
Là một huyện thuần nông, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông
nghiệp, công nghiệp chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp, chưa am hiểu pháp
luật. Trong mối quan hệ giữa họ hàng, làng xóm láng giềng, quan hệ xã hội, người
dân thường áp dụng theo các phong tục tập quán có từ lâu đời được cha ông để lại.
Thước đo trong mọi mối quan hệ thường được đánh giá thông qua việc người dân
có chấp hành theo phong tục tập quán của địa phương hay không, nếu ai đó có vi
phạm sẽ bị nên án mạnh mẽ mà không đánh giá người đó qua việc có chấp hành
pháp luật hay không. Trên thực tế, có rất nhiều phong tục tập quán của địa phương
trái với pháp luật nhưng vẫn được người dân thừa nhận và thực hiện theo nó, thậm
chí nó còn được đưa vào các bản hương ước, quy ước của làng và coi đó là nét văn
hóa đặc trưng của địa phương.
Tại Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm
2014 của Bộ Tư pháp- Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh quy định Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi chung là Ủy ban
nhân dân cấp huyện , thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo d i thi
hành pháp luật; kiểm tra, x lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục
3



hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch;
chứng thực; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; quản lý công tác thi hành pháp
luật về x lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp
luật.
Phòng Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế
công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
của Sở Tư pháp.
Phòng Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn :
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực tư pháp; chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn
thiện pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực tư pháp.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực tư
pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở
cấp xã.
- Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
+ Phối hợp xây dựng quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy
ban nhân dân cấp huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện chủ trì xây dựng;
+ Thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban
hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; góp ý dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

4



+ Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân cấp huyện và hướng dẫn của Sở Tư pháp.
- Về theo d i thi hành pháp luật:
+ Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực
hiện Kế hoạch theo d i tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực
hiện công tác theo d i tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;
+ Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc x lý kết quả
theo d i tình hình thi hành pháp luật;
+ Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
+ Giúp Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản
do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành; hướng dẫn công
chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tự kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành;
+ Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định các biện pháp x lý văn bản trái pháp luật theo quy định
của pháp luật.
- Tổ chức triển khai thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của
pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Ủy ban nhân
dân cấp xã.
- Về kiểm soát thủ tục hành chính:
5



+ Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo chỉ
đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên và
theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính;
+ Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn huyện để kiến nghị, đề
xuất việc s a đổi, bổ sung, hủy b , bãi b ;
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện niêm yết công khai thủ tục
hành chính, báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và tiếp
nhận, x lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cơ quan chuyên
môn cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:
+ Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành chương trình, kế
hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế
hoạch được ban hành;
+ Theo d i, hướng dẫn và kiểm tra công tác phổ, biến giáo dục pháp luật tại
địa phương; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã trong
việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa
bàn;
+ Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật cấp huyện;
+ Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp
luật theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở
các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.
- Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trước khi trình
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

6


- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ về xây dựng xã,
phường, thị trấn tiếp cận pháp luật theo quy định.
- Về quản lý và đăng ký hộ tịch:
+ Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
trên địa bàn; tổ chức bồi dư ng nghiệp vụ quản lý và đăng ký hộ tịch cho công
chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã;
+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định
của pháp luật; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thu hồi, hủy b
những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định của pháp
luật trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật ;
+ Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện t và cấp bản sao
trích lục hộ tịch theo quy định;
+ Quản lý, s dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ
đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
- Về chứng thực:
+ Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ cho công chức chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,
chứng thực chữ ký;
+ Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ ký theo quy định của pháp luật.
- Về bồi thường nhà nước:
+ Đề xuất, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định cơ quan có trách nhiệm
bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc chưa có sự thống nhất
về việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc giải quyết bồi thường;


7


+ Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện
quyền yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính;
+ Theo d i, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi
thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật đối với
trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giải quyết bồi thường.
- Thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý công tác thi hành pháp luật về x lý vi phạm hành chính:
+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện theo d i, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo
công tác thi hành pháp luật về x lý vi phạm hành chính tại địa phương;
+ Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
nghiên cứu, x lý các quy định x lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù
hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau;
+ Hướng dẫn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về x lý vi phạm hành
chính;
+ Thực hiện thống kê về x lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của
địa phương.
+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi
hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công
tác giữa cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp
ban hành.
- Tổ chức tập huấn, bồi dư ng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về
công tác tư pháp đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, các tổ chức và cá
nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu
trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Phòng.


8


- Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
và Sở Tư pháp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tham gia thanh tra việc
thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý đối với tổ chức, cá nhân trên địa
bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt
động tư pháp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch
công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng,
kỷ luật, đào tạo và bồi dư ng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc
phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính của Phòng theo quy định
của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo
quy định của pháp luật.
Là một công chức Tư pháp của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, được
phân công phụ trách mảng quản lý và đăng ký hộ tịch, tôi thường xuyên gặp các vụ
việc liên quan đến vấn đề hộ tịch như đăng ký khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nuôi
con nuôi; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch; Xác định lại dân tộc; Bổ
sung thông tin hộ tịch; Khai t . Mỗi một vụ việc đều có tính chất phức tạp riêng,
một phần do nhận thức của người dân, mặt khác do các quy định của pháp luật còn
chưa phù hợp, chưa sát với thực tế gây khó khăn không nh trong việc giải quyết
các vấn đề liên quan đến hộ tịch nói chung và vấn đề kết hôn nói riêng. Để giải
quyết thấu tình, đạt lý, tránh bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân và các
khiếu kiện không đáng có thì bên cạnh việc áp dụng các quy định của pháp luật,

nhiều khi cán bộ Hộ tịch phải vận dụng các phong tục tập quán, tranh thủ các mối
quan hệ họ hàng, láng giềng của công dân, kết hợp hòa giải để giải quyết vụ việc.
9


Tôi xin đưa ra một vụ việc cụ thể xảy ra tại xã TĐ, huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội với tên đề tài là '' X lý tình huống thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn
giữa người phụ nữ sinh năm 1971 đã từng có chồng và có hai con, sau khi người
chồng qua đời, người phụ nữ làm thủ tục đăng ký kết hôn với chàng trai sinh năm
1985 chưa từng lập gia đình. Người phụ nữ và chàng trai có mối quan hệ thím cháu. Hai người khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn gặp phải sự phản đối gay
gắt của bố mẹ hai bên và dòng họ''.
Lựa chọn đề tài trên, với mục đích làm r hơn về trình độ nhận thức còn hạn
chế của người dân, thực hiện theo tâm lý đám đông, trình độ hạn chế của cán bộ
làm công tác hộ tịch và những quy định của pháp luật còn mẫu thuẫn chồng chéo
dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc.
Tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều, rất mong nhận được sự
đóng góp của thầy, cô giáo trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong để tôi có thêm
kinh nghiệm thực tiễn giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra trong thực tế tại địa
phương.

10


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống:
Tình huống cụ thể như sau: Chị Trần Thị Hồng sinh năm 1971 làm nghề cắt
may, kết hôn với anh Trịnh Văn Tuấn sinh năm 1969 làm nghề lái xe, hai người có
hai người con chung, cháu lớn sinh năm 1997, cháu nh sinh năm 1999, hai cháu
đều là nữ. Cả gia đình đều chung sổ hộ khẩu với gia đình bố mẹ chồng chị Hồng.
Năm 2002, người chồng gặp tai nạn và qua đời. Chị Hồng làm nghề may và có dạy

nghề cho những người muốn học nghề may. Anh Trịnh Văn Tuấn sinh năm 1985
chưa từng kết hôn là cháu gọi chị Hồng bằng thím, là người học may do chị
Hồng dạy. Lúc này chồng chị Hồng đã qua đời, anh Tuấn và chị Hồng phát sinh
tình cảm. Chị Hồng đã có thai với anh Tuấn sắp đến ngày sinh, cả hai đến Ủy ban
nhân dân xã TĐ đề nghị UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi cán bộ
tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng ký kết hôn của anh Tuấn và chị Hồng,
cán bộ tư pháp hộ tịch nhận thấy anh Tuấn và chị Hồng chênh lệch về tuổi, lại có
quan hệ thím cháu, cán bộ Tư pháp đã không thực hiện việc đăng ký kết hôn cho
anh Tuấn và chị Hồng mà tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban làm thông báo và cho
thông báo trên phương tiện truyền thanh của xã trong vòng 7 ngày liên tiếp về
trường hợp đăng ký kết hôn của anh Tuấn và chị Hồng. Sau khi biết tin anh Tuấn
và chị Hồng đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, gia đình nhà chị Hồng và
nhà anh Tuấn cùng dòng họ tiến hành phản đối, tìm mọi cách ngăn cản việc kết
hôn của hai người. Hai gia đình và dòng họ có đơn đề nghị UBND xã không làm
thủ tục đăng ký kết hôn cho anh Tuấn và chị Hồng. Lý do họ đưa ra là anh Tuấn và
chị Hồng là thím cháu quan hệ nội tộc , chị Hồng lớn tuổi hơn anh Tuấn rất nhiều,
lại là gái đã có con, anh Tuấn chưa từng kết hôn và do ít tuổi chưa nhận thức đầy
đủ bị chị Hồng dụ dỗ và bị ép buộc, anh Tuấn không tự nguyện kết hôn với chị
Hồng. Họ còn cho rằng anh Tuấn thần kinh không bình thường, anh Tuấn chỉ hơn
con lớn chị Hồng 12 tuổi không phù hợp để kết hôn với chị Hồng, anh Tuấn chỉ
đáng làm con của chị Hồng. Hai bên bố mẹ chị Hồng và anh Tuấn cho rằng nếu
UBND xã TĐ làm thủ tục đăng ký kết hôn cho anh Tuấn và chị Hồng là vi phạm
đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của địa phương, không phù hợp với hương
11


ước của làng và cho rằng việc làm này là hành vi vi phạm pháp luật, tạo tiền lệ xấu
cho địa phương, họ sẽ có đơn khiếu nại về việc làm trên của UBND xã TĐ. Gia
đình chồng cũ của chị Hồng cũng không chấp nhận sự việc trên, họ cho rằng chồng
chị Hồng đã mất, chị phải có trách nhiệm nuôi nấng các con và đề nghị Ủy ban

nhân dân xã can thiệp, họ đề nghị Ủy ban nhân dân xã tổ chức hòa giải, để giải
thích cho anh Tuấn và chị Hồng biết được mối quan hệ họ hàng nội tộc không thể
kết hôn được, các con của chị Hồng trước đây vẫn gọi anh Tuấn bằng anh nay phải
gọi như thế nào nếu anh Tuấn kết hôn với chị Hồng.
Bên cạnh việc có ý kiến đề nghị ủy ban nhân dân không làm thủ tục đăng ký
kết hôn cho anh Tuấn và chị Hồng, bố mẹ hai bên của anh Tuấn và chị Hồng còn
vận động anh em, họ hàng và làng xóm láng giềng cùng nhau ký đơn g i Ủy ban
nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện cầu cứu và đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
phải có văn bản yêu cầu ủy ban nhân dân xã TĐ không thực hiện thủ tục đăng ký
kết hôn cho anh Tuấn và chị Hồng. Họ tập trung đến Ủy ban nhân dân xã yêu cầu
xã phải có văn bản trả lời, và phải khẳng định r trong văn bản là không thực hiện
việc đăng ký kết hôn cho anh Tuấn và chị Hồng. Đây là trường hợp đầu tiên của
UBND xã TĐ về việc kết hôn theo như dư luận quần chúng nhân dân cho rằng là
việc lạ đời, quá xa lạ với người dân vốn ít hiểu biết về pháp luật và mọi quan hệ
thường được ưu tiên giải quyết theo tình làng, nghĩa xóm, theo phong tục tập quán
mà cha ông từ ngày xưa để lại, họ không thể chấp nhận được việc anh Tuấn chỉ
đáng tuổi con chị Hồng mà lại kết hôn với chị Hồng. Với họ thì chỉ có nữ giới ít
tuổi kết hôn với người nam giới nhiều tuổi chứ không có việc nam giới ít tuổi kết
hôn với nữ giới nhiều tuổi mà lại là gái đã có con

gái lạ dòng . Vì vậy một số

hàng xóm thường xuyên có những lời lẽ khích bác, mỉa mai bố mẹ và họ hàng phía
nhà anh Trịnh Văn Tuấn. Họ cho rằng bố mẹ anh Tuấn đã không biết cách dạy con,
để con làm cái chuyện tày đình, trước những lời lẽ xúc phạm của một số hàng xóm
làm cho bố mẹ và anh chị em anh Tuấn không chịu được đã đến nhà mẹ đẻ chị
Hồng to tiếng, hai bên gây gổ, đánh ch i nhau làm mất ổn định tình hình an ninh
chính trị của địa phương vốn sống bình yên từ trước tới giờ. Lực lượng an ninh của
xã thường xuyên xuống hai gia đình để giải quyết.
12



Khi chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn với anh Tuấn, chị Hồng sinh một bé
trai, cả hai làm thủ tục nhận cha con cho cháu bé và khai sinh cho cháu theo quy
định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2015 của Chính phủ về đăng ký,
quản lý hộ tịch. Theo quy định của Điều 13 Luật cư trú ngày 29 tháng 11 năm
2006 quy định Nơi cư trú của người chưa thành niên thì Nơi cư trú của người chưa
thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi
cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa
thành niên thường xuyên chung sống.
Với quy định trên, cháu bé sống cùng chị Hồng, vì chị Hồng chưa đăng ký kết
hôn với anh Tuấn, chưa nhập khẩu về gia đình anh Tuấn nên cháu bé phải nhập
khẩu vào gia đình chồng cũ của chị Hồng.
Do không được thừa nhận mối quan hệ trên, nên gia đình nhà chồng chị Hồng
kiên quyết không cho cháu bé nhập khẩu và sổ hộ khẩu gia đình. Chị Hồng muốn
tách khẩu của ba mẹ sau đó nhập khẩu cho cháu bé nhưng không được. Vì theo
quy định của Điều 27 của Luật cư trú thì khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ
tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Sổ hộ khẩu
do gia đình chồng chị Hồng giữ, họ không cho chị Hồng mượn để làm thủ tục tách
khẩu. Vì vậy cháu bé đã không nhập được khẩu theo quy định. Chị Hồng có đơn đề
nghị Ủy ban nhân dân xã can thiệp để chị có thể tách được khẩu và làm thủ tục
nhập khẩu cho cháu bé.
Đứng trước việc có hay không việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho anh
Trịnh Văn Tuấn và chị Trần Thị Hồng, UBND xã TĐ sẽ phải làm như thế nào để
đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tránh khiếu nại không đáng
có, những bức xúc mâu thuẫn trong dư luận quần chúng nhân dân, bố mẹ và hai
bên họ hàng của gia đình anh Tuấn và chị Hồng. Đảm bảo quyền được nhập khẩu
của cháu bé con anh Tuấn và chị Hồng, không gây mẫu thuẫn trong cộng đồng dân
cư, có được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong việc giải quyết vụ việc trên
của ủy ban nhân dân.

2. Mục tiêu xử lý tình huống
13


Với tình huống trên xảy ra tại Ủy ban nhân dân xã TĐ cần phải giải quyết các
vấn đề sau:
- Làm thế nào để đảm bảo được quyền công dân của anh Tuấn và chị Hồng, vì
theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Nam, Nữ kết
hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Tại thời điểm anh Tuấn và chị Hồng có đơn đề nghị UBND xã TĐ thực hiện
việc đăng ký kết hôn thì anh Tuấn và chị Hồng đều đủ điều kiện về độ tuổi đăng ký
kết hôn.
Phải xác định được anh Trịnh Văn Tuấn và chị Trần Thị Hồng đăng ký kết
hôn là hoàn toàn tự nguyện, không do ép buộc như gia đình của anh Tuấn nói.
Xác định được anh Trịnh Văn Tuấn có bị mất năng lực hành vi dân sự như
trình bày của gia đình anh Tuấn không.
- Giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn trong gia đình hai bên anh Trịnh Văn
Tuấn và chị Trần Thị Hồng, đồng thời tạo được sự đồng thuận trong dư luận quần
chúng nhân dân, nâng cao sự hiểu biết của người dân về vấn đề hôn nhân và gia
đình và các quy định khác của pháp luật.
- Đảm bảo được quyền được đăng ký thường trú của cháu bé con của chị
Hồng và anh Tuấn.
- Thông qua quá trình giải quyết vụ việc tạo được niềm tin của quần chúng
nhân dân đối với chính quyền địa phương, vào chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước, tránh xảy ra khiếu nại, gây tâm lý hoang mang trong dư luận, tránh
những hiểu lầm không đáng có của nhân dân. Góp phần giữ vững sự ổn định tình
hình an nính chính trị của địa phương, tình làng nghĩa xóm vốn có trong nhân dân.

Phát huy được những phong tục tập quán tốt đẹp vốn có từ lâu đời nhưng vẫn đảm
bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
14


3. Nguyên nhân và hậu quả
3.1. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do trình độ nhận thức của cán bộ địa phương nhất là cán bộ trực tiếp thực
hiện công việc còn hạn chế, chưa nhận thức đầy đủ bản chất của vụ việc. Chưa áp
dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết vụ việc vì theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi
trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực
hành vi dân sự là đủ điều kiện để kết hôn. Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch chỉ cần căn cứ
và độ tuổi kết hôn xem họ có đủ không có đáp ứng được các điều kiện đăng ký kết
hôn theo luật định hay không, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì thực hiện việc đăng
ký kết hôn. Tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005
quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch, được s a đổi, được Nghị định số
06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 quy định s a đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực quy định: Trong thời hạn
03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ
điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân
dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm
không quá 05 ngày.
Trong trường hợp này, do nhận thức và năng lực của công chức Tư pháp - Hộ
tịch còn non yếu đã không áp dụng đúng theo quy định của pháp luật để thực hiện
việc đăng ký kết hôn mà lại tham mưu cho lãnh đạo ủy ban thông báo trên phương
tiện truyền thanh của xã trong bảy ngày là không đúng.
+ Cũng do nhận thức còn hạn chế của cán bộ chuyên môn, khi hướng dẫn xây

dựng hương ước, quy ước của thôn. Cán bộ chuyên môn không nắm r các quy
định của pháp luật, dẫn đến khi xây dựng bản hương ước, quy ước không phù hợp
với các quy định của pháp luật. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy
định các trường hợp không được đăng ký kết hôn có quy định: Những người có họ
15


trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ
nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ
hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba , ở đây do
việc xây dựng hương ước của thôn đã không phù hợp với quy định của pháp luật
dẫn đến khi anh Tuấn và chị Hồng có quan hệ họ hàng trong phạm vi đời thứ năm
đăng ký kết hôn dẫn đến sự phản đối của dân làng và dòng họ. Họ cho rằng việc
kết hôn của anh Tuấn và chị Hồng là vi phạm pháp luật, vi phạm hương ước của
thôn. Theo quan niệm của gia đình anh Tuấn và chị Hồng thì anh Tuấn gọi chị
Hồng bằng thím là không thể kết hôn, hai người có mối quan hệ họ hàng, họ không
biết được rằng pháp luật chỉ cấm kết hôn đối với các trường hợp có họ trong phạm
vi ba đời. Anh Tuấn và chị Hồng có họ trong phạm vi năm đời là vẫn thuộc trường
hợp được kết hôn theo luật định.
+ Do sự chủ quan của lãnh đạo ủy ban, tin tưởng tuyệt đối vào năng lực, trình
độ của cán bộ nên khi cán bộ tham mưu ban hành thông báo, lãnh đạo ủy ban đã
đồng ý ban hành thông báo mà không kiểm tra lại việc thông báo như vậy là đúng
hay chưa.
- Nguyên nhân khách quan:
Do trình độ dân trí còn thấp, kém hiểu biết pháp luật, sống theo phong tục tập
quán, có những phong tục tập quán lạc hậu, không phù hợp với các quy định của
pháp luật vẫn được áp dụng trong đời sống. Các quy tắc ứng x của người dân
thường tuân theo tập quán mà ít tuân theo các quy định của pháp luật. Tâm lý đám
đông vẫn còn tồn tại trong đời sống cộng đồng dân cư.
Do pháp luật chưa quy định thống nhất, còn có nhiều quy định mâu thuẫn, gây

khó khăn cho người dân, cho cán bộ thực thi pháp luật dẫn đến những hiểu lầm của
người dân đối với chính quyền địa phương, làm mất lòng tin của nhân dân đối với
chính quyền. Trong trường hợp này vì cháu bé con anh Tuấn, chị Hồng đã được
sinh ra, nhưng anh Tuấn và chị Hồng chưa được đăng ký kết hôn, cháu bé không
nhập được hộ khẩu, chưa có quy định x lý đối với trường hợp người có đủ điều
kiện để tách hộ khẩu nhưng chủ hộ khẩu không đưa sổ để làm thủ tục tách, mà theo
16


quy định của Luật cư trú khi tách sổ hộ khẩu phải xuất trình sổ hộ khẩu. Có nhiều
trường hợp, khi vợ chồng ly hôn, người vợ muốn tách khẩu ra kh i sổ hộ khẩu của
gia đình chồng cũ nhưng do ghét nhau gia đình chồng cũ gây khó khăn bằng cách
không cho người vợ mượn sổ hộ khẩu để tách khẩu gây khó khăn không nh trong
cuộc sống của người vợ.
3.2 Hậu quả
- Do sự việc chưa giải quyết được dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, và quần
chúng nhân dân làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn của
địa phương. Hai gia đình anh Tuấn và chị Hồng thường gây gổ đánh nhau làm mất
ổn định tình hình an ninh chính trị của thôn, làm sáo trộn cuộc sống vốn bình yên
của những người dân xung quanh.
- Niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương, vào chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước giảm sút. Chỉ một việc đăng ký kết hôn như vậy mà
chính quyền xã TĐ đã không kịp thời giải quyết, gây khó khăn cho người dân. Uy
tín của chính quyền, của cán bộ, công chức khó giữ vững. Gây tiền lệ xấu cho việc
chống đối pháp luật, tạo điều kiện cho người dân tạo bè phái gây mất đoàn kết
trong gia đình, họ hàng và hàng xóm láng giềng.
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án
Với tình huống như trên có nhiều cách giải quyết, tuy nhiên với mỗi cách giải
quyết đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tôi xin đưa ra 3 phương án giải quyết:
4.1 Phương án thứ nhất:

Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân xã TĐ vẫn thực hiện việc đăng ký kết
hôn cho anh Tuấn và chị Hồng không phải thông báo trên phương tiện truyền
thanh xã, và không quan tâm tới sự phản đối của gia đình hai bên và dư luận quần
chúng nhân của địa phương. Vì căn cứ vào quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014 thì khi xác định anh Tuấn và chị Hồng đủ tuổi kết hôn, tự
nguyện và có đủ năng lực hành vi dân sự, công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện
việc đăng ký kết hôn và kết hợp việc nhận cha con đối với cháu bé con anh Tuấn
17


và chị Hồng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
ngày 27/12/2005 quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch, được s a đổi, được Nghị
định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 quy định s a đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực quy định: Trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ
có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban
nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm
không quá 05 ngày.
Nếu cần xác minh thêm thì công chức Tư pháp – Hộ tịch phải đi xác minh,
thời hạn xác minh không quá 5 ngày, nếu xét thấy anh Tuấn và chị Hồng đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật thì thực hiện việc đăng ký kết hôn.
- Ưu điểm của phương án: Giải quyết được việc đăng ký kết hôn cho anh
Tuấn và chị Hồng theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo được quyền được
đăng ký kết hôn của công dân.
- Nhược điểm: Nếu Ủy ban nhân dân xã TĐ cứ thực hiện việc đăng ký kết
hôn cho anh Tuấn và chị Hồng theo luật định thì gây mất lòng tin trong nhân dân,
mẫu thuẫn trong hai bên gia đình không được giải quyết, ảnh hưởng đến tình hình
an ninh chính trị của địa phương và thậm chí sẽ phải giả quyết việc khiếu nại của
hai bên gia đình và họ hàng của anh Tuấn và chị Hồng. Niềm tin của một bộ phận

quần chúng nhân dân vào chính quyền địa phương giảm sút.
4.2 Phương án thứ hai:
Ủy ban nhân dân xã TĐ không thực hiện việc đăng ký kết hôn cho anh Tuấn
và chị Hồng. Vì việc đăng ký kết hôn của anh Tuấn và chị Hồng vấp phải sự phản
đối gay gắt của hai bên gia đình và dòng họ.
- Ưu điểm: Không thực hiện việc đăng ký kết hôn sẽ trấn an được dư luận,
tạo được sự đồng thuận của một bộ phận quần chúng nhân dân, việc khiếu kiện
của hai bên gia đình của anh Tuấn, chị Hồng không xẩy ra, mâu thuẫn hai bên gia
18


đình được giải quyết, giữ vững được ổn định tình hình an ninh chính trị của địa
phương.
- Nhược điểm: Không đảm bảo được quyền của công dân, Ủy ban nhân dân
xã TĐ đã vi phạm các quy định của pháp luật về quyền công dân trong đó có
quyền được đăng ký kết hôn.
4.3 Phương án thứ ba
Ủy ban nhân dân xã TĐ vẫn thực hiện việc đăng ký kết hôn cho anh Tuấn và
chị Hồng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc đăng ký kết hôn, công chức Tư pháp
– Hộ tịch phải tiến hành xác minh xem anh Tuấn và chị Hồng có mối quan hệ họ
hàng ở đời thứ mấy. Việc xác minh phải được tiến hành ngay, và đối tượng xác
minh phải là những người lớn tuổi, có tiếng nói trong dòng họ của anh Tuấn và gia
đình chồng cũ của chị Hồng. Thứ hai để giải quyết việc gia đình anh Tuấn cho
rằng anh Tuấn thần kinh không bình thường và bị ép kết hôn, thì công chức Tư
pháp – Hộ tịch hướng dẫn cho anh Tuấn đi giám định và lấy giấy xác nhận của
bệnh viện kết luận thần kinh của anh Tuấn có bình thường hay không. Thứ ba
trong tờ khai đăng ký kết hôn, hướng dẫn anh Tuấn cam đoan về việc kết hôn hoàn
toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc.
Sau khi anh Tuấn có kết luận giám định của bệnh viện chuyên khoa kết luận
anh Tuấn hoàn toàn bình thường, anh Tuấn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự,

công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu với lãnh đạo Ủy ban nhân dân, cho tổ chức
hội nghị hòa giải nhằm giải thích, tuyên truyền các quy định của pháp luật về hôn
nhân gia đình. Đối tượng tổ chức hòa giải là anh Tuấn, chị Hồng, hai bên gia đình
và họ hàng anh Tuấn và chị Hồng, nhất là những người có hiểu biết, có uy tín trong
gia đình. Việc hòa giải nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật nên phát thanh trực
tiếp trên đài truyền thanh xã để không chỉ gia đình, họ hàng nhà anh Tuấn chị
Hồng biết và cho cả nhân dân trong xã biết được nội dung vụ việc và các quy định
của pháp luật để giải quyết vụ việc. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
anh Tuấn và chị Hồng không vi phạm các điều cấm kết hôn, có đủ năng lực hành
vi dân sự và việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện thì được pháp luật công nhận và cho
19


kết hôn. Đồng thời giải thích cho gia đình chồng cũ của chị Hồng các quy định của
Luật cư trú quy định về việc nhập khẩu, tách khẩu, động viên gia đình cho chị
Hồng mượn sổ hộ khẩu để chị Hồng thực hiện việc tách khẩu và nhập khẩu cho
cháu bé theo các quy định của pháp luật. Trường hợp gia đình chồng cũ của chị
Hồng vẫn không đồng ý để cho chị Hồng mượn sổ hộ khẩu để tách khẩu thì ủy ban
nhân xã có thể g i công văn đề nghị công an huyện chỉ đạo bộ phận giải quyết
hành chính về hộ khẩu của huyện can thiệp giải quyết đảm bảo quyền cư trú của
trẻ em.
- Ưu điểm:
Giải quyết dứt điểm vụ việc đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của anh
Tuấn, chị Hồng theo đúng quy định của pháp luật, tạo được sự đồng thuận trong
quần chúng nhân dân, giúp nhân dân hiểu r hơn các quy định của pháp luật, đặc
biệt là luật hôn nhân và gia đình.
Tránh được những mâu thuẫn không đáng có trong quần chúng nhân dân, giữ
vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn được nét đẹp thuần phong mỹ tục của
địa phương, loại b những suy nghĩ lạc hậu còn tồn tại trong nhân dân từ trước tới
nay.

Tăng cường niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, nhà nước và
chính quyền địa phương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tránh được những
khiếu kiện không đáng có làm ảnh hưởng đến sự lãnh đạo chỉ đạo của chính quyền
địa phương đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh trật tự.
- Nhược điểm:
Cần đầu tư công sức, huy động sức mạnh thể, cần nhiều thời gian chuẩn bị
để có thể tổ chức hòa giải, giải thích cho mọi người hiểu các quy định của pháp
luật, nhất là Luật Hôn nhân và gia đình, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức
của nhân dân trong việc giải quyết vụ việc.

20


* Kết luận:
Với ba phương án trên, cá nhân tôi sẽ chọn phương án thứ ba để giải quyết
vụ việc. Vì tuy có thể sẽ mất nhiều thời gian nhưng giải quyết vụ việc thấu tình,
đạt lý, đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo được các quyền lợi ích hợp
pháp của công dân. Đáp ứng được mục tiêu của đảng và nhà nước đề ra, giữ vững
được sự ổn định trong nhân dân, tạo được sự tin tưởng của nhân dân đối với sự
lãnh đạo của nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng.
5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
Số TT

Nội dung công việc

Chủ thể

Thời gian

Cơ sở vật chất


thực hiện

thực hiện

để hỗ trợ
thực hiện

1

Xác

minh

mối

Công

quan hệ họ hàng của chức

Ngay

Giấy

tờ,

Tư sau khi nhận tài liệu phục

anh Tuấn, chị Hồng pháp- Hộ tịch


được

thuộc đời thứ mấy

nghị của gia xác minh
đình

kiến vụ cho việc đi
anh

Tuấn
2

Đi giám định tại

Anh

Ngay

Bệnh

bệnh viện chuyên khoa Tuấn

khi

nhận viên

về thần kinh của anh

được


kiến khoa thần kinh

Tuấn

nghị của gia
đình

chuyên

anh

Tuấn
3

Tổ chức hòa giải

Mời đại

Ngay

giải quyết việc kết hôn diện lãnh đạo sau khi anh để

- Giấy tờ
lập

biên

của anh Tuấn và chị ủy ban tham Tuấn có kết bản, Luật hôn
Hồng




giải

thích dự;

Công luận
21

giám nhân và gia


quyền được đăng ký chức Tư pháp định tâm thần đình; Luật cư
thường trú của cháu bé - Hộ tịch; Tổ khẳng

định trú và các văn

con anh Tuấn và chị hòa giải cơ sở anh

Tuấn bản hướng dẫn

Hồng. Kết hợp tuyên nơi anh Tuấn hoàn

toàn thi hành.

truyền Luật hôn nhân và và chị Hồng bình thường,
gia đình và Luật cư trú cư trú; Cán bộ có
cho các thành viên trong đài


truyền năng

đầy

-

Hội

đủ trường tổ chức
lực hòa giải, Loa,

hội nghị hòa giải và thanh xã; anh hành vi dân đài tiếp âm
toàn thể nhân dân địa Tuấn,
chị sự.
phục vụ cho
phương biết.
Hồng và anh
việc hòa giải
em họ hàng



nhà anh Tuấn

truyền luật.

và chị Hồng

22


tuyên


PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị:
- Về thể chế: Đề nghị nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới công tác xây dựng,
hoàn thiện pháp luật, tránh chồng chéo gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Cần có chế tài đủ mạnh đối với những trường hợp chống đối không chấp hành các
quy định pháp luật gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Ban hành văn bản quy định cơ chế phối hợp, quy định r trách nhiệm và chế tài cụ
thể của từng cơ quan ban ngành trong việc giải quyết công việc đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân.
- Đối với chính quyền địa phương:
Cần nâng cao hơn nữa việc tuyên truyền pháp luật tới toàn thể nhân dân, nâng
cao sự hiểu biết và chấp hành pháp luật của nhân dân thông qua hệ thống đài phát
thanh, phát tờ rơi, mở các lớp tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật.
Tạo điều kiện cho cán bộ công chức được học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ phục vụ tốt cho công việc chuyên môn, góp phần tạo niềm tin của
nhân dân đối với chính quyền địa phương, giữ vững sự ổn định tình hình an ninh
chính trị , trật tự an toàn xã hội.
2. Kết luận
Với tình huống kể trên, bản thân tôi chỉ đưa ra được một số phương án giải
quyết và lựa chọn phương án mà bản thân cho là tối ưu nhất. Tuy nhiên, với
phương án tôi lựa chọn do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế nên chưa đã phải đã
là tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất để giải quyết vụ việc. Rất mong nhận được sự
quan tâm, đóng góp của quý thầy cô để bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm
để giải quyết được những vụ việc phức tạp tương tự.

23




×