Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận tình huống xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề chữa bệnh bằng mê tín dị đoan có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường y tế, văn hóa trên địa bàn huyện ứng hòa tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.81 KB, 21 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG- TP HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A- 2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: “Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hành nghề chữa bệnh bằng mê tín dị đoan có ảnh hưởng,
liên quan đến môi trường y tế, văn hóa trên địa bàn huyện Ứng
Hòa- Tp Hà Nội

Họ tên học viên: PHẠM THỊ LAN PHƢƠNG
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng Y tế huyện Ứng Hòa- Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường, Phòng Đào
tạo, quý thầy cô giáo của trường Chính trị Lê Hồng Phong đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới quý Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, quý thầy cô giáo trong nhà
trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu và động viên tôi thực hiện và hoàn
thành đề tài này.
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung lẫn hình
thức.Tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô giáo,
các bạn đồng nghiệp đối với đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!



Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Ngƣời thực hiện đề tài
Phạm Thị Lan Phƣơng


Tiểu luận cuối khóa
Đề tài: "Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành
nghề chữa bệnh bằng mê tín dị đoan có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường
y tế, văn hóa trên địa bàn Huyện Ứng Hòa –Hà Nội”.
I. MỞ ĐẦU:
Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn, phiền muộn nhƣng chƣa tìm ra một
lối thoát. Niềm hy vọng lúc này của nhiều ngƣời chính là sự tin tƣởng vào một
thế lực siêu phàm nào đó để an ủi bản thân. Ngƣời ta gọi là sự tín ngƣỡng. Vì
vậy có thể nói tín ngƣỡng chính là niềm tin, sự tin tƣỡng vào một đấng siêu
nhiên nhất định nào đó.
Còn tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn
năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hƣởng khá sâu sắc đến
đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập
quán của nhiều dân tộc, quốc gia.
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngƣỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý
nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong
mối giao lƣu với các nƣớc trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập
các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới.
Về mặt dân cƣ, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em.
Mỗi dân tộc, kể cả ngƣời Kinh (Việt) đều lƣu giữ những hình thức tín ngƣỡng,
tôn giáo riêng của mình. Ngƣời Việt có các hình thức tín ngƣỡng dân gian nhƣ
thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những ngƣời có công với cộng
đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cƣ dân nông nghiệp
lúa nƣớc. Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngƣỡng nguyên thuỷ (

còn gọi là tín ngƣỡng sơ khai ) nhƣ Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo.
Tín ngƣỡng dân gian: Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh
hồn, nên ngƣời xƣa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên

2


quan đến nông nghiệp nhƣ trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để đƣợc phù hộ.
Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngƣỡng riêng của
mình. Tuy nhiên, đặc trƣng nhất là các hình thái tín ngƣỡng nguyên thủy và tín
ngƣỡng dân gian ngày nay còn lƣu giữ đƣợc trong các nhóm dân tộc nhƣ nhóm
Tày - Thái, nhóm Hmông - Dao; nhóm Hoa - Sán Dìu - Ngái; nhóm Chăm - Ê
đê - Gia Rai; nhóm Môn - Khơ me
Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của ngƣời
Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những
ngƣời đã mất. Ở các gia đình ngƣời Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc
cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất đƣợc coi trọng. Bên cạnh
việc cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dòng họ, nhiều làng ở Việt Nam có đình
thờ Thành hoàng. Tục thờ Thành hoàng và ngôi đình làng là đặc điểm độc đáo
của làng quê Việt Nam. Thần Thành hoàng đƣợc thờ trong các đình làng có thể
là các vị thần linh hoặc là những nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn nhƣ
những ông tổ làng nghề hoặc anh hùng dân tộc có công "khai công lập quốc",
chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, ngƣời Việt còn thờ các dạng thần nhƣ thần bếp,
thần thổ công…
Ở Việt Nam có mặt hầu hết các tôn giáo lớn với đông đảo tín đồ, chức
sắc, nhà tu hành của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo hay một số tôn
giáo bản địa nhƣ Cao Đài, Hòa Hảo.
Tự do tín ngƣỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân
cũng đƣợc đề cập trong Bộ luật Dân sự, đƣợc bảo vệ bằng pháp luật và đƣợc cụ
thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn,

hoàn thiện hơn. Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày
19/4/1999 về các hoạt động tôn giáo đã đƣợc thay thế bằng Pháp lệnh tín
ngƣỡng, tôn giáo do Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày
18/6/2004 và Chủ tịch nƣớc ký Lệnh công bố ngày 29/6/2004.
Quyền tự do tín ngƣỡng và tự do không tín ngƣỡng của công dân Việt
Nam cũng đƣợc quy định trong Hiến pháp và đƣợc bảo đảm trên thực tế. Hiến

3


pháp năm 1992 của Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 70 ghi rõ:
" Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các
tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và
chính sách của Nhà nước".
Quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân đƣợc cụ thể hóa trong
nhiều văn bản pháp quy khác. Pháp lệnh Tín ngƣỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ
15/11/2004, đã thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách về tín ngƣỡng, tôn
giáo của Nhà nƣớc Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do
tín ngƣỡng, tôn giáo. Mọi công dân - không phân biệt có hoặc không có tín
ngƣỡng, tôn giáo - đều bình đẳng trƣớc pháp luật; có quyền theo hoặc không
theo một tôn giáo nào; đƣợc bày tỏ đức tin tôn giáo của mình; đƣợc thực hành
các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ
lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo đều bình
đẳng trƣớc pháp luật. Nhà nƣớc đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo; bảo
hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngƣỡng tôn giáo nhƣ chùa, nhà thờ, thánh
đƣờng, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trƣờng lớp tôn giáo,
kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngƣỡng, tôn giáo. Ngày 01/3/2005,
Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2005/NĐ.CP hƣớng dẫn một số điều trong

Pháp lệnh Tín ngƣỡng, Tôn giáo. Đối với đạo Tin lành, Thủ tƣớng Chính phủ đã
ra Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 4/2/2005 về một số công tác đối với đạo Tin
lành nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các tín đồ, chức sắc đạo Tin lành.
Tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam có khoảng 20 triệu ngƣời, gần
62.500 chức sắc, nhà tu hành và 22.354 cơ sở thờ tự tôn giáo; các cơ sở đào tạo
tôn giáo đƣợc mở rộng. Hiện nay, tại Việt Nam có 10 trƣờng Đại học Tôn giáo,
3 Học viện Phật giáo, 6 Đại Chủng viện Thiên chúa giáo, 1 Viện Thánh kinh
thần học của Tổng liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, 40 trƣờng đào tạo
các giáo chức tôn giáo ở các cấp độ khác nhau, các ấn phẩm tôn giáo, nhất là
kinh sách đƣợc xuất bản theo yêu cầu của các tôn giáo.
4


Tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ
và thực hành đức tin tôn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo đƣợc
tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật. Việc phong
chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc đƣợc thực hiện theo quy định của giáo
hội. Các tổ chức tôn giáo đã đƣợc công nhận tƣ cách pháp nhân trong những
năm qua đều có sự phát triển về số lƣợng cơ sở giáo hội, về tín đồ, chức sắc nhà
tu hành, về việc xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, bảo đảm kinh sách,
các hoạt động tôn giáo theo hiến chƣơng, điều lệ và giáo lý, giáo luật. Các chức
sắc, nhà tu hành đƣợc tham gia học tập, đào tạo ở trong nƣớc và nƣớc ngoài
hoặc tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở nƣớc ngoài. Nhiều tổ chức tôn giáo nƣớc
ngoài đã vào giao lƣu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam.
Những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập thể có tính bắt buộc
của giáo luật các tôn giáo đƣợc tôn trọng. Một số lễ hội của các tôn giáo đƣợc tổ
chức rầm rộ với quy mô lớn nhƣ Lễ hội Nô - en, Lễ Phật Đản, Lễ hội Chùa
Bà…trở thành sự kiện quan trọng không chỉ của riêng đồng bào tôn giáo mà còn
là ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn ngƣời tham gia.
Đồng thời chúng ta biết rằng ngày nay, khoa học ngày càng phát triển

hƣớng con ngƣời đến lối sống tiện nghi, văn minh, hiện đại. Bên cạnh những tƣ
tƣởng tiến bộ về tôn giáo, tín ngƣỡng, thì một bộ phận nhân dân vẫn còn mang
tƣ tƣởng lạc hậu, mê tín dị đoan. Do nhận thức kém, nhiều bệnh nhân vẫn tin
vào phép màu của trò chữa bệnh đồng bóng, bằng bùa chú, lấy “vong” hay lên
đồng.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết khoa học của một bộ phận ngƣời dân, một số ngƣời
đã thực hiện hành vi dụ dỗ trị bệnh bằng mê tín nhằm trục lợi bất chính.
Thời gian gần đây, nhiều ngƣời trên địa bàn xã Minh Đức đã trở thành nạn
nhân của “thầy” cốt H. (tức bà Phạm Thị B.) thuộc xã Minh Đức, huyện Ứng
Hòa. Hậu quả là “tiền mất tật mang” và kèm theo nhiều hệ lụy khác!
Trƣớc sự “báo động” các thực trạng hoạt động dịch vụ tín ngƣỡng và mê
tín dị đoan luôn diễn biến phức tạp. Là một ngƣời làm công tác có liên quan đến

5


nền văn hóa, tôn giáo và tự do tín ngƣỡng tôi quan tâm và chọn đề tài: “Xử lý
tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề chữa bệnh bằng
mê tín dị đoan có ảnh hưởng, liên quan đến môi trường y tế, văn hóa trên địa
bàn huyện Ứng Hòa-Hà Nội” để làm đề tài cuối khóa “Lớp bồi dƣỡng kiến
thức quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên khoá k3A năm 2015.

6


II. NỘI DUNG
2.1/- MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
Theo địa chỉ đƣợc cung cấp, chúng tôi tìm đến “tƣ dinh” thầy cốt H. Đó là
một ngôi nhà lớn đƣợc xây dựng khang trang trong một diện tích đất tƣơng đối
rộng. Xung quanh, phía trƣớc nhà có rất nhiều chum chậu trồng bonsai, hoa

cảnh... Một khoảng sân rộng dành để xe cho bệnh nhân. 16 giờ 30 phút một
ngày cuối tháng 12 năm 2008, chúng tôi tìm đến địa chỉ theo phản ánh của
ngƣời dân. Bà B tiếp chúng tôi bằng ánh mắt đề phòng. Khi đƣợc biết qua giới
thiệu từ một số bệnh nhân “ruột”, chúng tôi tìm đến đây chữa bệnh, “thầy” bớt
vẻ hoài nghi và bảo chúng tôi ngồi chờ đến giờ làm việc. “Thầy” cho biết cô H.
chỉ chữa bệnh vào ban đêm, sau 19 giờ vì giờ này cô H. mới chịu “nhập”.
19 giờ 5 phút, chúng tôi đƣợc mời vào một không gian có ánh sáng mờ ảo.
Phòng khám, chữa bệnh của thầy đƣợc bố trí tại phòng khách với rất nhiều trang
thờ. Tại đây, nhiều bệnh nhân bị cuốn vào thế giới tâm linh trong bầu không khí
nghi ngút khói nhang. Trên trang thờ chủ nhân trƣng bày hình, tƣợng các vị
quan âm bồ tát, thánh thần, các bà trợ mạng... Bên dƣới là một bàn thờ nhỏ với
các lƣ đồng, bát nhang khói tỏa nghi ngút. Tại đây, thầy sắp xếp trái cây, đƣờng
sữa hay quà biếu của bệnh nhân. Các bệnh nhân và thầy đều ngồi chung một tấm
phản gỗ mát rƣợi, trao đổi với nhau một cách hòa nhã trƣớc giờ cô H. “nhập”.
Khi mọi ngƣời đã ổn định chỗ ngồi, “thầy” đến bên bàn thờ thắp hƣơng cúng
vái, châm mồi và hít vài hơi thuốc rồi đặt ngƣợc điếu thuốc lên đĩa. Thầy vừa
lẩm bẩm vừa xốc những đồng xu kim loại sau đó trở về phản ngồi đồng thời đƣa
ánh mắt đề phòng nhìn các bệnh nhân mới. Tiếp đó, thầy nấc lên một vài tiếng...
thế là cô H. đã về, giọng của thầy cũng đổi thành tiếng trẻ con trong trẻo. Ánh
đèn trong phòng không sáng nhƣng cũng đủ cho mọi ngƣời quan sát gƣơng mặt
“mơ màng” của “cô H.”. Cô hỏi tuổi tác và tình trạng bệnh tật của một bệnh
nhân nữ mới khám lần đầu tiên. Ngƣời này khai đau nhức trong ngƣời, khó thở...
Cô H. lấy thẻ bài cạo gió, phun nƣớc vào ngƣời nữ rồi phán “có một “vong”
theo ám hại cô rồi. Vong này là của một ngƣời bạn. Cô có ngƣời bạn nào ghét

7


mình không? Khai thật đi?”. Cô gái sợ hãi thƣa “hình nhƣ có”. Cô H. bèn phun
nƣớc khắp ngƣời bệnh nhân rồi đi lấy một ly nƣớc kỳ lạ (không biết là nƣớc gì)

cho bệnh nhân uống. Cô đọc tên và địa chỉ nơi bán một loại thuốc. Tại sao lại
mua đúng tiệm thầy chỉ mới có?
Sau 15 phút nhập nhằng giọng giả và thật, cô H. đi mất, trƣớc khi đi cô
còn chào bệnh nhân “Thôi! H. đi nhé”. Cô H. đã đi rồi, thầy lại trở về giọng thật
của một phụ nữ tuổi gần sáu mƣơi. Trƣớc đó, nhiều trƣờng hợp đƣợc cô H. làm
phù phép rất rợn ngƣời. Có nạn nhân đƣợc cô cột chỉ vào chân, có ngƣời đƣợc
cô lấy các cây đinh, móc câu, chất bầy nhầy... từ chỗ đau ra khỏi cơ thể. Cô bảo
đây là vật mà ngƣời ta yếm vào cơ thể của bệnh nhân. Nếu không lấy ra thì bệnh
không khỏi đƣợc. Những bệnh nhân mê muội ngoan ngoãn gật đầu và làm theo
chỉ dẫn của thầy.
Đƣợc biết, cô H. chính là con gái của bà B. Cô mất khi mới đƣợc vài
tháng tuổi. Hàng ngày cô nhập vào mẹ và thực hiện nghĩa vụ khám, chữa bệnh
cho mọi ngƣời mà không đòi hỏi gì. Thực tế là nhiều bệnh nhân tự nguyện biếu
tiền và dâng lễ cúng... Chi phí cho mỗi lần cúng bái nhƣ vậy từ vài trăm ngàn
đến một triệu đồng. Thầy bảo đây là chi phí xăng xe vì phải đi xa.
Một thực tế dễ nhận thấy là phƣơng pháp chữa bệnh của bà B. không chỉ
không có căn cứ khoa học mà còn rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân
đến đều đƣợc chữa trị bằng cách thức kỳ lạ (phun nƣớc, uống nƣớc bùa, lấy móc
câu, đinh...) từ chỗ đau của bệnh nhân. Đáng ngại nhất là bà B. thƣờng dùng một
vật nhọn (không rõ là thứ gì) chích lấy máu tại chỗ đau của bệnh nhân cho vào
một mớ giấy nhàu nát (bà gọi là bùa). Ai bảo đảm rằng vật nhọn này đã đƣợc bà
xử lý tiệt trùng hay thay mới đối với từng bệnh nhân? Sẽ ra sao nếu những bệnh
nhân mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm? Bà B. tự nhận mình không biết
chữ vậy hiểu biết của bà về việc lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm tới đâu?
Hầu hết các bệnh nhân đã không chú ý tới điều này. Thêm vào đó, các thứ nƣớc,
thuốc mà bà B. chỉ định cho bệnh nhân uống có đƣợc kiểm nghiệm và đƣợc
phép lƣu hành.

8



Trong quá trình hoạt động mê tín dị đoan của bà B thƣờng xãy ra tình trạng
mất an ninh trật tự, gây nhiều bức xúc cho ngƣời dân xung quanh. Ngày
15/5/2008.. xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa có đơn khiếu nại phản ảnh về những
biểu hiện thiếu lành mạnh tại cơ sở này nhƣ: hoạt động mê tín dị đoan, bói toán
đồng cốt; tụ tập đông ngƣời, làm mất an ninh trật tự ảnh hƣởng đến đời sống
sinh hoạt của ngƣời dân chung quanh và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” tại khu dân cƣ.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Huyện Ứng Hòa, Phòng Y tế phối hợp cùng
phòng Văn Hóa lập Đội kiểm tra liên ngành đã triển khai kế hoạch, tiến hành
khảo sát, nắm bắt địa bàn. Xác định nội dung đơn khiếu nại, tố cáo là có cơ sở.
Vào lúc 10h00, ngày 15 tháng 9 năm 2008, Đội kiểm tra liên ngành Huyện Ứng
Hòa phối hợp Tổ kiểm tra liên ngành Xã Minh Đức tiến hành tổ chức kiểm tra
tại đây. Qua kiểm tra Đội đã phát hiện nhiều sai phạm của bà Phạm Thị B và
tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ cở này.
2.2- MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
Thực trạng hoạt động về tự do tín ngƣỡng và mê tín dị đoan trên huyện
Ứng Hòa đang diễn biến hết sức phức tạp và hoạt động len lõi trong các khu dân
cƣ. Do đó cần xác định mục tiêu nhƣ sau:
a. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc:
Nhằm lập lại trật tự kỹ cƣơng trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngƣỡng, mê tín dị
đoan trong nhân dân. Cần đề ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết
phục vừa kiên quyết răn đe giúp ngƣời dân có nhận thức, hiểu biết và chấp hành
đúng chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về tôn giáo, tín
ngƣỡng, đồng thời nhận thức và hiểu biết đƣợc tƣ tƣởng nhất quán, xuyên suốt
của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo
của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc theo Cƣơng lĩnh xây dựng đất
nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: "Tín ngƣỡng, tôn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính


9


sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, đồng thời chống việc lợi
dụng tín ngƣỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân" .
b. Đối với chính quyền địa phƣơng:
Tăng cƣờng hơn nữa trách nhiệm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với Cấp ủy
Đảng, chính quyền trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn mình quản lý.
Từ nội dung đơn phản ảnh của nhân dân, cần tiếp tục tuyên truyền, vận
động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác bài trừ các tệ nạn mê tín dị
đoan trên địa bàn dân cƣ gắn liền với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Đồng thời tạo điều
kiện giúp bà Phạm Thị B có nghề nghiệp ổn định, chấp hành tốt đƣờng lối chính
sách chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc.
c. Đối với bà Phạm thị B:
Nâng cao ý thức của cá nhân bà Phạm Thị B trong việc chấp hành các quy
định của Đảng, nhà nƣớc, pháp luật về tự do tín ngƣỡng, cũng nhƣ chấp hành tốt
các quy định của y tế về hành nghề khám chữa bệnh. Chấp hành và thực hiện tốt
nghĩa vụ công dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ tƣ tƣởng
mê tín dị đoan, đồng bóng, bói toán, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
đang sinh sống.
2.3- PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ:
a. Nguyên nhân:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, tự do tín ngƣỡng của nhân dân còn
buông lõng dẫn đến hiện tƣợng mê tín dị đoan gây mất trật tự trên địa bàn dân
cƣ.
Công tác kiểm tra, nhắc nhỡ, giáo dục về tự do tín ngƣỡng của cơ quan
chức năng có nơi, có lúc chƣa kiên quyết, triệt để, đôi lúc còn "nhẹ tay", nên các
thầy bói toán, đồng bóng “ỷ lại” vẫn ngang nhiên hoạt động và bất chấp dƣ luận

xã hội.

10


Đối với chính quyền địa phương:
Công tác quản lý kiểm tra, nắm bắt địa bàn của Công an khu vực và Tổ dân
phố thiếu sâu sát, chƣa hƣớng dẫn, giáo dục, nhắc nhỡ kịp thời để ngƣời dân
nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc chấp hành đƣờng lối, chủ
trƣơng, chính sách của nhà nƣớc về tự do tín ngƣỡng, từ đó làm ảnh hƣởng đến
đời sống sinh hoạt của ngƣời dân chung quanh và phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” tại khu dân cƣ.
Tình hình mê tín dị đoan thỉnh thoảng xuất hiện tại địa phƣơng. Khoảng
năm 2000, Xã Minh Đức có xử lý một vụ mê tín dị đoan. Một ngƣời tự xƣng là
thầy Nƣớc Lạnh, tổ chức khám, chữa bệnh cho ngƣời dân bằng cách tạt nƣớc
lạnh vào họ. Tuy nhiên vẫn có nhiều bệnh nhân mù quáng tin theo. Năm 2010,
Xã Minh Đức nhận đƣợc thông tin phản ánh của một số bà con ở thôn về trƣờng
hợp bà B., xã đã phối hợp với ấp tiến hành giải quyết, lập biên bản đồng thời
buộc bà B. phải làm bản cam kết không vi phạm. Những năm gần đây, hiện
tƣợng mê tín dị đoan của bà B lại tiếp diễn. Nhận đƣợc thông tin phản ánh ,
công an xã cần phối hợp với cán bộ ấp kiểm tra, theo dõi để xử lý. Tùy theo mức
độ vi phạm, xã sẽ xử phạt theo quy định của pháp luật. Quan điểm của xã là
không đồng tình với những hoạt động trục lợi phi pháp từ việc lợi dụng lòng tin
mù quáng của ngƣời dân. Việc chữa bệnh trên hoàn toàn phi đạo đức và phản
khoa học.Xã Minh Đức cần sớm giải quyết triệt để vấn đề trên. Do đó Xã,
Huyện cần đặt chính sách thích hợp về tự do tín ngƣỡng, chính sách đó đƣợc
quy định trong hiến pháp và pháp luật bao quát toàn bộ các hình thái tôn giáo,
phải đƣợc điều hành chỉ đạo bằng một tổ chức thống nhất không chỉ dƣới góc độ
chính trị an ninh mà cả góc độ xã hội văn hóa đạo đức, không có sự tách biệt để
tránh sự thiên lệch chồng chéo. Thống nhất tổ chức lãnh đạo đời sống tôn giáo,

tín ngƣỡng đang là yêu cầu cấp bách, do sự đa dạng hiện nay của hoạt động tôn
giáo quyết định.
Đối với bà Phạm thị B:

11


Trao đổi về trƣờng hợp bà B, ông Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch UBND Xã Minh
Đức cho biết thêm: “Trƣờng hợp này cách đây 4 năm đã đƣợc giải quyết. Trong
thời gian qua, không thấy ngƣời dân phản ánh. Có lẽ vì đối tƣợng khám chữa
bệnh là nạn nhân từ nơi khác đến, hoạt động lén lút nên không ai để ý. Mặt khác,
do căn hộ của bà B. nằm trên đoạn cuối của xã, giáp ranh với Đồng Tâm, khu
vực lại vắng, tối, nên cán bộ đi tuần không chú ý lắm. Nếu bà B. thật sự hoạt
động lại nghề cũ, chúng tôi sẽ phối hợp với công an xã, lực lƣợng dân phòng bắt
quả tang, xử lý...”.
b. Hậu quả:
Về phương diện đời sống tinh thần xã hội:
Tự do tín ngƣỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng
đƣợc đề cập trong Bộ luật Dân sự, đƣợc bảo vệ bằng pháp luật và đƣợc cụ thể
hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn
thiện hơn. Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19/4/1999
về các hoạt động tôn giáo đã đƣợc thay thế bằng Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo
do Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18/6/2004 và Chủ tịch
nƣớc ký Lệnh công bố ngày 29/6/2004.
Đối với Bà Phạm Thị B, do chƣa đƣợc học hết nên nhận thức về tự do tín
ngƣỡng còn nhiều hạn chế. Việc chữa bệnh bằng hình thức đồng bóng của bà B.
rất nguy hiểm nhƣ đã đề cập ở trên. Do vậy, chính quyền địa phƣơng hơn ai hết
cần theo dõi và nắm chắc tình hình hoạt động để kịp thời uốn nắn những biểu
hiện lệch lạc của bà B trong việc chấp hành Pháp lệnh về tín ngƣỡng, tôn giáo,
làm ảnh hƣởng đến sức khỏe, an ninh trật tự và tự do tín ngƣỡng của ngƣời dân.

Về y tế và sức khoẻ:
Một thực tế dễ nhận thấy là việc chấp hành sai các quy định của ngành y tế
về hành nghề khám chữa bệnh nhƣ không có xin phép hành nghề khám, chữa
bệnh, về kỹ thuật y tế gây thiệt hại sức khỏe ngƣời bệnh, phƣơng pháp chữa
bệnh của bà B. không chỉ không có căn cứ khoa học mà còn rất nguy hiểm cho
bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân đến đều đƣợc chữa trị bằng cách thức kỳ lạ ( phun

12


nƣớc, uống nƣớc bùa, lấy móc câu, đinh...) từ chỗ đau của bệnh nhân. Đáng ngại
nhất là bà B. thƣờng dùng một vật nhọn (không rõ là thứ gì) chích lấy máu tại
chỗ đau của bệnh nhân cho vào một mớ giấy nhàu nát (bà gọi là bùa). Ai bảo
đảm rằng vật nhọn này đã đƣợc bà xử lý tiệt trùng hay thay mới đối với từng
bệnh nhân? Sẽ ra sao nếu những bệnh nhân mắc phải những căn bệnh truyền
nhiễm, ma túy HIV/AIDS ? . Bà B. tự nhận mình không biết chữ vậy hiểu biết
của bà về việc lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm tới đâu ? Hầu hết các bệnh
nhân đã không chú ý tới điều này. Thêm vào đó, các thứ nƣớc, thuốc mà bà B.
chỉ định cho bệnh nhân uống có đƣợc kiểm nghiệm và đƣợc phép lƣu hành?
Về lĩnh vực tín ngưỡng, mê tín:
Sau lần đi thực tế tại đây trở về, trong lòng chúng tôi luôn đau đáu một nỗi băn
khoăn. Sẽ ra sao nếu những bệnh nhân này tiếp tục đến và chữa bệnh theo
phƣơng pháp ma quái, kỳ lạ này. Bên cạnh vấn đề tiền bạc, sức khỏe thì mối
quan hệ trong gia đình, làng xóm đang đứng trƣớc nguy cơ tan vỡ. Nhiều gia
đình đã từ mặt nhau vì cho rằng ngƣời này ám hại ngƣời kia. Điều này vô hình
gây hậu quả rất nghiêm trọng trong việc bảo vệ, vun đắp tình đoàn kết anh em,
làng xóm. Bà B. đang chữa bệnh cứu ngƣời hay chỉ làm trò mê tín dị đoan nhằm
mụ mị những ngƣời thiếu hiểu biết để trục lợi?
Về lĩnh vực an ninh trật tự:
Rõ ràng hoạt động mê tín dị đoan của bà B đã gây ra tình trạng mất an ninh

trật tự, gây nhiều bức xúc và làm ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời
dân chung quanh và phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
” tại khu dân cƣ.
2.4 XÂY DỰNG PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT:
Sau khi kiểm tra và ghi nhận lỗi vi phạm tại nhà bà Phạm Thị B, căn cứ
theo các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc quy định từng lĩnh vực ngành nghề.
Đội kiểm tra liên ngành xây dựng 3 phƣơng án nhƣ sau:

13


Phương án 1: Phòng y tế phối hợp cùng phòng văn hóa thành lập đoàn
kiểm tra liên ngành kiểm tra cơ sở của bà B, lập biên bản vi phạm hành chính,
mới bà B đến làm việc .Giảng giải, giải thích cho bà B hiểu đƣợc việc làm sai
trái của mình .Yêu cầu bà B chấm dứt ngay việc hành nghề chữa bệnh bằng mê
tín dị đoan .
Phối hợp cùng với đài truyền thông xã thông báo cho ngƣời dân biết việc
làm sai trái của bà B để mọi ngƣời không đến chữa bệnh nữa.
Ƣu điểm: Đáp ứng đƣợc nhiều mục tiêu,có lý có tình
Phương án 2: (Hình thức xử phạt tăng nặng)
Cá nhân tái phạm nhiều lần, có hành vi trốn tránh hoặc không hợp tác với cơ
quan chức năng. Lỗi vi phạm liên quan đến tệ nạn xã hội, ảnh hƣởng đến đời
sống tinh thần và sức khoẻ, thì phƣơng án lựa chọn sẽ xử phạt theo mức phạt cao
nhất và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây chết ngƣời.
Ƣu điểm: + Răn đe đƣợc những hành động sai trái của bà B.
+ Đánh vào lòng tin của những ngƣời đến chữa bệnh tại nhà bà B.
Nhƣợc điểm: + Mất nhiều công sức thời gian tiền của.
+Phải phối hợp chắt chẽ với nhiều cơ quan chức năng.
Phương án 3: (Hình thức xử phạt giảm nhẹ)

Xét thấy cơ sở vi phạm không liên quan đế tệ nạn xã hội nghiêm trọng, chƣa
xảy ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe sẽ xử lý bằng hình thức chế tài mức
phạt thấp nhất ,đồng thời nhắc nhở bà B không đƣợc tái phạm.
Ƣu điểm: Dễ thực hiện, không cần sự phối hợp của nhiều bên liên quan.
Nhƣợc điểm: Không giải quyết triệt để đƣợc việc làm sai trái, dễ tái phạm.
2.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN
Chọn phƣơng án 1 vì:
+ Vì nó đáp ứng đƣợc nhiều mục tiêu
+ Có tính khả thi trong thực tiễn

14


+ Có lý, có tình
Các buớc thực hiện
Bƣớc 1: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với Bà Phạm Thị B.
Bƣớc 2: Mời Bà Phạm Thị B. đến văn phòng Đội kiểm tra liên ngành làm
việc để xác định lỗi vi phạm, lắng nghe bà Phạm Thị B trình bày ý kiến và bổ
sung giấy tờ liên quan (nếu có).
Buớc 3: Lập báo cáo đề xuất UBND Ứng Hòa ra quyết định xử phạt.
Bƣớc 4: Căn cứ vào đề xuất của Đội kiểm tra liên ngành, Huyện Ứng Hòa
ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Bƣớc 5: Triển khai quyết định xử phạt hành chính, phối hợp với Chính
quyền địa phƣơng theo dõi quá trình chấp hành quyết định của đƣơng sự.
Kết quả giải quyết:
UBND Huyện Ứng Hòa ra quyết định xử phạt Bà Phạm Thị B. nhƣ sau:
- Phạt tiền 750.000đ đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng chống
các bệnh truyền nhiễm gây dịch, vi phạm vào điều 9 khoản 3 điểm a,b,c,d,c
Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ, về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế;

- Phạt tiền 7.500.000đ đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng
chống HIV/AIDS, vi phạm vào điều 13 khoản 2 điểm a Nghị định số
45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Y tế;
- Phạt tiền 750.000đ đối với hành vi vi phạm các quy định khác về vệ sinh,
vi phạm vào điều 13 khoản 2 điểm a Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày
06/4/2005 của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế;
- Phạt tiền 1.500.000đ đối với hành vi vi phạm các quy định về điều kiện
hành nghề và sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, y học sinh cổ
truyền (gọi chung là giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề ), vi phạm điều 26

15


khoản 2 điểm a Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế;
- Phạt tiền 2.500.000đ đối với hành vi vi phạm lợi dụng nghề nghiệp để
hành nghề mê tín dị đoan, vi phạm điều 27 khoản 2 điểm g Nghị định số
45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Y tế;
- Phạt tiền 7.500.000đ đối với hành vi vi phạm quy định về chuyên môn kỹ
thuật về y tế gây thiệt hại về sức khỏe cho ngƣời bệnh, vi phạm điều 27 khoản 3
điểm a,b Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế;
- Phạt tiền 10.000.000đ đối với hành vi vi phạm không có bản cam kết thực
hiện các điều kiện về an ninh trật tự với cơ quan công an, vi phạm điều 14 khoản
3 điểm b Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội;
Tổng cộng 7 lỗi vi phạm với mức phạt tiền là: 22.150.000 đồng.
Ngoài hình thức xử phạt chế tài nêu trên, đoàn kiểm tra còn đề nghị bà

Phạm thị B chấm dứt ngay cơ sở hành nghề mê tín dị đoan, khám chữa bệnh trái
phép ; Công an, Tổ kiểm tra liên ngành là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, đôn
đốc, nhắc nhỡ cơ sở chấp hành.
Phối hợp với đài truyền thông xã để nêu lên những việc làm sai trái trong
việc chữa bệnh bằng mê tín dị đoan của bà B, khuyên ngƣời dân không nên tin
vào việc đó để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Những thuận lợi và khó khăn:
a.. Thuận lợi:
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đƣợc xây dựng trên quan
điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tín
ngƣỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

16


Tƣ tƣởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam là tôn
trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp
dân tộc. Tinh thần đó đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam thể hiện bằng hệ thống
chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới thành lập
Đảng.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo, Ngƣời đã vận
dụng một cách khoa học sinh quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Bác Hồ luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngƣời của nhân dân, đối với Bác Quyền tự do tín ngƣỡng và không tín
ngƣỡng là một trong những quyền chính đáng của con ngƣời. Hạn chế và vi
phạm quyền ấy là đi ngƣợc với xu thế của tiến bộ xã hội. Bác Hồ luôn giáo dục
mọi ngƣời và bản thân Bác luôn gƣơng mẫu trong việc thực hiện quyền tự do tín
ngƣỡng của đồng bào có đạo. Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên văn bản,
lời nói mà còn trên cả hoạt động thực tiễn của Bác. Chủ tịch Hồ Chí Minh
nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo, những kẻ

hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm sai chủ trƣơng chính sách
tôn giáo của Đảng và Chính phủ.
Ý thức trách nhiệm của ngƣời dân đóng vai trò tích cực và không thể thiếu
trong việc ngăn ngừa, phòng chống các hành vi lợi dụng tự do tín ngƣỡng để
hành nghề mê tín dị đoan gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe, an ninh trật tự của
ngƣời dân và địa bàn sinh sống. Do vậy, cần nêu gƣơng điển hình và kịp thời
khen thƣởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia trong phong trào giữ gìn
trật tự, an ninh khu phố.
b.. Khó khăn:
Các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan,,
chỉ có hình thức xử phạt chế tài dựa trên các nghị định liên quan, luật chƣa có
quy định cụ thể về hình thức xử phạt bổ sung nhƣ: có mức xử phạt cụ thể theo
từng điều khoản. Điều này cho thấy văn bản luật chƣa đủ mạnh, chƣa thể hiện
tính nghiêm khắc; mức xử phạt chƣa đủ tính răn đe nên vi phạm vẫn tiếp tục gia

17


tăng, Do đó bà Phạm thị B. vẫn tiếp tục vi phạm nhiều lần. Hầu nhƣ việc xử lý
vi phạm mới chỉ dừng lại ở mức “hình thức”, phạt rồi lại không kiểm tra, nhắc
nhỡ hoặc chỉ tiến hành theo phong trào kiểu “bắt cóc bỏ dĩa”, “đá ném ao bèo”
đã dẫn đến tình trạng coi thƣờng pháp luật.
Rõ ràng là với những điều khoản không thống nhất, không cụ thể nhƣ vậy đã
tạo ra những bật cập và kẽ hở của luật, để cho một số những kẻ hành nghề mê
tín dị đoan lợi dụng để gây rối trật tự an ninh, làm ảnh hƣởng đến tình hình sức
khỏe, và lòng tin của nhân dân. Từ đó, đặt ra cho các địa phƣơng vấn đề về
quản lý dân cƣ trên địa bàn và việc chăm sóc đời sống tinh thần, tự do tín
ngƣỡng của nhân dân.
c. Kết luận
Quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, tự do tín ngƣỡng là quản lý bằng chính sách

và pháp luật gắn chặt với công tác giáo dục tƣ tƣởng và vận động, tuyên truyền
kết hợp với quản lý nhà nƣớc về văn hóa, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực dịch vụ văn hóa nhằm xây dựng
và giữ gìn một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa
thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Quản lý nhà nƣớc về y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: cùng vơi việc
tăng cƣờng đội ngũ cán bộ y bác sĩ và cơ sở bệnh xá, bệnh viện thuốc chữa bệnh
là tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục về phƣơng pháp phòng và chữa
bệnh theo phƣơng pháp khoa học.
Quản lý nhà nƣớc về an ninh chính tri: giáo dục cán bộ và đồng bào các dân
tộc tôn giáo của đảng và nhà nƣớc tăng cƣờng ý thức chấp hành pháp luật, giáo
dục tinh thần đoàn kết dân tộc, tổ chức tuyên truyền giáo dục cho đồng bào dân
tộc các vùng nhận thức rõ âm mƣu thủ đoạn của các thế lực thù địch trong và
ngoài nƣớc.
Trong xu thế đất nƣớc hội nhập, những thế lực thù địch đã và đang phá hoại
đất nƣớc ta bằng con đƣờng “diễn biến hòa bình”, đƣa văn hoá độc hại cùng với

18


lối sống sa đọa, làm băng hoại những giá trị đạo đức, làm ảnh hƣởng đến đời
sống tôn giáo, tự do tín ngƣỡng của nhân dân. Chính vì vậy quản lý văn hóa, tôn
giáo là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng ngành văn hóa, tôn giáo mà
còn là của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Trong thực tế, hai mặt chính trị và tƣ tƣởng trong tôn giáo thƣờng đan xen
vào nhau. Có những lúc mâu thuẫn về mặt chính trị lại đƣợc các thế lực phản
động ngụy trang bằng sự khác nhau về tƣ tƣởng và ngƣợc lại. Loại bỏ mặt chính
trị phản động trong tôn giáo, nhất là khi các thế lực phản động quốc tế đang lợi
dụng tôn giáo nhằm thực hiện chiến lƣợc diễn biến hòa bình là việc làm cần
thiết. Khi thực hiện cần dựa vào sức mạnh của quần chúng tín đồ. Phƣơng pháp

phải kịp thời, cƣơng quyết nhƣng phải tránh nôn nóng vội vàng. Đảm bảo đƣợc
yêu cầu: đoàn kết rộng rãi đồng bào có tín ngƣỡng và không có tín ngƣỡng, phát
huy tinh thần yêu nƣớc của các tu sĩ chân tu đồng thời kiên quyết trừng trị
những kẻ lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo để phá hoại sự đoàn kết dân tộc, phá hoại
sự nghiệp cách mạng . Phát triển phong trào phòng bệnh, xây dựng nếp sống
mới bài trừ mê tín dị đoan và những phong tục tập quán lạc hậu.
III./KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG
TÁC QUẢN LÝ
Rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ
sung, điều chỉnh hoàn thiện phù hợp với tình hình mới. Trong các điều khoản về
xử phạt vi phạm hành chính cần tính đến các mức phạt đủ sức răn đe, tránh việc
tái vi phạm của các cơ sở dịch vụ văn hóa.
Tổ chức và sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý nhà nƣớc, có cơ chế,
chính sách thu hút những cán bộ có tài, có tâm, có tầm. Kiện toàn đội ngũ cán bộ
thanh tra, kiểm tra giám sát của ngành từ thành phố đến cơ sở, đảm bảo đủ về số
lƣợng cho hoạt động đạt hiệu quả. Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức quản lý,
kiến thức chuyên môn; khoa học công nghệ thông tin. Tăng đầu tƣ ngân sách và
kinh phí hoạt động, tạo điều kiện trang thiết bị đáp ứng công tác quản lý kiểm
tra đạt hiệu quả.

19


Cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các
ngành có liên quan nhƣ: Y tế, Công an, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Văn hóa –
Thông tin, Phát thanh –Truyền hình, Chính quyền địa phƣơng... Tập trung kiểm
tra, xử phạt thích đáng đối với các cá nhân có những biểu hiện vi phạm, có đơn
thƣ phản ảnh của quần chúng nhân dân; có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với
các cá nhân tái phạm nhiều lần. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải đƣợc tiến
hành thƣờng xuyên, không mang tính hình thức tạo tâm lý coi thƣờng pháp luật

của cá nhân.
Tuy nhiên tất cả những biện pháp trên có thể coi là những giải pháp tình thế,
chúng ta không chỉ chú trọng mặt “chống” mà cần quan tâm hơn nữa mặt “xây”,
vì đây là cách làm hiệu quả, là giải pháp cơ bản, bền vững nhất. Xây dựng đƣợc
môi trƣờng văn hóa lành mạnh là chúng ta đã thực hiện “chống” lại những hiện
tƣợng phi văn hóa đang diễn biến phức tạp trong xã hội.

20



×