Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận tình huống xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.8 KB, 20 trang )

Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhất là sự phát triển về mặt kinh tế
con người ngày càng có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng trong đó thì nhu cầu về
tín ngưỡng tôn giáo vẫn là một nhu cầu tinh thần của phần lớn các tầng lớp nhân
dân. Đặc biệt ngày nay, đời sống người dân được cải thiện nên dễ nảy sinh tình
trạng “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, nhiều hoạt
động mê tín dị đoan diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Việc “buôn thần bán thánh”
càng phổ biến.
Nước ta là một nước Á Đông, vì thế như một lẽ đương nhiên có một nền
văn hóa, một phong tục tập quán đậm sắc Á Đông. Trong đó, tín ngưỡng tôn
giáo là một điển hình.Tín ngưỡng tôn giáo tồn tại lâu đời trong lịch sử, đã trở
thành niềm tin, thành phong tục, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Hiện
nay, tín ngưỡng đó được thể hiện qua một số nét phong tục lưu truyền bao đời
nay đó là tục thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp, thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ những
người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh….Bên cạnh sự đa
dạng về tín ngưỡng thì ở nước ta còn có mặt hầu hết các tôn giáo lớn với đông
đảo các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi
giáo hay một số tôn giáo bản địa …Điều đó thể hiện nét đẹp trong tín ngưỡng
văn hóa của Việt Nam chúng ta. Tín ngưỡng, tôn giáo mang tính chất là niềm
tin, là lối sống, là phong tục tập quán, tình cảm của con người qua nhiều thế hệ.
Niềm tin của con người vào tín ngưỡng, tôn giáo như là một nhu cầu, nó mang
tính bền vững trong đời sống tinh thần của xã hội. Đó còn là những giá trị đạo
đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướng thiện làm trong sáng hơn tâm hồn
con người.
Chính vì điều đó mà trong quá trình xây dựng đất nước và giữ nước của
dân tộc Đảng và Nhà nước ta luôn lấy tinh thần tự do tôn giáo làm kim chỉ nam
để đưa ra các chính sách tôn giáo phù hợp.



Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng
được đề cập trong Bộ luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể
hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn
thiện hơn. Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19/4/1999
về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18/6/2004 và Chủ tịch
nước ký Lệnh công bố ngày 29/6/2004. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không
tín ngưỡng của công dân Việt Nam cũng được quy định trong Hiến pháp và
được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Điều 24 ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để vi phạm pháp luật” .
Những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập thể có tính bắt buộc
của giáo luật các tôn giáo được tôn trọng. Một số lễ hội của các tôn giáo được tổ
chức rầm rộ với quy mô lớn như Lễ hội Noel, Lễ Phật Đản, Lễ hội Chùa
Hương…trở thành sự kiện quan trọng không chỉ của riêng đồng bào tôn giáo mà
còn là ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia.
Đồng thời chúng ta biết rằng ngày nay, khoa học ngày càng phát triển
hướng con người đến lối sống tiện nghi, văn minh, hiện đại. Bên cạnh những tư
tưởng tiến bộ về tôn giáo, tín ngưỡng, thì một bộ phận nhân dân vẫn còn mang
tư tưởng lạc hậu, mê tín dị đoan. Do nhận thức kém, nhiều bệnh nhân vẫn tin
vào phép màu của trò chữa bệnh đồng bóng, bằng bùa chúa, lấy “vong” hay lên
đồng.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết khoa học của một bộ phận người dân, một số
người đã thực hiện hành vi dụ dỗ trị bệnh bằng mê tín nhằm trục lợi bất chính.

Họ đã lôi kéo đông đảo tầng lớp nhân dân, không chỉ ở những người lớn tuổi lạc

2


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

hậu và kém văn hóa mà trong cả một bộ phận cán bộ Đảng viên kém nhận thức
và thiếu gương mẫu.
Hiện tượng không lành mạnh này đã và đang gây nhiều ảnh hưởng xấu
trong xã hội, gây tác hại cho nhiều gia đình, cá nhân, làm lãng phí thời gian, tiền
của, công sức và kèm theo nhiều hệ lụy khác. Thậm chí còn xuyên tạc chính
sách của Đảng và Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng và bài trừ mê tín dị đoan.
Trước sự “báo động” các thực trạng hoạt động dịch vụ tín ngưỡng và mê
tín dị đoan luôn diễn biến phức tạp. Là một người làm công tác có liên quan đến
công tác tôn giáo và tự do tín ngưỡng tôi quan tâm và chọn đề tài: “Xử lý tình
huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan có ảnh
hƣởng, liên quan đến môi trƣờng văn hoá, y tế trên địa bàn Huyện LG,
Thành phố Hà Nội” để làm đề tài cuối khóa “Lớp bồi dƣỡng ngạch chuyên
viên”.
Tôi hy vọng thông qua tình huống cụ thể dưới đây và cách giải quyết để
các bạn có thể học tập và trao đổi ý kiến để góp phần tốt hơn trong công tác
quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, mê
tín dị đoan tại địa phương. Thông qua đó, các học viên có vai trò như là người
cán bộ, công chức có chức năng, thẩm quyền đưa ra phương hướng xử lý thực
sự phù hợp với điều kiện thể chế; phong tục tập quán Việt Nam, phong tục từng
vùng, miền. Song, những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước
không đơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy
đủ khả năng phân tích cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của
từng vấn đề… làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung.

Do bài viết được thực hiện trong một thời gian có hạn, tính phức tạp của tình
huống có liên quan đến nhiều vấn đề trong xã hội và bài viết còn mang tính chủ
quan của người viết nên có thể không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô và những người có
quan tâm đến công tác Quản lý nhà nước về Văn hóa, dân tộc và tôn giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu Trường Đào tạo

3


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

Cán bộ Lê Hồng Phong, quý thầy cô đã quan tâm truyền đạt nhiều kiến thức bổ
ích từ khoá học và giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng được tình huống và đưa ra phương án giải quyết tình huống
khoa học, phù hợp nhất.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Theo phương pháp xử lý tình huống
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong địa bàn của huyện LG, Thành phố Hà Nội
NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Theo địa chỉ được cung cấp, chúng tôi tìm đến “tư dinh” của “thánh nữ”
Phạm Thị H. Đó là một ngôi nhà lớn hai tầng được xây dựng khang trang trong
một diện tích đất tương đối rộng. Xung quanh, phía trước nhà có rất nhiều chum
chậu trồng bonsai, hoa cảnh... Một khoảng sân rộng dành để xe cho bệnh nhân.
14 giờ ngày 25-9-2012, chúng tôi tìm đến địa chỉ theo phản ánh của người dân

trong vai một người đi tìm "thánh nữ" để chữa bệnh cho bà cô. Khi mua lễ tại
một quầy hàng khá lớn ở ngay sát ngõ nhà “thánh nữ”, chị chủ quán đon đả:
"May cho các chị là hôm nay không phải chính lễ nên mới vắng vẻ thế, chứ hôm
mồng 2 tháng 9 dễ đến 2000 người từ các nơi kéo về". Khi chúng tôi lên đến
chân cầu thang của ngôi nhà hai tầng, có một người đàn bà chờ sẵn, bà ta dẫn
chúng tôi lên tầng hai, nơi mà thánh nữ lập điện thờ và hành lễ cho đám con
nhang đệ tử. Bên trong có khoảng hai chục người đang quỳ, lầm rầm đọc
"Kinh". Khi chúng tôi đề đạt muốn gặp "thánh nữ", người đàn bà nói: "Thầy
đang lo việc âm. Chỉ có ngày lễ mới được gặp thầy. Muốn làm gì thì gặp đệ tử
của thầy đó. Vừa nói, bà ta vừa chỉ tay về phía một người đàn bà chừng gần 60

4


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

tuổi, đẫy đà đang ngồi xếp bằng ở góc điện. Người đàn bà còn chỉ bảo tận tình:
"Nếu người nhà chị bị bệnh thì nhanh làm lễ "quy".
"Quy" như thế nào ạ? -Tôi lí nhí hỏi.
"Thủ tục đơn giản lắm,cậu chỉ cần nạp 500 ngàn và một lễ hương hoa là
sẽ được "quy". Khi đó người nhà mới được, chữa bệnh".
Bệnh tâm thần có chữa được không ạ?"- tôi hỏi.
Bà ta nghiêm mặt: "Cả trăm người bệnh nan y, ung thư các loại, bệnh viện
trả về, "thầy" còn chữa khỏi liền, huống hồ là bệnh tâm thần!?"
Dù cố gắng nghe những thủ tục cái mà "thánh nữ" Phạm Thị H gọi là
"kinh" đó toàn là những câu lục bát vô nghĩa, nội dung nhuốm màu mê
tín....Không biết những người vào trước đã ngồi được bao lâu, khoảng 15 phút
sau khi chúng tôi vào thì cuộc hành lễ kết thúc. Người phục vụ đưa cho các "tín
đồ" một cốc nước từ trên điện thờ và phán xanh rờn: "Nước thánh đó, uống một
ít vào người và một ít dùng để xoa vào bụng". Những người hành lễ bưng cốc

nước một cách thành kính, uống không còn lấy một giọt. Chờ mọi người xuống
tầng, tôi mới mon men đến người đàn bà được gọi là "đệ tử" đề nghị xin gặp
"thánh nữ" Phạm Thị H. Quan sát bộ dạng của tôi với ánh mắt dò xét, bà ta lảnh
lót: "Muốn người thân khỏi bệnh, hãy mau làm lễ "quy". Bà nói cho chúng
tôi các thủ tục để "quy": Chúng tôi không lấy tiền của người dân nhưng những ai
muốn "quy" thì phải nộp gần 600.000 đồng thì mới làm lễ. Sau đó, về nhà bỏ hết
bàn thờ, chỉ thờ bát hương của "Hoàng thiên Long". Người bệnh không cần đến
đây, chỉ cần ở nhà hành lễ, ngày 4 lần và thực hiện tốt một số điều răn dạy của
"thánh nữ" là bệnh ắt tự khỏi...!?.
Được biết người tự xưng là "thánh nữ", đó là Phạm Thị H, 52 tuổi, trú
quán tại thôn CĐ, xã LC, huyện LG (Hà Nội). Để tiện cho việc "hành đạo",
Phạm Thị H đã lập điện thờ tại nhà riêng lấy tên là "Hoàng Thiên Long". Bằng
hình thức tuyên truyền nhảm nhí, mê tín dị đoan, nhưng chẳng hiểu vì sao, đến
nay đã có hàng trăm người ở các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh
Hóa... vẫn nhẹ dạ, cả tin vào điều đó.

5


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

Thực tế là nhiều bệnh nhân tự nguyện biếu tiền và dâng lễ cúng... Chi phí
cho mỗi lần cúng bái như vậy từ vài trăm ngàn đến một triệu đồng. Thầy bảo
đây là chi phí xăng xe vì phải đi xa. Một thực tế dễ nhận thấy là phương pháp
chữa bệnh của bà H. Không chỉ không có căn cứ khoa học mà còn rất nguy hiểm
cho bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân đến đều được chữa trị bằng cách thức kỳ lạ là
cho uống “nước thánh”. Ai bảo đảm rằng thứ “nước thánh” này đã được bà H
xử lý tiệt trùng hay chưa? Thêm vào đó, các thứ nước, thuốc mà bà H chỉ định
cho bệnh nhân uống có được kiểm nghiệm và được phép lưu hành.
Trong quá trình hoạt động mê tín dị đoan của bà H thường xảy ra tình

trạng mất an ninh trật tự, gây nhiều bức xúc cho người dân xung quanh. Ngày
15/10/2012 thuộc thôn CĐ, xã LC, huyện LG có đơn khiếu nại phản ảnh về
những biểu hiện thiếu lành mạnh tại cơ sở này như: hoạt động mê tín dị đoan,
bói toán đồng cốt; tụ tập đông người, làm mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt của người dân chung quanh và phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” tại khu dân cư. Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện
LG, Đội kiểm tra liên ngành đã triển khai kế hoạch, tiến hành khảo sát, nắm bắt
địa bàn. Xác định nội dung đơn khiếu nại, tố cáo là có cơ sở. Vào lúc 10h00,
ngày 17/10/2012. Đội kiểm tra liên ngành Huyện LG phối hợp Tổ kiểm tra liên
ngành xã LC tiến hành tổ chức kiểm tra tại đây. Qua kiểm tra Đội đã phát hiện
nhiều sai phạm của bà Phạm Thị H và tiến hành lập biên bản vi phạm hành
chính đối với cơ cở này.
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG

1. Nguyên nhân:
1.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tự do tín ngưỡng của nhân dân
còn buông lỏng, thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên nên dẫn đến hiện tượng
mê tín dị đoan gây mất trật tự trên địa bàn dân cư.

6


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

Công tác kiểm tra, nhắc nhở, giáo dục về tự do tín ngưỡng của cơ quan
chức năng có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để, đôi lúc còn "nhẹ tay", nên các
thầy bói toán, đồng bóng “ỷ lại” vẫn ngang nhiên hoạt động và bất chấp dư luận
xã hội.
1.2. Đối với chính quyền địa phương

Công tác quản lý kiểm tra, nắm bắt địa bàn của Công an khu vực và cụm
dân cư thiếu sâu sát, chưa hướng dẫn, giáo dục, nhắc nhở kịp thời vì vậy người
dân chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc chấp hành đường lối,
chủ trương, chính sách của nhà nước về tự do tín ngưỡng, từ đó làm ảnh hưởng
đến đời sống sinh hoạt của người dân chung quanh và phong trào “ Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại khu dân cư.
Tình hình mê tín dị đoan thỉnh thoảng xuất hiện tại địa phương. Năm
2007, xã LC nhận được thông tin phản ánh của một số bà con ở thôn CĐ về
trường hợp bà H, xã đã phối hợp với thôn tiến hành giải quyết, lập biên bản
đồng thời buộc bà H phải làm bản cam kết không vi phạm. Những năm gần đây,
hiện tượng mê tín dị đoan của bà H lại tiếp diễn. Nhận được thông tin phản ánh ,
công an xã cần phối hợp với cán bộ thôn kiểm tra, theo dõi để xử lý. Tùy theo
mức độ vi phạm, xã sẽ xử phạt theo quy định của pháp luật. Quan điểm của xã là
không đồng tình với những hoạt động trục lợi phi pháp từ việc lợi dụng lòng tin
mù quáng của người dân. Việc chữa bệnh trên hoàn toàn phi đạo đức và phản
khoa học. Xã LC cần sớm giải quyết triệt để vấn đề trên. Do đó xã, Huyện cần
đặt chính sách thích hợp về tự do tín ngưỡng, chính sách đó được quy định trong
hiến pháp và pháp luật bao quát toàn bộ các hình thái tôn giáo, phải được điều
hành chỉ đạo bằng một tổ chức thống nhất không chỉ dưới góc độ chính trị an
ninh mà cả góc độ xã hội văn hóa đạo đức, không có sự tách biệt để tránh sự
thiên lệch chồng chéo. Thống nhất tổ chức lãnh đạo đời sống tôn giáo, tín
ngưỡng đang là yêu cầu cấp bách, do sự đa dạng hiện nay của hoạt động tôn
giáo quyết định.

7


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

1.3. Đối với bà Phạm Thị H

Năm 2007 bà Phạm Thị H đã bị lập biên bản vi phạm nhưng sau đó bà
vẫn cố tình hành nghề mê tín dị đoan. Điều đó chứng tỏ bà H nhận thức rõ được
hành động của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện vì mục
đích kinh tế.
Do ỷ lại, lười lao động nên bà H đã lợi dụng lòng tin mù quáng vào tín
ngưỡng, tôn giáo của một số bộ phận người dân để trục lợi.
2. Hậu quả
2.1. Về phương diện đời sống tinh thần xã hội
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân
cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ
thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn,
hoàn thiện hơn. Việc làm của bà H nếu không được xử lý nghiêm minh sẽ gây
mất lòng tin trong nhân dân đối với cấp chính quyền cũng như làm sói mòn
truyền thống tốt đẹp của dân tộc của nước ta.
Đối với bà Phạm Thị H nhận thức về tự do tín ngưỡng còn nhiều hạn chế.
Việc chữa bệnh bằng hình thức đồng bóng, mê tín dị đoan của bà H rất nguy
hiểm như đã đề cập ở trên. Do vậy, chính quyền địa phương hơn ai hết cần theo
dõi và nắm chắc tình hình hoạt động để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch
lạc của bà H trong việc chấp hành Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo, làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, an ninh trật tự và tự do tín ngưỡng của người dân.
2.2. Về y tế và sức khỏe
Một thực tế dễ nhận thấy là việc chấp hành sai các quy định của ngành y
tế về hành nghề khám chữa bệnh như không có xin phép hành nghề khám, chữa
bệnh, về kỹ thuật y tế gây thiệt hại sức khỏe người bệnh, phương pháp chữa
bệnh của bà H không chỉ không có căn cứ khoa học mà còn rất nguy hiểm cho
bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân đến đều được chữa trị bằng cách thức kỳ lạ là uống
nước giếng. Ai bảo đảm rằng nguồn nước này có đảm bảo vệ sinh hay không?

8



Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

Bà H chỉ là một nông dân vậy hiểu biết của bà về y tế tới đâu ?. Hầu hết các
bệnh nhân đã không chú ý tới điều này. Thêm vào đó, các thứ nước, thuốc mà bà
H chỉ định cho bệnh nhân uống có được kiểm nghiệm và được phép lưu hành
không?
2.3. Về lĩnh vực tín ngưỡng, mê tín
Sau lần đi thực tế tại đây trở về, trong lòng chúng tôi luôn đau đáu một
nỗi băn khoăn. Sẽ ra sao nếu những bệnh nhân này tiếp tục đến và chữa bệnh
theo phương pháp ma quái, kỳ lạ này của bà H. Bên cạnh vấn đề tiền bạc, sức
khỏe thì mối quan hệ trong gia đình, làng xóm đang đứng trước nguy cơ tan vỡ.
Nhiều gia đình đã từ mặt nhau vì cho rằng người này ám hại người kia. Điều này
vô hình gây hậu quả rất nghiêm trọng trong việc bảo vệ, vun đắp tình đoàn kết
anh em, làng xóm. Bà H đang chữa bệnh cứu người hay chỉ làm trò mê tín dị
đoan nhằm mụ mị những người thiếu hiểu biết để trục lợi?
2.4. Về lĩnh vực an ninh trật tự
Rõ ràng hoạt động mê tín dị đoan của bà H đã gây ra tình trạng mất an
ninh trật tự, gây nhiều bức xúc và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của
người dân chung quanh và phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ” tại khu dân cư.
III. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Thực trạng hoạt động về tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan luôn diễn
biến phức tạp trên cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng. Nó đang
hoạt động len lõi trong các khu dân cư với nhiều hình thức khác nhau. Do đó cần
xác định mục tiêu như sau:
1. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc
Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị
đoan trong nhân dân. Cần đề ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết

phục vừa kiên quyết răn đe giúp người dân có nhận thức, hiểu biết và chấp hành
đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo, tín

9


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

ngưỡng, đồng thời nhận thức và hiểu biết được tư tưởng nhất quán, xuyên suốt
của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc theo Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: "Tín ngưỡng, tôn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính
sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi
dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân" .
2. Đối với chính quyền địa phƣơng
Tăng cường hơn nữa trách nhiệm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với Cấp ủy
Đảng, chính quyền trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn mình quản lý.
Từ nội dung đơn phản ảnh của nhân dân, cần tiếp tục tuyên truyền, vận
động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác bài trừ các tệ nạn mê tín dị
đoan trên địa bàn dân cư gắn liền với phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Đồng thời tạo điều
kiện giúp bà Phạm Thị H có nghề nghiệp ổn định, chấp hành tốt đường lối chính
sách chủ trưởng của Đảng, Nhà nước.
3. Đối với bà Phạm Thị H
Nâng cao ý thức của cá nhân bà Phạm Thị H trong việc chấp hành các quy
định của Đảng, nhà nước, pháp luật về tự do tín ngưỡng, cũng như chấp hành tốt
các quy định của y tế về hành nghề khám chữa bệnh. Chấp hành và thực hiện tốt
nghĩa vụ công dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ tư tưởng
mê tín dị đoan, đồng bóng, bói toán, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

đang sinh sống.
IV. XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG, CHỌN PHƢƠNG ÁN TỐI ƢU

Sau khi kiểm tra và ghi nhận lỗi vi phạm tại nhà bà Phạm Thị H, căn cứ
theo các văn bản quy phạm pháp luật được quy định từng lĩnh vực ngành nghề.
Đội kiểm tra liên ngành xây dựng 3 phương án như sau:

10


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

1. Phƣơng án 1: (Phương án lựa chọn trong xử lý tình huống)
Ngày 20/10/2012 Đội kiểm tra đã mời bà Phạm Thị H đến làm việc. Xét
thấy bà Phạm Thị H vi phạm hành chính đây là lần thứ hai, gây ra tình trạng mất
an ninh trật tự và ảnh hưởng về sức khoẻ của dân cư trên địa bàn. Đội kiểm tra
xử lý hình thức chế tài theo mức bình quân ( Lấy mức phạt cao nhất cộng mức
thấp nhất chia đôi ).
2. Phƣơng án 2: (Hình thức xử phạt tăng nặng)
Cá nhân tái phạm nhiều lần, có hành vi trốn tránh hoặc không hợp tác với
cơ quan chức năng. Lỗi vi phạm liên quan đến tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến đời
sống tinh thần và sức khoẻ, thì phương án lựa chọn sẽ xử phạt theo mức phạt
cao nhất và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây chết người.
3. Phƣơng án 3: (Hình thức xử phạt giảm nhẹ)
Nếu xét thấy cơ sở vi phạm lần đầu, ít lỗi vi phạm không liên quan đến tệ
nạn xã hội nghiêm trọng, không để hậu quả về sức khoẻ. Sẽ xử lý bằng hình
thức chế tài mức phạt thấp nhất.
V. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN:


1. Các bƣớc thực hiện
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Phạm Thị H
Bước 2: Mời bà Phạm Thị H đến văn phòng Đội kiểm tra liên ngành làm
việc để xác định lỗi vi phạm, lắng nghe bà Phạm Thị H trình bày ý kiến và bổ
sung giấy tờ liên quan (nếu có).
Buớc 3: Lập báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân huyện LG ra quyết định xử
phạt.
Bước 4: Căn cứ vào đề xuất của Đội kiểm tra liên ngành, Huyện LG ban
hành quyết định xử phạt hành chính.
Bước 5: Triển khai quyết định xử phạt hành chính, phối hợp với Chính
quyền địa phương theo dõi quá trình chấp hành quyết định của đương sự.

11


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

2. Kết quả giải quyết
UBND Huyện LG ra quyết định xử phạt bà Phạm Thị H như sau:
- Phạt tiền 2.000.000đ đối với hành vi vi phạm các quy định về nếp sống văn
hóa, vi phạm điều 18 khoản 2 điểm a Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày
12/7/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
- Phạt tiền 750.000đ đối với hành vi vi phạm các quy định khác về vệ
sinh, vi phạm vào điều 13 khoản 2 điểm a Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày
06/4/2005 của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế;
- Phạt tiền 1.500.000đ đối với hành vi vi phạm các quy định về điều kiện
hành nghề và sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, y học sinh cổ
truyền ( gọi chung là giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề), vi phạm điều 26
khoản 2 điểm a Nghị định số 45/2005/NĐ- CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.

- Phạt tiền 2.500.000đ đối với hành vi vi phạm lợi dụng nghề nghiệp để hành
nghề mê tín dị đoan, vi phạm điều 27 khoản 2 điểm g Nghị định số 45/2005/NĐ-CP
ngày 06/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.
- Phạt tiền 7.500.000đ đối với hành vi vi phạm quy định về chuyên môn
kỹ thuật về y tế gây thiệt hại về sức khỏe cho người bệnh, vi phạm điều 27
khoản 3 điểm a,b Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế;
- Phạt tiền 10.000.000đ đối với hành vi vi phạm không có bản cam kết
thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự với cơ quan công an, vi phạm điều 14
khoản 3 điểm b Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội;
Tổng cộng 6 lỗi vi phạm với mức phạt tiền là: 24.250.000đồng.
Ngoài hình thức xử phạt chế tài nêu trên, cơ quan kiểm tra còn đề nghị bà
Phạm Thị H chấm dứt ngay cơ sở hành nghề mê tín dị đoan, khám chữa bệnh
trái phép ; Công an, Tổ kiểm tra liên ngành là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra,
đôn đốc, nhắc nhở cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành.

12


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

3. Những thuận lợi và khó khăn
3.1. Thuận lợi:
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên
quan điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín
ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp
dân tộc. Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện bằng hệ thống

chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới thành lập
Đảng.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo, Người
đã vận dụng một cách khoa học sinh quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về
tôn giáo vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Bác Hồ luôn tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín người của nhân dân, đối với Bác quyền tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng là một trong những quyền chính đáng của con người. Hạn chế
và vi phạm quyền ấy là đi ngược với xu thế của tiến bộ xã hội. Bác Hồ luôn giáo
dục mọi người và bản thân Bác luôn gương mẫu trong việc thực hiện quyền tự
do tín ngưỡng của đồng bào có đạo. Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên văn
bản, lời nói mà còn trên cả hoạt động thực tiễn của Bác. Chủ tịch Hồ Chí Minh
nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, những kẻ
hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm sai chủ trương chính sách
tôn giáo của Chính phủ.
Ý thức trách nhiệm của người dân đóng vai trò tích cực và không thể
thiếu trong việc ngăn ngừa, phòng chống các hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng
để hành nghề mê tín dị đoan gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an ninh trật tự
của người dân và địa bàn sinh sống. Do vậy, cần nêu gương điển hình và kịp
thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia trong phong trào giữ
gìn trật tự, an ninh khu phố.

13


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

3.2. Khó khăn:
Các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị
đoan, chỉ có hình thức xử phạt chế tài dựa trên các nghị định liên quan, luật chưa
có quy định cụ thể về hình thức xử phạt bổ sung như: có mức xử phạt cụ thể

theo từng điều khoản. Điều này cho thấy văn bản luật chưa đủ mạnh, chưa thể
hiện tính nghiêm khắc; mức xử phạt chưa đủ tính răn đe nên vi phạm vẫn tiếp
tục gia tăng, do đó mà bà Phạm Thị H vẫn tiếp tục vi phạm nhiều lần. Hầu như
việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng lại ở mức “hình thức”, phạt rồi lại không kiểm
tra, nhắc nhở hoặc chỉ tiến hành theo phong trào kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”, “đá ném
ao bèo” đã dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật.
Rõ ràng là với những điều khoản không thống nhất, không cụ thể như
vậy đã tạo ra những bật cập và kẽ hở của luật, để cho một số những kẻ hành
nghề mê tín dị đoan lợi dụng để gây rối trật tự an ninh, làm ảnh hưởng đến tình
hình sức khỏe, và lòng tin của nhân dân. Từ đó, đặt ra cho các địa phương vấn
đề về quản lý dân cư trên địa bàn và việc chăm sóc đời sống tinh thần, tự do tín
ngưỡng của nhân dân.
VI. KẾT LUẬN CHUNG

Quản lý nhà nước về tôn giáo, tự do tín ngưỡng là quản lý bằng chính
sách và pháp luật gắn chặt với công tác giáo dục tư tưởng và vận động, tuyên
truyền kết hợp với quản lý nhà nước về văn hóa, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân
dân.
Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực dịch vụ văn hóa nhằm xây
dựng và giữ gìn một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn
hóa thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Quản lý nhà nước về y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: cùng vơi việc
tăng cường đội ngũ cán bộ y bác sĩ và trạm y tế, bệnh viện thuốc chữa bệnh là
tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về phương pháp phòng và chữa bệnh
theo phương pháp khoa học.

14


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.


Quản lý nhà nước về an ninh chính trị: giáo dục cán bộ và đồng bào các
dân tộc tôn giáo của đảng và nhà nước tăng cường ý thức chấp hành pháp luật,
giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, tổ chức tuyên truyền giáo dục cho đồng bào
dân tộc các vùng nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trong
và ngoài nước.
Trong xu thế đất nước hội nhập, những thế lực thù địch đã và đang phá
hoại đất nước ta bằng con đường “diễn biến hòa bình”, đưa văn hoá độc hại
cùng với lối sống sa đọa, làm băng hoại những giá trị đạo đức, làm ảnh hưởng
đến đời sống tôn giáo, tự do tín ngưỡng của nhân dân. Chính vì vậy quản lý văn
hóa, tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng ngành văn hóa, tôn
giáo mà còn là của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Trong thực tế, hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen
vào nhau. Có những lúc mâu thuẫn về mặt chính trị lại được các thế lực phản
động ngụy trang bằng sự khác nhau về tư tưởng và ngược lại. Loại bỏ mặt chính
trị phản động trong tôn giáo, nhất là khi các thế lực phản động quốc tế đang lợi
dụng tôn giáo nhằm thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình là việc làm cần
thiết. Khi thực hiện cần dựa vào sức mạnh của quần chúng tín đồ. Phương pháp
phải kịp thời, cương quyết nhưng phải tránh nôn nóng vội vàng. Đảm bảo được
yêu cầu: đoàn kết rộng rãi đồng bào có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng, phát
huy tinh thần yêu nước của các tu sĩ, đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ lợi
dụng tín ngưỡng tôn giáo để phá hoại sự đoàn kết dân tộc trong nước, phá hoại
sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta. Tăng cường công
tác tuyên truyền phòng chống bệnh tật, luyện tập thể dục thể thao, xây dựng nếp
sống mới bài trừ mê tín dị đoan và những phong tục tập quán lạc hậu.
VII. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ

Rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan để kịp thời sửa đổi,
bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện phù hợp với tình hình mới. Trong các điều khoản


15


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

về xử phạt vi phạm hành chính cần tính đến các mức phạt đủ sức răn đe, tránh
việc tái vi phạm của các cơ sở dịch vụ văn hóa.
Tổ chức và sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, có cơ chế,
chính sách thu hút những cán bộ có tài, có tâm, có tầm. Kiện toàn đội ngũ cán bộ
thanh tra, kiểm tra giám sát của ngành từ thành phố đến cơ sở, đảm bảo đủ về số
lượng cho hoạt động đạt hiệu quả. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý,
kiến thức chuyên môn; khoa học công nghệ thông tin. Tăng đầu tư ngân sách và
kinh phí hoạt động, tạo điều kiện trang thiết bị đáp ứng công tác quản lý kiểm
tra đạt hiệu quả.
Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các
ngành có liên quan như: Công an, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Văn hóa – Thông
tin, Phát thanh, Y tế, Chính quyền địa phương... Tập trung kiểm tra, xử phạt
thích đáng đối với các cá nhân có những biểu hiện vi phạm, có đơn thư phản ảnh
của quần chúng nhân dân; có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cá nhân
tái phạm nhiều lần. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành
thường xuyên, không mang tính hình thức tạo tâm lý coi thường pháp luật của
cá nhân.
Tuy nhiên, tất cả những biện pháp trên có thể coi là những giải pháp tình
thế, chúng ta không chỉ chú trọng mặt “chống” mà cần quan tâm hơn nữa mặt
“xây”, vì đây là cách làm hiệu quả, là giải pháp cơ bản, bền vững nhất. Xây
dựng được môi trường văn hóa lành mạnh là chúng ta đã thực hiện “chống” lại
những hiện tượng phi văn hóa đang diễn biến phức tạp trong xã hội.
VIII. LIÊN HỆ THỰC TIỄN HUYỆN LG:


- Các hoạt động văn hóa thông tin: Cần tập trung vào tuyên truyền, giáo
dục, đường lối, chủ trương của Đảng về chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của
nhân dân.

16


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

- Các hoạt động văn hóa thông tin, phát thanh ngày càng mở rộng, khuyến
khích mở rộng giao lưu văn hóa, thông tin về tôn giáo, tín ngưỡng với các địa
phương khác thông qua các hội thi, biễu diễn .
- Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo phải kết hợp chắt chẽ với công
tác quản lý về văn hóa, thông tin. LG có hai địa điểm nổi tiếng về tôn giáo và
đậm nét văn hóa là Lễ hội Gióng, Lễ hội Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, do đó cần
tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về chính sách văn hóa, tôn giáo và tự
do tín ngưỡng trong nhân dân để hoạt động của hai lễ hội này luôn là điểm sáng
về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của LG.
Vì môi trường văn hóa lành mạnh, vì lợi ích cộng đồng, mỗi cá nhân
chúng ta cần tôn trọng kỷ cương phép nước, hãy “sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật” nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh hơn, đặc biệt là
Huyện LG, Thành phố Hà Nội.

17


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
2. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghia Việt Nam 2013
3. Chính phủ - Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1987 của Chính phủ về
phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá.
4. Học viện Hành chính Quốc gia - Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
xã hội. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.
5. Học viện Hành chính Quốc gia - Quản lý nhà nước nguồn nhân lục.
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.
6. Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên - Trường Đào tạo
Cán bộ Lê Hồng Phong.
7. Một số văn bản của Trung ương và Thành uỷ Hà Nội về công tác Dân
vận – NXB Hà Nội, 2011.

18


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

MỞ ĐẦU

1-3

1

Lý do chọn dề tài


3

2

Mục tiêu nghiên cứu

3

3

Phương pháp nghiên cứu

3

4

Phạm vi nghiên cứu

3

NỘI DUNG

3

I

Mô tả tình huống

II


Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống

6

1

Nguyên nhân

6

1.1

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

6

1.2

Đối với chính quyền địa phương

1.3

Đối với bà Phạm Thị H

8

2

Hậu quả


8

2.1

Về phương diện đời sống tinh thần xã hội

8

2.2

Về y tế và sức khỏe

8

2.3

Về lĩnh vực tín ngưỡng, mê tín

9

2.4

Về lĩnh vực an ninh trật tự

9

III

Mục tiêu giải quyết tình huống


9

1

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

9

2

Đối với chính quyền địa phương

10

3

Đối với bà Phạm Thị H

10

IV

Xây dựng và phân tích các phƣơng án giải quyết tình

10

3-6

6-7


huống, lựa chọn phƣơng án tối ƣu
1

Phương án 1

11

19


Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan.

2

Phương án 2

11

3

Phương án 3

11

V

Xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện phƣơng án

11


1

Các bước thực hiện

11

2

Kết quả giải quyết

12

3

Những thuận lợi và khó khăn

13

3.1

Thuận lợi

13

3.2

Khó khăn

14


VI

Kết luận chung

14

VII

Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

15

quản lý
VIII

Liên hệ thực tiễn huyện LG

20

16-17



×