PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương vận hành nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực hiện mục tiêu này, toàn
Đảng, toàn dân đã và đang nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để thực
hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều khó khăn thách thức
đặt ra cần phải được khắc phục, đó không chỉ là sự tụt hậu về công nghệ, năng
suất lao động thấp, chi phí sản xuất lớn, năng lực quản lý hạn chế,... mà còn là
tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả diễn ra ngày càng trầm trọng,
đang trở thành vấn nạn lớn. Tình trạng này dẫn đến hủy hoại sản xuất, kinh
doanh chân chính, tác động tiêu cực đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu
dùng, làm vẩn đục môi trường kinh doanh và làm xấu đi hình ảnh quốc gia trong
con mắt các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế.
Chúng ta đều biết, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm và đã đề ra nhiều chủ
trương chính sách nhằm ngăn chặn, phòng ngừa “vấn nạn” này. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh:
"Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân
dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến
biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi
hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc tiếp tay, bao che cho buôn lậu". Gần
đây Chính phủ tiếp tục khẳng định, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
không chỉ là cản lực đang làm suy yếu nền kinh tế đất nước mà còn liên quan,
gắn bó và nảy sinh tệ nạn tham nhũng.
Mặc dù thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều
cố gắng và tích cực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu,
1
gian lận thương mại, hàng giả và đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, chúng
ta phải thẳng thắn nhìn nhận, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp với thủ đoạn tinh vi, quy mô ngày càng
lớn, diễn ra với không gian rộng, từ hải đảo đến đất liền, từ miền xuôi đến miền
ngược, từ thành thị đến nông thôn,... làm ảnh hướng đến đời sống, sức khỏe
người tiêu dùng, gây mất niềm tin trong giới kinh doanh và ảnh hưởng xấu đến
trật tự an toàn xã hội.
Vận dụng những kiến thức đã được Quý thầy cô truyền đạt kết hợp
thực tiển công tác ở địa phương, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Xử lý vi phạm
hành chính đối với hành vi vận chuyển, buôn bán hàng giả” để thực hiện tiểu
luận cuối khoá của chương trình “Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương
trình chuyên viên”.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến thức và
kinh nghiệm bản thân có hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những khiếm
khuyết nhất định, rất mong sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn . Xin chân
thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã trang bị
cho tôi nhiều kiến thức kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập này.
II. Mục tiêu chọn đề tài
Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã phát
triển mạnh mẽ, mức sống nhân dân ngày một nâng cao, thị trường hàng hóa
ngày càng phát triển. Tuy vậy, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã khiến cho
tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại làm thất
thu ngân sách có lúc bùng phát, tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm sở
hưũ trí tuệ, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều đã gây thiệt hại cho
nhà sản xuất và kinh doanh chân chính, người tiêu dùng, gây nhiều bức xúc
trong xã hội.
Thị trường và sức mua vẫn theo hình thức nhỏ lẻ, dẫn đến việc áp dụng các
phương thức bán hàng văn minh, tiên tiến còn hạn chế. Hệ thống bán lẻ phân
tán, lạc hậu, tạo cơ hội cho nạn tiêu thụ hàng cấm, hàng buôn lậu, hàng giả và
2
gian lận thương mại có đất để tồn tại, khó khăn cho các cơ quan chức năng trong
công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm. Thói quen dễ dãi khi mua hàng cộng
với khả năng hiểu biết về pháp luật và tiêu chuẩn - chất lượng hàng hóa dịch vụ
của người tiêu dùng còn nhiều hạn chế là điều kiện cho các hành vi buôn lậu,
sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại tồn tại.
Chính vì những lí do đó, việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm các hành
vi buôn lậu, gian lận thương mại là vô cùng cấp thiết đối với ngành Quản lý thị
trường nói riêng và các cơ quan chức năng khác có liên quan nói chung, để
chúng ta có thể từng bước ngăn chặn và đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả đang diễn ra hết sức phức tạp hiện nay, qua đó lấy lại niềm tin của cộng
đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần khôi phục lại môi trường kinh
doanh lành mạnh, hiệu quả, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của người dân
Việt Nam.
Việc lựa chọn đề tài: “Xử lý tình huống về xử phạt vi phạm hành chính đối
với hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng giả” sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn các quy
định của pháp luật có liên quan, thực tế công tác phối hợp liên ngành và thẩm
quyền xử phạt hành chính của lực lượng Quản lý thị trường đối với hành vi vận
chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.
III. Phương pháp nghiên cứu
Để viết tiểu luận tình huống này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích và so sánh
- Phương pháp tổng hợp
IV. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận chỉ tập trung vào xử lý tình huống đặt ra đó là xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh mặt hàng đồ điện gia dụng xảy ra
trên địa bàn Huyện X, Hà Nội.
3
V. Bố cục của tiểu luận
Tiểu luận gồm 03 phần, được trình bày như sau:
Phần I. Lời nói đầu.
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Bố cục của tiểu luận
Phần II. Nội dung.
1. Mô tả tình huống
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Phần III. Kết luận và kiến nghị.
4
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Mô tả tình huống
- Thực hiện công văn số 825/QLTT-CHG ngày 20/7/2014 của Cục Quản
lý thị trường về việc tăng cường công tác chống hàng giả, bảo vệ các thương
hiệu đã được bảo hộ;
- Thực hiện công văn số 1321/QLTT-NVTH ngày 02/8/2014 về việc tăng
cường đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn
thành phố Hà Nội cùng các Kế hoạch, chuyên đề của Chi cục Quản lý thị trường
Hà Nội về kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra chống sản xuất buôn bán hàng
nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 Huyện X, Chi cục Quản lý
thị trường về việc tăng cường chống buôn lậu, hàng giả và gian lận trên địa bàn
thành phố Hà Nội, Đội QLTT số H đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
thị trường, chủ động nắm chắc tình hình hoạt động thương mại trên địa bàn.
Căn cứ báo cáo đề xuất phối hợp kiểm tra ngày 21/9/2014 của Đội Công
an kinh tế và lãnh đạo công an Huyện X đã được Lãnh đạo Chi cục QLTT Hà
Nội phê duyệt. Ngày 22/9/2014, Đội QLTT số H phối hợp với Đội Công an kinh
tế Huyện X kiểm tra xe ô tô Biển kiểm soát : 14C-2571 do ông Phạm Văn Đăng
là lái xe.
Lý do khám: có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa do nước ngoài sản xuất
không đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Qua khám phương tiện có các mặt hàng vải may mặc; chăn len; quần áo
các loại; 35 nồi cơm điện Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8 lít; 50 ấm đun
nước siêu tốc nhãn hiệu Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít. Tại thời điểm
kiểm tra, ông Phạm Văn Đăng khai nhận là chủ kinh doanh của toàn bộ hàng
hóa trên xe đồng thời xuất trình 06 hóa đơn giá trị gia tăng liên 2 bản chính. Cơ
quan kiểm tra cùng với ông Đăng đã kiểm đếm hàng hóa để đối chiếu với hóa
đơn. Qua đối chiếu hàng hóa thực tế với hóa đơn xuất trình thì ngoài số hàng
5
hóa có hóa đơn chứng từ thì còn có các hàng hóa sau có dấu hiệu vi phạm: 35
nồi cơm điện nhãn hiệu Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8 lít; 50 ấm đun
nước siêu tốc nhãn hiệu Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít. Do số hàng hóa
trên có dấu hiệu vi phạm về nhãn hàng hóa và không có hóa đơn chứng từ, Đội
Quản lý thị trường số H đã xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục Quản lý thị
trường Hà Nội và Phòng nghiệp vụ tổng hợp đề xuất được cho làm việc với các
chủ nhãn hiệu Panasonic nhằm xác định hành vi vi phạm nhãn hiệu được bảo hộ
sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đối với các mặt hàng có hóa đơn chứng từ, Đội
QLTT số H đã thống nhất ngay với cơ quan công an thấy không cần thiết phải
tạm giữ nên đã trả lại ngay cho chủ hàng, đồng thời ra Quyết định tạm giữ toàn
bộ số hàng hóa vi phạm.
Ngày 23/9/2014, Đội QLTT số H đã có công văn số 82/CV-GĐ gửi công
ty TNHH Panasonic Việt Nam yêu cầu phối hợp giám định lô hàng trên để làm
rõ hành vi vi phạm. Sau khi chụp ảnh, lấy mẫu tại lô hàng đang tạm giữ tại Đội
QLTT số H đối với mặt hàng là nồi cơm điện Panasonic SR – TEJ18HRRA loại
1,8 lít và ấm đun nước siêu tốc Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít, Công ty
TNHH Panasonic Việt Nam đã có công văn số 88/CV-PA ngày 25/9/2014 trả lời
toàn bộ 35 nồi cơm điện Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8 lít; 50 ấm đun
nước siêu tốc nhãn hiệu Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít mà Đội QLTT số
H đang tạm giữ không phải là sản phẩm do Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
sản xuất và cho phép sản xuất, phân phối trên thị trường, số hàng hóa trên giả
mạo nhãn hiệu Panasonic đã được bảo hộ tại Việt Nam, đồng thời công ty cũng
gửi kèm theo bản sao giấy chứng nhận đăng ký hàng hóa số 228664 do Cục sở
hữu trí thuệ cấp ngày 02/1/2011. Căn cứ vào các số liệu trên, Đội QLTT số H và
công an huyện X xác định 35 nồi cơm điện nhãn hiệu Panasonic SR –
TEJ18HRRA loại 1,8 lít, 50 ấm đun nước siêu tốc nhãn hiệu Panasonic SK –
TE15RRA loại 1,5 lít là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Panasonic của Công ty
TNHH Panasonic Việt Nam.
Số hàng hóa bị tạm giữ trên đã được Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và
công nghệ Minh Phát thẩm định giá trị của tài sản như sau:
6
+ 35 nồi cơm điện Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8 lít (Hàng mới,
chưa qua sử dụng) có giá trị là : 450.000 đồng/chiếc x 35 chiếc = 15.750.000
đồng.
+ 50 ấm đun nước siêu tốc Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít (Hàng
mới, chưa qua sử dụng) có giá trị là : 280.000 đồng/chiếc x 50 chiếc =
14.000.000 đồng.
Tổng giá trị lô hàng: 29.750.000 đồng (Hai mươi chín triệu bảy trăm năm
mươi nghìn đồng chẵn)
Đội QLTT số H và Công an huyện X đã thống nhất xử lý như sau:
- Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính số
15/2012/QH13 ngày 20/06/2012 của Quốc Hội quy định về thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Đội trưởng
Đội Quản lý thị trường, vụ việc vượt quá thẩm quyền của Đội trưởng Đội Quản
lý thị trường sô H. Với tình huống như vậy, liệu Đội QLTT số H phải xử lý như
thế nào để có thể ra được quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông
Phạm Văn Đăng.
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
Mục tiêu xử lý tình huống trước tiên là xác định tính chất, hành vi, mức
độ vi phạm để xác định được chính xác thẩm quyền xử phạt, hình thức xử phạt
và khung hình phạt theo luật định.
Áp dụng các quy định pháp luật trong việc ra quyết định xử phạt hành
chính cho đúng luật. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo sự
đồng thuận cao trong dư luận xã hội.
Trong quá trình giải quyết vụ việc cũng cần đảm bảo mục tiêu bảo vệ lợi
ích chính đáng của Nhà nước, tổ kiểm tra và người tiêu dùng. Mặt khác, cần đạt
mục tiêu giải quyết hài hòa giữa tính pháp lí và lợi ích kinh tế của đương sự.
Hơn nữa, còn có thể đảm bảo được thương hiệu của sản phẩm đã được bảo hộ
trên thị trường
7
Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải căn cứ vào cơ sở pháp luật, phân
tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc, từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn
để giải quyết vấn đề. Đồng thời cũng qua đó đúc kết được kinh nghiệm quý báu
trong việc giải quyết vụ việc hành chính đối với cơ quan quản lý hành chính
Nhà nước sao cho hợp tình, hợp lý.
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
III.1 Nguyên nhân
III.1.1. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất, về chính sách của Chính phủ, chưa có sự phân công cụ thể và
chưa phân định được trách nhiệm cá nhân; còn quá nhiều lực lượng cùng tham
gia chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, dẫn đến tình trạng "cha
chung không ai khóc". Khi xảy ra sự việc thì bộ, ngành này đổ lỗi cho bộ, ngành
kia, không ai chịu nhận lỗi và cũng không quy trách nhiệm được cho ai, trong
khi chế tài lại chưa đủ mạnh. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, giữa
các lực lượng chức năng trong công tác phòng chống hoạt động sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn chưa thực sự hiệu quả. Lực lượng
cán bộ công chức Quản lý thị trường các cấp trực tiếp tham gia kiểm tra kiểm
soát thị trường còn thiếu về số lượng nên công tác nắm bắt địa bàn đôi khi còn
chưa chặt chẽ, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm
sở hữu trí tuệ diễn ra hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau
nhằm qua mắt cơ quan chức năng.
Hai là, hiện nay, với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, tổ chức hoạt
động tạo thành các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các
chủ đầu lậu trên biên giới và trong nội địa. Để qua mắt cơ quan chức năng, gian
thương sử dụng chứng từ quay vòng để vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu;
gian lận trong kê khai nhập khẩu hàng hóa; tại những điểm kinh doanh ở các
trung tâm thương mại, khu vực kinh doanh lớn, các hộ kinh doanh đóng thuế ở
hình thức thuế khoán, tiêu thụ hàng nhập lậu qua mua gom và bán hàng không
xuất hóa đơn gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý về nguồn gốc hàng hóa. Về
8
tình hình sản xuất buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn
biến phức tạp. Hàng chất lượng thấp từ Trung Quốc giả mạo xuất xứ, tên thương
mại, nhãn hiệu các sản phẩm của Việt Nam tập trung vào các nhóm hàng như:
đồ vệ sinh, khóa, bóng đèn, đồ điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, quần áo thời
trang … ngày càng gia tăng.
Ba là thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, là nơi giao
lưu quốc tế của khu vực, nên đây là điều kiện để phát triển cũng là điều kiện để
phát sinh hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Hơn nữa, vẫn còn tồn tại tình trạng một số lãnh đạo địa phương, đơn vị
còn yếu về năng lực, chưa tích cực, kịp thời đề ra các biện pháp lãnh đạo; công
tác tuyên truyền kiến thức, hiểu biết pháp luật chưa sâu rộng đến các tầng lớp
nhất là cư dân biên giới; Trình độ dân trí thấp và lối tư duy lạc hậu của một bộ
phận cư dân biên giới khiến họ vô tình tiếp tay cho các hoạt động vận chuyển
hàng giả, hàng nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam; trình độ năng lực của một
số cán bộ còn yếu và thiếu về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nên việc áp dụng
các phương tiện kỹ thuật trong kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn.
Công tác thanh kiểm tra trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn chưa kịp thời để
phát hiện và xử lý cán bộ tiếp tay, bao che cho đối tượng buôn lậu. Công tác
đánh giá cán bộ, công chức nói chung và cán bộ công chức ngành Quản lý thị
trường nói riêng còn chung chung, mang hình thức, chưa đánh giá chính xác và
chưa có sự phân cấp về năng lực. Các chế độ khen thưởng cho cán bộ công chức
có thành tích trong hoạt động công vụ còn chưa kịp thời, chưa tạo động lực
khuyến khích.
III.1.2. Nguyên nhân chủ quan:
Chính bản thân của người tiêu dùng cũng không có đầy đủ kiến thức và
nhận biết các quyền lợi chính đáng mà mình có theo luật pháp Việt Nam bảo hộ;
khi mua bán hàng hóa, còn chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa,
không đọc kỹ thông tin về sản phẩm, không kiểm tra hàng hóa trước khi nhận.
9
Một số bộ phận người dân còn mang nặng lối suy nghĩ cá nhân hẹp hòi,
chỉ nhìn thấy cái lợi thiển cận. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà họ sẵn sàng làm hàng
giả, buôn bán, vận chuyển hàng giả đến người tiêu dùng làm ảnh hưởng đến tính
mạng, sức khỏe và vật chất cho người khác.
III.2. Hậu quả:
Đối với người tiêu dùng: đứng trước nguy cơ bị xâm phạm các quyền của
mình. Vận chuyển, kinh doanh hàng giả không chỉ tác hại đến quyền lợi người
tiêu dùng, đến sức khỏe, tính mạng của người dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp
đến uy tín những nhà sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế cho không chỉ
nhà sản xuất kinh doanh này mà còn thiệt hại đáng kể về kinh tế, xã hội của đất
nước.
Một hậu quả nghiêm trọng hơn nữa của hoạt động sản xuất kinh doanh
buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là làm ảnh hưởng đến môi
trường kinh doanh trong nước, làm sụt giảm lòng tin của các nhà đầu tư ngoài
nước. Điều này sẽ tác động lâu dài đến sự phát triển kinh tế đất nước, gây khó
khăn cho việc thực hiện các chiến lược kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến hình ảnh
đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Đối với Chi cục Quản lý thị trường nói riêng và cơ quan chức năng có
liên quan nói chung: làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào cơ quan, cán bộ,
công chức nhà nước, gây bất bình trong đại bộ phận người dân và ảnh hưởng
xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội.
IV. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu
Như đã trình bày tại phần mô tả tình huống 35 nồi cơm điện nhãn hiệu
Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8 lít; 50 ấm đun nước siêu tốc nhãn hiệu
Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít có tổng giá trị là: 29.750.000 đồng.
Như vậy, đối với hành vi kinh doanh hàng hóa là nồi cơm điện Panasonic
và ấm đun nước Panasonic giả mạo nhãn hiệu Panasonic đã được bảo hộ tại Việt
Nam vi phạm Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013
10
của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở
hữu công nghiệp.
Khung xử phạt của hành vi này là: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
35.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện 1 trong các hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng”. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là tịch thu, buộc tiêu hủy đối với hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu theo Điểm a Khoản 12 và Điểm a Khoản 13 Điều 12
Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ.
Điều quan trọng là Đội Quản lý thị trường số H phải tham mưu cho Chi cục
Quản lý thị trường Hà Nội mức xử phạt như thế nào để phù hợp với các quy
định của pháp luật và đối tượng chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt,
đảm bảo tính răn đe.
Từ những phân tích ở trên, ta có thể đưa ra 3 phương án để giải quyết tình huống
đã đặt ra như sau:
A. Phương án 1:
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số H ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với ông Phạm Văn Đăng như sau:
- Hình thức xử phạt chính:
Phạt tiền: 27.500.000 đồng (Áp dụng Khoản 4 Điều 12 Nghị định số
99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).
- Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Tịch thu toàn bộ hàng hóa vi phạm là 35 nồi cơm điện nhãn hiệu
Panasonic Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8 lít, 50 ấm đun nước siêu tốc
nhãn hiệu Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít.
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm là 35 nồi cơm điện nhãn hiệu
Panasonic Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8 lít, 50 ấm đun nước siêu tốc
nhãn hiệu Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít.
11
(Áp dụng theo Điểm a Khoản 12 và Điểm a Khoản 14 Điều 12 Nghị định
số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).
B. Phương án 2:
Chi cục Quản lý thị trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối
với ông Phạm Văn Đăng như sau:
- Phạt tiền: 27.500.000 đồng (Áp dụng Khoản 4 Điều 12 Nghị định số
99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).
- Trả lại 35 nồi cơm điện nhãn hiệu Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8
lít; 50 ấm đun nước siêu tốc nhãn hiệu Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít
cho chủ hàng là ông Phạm Văn Đăng tự tiêu hủy.
C. Phương án 3:
Đội Quản lý thị trường số H hoàn tất hồ sơ, trình lên Chi cục Quản lý thị
trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Phạm Văn Đăng
như sau:
- Hình thức xử phạt chính:
Phạt tiền: 27.500.000 đồng (Áp dụng Khoản 4 Điều 12 Nghị định số
99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu toàn bộ hàng hóa vi phạm là 35 nồi cơm điện nhãn hiệu
Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8 lít; 50 ấm đun nước siêu tốc nhãn hiệu
Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít.
(Áp dụng theo Điểm a Khoản 12 Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP
ngày 29/8/2013 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
12
+ Buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm là 35 nồi cơm điện nhãn hiệu
Panasonic SR – TEJ18HRRA loại 1,8 lít; 50 ấm đun nước siêu tốc nhãn hiệu
Panasonic SK – TE15RRA loại 1,5 lít
(Áp dụng theo Điểm a Khoản 13 Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP
ngày 29/8/2013 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).
* Lựa chọn phương án:
Phân tích những ưu điểm và hạn chế của từng phương án giải quyết tình
huống nêu trên từ đó ta chọn phương án tối ưu nhất:
- Phương án 1: Việc Đội Quản lý thị trường số H vẫn ra quyết định xử
phạt là trái với quy định của pháp luật vì theo Điểm c Khoản 2 Điều 45 Luật xử
lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/06/2012 của Quốc Hội quy
định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, vụ việc vượt quá thẩm
quyền của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số H.
- Phương án 2: Vụ việc không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ nên số
tiền phạt được tính bằng trung bình của khung là hợp lý, đối tượng sẽ dễ chấp
hành, đảm bảo được nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên , việc trả lại số hàng hóa vi
phạm cho chủ hàng tự tiêu hủy là không đúng với quy định của pháp luật.
- Phương án 3: Vì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số H không có
thẩm quyền ra quyết định xử phạt nên việc trình lên Chi cục Quản lý thị trường
là hoàn toàn phù hợp với luật định. Hơn nữa vụ việc không có tình tiết tăng nặng
hay giảm nhẹ nên số tiền phạt được tính bằng trung bình của khung là hợp lý,
đối tượng sẽ dễ chấp hành, đảm bảo được nguồn thu ngân sách. Đây là phương
án tối ưu nhất vừa đảm bảo được cả mục tiêu chung cũng như mục tiêu cụ thể.
Vừa đảm bảo việc thưc thi pháp luật vừa thấu tình đạt lý nên chắc chắn sẽ được
dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ.
Kết luận: Qua việc phân tích và đánh giá ba phương án trên, theo tôi lựa
chọn phương án 3 là tối ưu nhất vì giải quyết theo phương án này sẽ đảm bảo
13
thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đủ tính răn đe mà đối tượng không
khiếu kiện được cơ quan chức năng. Mặc dù việc tịch thu và tiêu hủy toàn bộ
hàng hóa sẽ gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian nhưng việc làm này là cần
thiết để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền lợi
kinh tế chính đáng của thương hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam
V. Kế hoạch tổ chức và thực hiện phương án đã lựa chọn.
STT
Nội dung công
Chủ thể thực
Cơ sở vật
việc
hiện
chất, kinh phí
Hoàn thiện hồ sơ
trình
Chi
cục
Quản lý thị trường
1
Hà Nội ra quyết
định xử phạt vi
phạm hành chính
Tổ công tác
chuyên trách
kiểm tra, kiểm
soát vụ việc–
Đội Quản lý
thị trường số
H
Giám
sát, kiểm
tra
Thời
gian
hoàn
thành
Đội
trưởng
Đội Quản
lý thị
trường số
H
Trong
thời hạn
10 ngày
Ông Phạm
2
Thu tiền xử phạt Văn Đăng có
Tổ trưởng
vi
tổ kiểm
phạm
hành trách nhiệm
chính 27.500.000 đến Kho bạc
tra – Đội
đồng để nộp cho nhà nước
Quản lý
ngân
nước
sách
nhà huyện X để
nộp số tiền
thị trường
số H
phạt.
kể từ
ngày
Chi cục
Quản lý
thị
trường
Hà Nội
ra quyết
định xử
phạt
14
Đội Quản lý
thị trường số
H và Công an Kinh phí tiêu
huyện X tham hủy do ông
3
Tiêu hủy
gia giám sát Phạm Văn
việc ông Phạm Đăng chịu
Văn
Đăng trách nhiệm
thực hiện tiêu thanh toán.
hủy hàng hóa
vi phạm.
15
Hội đồng
giám sát
tiêu hủy
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Trong hoạt động quản lý nhà nước thường xuyên có những tình huống vụ
việc, những sự kiện đặt ra những vấn đề trước cán bộ công chức nhà nước, đòi
hỏi cán bộ công chức có thẩm quyền và thuộc phạm vi trách nhiệm liên quan
đến vụ việc, sự kiện đó phải phân tích tìm ra phương án và giải pháp để giải
quyết nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý nhà nước.
Kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hành vi vi phạm có tính chất
nghiêm trọng và diễn ra ngày càng phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh
doanh hiện nay. Các cơ quan chức năng đã thực sự vào cuộc nhằm đẩy lùi tình
trạng này và đã có nhiều vụ việc nghiêm trọng đã được xử lý theo đúng quy định
của pháp luật. Tuy nhiên các đối tượng sản xuất kinh doanh hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu hoạt động dưới nhiều hình thức tinh vi phức tạp, có sự cấu kết chặt
chẽ giữa người sản xuất, người vận chuyển và buôn bán. Điều này đã gây khó
khăn cho các cơ quan chức năng khi thi hành công vụ. Để công tác đấu tranh
phòng ngừa đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu đạt hiệu quả, rất
cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cơ sở và toàn
thể nhân dân.
II. Kiến nghị.
1. Các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thường xuyên quán triệt
cán bộ, đảng viên về nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,
trên cơ sở đó có chủ trương, giải pháp cụ thể để kịp thời lãnh đạo công tác
phòng chống vấn nạn lớn này đạt hiệu quả cao nhất. Chúng ta phải xác định đây
là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả
hệ thống chính trị và việc làm này phải được triển khai thường xuyên, liên tục,
bền bỉ và lâu dài.
2. Thủ trưởng các Bộ, Ngành, chính quyền các cấp, lãnh đạo các đơn vị
phải chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên lực lượng chức năng làm tốt công tác điều
tra cơ bản, nắm chắc địa bàn, quản lý từng hộ, từng người, từng tuyến biên giới,
16
từng khu vực dân cư, từng cơ quan, doanh nghiệp để phát hiện những phương
thức, thủ đoạn, mặt hàng mới, những tuyến, địa bàn, khu vực nhạy cảm đối
tượng thường lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trên cơ sở
đó chỉ đạo lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị
trường, Công an, cơ quan thuế chủ động và phối hợp chặt chẽ xây dựng phương
án, biện pháp, kế hoạch phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ có hiệu quả với phương
châm phát hiện ngăn chặn từ biên giới, bắt giữ, xử lý quyết liệt trong nội địa,
kiên quyết điều tra triệt phá các đường dây, ổ nhóm, xử lý nghiêm, đúng pháp
luật những đối tượng chủ mưu, cầm đầu nhằm phòng ngừa, răn đe và tuyên
truyền rộng rãi toàn xã hội.
3. Kịp thời rà soát lại mô hình tổ chức của các đơn vị chức năng chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hoàn thiện quy chế, quy trình, thủ tục
với tinh thần cải cách hành chính nhưng phải chặt chẽ, cụ thể hóa trách nhiệm
của đơn vị, cá nhân; lựa chọn, sắp xếp cán bộ phải bảo đảm đủ năng lực, phẩm
chất đạo đức, bản lĩnh chính trị. Đồng thời, trang bị phương tiện, điều kiện làm
việc để các đơn vị có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao tinh thần trách nhiệm
kết hợp phòng và chống các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, chiến sỹ. Kịp thời
biểu dương, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, xử lý
nhanh chóng, nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những tập thể và
cá nhân buôn lậu, bảo kê, tiếp tay, dung túng cho các hoạt động buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả. Với các vụ việc điển hình, có tính chất và hậu quả
nghiêm trọng, cần tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm
tạo sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
4. Chính quyền các cấp, các cơ quan truyền thông phối hợp với các tổ
chức chính trị, xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp
luật cả bề rộng và chiều sâu về nguy hại và công tác phòng chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả để mọi người không tham gia, không tiếp tay, không
bao che, không làm ngơ đối với hoạt động này. Mặt khác, cần động viên,
17
khuyến khích người dân phát hiện, tố giác các đường dây, ổ nhóm hoạt động vi
phạm pháp luật, kịp thời nghiên cứu đề xuất phương án bảo vệ danh tính, chế độ
đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với người có công phát hiện, cung cấp thông tin
liên quan cho các lực lương chức năng. Quá trình điều tra, bắt giữ, xử lý vi
phạm, chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước,
chế độ chính sách, pháp luật để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung nhằm nâng cao hiệu
quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới.
5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng đường biên giới đoàn kết, hợp tác,
hữu nghị với các nước láng giềng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp
luật đồng bộ, cụ thể, phù hợp thực tiễn. Các ngành chức năng cần khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp xây dựng, bảo vệ thương hiệu,
nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm, giúp nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, xây
dựng chính sách phát triển thương mại mậu dịch khu vực biên giới kết hợp
phòng, chống, gắn với giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập để người dân
không tham gia, không tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và
sản xuất, tiêu thụ hàng giả. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền kiến thức hiểu biết
pháp luật đến dân cư các khu vực biên giới để đẩy lùi hoạt động vận chuyển,
tiếp tay cho hoạt động buôn lậu.
Có thế nói rằng, chưa bao giờ công tác phòng chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả lại được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo quyết liệt
như hiện nay. Trên nền tảng pháp lý mới, chúng ta đã thiết lập mô hình tổ chức
mới, có đủ năng lực và thẩm quyền, phân công rõ trách nhiệm, đặc biệt sự vào
cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ của các cấp, các ngành. Vì vậy, địa
bàn nào để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra phức
tạp, kéo dài thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các đơn vị cơ sở
như công an, bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường,
thuế phải chịu trách nhiệm.
18
Với quyết tâm chính trị và các giải pháp đồng bộ trên sẽ là động lực để
chúng ta có thể từng bước ngăn chặn và đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ đang diễn ra hết sức phức tạp hiện nay, qua đó
lấy lại niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần khôi
phục lại môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, khuyến khích tinh thần
khởi nghiệp của người dân Việt Nam. Đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành
mạnh, trong sạch, từ đó nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư
và bạn bè quốc tế. Điều này tác động lâu dài đến hiệu quả các chiến lược kinh tế
vĩ mô của đất nước.
19