Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống trong công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống , thương phẩm thủy sản trên địa bàn thành phố hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.98 KB, 23 trang )

TRƢỜNG ĐTCB LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A - 2015
***

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Xử lý tình huống trong công tác kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh giống , thương phẩm Thủy sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội năm 2015”

Họ tên học viên: Lê Thị Long
Chức vụ

: Chuyên viên

Đơn vị công tác: Chi cục Thủy sản Hà Nội – Sở NN&PTNT Hà Nội

Hà Nội,tháng 11 năm 2015

-0-


I.

LỜI NÓI ĐẦU

Trên thị trường Hà nội hiện nay các sản phẩm Thủy sản ngày càng được
ưa chuộng và là một trong các khu vực tiêu thụ mạnh nhất sản phẩm này. Dựa
vào thông tin này người dân đã đẩy mạnh phong trào Nuôi trồng Thủy sản phát
triển mạnh mẽ để đáp ứng được lượng sản phẩm lớn cung cấp cho thị trường .
Mặt khác, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội như: Phú Xuyên, Vạn Thắng,
Ứng Hòa …có nhiều vùng đất trũng trồng lúa kém hiệu quả, người dân cũng đã


mạnh dạn chuyển đổi sang Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt hiệu quả cao hơn.
Để đạt được năng suất cao trong Nuôi trồng thủy sản, yếu tố con giống quyết
định hàng đầu, nó quyết định đến năng suất cá thương phẩm cao hay thấp. Hiện
nay theo thanh, kiểm tra của Chi cục Thủy sản Hà Nội đồng thời theo phản ánh
của nhiều hộ nuôi thì cá có thời gian bắt đầu thành thục tuyến sinh dục những
đối tượng nuôi chính như cá Chép, Trắm cỏ, Rophi… ngắn, cá có trọng lượng
nhỏ dẫn đến hiệu quả nuôi ngày càng thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng như vậy là do chất lượng con giống. Vậy vấn đề được đặt ra là làm
thế nào để phát hiện và ngăn chặn được những con giống thủy sản kém chất
lượng như trên và nguồn cá thương phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực
phẩm.
Chi cục Thủy sản Hà Nội đã tiến hành điều tra hiện trạng Nuôi trồng
thuỷ sản trên địa bàn Hà Nội và tiến hành các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn
kiểm tra quá trình sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại các cơ sở sản xuất giống
và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương phẩm trên địa bàn Hà Nội. Với quan
điểm để có sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao thì đàn cá bố mẹ, chất
lượng con giống , chất lượng nguồn cá thương phẩm phải đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật. Chi cục đã tiến hành các lớp tập huấn cho người nuôi trồng thuỷ sản, hỗ
trợ đàn cá bố mẹ đạt chất lượng cao, hỗ trợ cơ sở vật chất cho 15 cơ sở sản xuất
giống và thương phẩm thủy sản trên địa bàn Hà Nội . Tiến hành tuyên truyền
-1-


hướng dẫn phương pháp quản lý đàn cá giống cho 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh
giống và 5 cơ sở sản xuất, kinh doanh thương phẩm thủy sản trên địa bàn. Qua
đó các cơ sở thêm hiểu biết về phương pháp quản lý đàn cá bố mẹ, phương pháp
ương nuôi đàn cá giống, phương pháp nuôi cá thương phẩm ,tránh cho sinh sản
các đàn cá cận huyết từ đó đưa ra thị trường những con giống đạt chất lượng cao
nhất và nguồn cá thương phẩm chất lượng , đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm.
Trong những năm gần đây, Chi cục thủy sản đã thực hiện nhiều chương trình

trong đó chương trình thanh, kiểm tra, hướng dẫn phương pháp Quản lý đàn cá
giống, thương phẩm trên địa bàn Hà Nội năm 2015 là chương trình giúp cho việc
kiểm soát chất lượng con giống Thủy sản, quá trình nuôi vỗ, sinh sản ương nuôi đến
quá trình nuôi thương phẩm cá nước ngọt giúp cho người nuôi trồng Thủy sản thu
được lợi nhuận kinh tế cao, xác định được nuôi con gì và nuôi như thế nào, từ đó cải
thiện đời sống đồng thời nhu cầu tiêu dùng của người dân thủ đô được đảm bảo chất
lượng. Vì vậy trong tiểu luận này tôi chọn chuyên đề: “Xử lý tình huống trong
công tác kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thương phẩm Thủy sản
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015”

-2-


II. NỘI DUNG
1. Nội dung tình huống.
1.1. Hoàn cảnh ra đời:
Vào ngày 17 tháng 3 năm 2015 Chi cục Thuỷ sản Hà Nội thành lập đoàn
hướng dẫn và thanh, kiểm tra về điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản của 15
cơ sở sản xuất giống, thương phẩm thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy trên địa bàn Hà Nội các cơ sở sản xuất
giống, thương phẩm thủy sản chưa nhiều, cơ sở sản xuất còn nhỏ và chưa thực sự
được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đường giao thông thủy lợi. Một số cơ sở do
ảnh hưởng của nguồn nước nên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng con
giống, cá thương phẩm. Các ao nuôi cá bố mẹ không được ghi chép rõ ràng,
không rõ nguồn gốc quy trình nuôi cá thương phẩm chưa đảm bảo chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm . Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng con
giống, cá thương phẩm không đảm bảo.
Qua kiểm tra có 2/15 cơ sở đủ tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất, kinh doanh
thủy sản đạt loại A. 13/15 cơ sở đủ tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất, kinh doanh
Thủy sản đạt loại B. Không có cơ sở loại C

2.2. Diễn biến tình huống:
Chi cục thủy sản Hà Nội thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh Thủy sản vào 17 ngày tháng 3 năm 2015. Khi đoàn kiểm tra
tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất giống của ông Nguyễn Hữu D. tại Hợp Đồng,
Mỹ Đức, Hà Nội.
Trong quá trình kiểm tra, điều kiện cơ sở vật chất không đúng với yêu cầu
tiêu chuẩn kỹ thuật, Cơ sở chưa có kỹ thuật viên đã được cấp chứng chỉ về sinh
sản cá nhân tạo. Mặt khác khi kéo kiểm tra đàn cá bố mẹ cho thấy dựa vào hình
dáng, đặc điểm bên ngoài, đoàn kiểm tra đã thấy được nguồn gốc của đàn cá
chép bố mẹ,không rõ ràng. Đoàn kiểm tra đã yêu câu chủ hộ đưa ra giấy tờ để

-3-


chứng minh nguồn gốc xuất xứ của đàn cá bố mẹ trên. Tuy nhiên chủ hộ đã
không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của đàn cá bố mẹ đó .
Vào ngày 12 tháng 4 năm 2015 Chi cục thủy sản Hà Nội thành lập đoàn
thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thương phẩm Thủy sản
của ông Lê Huy K. tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Khi kiểm tra thì thấy trong
kho chứa thức ăn hạn sử dụng thức ăn đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì,thuốc
và hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
2. Phân tích tình huống.
2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý.
Để đảm bảo có được thực phẩm an toàn cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng,
vấn đề đặt ra là phải kiểm tra, giám sát được các hoạt động từ chăn nuôi đến giết
mổ, sơ chế, bảo quản và lưu thông phân phối trên thị trường.
Hoạt động thủy sản chỉ có hiệu quả khi có một hệ thống văn bản pháp luật
về thủy sản đầy đủ, đồng bộ. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thủy
sản trong việc đảm bảo tiêu chuẩn con giống, cá thương phẩm thì phòng chống
dịch bệnh động vật, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, bảo vệ sức khoẻ con người và

làm cơ sở pháp lý trong quan hệ thương mại quốc tế về động vật, sản phẩm động
vật thủy sản, Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp quy trên cơ
sở nghiên cứu, kế thừa những văn bản pháp quy được ban hành từ những năm
1950 và nghiên cứu, tham khảo Luật thủy sản của các nước, tổ chức Nông lương
Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Hệ thống các văn bản pháp
luật về thủy sản được xây dựng đã đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước theo nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghĩa
- Nâng cao ý thức pháp luật của mọi người đối với các hoạt động liên quan
đến thủy sản.
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động thủy sản trong việc bảo đảm chất lượng
con giống, cung cấp cho quá trình nuôi thương phẩm, phòng bệnh, chữa bệnh,
-4-


ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhằm bảo vệ và phát triển động vật thủy sản, cung
cấp động vật, sản phẩm động vật thủy sản có chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, bảo vệ sức khoẻ con
người và môi trường sinh thái thông qua các hoạt động kiểm soát các điều kiện
sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ
sinh thủy sản.
- Nghị quyết của TW, Thành uỷ Hà Nội, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội do Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành hàng năm và nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2011-2015 của Thành phố.
- Quyết định số 3319/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 7 năm 2009 của UBND
thành phố Hà Nội về phát triển nuôi trồng thủy sản thành phố Hà Nội giai đoạn
2009-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện
kinh doanh một số ngành nghề Thủy sản.
- Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định

số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh
doanh một số ngành nghề Thủy sản.
- Quyết định 85/2008/QĐ-BNN ngày 6/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống Thủy sản.
- Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực Thủy sản.
- Căn cứ Luật thủy sản số: 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội
ban hành.
- Căn cứ Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ tài chính
về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất
lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.

-5-


- Thực hiện Công văn số 724/SNN-TCKT-KHĐT ngày 11/8/2014 của Sở
NN&PTNT Hà Nội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ngân sách năm 2015.
- Các quyết định của các cấp, trung ương, UBND tỉnh, huyện, chi cục về
Thủy sản.
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ tại Quyết định số 1897/QĐ-UBND về thành
lập Chi cục Thủy sản Hà Nội ngày 07 tháng 11 năm 2008.
2.2. Mục tiêu.
- Một là: Phân tích và làm rõ những hạn chế trong công tác điều tra, kiểm
soát điều kiện sản xuất, kinh doanh giống, thương phẩm thủy sản nước ngọt tại
các cơ sở sản xuất, kinh doanh Thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội và giải
quyết các công việc liên quan đến công tác kiểm soát điều kiện sản xuất, kinh
doanh sản phẩm thủy sản tại Chi cục Thủy sản để từ đó có phương hướng, biện
pháp xử lý thoả đáng, quy trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân có liên quan và
điều đặc biệt là lấy đó làm bài học kinh nghiệm chung cho việc xử lý các tình
huống liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát điều kiện sản xuất, kinh doanh

thủy sản tại các cơ sở sản xuất giống, thương phẩm Thủy sản nước ngọt trên địa
bàn Hà Nội.
- Hai là: Đề xuất những biện pháp, giải pháp khả thi mang tính tổng thể
nhằm khắc phục những hạn chế tương tự trong công tác kiểm tra, kiểm soát điều
kiện sản xuất, kinh doanh giống,thương phẩm Thủy sản nước ngọt trên địa bàn
Hà Nội.
2.3 Phân tích tình huống.
- Việc cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nước ngọt Nguyễn Hữu
D. có đàn cá Trắm bố mẹ không đạt yêu cầu, chỉ số chất lượng là sai với quy chế
kiểm tra và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản

-6-


tại điều 11, nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều
kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
- Việc cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nước ngọt Nguyễn Hữu D.
có cơ sở vật chất, bể đẻ, bể ấp phục vụ cho quá trình sinh sản nhân tạo không
phù hợp với tiêu chuẩn đề ra theo quy đinh tại điều 11, chương II, nghị định
59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh
doanh một số ngành nghề thủy sản.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nước ngọt của ông Nguyễn
Hữu D. không có nhân viên kỹ thuật được cấp giấy chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật
thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, về kỹ thuật ấp trứng, công nghệ nhân giống
thuỷ sản quy định tại điều 11, nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của
Chính phủ.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thương phẩm thủy sản nước ngọt ông Lê Huy
K. sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất không rõ nguồn gốc đã vi phạm quy định tại
điều 12, chương II, nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của chính phủ về
điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

( Điều 11 nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ quy
định:
1.Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ lưu giữ )
giống thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải theo
quy hoạch của địa phương;
c) Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và
thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của cơ sở
phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh tưng đối tượng và phẩm cấp giống
-7-


thuỷ sản, phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thương phẩm phải có nhân viên
kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản;
e) Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống;
g) Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với sản xuất giống thuỷ sản
theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dực giống, cái giống, tinh đực
giống, trứng giống và ấu tùng động vật thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a,b,c,e,g khoản 1 Điều này;
b) Có nhân viên kỹ thuật đã được cấp giấy chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật
thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, về kỹ thuật ấp trứng, công nghệ nhân giống
thuỷ sản;
c) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng tinh, phôi và môi trường
bảo quản, pha chế tinh, phôi theo quy định của Bộ Thuỷ sản;

d) Đực giống, cái giống thuỷ sản phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được
kiểm dịch thú y;
đ) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng đực giống, cái giống
thuỷ sản, trứng giống, ấu trùng thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản.)
- Cơ sở sử dụng thức ăn đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì. Điều này trái
với quy định tại khoản 4 điều 12 nghị định 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
( Khoản 4 điều 2 quy định: 4. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất theo quy định của pháp luật.)
Như vậy cơ sở sản xuất, kinh doanh giống Thủy sản Nguyễn Hữu D và cơ
sở sản xuất, kinh doanh thương phẩm của ông Le Huy K. đã có những dấu hiệu
vi phạm các quy định của pháp luật về thủy sản chính vì vậy cơ sở chịu những
-8-


quy định về xử phạt hành chính và bắt buộc phải tiêu hủy đàn cá bố mẹ không
đạt tiêu chuẩn, hủy toàn bộ lượng thức ăn đã quá hạn sử dụng, xây dựng cơ sở
vật chất theo tiêu chuẩn đề ra. Cơ sở sẽ phải nộp phạt theo quy định tại điều 15
nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 quy định về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực Thủy sản( Khoản 1 điều 15 quy định:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh giống vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản theo quy
định của pháp luật;
b) Sử dụng các loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giống thủy sản
đã quá hạn sử dụng.)
Công tác kiểm tra chất lượng đàn cá giống trên địa bàn thành phố Hà Nội
có vai trò rất quan trọng để phát hiện và ngăn chặn những con giống kém chất
lượng đưa vào nuôi Thương phẩm làm cho năng suất nuôi kém hiệu quả, giảm
thu nhập của người dân.
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.

3.1 Mục tiêu.
Một là: Giải quyết sự việc nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc,
quy định hiện hành trong công tác kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh giống,
thương phẩm Thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa
bàn Hà Nội.
Nâng cao kiến thức về kỹ thuật cho người dân về kỹ thuật sản xuất giống
cá nhân tạo đúng với quy trình kỹ thuật và đảm bảo chất lượng an toàn thực
phẩm cá thương phẩm.
Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản xây dựng chương
trình quản lý đàn cá giống đảm bảo trong Nuôi trồng thủy sản.
-9-


Hai là: Đề xuất những biện pháp, giải pháp khả thi mang tính tổng thể
nhằm hạn chế những tình huống tương tự trong công tác kiểm soát an toàn vệ
sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản trên địa bàn Hà Nội.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm thuỷ sản lưu thông trên địa bàn Hà Nội, dựa
vào kết quả phân tích để đánh giá và cảnh báo người nuôi trồng thủy sản.
3.2 Các phương pháp xử lý
- Phương án 1: Tổ chức hướng dẫn tuyên truyền.
a. Mở lớp tập huấn, hướng dẫn nâng cao kiến thức về quản lý chất lượng
đàn cá giống, cá thương phẩm nước ngọt trên địa bàn Hà Nội cho các hộ Nuôi
trồng thủy sản, chế biến, kinh doanh….thủy sản.
b. In tờ rơi.
- Phương án 2: Hỗ trợ các cơ sở xây dựng chương trình quản lý chất lượng
đàn cá giống, thương phẩm trên địa bàn thành phố.
- Phương án 3: Hướng dẫn phương pháp quản lý đàn cá giống tại 10 cơ sở sản
xuất, kinh doanh giống và 5 cơ sở sản xuất , kinh doanh thương phẩm thủy sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Lập hồ sơ theo dõi quá trình nuôi vỗ, cho đẻ, ấp trứng.. .
tại các cơ sở trên.

3.3 So sánh các phương án
Phương án 1: Đối tượng triển khai là những cá nhân, tổ chức nuôi trồng, đánh
bắt, chế biến, sơ chế, thu mua, bảo quản và kinh doanh thuỷ sản trên địa bàn
thành phố.
Tổng số lớp dự kiến 15, số người tham gia 60 người/lớp.
Thời gian đào tạo 03 ngày.
Nội dung đào tạo:
+ Tuyên truyền những văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác
quản lý quản lý đàn cá giống, thương phẩm như:
- 10 -


- Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện
kinh doanh một số ngành nghề Thủy sản.
- Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định
số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh
doanh một số ngành nghề Thủy sản.
- Quyết định 85/2008/QĐ-BNN ngày 6/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống Thủy sản.
+ Các tiêu chuẩn ngành thủy sản( 28 TCN 121 : 1998)
+ Các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh cực Thủy sản.
+ Kỹ thuật nuôi một số đối tượng thủy sản nước ngọt.
In tờ rơi: Tổ chức in phát 10.000 tờ rơi có nội dung tuyên truyền về kiến thức
quản lý đàn cá bố mẹ, đàn cá giống cho các cơ sơ sản xuất, kinh doanh giống,
thương phẩm thủy sản, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Hà Nội.
Chương trình được thực hiện trong 03 ngày.
Nội dung tờ rơi;
- Các chỉ tiêu ngành thủy sản
+ Danh mục một số giống, thương phẩm thủy đặc sản nước ngọt phải áp
dụng tiêu chuẩn ngành.

+ Kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy đặc sản nước ngọt, yêu cầu kỹ thuật đối
với cá bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ.
+ Một số hình phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thủy sản áp dụng
đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống, thương phẩm thủy sản.
- Triển khai công tác phát tờ rơi các Quận, Huyện
Phương án 2: Hỗ trợ các cơ sở xây dựng chương trình quản lý chất lượng đàn cá.
Hỗ trợ đàn cá bố mẹ, cơ sở vật chất, đường giao thông, bể đẻ, bể ấp …theo
quyết định số 3319/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 7 năm 2009 của UBND thành phố
- 11 -


Hà Nội về phát triển nuôi trồng thủy sản thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2015
và định hướng đến 2020 tại 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên giống, thương phẩm
Thủy sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương trình được thực hiện trong 3 ngày.
Phương án 3: Cán bộ Chi cục Thủy sản Hà Nội hướng dẫn Phương pháp quản lý
đàn cá bố mẹ, đàn cá giống trên địa bàn thành phố. Cách lập hồ sơ theo dõi quá
trình nuôi vỗ, cho đẻ, ấp trứng, ương giống cá các đối tượng nuôi truyền thống
tại 6 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương trình được thực hiện trong 9 tháng.
Cả 3 phương án trên đều có những tác dụng nhất định tới người nuôi trồng
thủy sản, Phương án 1 tuyên truyền rộng rãi đến tất cả các hộ nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Phương án 2 khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanh
giống , thương phẩm thủy sản trên địa bàn Hà Nội phát triển ở Phương án 3 đi cụ thể
vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thương phẩm thủy sản nước ngọt từ đó làm
tiền đề để triển khai đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thương phẩm thủy sản
trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy tôi chọn cả 3 phương án trên để kết hợp tốt nhất
cho phương pháp quản lý đàn cá giống, thương phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội
đồng thời tuyên truyền đến người dân nuôi trồng thủy sản chọn nguồn giống đạt tốt,
nuôi đạt năng suất cao từ đó cải thiện, nâng cao đời sống của mình.

4. XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN.
4.1. Kế hoạch thực hiện phương án 1.
Thời
Stt

Nội dung

gian
thực
hiện

- 12 -

Tổ chức và
Địa điểm

cá nhân
tham gia

Ghi
chú


Mở

lớp

tập

29 quận huyện Cá nhân, tổ

nuôi
trên địa bàn chức

huấn,

hướng dẫn nâng cao
chất lượng đàn giống,

thành phố Hà trồng, đánh
Nội
như: bắt, chế biến,

thương phẩm trên địa

Thường

kiến thức về quản lý

tín, sơ chế, thu
bảo
Ứng hòa, Phú mua,
Xuyên, Ba Vì, quản và kinh

bàn Hà Nội
+ Ngày thứ 1:

Thanh Oai...

Tuyên truyền những


doanh

thuỷ

sản trên địa

văn bản quy phạm

bàn

pháp luật liên quan tới

thành

phố Hà Nội.

công tác quản lý quản
lý đàn cá giống, cá
thương phẩm. Các tiêu
chuẩn ngành thủy sản(
1

28 TCN 121 : 1998)

03 ngày

Ngày thứ 2: Các hình
thức xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh
cực Thủy sản.

Ngày thứ 3: Kỹ thuật
nuôi một số đối tượng
thủy đặc sản nước
ngọt.
29 quận huyện Cá nhân, tổ

In tờ rơi
2

Tổ

chức

in

phát

02 ngày

10.000 tờ rơi có nội

trên địa bàn chức nuôi
thành phố Hà trồng, đánh
bắt, chế biến,

- 13 -


Nội.


dung

mua, bảo

Nội dung tờ rơi:

quản và kinh

Danh mục một số

doanh thuỷ

giống thủy đặc sản

sản trên địa

nước ngọt phải áp
dụng

tiêu

sơ chế, thu

bàn thành

chuẩn

phố Hà Nội

ngành.

+ Kỹ thuật nuôi các
đối tượng thủy đặc sản
nước ngọt, yêu cầu kỹ
thuật đối với cá bố mẹ
tuyển chọn để cho đẻ.
+ Hình phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh
vực Thủy sản.

4.2 Kế hoạch thực hiện phương án 2
Thời
Stt

Nội dung

Địa điểm

gian
thực

Tổ chức và
cá nhân
tham gia

hiện

- 14 -

Ghi chú



+ Hỗ trợ đàn cá bố

Các

quận, 15 cơ sở sản

mẹ, cơ sở vật chất,

huyện

trên xuất, kinh

đường giao thông, bể

địa

bàn doanh giống

đẻ, bể ấp …theo

Thành phố.

quyết

định

trên địa bàn
thành phố.


số

3319/QĐ-UBND,
ngày 03 tháng 7
1

năm

2009

của

03 ngày

UBND thành phố
Hà Nội về phát triển
nuôi trồng thủy sản
thành phố Hà Nội
giai đoạn 2009-2015
và định hướng đến
2020.

4.3 Kế hoạch thực hiện phương án 3
Stt

1

Nội dung

Thời gian


Địa điểm

thực hiện

Cán bộ Chi cục

6 cơ sở sản

Thủy sản hướng

xuất, kinh

dẫn

doanh

Phương

pháp quản lý
đàn cá bố mẹ,

giống thủy

9 tháng

sản tại 5

đàn cá giống,


huyện:

thương

Thanh Oai,

trên

địa

phẩm
bàn

Ứng Hòa.
- 15 -

Ghi chú


thành phố. Cách

Phú

lập hồ sơ theo

Xuyên,

dõi quá

Chương


trình

nuôi vỗ, cho đẻ,

Mỹ, Ba Vì.

ấp trứng, ương
giống cá các đối
tượng

nuôi

truyền thống tại
10 cơ sở sản
xuất,

kinh

doanh giống và
5 cơ sở sản
xuất,
doanh

kinh
thương

phẩm thủy sản
trên


địa

bàn

thành phố Hà
Nội

4.4 Những tồn tại, khó khăn trong quá trình triển khai
- Kiến thức về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống, thương phẩm thủy sản
của người dân còn nhiều hạn chế, việc nâng cao kiến thức cho người nuôi chưa
nhiều. Hiện nay các chính sách của thành phố mới chỉ đang quan tâm khuyến
khích người dân dồn điền đổi thửa để nâng cao sản lượng, nâng cao năng suất
nhưng để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản thì cần khải có các chính sách
hỗ trợ tổng thể từ con giống, thức ăn, môi trường, trị bệnh đến việc chế biến.

- 16 -


- Người dân chưa chú trọng vào đầu tư, phát triển nuôi trồng nên Nuôi trồng
thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.
- Hiện tại đội ngũ chuyên về Thủy sản tại các huyện còn thiếu nên công tác
tuyên truyền hướng dẫn đến từng hộ Nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó
khăn. Trong khi đó khoảng cách từ Chi cục Thủy sản tới địa bàn các huyện khá
xa nên sự quan tâm, hướng dẫn của các cán bộ chi cục tới các hộ nuôi trồng thủy
sản còn hạn chế.
Vấn đề kiểm soát điều kiện sản xuất. kinh doanh giống thủy sản trên địa
bàn Hà Nội vẫn còn nhiều nội dung cần phải tiếp tục duy trì thực hiện. Để kiểm
soát các vấn đề về tiêu chuẩn, điều kiện sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn
Thành phố nhằm nâng cao chất lượng con giống cho người nuôi trồng thủy sản,
chi cục thuỷ sản Hà Nội xây dựng chương trình: “Hướng dẫn phương pháp

quản lý đàn cá giống, thương phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
5. ĐỀ XUÂT - KIẾN NGHỊ
- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ kỹ thuật Nuôi trồng Thủy
sản: tuyển chọn thêm cán bộ thủy sản chuyên trách ở các quận huyện và quy
định công việc cụ thể, rõ ràng cho từn g vị trí tuyển dụng; thường xuyên tổ chức
kiểm điểm, đánh giá kết quả và có điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với
thực tế.
- Riêng đối với Chi cục Thủy sản Hà Nội thành lập các trạm trại đóng ở các
huyện trên địa bàn thành phố.
- Đối với các cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cần
ngoài việc đào tạo những kỹ năng cơ bản cần đầu tư nghiên cứu hoặc phối hợp
với các cơ quan, tổ chức đơn vị nghiên cứu theo mô tả công việc thực tế các
chương trình đào tạo nâng cao năng lực theo hướng chuyên sâu cho các ngành,
các lĩnh vực. Đây có thể là một việc khó khăn nhưng thực sự cần thiết.

- 17 -


- Đối với cá nhân cán bộ, nhân viên: trong quá trình công tác phải rèn luyện
tư cách đạo đức nghề nghiệp, không ngừng học tập để nâng cao năng lực trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Cần có sự hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, đàn cá bố mẹ nhiều hơn nữa cho
các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi
thương phẩm thủy sản trên địa bàn Thành phố.

- 18 -


III. KẾT LUẬN
Mỗi một sự việc tiêu cực xảy ra, dù lớn hay nhỏ đều gây ra những hệ lụy

xấu. Người có sai phạm phải chịu những hình thức kỷ luật thích đáng. Cơ quan
có cán bộ sai phạm ngoài việc phải xử lý cán bộ còn phải có trách nhiệm khắc
phục hậu quả, đồng nghĩa với có những thiệt hại về uy tín và kinh tế.
“Phòng cháy hơn chữa cháy” hay “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là những
thuật ngữ dân gian, nhưng trong quản lý đó lại là những định hướng quan trọng:
cần phải có những phương án phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị bằng nhiều giải pháp.
Trong các phần trình bầy trên, tiểu luận đã đề cập đến việc nâng cao tinh
thần trách nhiệm, nâng cao năng lực, trình độ nhận thức, kỹ năng giải quyết và
xử lý công việc cho cán bộ, nhân viên, coi đây là một giải pháp khả thi để phòng
ngừa những tình huống xấu. Tuy trong tiểu luận chưa tính toán được kinh phí
cho việc khắc phục hậu quả và kinh phí dành cho việc nâng cao năng lực cán bộ
nhưng rõ ràng kinh phí dành cho việc nâng cao năng lực cán bộ có thể ước tính
được và có hiệu quả lâu dài, cơ bản giải quyết được vấn đề từ gốc rễ. Trong khi
đó kinh phí để giải quyết hậu quả khó lường trước được và chỉ giải quyết được
vấn đề trước mắt mà thôi.
Vậy nên việc nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên làm việc trong các
cơ quan, tổ chức đơn vị là một công tác quan trọng, trọng tâm, cần được chính
cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, nhân viên cũng như các cấp, các ngành
quan tâm đầu tư, tổ chức thực hiện.

- 19 -


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. Lời nói đầu


1

II. Nội dung

3

1. Nội dung tình huống

3

1.1. Hoàn cảnh ra đời

3

1.2. Diễn biến tình huống

3

2. Phân tích tình huống

4

2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý

4

2.2. Mục tiêu

7


2.3. Phân tích tình huống

7

3. Xử lý tình huống

10

3.1. Mục tiêu

10

3.2. Các phương pháp xử lý

11

3.3. So sánh các phương pháp

11

4. Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án

13

4.1. Kế hoạch thực hiện phương án 1

13

4.2. Kế hoạch thực hiện phương án 2


16

4.3. Kế hoạch thực hiện phương án 3

17

4.4. Những tồn tại, khó khăn trong quá trình triển khai

17

5. Kiến nghị, đề xuất

17

III. Kết luận

19
- 20 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số thông tin sử dụng trong tiểu luận về các cơ sở sản xuất, kinh doanh
giống thủy sản lấy từ Chi cục Thủy sản Hà Nội.
2. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ
năm 2015 của Chi cục Thủy sản Hà Nội
3. Các văn bản pháp luật về Thủy sản đã được xây dựng và ban hành
- Quyết định số 3319/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 7 năm 2009 của UBND
thành phố Hà Nội về phát triển nuôi trồng thủy sản thành phố Hà Nội giai đoạn
2009-2015 và định hướng đến năm 2020.

- Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện
kinh doanh một số ngành nghề Thủy sản.
- Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định
số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh
doanh một số ngành nghề Thủy sản.
- Quyết định 85/2008/QĐ-BNN ngày 6/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống Thủy sản.
- Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực Thủy sản.
- Căn cứ Luật thủy sản số: 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội
ban hành.
- Căn cứ Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ tài chính
về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất
lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
- Thực hiện Công văn số 724/SNN-TCKT-KHĐT ngày 11/8/2014 của Sở
NN&PTNT Hà Nội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch ngân sách năm 2015.
- Các quyết định của các cấp, trung ương, UBND tỉnh, huyện, chi cục về
Thủy sản.
- 21 -


- Căn cứ chức năng nhiệm vụ tại Quyết định số 1897/QĐ-UBND về thành
lập Chi cục Thủy sản Hà Nội ngày 07 tháng 11 năm 2008.

- 22 -



×