Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM HỌC 2014-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.91 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A-2015


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM HỌC 2014-2015

Họ và tên học viên: Phạm Quốc Toản
Chức vụ:
Phó trưởng phòng
Đơn vị công tác:
Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

Lời nói đầu

2



PHẦN I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

4

PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

7

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17

1


LỜI NÓI ĐẦU

Để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, nhằm bồi dưỡng kiến
thức và nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước trong công tác
chuyên môn và để đáp ứng những tình hình mới trong công tác quản lý nhà nước,
tôi đã được tham gia học lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch
Chuyên viên năm 2015” khóa K6A tại trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
– Lê Hồng Phong từ ngày 23/8/2015 đến 23/11/2015. Qua khóa học này tôi đã
được cung cấp những kiến thức sâu, rộng về quản lý Nhà nước trong nhiều lĩnh
vực từ đó có khả năng hiểu biết và phân tích nhiều tình huống nảy sinh trong quá

trình tham gia công tác quản lý nhà nước.
Với vị thế, vai trò quan trọng của Thủ đô trong sự nghiệp phát triển đất
nước, nhất là sau khi Hà Nội mởi rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã
có những thay đổi quan trọng và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong
nhiều lĩnh vực. Luật Thủ đô ra đời đã tạo cơ chế, chính sách đồng bộ, thuận lợi để
thu hút và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Ngành giáo dục và đào tạo của Thủ đô từ trước đến nay luôn đi đầu cả nước
về chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngành giáo dục Thủ đô đã đáp ứng được nhiều
nhu cầu đa dạng về giáo dục và đào tạo cho công dân Thủ đô cũng như những cư
dân sinh sống, làm việc trên địa bàn Thủ đô. Tuy vậy, trong thực tiễn đời sống xã
hội còn có phát sinh rất nhiều những nhu cầu thực tế về giáo dục và đào tạo của
công dân Thủ đô cũng như cư dân sinh sống, làm việc trên địa bàn Thủ đô.
Hàng năm, khi đến mùa tuyển sinh, mùa thi cử chúng ta đều thấy nhiều vấn
đề thời sự nóng về giáo dục Thủ đô được các phương tiện thông tin, truyền thông
truyền tải, phản ánh. Trong tiểu luận này, tôi mong muốn đưa ra một góc nhìn nhỏ
về vấn đề giải quyết chỗ học tập cho con em của những cư dân đang sinh sống,
làm việc trên địa bàn Thủ đô.
2


Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian, tài liệu và nguồn thông tin nên nội
dung tiểu luận chắc chắn còn nhiều hạn chế. Kính mong các thầy cô giáo, giám
khảo và các bạn đọc nhiệt tình góp ý để tôi có những tiếp thu, nhận định tốt hơn
trong công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đào tạo bồi dưỡng
cán bộ công chức – Lê Hồng Phong, các bạn đồng nghiệp và các bạn trong lớp học
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá học.
KÝ TÊN

3



PHẦN I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Ngày 18/2, các báo mạng đăng tin về học sinh Đỗ Hồng Sơn, Lớp 11A5,
trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân, Hà Nội đã viết một bức thư gửi Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang về nguyện vọng được tiếp tục học tập tại Hà Nội vì
không có hộ khẩu thường trú. Nội dung bức thư như sau:
“Kính gửi bác Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
Cháu tên là Đỗ Hồng Sơn, sinh ngày 12/8/1997. Cháu đang là học sinh lớp
11A5 trường THPT Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội.
Cháu viết thư này cho bác với mong muốn bác giúp cháu để được tiếp tục đi
học.
Bố mẹ cháu là dân ngụ cư sinh sống tại Hà Nội. Bố mẹ cháu làm nghề vá xe
ô tô, mẹ cháu phụ giúp bố cháu cùng làm. Gia đình cháu rất nghèo, bố cháu dựng
một cái lán bằng tôn với diện tích 12m2 trên đường Lê Văn Lương kéo dài vừa làm
chỗ vá xe ô tô, vừa làm chỗ ở của gia đình bao gồm bố mẹ và hai anh em. Năm
cháu học lớp 8, do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình chuyển lên Hà Nội sinh sống.
Cháu học cấp 2 tại trường THCS Nguyễn Trãi. Đến năm lớp 10 cháu đăng ký thi
vào trường THPT Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội được 50 điểm,
trong khi điểm đầu vào của trường là 45 điểm.
Cháu đã hai lần bị nhà trường đình chỉ học tập vì lý do gia đình cháu không
có hộ khẩu ở Hà Nội. Lần đầu bố cháu đến nhà trường sẽ cam kết sẽ chuyển khẩu
cho cháu về Hà Nội để cháu được tiếp tục học tập. Đến nay nhà trường đã đình
chỉ không cho cháu học vì chưa chuyển sang hộ khẩu. Bố mẹ cháu cãi nhau, mẹ
cháu suốt ngày khóc lóc còn bố bỏ cả công việc để đi chuyển khẩu nhưng vẫn chưa
xong. Hiện nay cháu đã nghỉ học gần 2 tháng rồi. Cô hiệu trưởng nói nếu nhà

4



cháu không chuyển được hộ khẩu thì nhà trường sẽ không cho cháu đi học. Cháu
phải chuyển ra học trường dân lập.
Kính thưa bác!
Gia đình cháu rất nghèo, bố mẹ không đủ tiền sinh sống. Cứ mỗi lần đến kỳ
đóng tiền học cho cháu là bố mẹ lại cãi nhau vì không có tiền. Bởi vậy anh em
cháu đều cố gắng học thật tốt để không phụ lòng mong mỏi.
Cháu chỉ mong muốn được đi học nhưng bố mẹ cháu bảo nếu phải chuyển
sang trường dân lập thì cháu sẽ phải nghỉ học vì gia đình cháu không có tiền đóng
học cho cháu.
Cháu viết thư này cho bác mong bác nói với cô hiệu trưởng cho cháu tiếp
tục được đi học. Cháu chỉ mong muốn như vậy thôi".
Đây là một vấn đề về công tác tuyển sinh vào lớp 10 nói riêng, vào các lớp
đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10) nói chung của ngành giáo dục và đào tạo
Thủ đô. Bản thân tôi là Phó trưởng phòng Quản lý thi-Kiểm định chất lượng giáo
dục của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội được phân công phụ trách trực tiếp về
công tác tuyển sinh của ngành.
Ngay sau khi nhận được thông tin này, chúng tôi đã yêu cầu nhà trường báo
cáo và sáng ngày 20/2/2014, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức làm việc với Hiệu
trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A5
và phụ huynh học sinh về sự việc.
Năm học 2012 – 2013, học sinh Đỗ Hồng Sơn, đã làm thủ tục nhập học vào
lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân. Thành phố Hà Nội có quy định
học sinh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội mới được nhập học. Gia đình em
Sơn đã làm cam kết xin nợ hộ khẩu chính do gia đình đang chờ thủ tục nhập hộ
khẩu. Để tạo điều kiện cho học sinh học tập, nhà trường đã cho phép bảo lưu và
sau đó đã nhiều lần đôn đốc gia đình hoàn thiện hộ khẩu theo đúng quy định. Gia
đình đã làm cam kết đến lần thứ 3 là đến ngày 15/11/2013 sẽ nộp hộ khẩu, tuy
nhiên gia đình vẫn không hoàn thiện thủ tục cho học sinh và nhà trường. Gần đây,

5


nhà trường đã tiếp tục có thông báo mời gia đình đến làm việc để hoàn thiện hồ sơ
cho học sinh theo đúng quy định, tuy nhiên phụ huynh đã không đến và cũng
không thực hiện đúng thủ tục như đã cam kết với nhà trường.
Ông Đỗ Văn Tuyên (phụ huynh học sinh Đỗ Hồng Sơn, quê tại Hải Phòng)
đã cho báo chí biết: “Cháu đã bị đình chỉ học tại trường THPT Trần Hưng Đạo từ
ngày 13/1/2014. Nhà trường đã yêu cầu gia đình đến lấy hồ sơ về. Trước đây Sơn
học cấp 2 tại trường THCS Nguyễn Trãi nên thi luôn lên cấp 3 tại Hà Nội. Khi thi
đầu vào nhà trường đã yêu cầu kiểm tra hộ khẩu nhưng gia đình “xin khất” nộp
sau. Việc lo hộ khẩu tại Hà Nội không dễ dàng nên tôi chưa thực hiện được dù đã
viết đơn cam kết. Cho dến nay cháu đã nghỉ học được hơn 1 tháng. Tôi biết học
sinh cấp 3 cần có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội mới được học các trường công
lập. Thế nhưng, vì gia đình nghèo, lại chưa lo được hộ khẩu cho cháu nên mới để
xảy ra chuyện này. Tôi nghĩ, mọi trẻ em đều được có quyền bình đẳng để đến
trường, vì vậy mong muốn nhà trường xem xét lại cho trường học của cháu".
Ông Tuyên còn cho biết thêm: “Gia đình tôi đã nhiều lần chạy vạy khắp nơi
để làm hộ khẩu nhưng do thiếu một số giấy tờ nên vẫn chưa thể làm được hộ khẩu.
Cái khó nhất khi đi làm hộ khẩu ở đây chính là gia đình tôi phải có chỗ ở ổn định
trong một thời gian dài, chúng tôi mới đến đây ở nên vẫn chưa đủ thời gian đăng kí
hộ khẩu theo luật cư trú”.
Sáng ngày 20/2/2014, tại buổi làm việc giữa Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng
trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A5 và
PHHS, bà Trịnh Thị Hải Hà là mẹ học sinh Sơn đã nhận sai sót khi đã cam kết nộp
hộ khẩu nhưng không nộp và cũng không đến làm việc với nhà trường theo thông
báo từ phía nhà trường. Do gia đình không có hộ khẩu như cam kết nên gia đình
nhờ Sở tạo điều kiện cho học sinh chọn học một trường ngoài công lập và gia đình
đã xin chọn trường THPT dân lập Phan Bội Châu gần nhà cho học sinh theo học.


6


PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Theo văn bản số 4226/SGD&ĐT-QLT ngày 20/4/2012 của Sở GD&ĐT Hà
Nội về việc Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 20122013, trong quy trình tuyển sinh vào lớp 10 THPT của thành phố Hà Nội, học sinh
cần phải thực hiện một số bước cơ bản và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể như
sau:
- Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS: ở các cơ sở giáo dục tại Hà
Nội hoặc các tỉnh thành khác;
- Học sinh hoàn thiện hồ sơ dự tuyển: Các CSGD có trách nhiệm hướng dẫn
HS làm hồ sơ dự tuyển, các phòng GD&ĐT có trách nhiệm hướng dẫn thí
sinh tự do, thí sinh tốt nghiệp THCS năm học 2011-2012 tại các tỉnh, thành
phố khác có hộ khẩu thường trú (HKTT) hoặc bố, mẹ có HKTT tại Hà Nội,
có nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT tại Hà Nội làm hồ sơ dự tuyển;
- Nộp hồ sơ dự tuyển: HS có HKTT hoặc bố, mẹ có HKTT tại Hà Nội tốt
nghiệp THCS năm học 2011-2012 tại các tỉnh, thành phố khác; thí sinh tự
do nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GD&ĐT nơi HS hoặc bố, mẹ HS
đăng ký HKTT;
- Đăng ký nguyện vọng tuyển sinh:
+ Khối các trường công lập: Toàn Thành phố có 12 KVTS, HS (đúng độ
tuổi, đủ điều kiện) có HKTT hoặc bố, mẹ có HKTT ở KVTS nào được đăng
ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập của KVTS đó.
+ Khối các trường ngoài công lập:
a) HS có đủ điều kiện dự tuyển mục (C.I.1.b) được đăng ký dự tuyển vào
các trường THPT ngoài công lập, không phân biệt KVTS;
b) HS muốn được tuyển vào trường THPT ngoài công lập phải tham dự kỳ
thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 21/6/2012. Đối với những HS không


7


đủ điều kiện dự tuyển vào trường THPT công lập hoặc chỉ có nguyện vọng
dự tuyển vào trường THPT ngoài công lập phải ghi chữ in hoa “NCL” vào
mục nguyện vọng 2, ghi tên một trường THPT công lập vào mục nguyện
vọng 1 trong Phiếu dự tuyển (mẫu phiếu có màu riêng biệt) và dự thi tại Hội
đồng coi thi của trường đó để có ĐXT vào lớp 10 trường THPT ngoài công
lập, ĐXT của HS chỉ có giá trị xét tuyển vào trường THPT ngoài công lập,
không được xét vào bất cứ một trường THPT công lập nào.
Trong đơn đăng ký tuyển sinh của học sinh, nhất thiết phải có ý kiến và chữ
ký của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh; đồng thời có chữ ký
của người nhận hồ sơ.
- Học sinh dự thi vào ngày 21/6/2012 với 02 môn: Ngữ văn và Toán học.
- Nhập học: sau khi có kết quả thi của học sinh, Sở phê duyệt điểm chuẩn cho
từng trường THPT công lập, học sinh sẽ nộp hồ sơ nhập học. Trong văn bản
quy định rõ: Các trường THPT, trung tâm GDTX phải kiểm tra hồ sơ của
HS nếu đầy đủ, hợp lệ mới được nhận. Đối với các trường THPT công lập,
những HS hoặc bố (mẹ) HS đã hoàn thành thủ tục nhập HKTT, có giấy hẹn
nhận kết quả của công an quận, huyện, thị xã, phải nộp hộ khẩu ngay sau khi
có kết quả, nếu không HS sẽ bị loại khỏi DS trúng tuyển.
Trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân là một trường THPT công lập
trong hệ thống giáo dục của Thủ đô.
Vì gia đình em Sơn chỉ đăng ký tạm trú tại Hà Nội và em Sơn lại tốt nghiệp
THCS tại trường THCS Nguyễn Trãi, Hải Phòng do đó khi đăng ký tuyển sinh vào
lớp 10 THPT tại Hà Nội em phải nộp hồ sơ tại phòng GD&ĐT. Gia đình em Sơn
đã nộp hồ sơ tuyển sinh tại phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân với nguyện vọng 1
và 2 đều tại THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. Điều này là không đúng quy
định. Em Sơn nhất thiết chỉ được đăng ký tuyển sinh vào trường THPT ngoài công
lập trên địa bàn Hà Nội và phải đăng ký thi nhờ ở tại một trường THPT công lập

(vì tại trường ngoài công lập không tổ chức địa điểm thi). Như vậy em Sơn chỉ
được đăng ký thi tại THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân (thi nhờ), sau đó lấy kết
8


quả xét tuyển vào trường THPT ngoài công lập. Để tránh nhầm lẫn giữa danh sách
dự tuyển vào trường THPT công lập và THPT ngoài công lập, Sở GD&ĐT Hà Nội
đã thiết kế phần mềm giúp các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã phân loại và in
ra 02 loại danh sách riêng biệt.
Điều đầu tiên chúng ta thấy sự thiết sót đã xảy ra với nguyên nhân là do:
- Gia đình em Sơn là dân ngụ cư chưa tìm hiểu kỹ về các chính sách trong hệ
thống giáo dục Thủ đô;
- Cán bộ của phòng GD&ĐT Thanh Xuân hướng dẫn gia đình em Sơn khai
thông tin trong hồ sơ tuyển sinh chưa đầy đủ, chưa làm hết trách nhiệm;
- Cán bộ của phòng GD&ĐT Thanh Xuân thu hồ sơ của em Sơn còn tắc
trách, chưa kiểm tra kỹ hồ sơ.
Sau khi có kết quả thi của học sinh, Sở GD&ĐT in chuyển cho các trường
THPT danh sách đăng ký tuyển sinh vào trường. Vì trong phiếu đăng ký dự tuyển,
em Sơn đăng ký nguyện vọng 1 vào THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân do đó
trong danh sách tuyển sinh có tên học sinh này. Điểm chuẩn vào THPT Trần Hưng
Đạo – Thanh Xuân năm học 2012-2013 là 45 điểm, em Sơn đạt 50 điểm đủ điểm
nhập học tại trường.
Khi nộp hồ sơ nhập học vào trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân,
gia đình học sinh nhất thiết phải xuất trình hộ khẩu thường trú của học sinh hoặc
của bố, mẹ học sinh cho ban tuyển sinh. Danh sách tuyển sinh nhất thiết phải được
trưởng ban tuyển sinh là Hiệu trưởng ký duyệt để báo cáo Sở. Hồ sơ của em Sơn
không xuất trình được hộ khẩu thường trú, không xuất trình được giấy hẹn của
Công an về việc nhập khẩu mà ban tuyển sinh nhà trường vẫn tiếp nhận, đồng thời
cho gia đình “nợ” hộ khẩu. Sự thiếu sót này có thể xuất phát từ chữ tình nghĩa của
những người làm giáo dục đối với phụ huynh học sinh; nhưng đó là điều rất đáng

trách của những người quản lý giáo dục. Người quản lý giáo dục đã thấy rõ sự
thiếu sót trong khâu tiếp nhận hồ sơ của tuyến dưới, mà vẫn tiếp tục có những
thiếu sót giống như vậy chứ không phải là phát sinh ra thiếu sót mới.

9


Ngay sau khi triển khai năm học mới (15/8/2012), ngày 24/8/2012 trường
Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân có thông báo kiểm tra hộ khẩu lần 2 nhưng gia
đình Sơn vẫn chưa có phản hồi và việc nợ hộ khẩu kéo dài đến hết học kỳ 1. Hết
năm học, nhà trường đã gặp mẹ Sơn và mẹ em cũng có ý kiến rằng gia đình sẽ làm
sớm hộ khẩu. Do tin tưởng nên nhà trường đã để lui lại thêm một thời gian. Tiếp
sau đó, gia đình em Sơn tiếp tục làm cam kết lần 2, lần 3 hết ngày 15/11/2013 phải
nộp hộ khẩu nhưng cuối cùng vẫn không thấy nộp về nhà trường.
Như vậy, với thời gian kéo dài đến gần 3 học kỳ, trường Trần Hưng Đạo –
Thanh Xuân mới có ý kiến quyết liệt giải quyết vấn đề hộ khẩu của em Sơn. Tuy
nhiên, trong suốt thời gian này trường Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân không báo
cáo hiện trạng cho Sở GD&ĐT Hà Nội để gây ra tâm lý không tốt cho học sinh
cũng như gia đình học sinh.
Đối với gia đình em Sơn: khi báo chí tiếp cận và phỏng vấn về vấn đề thu
nhập của gia đình thì bố mẹ em Sơn từ chối. Thực tiễn gia đình em Sơn có cửa
hàng sửa chữa ô tô trên đường Lê Văn Lương (kéo dài), mẹ có sạp hàng ở chợ bán
tạp hóa; như vậy không phải thuộc diện thu nhập thấp. Vả lại, nếu thuộc diện thu
nhập thấp thì chính quyền địa phương đã xác nhận và em Sơn phải được hưởng
chế độ đóng học phí của gia đình thu nhập thấp. Trong hồ sơ nhà trường, gia đình
em Sơn không hề có đơn xin miễn, giảm học phí; cũng không có giấy xác nhận của
chính quyền địa phương về hộ thu nhập thấp. Thậm chí nếu gia đình chỉ cần làm
đơn trình bày khó khăn, với sự ưu việt của chính sách nhà nước về giáo dục thì nhà
trường cũng sẽ cho em Sơn được miễn giảm học phí. Một vấn đề nữa chúng tôi đã
tìm hiểu được là bố mẹ em Sơn vẫn còn đầy đủ nhà, ruộng, vườn tại phường Trại

Chuối, quận Hồng Bàng, TP Hải phòng.
Những điều trên đặt ra cho chúng tôi một vấn đề về tính chất trung thực
trong lá thư của em Sơn, nhất là sau này bản thân chính gia đình em Sơn tự nguyện
đề đạt được chuyển sang học tại trường dân lập.

10


Với những tình huống như vậy, chúng tôi đặt ra mục tiêu để giải quyết đầu
tiên là đảm bảo học sinh không bị thất học, sau đó phải giải quyết cho học sinh có
chỗ học ổn định, lâu dài, đúng luật định và rút kinh nghiệm trong công tác tuyển
sinh ở những năm sau. Từ đó tôi đã đề xuất một số phương án như sau:
Phương án 1: Chuyển học sinh về học tại địa phương (Hải Phòng)
 Ưu điểm:
- Học sinh có chỗ học tập đúng tuyến.
- Giảm bớt gánh nặng về dịch vụ giáo dục của Thủ đô.
 Nhược điểm:
- Điều kiện gia đình học sinh: bố mẹ đều lên Hà Nội làm ăn, sinh sống; học
sinh sẽ không được sự quản lý trực tiếp của bố mẹ.
- Đẩy gánh nặng chăm sóc trẻ em vào tay những người cao tuổi đó là ông bà
của em Sơn ở quê nhà.
- Tâm lý học sinh sẽ mất thăng bằng khi không được ở gần cha mẹ.
- Ảnh hưởng kết quả học tập của học sinh.
Phương án 2: Chuyển học sinh sang học ở một trường ngoài công lập trên địa bàn
Hà Nội gần nơi cư ngụ của gia đình mà mức học phí chấp nhận được
 Ưu điểm:
- Học sinh có chỗ học tập đúng quy định.
- Ổn định được tâm lý gia đình và học sinh.
 Nhược điểm:
- Mức học phí cao hơn so với trường công lập: đối với công lập phải đóng

300.000 đồng/năm; đối với ngoài công lập đóng ít nhất 4.000.000
đồng/năm.
- Học sinh phải làm quen với các bạn mới mà môi trường giáo dục giữa công
lập và ngoài công lập có nhiều khác biệt.
- Ảnh hưởng kết quả học tập của học sinh.

11


Phương án 3: Học sinh tiếp tục học tập và rèn luyện ở tại trường THPT Trần
Hưng Đạo – Thanh Xuân; tiếp tục cho gia đình thời gian làm thủ tục nhập khẩu
 Ưu điểm:
- Học sinh tiếp tục học tập nơi đã có nhiều bạn bè quen; phong cách học tập
quen; môi trường học tập ổn định.
- Ổn định tâm lý gia đình và học sinh.
 Nhược điểm:
- Ảnh hưởng tính nghiêm minh của pháp luật mà đã được quy định chặt chẽ
trong văn bản hướng dẫn tuyển sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội.
- Tính quyết đoán trong công việc không cao; gây ra sự coi thường, chây ỳ
của nhân dân đối với công tác hành chính nhà nước.
Với thời gian thực hiện trong 02 ngày, chúng tôi đã lựa chọn phương án 2
với kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đó như sau:
1) Sáng ngày 19/02/2014, Sở cử 01 đoàn về làm việc tại trường THPT Trần
Hưng Đạo – Thanh Xuân với nội dung: Kiểm tra quá trình tuyển sinh của
trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân trong 03 năm gần đây (năm
tuyển sinh mà học sinh còn đang học tại nhà trường hiện nay). Đặc biệt
kiểm tra kỹ quá trình tuyển sinh, các buổi làm việc của nhà trường với gia
đình em Sơn.
Quá trình kiểm tra này nhằm đảm bảo trong trường THPT Trần Hưng
Đạo – Thanh Xuân không còn trường hợp nào tuyển sinh không đúng quy

định; đồng thời đảm bảo xác thực các bước làm việc của nhà trường với gia
đình em Sơn trong hơn 1 năm qua.
2) Ngày 19/02/2014: Sở cử 02 đồng chí tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình em Sơn
tại Hà Nội cũng như tại Hải Phòng. Tìm hiểu đặc điểm lớp em Sơn đang học
tại THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân.
Công tác này nhằm nghiên cứu thực tại về điều kiện thu nhập của gia
đình em Sơn liệu có đáp ứng được mức học phí học tại trường ngoài công
lập. Đồng thời cũng tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình liệu có gì ảnh hưởng tới
12


tâm lý của học sinh. Tìm hiểu thực tại về nguyên quán có đáp ứng được nhu
cầu học tập của học sinh hay không.
3) Chiều 19/02/2014: Sở làm việc với BGH trường THPT Trần Hưng Đạo –
Thanh Xuân yêu cầu nhà trường báo cáo tường trình đầy đủ nội dung do báo
chí đã đưa tin.
4) Sáng 20/02/2014: Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức làm việc với Hiệu trưởng
trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A5
và phụ huynh học sinh về sự việc trên. Gia đình em Sơn đã tự nguyện xin
chuyển sang học tại trường THPT Phan Bội Châu ngay gần trường THPT
Trần Hưng Đạo. Đến chiều 20/02/2014, đại diện nhà trường và PHHS đã
hoàn thành thủ tục nhập học cho HS Sơn vào trường THPT dân lập Phan
Bội Châu. Sở đã thẳng thắn phê bình, rút kinh nghiệm trường THPT Trần
Hưng Đạo đã không thực hiện đúng quy định về tuyển sinh, báo cáo chưa
kịp thời; đồng thời gia đình em Sơn cũng đã nhận thấy thiếu sót của gia đình
trong việc tìm hiểu thông tin về chính sách giáo dục Thủ đô; sự chậm trễ
trong việc hoàn thành thủ tục ổn định học tập cho con em.
5) Rút kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh: tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát trong công tác tuyển sinh đầu cấp những năm học sau bằng cách:
- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng về chính sách giáo dục của Thủ đô tại các

trường học và các địa phương.
- Tập huấn kỹ năng công tác tuyển sinh cho cán bộ thực hiện.
- Tổ chức lực lượng cộng tác viên trong công tác thanh tra tuyển sinh tại các
trường học; đảm bảo kiểm tra kỹ các khâu trong quy trình tuyển sinh:

13


Không quy định
HKTT

Học sinh
đăng ký
tuyển
sinh
Phải có HKTT tại
Hà Nội

Hướng dẫn HS
đăng ký nguyện
vọng TS

Các
trường
ngoài
công lập

Thi tuyển
kết hợp
xét tuyển


Các
trường
ngoài
công lập

Các
trường
công lập

Thi tuyển
kết hợp
xét tuyển

Các
trường
công lập

Thu hồ sơ đăng
ký nguyện vọng
TS

Thu hồ sơ tuyển sinh
nhập học

14


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Qua sự việc của trường THPT Trần Hưng Đạo về công tác tuyển sinh như
vậy, chúng tôi thấy việc giải quyết của Sở GD&ĐT Hà Nội thật chặt chẽ và có
tình, có lý, có tính giáo dục cao.
Sự việc đã xảy ra như vậy đã gây những hậu quả không nhỏ cho giáo dục
Thủ đô. Nó có thể đã tạo ra một cái nhìn không tốt về hình ảnh giáo dục Thủ đô
nhất là về công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp; nó ảnh hưởng đến tâm lý học
sinh mà có thể dẫn đến một kết quả học tập, rèn luyện đi xuống của học sinh; nó
đặc biệt làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chính sách theo luật Thủ đô,
ảnh hưởng sự công bằng xã hội. Ngân sách nhà nước chi trả đào tạo cho em Sơn
trong 3 học kỳ đáng lẽ ra phải được dành cho đúng học sinh là công dân Thủ đô
thực thụ.
Từ sự việc trên, chúng tôi đã rà soát lại toàn bộ quy trình tuyển sinh vào lớp
10. Tuy nhiên chúng tôi thấy quy trình tuyển sinh hiện tại rất chặt chẽ, bài bản
nhưng vẫn có những hiện tượng sự việc vi phạm xảy ra. Ở đây, chúng tôi cần phải
rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc trong công tác tăng cường kiểm tra, giám sát
công tác tuyển sinh đầu cấp.
Chúng tôi xin có một vài kiến nghị về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT
trên địa bàn Hà Nội:
- Đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu: Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của
Bộ GD&ĐT, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan. Đảm bảo 100%
học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở có nguyện vọng tiếp tục đi học đều
được tuyển vào các trường THPT, các trung tâm GDTX và các trường
Trung cấp chuyên nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS. Góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hướng dẫn tuyển sinh đầy đủ, rõ
ràng, công khai, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ HS. Phân công nhiệm
15


vụ cụ thể với nguyên tắc cá nhân chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
trước cấp trên trực tiếp, thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm cuối

cùng.
- Các phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm triển khai các văn bản hướng dẫn về
công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT cho các CSGD trên địa bàn. Tổ chức
thanh tra, kiểm tra chéo công tác tuyển sinh tại các CSGD. Tổ chức học tập
Quy chế tuyển sinh, Quy chế thi THPT quốc gia cho cán bộ công chức
phòng GD&ĐT; phổ biến Quy chế thi THPT quốc gia cho thí sinh tự do.
- Các trường THPT: Tổ chức học tập Quy chế thi THPT quốc gia, Quy chế
tuyển sinh cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thực hiện
Thông tư số 09/2009/TT- BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở
giáo dục của hệ thông giáo dục quốc dân. Các trường THPT tổ chức tuyển
sinh không đúng các quy định (về thời gian, địa điểm, chỉ tiêu, đối tượng,
điểm chuẩn) tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý, kể cả xử phạt hành chính
theo Nghị định 49/2005/NĐ-CP.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn bản số 4226/SGD&ĐT-QLT ngày 20/4/2012 của Sở GD&ĐT Hà Nội
về việc Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học
2012-2013;
2. Luật Thủ đô;
3. Nghị định 49/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính;
4. Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở
giáo dục của hệ thông giáo dục quốc dân;
5. Website: ; Báo Đời sống
và pháp luật; ; .


17



×