Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống về vấn đề giải quyết đơn khiếu nại về tai nạn lao động tại doanh nghiệp sản xuất dao kéo toàn thắng (địa chỉ tại phường yên phụ, quận tây hồ, hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.32 KB, 20 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU
NẠI VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
DAO KÉO TOÀN THẮNG
(Địa chỉ: Phƣờng Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội)

Họ và tên học viên: Hà Thị Phƣơng Dung
Chức vụ

: Chuyên viên

Đơn vị công tác

: Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
(UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội)

Hà Nội, tháng 11-2015


LỜI MỞ ĐẦU
Qua 3 tháng học tập và bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước ngạch chuyên
viên, được Quý Thầy, Cô của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong truyền đạt
những kiến thức và kỹ năng nhằm trang bị cho công chức ngạch chuyên viên đang
công tác tại các sở, ban, ngành, quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội những
kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, pháp luật, về quản lý nhà nước đối với


ngành, lĩnh vực. Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho công chức
trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Thời gian cho khoá học
không dài, nhưng với sự biên soạn nội dung, chương trình ngắn gọn, đầy đủ và sự
nhiệt tình của các thầy cô, các chuyên đề đã truyền đạt những kiến thức giúp chúng
em nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác quản lý
nhà nước. Đồng thời cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao trong
công tác quản lý, cần phải nhạy bén, nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp
luật và các văn bản dưới Luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn
cuộc sống để giải quyết các vấn đề lien quan đến nhiệm vụ được giao.
Qua liên hệ thực tiễn trong công tác Lao động – Thương binh & Xã hội, những
năm gần đây, khi quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ngày càng phát
triển thì em nhận thấy vấn đề “An toàn lao động” không chỉ là vấn đề của riêng khu
vực sản xuất kinh doanh mà trở thành vấn đề đáng quan tâm của mọi người lao
động trong tất cả các cơ quan, đơn vị và mọi thành phần kinh tế.
Nhằm đáp ứng tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách, pháp luật tạo khung pháp lý để điều chỉnh, định hướng và
phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
các thành phần kinh tế, thúc đẩy cho từng doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh, người lao động có việc làm ổn định, đời sống được nâng lên.
Kế thừa và phát triển pháp luật lao động nước ta từ sau cách mạng tháng 8
năm 1945, đặc biệt trước yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là sau khi Việt
Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 18 tháng 6 năm 2012,
1


tại kì họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua Bộ Luật lao động 2012, và ngày 02 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch nước đã
ký lệnh công bố và Bộ Luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 5 năm 2013.
Việc triển khai và tổ chức thực hiện Bộ Luật Lao động tại hầu hết các cơ quan,

đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, cũng như quận Tây
Hồ nói riêng được tiến hành đồng bộ và đạt nhiều kết quả khả quan; đã phát huy
tác dụng nhằm đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
các bên giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bên cạch những mặt tích
cực, quá trình thực hiện Bộ Luật lao động cũng bộc lộ một số yếu kém, bất cập
như: Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được tiến hành thường xuyên, chưa đến
được đều khắp các doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân; một số
trường hợp vi phạm pháp luật lao động chậm được xử lý hoặc xử lý không đúng
pháp luật. Xuất phát từ tình hình trên, em xin trình bày tiểu luận cuối khoá với đề
tài “Xử lý tình huống về vấn đề giải quyết đơn khiếu nại về tai nạn lao động tại
doanh nghiệp sản xuất dao kéo Toàn Thắng (địa chỉ tại phƣờng Yên Phụ,
quận Tây Hồ, Hà Nội)” với hy vọng đề tài góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định tình hình an ninh – trật tự tại địa phương.
Bài tiểu luận của em gồm 5 phần:
Phần I: Mô tả tình huống
Phần II: Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Phần III: Phân tích tình huống
Phần IV: Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Phần V: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài : Phương pháp phân tích, giải
quyết tình huống.

2


PHẦN I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Làng nghề rèn ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội vốn nổi
tiếng với nghề rèn dao, kéo, bào, đục,…từ bao đời nay. Trong thời kỳ hội nhập,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều doanh nghiệp tư nhân sản xuất dao, kéo,… đã
được thành lập, giải quyết việc làm cho rất nhiều người dân trong độ tuổi lao động
ở địa phương, góp phần đưa kinh tế địa phương ngày càng phát triển. Tuy nhiên,

bên cạnh những lợi ích kinh tế, rèn dao, kéo là một công việc rất nguy hiểm, do đặc
thù ngành, nghề, người lao động phải tiếp xúc với những máy móc chuyển động
nhanh, tiếng ồn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao. Lao động cũng như chủ
doanh nghiệp tại làng rèn chủ yếu là người dân địa phương, có sức khoẻ, tay nghề
nhưng ý thức kỷ luật về an toàn vệ sinh lao động còn hạn chế, dẫn đến nhiều vụ tai
nạn lao động xảy ra.
Đầu tháng 3 năm 2015, Phòng Lao động – Thương binh & xã hội quận Tây
Hồ có nhận được đơn khiếu nại của anh Vũ Bá Cường, 33 tuổi, trú tại Tổ Dân phố
4, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đề nghị can thiệp giúp đỡ cho
anh về vấn đề bồi thường tại nạn lao động. Theo nội dung trong đơn, gia đình anh
Cường rất hoàn cảnh, nhà nghèo nên học đến lớp 7 thì anh nghỉ học đi làm thuê
kiếm tiền phụ giúp gia đình. Đến tháng 4 năm 2012, Doanh nghiệp sản xuất dao
kéo Toàn Thắng, địa chỉ tại Tổ dân phố 11 – Phường Yên Phụ – Quận Tây Hồ –
Thành phố Hà Nội do ông Đinh Toàn Thắng làm chủ được thành lập. Sau khi thành
lập, công ty của ông Thắng thu hút hơn 50 lao động tại địa phương và anh Cường
đã hộp hồ sơ xin vào làm công nhân cho doanh nghiệp đó. Sau khi được nhận, công
việc chính của anh Cường được phân công là vận hành máy cắt. đây là công đoạn
rất quan trọng của qui trình làm dao, kéo và cũng là công đoạn tiềm ẩn nhiều nguy
hiểm cho người lao động trực tiếp.
Ngày 01/12/2014, trong khi vận hành máy cắt, bộ phận che chắn, bảo vệ trục
lăn bị hỏng, anh Cường đã ngừng vận hành, tắt máy và tháo dời bộ phận che chắn,
đồng thời báo cáo với người quản lý là ông Lê Đình Tuấn yêu cầu sửa chữa để đảm
3


bảo an toàn và tiếp tục sản xuất. Sau khi ông Tuấn đồng ý, anh Cường đã mang bộ
phận che chắn đến cơ sở hàn tiện gần đó để sửa.
Mọi thông tin hỏng hóc về máy móc đã được anh Cường báo cáo đến phía doanh
nghiêp. Trong điều kiện này, về nguyên tắc người công nhân không được phép tiếp
tục vận hành máy, nhưng do nóng lòng thực hiện các chỉ tiêu sản phẩm, cũng như

chủ quan cho rằng việc thiếu bộ phận che chắn bảo vệ tuy có “thiếu một chút về an
toàn” nhưng nếu cẩn thận sẽ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng” nên anh Cường đã
khởi động lại máy và tiếp tục vận hành. Sau 30 phút làm việc, do sơ xuất, ống tay
áo của anh Cường đã bị cuốn vào máy, kéo cả bàn tay vào theo. Thấy anh Cường
tri hô lớn, mọi người lập tức tắt máy nhưng bàn tay trái của anh đã bị đứt lìa. Trước
tai nạn nghiêm trọng đó, ông Thắng và ông Tuấn đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu
đưa anh Cường đi cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn. Sau hơn 2 tháng điều trị, ngày
15/02/2015, anh Cường đã được xuất viện, ông Thắng là người thanh toán tất cả
chi phí về thuốc men, viện phí, ăn uống với số tiền là 25 triệu đồng. Tuy nhiên sau
khi xuất viện, do tình trạng sức khoẻ chưa ổn định, vết thương chưa lành hẳn,
không có việc làm, không có thu nhập, anh Cường rơi vào tình thế rất khó khăn.
Sau một thời gian, anh Cường đã đến gặp ông Thắng – chủ doanh nghiệp, nhờ ông
giúp đỡ để có thể trải qua quãng thời gian khó khăn này nhưng ông Thắng đã từ
chối với lý do ông thanh toán tiền viện phí, thuốc men cho anh Cường là đã hết
trách nhiệm. Vì vậy, đến ngày 24/3/2015 anh đã làm đơn khiếu nại gửi các cấp có
thẩm quyền đề nghị giải quyết.

4


PHẦN II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Đối với anh Vũ Bá Cƣờng – ngƣời lao động:
Việc giải quyết đơn khiếu nại cho anh Cường không chỉ mang lại quyền lợi
chính đáng cho anh, mà còn tạo niềm tin cho hàng trăm công nhân lao động đang
làm việc trong công ty, đồng thời còn thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật của cá
nhân, đơn vị và tổ chức nhằm góp phần làm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
và kỷ cương.
2. Đối với ông Đinh Toàn Thắng – ngƣời sử dụng lao động:
Ông Thắng phải thấy được nghĩa vụ của người chủ sử dụng lao động theo quy
định của pháp luật lao động để chấp hành và thực hiện đúng quy định, nhằm đảm

bảo quyền và lợi ích của người lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động
giữa doanh nghiệp và người lao động được hài hoà, ổn định, góp phần thúc đẩy sản
xuất kinh doanh, đảm bảo ổn định đời sống xã hội.
3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc:
Với tình huống nêu trên, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải xem xét
và giải quyết vấn đề vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật lao động, vừa
hợp tình hợp lý, đồng thời đỡ tốn kém thời gian cũng như không gây phiền hà cho
người lao động và người sử dụng lao động.
Về phía Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội quận Tây Hồ phải thực hiện
đúng chức năng quản lý Nhà nước về lao động, phối hợp với các ban ngành có liên
quan thường xuyên kiểm tra xử lý những trường hợp vi phạm để đảm bảo cho pháp
luật lao động được thực hiện một cách nghiêm minh và đạt được mục tiêu đề ra
trong việc giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân.
Đối với Liên đoàn lao động quận Tây Hồ phải thực hiện đúng vai trò kiểm tra,
giám sát để giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của người lao động.

5


PHẦN III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Nguyên nhân
1.1.

Công tác quản lý nhà nước về lao động

Các cơ quan chức năng không thực hiện hết nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị
mình đó là chức năng quản lý nhà nước và chức năng giám sát việc quản lý nhà
nước về lĩnh vực lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. Các cơ quan thẩm
quyền tại địa phương chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và xử phạt
kịp thời.

Không kịp thời trong việc giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về quyền lợi
của người lao động, chậm trễ trong việc điều tra, xác minh, kết luận nhằm hướng
dẫn, yêu cầu, thậm chí thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo luật định nhằm đảm
bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Trình độ quản lý của cán bộ, công chức thuộc các ngành chức năng còn hạn
chế, chưa đẩy Thắng tuyên truyền về an toàn lao động cho nhân dân cũng như các
doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao
động.
1.2.

Đối với người sử dụng lao động

Ông Thắng - Chủ doanh nghiêp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật
lao động:
- Vi phạm quy định về khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các
máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Nơi đặt máy móc
làm việc không có treo các bảng chỉ dẫn về an toàn lao động.
- Khi tai nạn lao động xảy ra đã không kịp thời khai báo với cơ quan chức
năng về lao động, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm bồi thường vật chất đối với
người bị tai nạn lao động.
- Hướng dẫn, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động còn sơ sài, chưa trang bị
đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định của Pháp luật.
6


1.3.

Đối với người lao động bị tai nạn lao động

Vì cố gắng làm đẩy nhanh tiến độ, kiếm thêm thu nhập, anh Cường đã quá

chủ quan khi xem thường các quy trình, quy phạm cũng như mối nguy hiểm khi
vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, vẫn cố làm việc trong điều kiện không đảm
bảo an toàn lao động.
1.4.

Đối với tổ chức Công đoàn

Việc chưa thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp dẫn tới việc chưa có tổ
chức đứng ra đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, hỗ trợ
giải quyết các tranh chấp, khiếu nại trong lao động.
Liên đoàn lao động quận Tây Hồ chưa sát sao trong việc vận động người lao
động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, yêu cầu
người lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện
và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.
2. Hậu quả
Người lao động gặp phải khó khăn về vật chất, thể chất lẫn tinh thần kéo dài,
nhất là trong thời gian bị tai nạn lao động, không thể lao động và không có nguồn
thu nhập để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, từ đó làm ảnh hưởng đến đời sống tinh
thần và vật chất lâu dài, dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào việc giải quyết của các cơ
quan chức năng Nhà nước.
Về phía người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động xảy ra sẽ có ảnh hưởng
đến việc sản xuất kinh doanh, phải chịu các phí tổn bồi thường, có trường hợp phải
chịu trách nhiệm pháp lý, thậm chí có trường hợp phải thua lỗ, phá sản.
Xuất phát từ việc thiếu kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và
các tổ chức chính trị - xã hội, việc chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp
chưa nghiêm dẫn đến vi phạm pháp luật kéo dài không được phát hiện, ngăn chặn
đã làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm và đời sống
của người lao động. Tổ chức công đoàn chưa kịp thời tuyên truyền, vận động tổ
chức công đoàn cơ sở để thông qua đó tuyên truyền các chủ trương, chính sách của
7



Đảng, pháp luật của Nhà nước để người lao động hiểu biết và thực hiện tốt, đồng
thời có thể tự đấu tranh để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
mình.
Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức xây dựng một Nhà nước Việt
Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì tình trạng chậm chạp, xử lý chưa đến nơi,
đến chốn của cơ quan chức năng đối với các bên liên quan khi tai nạn lao động xảy
ra cũng sẽ tạo ra sự giảm sút niềm tin vào pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa và
chế độ xã hội chủ nghĩa. Hậu quả sâu xa nhất là vấn đề pháp luật chưa được tôn
trọng triệt để, pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật Nhà nước chưa được thực thi
nghiêm chỉnh làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động, đến sản xuất - kinh
doanh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước ta bước vào giai đọan hội nhập
kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, vấn đề cạnh tranh - một vấn đề sống còn của
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế - đang đặt ra hết sức gay gắt.

8


PHẦN IV. XÂY DỰNG PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở pháp lý
Dựa trên Bộ luật lao động 2012, cần làm rõ mối quan hệ lao động giữa anh
Cường (người lao động) và ông Thắng (người sử dụng lao động) như sau:
- Điểm b, khoản 1, Điều 5 Bộ Luật lao động 2012 qui định “Người lao động
có quyền được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả
thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện
bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có
lương và được hưởng phúc lợi tập thể”. Vì vậy, ông Thắng – chủ doanh nghiệp –
người sử dụng lao động phải tuân theo các điều chỉnh của pháp luật về trả công lao

động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và các lợi ích khác của người lao động là
ông Cường.
- Khoản 1, Điều 39 Bộ Luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động
không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong
trường hợp “Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1, điều 38 của Bộ Luật này”
- Khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định
“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động
không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao
động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:
a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với
người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;
b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao
động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
9


c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc
Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;
d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp
đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.”
- Điều 147, điều 148, điều 149, điều 150 Bộ Luật lao động 2012 quy định về
nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
- Khoản 4, điều 152 Bộ Luật lao động 2012 quy định “Người lao động bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương
tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng,
phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.”

- Điều 188 Bộ Luật lao động 2012 quy định về Vai trò của tổ chức công đoàn
trong quan hệ lao động.
- Điều 189 Bộ Luật lao động 2012 quy định về việc Thành lập, gia nhập và
hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
- Thông tư Liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT Hướng dẫn việc khai
báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
2. Xây dựng phƣơng án
Dựa trên cơ sở pháp lý, tình hình thực tế tai nạn lao động, biên bản kiểm tra
của Đoàn kiểm tra quận em xin đề xuất một số phương án xử lý như sau:
2.1 Phương án 1
Nhanh chóng thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp quận, bao gồm:
- Đại diện Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội quận Tây Hồ;
- Đại diện Trung tâm y tế quận Tây Hồ;
- Đại diện Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ.
Đoàn điều tra tiến hành tiếp xúc với anh Cường để tìm hiểu về quá trình chữa
trị vết thương; việc chăm sóc, chi trả các khoản chi phí và các quyền lợi khác của
người sử dụng lao động. Làm việc với ông Thắng để xác minh nội dung đơn, đồng
10


thời yêu cầu cung cấp hồ sơ về quản lý lao động tại doanh nghiệp, xác minh hiện
trường nơi xảy ra tai nạn lao động; tình hình thực hiện các qui định của pháp luật
về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, việc chi trả các khoản chi phí khi anh
Cường điều trị tại viện.
Tổng hợp nội dung, kết quả làm việc sau buổi làm việc trực tiếp với người lao
động là anh Cường và người sử dụng lao động là ông Thắng, tổng hợp mức độ
phạm lỗi do mỗi bên gây ra, từ đó hướng dẫn các biện pháp, giải pháp khắc phục
hậu quả, tổ chức gặp mặt để nghe ý kiến 2 bên. Trên cơ sở đó, căn cứ vào các quy
định của pháp luật, đưa ra kết luận giải quyết sự việc một cách thấu tình, đạt lý.
* Ưu điểm của phương án

- Thông qua các cuộc gặp gỡ, đoàn điều tra có thời gian và điều kiện để thẩm
tra thông tin do 2 bên cung cấp, có thời gian để thu thập thêm chứng cứ, số liệu, từ
đó có thể đưa ra những kết luận, những giải pháp, biện pháp, hình thức xử lý chính
xác, khách quan, thấu tình, đạt lý, có tính thuyết phục cao.
- Chủ doanh nghiệp và người lao động có thời gian, điều kiện để suy nghĩ,
nhận ra những chỗ đúng, chỗ sai của mình. Bên có lỗi sẽ dễ dàng nhận lỗi, có biện
pháp khắc phục một cách tự giác. Bên khiếu nại dễ dàng chấp nhận các kết luận
của đoàn điều tra, nhận ra những chỗ còn chưa đúng của mình, từ đó có thiện chí
cùng hợp tác với người sử dụng lao động khắc phục hậu quả tai nạn lao động.
* Nhược điểm của phương án
- Người sử dụng lao động, người lao động và đoàn điều tra phải tốn nhiều thời
gian. Trước mắt, người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi.
- Đoàn điều tra phải đi lại nhiều lần để xác minh nên phải tốn nhiều chi phí
cho công tác.

11


2.2. Phƣơng án thứ 2
- Sau khi thành lập đoàn điều tra như phương án thứ nhất: Đoàn điều tra cũng
tiến hành làm việc với chủ doanh nghiệp và người bị tai nạn lao động, nghe 2 bên
trình bày ý kiến về từng vụ việc cụ thể, có giải trình chi tiết theo trình tự thời gian
diễn biến của vụ việc.
- Đoàn điều tra tổng hợp các ý kiến và kết luận về mức độ sai phạm của từng
bên, từng sự việc cụ thể. Từ đó đưa ra được nguyên nhân để từng bên nhận ra và
cam kết có biện pháp khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết điểm và thực hiện đúng
chế độ, chính sách đúng với các quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu mức độ sai phạm của chủ doanh nghiệp đúng như đơn khiếu nại của anh
Cường thì đoàn điều tra sẽ đề nghị xử phạt theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày
22/8/2013 của Chính phủ Quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao

động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng.
* Ưu điểm của phương án:
Thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn, sớm giải toả được mâu thuẫn và tâm lý
căng thẳng giữa 2 bên, sớm ổn định sản xuất kinh doanh. Người lao động và chủ
doanh nghiệp sẽ tốn ít thời gian cho việc hội họp, đón tiếp đoàn điều tra, tập trung
cho sản xuất kinh doanh.
* Nhược điểm của phương án:
Do sự việc mỗi bên đưa ra chưa có đủ cơ sở vững chắc, các cứ liệu chưa chính
xác, không có thời gian hội ý, tham khảo ý kiến của mỗi bên để đưa ra những phân
tích xác đáng mà chỉ được lắng nghe ý kiến của mỗi bên, vừa phân tích, vừa tổng
hợp để chỉ rõ chỗ đúng, chỗ sai, nên việc hoà giải sẽ gặp khó khăn hơn.
Trong những trường hợp phức tạp phương án này có thể làm cho đoàn điều tra
không thể thực hiện đạt các yêu cầu đề ra khi khi giải quyết vụ tai nạn lao động .

12


2.3 Phƣơng án thứ ba
- Thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để theo dõi, giải quyết,
thu thập tin tức. Trên cơ sở đó sẽ tìm ra thông tin, hướng xử lý vụ việc, hướng làm
việc với chủ doanh nghiệp và người lao động.
- Nếu vụ việc giải quyết không thoả mãn được nguyện vọng của các bên thì
cần thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp quận. Sau đó sẽ quay về thực hiện
các bước như phương án thứ hai.
* Ưu điểm của phương án:
- Có khả năng không phải thành lập đoàn điều tra cấp Quận hoặc không mất
nhiều thời gian của đoàn điều tra cấp Quận, tiết kiệm được thời gian, kinh phí.
- Người sử dụng lao động và người lao động sẽ tốn ít thời gian cho việc hội
họp, tiếp xúc và làm việc với đoàn điều tra.

* Nhược điểm của phương án:
- Nếu đoàn điều tra cấp cơ sở không đủ sức giải quyết thì có thể dẫn đến
những quyết định không công bằng gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sản xuất kinh
doanh, tình hình an ninh - trật tự tại địa phương.
- Đoàn điều tra cấp cơ sở có thể không đủ sức giải quyết vụ việc. Khi đó phải
tiến hành thành lập đoàn kiểm tra cấp Quận. Do đó, sẽ kéo dài thời gian giải quyết,
tạo tâm lý căng thẳng cho 2 bên.
3. Lựa chọn phƣơng án
Qua 3 phương án và các ưu, nhược điểm nêu trên, tôi chọn phương án 1 làm
phương án để giải quyết, xử lý tình huống vì phương án này theo tôi là tốt nhất, khả
thi nhất. Giải quyết sự việc có tình, có lý nhất.
Như đã phân tích ở trên, phương án này giúp cho anh Cường và ông Thắng có
thể nhận ra những sai lầm của mình, từ đó có thiện chí hợp tác khắc phục hậu quả
tai nạn lao động.

13


PHẦN V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN ĐÃ
LỰA CHỌN
Giai đoạn I :
- Phòng LĐTBXH quận Tây Hồ phối hợp với các ban ngành liên quan làm
việc với Uỷ ban nhân dân phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, nơi
doanh nghiệp sản xuất dao kéo Toàn Thắng đang hoạt động.
- Thông báo trước để ông Thắng chuẩn bị sổ sách, tài liệu liên quan đến
người lao động và điều kiện an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Tiếp xúc anh Cường và một số công nhân cùng làm việc với anh Cường để
thu thập thêm thông tin về việc thực hiện các vấn đề như hợp đồng lao động, bảo
hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tình trạng trang thiết bị làm việc, nội
qui lao động.

- Tiếp tục làm việc với chủ doanh nghiệp để thu thập thông tin, nghe ý kiến
phản hồi từ phía người sử dụng lao động; đồng thời kiểm tra, xác minh một số vấn
đề có liên quan.
- Tổ chức buổi gặp gỡ 3 bên gồm: Đoàn điều tra, người sử dụng lao động,
người lao động để nghe ý kiến đối thoại của các bên liên quan. Trong buổi họp này
có thể mời thêm một số công nhân để làm nhân chứng, đại diện UBND phường
Yên Phụ và các đoàn thể tổ dân phố nơi doanh nghiệp đang hoạt động.
Giai đoạn II :
- Đoàn điều tra hội ý, trao đổi, phân tích các kết quả thu được qua làm việc ở
giai đoạn I. Trên cơ sở đó thống nhất các nội dung đánh giá, lập biên bản kết luận
điều tra.
- Thông qua biên bản kết luận điều tra tai nạn lao động tại doanh nghiệp sản
xuất dao kéo Toàn Thắng, tại buổi họp này có mời đại diện Phòng Lao động
Thương binh và xã hội quận, đại diện Liên đoàn lao động quận, đại diện Trung tâm

14


Y tế Tây Hồ, đại diện thường trực Uỷ ban nhân dân phường Yên Phụ và công chức
Văn hóa xã hội phường Yên Phụ.
Dự kiến các thành phần tham dự họp sẽ thống nhất các nội dung và hai bên
cam kết thực hiện.
Lập văn bản báo cáo trình Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ.
Các bước thực hiện phương án xử lý tình huống đã được lựa chọn có thể thể
hiện bằng biểu đồ công việc theo thời gian, tổ chức (cá nhân) thực hiện như sau:
Thời gian thực
Stt

Nội dung công việc thực hiện


Tổ chức, cá nhân thực hiện

hiện (hoàn
thành)

Phòng Lao động – Thương

01

Tham mưu UBND huyện ra quyết

binh & Xã hội tham mưu,

định thành lập đoàn điều tra tai nạn

phối hợp với Liên đoàn lao

lao động

động quận, Trung tâm y tế

31/3/2015

Tây Hồ cử người đại diện

02

03

04


05

Tiến hành làm việc với UBND
phường Yên Phụ
Thông báo cho người sử dụng lao

động, Đại diện UBND

Tiến hành làm việc với người lao
động
Tiến hành làm việc với người sử

Đoàn điều tra tai nạn lao
động
động, anh Cường cùng đồng

Tổ chức gặp mặt, đối thoại 3 bên

01/4/2015

nghiệp
Đoàn điều tra tai nạn lao
động, ông Thắng
Đoàn điều tra tai nạn lao
động

và người sử dụng lao động
07


01/4/2015

Đoàn điều tra tai nạn lao

dụng lao động
ngày làm việc với người lao động

01/4/2015

phường Yên Phụ

động chuẩn bị sổ sách tài liệu

Tổng hợp nội dung, kết quả sau 2
06

Đoàn điều tra tai nạn lao

Đoàn điều tra tai nạn lao
15

02/4/2015

02&03/4/2015

05/4/2015


động, ông Thắng và anh
Cường, đại diện UBND

phường, đại diện đoàn thể tổ
dân phố 11
Đoàn điều tra tai nạn lao
động, Đại diện Phòng
08

Họp kết luận cuộc điều tra

LĐTBXH quận, Liên đoàn
LĐ quận, Trung tâm y tế HĐ,

06/4/2015

Đại diện UBND phường Yên
Phụ
09

Lập văn bản báo cáo

Đoàn điều tra tai nạn lao
động

06/4/2015

Theo dõi việc khắc phục hậu quả

10

tai nạn lao động, việc thực hiện


UBND quận Tây Hồ, Phòng

cam kết về an toàn vệ sinh lao

LĐTB&XH quận, UBND

động tại nơi làm việc của người sử

phường Yên Phụ, Liên đoàn

dụng lao động và việc thành lập tổ

Lao động quận

chức công đoàn tại doanh nghiệp

16

Từ ngày
07/4/2015 đến
ngày 17/4/2015


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Từ giải quyết vụ việc khiếu nại trên đây giúp chúng ta phát hiện thêm nhiều
vấn đề hết sức quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về lao động. Cho thấy, với
vai trò của tổ chức công đoàn, vấn đề tham gia, giám sát, đại diện nhằm bảo vệ các
lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ngày càng trở nên bức xúc. Một
thực trạng là còn không ít doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định pháp luật về

các chế độ đối với người lao động, trong đó vấn đề giải quyết tình trạng vi phạm
các quy định về an toàn vệ sinh lao động là vấn đề bức xúc nhất, quan trọng nhất.
Với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, kinh tế
khu vực nhân doanh đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy
Thắng mẽ sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, để sự tăng trưởng đó
đáp ứng yêu cầu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về một sự phát triển bền
vững thì việc giải quyết một cách hài hoà, tốt đẹp các mối quan hệ, các lợi ích xã
hội là vấn đề cần phải đặt ra và đòi hỏi được giải quyết tốt ngay trên từng chặng
đường tăng trưởng kinh tế. Xu hướng phát triển trong những năm gần đây cho thấy
cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công
nghiệp - dịch vụ thì cũng đồng thời diễn ra quá trình chuyển dịch Thắng mẽ lực
lượng lao động từ nông thôn ra thành thị. Thực trạng về chất lượng của đội ngũ lao
động này như đã nêu ở phần trên đòi hỏi các cấp các ngành có liên quan cần tăng
cường nhiều hơn nữa sự quan tâm chăm lo cho vấn đề an toàn vệ sinh lao động và
các vấn đề liên quan ở khu vực này. Làm tốt các biện pháp đảm bảo có hiệu quả
công tác an toàn vệ sinh lao động chính là thành công ngay từ bước đầu tiên sự
“che chắn của xã hội” đối với sức khoẻ người lao động, thể hiện sự trân trọng và
bảo vệ vốn quý nhất của xã hội: đó là con người, sức khoẻ của con người. Con
người với ý nghĩa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững.

17


II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với Phòng Lao động – Thƣơng binh & Xã hội
- Tích cực thanh tra, kiểm tra vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp trên địa bàn.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về an toàn lao động cho cán bộ công
chức xã, phường, các cán bộ công đoàn cơ sở.
- Tham mưu thành lập Hội đồng bảo hộ lao động cấp quận..

2. Đối với Liên đoàn lao động
Cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tổ chức các hoạt động tuyên
truyền giáo dục công nhân lao động; chú ý công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
về lao động, về Luật công đoàn, điều lệ công đoàn. Nhanh chóng tuyên truyền, vận
động thành lập các tổ chức Công đoàn cơ sở ở những nơi đủ điều kiện theo qui
định.
3. Đối với Ủy ban nhân dân phƣờng
- Thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong
phạn vi địa phương.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có liên
quan đến người lao động. Quá trình kiểm tra cần dành thời gian tiếp xúc với người
lao động và người sử dụng lao động để lắng nghe ý kiến tâm tư nguyện vọng của
từng đối tượng nhằm kịp thời có những đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền,
góp phần hoàn chỉnh các văn bản pháp luật.
- Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến Luật lao động, nâng cao nhận thức
của nhân dân về an toàn vệ sinh lao động.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật lao động 2012;
2. Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động;
3. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ Quy định về việc
xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. ;
4. Sách giáo trình chương trình bồi dưỡng chuyên viên ;
5. Thông tư Liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT Hướng dẫn việc khai
báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.


19



×