Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống thực hiện việc xóa án tích cho công dân tại phòng lý lịch tư pháp, sở tư pháp thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.63 KB, 23 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A - 2015
-----------------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Xử lý tình huống thực hiện việc xóa án tích cho công dân
tại phòng Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội

Học viên: Đào Hoàng Yến
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Văn phòng Sở
Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội
(Biệt phái xuống phòng Lý lịch tƣ pháp từ tháng 3/2015)

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... 2
LỜI NGỎ ĐẦU ..................................................................................................... 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 4
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 7
1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 7
1.4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 7
1.5. Kết cấu của tiểu luận ................................................................................... 8
PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................... 9
2.1. Mô tả tình huống ......................................................................................... 9
2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống .................................................. 11


2.2.1. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống xóa án tích ………………11
2.2.2. Mục tiêu xử lý tình huống xóa án tích cho công dân .......................... 11
2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả ............................................................... 12
2.3.1. Phân tích nguyên nhân ....................................................................... 12
2.3.2. Phân tích hậu quả ............................................................................... 13
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống ......... 14
2.5. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn ......................... 17
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 20
3.1. Kết luận ..................................................................................................... 20
3.2. Kiến nghị .................................................................................................. 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 22
1


DANH MỤC VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

LLTP

Lý lịch tư pháp

TAND

Tòa án nhân dân

VKSND


Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

2


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô Trường Đào
tạo cán bộ Lê Hồng Phong trong suốt quá trình giảng dạy chuyên viên cũng như
hướng dẫn viết tiểu luận tình huống. Nhờ sự nhiệt tình, tận tâm và hết sức tạo
điều kiện, giúp đỡ cũng như truyền tải kiến thức tới tôi cùng toàn thể các học
viên lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K3A – 2015, tôi đã hoàn thành khóa học
Chuyên viên tại Truờng Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.
Ngoài ra, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm kích tới cô Nguyễn Thị Diệu Hà, giáo
viên chủ nhiệm lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K3A - 2015. Đồng thời, tôi
xin gửi lời cảm ơn tới các bạn cùng lớp đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn ủng hộ tôi trong
quãng đường học tập, nghiên cứu.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cho nên bài tiểu luận của tôi không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự bổ sung, góp ý và
thông cảm từ các thầy cô, và bạn đọc.
Học viên,

Đào Hoàng Yến

3


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Xóa án tích là một chế định nhân đạo của Nhà nước ta, công nhận người bị
kết án nếu đã được xóa án tích thì không bị coi là đã có án. Kể từ thời điểm được
các cơ quan nhà nước công nhận xóa án tích, thì họ bình đẳng như các công dân
khác. Giấy tờ chứng minh việc xóa án tích là cơ sở pháp lý để họ hòa nhập với
cộng đồng, thực hiện các công việc như xin việc làm, kinh doanh, đi học...
Theo quy định hiện nay, việc xóa án tích có thể thực hiện tại một trong các
cơ quan sau:
1.1.1. Xóa án tích thực hiện tại cơ quan Tòa án:
Thẩm quyền thực hiện việc xóa án tích là Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự.
Thủ tục, hồ sơ xóa án tích công dân thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án nơi
đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của mình.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người có yêu cầu xóa án tích sẽ phải nộp
đơn cùng hồ sơ tới Tòa án theo quy định để nhận được Giấy chứng nhận xóa án
tích hoặc Quyết định xóa án tích tùy theo đối tượng và điều kiện.
1.1.2. Xóa án tích thực hiện tại cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp (Sở Tư pháp):
Việc thực hiện các thủ tục xóa án tích tại các cơ quan Tòa án không phải là
cách duy nhất để có được loại giấy tờ chứng minh người bị kết án đã được xóa
án tích. Công dân có thể xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại các cơ quan quản lý
cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp và các văn
bản hướng dẫn thi hành. Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp, trong đó có ghi
“Không có án tích”, nếu thuộc các trường hợp đương nhiên xóa án tích và đã có

đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích theo quy định, cũng sẽ là một loại giấy tờ
chứng minh người có án đã được xóa án tích.
4


Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là, nếu như theo quy định tại Luật Hình sự
và Bộ luật Tố tụng hình sự, thì chỉ khi nào người dân có yêu cầu cấp Giấy chứng
nhận xóa án tích hoặc Quyết định xóa án tích, thì Tòa án có thẩm quyền mới cấp
các loại giấy tờ đó. Nói cách khác, Tòa án chỉ thực hiện theo yêu cầu của công
dân. Trong khi đó, theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, trách nhiệm xác
minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích để cấp Phiếu Lý lịch tư pháp thuộc
về trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Điều 17 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Lý lịch tư pháp quy định “Trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời
gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng
chưa nhận được Giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì Sở Tư pháp tiến
hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời
hạn đang có án tích hay không. Việc xác minh được thực hiện như sau:
Trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được
xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chưa nhận được Giấy
chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì Sở Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp
quốc gia tiến hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử trong thời hạn đang có án tích hay không.
Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh,
trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp quy định về trình tự, thủ tục việc xác
minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích. Theo đó việc xác minh điều kiện
đương nhiên xóa án tích được thực hiện như sau:
- Sở Tư pháp gửi văn bản yêu cầu xác minh hoặc trực tiếp xác minh tại Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), cơ quan,
tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án;

- Trong quá trình xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, nếu
thấy cần thiết, Sở Tư pháp thực hiện xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có

5


liên quan về việc người bị kết án có đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay
không.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin
theo yêu cầu của Sở Tư pháp.
Cán bộ tư pháp – hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác minh
theo yêu cầu của Sở Tư pháp.
- Sở Tư pháp gửi kết quả xác minh cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xác minh.
Như vậy, trách nhiệm xác minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích thuộc
các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, trên thực tế việc
xác minh các điều kiện thuộc các trường hợp đương nhiên xóa án tích tại các cơ
quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gặp nhiều khó khăn do việc xác minh
điều kiện đương nhiên xóa án tích phải thực hiện tại nhiều cơ quan. Nguồn lực
và kinh phí thực hiện công tác xác minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích
còn thiếu và yếu. Một số trường hợp người dân không còn lưu giữ được các giấy
tờ cần thiết để chứng minh đã hoàn thành các trách nhiệm, nghĩa vụ dân sự trong
bản án, trong khi đó một số các cơ quan cũng không còn lưu giữ sổ sách, hồ sơ
để thực hiện việc xác minh. Việc xác minh các trường hợp đương nhiên xóa án
tích đòi hỏi cán bộ lý lịch tư pháp ngoài việc phải nắm vững các quy định pháp
luật, cần đòi hỏi phải có trách nhiệm. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp và cơ quan Tòa án cần có các quy định cụ thể về việc phối hợp trong việc
thực hiện xác minh các điều kiện về đương nhiên xóa án tích để việc thực hiện
công việc này được dễ dàng, thuận lợi.
Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài cho tiểu luận tốt nghiệp

phần học Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên tại Truờng đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong là: “Xử lý tình huống thực hiện việc xóa án tích cho công dân tại
phòng Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội”.

6


1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng một tình huống xóa án tích cho công dân.
- Phân tích rõ quá trình công dân tới nộp hồ sơ, xin làm các thủ tục xóa án
tích.
- Xây dựng 02 phương án để xử lý vụ việc xóa án tích cho công dân nói trên,
đối với mỗi phương án, nêu những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm và hạn chế, kết
quả đạt được và hậu quả khi thực hiện phương án.
Từ những phân tích về 02 phương án giải quyết đã xây dựng, chọn phương
án tối ưu nhất và nêu lý do tại sao lại chọn phương án tối ưu đó, đảm bảo thu
được tối đa hiệu quả và giảm đến mức tối thiểu hậu quả, thiệt hại của việc thực
hiện phương án xử lý đó.
Xử lý tốt vụ việc sẽ góp phần tăng cường tính pháp chế XHCN, giải quyết
hài hòa lợi ích của Nhà nước và cá nhân. Từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của
Nhà nước và nhân dân, tăng cường niềm tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu:
Tổng hợp thông tin để phân tích tình huống, so sánh các phương án một
cách chi tiết rồi đưa ra những nhận định một cách khách quan về tình huống.
Bên cạnh đó, tôi cũng vận dụng những kiến thức lĩnh hội được từ thầy, cô
giáo, từ giáo trình, từ những văn bản pháp luật, từ kinh nghiệm thực tế trong
công tác, học hỏi các đồng nghiệp và anh chị em học viên cùng lớp, căn cứ vào
tình hình thực tế đang diễn ra cơ quan tôi xây dựng một tình huống cụ thể xảy ra
tại phòng mình công tác và xây dựng những phương án để xử lý tình huống đó.

1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài này nghiên cứu vấn đề tại phòng Lý lịch tư
pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: trong năm 2015
7


1.5. Kết cấu của tiểu luận
Kết cấu của tiểu luận bao gồm 03 phần chính
Phần I: Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.5. Kết cấu của tiểu luận
Phần II: Nội dung
2.1. Mô tả tình huống
2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
2.4. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
2.5. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Phần III: Kết luận và kiến nghị

8


PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống
Phòng Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp Hà Nội là phòng chuyên môn thực hiện
việc tra cứu, cấp phiếu LLTP theo yêu cầu của công dân. Khi công dân có yêu

cầu cấp phiếu LLTP, sẽ trực tiếp hoặc ủy quyền tới làm hồ sơ tại bộ phận một
cửa, hồ sơ hợp lệ được chuyển xuống phòng Lý lịch tư pháp. Chuyên viên
phòng Lý lịch tư pháp có nhiệm vụ chuyển kết quả yêu cầu xác minh tới Phòng
Hồ sơ cảnh sát (PC53) – Công an thành phố Hà Nội.
Sau khi có kết quả trả lời về việc xác minh, với những kết quả “Không có án
tích” chuyên viên thụ lý hồ sơ sẽ được giao nhiệm vụ cấp phiếu LLTP cho công
dân và trả kết quả tại bộ phận một cửa.
Với trường hợp kết quả là “Có thông tin, nhưng phòng PC53 không có tài
liệu về xử lý cuối cùng”, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ làm công văn xác minh
gửi tới Công an quận (huyện), TAND quận (huyện), VKSND quận (huyện) nơi
xử lý, thụ lý trường hợp vi phạm pháp luật của công dân đó để làm rõ về kết quả
xử lý cuối cùng.
Cuối cùng, với những kết quả “Có án tích”, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ đó
xem xét hồ sơ, với trường hợp công chưa chấp hành xong bản án hoặc thời gian
thử thách, chưa đủ điều kiện xóa án tích sẽ ra phiếu có án tích. Trường hợp công
dân đủ điều kiện xóa án tích, nhưng không làm thủ tục xóa án, sẽ khai vào đơn
xin ra phiếu có án theo mẫu, chuyên viên phòng sẽ cấp phiếu có án. Trường hợp
công dân đủ điều kiện xóa án tích, cung cấp được giấy chứng nhận xóa án tích
do TAND cấp, chuyên viên đối chiếu với kết quả công an cung cấp, nếu thấy
đúng số bản án và thời gian sẽ cấp phiếu không có án cho công dân.
Trường hợp công dân đủ điều kiện xóa án tích, có mong muốn được xóa án
tích, chuyên viên sẽ mời công dân tới phòng hướng dẫn.
9


Ngày 15/10/2015, sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
từ bộ phận một cửa của công dân Trần Duy Hoàng, phòng đã chuyển phiếu xác
minh thông tin lý lịch tư pháp tới phòng Hồ sơ cảnh sát (PC53) – Công an thành
phố Hà Nội. Đến ngày 26/10/2015, phòng đã nhận được thông báo kết quả xác
minh thông tin lý lịch tư pháp của công dân Trần Duy Hoàng với nội dung như

sau:
Công dân Trần Duy Hoàng , sinh ngày 14/02/1983 có hộ khẩu thường trú tại
số 60, ngõ 631, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội.
Tình trạng án tích: 01 tiền án
Ngày 31/5/2008: Cướp tài sản, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử 36
tháng án treo, thử thách 59 tháng 28 ngày. Bản án số 201/ST ngày 04/12/2008.
Sau khi nhận được thông báo từ phòng Hồ sơ cảnh sát, nhận thấy trường hợp
của công dân Trần Duy Hoàng đã chấp hành xong bản án và đủ điều kiện để xóa
án tích, phòng đã cử chuyên viên liên hệ với công dân để hỏi rõ vụ việc đã xảy
ra và hướng dẫn công dân trực tiếp đến phòng để hướng dẫn làm thủ tục xóa án
tích.
Ngày 26/10/2015, công dân Trần Duy Hoàng đã tới phòng Lý lịch tư pháp –
Sở Tư pháp Hà Nội, xác nhận sự việc xảy ra trên là đúng sự thật, đúng với số
bản án và mức án phạt công an cung cấp. Tuy nhiên, công dân không còn giữ
bất kỳ loại giấy tờ gì do 01 lần chuyển nhà, các giấy tờ đó thất lạc, cùng với suy
nghĩ rằng mình trong diện đương nhiên được xóa án tích nên khi được cán bộ
phòng hướng dẫn công dân mới biết rằng trong lý lịch của mình vẫn còn 1 tiền
án.
Chuyên viên phòng đã hướng dẫn công dân Trần Duy Hoàng tới Cục thi
hành án dân sự thành phố Hà Nội xin sao Biên lai thu tiền và Tòa án nhân dân
10


thành phố Hà Nội xin sao bản án, rồi cầm những kết quả đó cùng với chứng
minh nhân dân và sổ hộ khẩu tới Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xin làm thủ
tục xóa án tích. Nhưng công dân Trần Duy Hoàng trình bày, do thời gian xảy ra
lâu, sợ rằng việc tìm kiếm khó khăn và mất nhiều thời gian đi lại nên công dân
có ý né tránh việc xin làm thủ tục xóa án tích. Nhận thấy, công dân đã đủ điều
kiện xóa án, việc xóa án sẽ giúp công dân hòa nhập hơn với cộng đồng, thuận lợi

cho công việc của mình và những việc sau này, chuyên viên phòng đã trình bày
với lãnh đạo phòng để tìm ra phương án hiệu quả nhất.
2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
2.2.1. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống xóa án tích
- Bộ Luật hình sự
- Luật Lý lịch tư pháp
- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ
- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCABQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi,
cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
- Và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác
2.2.2. Mục tiêu xử lý tình huống xóa án tích cho công dân
- Đảm bảo thi hành pháp chế XHCN, tăng cường kỷ cương pháp luật Nhà
nước và chỉ đạo của cơ quan cấp trên
- Góp phần thực hiện tốt chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước,
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức xã hội, nhà nước và công dân.
11


- Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân.
- Đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
- Góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, tinh thần hoạt
động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn vị.
- Qua việc tiếp nhận hồ sơ xin xóa án tích tại Sở tư pháp, một lần nữa phổ
biến giáo dục kiến thực pháp luật sâu, rộng đến từng người dân.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, và tạo điều kiện thuật lợi nhất để công
dân có thể tích cực hưởng ứng các chính sách của Đảng và tuân thủ pháp luật
của Nhà nước cũng như xây dựng vào công cuộc đổi mới địa phương, đất nước.
- Tạo niềm tin cho công dân đối với sự lãnh đạo, quản lý của bộ máy hành

chính nhà nước.
2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
2.3.1. Phân tích nguyên nhân
- Do nhận thức của một phần không nhỏ cán bộ, chuyên viên, nhân dân về
chủ chương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước còn chưa đúng, chưa
đầy đủ. Chưa tích cực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng nên
còn xảy ra việc hiểu nhầm về điều kiện xóa án tích, đôi khi giải thích, hướng dẫn
còn mang tính hình thức, qua loa.
- Do đại bộ phận nhân dân chưa tích cực nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật nên
chưa nhận thức được các quy định của pháp luật.
- Do chưa nắm rõ được chức năng, nhiệm vụ của một số cán bộ, công chức
dẫn đến còn đùn đẩy, vô trách nhiệm, coi nhiệm vụ đó không phải là nhiệm vụ
của mình mà của bộ phận khác, đôi lúc còn có thái độ né tránh công việc.

12


- Công tác chỉ đạo, điều hành đôi khi còn yếu kém, không thực hiện đúng và
đầy đủ trách nhiệm được giao.
- Do sự thiếu tôn trọng pháp chế của các bên có liên quan đến vấn đề xử lý
trường hợp xin xóa án tích.
- Do sự thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật của nhân dân, người có liên
quan đến vụ việc.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan còn lỏng lẽo, chưa chặt chẽ, chưa
sát sao, gây phiền hà cho nhân dân.
2.3.2. Phân tích hậu quả
- Thiệt hại về kinh tế
Đối với bản thân người xóa án tích họ phải tốn chi phí đi lại, thời gian đi lại
nhiều lần, họ có thể làm thêm được nhiều việc cho gia đình, xã hội. Đối với cơ
quan có liên quan, phải tìm lại những hồ sơ đã xảy ra lâu, không thể tìm được

trong thời gian nhanh, phải sắp xếp công việc để tìm kiếm, tốn thêm chi phí cho
nhà nước.
- Ảnh hưởng xấu về mặt xã hội
Nhiều cán bộ còn hách dịch, gây khó khăn, làm mất uy tín của cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức và gây bất bình trong nhân dân.
Người dân sẽ mất lòng tin với chính quyền, cán bộ, công chức, kéo theo
niềm tin của nhân dân địa phương với Đảng, Nhà nước bị giảm sút. Truyền
thống tốt đẹp của cơ quan nhà nước, của nhân dân bị phá vỡ.
- Sự tồn đọng của càng nhiều hồ sơ xin làm thủ tục xóa án tích , chứng tỏ sự
yếu kém công tác tuyên truyền, về dịch vụ công càng tăng.

13


2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự, Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định
số 111/210/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ
Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Sau khi xem xét trường hợp của công dân Trần Duy Hoàng cũng như sự
việc đã xảy ra, chuyên viên phòng Lý lịch tư pháp đã nhận thấy một vài điểm
sau:
Xét về mặt pháp lý, công dân đã chấp hành xong bản án (về hình phạt và các
khoản tiền án phí, tiền phạt hoặc tiền bồi thường dân sự khác), tuân thủ đúng
quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính cưỡng chế của pháp
luật. Tuy nhiên, do công dân hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, các cơ quan có
liên quan còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đùn đẩy, kéo dài thời gian, gây
phiền hà cho công dân.
Sau khi tiến hành xác minh đúng theo quy định, chuyên viên phòng Lý lịch
tư pháp đã trình lãnh đạo phòng, họp bàn và đưa ra 02 phương án như sau:

Phƣơng án 1: Photo thông báo kết quả xác minh thông tin lý lịch tư pháp do
Phòng PC53 cung cấp cho công dân, hướng dẫn công dân từ số bản án, ngày
tháng chấp hành bản án đã nêu trong thông báo tới Cục thi hành án dân sự Hà
Nội xin sao hoặc cấp lại biên lai thu tiền, tới TAND thành phố Hà Nội xin sao
Bản án và xin làm thủ tục xóa án tích. Sau khi có giấy chứng nhận xóa án tích
do TAND cung cấp, công dân mang tới Sở Tư pháp nộp 1 bản (hoặc bản sao có
đối chiếu) để được cấp phiếu không có án tích.
Phƣơng án 2: Phòng Lý lịch tư pháp cử chuyên viên trực tiếp cùng công
dân tới các cơ quan nêu trên xin bản trích lục hoặc bản sao Bản án sơ thẩm và
Bản án phúc thẩm, Biên lai nộp tiền án phí, giấy chứng nhận đã chấp hành xong
14


thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận cấp
(Trường hợp bị phạt tù nhưng được hưởng án treo). Sau khi có đầy đủ các giấy
tờ nêu trên, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản yêu cầu xác minh cho UBND xã,
phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án về
việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian đang có án
tích hay không. Ngay sau khi nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh
của UBND phường, Sở Tư pháp sẽ xem xét, giải quyết việc xóa án tích cho
công dân.
Cả 02 phương án nêu trên, mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm
riêng, cụ thể là:
Phuơng án 1: Photo thông báo kết quả xác minh thông tin lý lịch tư pháp do
Phòng PC53 cung cấp cho công dân, hướng dẫn công dân từ số bản án, ngày
tháng chấp hành bản án đã nêu trong thông báo tới Cục thi hành án dân sự Hà
Nội xin sao hoặc cấp lại biên lai thu tiền, tới TAND thành phố Hà Nội xin sao
Bản án và xin làm thủ tục xóa án tích. Sau khi có giấy chứng nhận xóa án tích
do TAND cung cấp, công dân mang tới Sở Tư pháp nộp 1 bản (hoặc bản sao có
đối chiếu) để được cấp phiếu không có án tích.

Ưu điểm: Công dân Trần Duy Hoàng là người trực tiếp gây ra lỗi và nhận án
phạt, nên là người rõ nhất về kết quả xử lý cuối cùng cũng như mức án phạt
dành cho mình. Vì vậy, khi tới các cơ quan có liên quan để xin cấp lại các loại
giấy tờ và xin làm thủ tục xóa án tích sẽ trình bày được rõ ràng cho cán bộ nơi
đó hiểu về sự việc đã xảy ra, giúp cho việc tra cứu, tìm kiếm được nhanh hơn.
Phương án này thành công sẽ tạo sự uy tín cho cán bộ, công chức ở các cơ
quan đó, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và cho cả các bên có liên quan. Tạo sự
ổn định chính trị, tăng cường sự tin tưởng của nhân dân vào cơ quan nhà nước.

15


- Nhược điểm: Công dân ngại đi lại, ngại tiếp xúc với các cơ quan nhà
nước, nhiều cán bộ, công chức nhà nước vẫn còn thái độ hách dịch, cửa quyền,
gây khó khăn cho công dân. Dẫn đến việc công dân phải đi làm nhiều lần nhưng
không thu được kết quả.
Phƣơng án 2: Phòng Lý lịch tư pháp cử chuyên viên trực tiếp cùng công
dân tới các cơ quan nêu trên xin bản trích lục hoặc bản sao Bản án sơ thẩm và
Bản án phúc thẩm, Biên lai nộp tiền án phí, giấy chứng nhận đã chấp hành xong
thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận cấp
(Trường hợp bị phạt tù nhưng được hưởng án treo). Sau khi có đầy đủ các giấy
tờ nêu trên, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản yêu cầu xác minh cho UBND xã,
phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án về
việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian đang có án
tích hay không. Ngay sau khi nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh
của UBND phường, Sở Tư pháp sẽ xem xét, giải quyết việc xóa án tích cho
công dân.
Ưu điểm: Phương án này có ưu điểm là sẽ hạn chế thời gian đi lại của công
dân, giúp công dân cảm thấy yên tâm hơn vì đã có cán bộ đi cùng khi tới các cơ
quan nhà nước, việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước sẽ nhanh hơn,

rút ngắn thời gian được xóa án tích cho công dân.
- Nhược điểm: Tuy nhiên phương án này tốn kinh phí đi lại cho cán bộ
phòng, mất một nhân lực làm công việc của phòng trong thời gian cán bộ đó
vắng.
Lựa chọn phƣơng án:
Trong hai phương án trên, lãnh đạo phòng đã thông qua lựa chọn phương án
02 vì những điểm sau:
- Đây là phương án khả thi nhất.
- Phương án 02 đã được những mục tiêu lớn nhất, quan trọng nhất của mục
tiêu đã đề ra trong việc giải quyết vấn đề.
16


- Phù hợp với việc thực hiện chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về việc để họ hòa nhập với cộng đồng, thực hiện các công việc
như xin việc làm, kinh doanh, đi học...
- Phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh các quy định còn bất
cập trong quản lý và trao đổi thông tin giữa các cơ quan có liên quan.
- Tiết kiệm được công sức, tiền bạc, tạo niềm tin trong nhân dân.
- Ổn định chính trị.
2.5. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phƣơng án đã lựa chọn
Phòng Lý lịch tư pháp đã xây dựng kế hoạch thực hiện phương án tối ưu đã
chọn (phương án 02): Phòng Lý lịch tư pháp cử chuyên viên trực tiếp cùng công
dân tới các cơ quan nêu trên xin bản trích lục hoặc bản sao Bản án sơ thẩm và
Bản án phúc thẩm, Biên lai nộp tiền án phí, giấy chứng nhận đã chấp hành xong
thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận cấp
(Trường hợp bị phạt tù nhưng được hưởng án treo). Sau khi có đầy đủ các giấy
tờ nêu trên, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản yêu cầu xác minh cho UBND phường
nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án về việc người đó có bị
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian đang có án tích hay không. Ngay

sau khi nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh của UBND phường, Sở
Tư pháp sẽ xem xét, giải quyết việc xóa án tích cho công dân.
Mục đích:
- Đảm bảo thực hiện pháp chế, liên kết giữa các cơ quan nhà nước có liên
quan.
- Tránh thiệt hại về kinh tế của cả nhà nước lẫn người dân.
- Đảm bảo quyền lợi của công dân.
 Yêu cầu
- Thực hiện tổ chức việc xin xóa án tích đảm bảo đúng quy trình, thủ tục
của pháp luật.
17


- Đảm bảo thời gian thực hiện nhanh chóng, kịp thời,
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ trong khi tiến hành thủ tục
xóa án tích.
 Nội dung công việc và thời gian thực hiện công việc
Thời gian thực hiện: từ ngày 27/10/2015 đến ngày 6/11/2015:
- Ngày 27/10/2015: Chuyên viên phòng Lý lịch tư pháp cùng công dân
Trần Duy Hoàng tới Cục thi hành án dân sự Hà Nội xin cấp lại Biên lai thu tiền
và TAND thành phố Hà Nội xin bản sao Bản án sơ thẩm và TAND cao cấp xin
bản sao Bản án phúc thẩm.
- Từ ngày 28/10/2015: tiếp tục cùng công dân tới Công an phường Giáp
Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội và Công an quận Hoàng Mai để xin xác nhận sau
khi chấp hành xong bản án cho tới nay công dân luôn chấp hành nghiêm túc
chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương nơi cư trú và
không vi phạm pháp luật.
- Ngày 29/10/2015: Khi đã có đầy đủ các giấy tờ đã nêu ở trên, chuyên viên
phòng xem xét, trình lãnh đạo phòng cho ý kiến giải quyết tiếp theo.
Ngày 30/10/2015: Sau khi đã được lãnh đạo phòng công nhận tính hợp pháp

của các giấy tờ đã trình, chuyên viên thụ lý hồ sơ soạn công văn số 3171/STPLLTP gửi UBND phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội về việc đề nghị
phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của công dân
Trần Duy Hoàng. Với nội dụng: Căn cứ vào Điều 63,64 Bộ Luật hình sự, công
dân Trần Duy Hoàng đã bị kết án tại Bản án sơ thẩm số 201/2008/HSST ngày
04/12/2008 của TAND thành phố Hà Nội, đã đủ thời hạn đương nhiên được xóa
án tích. Căn cứ Điều 25 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTCVKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, TAND Tối cao,
VKSND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
đề nghị UBND phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội cung cấp thông tin

18


về việc ông Trần Duy Hoàng có hay không bị điều tra, truy tố, xét xử kể từ khi
chấp hành xong bản án đến nay.
- Sau khi có kết quả trả lời về việc công dân Trần Duy Hoàng trong quá
trình chấp hành bản án đến nay luôn chấp hành tốt, không có vi phạm pháp luật
của Công an phường Giáp Bát ngày 10/11/2015, Sở Tư pháp căn cứ vào các quy
định của pháp luật đã nêu ở trên cấp cho công dân Trần Duy Hoàng phiếu LLTP
với Tình trạng án tích là “Không có án tích”.
 Phân công nhiệm vụ
- Lãnh đạo phòng Lý lịch tư pháp có trách nhiệm cử, tạo điều kiện để
chuyên viên cùng công dân tới các cơ quan nêu trên để xin các giấy tờ cần thiết.
- Chuyên viên phòng Lý lịch tư pháp được phân công nhiệm vụ có trách
nhiệm cùng với công dân giải quyết nhanh nhất mục đích đã đặt ra.
- Chuyên viên phòng Kế toán, văn phòng Sở có trách nhiệm: Đảm bảo kinh
phí cũng như phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch diễn ra nhanh
chóng, đúng thời gian.
Trên đây là toàn bộ kế hoạch thực hiện phương án tối ưu của để giải quyết
tình huống thực hiện việc xóa án tích cho công dân tại phòng Lý lịch Tư pháp –
Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.


19


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua việc giải quyết tình huống thực hiện việc xóa án tích cho công dân tại
phòng Lý lịch tư pháp – Sở Tư pháp thành phố Hà Nội nêu trên, chúng ta nhận
thấy được nhiều thiếu sót, hạn chế của cả bộ máy hành chính lẫn người dân trong
việc quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và thực hiện pháp luật. Việc hiểu biết
sai lệch, hiểu biết còn thiếu sót của không ít công dân trong việc xóa án tích,
cũng như sự ỷ lại, đùn đẩy, ngại va chạm của cán bộ, công chức nhà nước gây
mất thời gian, sức lực, giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Thông qua đề tài giải quyết tình huống nêu trên, tôi muốn đánh thức tinh
thần, đạo đức và trách nhiệm của một số bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức
đang dần dần lãng quên nhiệm vụ, xa rời nhân dân. Đã đến lúc chúng ta phải
hành động, phải cống hiến hết mình với tinh thần, trách nhiệm đối với nhà
nước và nhân dân, không ngừng trau dồi kiến thức và rèn luyện đạo đức công
vụ để phục vụ ngày một tốt hơn cho nhà nước và nhân dân. Góp phần vào
thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước ta trở thành một đất nước “ Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo đường lối của
Đảng ta đã đề ra.
3.2. Kiến nghị
Qua tình huống nêu trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cũng như giảm thiểu những nhận thức sai
trái, nhận thức hạn chế trong nhân dân cũng như trong công tác quản lý nhà
nước, đồng thời tăng sự tín nhiệm của nhân dân đối với chính quyền địa
phương:
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công
chức, đặc biệt đối với các cơ quan khối hành chính nhà nước.


20


- Nêu cao tình thần tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ hơn trong
lực lượng cán bộ, công chức.
- Thực hiện nghiêm công tác đánh giá cán bộ, công chức để sắp xếp công
việc phù hợp, xử lý kịp thời những trì trệ, yếu kém lâu nay còn tồn tại.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu, rộng đến
từng người dân để việc thực hiện theo pháp luật, nhận thức đúng về pháp luật trở
thành ý thức của từng người dân chứ không chỉ là việc bắt buộc phải tuân theo.
Tránh việc thực hiện mang tính hình thức, chống đối.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để vi phạm
trong thi hành công vụ, tránh thiệt hại về kinh tế, sức lực cho nhà nước, nhân
dân.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý sao cho cụ thể, chi tiết, sát với thực tiễn,
không chồng chéo, các quy định phải đồng nhất, không có kẽ hở.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
2. Luật Lý lịch tư pháp năm 2009
3. Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp
4. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP
ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi,
cung cấp thông tin lý lịch tư pháp quy định về trình tự, thủ tục việc xác minh

các điều kiện đương nhiên xóa án tích
5. Hướng dẫn thủ tục xóa án tích của Phòng Lý lịch tư pháp – Sở Tư pháp thành
phố Hà Nội.
6. Một số tài liệu khác có liên quan.

22



×